Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.39 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




DƯƠNG THỊ MAI ANH



Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
THÀNH PHỐ CAO BẰNG - TỈNH CAO BẰNG
"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K42A - KHMT
Khoa : Môi trường







THÁI NGUYÊN, NĂM 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




DƯƠNG THỊ MAI ANH



Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
THÀNH PHỐ CAO BẰNG - TỈNH CAO BẰNG
"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K42A - KHMT
Khoa : Môi trường
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Thanh Hà







THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
3
LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” mỗi sinh viên ra trường
cần trang bị những kiến thức cho mình cần thiết về lý luân cũng như thực tiễn.
Do đó thực tập tốt nghiệp là gia đình cần thiết đối với mỗi sinh viên, quá tình
thực tập tốt nghiệp nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi sinh
viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc,
năng lực công tác.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn, được sự nhất trí của ban
chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên & Môi Trường - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Em được giới thiệu về thực tập tốt nghiệp tại Chi cục Bảo vệ môi
trường tỉnh Cao Bằng về đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước
thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Em
xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên & Môi trường. Đặc
biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s.Dương Thị Thanh Hà -
Giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn cho em đề em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Vì thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được
sự đóng góp ý kiến quá báu của thầy, cô giáo và các bạn để đề tài em được

hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 30 tháng 4 năm 2014
Sinh Viên


Dương Thị Mai Anh
4
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Mục đích của đề tài 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

1.5. Yêu cầu của đề tài 3

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 4

2.1.1. Cơ sở pháp lý 4

2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5


2.2. Một số khái niệm cơ bản 5

2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 7

2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 7

2.3.2. Các thiên tai 8

2.3.3. Biến đổi khí hậu 9

2.3.4. Nước ngọt 9

2.3.5. Biển và các khu vực ven biển 10

2.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng 10

2.4.1. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Cao Bằng 10

2.4.2. Hiện trạng môi trường đất tỉnh Cao Bằng 17

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20


5
3.3. Nội dung nghiên cứu 20

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Cao Bằng 20

3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thành phố Cao Bằng 20

3.3.3. Phân tích các nguyên nhân suy thoái môi trường nước 20

3.3.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu, các mẫu nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 20

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.2. Các mẫu nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 21

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố cao bằng 22

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22

4.1.1.1. Vị trí địa lý 22

4.1.1.2. Địa hình 24

4.1.1.3. Khí hậu 25

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn 26


4.1.1.5. Tài nguyên đất 26

4.1.1.6. Tài nguyên nước 26

4.1.1.7. Tài nguyên rừng 27

4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản 27

4.1.1.9. Cảnh quan môi trường 28

4.1.1.10. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên và cảnh quan môi trường 28

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 29

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 29

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 31

4.1.2.4. Dân số, lao động và việc làm. 33

4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng 33

6
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thành phố Cao Bằng 35

4.2.1. Hiện trạng môi trường nước 35


4.2.1.1. Hiện trạng nước mặt 35

4.2.1.2. Hiện trạng nước ngầm 39

4.2.1.3. Hiện trạng nước thải 40

4.3. Phân tích các nguyên nhân suy thoái môi trường nước 43

4.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước 47

4.4.1. Các chính sách 47

4.4.2. Giải pháp bảo vệ môi trường 48

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

5.1. Kết luận 49

5.2. Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa của cụm từ
BOD
5

BVMT
BVTV
COD
DO

NĐ-CP
QC
QCCP
QCVN
TCVN
TW
UBND
WTO
Nhu cầu Ôxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Nhu cầu oxy hóa học
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Nghị định
Nghị định - Chính phủ
Quy chuẩn
Quy chuẩn Chính phủ
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế Thế giới


8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả đo, phân tích tại Khe nước Phia Đén, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng tháng 3 năm 2013 16

Bảng 4.1: Diện tích các phường, xã của thành phố Cao Bằng năm 2013 23

Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế thành phố Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2013 30

Bảng 4.3: Bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước tại
một số điểm quan trắc trên sông Hiến tháng 10 năm 2013 36

Bảng 4.4: Bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước tại
một số điểm quan trắc trên sông Bằng tháng 10 năm 2013 37

Bảng 4.5: Kết quả phân tích tại Gia đình Hoàng Thanh Tâm tại tổ 5
phường Hợp Giang - Thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng 40

Bảng 4.6: Kết quả phân tích Xưởng sản xuất bia Dabeco Cty cổ phần
Trí Cáo tháng 10/ 2013 42

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Cao Bằng
năm 2013 43


9
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hàm lượng TSS tại các sông chính năm 2013 12


Hình 2.2: Diễn biến TSS sông Thể Dục qua các năm 2010 - 2013 13

Hình 2.3: Diến biến TSS sông Hiến qua các năm 2013 13

Hình 2.4: Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện,
thị - So

sánh với Quy chuẩn Việt Nam 14

Hình 2.5: Diễn biến BOD5 trên các sông tại các thị trấn, thị xã và khu
vực tập

trung đông dân cư 15

Hình 2.6: Diễn biến BOD
5
tại một số hồ trên toàn tỉnh 15

Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý thành phố Cao Bằng 23
Hình 4.2: Kết quả phiếu điều tra hiện trạng môi trường nước thành
phố Cao Bằng 38

Hình 4.3: Vỏ thuốc BVTV bên cạnh ruộng lúa ở xã Hưng Đạo 45


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định

sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã
hội, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý hiếm và quan trong này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và
cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con
người đang cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một
hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống
trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ
và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước.
Trong những năm vừa qua sự tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá-
hiện đại hoá, sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, sự phân hoá xã hội
đã tạo nên những thách thức to lớn đối với môi trường. Các quá trình khai
thác các yếu tố môi trường đế phục vụ cho nhu cầu tiêu dung ngày càng tăng
của xã hội loài người đã tạo nên sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa sự hưu
hạn của tài nguyên và tham vọng vô cùng của con người về phát triển.
Từ những yêu cầu của thực tiễn các quốc gia đã cùng nhau đánh giá
hiện trạng môi trường nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Để giải quyết các vấn đề về môi trường nước hiện tại, con người cần phải
quan tâm đến môi trường, bằng các công cụ luật pháp, chính sách, kinh tế,
giáo dục môi trường…
Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới có thu nhập thấp với
dân số đông. Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên
thiên nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường.
Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Có dân số 510.844 (năm
2009), diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km
2
, là cao nguyên đá vôi xen lấn núi
đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao 600 - 1.300 m so
2
với mặt nước biển.Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích

toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá,
miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rực
rậm. Cao Bằng là một tỉnh vừa bước lên thành phố cho nên công tác đánh gái
hiện trạng về môi trường chưa được chú trọng nhiều và còn gặp nhiều khó
khăn trong công tác quản lí. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí
quan trọng trong bảo bệ hệ sinh thái đầu nguồn, môi trường tỉnh Cao Bằng
chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn
do địa hình có độ dốc lớn Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường của
thành phố là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian
tới,như nhiều nước đang phát triển trên thế giới có thu nhập thấp với dân số
đông. Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên
nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường.
Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên báo cáo hiện trạng môi trường toàn
tỉnh để các cơ quan chức năng có những chính sách, biện pháp thích hợp
nhằm phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất, hạn chế và xử lý các vấn đề
về ô nhiễm môi trường, suy giảm môi trường, sự cố môi trường và hiểm hoạ
môi trường nhằm đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho nhân dân
trong tỉnh cũng như hướng tới sự phát triển bền vững và toàn diện trên địa
bàn thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Dương Thanh Hà em
tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước
thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố
Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn thành phố
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước của
thành phố.
- Bảo đảm nguồn nước của thành phố luôn sạch, đảm bảo sức khỏe và

vệ sinh môi trường bền vững.
3
1.3. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu các tác động của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành
phố Cao Bằng đến môi trường nước
- Nắm được chất lượng môi trường nước thành phố Cao Bằng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường. nước
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa học tập và nghiên cứu:
- Tìm hiểu và nắm rõ nội dung và cách đánh giá hiện trạng môi trường
của thành phố.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào thực tế nghiên cứu
môi trường
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp cho cơ quan chức năng thấy rõ hiện trạng môi trường nước của
thành phố Cao Bằng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
- Vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học vào thực tế qua
quá trình thực hiện đề tài
- Rèn luyện phương pháp tiếp cận với nghiên cứu khoa học,phương pháp
tiếp cận nhân dân địa phương.
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Cao Bằng
- Điều tra thu thập thông tin, phân tích để xác định các nguồn, yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
- Số liệu phải trung thực khách quan.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước phải chính xác.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của
thành phố.






4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Để quản lý môi trường, quốc hội và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban
hành nhiều văn bản luật và dưới luật nhằm quản lý ngày càng chặt chẽ và
hiệu quả hơn:
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày
29/11/2005.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
- Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước
CHXHXNVN thông qua ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 162/2003/ NĐ - CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước.
- Quyết định số 51/2008/QĐ - BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
- QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942-1995, TCVS 505-
BYT/QĐ1992, TCVN 5945-1995, TCVN 5944-1995 )

+ QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
+ QCVN 24: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
5
+ TCVN 5942-1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ
chất ô nhiễm cơ bản trong nước mặt.
+ TCVN 5945-2005: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đánh giá hiện trạng môi trường nước có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về môi trường. Đây chính là cơ sở để cho các cơ
quan có chức năng quản lý nhà nước về môi trường đưa ra các chính sách
điều chỉnh hợp lý về môi trường. Đánh giá hiện trạng môi trường nước giúp
chúng ta thấy được hiện trạng môi trường nước và các vấn đề có nguy cơ sẽ
và đang xảy ra ô nhiễm. Từ đó đưa ra các phương hướng, chiến lược và các
hướng giải quyết phòng chống khắc phục, giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi
trường nước, suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên, sự cố môi trường,
hiểm hoạ môi trường. (Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2005) [1]
2.2. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ”, chương 1, điều 1 xác
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Chức năng của môi trường

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
6
*Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
* Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ môi trường 2005).
Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định
nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí;
hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường
xung quanh. (Lê Văn Thiện, 2007) [8]
* Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động của tự
nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá

khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng…
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt
động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều
phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người,
xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên”.
7
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc
biệt là các nước đang phát triển, cùng với sự phát triển thì các khu công
nghiệp, nhà máy đã thải ra môi trường hàng loạt các chất thải độc hại làm cho
nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một số ví dụ điển hình:
Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước nhiễm bẩn
cực mạnh. Hậu quả của nó là tình trạng vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu.
Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gấp 96 lần so với
tiêu chuẩn sức khỏe do tổ chức y tế thế giới quy định
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty (Rumani) đã thải ra 50 -
100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare
(thuộc vùng đông bắc) Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thủy sản ở dây
chết hàng loạt, tồn tại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch. ảnh
hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh

hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử
lý bị trực tiếp đổ vào nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là
thống kê của Viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại tuần lễ nước thế giới
(world water week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô thụy điển ngày mùng 5.9
Thực tế trên khiến nguồn nước bị ô nhiễm nguồn trọng. Một nửa số bệnh
nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận với
những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến
nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn
1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong
15 năm tới sẽ có gần 2 tỉ người phải sống trong khu vực khan hiểm nguồn
nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.
8
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng
nước ở khu vực này ngày càng trở nên môi đe dọa lớn cho trẻ em. Tình trạng
ô nhiễm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa
nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Càng
công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước bẩn
gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các
em. Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang phát triển không được đến
trường vì bị các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột.Hơn nữa, nhiều học
sinh gái. không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ
sinh riêng biệt cho các em.
Tại diễn đàn của trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3,
UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống
vì không có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi
không được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm
tuổi dễ bị mặc tiêu chảy nhất
2.3.2. Các thiên tai
Tần suất và ảnh hưởng của thiên tai như động đất, phun trào núi lửa, gió
bão, hoả hoạn và lũ lụt ngày càng tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự

sống của hàng triệu con người một cách trực tiếp, như tử vong, thương tổn và
những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi
trường. Chỉ lấy một ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm soát được
vào những năm 1996-1998 đã quét sạch những khu rừng ở Braxin, Canada,
Khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Pháp, Hy Lạp, Inđônêxia, ý,
Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ. Những tác động đến sức
khoẻ của các trận cháy rừng có thể là nghiêm trọng. Các chuyên gia coi chỉ số
ô nhiễm ở mức 100 mg/m
3
là đã có tác động xấu tới sức khoẻ; ở Malaixia, chỉ
số này đã đạt tới 800 mg/mg
3
. Chi phí y tế ước tính do nạn cháy rừng đối với
người dân Đông Nam Á là 1,400 tỷ đôla Mỹ. Các vụ cháy rừng còn đe doạ
nghiêm trọng tới đa dạng sinh học, đặc biệt khi các khu bảo vệ bị đốt cháy.
Các hệ thống cảnh báo và ứng phó hiện vẫn còn rất yếu kém, đặc biệt ở các
nước đang phát triển; nhu cầu cấp bách hiện nay là phải cải thiện cơ sở hạ
tầng thông tin và tăng cường năng lực ứng phó về mặt kỹ thuật.
9
2.3.3. Biến đổi khí hậu
Đây là một trong hầu hết nói về các vấn đề môi trường trên thế
giới. Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra
mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và
khối lượng đất đóng băng cũng giảm. Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu
rộng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người
mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon hàng năm xấp xỉ
bằng 4 lần mức phát tán của năm 1950 và hàm lượng dioxit cacbon trong khí
quyển đã đạt đến mức cao nhất trong 160.000 năm trở lại đây. Theo Ban liên

chính phủ về biến đổi khí hậu, "có bằng chứng về ảnh hưởng rất rõ của con
người đến khí hậu toàn cầu". Những kết quả được dự báo gồm sự dịch chuyển
của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các
hệ sinh thái, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động
đến sức khoẻ con người.
Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị
định thư Kyoto, có nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm kiểm soát và làm
giảm mức phát tán các khí nhà kính. (Kathryn Rushton, 2001) [10]
2.3.4. Nước ngọt
Như là một loại hàng hóa và một nguồn tài nguyên rất khan hiếm. Chỉ có
2% của nước trên Trái đất là tinh khiết và phù hợp cho tiêu dùng. Để làm cho
vấn đề nghiêm trọng hơn, nó là tài nguyên tiêu thụ nhiều nhất trên hành tinh này.
Nhiều khu vực cũng phụ thuộc vào lượng mưa là nguồn nước, với các mô hình
lượng mưa thay đổi trên toàn thế giới do biến đổi khí hậu, một số vùng đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng với hạn hán và nạn đói. Đồng thời, quá nhiều mưa cũng đã
gây ra lũ quét trên một số vùng phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo của
khu vực. Quá nhiều nước hay quá ít cũng gây ra một vấn đề. Ngoài ra, một trong
những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực tiếp với vấn đề môi trường này là
việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít người trên toàn thế giới có thể truy cập nguồn
nước uống. Điều này gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người
dân sống ở khu vực đó.
10
Sự gia tăng nhanh dân số cùng với công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm
canh nông nghiệp và thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng
hoảng nước toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch
và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng
lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước và đối
với các khu vực ven biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ
biến ở các siêu đô thị, ô nhiễm nitơrat và sự tăng khối lượng các kim loại
nặng gây tác động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung

cấp nước sạch trên thế giới không thể tăng lên được nữa; ngày càng có nhiều
người phụ thuộc vào nguồn cung cấp cố định này; và ngày càng có nhiều
nguồn nước bị ô nhiễm hơn. An ninh về nước, giống như an ninh về lương
thực, sẽ trở thành ưu tiên chính của quốc gia và của nhiều khu vực trên thế
giới trong những thập kỷ tới. (Kathryn Rushton, 2001) [10].
2.3.5. Biển và các khu vực ven biển
Phát triển đô thị và công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thuỷ sinh, và đổ chất
thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu ven biển ở trên toàn thế giới; phá
huỷ các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô.
Biến đổi khí hậu cũng tác động đến chất lượng nước đại dương cũng như làm
dâng cao mực nước biển. Các khu vực thấp, bao gồm các đảo nhỏ có nguy cơ
bị ngập nước. Sản lượng cá biển đánh bắt được trên toàn cầu gia tăng gần gấp
đôi vào những năm 1975 - 1995, và tình trạng nguồn lợi cá thế giới đã đi đến
giới hạn khủng hoảng. Gần 60% ngư trường thế giới gần đạt hoặc đạt tới mức
giới hạn đe hoạ sự suy giảm sản lượng cá.
2.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Cao Bằng
Theo báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010
- 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng, hiện trạng môi trường
nước trên địa bàn tỉnh như sau:
11
* Môi trường nước mặt
Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống
sông

(hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang, Trung Quốc). Trên
địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.200 sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với
tổng chiều

dài 3.175 km, mật độ sông suối 0,47 km/km

2
. Thủy văn các sông
Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu
vực. Do đó cùng với diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy
văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai mùa rõ rệt mùa lũ và mùa cạn:
- Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ trên các con sông Cao Bằng bắt đầu tương đối
đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thúc đến tháng 10.Tuy nhiên
trong từng năm có thể giao động trong phạm vi 1 tháng (nhưng ít xảy ra) Lượng
nước trên các sông suối mùa lũ thường chiếm 65- 80% lượng nước cả năm.
Trong mùa lũ sẽ phân bố dòng chảy của các tháng không đều, các tháng 6,7,8
(đặc biệt là tháng 7 và tháng 8) thường là các tháng có dòng chảy lớn nhất.
- Dòng chảy mùa cạn: Chế độ thủy văn trên các sông Thành phố Cao
Bằng trong mùa còn có mối quan hệ mật thiết với các yêu tố như dòng chảy,
lượng mưa và các điều kiện khác của lưu vực.Những nhân tố này có tác dụng
làm quá trình điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Nhìn chung, mùa
cạn trên các sông bắt đầu vào tháng 10 có năm bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc
vào tháng 4 năm sau, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau. Trong đó mùa
cạn kiệt nhất kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 - tháng 3). Thời điểm bắt đầu
và kết thúc mùa cạn trong năm của thành phố ít biến đổi
Các sông lớn trên địa bàn tỉnh là: sông Bằng Giang, sông Gâm,
sông

Quây Sơn.
-

Sông Bằng: Là con sông chính chảy qua lưu vực Cao Bằng bắt nguồn
từ

vùng núi Nà Vài (Trung Quốc) ở độ cao 600m, diện tích lưu vực đến
Thủy Khẩu


là 4.560 km
2
. Trong đó diện tích lưu vực phần núi đá vôi là
1.850 km
2
, diện tích

lưu vực sông Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.104,53
km
2
. Sông chảy qua địa

phận Cao Bằng dài 110 km với 3 chi lưu là sông Rẻ
Rào, sông Hiến, suối Củn,

diện tích lưu vực 4.560 km
2
. Lưu lượng nước
trung bình 72,5 m
2
/s, độ dốc sông

là 20%, mật độ lên tới là 0,91km/km
2
, hệ
số uốn khúc là 1,29.
12
-


Sông Gâm: Sông Gâm là nhánh lớn của sông Lô, bắt nguồn từ
Trung

Quốc chảy qua địa phận Cao Bằng ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, có hai
chi lưu là

sông Neo và sông Nho Quế. Diện tích lưu vực 1.641,7 km
2

(chưa kể sông

Năng). Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh
Xuân, huyện Bảo

Lạc và kết thúc ở xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm.
-

Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng

Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km, diện tích lưu vực sông đến
biên

giới Việt - Trung là 1.160 km
2

(diện tích phần núi đá vôi là 850km
2
).
Diện tích


sông Quây Sơn thuộc Việt Nam là 465,01km
2
. Các sông suối thuộc
lưu vực lớn

của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông,
suối Bản Viết,

suối Na Vy và suối Gun. (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010) [7].
- Đặc điểm chung của sông suối tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều thác
ghềnh, nhất là sông suối thuộc hệ thống sông Quây Sơn và Sông Gâm. Lưu
lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập chung vào mùa lũ
(chiếm 60 - 80%).
Đây là kết quả phân tích TSS của một số sông chính tại tỉnh Cao Bằng.
Kết quả năm 2013.


Hình 2.1: Hàm lượng TSS tại các sông chính năm 2013
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường tỉnh Cao Bằng)
TSS
13
Chất lượng nước tại các

sông, suối, ao, hồ trên địa bàn

tỉnh trong
những năm trở lại đây

đã và đang bị suy giảm, đặc biệt


là các đoạn sông có
hoạt

động khai thác, chế biến khoáng

sản các chỉ tiêu TSS, BOD
5
quan

trắc đều vượt quy chuẩn cho

phép. Theo các kết quả quan trắc từ năm 2010
đến đầu năm 2013 cho thấy chất

lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn
khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm

tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi
đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt tại
những đoạn sông có khai thác vàng sa khoáng,

cát, cuội, sỏi và những đoạn
sông tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động khai

tác khoáng sản thì độ đục,
TSS tại đây cao hơn trên thượng nguồn rất nhiều lần.

655
274

25
31
30
0
100
200
300
400
500
600
700
Cách cầu 150m
tháng 4/2010
Tại chân cầu thị
trấn tháng/2010
Cuối thị trấn
Nguyên Bình tháng
4/2012
Tại chân cầu thị
trấn tháng 7/2013
QCVN
Hình 2.2: Diễn biến TSS sông Thể Dục qua các năm 2010 - 2013
(Nguồn: Trạm Quan trắc môi

trường Cao Bằng)

Hình 2.3: Diến biến TSS sông Hiến qua các năm 2013
(nguồn Trạm Quan trắc môi

trường Cao Bằng)

TSS

14
Qua hình 2.3 cho thấy hàm lượng TSS qua các năm ngày càng tăng đặc biệt
là vào đầu tháng 5/2010 267mg/l vượt gấp 8 lần so với QCVN về chất lượng
nước mặt. Nồng độ ô nhiễm các chất ô nhiễm nước sông Bằng tăng cao tại các
đoạn đoạn có nhiều xuồng khai thác cát sỏi, khu vực tập chung dân cư. Tại khu
vực thị xã Cao Bằng nước sông có nồng độ BOD
5
và COD cao hơn các khu vực
khác do khả năng tự làm sạch thấp hơn lượng nước thải đô thị thải vào.

Hình 2.4: Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị -
So

sánh với Quy chuẩn Việt Nam
(Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường)
Qua hình 2.4 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm nước sông

Bằng
tăng cao tại các đoạn có nhiều xuồng khai thác cát sỏi, khu vực tập trung

dân cư. Hàm lượng TSS tại đầu nguồn (huyện Hòa Quảng, Hòa An) thấp
hơn

đoạn hợp lưu giữa sông Bằng với sông Hiến rất nhiều.
Nồng độ các chất ô nhiễm tại sông suối trong tỉnh cũng khác nhau, một
số

con sông không chảy qua địa phận thị xã, thị trấn hoặc không tiếp nhận

nguồn

nước thải từ các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn
khá trong

sạch mặt khác tại một số sông suối như sông Thể Dục, sông
Hiến, đoạn sông

Bằng Giang tại khu vực thị xã có hàm lượng TSS rất cao
ngoài ra nồng độ một

số chất ô nhiễm khác cũng vượt Quy chuẩn Việt Nam.
15

Hình 2.5: Diễn biến BOD5 trên các sông tại các thị trấn, thị xã
và khu vực tập

trung đông dân cư
(Nguồn: Trạm Quan Trắc môi trường)
Các hồ hình thành chủ yếu do cấu trúc địa hình chia cắt, trên địa bàn tỉnh
có 01 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và một số hồ nhân tạo (hồ Nà Tấu, hồ
Khuổi Lái huyện Hòa An,hồ Bản Viết huyện Trùng Khánh. Chất lượng nước
tại ao, hồ, suối nhỏ trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, tuy

nhiên kết quả phân
tích chất lượng nước tại một số hồ lớn những năm gần cho

thấy đã có một số
chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn Việt Nam.


Hình 2.6: Diễn biến BOD
5
tại một số hồ trên toàn tỉnh
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường)
BOD
5
16
Qua hình 2.6 cho thấy: Hầu như chỉ tiêu BOD
5
đều vượt quá tiêu chuẩn
cho phép như Hồ Khuổi Lái là 6,72,Hồ Kẻ Liệt năm 2012 là 10,6, Hồ Nà Tấu
trong 2 năm 2012 và 2013 đều vượt 6,8 và 6,5, Hồ Thăng Hen 11,5 và 6,4.
* Môi trường nước ngầm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng việc khai thác và sử dụng nước ngầm

cho sinh hoạt ngày càng phổ biến, nhưng chỉ ở quy mô hộ gia đình. Công tác

đánh
giá về nguồn tài nguyên nước ngầm tỉnh Cao Bằng chưa đầy đủ về cả trữ

lượng và
chất lượng nguồn nước ngầm. Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn

tỉnh Cao
Bằng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chính có trong nước

giếng khoan và
giếng đào của một số hộ gia đình tại các huyện, thị. (Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010) [7].
Bảng 2.1: Kết quả đo, phân tích tại Khe nước Phia Đén, huyện Nguyên Bình,

tỉnh Cao Bằng tháng 3 năm 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN
09:2008/BTNMT
1 Độ cứng Mg/l 124,7 500
2 TDS Mg/l 209,4 -
3 pH - 7,54 5,5 - 8,5
4 PO
3
-
4
Mg/l 0,14 -
5 CN
-

Mg/l 0,006 0,01
6 SO
2
-
4
Mg/l 12,3 400
7 Cl
-

Mg/l 11,6 250
8 F
-

Mg/l 0,23 1,0

9 NH
4
+

Mg/l 0,04 0,1
10 Cr(VI) Mg/l 0,0022 0,05
11 Zn Mg/l 0,04 3,0
12 Fe Mg/l 0,03 5
13 Cu Mg/l 0,11 1,0
14 Mn Mg/l 0,07 0,5
15 Pb Mg/l 0,00078 0,01
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường tỉnh Cao bằng)

×