Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Sông Bằng - thành phố Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.5 KB, 60 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




MÃ QUỐC TÙNG



Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI PHƯỜNG SÔNG BẰNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42C – Môi trường


Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ




Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi
trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô, chú, các anh chị đang công
tác tại Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Cao Bằng đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp
42C – Khoa học môi trường đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, do kinh nghiệm và
kiến thức có hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm.
Em rất mong được các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, bổ sung
để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Mã Quốc Tùng
MỤC LỤC

Phần 1:
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4. Yêu cầu của đề tài 2
1.5. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở pháp lý 4
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam 4
2.1.2. Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam 6
2.2. Cơ sở lý luận 10
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 10
2.2.2. Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh 11
2.2.3. Các thông số chất lượng nước 13
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15
2.3.1. Tài nguyên nước trên Thế giới 15
2.3.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam 17
2.3.3. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 18
2.4. Tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng 20
2.5. Một số công nghệ xử lý 21
Phần 3:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHIÊN CỨU 26

3.1. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các quy định
có liên quan đến tài nguyên nước 26
3.4.2. Phương pháp kế thừa 26
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27
3.4.4. Phương pháp điều tra thực địa 27
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước 27
3.4.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 28
3.4.7. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 29
3.4.8. Phương pháp điều tra phỏng vấn 29
3.4.9. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê 29
3.4.10. Phương pháp đánh giá tổng hợp 29
Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Sông Bằng 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường Sông Bằng – thành phố
Cao bằng 33
4.2.1. Hiện trạng nước sinh hoạt phường Sông Bằng 33
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước giếng đào 35
4.2.3. Đánh giá chất lượng công trình cấp nước sạch đô thị 38
4.2.4. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt 39
4.3. Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt 39
4.3.1. Ô nhiễm nước do điều kiện tự nhiên 39
4.3.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 40

4.3.3. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp 40
4.3.4. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp 41
4.3.5. Ô nhiễm do ý thức người dân 41
4.4. Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục 41
4.4.1. Biện pháp kỹ thuật. 41
4.4.2. Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền 47
4.4.3. Biện pháp kinh tế 49
Phần 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 50
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
BYT : Bộ Y tế
BTNMT : Bộ tài nguyên Môi Trường
LHQ : Liên Hợp Quốc
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
UBND : Ủy ban nhân dân
PVC : Polyl Vinyl Clorua
TCU : Đơn vị đo màu sắc
NTU : Đơn vị đo độ đục








DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt 6
Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm 8
Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt 9
Bảng 2.4. Thống kê công trình cấp nước sạch tỉnh Cao Bằng 20
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 29
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu cấp nước hộ gia đình 34
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào 35
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước công trình nước sạch đô thị 38
Bảng 4.4.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng
nước sinh hoạt 39



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của phường Sông Bằng 34
Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng sắt 36
Hình 4.3. Biều đồ độ cứng 37
Hình 4.4: Mô hình sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước ngầm có chứa sắt 44





1
Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý
bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Đây là thống kê của viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại
tuần lễ nước thế giới (World Water Week) tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển
ngày 5/9/2013.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát
triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu
nước). Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn
1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức lương nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15
năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước
và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.
Giống như một số nước trên thế giới Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức rất lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, cùng với sự gia tăng dân
số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng gây áp lực ngày càng lớn đối
với tài nguyên nước của Việt Nam.Việc khai thác khoáng sản, phát triển các
ngành kinh doanh, dịch vụ, sản xuất công nghiệp làm cho nguồn nước sinh
hoạt của người dân đang có nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao. Ngoài ra, việc
xây dựng các công trình cấp nước sạch cũng là một vấn đề khó khăn cả về
kinh phí đầu tư lẫn việc lựa chọn các công nghệ xử lý thích hợp đối với từng
nguồn nước.
Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa
của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 Km theo quốc lộ 3 qua địa bàn

2
thành phố Thái Nguyên, cách thành phố Lạng Sơn 120 Km theo quốc lộ 4A,
cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 Km theo quốc lộ 3, ở cao độ
trung bình + 187 m so với mực nước biển. Hiện nay trên địa bàn thành phố

Cao Bằng việc khai thác và sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng phổ
biến ở quy mô hộ gia đình nhưng công tác đánh giá về nguồn tài nguyên nước
ngầm chưa đầy đủ về cả trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Nguồn nước
ngầm bị tác động chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản, nước thải tuyển
rửa quặng ngấm tự nhiên xuống đất hoặc theo các hang caster xuống tầng
nước ngầm. Ngoài ra, nước dưới đất còn bị ô nhiễm do thuốc BVTV, phân
bón do canh tác không đúng kỹ thuật.
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm hoa
Môi Trường, Đại học Nâng Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Sông Bằng, thành phố
Cao Bằng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định nguyên nhân, các nguồn tác động gây ô nhiễm làm ảnh hưởng
tới chất lượng nước sinh hoạt
- Đề xuất giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên địa bàn
phường Sông Bằng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn phường
Sông Bằng
- Khảo sát tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan
- Kết quả phân tích phải chính xác

3
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học

- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn
phường Sông Bằng – thành phố Cao Bằng
- Đề xuất một số biện pháp khả thi xử lý nước sinh hoạt cho người dân
- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước sinh hoạt

















4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở pháp lý
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Luật số 08/2008/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước
- Nghị định số 149/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm
2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài
nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ – CP ngày 27 tháng 07
năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Quyết định 81/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Thông báo số 1088/VPCP-NN V/v soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng
chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
- Chỉ thị 02/2004/CT - BTNMT của Bộ TN&MT về tăng cường công tác
quản lý tài nguyên nước dưới đất.

5
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc điều
tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
- Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch.
- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qui định chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước
dưới đất.
 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước
sinh hoạt:
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/ BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 08:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.


6
2.1.2. Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam
Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị
Giá tr ị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn l ơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD 5 (20 oC) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH +4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Clorua (Cl -) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F -) mg/l 1 1,5 1,5 2
9 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Nitrat (NO -3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO 43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xianua (CN -) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
16 Crom III (Cr 3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1
17 Crom VI (Cr 6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3
25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
26 Hoá chất bảo vệ thựcvật
µ
g/l
0,002 0,004 0,008 0,01

7

Clo hữu cơ
Aldrin+Dieldrin
Endrin BHC DDT
Endosunfan (Thiodan) Lindan
Chlordane
Heptachlor
µ
g/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
0,01
0,05
0,001
0,005
0,3
0,01
0,01
0,012
0,1
0,002
0,01
0,35
0,02
0,02
0,014
0,13

0,004
0,01
0,38
0,02
0,02
0,02
0,015
0,005
0,02
0,4
0,03
0,05
27
Hoá chất bảo vệ thực
vật phospho hữu cơ
Paration
Malation
µg/l
µg/l
0,1
0,1
0,2
0,32
0,4
0,32
0,5
0,4
28
Hóa chất trừ cỏ
2,4D

2,4,5T Paraquat
µ
g/l
µg/l
µg/l
100
80
900
200
100
1200
450
160
1800
500
200
2000
29 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0
31 E.Coli
MPN/100ml

20 50 100 200
32 Coliform
MPN/100ml

2500 5000 7500 10000
(Nguồn: QCVN 08:2008/BTNMT)
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 v à B2
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ
xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại
B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu
cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp
.

8
Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm
TT

Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH - 5,5 - 8,5
2 Độ cứng (tính theo CaCO
3
) mg/l 500
3 Chất rắn tổng số mg/l 1500
4 COD (KMnO
4
) mg/l 4
5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1
6 Clorua (Cl
-
) mg/l 250
7 Florua (F
-
) mg/l 1,0

8 Nitrit (NO
-
2
) (tính theo N) mg/l 1,0
9 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 15
10

Sulfat (SO
4
2
-
) mg/l 400
11

Xianua (CN
-
) mg/l 0,01
12

Phenol mg/l 0,001
13

Asen (As) mg/l 0,05
14

Cadimi (Cd) mg/l 0,005
15


Chì (Pb) mg/l 0,01
16

Crom VI (Cr
6+
) mg/l 0,05
17

Đồng (Cu) mg/l 1,0
18

Kẽm (Zn) mg/l 3,0
19

Mangan (Mn) mg/l 0,5
20

Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001
21

Sắt (Fe) mg/l 5
22

Selen (Se) mg/l 0,01
23

Tổng hoạt độ phóng xạ
α


Bq/l 0,1
24

Tổng hoạt độ phóng xạ
β

Bq/l 1,0
25

E.Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy
26

Coliform MPN/100ml 3
(Nguồn: QCVN 09:2008/BTNMT)

9
Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt
TT

Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Mức độ
giám sát

I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A
2 Mùi vị(*) -

Không có
mùi vị lạ
Không
có mùi
vị lạ
A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 A
4 Clo dư mg/l
Trong
khoảng 0,3-
0,5
- A
5 pH(*) -
Trong
khoảng 6,0 -

8,5
Trong
khoảng
6,0 - 8,5

A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 A
7
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ +
Fe3+)(*)
mg/l 0,5 0,5 B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 - B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - A

11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 B
13 Coliform tổng số
Vi khuẩn/
100ml
50 150 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Vi khuẩn/
100ml
0 20 A
(Nguồn: QCVN 02:2009/BYT)
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước
của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý
đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

10
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
- Khái niệm về môi trường:
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên".
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đỏi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở
thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại
các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống

11
các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải
phòng tránh từ đầu.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông

nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.2.2. Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh
 Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước trong, không màu
- Nước không có mùi vị lạ, không có tạp chất
- Nước không có chứa các chất tan có hại
- Nước không có mầm gây bệnh
 Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các mức theo tiêu chuẩn
nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch:
- Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng
nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên:
+ Nước cấp qua đường ống từ nhà mấy nước hoặc trạm cấp nước.

12
+ Nước giếng khoan tầng nông và sâu có chất lượng tốt, ổn định và
được sử dụng thường xuyên.
- Nước sạch quy ước (Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia về
Cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường):
+ Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước
+ Nước giếng khoan có chất lượng tố và ổn định
+ Nước mưa hứng và trữ sạch
+ Nước mặt (Nước sông, rạch, ao, hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt
trùng.[8]
 Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa
mãn các yêu cầu chất lượng về cảm quan như không màu, không mùi, không
vị lạ và không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người,
có thể dùng cho ăn uống sau khi đun sôi.

Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo
hướng dẫn sau đây:
- Giếng đào hợp vệ sinh:
+ Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác ít nhất 10m.
+ Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống
+ Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh:
+ Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây
ô nhiễm khác ít nhất 10m
+ Sân giếng khoan phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị
nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác:

13
+ Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của
người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công
nghiệp, làng nghề.
+ Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông
(sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được
rửa sạch trước khi thu hứng.
+ Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất
không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc
bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.[3]
2.2.3. Các thông số chất lượng nước
 Các chỉ tiêu về lý học
PH: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H
+
]. pH là thông số đánh giá
chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng

hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành
phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá
trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazo.
pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt,
mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất mùn humic gây ra
màu vàng; các loại thủy sinh làm nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm
bẩn do nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có màu xanh hoặc đen.
Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ
lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy
sinh vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng
truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo

14
bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy
do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu cơ
hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần và hàm
lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng….
Ngoài ra còn có các thông số về Độ nhớt, Độ dẫn điện, Tính phóng xạ…
chủ yếu dùng trong phân tích nước thải.
 Các chỉ tiêu về hóa học
Thông số hoá học phản ánh những đặc tính hoá học hữu cơ và vô cơ của nước.
- Đặc tính hoá hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng ô xy
hoà tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu
cơ. Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả.
Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ trong nước tăng

lên các chất này luôn bị tác dụng phân huỷ của các vi sinh vật. Nếu lượng
chất hữu cơ càng nhiều thì lượng ô xy cần thiết cho quá trình phân huỷ càng
lớn, do đó lượng ô xy hoà tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống
của các sinh vật nước. Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một
số thông số về Nhu cầu ô xy sinh học BOD (mg/l) và Nhu cầu ô xy hoá học
COD (mg/1) .
- Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ
kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (So4), những kim
loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn),
các hợp chất chứa Ni tơ hữu cơ, amôniac (NH ,No , No ) và Phốt phát.
 Các chỉ tiêu về sinh học
Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột
trong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy
nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật
gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó.

15
E.coli: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột
trong mẫu nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị
ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả
năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy
thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả
năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi
xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng
tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng
E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được
chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi
trùng gây bệnh trong nước, đơn vị VK/100ml.
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Tài nguyên nước trên Thế giới

Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại ở dưới nhiều dạng khác nhau: trên
mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng :
lỏng (Ao, hồ, sông suối, biển), khí (Hơi nước), rắn (Băng, tuyết).
Lượng nước trong thủy quyển được UNESCO công bố như sau:
Lượng nước trong thủy quyển 1386 triệu km
3
(100%): Lượng nước ngọt
chiếm 35 triệu km
3
(2,5%), lượng nước mặn 1351 triệu km
3
(97,5%).
Trong thành phần nước ngọt thì nước ở dạng rắn chiếm 24,3 triệu km
3
(69,4%), dạng lỏng 10,7 triệu km
3
(30,6%).
Trong thành phần nước lỏng 10,7 triệu km
3
(100%) thì nước ngầm chiếm
đại bộ phận 10,5 triệu km
3
(98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102 triệu km
3

(0,95%), thổ nhưỡng 0,047 triệu km
3
(0,44%); sông ngòi 0,020 triệu
km
3

(0,19%), khí quyển 0,020 triệu km
3
(0,19%) và sinh quyển 0.011 triệu
km
3
(0,10%).
Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết chính xác, vì chưa
điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính khoảng 2.8 triệu hồ tự nhiên, trong số 145 hồ
có hiện tích mặt trên 100km
2
. Lượng nước hồ này chiếm 95% tổng số. Hồ
nước ngọt lớn nhất và sâu nhất là hồ Baican (Cộng Hòa Liên Bang Nga) chứa

16
2.300 km
3
nước, với độ sâu tối đa 1.741 m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục địa đã
xây dựng 10000 hồ nhân tạo có 30 hồ lớn với dung tích 10 km
3
nước mỗi hồ.
Tổng diện tích hồ nhân tạo ước tính 5.000 km
3
trong đó phần lớn trên lãnh thổ
Châu Âu - 925 km
2
, Châu Phi - 341km
2
, Bắc Mỹ -180 km
2
, Nam Mỹ - 1.322

km
2
và Châu Úc - 4km
2
.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng trong 30 năm tới dân số thế giới
có thể đạt đến 8 tỷ, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 65% khiến cho 26 quốc gia
với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước căng thẳng. Người ta tính
rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi. Trong khi đó,
hiện nay ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên. Ước tính 1/4 số hồ của
Trung Quốc bị ô nhiễm, hàng ngàn hồ của Thụy Điển bị axit hoá, 3/4 lượng
nước sông của Balan bị nhiễm bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công
ghiệp cũng không đạt. Việc sử dụng quá mức nước sông Amu Daria và Syr
Daria để tưới bông trên lãnh thổ Liên Xô cũ đã làm giảm 75% lượng nước
ngọt chảy vào biển Aral khiến biển này trở nên khô cạn và tăng độ mặn,
lượng cá đánh được hàng năm khoảng 50.000 tấn đã hoàn toàn cạn kiệt khiến
cho 60.000 người mất việc làm và đe doạ cuộc sống của 50 triệu dân sống
xung quanh biển Aral.
Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở
thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta
(Indonesia) khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 - 5,2
USD/1m
3
. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Pakistan, Mauritania,
Bangladesh, Nigeria và Hondura. Bắc Kinh (Trung Quốc) đang xem xét dự án
chuyển tải nước từ nguồn xa 1.000km để cung cấp cho thành phố. Gần toàn
bộ nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước
Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc
vật và nhiễm mặn. Hiện nay, 40% dân số thế giới chung sống trong 250 lưu
vực sông.


17
2.3.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, gồm cả nguồn
nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như song suối,
hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, ao, đầm phá và các túi nước ngầm. Theo
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ
10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này, có 9 con sông (sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông
Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh
sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Sre Pok) đã tạo nên một vùng lưu
vực trên 10.000 km
2
, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở
Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm
phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thược vào mùa. Một số hồ lớn
được biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km
2
, ở Đăk Lăk), Biển Hồ (rộng
2,2 km
2
ở Gia Lai), hồ Ba Bể (rộng 5 km
2
ở Bắc Kạn) và hồ Tây ( rộng 4,5
km
2
ở Hà Nội). Các đầm phá thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miển
Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại.

Việt Nam còn có hang ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên
đến 26 tỷ m
3
nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên một tỷ m
3
đang được sử
dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng,
Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ
tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô
Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu
thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ
lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông
đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999).

18
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trư lượng lớn, đặc biệt ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất
ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng
sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Điển hình là các vùng như hồ Ba
Bể (Bắc Kạn), đất ngập nước Xuân Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Binh),
Bàu Sấu (Đồng Nai), Cần Giờ ( TP. HCM) và Tràm Chim (Đồng Tháp).[6]
2.3.3. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng
Do đặc thù Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp và bị phân
cắt mạnh, theo đó tài nguyên nước mặt cũng phân bổ không đồng đều, tập
trung chủ yếu ở một số lưu vực sông lớn như sông Bằng Giang, sông Gâm,
sông Quây Sơn… Một số vùng trong tỉnh còn thường xuyên phải đối mặt với
tình trạng thiếu nước.
Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống
sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang (Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có

khoảng gần 1.200 con sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với tổng chiều
dài 3.175km, mật độ sông suối khoảng 0,47km/km
2
. Các sông lớn trên địa bàn
tỉnh là: sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn. Đặc điểm của sông suối
là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là sông suối thuộc hệ thống sông
Quây Sơn và sông Gâm. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm,
tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 – 80%). Các hồ hình thành chủ yếu do cấu
trúc địa hình bị chia cắt, trên địa bàn tỉnh có 1 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và
một số hồ nhân tạo.[9]
2.3.3.2. Thực trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Chế độ thủy văn các sông ở Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vò chế độ mưa
và khả năng điều tiết của lưu vực. Chế độ thủy văn trên các sông thay đổi theo
hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên các sông ở Cao Bằng tương
đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng

×