Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đến dịch hại và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.6 KB, 67 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƯƠNG VĂN TÂN


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC TỔNG HỢP ĐẾN DỊCH HẠI
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386
VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014 TẠI THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khoá : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Mão







Thái Nguyên, 2014



LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn
sản xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đến dịch hại và
năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại
Thái Nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, gia đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão đã giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên
đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Dương Văn Tân



MỤC LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 3
2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 3
2.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 6
2.3. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 8
2.3.1. Nghiên cứu về giống 8
2.3.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cà chua ở Việt Nam 11
2.3.2.1. Dinh dưỡng cần thiết 11
2.3.2.1 Thành phần cấu trúc cần thiết 11
2.3.2.2 Các chất khoáng cần thiết 12
2.3.2.3 Những nguyên tố vi lượng quan trọng 16
2.3.2.2. pH và cấu trúc đất 18
2.3.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cà chua 18
2.3.3.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 18

2.3.3.2. Biện pháp hóa học 19
2.3.3.3. Biện pháp sinh học 20
2.3.3.4. Tình hình nghiên cứu về cây trồng xen trong sản xuất cà chua 21



PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
3.2. Nội dung nghiên cứu 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật: 26
3.3.2.1. Giai đoạn vườn ươm: Gieo hạt trên khay xốp, ngày gieo hạt:
15/9/2013 26
3.3.2.2. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 26
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
3.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển 27
3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng 28
3.3.3.3. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng 28
3.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả 30
3.3.3.5. Các chỉ tiêu chất lượng 30
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông Xuân
năm 2013-2014 31
4.2. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 33

4.3. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống cà chua TN386 35



4.4. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau đến tốc độ ra lá trên thân
chính của giống cà chua TN386 39
4.5. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến tình hình sâu,
bệnh hại của giống cà chua TN386 43
4.6. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua
TN386 48
4.7. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến một số chỉ tiêu chất
lượng của giống cà chua TN386 51
4.8. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1. Kết luận 54
5.2. Đề nghị 55
THAM TÀI LIỆU KHẢO 56






DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


AVRDC : Asia Vegetable Research Development center:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á.

BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
CV : Critical Value: Hệ số biến động
Đ/C : Đối chứng
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
KLTB/quả : Khối lượng trung bình/quả
LSD : Least Significant Difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NN&PTNT : Nông nghiệp và

Phát triển Nông Thôn
NSLT : Năng suất lý thuyết
NLTT : Năng suất thực thu
TB : Trung bình
TLB : Tỷ lệ bệnh
TLH : Tỷ lệ hại
TL đậu quả : Tỷ lệ đậu quả
VTM C : Vitamin C



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới từ năm 2006-2012 4
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2011 5
Bảng 2.3: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm
2011 6
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai
đoạn từ năm 2004 – 2008 7
Bảng 4.1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2013-2014

của tỉnh Thái Nguyên 32
Bảng 4.2: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua
TN386 ở các công thức khác nhau 34
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua
TN386 ở các công thức thí nghiệm 36
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ theo dõi
của cà chua ở các công thức thí nghiệm 38
Bảng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức
thí nghiệm 40
Bảng 4.6: Tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua
ở các công thức thí nghiệm 41
Bảng 4.7: Tình hình sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV
trên giống cà chua TN386 ở các công thức khác nhau 44
Bảng 4.8: Tình hình bệnh hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV
trên giống cà chua TN386 ở các công thức khác nhau 47
Bảng 4.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cà chua ở các
công thức thí nghiệm khác nhau 49
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến một số
chỉ tiêu chất lượng trong quả cà chua 51
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của công thức đến hiệu quả kinh tế giống cà
chua TN386 53



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà
chua TN386 ở các công thức thí nghiệm 37
Hình 4.2: Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua

TN386 ở các công thức thí nghiệm 38
Hình 4.3: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các
công thức thí nghiệm 40
Hình 4.4: Đồ thị tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua ở các công
thức thí nghiệm 42
Hình 4.5: Biểu đồ năng suất của cà chua TN386 ở các công thức thí
nghiệm 51




1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ
cà Solanaceae, là một trong những loại rau ăn quả quan trọng được trồng ở
hầu khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, năm 2008 diện tích cà chua
khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11, 6 tấn/ha [ ]. Tuy nhiên, việc sản
xuất cà chua còn nhiều bất cập như chưa đủ giống cho sản xuất, chưa có bộ
giống tốt cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau.
Cùng với đó, việc đầu tư cho sản xuất cà chua của người nông dân còn
thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chưa cao đặc biệt là
vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chưa
thích hợp cho từng vụ và từng giống khác nhau. Hơn nữa việc sử dụng tùy
tiện thuốc bảo vệ thực vật độc hại, với thời gian cách ly không đảm bảo,
nên không những gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm, ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của con người mà còn tăng chi phí cho người sản xuất.

Chính vì thế, việc nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh
tác thích hợp, đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế là sản xuất cà
chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất là vấn
đề cấp thiết hiện nay.
Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh
vật học của từng giống để lựa chọn biện pháp canh tác thích hợp nhất cho
cà chua sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp
đến dịch hại và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Đông
Xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định được tổ hợp biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để góp
phần hoàn thiện qui trình quản lý cây cà chua tổng hợp đạt năng suất cao theo
hướng an toàn phù hợp với giống cà chua mới TN386 tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua
TN386 trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại Thái Nguyên ở các công
thức khác nhau.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua ở
các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng cà chua ở các công thức thí nghiệm khác nhau.
- Hạch toán hiệu quả kinh tế.






3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây cà chua xuất hiện trên trái đất từ thế kỷ XVI nhưng phải đến hai
thế kỷ sau, quả cà chua mới chiếm một vị trí khiêm tốn trong các bữa ăn
thường ngày và chỉ hơn 150 năm nay cà chua mới trở thành loại rau ăn quả
được sử dụng rộng rãi. Cà chua là nguồn cung cấp đường, vitamin A,
vitamin C… Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở cà chua có các axit hữu
cơ, axit peoumaric, axit cholorogennic có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung
thư. Ngoài ra cà chua chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng
như kali, magie, sắt, kẽm và flo tăng thêm sự trẻ trung cho cơ thể. Vì vậy,
cà chua đang được trồng ngày càng rộng rãi trên Thế giới và ở Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta, việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa
quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện
tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, sản
xuất cà chua ở nước ta chưa phát triển mạnh vì điều kiện khí hậu nóng và
ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, làm giảm năng suất
cà chua.
Vì vậy, ngoài yếu tố về giống, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác thích hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sâu bệnh và năng suất cà chua.
2.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao,

theo Tạ Thu Cúc và cs (2000) [2], thành phần hóa học trong quả cà chua
chín như sau: Nước 94 - 95%, chất khô 5 - 6%. Trong đó gồm các chất chủ
yếu: đường (glucoza, fructoza, saccaroza) chiếm 55%; chất không hoà tan
trong rượu (prôtein, xenlulo, pectin, polysacarit) chiếm 21%; Axit hữu cơ (xitric,


4

malic, galacturonic, pyrolidoncaboxylic) chiếm 12%; chất vô cơ 7%; các chất
khác (carotenoit, ascorbic axit, chất dễ bay hơi, amino axit ) chiếm 5% .
Vì vậy cà chua đã trở thành một trong những cây trồng thông dụng
và được gieo trồng rộng rãi ở khắp thế giới. Số liệu thống kê tình hình sản
xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện trong
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới từ năm 2006-2012
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)
2006 4.754.861 275.917 131.194.491
2007 4.259.781 323.227 137.687.505
2008 4.237.231 332.925 141.068.130
2009 4.544.525 339.719 154.386.171
2010 4.532.372 335.487 152.055.325
2011 4.734.356 355.892 159.023.383
2012 4.803.680 336.812 161.793.834
(Nguồn: FAO STAT Database Result, 2014)[12]
Qua bảng 2.1 ta thấy:
Về diện tích: Trong 7 năm (từ 2006 – 2012) diện tích cà chua thế
giới tăng 48.819 ha. Năm 2006 thế giới trồng được 4.754.861 ha thì đến
năm 2008 diện tích trồng giảm còn 4.237.231 ha giảm đi 495.080 ha,

nhưng từ năm 2008 – 2012 thì diện tích cà chua tăng lên 566.449 ha.
Về năng suất: Năm 2006 năng suất cà chua đạt 275.917 tạ/ha đến
năm 2009 năng suất tăng lên đỉnh cao và đạt 339.719 tạ/ha tăng 16.492
tạ/ha. Đến năm 2012 năng suất chỉ đạt 336.812 tạ/ha giảm xuống 2900


5

tạ/ha. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2006 – 2012 năng suất cà chua
trên thế giới tăng 60.895tạ/ha.
Về sản lượng: Cùng với sự biến động về diện tích và năng suất,
sản lượng cà chua cũng có sự thay đổi qua các năm. Năm 2006 sản
lượng cà chua đạt 131.194.491 tấn thì đến năm 2012 đạt 161.023.383
tấn, tăng 30.599.343 tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2011
Châu
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Châu Á 2.793.454 345,362 96.475.204
Châu Phi 942.436 175,659 16.554.746
Châu Âu 529.444 404,725 21.427.908
Châu Mỹ 459.459 526,620 24.196.007
Châu Đại Dương 9.563 386,404 369.518
(Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2014 [12]
Theo bảng thống kê của FAO cho thấy năm 2011 đứng đầu về diện

tích cà chua là Châu Á với diện tích 2.793.454 ha, sản lượng lớn nhất đạt
96.475.204 tấn. Tuy nhiên năng suất cà chua của châu lục này lại gần như
thấp nhất với 345,362 tạ/ha chỉ cao hơn Châu Phi (175,659 tạ/ha). Châu
Mỹ là châu lục có diện tích trồng cà chua gần như thấp nhất đạt 459.459 ha
nhưng lại đứng đầu về năng suất (526,620 tạ/ha) nên sản lượng cà chua của
châu lục này khá cao đạt 24.196.007 tấn, đứng thứ 2 sau Châu Á. Sản
lượng cà chua của một số nước sản xuất lớn trên thế giới được thể hiện ở
bảng 2.2
Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy: Trung Quốc là nước có sản lượng cà
chua lớn nhất, trong vòng 4 năm từ năm 2008 đến năm 2011 sản lượng cà


6

chua của nước này tăng liên tục từ 39.938.708 tấn (năm 2008) lên
48.576.853 tấn (năm 2011), tăng 8.638.145 tấn. Kế tiếp là Ấn Độ với
16.826.000 tấn năm 2011, tăng lên 6.523.000 tấn so với năm 2008
(10.303.000 tấn). Tuy nhiên, một số nước có sản lượng cà chua tăng giảm
thất thường như Mỹ, Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, Iran, Hi Lạp sản lượng
tăng vào năm 2008 - 2009 nhưng lại giảm vào năm 2010 - 2011.
Bảng 2.3: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2011

STT

Tên nước Sản lượng (tấn)
1 Trung Quốc 48.576.853
2 Ấn Độ 16.826.000
3 Mỹ 12.624.700
4 Thổ Nhĩ Kỳ 11.003.400
5 Ai Cập 8.105.260

6 Iran 6.824.300
7 Italia 5.950.220
8 Brazil 4.416.650
9 Tây Ban Nha 3.821.490
10 Mêxicô 2.435.790
Nguồn: FAO STAT Database Result, 2014
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là
những nước có sản lượng cà chua dẫn đầu trên toàn thế giới. Trong đó
Trung Quốc là nước dẫn đầu gấp 19,9 lần Mêxicô (2.435.790 tấn) và gấp
2,9 lần nước có sản lượng đứng thứ 2 là Ấn Độ (16.826.000 tấn).
2.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cây cà chua tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm,
nhưng đến nay đã được trồng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh


7

đồng bằng trung du Bắc Bộ, Đà Lạt…(Trần Khắc Thi, 1998) [8]. Trong
những năm gần đây diện tích trồng cà chua ở nước ta ngày một tăng do
điều kiện tự nhiên của nước ta rất thích hợp cho cà chua sinh trưởng và
phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được hướng dẫn và phổ biến
cho nông dân. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam
những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.4.
Ở Việt Nam, năm 2004 diện tích trồng cà chua là 20.648 ha nhưng đến
năm 2008 diện tích đã tăng lên 35.000 ha. Năng suất cà chua của nước ta
trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, năm 2008 năng suất cà chua đạt
105,71 tạ/ha bằng 31.75% năng suất thế giới (332.925 tạ/ha) vì vậy, sản
lượng tăng lên rõ rệt năm 2008 sản lượng là 370.000 tấn.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn
từ năm 2004 - 2008

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2004 20.648,0 173,40 357.210,00
2005 23.566,0 197,80 466.124,00
2006 24.160,0 195,60 472.569,60
2007 35.000,0 105,71 370.000,00
2008 35.000,0 105,71 370.000,00
Nguồn: Vụ Nông Nghiệp (Tổng cục thống kê), năm 2014 [10]
Tuy nhiên, so với sự phát triển chung của thế giới thì cả diện tích và
năng suất ở nước ta còn rất thấp. Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn thì
trong một vài năm tới diện tích và năng suất cà chua sẽ đều tăng rất nhanh do:


8

- Các nhà chọn giống trong những năm tới sẽ đưa ra sản xuất hàng
loạt cà giống có ưu điểm về cả năng suất và chất lượng, phù hợp với từng
vùng sinh thái, từng mùa vụ nhất là các vụ trái giải quyết rau giáp vụ.
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sẽ được hướng dẫn và phổ biến
cho nông dân các tỉnh.
- Nước ta đã đưa và một nhà máy chế biến cà chua cô đặc theo dây
chuyền hiện đại tại Hải Phòng với công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày. Vì
vậy được quy hoạch vùng trồng cà chua đề cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy đang trở lên cấp thiết nhất là ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình…
2.3. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu về giống
Ở nước ta, mấy năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống
cà chua đã có những thành công đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra
được nhiều dòng, giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên, chúng có
khả năng cho năng xuất và chất lượng tốt.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta
từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng. Đến nay, cây cà chua
ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Công tác
chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ sau thế kỷ 20. Trong những
năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua đã có
nhiều thành tựu đáng kể.
Nhiều cơ sở khoa học: Viện nghiên cứu Rau-Quả, Viện cây Lương
thực-Thực phẩm, trường Đại học đã nghiên cứu và chọn lọc ra nhiều giống
cà chua thích hợp với các vùng: HP5, HP7, Hồng Yên Mỹ, Đồng thời các
nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xây dựng nên các quy trình thâm canh
tăng năng suất cà chua và đã được thực tế áp dụng (Bùi Bảo Hoàn và Đào
Thanh Vân, 2000) [4].


9

Trung tâm giống cây trồng Việt-Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã
tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội. Vụ đông
xuân 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988-1989 gồm 60
mẫu giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống. Kết quả đã chọn
được một số mẫu, giống có ưu điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất
tốt, chống chịu sâu bệnh tốt như giống Raseta, Sarut, Bogdanovskii
(Trần Đình Long và ctv, 1992) [5].
Giai đoạn 1991 - 1995: chương trình nghiên cứu đề tài KN01 - 12
của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm với đề tài “Nghiên cứu và
chọn tạo một số giống rau chủ yếu và biện pháp kỹ thuật thâm canh” đã
được triển khai thực hiện trên quy mô rộng, với sự tham gia của nhiều cơ
quan nghiên cứu. Trong đó cây cà chua là đối tượng nghiên cứu chính của
đề tài, với số lượng mẫu giống được thu thập, nhập nội để nghiên cứu qua
các năm (1991-1995) là lớn nhất (Trần Khắc Thi, 1995).[7]

Trong giai đoạn 1994 - 1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ,
mã số B9-11-42, với tên đề tài “Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích
hợp với vùng sinh thái khí hậu phù hợp miền Bắc Việt Nam” đề tài được
tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội I và một số
xã ở ngoại thành Hà Nội với 38 dòng, giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2
năm nghiên cứu, kết quả cho thấy: trong điều kiện trồng trái vụ, năng suất
thực thu của các giống đạt từ 21.495 - 29.100 kg/ha. Còn về chất lượng đa
số các giống đều có phẩm chất tương đối tốt, quả cứng, tỷ lệ thịt quả và
hàm lượng chất khô cao, đặc biệt là giống Merikurri. Giống DT - 4287 có
triển vọng trồng chính vụ, những giống này có tính chín sớm và tính trạng
có lợi cho sản xuất vụ sớm. Cuối cùng tác giả đã kết luận: hầu hết các
giống nghiên cứu đều có những tính trạng có lợi riêng như: tính kháng
bệnh tốt, có năng suất và chất lượng tương đối tốt. Đây là nguồn gen rất
quý dùng làm vật liệu khởi đầu cho lại tạo (Hồ Hữu An và cs, 1996) [1].


10
Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu, ngoài khối lượng mẫu giống lớn
nhập nội và giống địa phương thu nhập được, nguồn vật liệu khởi đầu còn
được tạo bằng cách xử lý đột biến với hóa chất (NMU 0,02%; DUS 0.02%)
nhằm tạo ra những tính trạng có lợi cho chọn lọc. Bên cạnh các mẫu giống
thuộc dạng trồng, còn nhiều dạng dại và nửa hoang dại như: SSB
Pimpinelli folium Mill, SSP Subspomtancum Brez. Những dạng dại này
được đánh giá là có chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi
trường bất thuận, đồng thời là nguồn vật liệu tốt cho chọn giống cà chua.
Hàng năm các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài NK-01012 này đã lai
tạo được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ
các đôi lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã được công nhận là giống quốc
gia, còn lại một số giống khác được phép khu vực hóa (Trần Khắc Thi,
1998) [8].

Viện cây Lương thực và Thực phẩm cũng đã tung ra thị trường giống cà
chua lai F1 VT3 từ tổ hợp lai (15xVX), giống có đặc điểm quả tròn, thâm canh
tốt có thể đạt 60 tấn/ha, có khả năng chống bệnh sương mai, héo xanh, thích
hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Được bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận và cho phép đưa vào sản xuất thử nghiệm năm 2004.
Kết quả nghiên cứu ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà
chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7,
HT21, HT144 do Trường Đại học Nông Nghiệp I lai tạo. Giống VT3 do
Viện cây Lương thực-Thực phẩm lai tạo. Giống FM 29, FM 20, HPT9, lai
số 9 được Viện nghiên cứu Rau- Quả tạo ra. Chúng có những ưu điểm vượt
trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như:
Giống cà chua lai HT7; Giống lai số 9 đã được hội đồng khoa học Bộ
NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất.


11
Gần đây, trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống
cà chua ở Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau-
Quả, một số giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện cây Lương
thực và Thực phẩm chọn lọc; VL2000 F1, VL 2500 F1, VL 2910 F1, VL
2922 F1 do Công ty Hoa Sen cung cấp. Ngoài ra Công ty giống cây trồng
miền Nam đã đưa ra 2 giống T - 41 và T - 42.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước đạt được là rất khả quan và đây cũng chính là cơ sở khoa học cho
những chương trình nghiên cứu tiếp. Đặc biệt ứng nhu cầu về phát triển
sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao và tính chất cạnh tranh với
các giống ngoại nhập ngày càng để đáp khốc liệt, các nghiên cứu về tạo
giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các
giống mới phục vụ cho sản xuất.
2.3.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cà chua ở Việt Nam

Theo báo ước mơ nhà nông của Công ty cổ phần kỹ thuật môi trường
có bài viết của TS.
Mai Thị Phương Anh về nhu cầu về dinh dưỡng cho cây cà chua như sau.
2.3.2.1. Dinh dưỡng cần thiết
Cũng như các cây trồng khác, cà chua cần 16 nguyên tố cacbon,
hydro, oxy, nitơ, phốt pho, kali, can xi, magie, lưu huỳnh, bo, clo, đồng,
sắt, măng gan, molypden, kẽm. Ba chất cacbon, hydro, oxy được coi là
thành phần cấu trúc, những chất còn lại là chất khoáng.
2.3.2.1 Thành phần cấu trúc cần thiết
Cacbon, hydro, oxy được kết hợp trong quá trình quang hợp để
hình thành nên hydrat cacbon. Cà chua thuộc nhóm quang hợp C3, do đó
sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hydratcacbon 3 cacbon, đây là các


12
viên gạch xây nên cấu trúc tế bào và là thành phần của các tổ chức của
cây cà chua.
2.3.2.2 Các chất khoáng cần thiết
Chất khoáng được cây hút từ đất trong cả dạng anion và cation. Những
chất chính (đa lượng và trung lượng) trong cây có với tỷ lệ 0,5-10%, trong
khi các yếu tố vi lượng chỉ có 0,01%. Như vậy các chất khoáng chỉ chiếm
0,5-10% chất khô của cây, số còn lại là các yếu tố cấu trúc. 4 nguyên tố
then chốt là nitơ, can xi, kali và phốtpho đóng vai trò chính trong sản xuất
cà chua.
* Ni tơ (N)
Là thành phần của diệp lục có vai trò quan trọng trong quang hợp.
Nitơ giúp thân lá phát triển, thúc đẩy sinh trưởng, nở hoa, đậu quả nhưng
kéo dài thời gian chín của quả, giảm kích thước quả. Cà chua cần nitơ để
tổng hợp nên protein, diệp lục, coenzyme. axít amin và axít nucleic. Cà
chua không thể tự tạo ra nitơ do đó nó cần được bổ sung nguồn nitơ từ bên

ngoài vào đất trước khi trồng và suốt quá trình sinh trưởng. Giai đoạn cây
con cần ít nitơ để đảm bảo cây có độ cứng cáp. Giai đoạn tiếp theo cây cần
nhiều nitơ để tạo cấu trúc cơ bản. Nitơ là chất dinh dưỡng duy nhất mà cây
cà chua có thể sử dụng ở cả 2 dạng anion Nitrat (NO
3
-
) và cation amôn
(NH
4
+)
. Nếu NH
4
+
là nitơ chính thì có thể gây độc cho cây và giảm đáng kể
năng suất. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sinh trưởng, NH
4
+
lại được sử dụng
nhiều vì nó giúp cây sinh trưởng và phát triển. Nhưng khi cây bước vào
giai đoạn sinh sản NH
4
+
có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng, năng
suất quả và gây hiện tượng thối đỉnh quả (BER), đây là hiện tượng hay xẩy
ra trên quả cà chua. Do đó tỷ lệ amôn bón vào cây có ảnh hưởng trực tiếp
đến anion ở vùng rễ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH vùng rễ. Đổi
lại, pH của môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng tới việc hút phốtpho và


13

các vi lượng. Điều này có thể làm rối loạn dinh dưỡng. Hơn nữa dạng nitơ
cung cấp cho cây có thể ảnh hưởng đến việc hút các chất đa lượng khác vì
sự đối kháng ion và ảnh hưởng đến trao đổi chất trong cây bởi các chu trình
đồng hóa trong tế bào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua rất mẫn cảm
với nitơ amôn, nó có thể gây nên sự suy giảm sinh trưởng và hạn chế năng
suất nếu tỷ lệ N - NH
4
+
/N tổng số ở mức 0,1 đến 0,25 (phụ thuộc vào pH
vùng rễ). Trong dung dịch dinh dưỡng nếu NH
4
+
chiếm tới 25% lượng nitơ
nó sẽ làm giảm số lượng và trọng lượng tươi của quả, số lượng quả bị thối
đỉnh cũng tăng lên. Nếu bón amôn ở mức 10% so với đạm tổng số thì còn
có tác dụng tăng hương vị quả có thể do tăng hàm lượng glutamin và
glutamat. Vì thế người ta cho rằng sử dụng Ure cho cà chua là tốt nhất.
Triệu chứng thiếu nitơ: các lá dưới biến vàng, các lá trên và hoa nhỏ và
không phát triển. Thừa nitơ: cây phát triển quá mạnh, lá xanh sáng, có rất ít
hoa hoặc có hoa nhưng đậu quả rất ít.
* Can xi (Ca)
Cà chua cũng rất cần canxi để giúp làm vững thành tế bào, tăng trưởng
và phân chia tế bào. Can xi còn giúp cây đồng hóa nitơ. Những nghiên cứu
gần đây chỉ ra rằng hàm lượng canxi ở vùng rễ thấp là yếu tố hạn chế sinh
trưởng dinh dưỡng cây cà chua, hơn nữa nhu cầu dinh dưỡng canxi cần đặc
biệt quan tâm vì liên quan mật thiết đến bệnh thối đỉnh quả, ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất thương phẩm và chất lượng quả. Mặc dù hiện tượng thối
đỉnh quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể cả kỹ thuật canh tác, hàm
lượng dinh dưỡng của canxi, NH
4

-
N, kali và magiê, độ mặn, ẩm độ, pH và
độ thông thoáng của vùng đất quanh rễ, ngoài ra độ ẩm không khí, nhiệt độ
cũng có thể tham gia vào việc tạo nên thối đỉnh quả, nhưng canxi đóng vai
trò chủ chốt vì canxi di chuyển trong cây nhờ vào dòng hơi nước, việc giảm
sự vận chuyển nước làm giảm số lượng lượng có chứa can xi đến quả đang
phát triển. Trong canh tác ngoài việc bón vôi trước khi cày đất, người ta


14
còn phun vôi lên lá ở giai đoạn quả cà chua mới đậu hoặc còn non. Trong
điều kiện thoát hơi nước mạnh, nhiệt độ cao, lượng canxi chuyển vào lá
nhiều sẽ làm giảm lượng canxi vào quả, bệnh BER tăng lên. Trong canh tác
trong những ngày độ ẩm không khí và nhiệt độ cao phun muối canxi lên lá
thường được khuyến cáo để không những giảm bệnh BER, mà còn giúp cây
chống chịu tốt hơn với một số bệnh do nấm như phấn trắng (Erysiphe orontii)
nhờ lưu huỳnh trong muối. Ngoài ra phun canxi còn giúp cà chua tăng tính
chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), theo đó
giống có tính chống chịu là giống có khả năng hút canxi mạnh.
* Phốt pho (P) :
Cà chua cần phốtpho để phát triển protein, quang hợp, hô hấp và các
quá trình vận chuyển trong trao đổi chất. Phốtpho đồng thời cũng là thành
phần quan trọng của màng tế bào. Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi
bón đủ phốtpho sẽ làm tăng lượng diệp lục trên lá cà chua, có thể tăng sinh
trưởng nếu được bón đủ phốtpho do phốtpho kích thích hệ rễ phát triển,
tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng đến số lượng hoa và
hoạt động của xitokinin. Vào giai đoạn cây ra hoa phốtpho trở nên quan
trọng để xúc tiến việc ra hoa và đậu quả. Phốtpho còn là chất khoáng tối
quan trọng để tăng chất lượng quả cà chua do phốtpho giúp cây sản sinh
đường. Cùng với kali, magiê, sắt trong lá, thúc đẩy quả chín, tăng quả

thương phẩm và chất lượng quả cà chua. Nếu thiếu phốtpho một ít thì
không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cà chua, nhưng nếu thiếu lâu dài sẽ
giảm hiệu suất quang hợp, thông qua việc giảm tích lũy tinh bột, đồng thời
nó cũng làm giảm nồng độ nitơ trong lá do giảm xitokinin trong lá. Ngoài
việc xúc tiến tăng trưởng phốtpho còn có vai trò cải thiện sự hình thành hạt
phấn, tăng chất lượng và số lượng hạt phấn. Cung cấp nhiều phốtpho có thể
cải thiện ảnh hưởng bất lợi của hàm lượng quá mức Coban (0,5mM hoặc
hơn) cũng như là độc tính của kẽm trên cây cà chua. Nếu lượng phốtpho


15
trong đất quá nhiều cũng rất hiếm gặp triệu chứng gây độc do nguyên tố
này có độ hòa tan thấp. Triệu chứng thiếu phốtpho: Lá có màu xanh tối, có
viền tím.
* Kali (K) :
Đóng vai trò quan trọng để hình thành đường, tinh bột và tổng hợp
protein. Cà chua cần kali trong quá trình quang hợp và hô hấp, tăng cường
sức khỏe cây và giúp hệ rễ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến kích thước, chất
lượng quả; có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc quả, tăng
lượng caroten, cá biệt tăng lycopen và giảm clorophin. Thiếu kali làm giảm
độ rắn quả và hàm lượng các chất dinh dưỡng cần để sản sinh hydratcacbon
và phát triển hệ rễ, quả chín không đều do đó giảm chất lượng quả. Yêu cầu
kali của cà chua rất cao vì nó gắn liền với việc thúc đẩy hình thành và phát
triển quả. Do yêu cầu kali rất cao nên để đối phó với việc kali ở vùng rễ
thấp, cây cà chua có cơ chế đặc biệt để có đủ kali, cơ chế này do gen quyết
định và chỉ thể hiện trong điều kiện lượng kali vùng rễ quá thấp, nhưng gen
này không liên quan đến dinh dưỡng kali trong điều kiện cung cấp đủ kali.
Kali có rất nhiều trong mật mía, rong biển, tro bếp. Việc hút kali chịu tác
động nhiều của độ thông thoáng và nhiệt độ đất. Mặc dù đất có chứa nhiều
kali tốt cho cây cà chua nhưng nếu quá dư thừa kali, trong điều kiện đất quá

ướt thì hút kali bị giảm. Khi có hiện tượng thiếu hụt kali thì mép lá bị vàng
và chết. Tuy nhiên, nếu quá nhiều kali thì việc hấp thụ các chất dinh dưỡng
khác bị hạn chế đặc biệt là hấp thụ canxi. Triệu chứng thiếu Kali : những
lá phía dưới có màu xanh tối, lá quăn và mép lá xoắn lại.
* Magiê (Mg):
Mg kích thích hoạt động của nhiều men, giữ hàng loạt chức năng
trong cây cà chua. Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trò quan
trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO
2
) và tổng hợp protein, giúp cây
tăng trưởng nhanh, hạn chế bệnh do nấm. Giúp cây có thể kiểm soát được


16
việc hấp thu nitơ, mang phốt pho trong toàn bộ cây, xúc tiến hoạt động của
các men và đặc việt đóng vai trò quan trọng trong quang hợp. Hàm lượng
magiê ở vùng rễ cao có lợi cho cà chua. Tuy nhiên, sự thiếu magiê dễ dàng
xảy ra. Việc thiếu hụt magiê xẩy ra trước tiên khi có hiện tượng không cân
đối giữa các nguyên tố kali và canxi cộng với NH4+ vì magiê là cation
cạnh tranh kém nhất trong so với 3 nguyên tố trên. Hơn nữa biểu hiện thiếu
hụt (héo giữa các gân của lá già)có thể là một chỉ thị do độ ẩm quá cao hay
quá thấp. Thiếu hụt magiê nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng thối đỉnh
quả BER. Một số giống cà chua khá mẫn cảm với magiê và rất dễ dạng chỉ
ra sự thiếu hụt trên các lá trưởng thành, mặc dù có thể magiê có đủ ở vùng
rễ. Triệu chứng thiếu magiê : giữa các gân lá bị biến vàng, nếu tình trạng
này kéo dài sẽ làm lá vàng, mỏng và ngừng sinh trưởng.
2.3.2.3 Những nguyên tố vi lượng quan trọng
Những vi lượng được nghiên cứu nhiều là bo, sắt và kẽm. Sự thiếu
hụt các chất vi lượng thường gặp ở đất cát, pH đất cao hoặc khi không có
sự cân bằng các nguyên tố đa lượng, hoặc vượt quá mức như phốtpho

chẳng hạn. Trong đất chua có nhiều mănggan và khi phốtpho tự do cao.
* Bo (B)
Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi
hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của
B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ
phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Sự thiếu hụt bo sẽ không xảy ra nếu không có những điều kiện bất
thuận xảy ra như căng thẳng về nhiệt độ và ẩm độ, đất cát có ít chất hữu cơ.
Sự thiếu hụt bo trong sản xuất cà chua là vấn đề quan trọng làm giảm năng
suất và chất lượng quả. Hàm lượng bo ở vùng rễ thấp làm lá cà chua giòn
và xuất hiện màu xanh nhạt, li tầng rời, độ cứng quả giảm, là vấn đề tồi tệ
trong bảo quản. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bón bổ sung bo bằng phun
phân lên lá tăng hàm lượng bo và kali trong quả, điều này chứng tỏ rằng bo
được chuyển dịch từ lá đến quả đồng thời kéo theo sự di chuyển kali trong


17
cây. Hơn nữa nó còn cải thiện việc hút canxi, magiê, natri, kẽm. Triệu chứng
thiếu bo : chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
* Sắt (Fe)
Thiếu hụt sắt là vấn đề dinh dưỡng các cây trồng gặp phải thường
xuyên khi pH trong vùng rễ quá cao. Tuy nhiên, cà chua gần như không
mẫn cảm với sự thiếu hụt này ở điều kiện pH đất tương đối cao (6-7). Việc
bón một phần N-NH
4
có thể giảm triệu chứng vàng lá ở cà chua. Sử dụng
sắt chelates phun lên lá có thể giải quyết được sự thiếu hụt sắt. Người ta đã
nghiên cứu và cho thấy khi bón hỗn hợp sắt – EDDHA với phân hữu cơ
hay mùn hoặc phun phân có chứa axít amin có thể cải thiện được việc hút

sắt. Sự thiếu hụt sắt ở cà chua được thể hiện rõ ở việc giảm sút hàm lượng
diệp lục trong lá. pH vùng rễ, kiểu gen, mức độ sắt dễ tan, phốtpho,
bicacbonat, các chất hữu cơ và độ ẩm ở vùng rễ có thể ảnh hưởng tới việc
hút sắt. Hàng loạt các gen có liên quan đến việc hút sắt dưới điều kiện thiếu
sắt ở vùng rễ. Trong điều kiện đất kém, việc thiếu sắt gần như không rõ
ngoại trừ sắt linh động quá thấp hoặc pH đất trên 7,0. Triệu chứng thiếu sắt
(mép lá chuyển màu xanh nhạt hoặc vàng) chỉ xảy ra khi quá thiếu nước,
giai đoạn cây sinh trưởng mạnh hoặc thay đổi chế độ chiếu sáng. Sắt
ở dạng FeDTPA được khuyến cáo nên sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho
cà chua do chúng khá bền vững trong dung dịch, còn FeEDTA có thể gây
độc cho cây do đó không nên dùng. Việc bổ sung sắt qua phun lên lá cũng
được khuyến cáo.
* Kẽm (Zn)
Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 men của nhiều hoạt động sinh lý,
sinh hóa của cây. Thiếu kẽm sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh
trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.
Triệu chứng thiếu kẽm thể hiện các lóng cây bị ngắn và mảnh, biên lá bị
xoắn và các vết đốm vàng phân bố không đều trên lá già, có thể giả quyết
bằng phun phân có kẽm lên lá. Sự thiếu hụt kẽm đôi khi không có triệu

×