Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 86 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


ĐÀM THỊ HẠNH


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN KHU VỰC VEN BIỂN
PHƯỜNG BÃI CHÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành :

Khoa học Môi trường
Khoa :


Môi trường
Lớp :

42 – KHMTN02
Khóa học :

2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn :

TS. Hoàng Văn Hùng

Thái Nguyên, 2014



LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Hoàng
Văn Hùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi
Cháy - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng, sự giúp đỡ của lãnh đạo và
cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn
Hùng - thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ
Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Chi cục Bảo
vệ Môi trường, các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng
do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạnđể đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên



ĐÀM THỊ HẠNH




DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long
18
Hình 4.2: Hoạt động lấn biển
39
Hình 4.3: Những cống nước đen xả thẳng ra biển
40
Hình 4.4: Hình ảnh tàu chở bùn đổ bùn xuống Vịnh Hạ Long
41
Hình 4.5: Rác thải tràn lan trên các bãi tắm thuộc khu du lịch Bãi Cháy
(ảnh chụp ngày 18/3/2013 tại bãi tắm Thanh Niên)
43
Hình 4.6: Vị trí quan trắc khu bờ biển phường Bãi Cháy
53

Hình 4.7: Số liệu quan trắc được đưa vào bản đồ như trên
54
Hình 4.8: Mô phỏng sự lan truyền dầu mỡ từ các điểm quan trắc
54
Hình 4.9: Mô hình tổng hợp cuả các chỉ tiêu ô nhiễm
55




DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Mạng lưới quan trắc nước biển ven bờ phường Bãi Cháy
32
Bảng 4.2: Kết quả phân tích một số yếu tố lý hóa học trong nước biển ven
bờ tại phường Bãi Cháy
33
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước biển ven
bờ Bãi Cháy năm 2013
37
Bảng 4.4: Khối lương nước thải năm 2013
42
Bảng 4.5: Xu thế diễn biến môi trường được đánh giá qua 1 số thông số.
44
Bảng 4.6: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước biển ven bờ
qua các năm
46





DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hàm lượng dầu trong nước biển Bãi Cháy năm 2013
35
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ Bãi Cháy
năm 2013 36
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ hàm lượng Amoni nước mặt ven biển Bãi Cháy năm
2013 37
Biểu đồ 4.4: Hàm lượng DO trong mẫu nước biển khu vực ven biển Bãi
Cháy năm 2013 38
Biểu đồ 4.5: Diễn biến hàm lượng Dầu mỡ qua các năm khu vực ven biển
Bãi Cháy. 46
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ so sánh nồng độ DO qua các năm trong nước biển Bãi
Cháy 47
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ đồng dạng của các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nước
biển trong mẫu nghiên cứu (similarity từ 83 – 100 %) 49
Biểu đồ 4.8: Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nước
biển (MDS). 50
Biểu đồ 4.9: Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nước
biển khu vực nghiên cứu (PCA) 51







DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QC


N Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Văn hóa
của Liên hiệp quốc)
UBND Ủy ban

hân dân
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
TSS Total Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng tổng số)
DO
Lượng oxy hoà tan trong nước cần

hiết cho sự hô hấp
của các sinh vật nước
BOD Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hoá)
COD Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học)
XLNT Xử lý nước thải
IUCN Tổ chức

bảo tồn thiên nhiên Thế giới
MDS Multi – Dementional Scaling
PCA Principal Component Analysis
GHCP : Giới hạn cho phép







MỤC LỤC
PHÂN 1: MỞ ĐẦU 4

1.1. Đặt vấn đề 4

1.2. Mục đích của đề tài 5

1.3. Mục tiêu của đề tài 5

1.4. Yêu cầu của đề tài 5

1.5 Ý nghĩa của đề tài 6

1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 6

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 6

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 6

2.1.1 Cơ sở lý luận 6

2.1.2 Cơ sở pháp lý 8

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9


2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9

2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 11

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 12

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 12

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 12

3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 13

3.2. Nội dung nghiên cứu 13

3.3 Phương pháp nghiên cứu 14




3.3.1. Ph
ương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 14

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước 14

3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa 14

3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh số liệu thu thập được 15


3.3.5. Phương pháp kế thừa 15

3.3.6 . Phương pháp lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm 15

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường thành phố Hạ
Long. 18

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18

4.1.2. Các nguồn tài nguyên 20

4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 26

4.2.1. Dân số, lao động và việc làm 26

4.2.2. Cơ sở hạ tầng 26

4.2.3. Văn hóa – xã hội: 28

4.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 29

4.3. Hiên trạng chất lượng nước biển ven bờ phường Bãi Cháy 31

4.3.1. Vị trí các điểm quan trắc 31

4.3.2. Kết quả quan trắc môi trường nước ven biển năm 2013 33


4.3.3. Một số nguồn thải tại khu vực nghiên cứu. 38
4.4. Diễn biến chất lượng nước qua các năm………………………………………… 42
4.5. Xác định một số yếu tố ảnh đến chất lượng môi trường nước biển khu vực phường
Bãi Cháy. 48

4.6. Mô phỏng sự lan truyên ô nhiễm từ các điểm quan trắc 52

4.7. Biện pháp giảm thiểu và giải pháp khắc phục 56




4.7.1. Nhóm gi
ải pháp chính sách 56

4.7.2. Nhóm giải pháp quản lý 56

4.7.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục 58

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1. Kết luận 59

5.2. Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC II 70

PHỤ LỤC III 72





1




PHÂN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có tiềm năng
lớn về phát triển du lịch biển, đảo. Là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước
(UBND Tỉnh Quảng Ninh,2013). Dọc chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có
trên 40.000 ha bãi biển, 20.000ha eo vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven
bờ là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi trồng và chế biến hải sản xuất khẩu
(Báo Quảng Ninh,2014)[27]. Đặc biệt có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất
của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long cùng các hải đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá
thế giới” cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển
với mật độ cao vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch
kết hợp rất hấp dẫn, trên đất liền và trên các đảo (Cổng thông tin điện tử Quảng
Ninh)[26].
Nằm bên bờ vịnh Hạ Long, Bãi Cháy đóng vai trò là trung tâm lưu trú và
các dịch vụ ven bờ, phát triển với quy mô quốc tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ
ngành du lịch được đầu tư, khai thác hiệu quả đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách du lịch trong và ngoài nước. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Nhưng bên cạnh nguồn lợi to lớn đó thì vấn đề môi trường liên
quan đến hoạt động này ngày càng trở nên nhức nhối và cấp bách hơn. Do nhu cầu
phát triển kinh tế nên đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải làm cho môi

trường biến đổi, đặc biệt là môi trường nước, trong đó có nước biển. Mà nguyên
nhân chủ yếu là do tác động của con người dưới nhiều hình thức khác nhau.

2





Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, từ nhu cầu thực tế và nguyện
vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Hoàng Văn
Hùng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng
tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP.
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường nước biển khu vực phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh và
đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hoặc giảm thiểu ô
nhiễm khu vực nghiên cứu.

1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển khu vực phường Bãi Cháy .
- Xác định được một số yếu tố tác động đến chất lượng môi trường
nước biển khu vực phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu ô nhiễm và quản lý
tốt hơn môi trường nước biển khu vực phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
1.4. Yêu cầu của đề tài

- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy
đủ, chi tiết.
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi
trường của phường Bãi Cháy.
- Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực nghiên cứu.
3




- Đánh giá đầy đủ hiện trạng môi trường nước biển và các tác động đến
môi trường nước biển tại khu vưc.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của khu vực.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng tổng
hợp và phân tích số liệu.
- Giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp
đánh giá hiện trạng môi trường.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc
có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong
công việc.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động gây ô nhiễm tới môi trường nước
biển, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức quản lý có các biện pháp quản lý, ngăn
ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước biển, cảnh quan và con
người.









4





PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm tài nguyên biển
Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi
sinh vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên
các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam (Nghị định số 25/2009/NĐ-
CP)[12].
Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là quản lý liên
ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành,
lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, khai thác,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Nghị định số 25/2009/NĐ-
CP)[12].
2.1.1.2 Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy

sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác
khoáng sản, giao thông vận tải biển (Lê Văn Khoa,2001)[7].
Ô nhiễm biển là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hoá học
của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước
biển khi các tàu chở dầu bị đắm hoặc các tàu hàng, tàu khách tẩy rửa các thùng
nhiên liệu mới ), khai thác dầu lửa (sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn
dầu, các nhà máy lọc dầu ), hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền (các
chất thải phóng xạ độc hại do các nước công nghiệp dùng tàu đổ xuống biển )
5




ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng
trưởng, phát triển của chúng (Lê Văn Khoa, 2001)[7].
Biển và ven biển là nơi nhiều ngành kinh tế cùng khai thác. Nhiều đô thị lại
đặt ở vùng này. Du lịch và giải trí ở vùng ven biển kể cả thể thao
cũng để lại hậu quả xấu cho đa dạng sinh học biển (Lê Văn Khoa, 2001)[7].
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2006;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua
ngày 21/6/2012;
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11.
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11.
- Nghị định số 162/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-CP về
việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước;
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn Công ước về
Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
6




- Nghị định số 25/2009/NĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Chính phủ về quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.
- TCVN 5943:1995 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven
bờ Số trang : 4
- TCVN 5998:1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước
biển Số trang : 11
- TCVN 6276:2003 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của
tàu Số trang : 99
- TCVN 6276:2003/SĐ 3:2007 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm
biển của tàu Số trang : 32
- TCVN 6986:2001 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh Số trang : 4
- TCVN 6987:2001 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước Số
trang : 4

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ.
- QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thủy sản.
7





2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường
không ngừng tăng lên, năm 1986, GESAMP (Group of Experts on the Scientific
Aspects of Marine Pollution) - nhóm các chuyên gia khoa học về ô nhiễm biển
được các tổ chức IMO, FAO, UNESCO, WMO, WHO, IAEA, UN, UNEP tài trợ
đã xuất bản tài liệu "Sức tải môi trường - Một cách tiếp cận để ngăn ngừa ô nhiễm
biển, trong đó đã đưa ra khá đầy đủ các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và các
hướng dẫn liên quan đến đánh giá sức tải của thuỷ vực (Nguyễn Đình Hoè,
1998)[9].
Cho đến nay, việc đánh giá ô nhiễm biển và sức tải môi trường ở các thuỷ
vực ven bờ biển (vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông) đã được tiến hành chủ yếu ở các
nước phát triển trong nhiều lĩnh vực liên quan khác nhau nhằm xác định giới hạn
của các hoạt động phát triển, chủ yếu phục vụ cho mục tiêu bảo vệ môi trường
biển và phát triển bền vững. Ví dụ, đã có công trình nghiên cứu đánh giá như nuôi
cá trong các đầm ven biển tại Scotlen, vùng Haifa của Israel, Vịnh Chesapeake và

cửa sông York của Mỹ(Dellapena và nnk, 1998), Tây Nam Vịnh Mêhicô
(Manickchand-Heileman và nnk, 1998), nuôi trồng thuỷ sản mũi nhọn ởVịnh
Mulroy ởAnh (Trevor Telfor & Karen Robinson, 2003) v.v. Một số nghiên cứu tập
trung vào khả năng đồng hoá-tự làm sạch các chất gây ô nhiễm của thuỷ vực, khả
năng lọc và xử lý chất thải của các đối tượng sinh học như rừng ngập mặn, cỏ biển
và các loài nhuyễn thể tại các khu vực biển ven bờ. Các kết quả nghiên cứu này có
thể được sử dụng như là một trong những cơ sở cho việc tính toán cũng như xây
dựng các giải pháp cải thiện năng lực tải của môi trường.
8




Michael Dennis, K. Wayne Forsythe, Cameron Hare, and Adrian Gawedzki
( 2012), đã nghiên cứu về sử dụng Kriging trên arcgis 10.1 để nghiên cứu giá trị ô
nhiễm trầm tích trên hồ. Kết quả đã xây sựng một quy trình sử dụng công cụ trên
arcmap để xây dựng bản đồ ô nhiễm nước (Michael Dennis, K. Wayne Forsythe,
Cameron Hare, and Adrian Gawedzki, 2012)[28].
Michael A. Mallin, Kathleen E. Williams, E. Cartier Esham, and R. Patrick
Lowe (2000). Đã nghiên cứu về sự phát triển cảu con người có ảnh hưởng như thế
nào tới sự ô nhiễm nước ven biển (Michael A. Mallin, Kathleen E. Williams, E.
Cartier Esham, and R. Patrick Lowe ,2000)[29].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Đối với môi trường biển và các thuỷ vực ven bờ biển Việt Nam, vấn đề ô
nhiễm biển và khả năng tự làm sạch, sức tải môi trường đã được quan tâm từ lâu,
cách tiếp cận đúng hướng nhưng do hạn chế về kỹ thuật và công cụ đánh giá, nên
chưa có được những tài liệu tổng hợp, hệ thống và định lượng. Đỗ Trọng Bình
(1997) đã nghiên cứu vai trò của thực vật nổi đối với khả năng làm sạch môi
trường Vịnh Hạ Long. Kết quả cho thấy, vào mùa khô, năng suất sinh học sơ cấp
thô trung bình đạt 66,6mgC/m3/ngày, năng suất sinh học sơ cấp tính trung bình

đạt 37,8mgC/m3/ngày. Khả năng tái phục hồi dinh dưỡng và phân giải chất hữu cơ
cao nên đã duy trì ở mức tương đối ổn định các chất hữu cơ và chất vẩn lơ lửng
trong vực nước, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường(Lưu Đức Hải, Nguyễn
Ngọc Sinh, 2000)[6]
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Cự (1998) cho thấy việc san lấp mặt bằng ven
bờ hay sử dụng vùng triều nuôi trồng thuỷ sản và khai hoang nông nghiệp đã làm
giảm khả năng tự làm sạch của Vịnh Hạ Long. Tính đến 1998, đất ngập triều Vịnh
Hạ Long - Cửa Lục bị mất 1089 ha do san lấp mặt bằng, 16 ha do khai hoang nông
9




nghiệp, 2564 ha do đắp đầm nuôi thuỷ sản. Theo tính toán, khai hoang nông
nghiệp và san lấp mặt bằng làm mất năng lực giảm P-T 0,117kg/ha/ngày, N-T
0,234kg/ha/ngày và TSS 409,5kg/ha/ngày. Các khu khoanh đắp đầm nuôi thuỷ sản
làm mất khả năng giảm P-T 0,09kg/ha/ngày, N-T 0,180kg/ha/ngày và TSS
315kg/ha/ngày.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng,
nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và
đánh giá môi trường khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trọng tâm là thực
trạng ô nhiễm và nguồn thải.
Trong những năm gần đây, cán bộ khoa học của Viện Tài nguyên và Môi
trường biển đã tích cực ứng dụng mô hình toán để đánh giá, dự báo chế độ thuỷ
động lực và chất lượng môi trường nước các thuỷ vực ven bờ. Trong đó, có một số
nghiên cứu tập trung vào khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long.
Tại khu vực Hạ Long - Bái Tử Long, mô hình lan truyền chất gây ô nhiễm
cho một loạt các yếu tố ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng và một số kim loại
nặng cơ bản đã thực hiện cho cả hệ thống vịnh, từ đó đã tiếp tục nghiên cứu đánh
giá sức tải môi trường để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường khu

vực này (Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh Hương (2000)[21]
Những kết quả nghiên cứu này, ngoài tạo dựng được bộ tư liệu khoa học
phục vụ nhu cầu quản lý môi trường các khu vực nghiên cứu, còn từng bước góp
phần hệ thống hoá và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu và đánh giá sức tải
môi trường của thuỷ vực ven biển trong điều kiện thực tế của nước ta.
10




PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng môi trường nước biển tại địa bàn phường Bãi Cháy, TP. Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh
- Người dân sống trong khu vực và khách du lịch.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khu vực ven biển Phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện: UBND phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long và Chi cục
Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu tác
động tới chất lượng môi trường nước biển
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn ,thủy triều…
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, việc làm, thu nhập, cơ sở hạ
tầng, hoạt động du lịch, kinh doanh dịch vụ, hoạt động công nghiệp.
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển khu vực nghiên cứu

+ Hiện trạng môi trường nước mặt ven biển
+ Hiện trạng các nguồn thải vào khu vực nghiên cứu
11




3.2.3. Diễn Biến chất lượng nước qua các năm
3.2.4. Xác định một số yếu tố ảnh đến chất lượng môi trường nước biển khu
vực nghiên cứu (thông qua bộ phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước)
+ Nhóm yếu tố ảnh hưởng: hoạt động công nghiệp, hoạt động du lịch, hoạt
động sinh hoạt
+ Nhóm điều tra: nhóm điều tra người dân, nhóm cán bộ, nhóm khách du
lịch
3.2.5. Bản đồ mô phỏng lan truyền ô nhiễm nước tại địa bàn nghiên cứu
3.2.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nươc
biển khu vực nghiên cứu
+ Giải pháp về chính sách
+ Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục
+ Giải pháp kinh tế
+ Giải pháp về pháp luật
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
Tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ( Dân số, việc làm, cơ sở hạ
tầng…) của phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và kết quả quan trắc môi
trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về các văn bản pháp quy về môi trường nước biển, du lịch biển, về bảo

vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam… và các tài
liệu có liên quan.
12




3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân, khách du lịch, cán bộ về ảnh
hưởng của hoạt động du lịch, sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ tới môi trường nước
biển.
- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn hộ gia đình, người dân 40 người, khách
du lịch 40 người và cán bộ quản lý 20 người.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước
để thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng nước biển và thông qua đó đánh giá
được một số yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.
3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình của khu vực nghiên cứu.
- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực
nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh số liệu thu thập được
* Số liệu trên PRIMER
- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được theo bảng trên Excel bao gồm cả số
liệu dạng số(quantitative)và số liệu dạng chữ trước khi chuyển vào phần mềm
PRIMER 5.0
- Phân loại số liệu dạng số như hiện trạng nước biển, các dấu hiệu lạ của
nước, váng dầu mỡ v.v. dưới dạng bảng dễ hiểu và tiến hành mã hóa các dữ liệu
thuộc tính dạng chữ để phần mềm PRIMER có thể hiểu và cho ra kết quả.
- Xác định mối quan hệ các yếu ảnh hưởng đến chất lượng nước biển tại
địa bàn nghiên cứu trên phân tích mối tương quan Multi – Dementional Scaling

(MDS) và Principal Component Analysis (PCA).
* Số liệu trên ArcGIS
13




- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được và tổ chức theo các trường cụ thể:
ID, P
H
, độ muối, độ đục, dầu mỡ, TSS, amoni, Fe v v Các trường xây dựng luôn
theo đúng trường ID trên dữ liệu các điểm quan trắc để khi kết nối dữ liệu có kết
quả chính xác.
3.3.5. Phương pháp kế thừa
- Dựa trên những kết quả của các đề tài nghiên cứu trước về vấn đề chung
đang tìm hiểu để có thể tận dụng, tham khảo, và so sánh với các kết quả đó.
3.3.6 . Phương pháp lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm
- Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích đều được thực hiện theo
đúng hướng dẫn của các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và quốc tế (ISO) tương
ứng và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS gồm :
+ TCVN 6492 - 1999 (ISO 15023 – 1994) Chất lượng nước – Xác định P
H.

+ TCVN 5499 – 1995 Xác định oxy hòa tan – phương pháp Winkler
+ TCVN 6625 – 2000 Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc
sợi thủy tinh
+ TCVN 6001 – 1995 Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5)
+ TCVN 6491 – 1999 Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD)
+ TCVN 6494 – 1999 Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit,
Othophotphat, Bromua, Nitrat và sunfat bằng sắc kí lỏng ion.

+ TCVN 6178 - 1996 (ISO 6777-1984) Xác định nitrat. Phương pháp trắc
phổ hấp thụ điện nguyên tử
+ TCVN 6180 - 1996 (ISO 7890-1-1998) Xác định nitrat. Phương pháp trắc
phổ dùng axit sunfoxalixylic
+ TCVN 5988 – 1995 (ISO 5664-1984) Xác định amoni. Phương pháp
chưng cất và chuẩn độ
14




+ TCVN 6002 – 1995 (ISO 6333-1986) Xác định mangan. Phương pháp trắc
quang dùng fomaldoxim
+ TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332-1986) Xác định sắt bằng phương pháp trắc
phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin
+ TCVN 6193 – 1996 (ISO 8288-1996) Xác định coban, niken, đồng, chì,
kẽm, cadimi. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
+ TCVN 6197 -1996 (ISO 5961-1994) Xác định cadimi bằng phương pháp
trắc phổ hấp thụ nguyên tử
+ TCVN 6626 – 2000 (ISO 11969-1996) Xác định asen. Phương pháp đo
hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua)
+TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Phát hiện và đếm vi khuẩn
coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phương pháp
màng lọc.sử dụng công cụ Kriging trên ArcGIS để mô phỏng sự lan truyền ô
nhiễm từ các điểm quan trắc. Từ đó có được bản đồ ô nhiễm tại vùng nước ven
biển của khu vực nghiên cứu.
- Các thông số quan trắc nước biển bao gồm: P
H
, Độ muối, độ đục, Dầu mỡ,
TSS, Amoni, Fe, Mn, nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD

5)
, nhu cầu ô xy hòa tan (DO),
Colifrom.
- Quá trình tiến hành: Quan trắc tại hiện trường, lấy mẫu nước, bảo quản
theo đúng qui trình. Chuyển mẫu về phân tích đối với các chỉ tiêu cần phân tích
trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
Ghi chép nhanh đối với các chỉ tiêu quan trắc nhanh tại hiện trường. Sau khi có kết
quả phân tích chất lượng nước biển cán bộ Môi trường tại Trung tâm Quan trắc
Môi trường tỉnh Quảng Ninh xử lý dữ liệu và lập báo cáo.
15




PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
thành phố Hạ Long.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vi trí địa lý

Hình 4. 1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số
102/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình phát triển, thành phố Hạ Long được mở rộng, sáp nhập 2 xã
Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ (Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày
16/08/2001 của Chỉnh phủ). Hiện nay thành phố Hạ Long có tọa độ địa lý:
Từ 20
o
55’ đến 21
o

25’ vĩ độ bắc,
Từ 106
o
50’ đến 107
o
30’ kinh độ đông.
16




Phía bắc – Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam thông ra biển giáp vịnh
Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía đông – Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả,
phía tây – Tây nam giáp huyện Yên Hưng.
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha, có quốc lộ
18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km
2
.
Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, thành phố vừa là đơn vị hành
chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng
điểm kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long
còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km
về phía Tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía
Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông – Nam.
4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm 23,7
o
C dao động từ 16,7

o
C – 28,6
o
C. Nhiệt độ
trung bình cao nhất 34,9
o
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 38
o
C, mùa đông nhiệt
độ trung bình thấp nhất 13,7
o
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 5
o
C.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và
chia thành 2 mùa.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80 – 85% tổng lượng mưa cả
năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm.
+ Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 –
20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 từ
4 – 40 mm.

×