Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt tại phường Quang Vinh - thành phố Thái Nguyên..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐINH THỊ HUYỀN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC DIỂM SINH VẬT HỌC
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN
(OSTRINIA FURNACALIS GUENE) HẠI CAO LƯƠNG NGỌT
TẠI PHƯỜNG QUANG VINH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 - 2014


Thái nguyên - 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐINH THỊ HUYỀN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC DIỂM SINH VẬT HỌC
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN
(OSTRINIA FURNACALIS GUENE) HẠI CAO LƯƠNG NGỌT
TẠI PHƯỜNG QUANG VINH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Lan Anh
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của mình,
em đã nhận được sự quan tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng
biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Nông học; cùng
nhiều cán bộ Trung tâm Thực hành - Thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình

học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo Ths Bùi Lan
Anh khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng
song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự
tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Đinh Thị Huyền
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1

1.2. Mục tiêu: 3

1.3. Yêu cầu của đề tài: 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Tỉnh hình nghiên cứu về sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên thế giới 4

2.1.1. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 4


2.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 5

2.2. Tỉnh hình nghiên cứu về sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
ở trong nước 9

2.3. Nhận xét chung từ tổng quan và những vấn đề cần phải tiến hành
nghiên cứu về sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) hại cao lương
ngọt 9

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 11

3.1. Đối tượng nghiên cứu 11

3.2. Vật liệu nghiên cứu: 11

3.3. Dụng cụ thí nghiệm: 11

3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 11

3.5. Nội dung: 11

3.6. Phương pháp nghiên cứu: 11

3.6.1. Nghiên cứu xác định thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục
thân trên cao lương ngọt 11

3.6.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) 12


3.6.3. Nghiên cứu xác định hiệu quả phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) 13

3.6.4. Phương pháp xử lý số liệu 14

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân trên cao lương ngọt 15

4.2. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2013 16

4.3. Kích thước của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao
lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2013 17

4.4. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 20

4.4.1. Thời gian phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao lương ngọt 20

4.4.2. Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt 22

4.4.3. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt 23

4.5. Hiệu lực phòng trừ của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 25

4.5.1. Hiệu lực tiêu diệt sâu đục thân (TN trong phòng) 25


4.5.2. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN ngoài đồng ruộng) 25

4.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis) đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao
lương ngọt 27

4.6.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis) đến các yếu tố cấu thành năng suất cao
lương ngọt 27

4.6.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis) đến năng suất cao lương ngọt 27

4.7. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis) đến hàm lượng đường cao lương ngọt 28

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu đục thân trên cao lương
ngọt tại Thái Nguyên năm 2013 15

Bảng 4.2. Kích thước các pha phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 17

Bảng 4.3. Thời gian phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trên
cao lương ngọt ở nhiệt độ 25

o
C, 30
o
C và ẩm độ 83,0 – 85,0% 21

Bảng 4.4. Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao lương ngọt 22

Bảng 4.5. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao lương ngọt 23

Bảng 4.6. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) của
một số thuốc BVTV 25

Bảng 4.7. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN ngoài đồng ruộng) 26

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis) đến các yếu tố cấu thành năng suất cao lương ngọt 27

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis) đến năng suất cao lương ngọt 28

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân Ostrinia
furnacalis đến hàm lượng đường trong cao lương ngọt 29



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu đục thân 14


Hình 4.1. Tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương ngọt 15

Hình 4.2. Kích thước trứng sâu đục thân 18

Hình 4.3. Kích thước sâu non sâu đục thân 18

Hình 4.4. Kích thước nhộng sâu đục thân 19

Hình 4.5. Kích thước trưởng thành sâu đục thân 20

Hình 4.6. Thời gian phát dục của sâu đục thân 20

Hình 4.7. Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân 22

Hình 4.8. Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sâu đục thân 24

Hình 4.9. Số ổ trứng trung bình của 1 trưởng thành cái sâu đục thân 24

Hình 4.10. Số trứng trung bình của 1 trưởng thành cái sâu đục thân 24

Hình 4.11. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân sâu 26

Hình 4.12. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân sâu 28



1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng.
Theo dự báo của tổ chức năng lượng quốc tế IEA, khoảng 60 năm nữa các
nguồn tài nguyên hóa thạch trên thế giới sẽ cạn kiệt vì con người đã và đang
khai thác nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Còn ở Việt Nam, theo báo
cáo của các chuyên gia năng lượng, dự báo đến năm 2025 Việt Nam về cơ
bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí.
Trước thực tế đó, để ổn định và đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng
nhu cầu của con người, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến
khích sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng (năng lượng mặt trời, năng
lượng gió và đặc biệt là năng lượng sinh học). Trong đó, việc nghiên cứu các
giống cây mới có hiệu suất sản xuất năng lượng sinh học cao được đặc biệt
quan tâm.
Cao lương ngọt là cây C4 có thời gian sinh trưởng ngắn (4-5 tháng), có
khả năng sinh trưởng rất mạnh và cho sinh khối lớn tại những vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới như ở Việt Nam. Cao lương ngọt còn là cây chịu hạn tốt, không
kén đất có thể trồng được trên những vùng đất khô cằn, thậm chí gần hoang
hóa, nơi không thể trồng lúa gạo. Venturi (2003) đã nghiên cứu so sánh tính
khả thi của việc sử dụng lúa mỳ, lúa mạch, ngô, cao lương hạt, củ cải
đường và cao lương ngọt làm nguyên liệu sản xuất chất đốt ở châu Âu.
Công trình này đánh giá trên 34 quốc gia và kết quả cho thấy: cây cao
lương ngọt là cây trồng có tiềm năng nhất do có hiệu suất quang hợp cao và
khả năng thích nghi rộng. Hiện nay, trên thế giới cao lương ngọt đang được
coi là cây trồng tiềm năng nhất để sản xuất xăng sinh học, 1 ha cao lương
có năng suất trung bình 80 tấn sẽ sản xuất được 6.300 lít Ethanol [65]. Thân

2

cao lương ngọt sau khi ép có thể dùng làm chất đốt sản xuất điện năng hoặc

bã thải có thể dùng làm phân bón và thuốc nhuộm. Sợi cao lương được dùng
làm ván ốp tường, hàng rào, vật liệu bao bì phân hủy sinh học và dung môi.
Ngoài ra, phần lá và ngọn cao lương có thể làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc
với hàm lượng dinh dưỡng cao (trong 100 g nguyên liệu với ẩm độ 12% có
10,4 g Protein; 3,1 g Fat; 1,6 g Ash; 2,0 g chất xơ; 70,7 g cacbohydrate; 329
kcal năng lượng; 25,0 mg Ca; 5,4 mg Fe; 0,38 mg Thiamin; 0,15 mg
Roboflavin và 4,3 mg niacin [78].
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, cao lương ngọt còn là một trong những
cây trồng bị nhiều loài sâu bệnh xuất hiện, phát triển và gây hại trong suốt quá
trình sinh trưởng, phát triển giảm hàm lượng đường và năng suất khoảng 30%
[17]. Trong đó, sâu đục thân là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm
nhất, chúng xuất hiện và gây hại từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch làm
giảm năng suất cao lương 10%, thậm chí 25 – 75% (Duerden, 1953; Matthee et
al., 1974). Theo Khan et al (1997a), trên cao lương và ngô có 17 loài sâu đục
thân, chúng thuộc 2 họ côn trùng (họ ngài sáng Pyralidae và họ ngài đêm
Noctuidae). Trong đó, loài Ostinia nubilalis là loài gây hại chính ở các nước Mỹ,
Australia, Egyt, Peru, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Berger,…(Abel et al, 1995;
Burbuleseu et al, 1982; Berger, 1984; Newffer, 1981) và loài Ostrinia furnacalis
Guenee là loài gây hại chính trên ngô và cao lương ở các nước châu Á như: Việt
Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Triều tiên, Phillippine, Indonesia,
Brunei, Malaysia, Campuchia,… (Chu et al, 1996; Lee et al, 1982; Li et al, 1997;
Saito, 1980 và Waterhouse, 1995).
Trước thực tế đó, để góp phần cho sự phát triển cao lương ngọt bền vững
phục vụ nhu cầu sản xuất xăng sinh học, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu thành phần, đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ của sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt tại phường Quang Vinh tp

3

Thái Nguyên năm 2013”

1.2. Mục tiêu:
- Xác định được đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt.
- Xác định được hiệu quả phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee).
1.3. Yêu cầu của đề tài:
- Xác định thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân và đặc điểm sinh
vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt.
- Xác định hiệu quả phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) của một số thuốc bảo vệ thực vật.

4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tỉnh hình nghiên cứu về sâu đục thân (
Ostrinia furnacalis
Guenee)
trên thế giới
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
Sâu đục thân ngô, cao lương (Ostrinia furnacalis Guenee) thuộc họ ngài
sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Đặc điểm sinh vật học và sinh
thái học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đã được nghiên cứu ở
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippine và Malaysia (Cao et
al, 1994; Chu et al, 1996; Delatre et al, 1983; Goto et al, 1996; Husein et al,
1983; Lê et al, 1982; Lu et al, 1995; Wang et al, 1995). Song các tác giả này
mới chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) với nguồn thức ăn nuôi sâu là ngô mà chưa nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học của loài này với thức ăn là cao lương ngọt.
Thời gian phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) ở các

điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau là không giống nhau: Pha trứng dao
động từ 3 – 4 ngày; sâu non có 6 – 7 tuổi và kéo dài từ 17 – 30 ngày; pha
nhộng dao động từ 6 – 9 ngày. Như vậy, vòng đời của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) dao động từ 26 – 43 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết
khí hậu và thức ăn. Sâu trưởng thành có thể sống được từ 7 – 11 ngày. Một
trưởng thành cái đẻ trung bình 602 – 817 trứng (Lee et al, 1982; Hussein et al,
1983). Trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) có thể phát
tán với khoảng cách xa nhất 8 – 10 km, trung bình chỉ phát tán với khoảng
cách 2 km. Ở Triều Tiên và ở vùng Jiang Su (Trung Quốc), mỗi năm sâu đục
thân (Ostrinia furnacalis Guenee) có thể hoàn thành 3 thế hệ (Cao et al, 1994;
Lee et al, 1982).

5

Chất lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của sâu
non (Ostrinia furnacalis Guenee). Sâu non sống trong cây ở giai đoạn chín có
tỷ lệ sống sót cao hơn so với sâu sống trên cây ở giai đoạn đang sinh trưởng
sinh dưỡng (Saito, 1980).
Theo Chu et al (1996), kết quả nuôi sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trong phòng thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: sự thay đổi mật độ sâu
non tuổi 4 và tuổi 5 ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng quần thể sâu.
Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) gây hại trên ngô, cao lương và
bông. Tuy nhiên, tùy theo từng loại thức ăn mà tỷ lệ sống của sâu non và thời
gian phát dục của sâu khác nhau. Trên loại thức ăn thích hợp, sâu non có tỷ lệ
sống cao và thời gian phát dục ngắn lại (Delattre et al, 1983; Goto et al, 1996).
2.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
* Biện pháp canh tác:
Ở Egypt, để tránh tác hại của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee,
Sesamia cretica, Chilo agamemnon) và các loài rệp muội, người ta khuyến
cáo nên gieo trồng vào thời gian trước giữa tháng 6 hàng năm (FAO, 1997).

Ở Nicaragua đã khuyến cáo, việc cày đất trước khi trồng có tác dụng
trừ được một số mầm mống sâu, bệnh hại trong đất, trong đó có sâu đục thân
(FAO, 1997).
Ở Philippine, việc xen canh ngô với lạc có tác dụng hạn chế số lượng
sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) (FAO, 1997).
Theo Phelan et al (1995) và Setamou et al (1996), phân đạm có ảnh
hưởng lớn đến sâu đục thân. Thí nghiệm năm 1991 ở Benin cho thấy: phân
đạm không những chỉ có tác dụng tăng sinh trưởng và năng suất ngô mà nó
còn làm tăng cả tỷ lệ sống sót của các loài sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee, Sesamia cretica, Chilo agamemnon) do đó làm tăng tỷ lệ cây bị hại
và tăng số lỗ đục trên 1 cây. Mật độ ổ trứng sâu đục thân (Ostrinia furnacalis

6

Guenee) trên ruộng ngô bón phân hóa học cao gấp 18 lần so với trên ruộng
ngô bón phân hữu cơ. Nếu không bón đạm cho cây, tỷ lệ thiệt hại năng suất
ngô do sâu đục thân là 20%, cao hơn so với có bón đạm (tỷ lệ thiệt hại năng
suất 11%) là 9%. Nếu bón đạm vô cơ (đạm, lân, kali) cân đối cùng với phân
vi lượng có chứa muối mangan và kẽm thì sẽ tăng khả chống chịu của cây ngô
đối với sâu đục thân.
Theo Moyal (1995), ở điều kiện mưa ẩm, mật độ sâu đục thân không
phụ thuộc vào mật độ trồng, nhưng ngược lại nếu trong điều kiện khô thì mật
độ sâu đục thân ở những ruộng trồng mật độ thưa sẽ thấp hơn so với ruộng
trồng dày.
* Biện pháp thủ công cơ giới:
Theo FAO (1997) và Delattre et al (1983), việc thu dọn, tiêu hủy tàn dư
sau thu hoạch có tác dụng làm giảm đáng kể quần thể sâu đục thân.
* Biện pháp sử dụng giống kháng
Giống kháng sâu đục thân là giống mà sâu đục thân không đẻ trứng lên
đó và khi nhiễm sâu nhân tạo thì thì tỷ lệ sống sót của sâu non thấp. Đối với

ngô, có nhiều giống có tính kháng sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) như: giống
ngô Michigan No 561, L317, Oh7, W10, F1244, F1246, F1250A, PI503728,
PI503849, A10623,… nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào công bố về giống cao
lương ngọt có tính kháng sâu đục thân (Ostrinia furnacalis).
* Biện pháp sinh học:
Nghiên cứu biện pháp sinh học bắt đầu từ việc nghiên cứu thành phần
lớn là vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu đục thân. Ở Liên Xô
cũ đã phát hiện hơn 20 loài thiên địch thuộc bộ cánh màng (Hommoptera) và
bộ 2 cánh (Diptera) là ký sinh sâu đục thân (Ostrinia nubilalis). Trong đó,
ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) ký sinh trứng, ong vàng
(Habrobracon hebetor) ký sinh sâu non. Ở Pháp, đã phát hiện 4 loài ruồi họ

7

Tachinidae ký sinh sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) (Grenier et al, 1984). Ở
Thổ Nhĩ Kỳ, ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) là loài ký sinh quan
trọng trên sâu đục thân (Ostrinia nubilalis).
Trong các năm 1987 – 1990, trứng sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) bị
ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) ký sinh với tỷ lệ 48,9 – 73,02%. Loài
ong mắt đỏ này có hiệu quả cao trong việc kìm hãm số lượng sâu đục thân
(Ozipinar et al, 1996a). Ở Hoa Kỳ, đã xác định được 4 loài ký sinh và 6 loài
vi sinh vật là thiên địch của sâu đục thân (Ostrinia nubilalis), trong đó loài
Nosema pyraustae là loài có triển vọng nhất, nó có khả năng gây chết 60% ký
chủ. Số lượng quần thể ký sinh tăng hay giảm phụ thuộc vào số lượng quần
thể ký chủ và diễn biến mật độ 2 loài ký sinh và ký chủ theo đường parabol
(Andreadis, 1982).
Ở Triều Tiên, mới ghi nhận được 2 loài ký sinh sâu đục thân. Trong đó,
ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) có thể tiêu diệt được 63,8% số trứng
của vật chủ. Ở Malaysia, đã ghi nhận được 2 loài bắt mồi ăn thịt. Ở
Philippine, đã phát hiện được 3 loài bắt mồi ăn thịt và 1 loài ký sinh trứng sâu

đục thân (Hussein et al, 1983; Lee et al, 1982). Ngoài ra, các loài vi khuẩn
Bacillus thuringiensis, virus nhân đa diện NPV, nấm Beauveria bassiana,
tuyến trùng Steinernama carpocapsae, trùng bào tử (Nosema furnacalis và
Nosema pyrausta) có tác dụng trong phong trừ sâu đục thân (FAO, 1997;
Gahlukar et al, 1976).
Ở Đức, đã nghiên cứu ứng dụng ong mắt đỏ để phòng trừ sâu đục thân,
kết quả cho thấy: Nếu thả 50 – 100 nghìn ong mắt đỏ/1 ha với số lần thả 1 – 3
lần, thả cách nhau 1 tuần thì loài ong này đã tiêu diệt được 80 – 94% sâu đục
thân và vào năm 1979-1981, đã tiến hành thả ong mắt đỏ trên diện tích 12 –
73 ha/năm (Neuffer, 1981). Ở Liên Xô cũ, việc thả ong mắt đỏ với số lượng
30 ngàn con/ha cho kết quả khá cao (tỷ lệ trứng sâu đục thân bị ký sinh lên tới

8

78%) (Guhlukar et al, 1976). Ở Trung Quốc, vào năm 1974 đã tiến hành thả
ong mắt đỏ trên diện tích 5 ngàn ha để trừ sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)
(thả 2 lần, mỗi lần thả 150 ngàn con và kết quả cho thấy: 62,2 – 78% trứng
sâu đục thân bị ong ký sinh (FAO, 1979). Ngoài ra, việc nghiên cứu ứng dụng
ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) trong phòng trừ sâu đục thân
(Ostrinia nubilalis) còn được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới như: Thổ Nhĩ
Kỳ, Italy, Đài Loan, Australia, Philippine,… (Berger, 1984; Chu et al, 1996;
Greatti et al, 1996; Ozpinar et al, 1996b).
* Biện pháp sử dụng thuốc hóa học
Biện pháp hóa học là một biện pháp chủ chốt, quan trọng trong phòng trừ
dịch hại cây trồng nói chung và sâu đục thân nói riêng. Biện pháp này được sử dụng
khi mà các biện pháp khác không phát huy được hiệu quả hoặc hiệu quả phòng trừ
không cao và đây cũng là biện pháp duy nhất dùng để sử dụng khi nạn dịch có nguy
cơ bùng phát trên một diện tích lớn.
Theo Bei-Bienko (1954), việc sử dụng thuốc hóa học BVTV quá mức và
máy móc, đặc biệt là việc dùng các thuốc có độ độc cao, có thể kéo theo những hậu

quả nặng nề: làm gia tăng số lượng của nhiều loài sâu hại do sự phá hủy hệ thiên
địch của chúng trong tự nhiên.
Ở Pháp, do sử dụng lạm dụng thuốc Pyrethroid (Decis và Sumisidin) trừ sâu
đục thân đã gây bùng phát số lượng các loài rệp muội Rhopalosiphum padi,
Sitobion avenae, Metopolophium dirhodum và làm cho việc phòng trừ sâu hại ngô
đi vào bế tắc.
Thuốc Fenitrothion có hiệu quả diệt trừ sâu đục thân và rệp muội cao ở
Yugoslavia, nhưng loại thuốc này cũng làm cho tỷ lệ thiên địch (bọ rùa, bọ mắt
vàng, ruồi thuộc họ Syrphidae) chết cao. Để trừ sâu đục thân, có thể sử dụng các
loại thuốc: Quinalphos, Cypermethrin, Furadan, Sevin, Monocrotophos,
phosphamidon,… (Delattre et al, 1983; Singh et al, 1996).

9

2.2. Tỉnh hình nghiên cứu về sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) ở
trong nước
Ở nước ta, việc nghiên cứu về sâu đục thân Ostrinia furnacalis còn khá tản
mạn và cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về sâu đục thân cao
lương ngọt.
Về biện pháp phòng trừ sâu đục thân cao lương cũng giống như biện pháp
phòng trừ sâu đục thân ngô. Theo Nguyễn Quý Hùng (1978), thời vụ, giống, phân
bón có ảnh hưởng đến sâu đục thân và rệp muội hại ngô. Tuy nhiên đó chỉ là kết
quả đánh giá sơ bộ chứ không phải kết quả nghiên cứu chuyên sâu.
Theo Hà Quang Hùng (1990) và Trần Đình Chiến (1991), ở Hà Nội và phụ
cận có 10-16 loài thiên địch của sâu đục thân và rệp muội hại ngô. Ở Lâm Đồng đã
ghi nhận được 72 loài thiên địch trên ruộng ngô (Lưu Tham Mưu, 1995). Năm
1996, Phạm Văn Lầm đã ghi nhận được 72 loài thiên địch trong đó đã định danh
được 63 loài trên ruộng ngô. Đến năm 2002, Phạm Văn Lầm đã xác định được 73
loài thiên địch trên ruộng ngô.
Năm 2003, Đặng Thị Dung đã đưa ra một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái

và đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis)
2.3. Nhận xét chung từ tổng quan và những vấn đề cần phải tiến hành
nghiên cứu về sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis)
hại cao lương ngọt
- Cao lương ngọt là cây năng lượng sinh học tiềm năng của Việt Nam. Cho
nên, bên cạnh công tác tuyển chọn giống và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh
tác thì việc nghiên cứu về sâu bệnh trên cao lương ngọt và biện pháp phòng trừ
chúng là cần thiết để phát triển cao lương bền vững, phục vụ nhu cầu sản xuất xăng
sinh học, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Các nghiên cứu về sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) trên ngô ở nước ngoài
được thực hiện tương đối đầy đủ từ nghiên về thành phần, đặc điểm sinh vật học,
cho đến các biện pháp phòng trừ chúng. Trong đó, nổi bật là các chương trình

10

nghiên cứu tuyển chọn được những giống ngô có tính kháng sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis) cao và nhiều biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu đục thân đem lại
hiệu quả cao, bền vững.
Nhưng các nghiên cứu về loài sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) trên cao
lương ngọt chưa được mang tính chuyên sâu. Các tác giả mới xác định được thành
phần các loài sâu đục thân trên cao lương ngọt và đánh giá hiệu quả phòng trừ
chúng bằng một số thuốc hóa học mà chưa đánh giá được đặc điểm sinh vật học của
nó khi nhân nuôi bằng thức ăn là cây cao lương ngọt. Chưa xác định được loài cao
lương ngọt có tính kháng với sâu đục thân và cũng chưa nghiên cứu biện pháp IPM
trong phòng trừ sâu đục thân hại cao lương ngọt.
- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sâu đục thân cao lương là hoàn toàn mới
mẻ và chưa có ai tiến hành nghiên cứu từ xác định thành phần các loài sâu đục thân
cho đến các đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ chúng.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

thành phần, đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ của sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt tại phường Quang Vinh
tpThái Nguyên năm 2013”




11

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt.
3.2. Vật liệu nghiên cứu:
Cây cao lương ngọt.
Thuốc bảo vệ thực vật.Regen 5SC và Diaphos 10G.
3.3. Dụng cụ thí nghiệm:
- Bút lông nhỏ, chậu thủy tinh có kích thước 25-30cm, cồn, giấy thấm
- Bình xịt để phun thuốc trong phòng thí nghiệm
- Lồng nhân nuôi sâu giống
- Bình phun thuốc sâu,…
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ 05/03/2013 đến 26/06/2013.
- Địa điểm: tại phường Quang Vinh tp Thái Nguyên
3.5. Nội dung:
(1) Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện các loài sâu đục thân;
(2) Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt.
(3) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt.

(4) Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến cao lương ngọt
3.6. Phương pháp nghiên cứu:
3.6.1. Nghiên cứu xác định thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục
thân trên cao lương ngọt
Thí nghiệm được tiến hành điều tra trên các ruộng cao lương ngọt tại
Thái Nguyên năm 2013.

12

Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá
được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra
phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).
Thí nghiệm xác định mức độ phổ biến của sâu đục thân trên cao lương ngọt
được tiến hành điều tra trên các ruộng cố định và các ruộng bổ sung. Mỗi ruộng có
diện tích tối thiểu 300 m
2
. Tại mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi
điểm có diện tích 1 m
2
. Mức độ phổ biến của mỗi loài sâu đục thân được đánh giá
bằng tần suất bắt gặp trong quá trình điều tra (công thức ).

Σ
lần bắt gặp của sâu đục thân

Tần suất bắt gặp (%) =



x 100 (CT)


Σ
số lần điều tra

Thang phân cấp mức độ phổ biến của sâu đục thân trên cao lương
ngọt:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp
Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50%: +++ phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến
3.6.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee)
Theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (2002), cụ thể: Thu nhộng
và sâu non của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) từ ngoài ruộng cao
lương ngọt về cho vào lồng nuôi sâu bên trong có trồng các cây cao lương
ngọt để nhân giống sâu dùng cho thí nghiệm. Khi trưởng thành vũ hóa và đẻ
trứng, thu trứng tứng ngày để vào các chậu thủy tinh riêng biệt. Khi trứng nở,
dùng bút lông lấy sâu non 1 tuổi ra cho vào các chậu thủy tinh có đường kính
25-30 cm đển làm thí nghiệm. Bên trong chậu thủy tinh ở phía dưới có lót 1
lớp giấy thấm ẩm và bên trên là các cây cao lương con (còn nguyên phần

13

ngọn cây). Đối với sâu non từ tuổi 3 cho đến sâu non ở giai đoạn đẫy sức hóa
nhộng (sâu non ở tuổi cuối cùng hay còn gọi là sâu non ở giai đoạn lột xác
biến thái) được tiến hành nuôi cá thể bằng các thân cây cao lương có đục lỗ
sẵn cho sâu. Các thân cây này được lấy từ các cây còn đang ở giai đoạn sinh
trưởng mạnh (thân không bị xốp). Khi trưởng thành vũ hóa, theo dõi tuổi thọ
của trưởng thành đực và cái, đồng thời theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng
thành cái.

* Chỉ tiêu theo dõi:
+ Hình thái, kích thước: Quan sát, mô tả và đo đếm kích thước của sâu
đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) ở các pha phát dục (ấu trùng từ tuổi 1 –
tuổi n, trưởng thành).
+ Sức sinh sản của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee): Đếm số
trứng do mỗi cá thể sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) cái trưởng
thành đẻ ra.
+ Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sau khi hóa nhộng.
3.6.3. Nghiên cứu xác định hiệu quả phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee)
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 3
công thức và 3 lần nhắc lại (Hình 2.1.).
CT
1
CT
2
CT
3

CT
3
CT
1
CT
2

CT
2
CT

3
CT
1



14

* Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo quy chuẩn Quốc gia về Phương pháp
điều tra, phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010?BNNPTNT). Các
điểm điều tra được tiến hành theo sơ đồ hình 2.2.







Hình 2.2. Sơ đồ chọn điểm điều tra

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu đục thân
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ sâu đục thân hại cao lương
ngọt được tính theo công thức Henderson–Tilton (1955).
Hiệu lực (%) = (1-

Ta x Cb
) x 100 (CT)
Tb x Ca

Trong đó: Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun (1, 5, 14 ngày)
Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun (1 ngày)
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun (1, 5, 14 ngày)
Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun (1 ngày)
3.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý Số liệu theo Excel 2007, SAS.
- Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình
Microsolf Word 2007 và Excel 2007 trên máy vi tính.
1

4

3

2

5

1m
2


15

PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân trên cao lương ngọt
Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao
lương ngọt kết quả thu được ở bảng 4.1. và hình 4.1.


Hình 4.1. Tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương ngọt
Bảng 4.1. Thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu đục thân trên
cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2013
TT
Loài sâu đục
thân
Họ, bộ Mức độ phổ biến
1 Chilo partellus Lepidoptera: Crambidae ++++
2
Ostrinia
nubilalis
Lepidoptera:Noctuidae ++++
3
Ostrinia
furnacalis
Lepidoptera:Pyralidae ++++

Ghi chú: Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp
Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến

16

Nếu tần suất bắt gặp 26 – 50%: +++ phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp >50%: ++++ rất phổ biến
Bảng 4.1. cho thấy: Trong vụ xuân hè 2013, xuất hiện 3 loài sâu đục thân
(Chilo partellus, Ostrinia nubilalis và Ostrinia furnacalis) trên cao lương ngọt,
chúng đều thuộc côn trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera). Trong đó, cả 3 loài
Chilo partellus, Ostrinia nubilalis và Ostrinia furnacalis đều xuất hiện phổ
biến với tần suất xuất hiện 57,6 – 62,03%.
4.2. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân (

Ostrinia furnacalis
Guenee)
trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2013
Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ
cánh vảy (Lepidoptera). Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) là loài biến thái
hoàn toàn, quá trình phát dục trải qua 4 giai đoạn: Trứng – sâu non – nhộng –
trưởng thành.
Trứng sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) được đẻ thành từng ổ, khi mới đẻ
trứng có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu trắng đục. Trước khi nở 1
ngày trên vỏ trứng có 1 chấm đen rất rõ, đó chính là đầu của sâu non.
Sâu non mới nở có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu vàng và màu
nâu nhạt. Khi sâu sang tuổi 4, trên lưng xuất hiện vạch mờ chạy dọc sống
lưng đến cuối bụng. Khi đẫy sức, sâu non hoạt động chậm chạp, ngừng ăn,
xuang quanh cơ thể có một màng tơ mỏng và chuyển dần sang giai đoạn
nhộng. Giai đoạn đầu, nhộng có màu nâu sáng sau chuyển dần sang màu nâu
tối, đến khi sắp vũ hóa thành trưởng thành, nhộng có màu đen.
Trưởng thành có cánh trước màu vàng tươi hay vàng nhạt, cánh sau có
các đường vân nhạt hơn cánh trước. Kích thước cơ thể của trưởng thành cái
lớn hơn con đực.

17

4.3. Kích thước của sâu đục thân (
Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao
lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2013
Nghiên cứu kích thước của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) qua từng
giai đoạn phát dục các thể kết quả thu được ở bảng 3.2.
Bảng 4.2. Kích thước các pha phát dục của sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee)

Pha phát dục
Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Trứng
0,4 0,8
0,62±0,13
0,4 0,6
0,51±0,08
Tuổi 1
0,9 1,5
1,29±0,2
0,2 0,5
0,38±0,1
Tuổi 2
2,4 3,6
3,03±0,4
1,0 1,6
1,34±0,22
Tuổi 3

8,5 10,7
9,59±0,7
1,2 2,3
1,78±0,36
Tuổi 4
15,5 20,0
17,71±1,76

2,0 2,5
2,27±0,18
Tuổi 5
16,0 22,0
19,48±2,32

2,3 3,5
2,84±0,38
Nhộng cái
14,8 19,0
16,9±1,39
3,2 4,5
3,87±0,41
Nhộng đực
10,5 15,2
13,12±1,68

2,3 3,8
3,04±0,49
Trưởng thành cái
13,0 20,0
16,64±2,34


23,5 31,0
27,02±2,49

Trưởng thành đực

14 19,0
16,44±1,67

17,5 25,5
21,3±3,04

18


Hình 4.2. Kích thước trứng sâu đục thân
Trứng sâu đục thân có kích thước từ 0,4 – 0,8 mm và trung bình là 0,62
mm (bảng 4.2. và hình 4.2.).
Sâu non sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) có 5 tuổi. Trong đó, kích thước
cơ thể sâu non tuổi 1 và sâu non tuổi tăng chậm, sang đến tuổi thứ 3 kích
thước sâu non tăng nhanh và kích thước sâu non lớn nhất ở tuổi thứ 5 (bảng
4.2. và hình 4.2.).

Hình 4.3. Kích thước sâu non sâu đục thân

×