Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.02 KB, 71 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VIÊN THỊ NƠI


Tên đề tài:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỈ THỊ
MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ THIỆN LONG, HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo

Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2010 - 2014









Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VIÊN THỊ NƠI


Tên đề tài:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỈ THỊ
MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ THIỆN LONG, HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo


Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: 1. Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Thái Nguyên, 2014

LỜI NÓI ĐẦU

Với phương châm đào tạo của các ngành kỹ thuật nói chung và trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là học đi đôi với hành. Kiến thức trên giảng
đường phải được áp dụng trên thực tế sản xuất.
Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được với
mỗi sinh viên nhằm củng cố lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực tế sản xuất để giúp sinh viên nâng cao
trình độ chuyên môn, biết được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Được sự nhất trí của nhà Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, tôi tiến hành thực hiện

khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị
môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải và thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc
Nông người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành khóa
luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Thiện long cùng các bác, các
chú và anh chị cán bộ xã Thiện Long đã tận tình quan tâm tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện
khóa luận do những hạn chế về trình độ và thời gian nên khóa luận này cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn để khóa luận tốt nghiệp của
tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Viên Thị Nơi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Ký hiệu Giải thích
DPSIR : Mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực -
(D) - Áp lực (P) - Hiện trạng (S) - Tác động (I) - Đáp ứng
(R)
MT : Môi trường
D : Driving Forces, có nghĩa là động lực

P : Pressure, có nghĩa là áp lực
S : State, có nghĩa là hiện trạng
I : Impact, có nghĩa là tác động
R : Response, có nghĩa là đáp ứng
CTMT : Chỉ thị môi trường
CLMT : Chất lượng môi trường
QLMT : Quản lý môi trường
KT - XH : Kinh tế - xã hội
PTBV : Phát triển bền vững
EEA : Tổ chức Môi trường Châu Âu
CO : Carbon Monoxit
NO
2
: Nitơ đioxit
SO
2
: Lưu huỳnh đioxit
Pb : Chì
O
3
: Ô zôn
UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
GTVT : Giao thông vận tải
HTMT : Hiện trạng môi trường
DANIDA : Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch
UBND : Ủy ban nhân dân
BVTV : Bảo vệ thực vật
HST : Hệ sinh thái
CĐ, ĐH : Cao đẳng, đại học

THPT : Trung học phổ thông
CDM : Cơ chế phát triển sạch
HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật
EU : Liên minh Châu Âu
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ON : Ô nhiễm
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thiện Long 22
Bảng 4.2. Số liệu mức thu nhập của các hộ gia đình được phỏng vấn 25
Bảng 4.3. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực 27
Bảng 4.4. Số lượng đàn gia súc của xã Thiện Long 28
Bảng 4.5. Cơ cấu dân số của xã Thiện Long 30
Bảng 4.6. Thành phần dân số và dân tộc của xã Thiện Long 30
Bảng 4.7. Số liệu nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình 38
Bảng 4.8. Số liệu nguồn tiếp nhận rác thải tại các hộ gia đình 39
Bảng 4.9. Số liệu điều tra trình độ học vấn của các hộ gia đình 45
Bảng 4.10. Các loại dự án tại khu vực nghiên cứu 46
Bảng 4.11. Các chỉ thị về động lực (D) môi trường 48
Bảng 4.12. Các chỉ thị về áp lực (P) môi trường 49
Bảng 4.13. Chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường 50
Bảng 4.14. Các chỉ thị về tác động (I) môi trường 51
Bảng 4.15. Các chỉ thị về đáp ứng (R) môi trường 51

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ mô hình DPSIR pháp 7

Hình 2.2. Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch 9
Hình 2.3. Mô hình Áp lực/hiện trạng/đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn
đề môi trường 13
Hình 4.1. Biểu đồ diện tích đất canh tác của xã Thiện Long 22
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Thiện Long 24
Hình 4.3. Biểu đồ mức thu nhập của các hộ gia đình 25
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ các dân tộc của xã Thiện Long 31
Hình 4.5. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “dân số” 36
Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo tại xã Thiện Long 37
Hình 4.7. Biểu đồ nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình 38
Hình 4.8. Biểu đồ nguồn tiếp nhận rác thải của các hộ gia đình 39
Hình 4.9. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối
“nông nghiệp”
41
Hình 4.10. Biểu đồ thay đổi chất lượng đất 42
Hình 4.11. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối
“trình độ dân trí” 44
Hình 4.12. Biểu đồ trình độ học vấn của các gia đình được phỏng vấn 45
Hình 4.13. Mô hình DPSIR tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn 53

MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở pháp lí 4
2.2. Cơ sở khoa học 4
2.2.1. Một số khái niệm 4
2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường 6
2.2.2.1. Vai trò 6
2.2.2.2. Ý nghĩa 7
2.3. Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường 7
2.3.1. Mô hình DPSIR 7
2.3.2. Ứng dụng 8
2.4. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 10
2.4.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 10
2.4.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR ở Việt Nam 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 16
3.2.2. Thời gian tiến hành và kết thúc 16
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Nội dung nghiên cứu 16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.2.1. Phương pháp kế thừa (số liệu thứ cấp) 17
3.3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin 17
3.3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu 18
3.3.2.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh 18
3.3.2.5. Phương pháp DPSIR để phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường . 18
3.3.2.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 18

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.1.1. Vị trí địa lí 19
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng 19
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng và thủy văn 20
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 21
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 24
4.1.2.2. Điều kiện xã hội 29
4.1.3. Hiện trạng môi trường 32
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương . 33
4.2. Phân tích mô hình DPSIR tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn 34
4.2.1. Các động lực chi phối tới môi trường tại xã Thiện Long 34
4.2.1.1. Dân số 35
4.2.1.2. Nông nghiệp 41
4.2.1.3. Trình độ dân trí 43
4.2.2. Các đáp ứng của địa phương và xã hội 46
4.3. Đề xuất bộ chỉ thị cho khu vực nghiên cứu 47
4.3.1. Các chỉ thị động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội gây biến đổi áp lực
(P) đối với môi trường 48
4.3.2. Các chỉ thị áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng
môi trường 48
4.3.3. Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường 49
4.3.4. Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe
cuộc sống của con người, đối với hệ sinh thái và kinh tế - xã hội 50
4.3.5. Các chỉ thị về đáp ứng (R) của nhà nước, xã hội và con người (chính
sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực gây biến
đổi môi trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi trường 51

4.4. Kết quả của việc ứng dụng mô hình DPSIR trong xác định chỉ thị môi
trường tại khu vực nghiên cứu 52
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường tại địa bàn 53
4.5.1. Giải pháp về quản lí 53
4.5.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 54
4.5.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo 54
PHẦN 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển cùng theo đó hàng loạt các vấn đề cần phải
giải quyết. Hiện nay vấn đề về làm sao để vừa phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không chỉ diễn ra ở nước ta mà còn diễn
ra trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì vấn đề
về môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Và hiện tượng ô nhiễm môi
trường không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Hiện nay ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi
trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm không khí mà còn ô
nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về
mọi mặt của đời sống con người. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do
ý thức, các hoạt động trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người tạo
ra lượng chất thải ngày càng nhiều và phong phú trong khi các biện pháp xử
lý thì kém hiệu quả đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy, việc
giám sát, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách.

Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hóa, lượng hóa và
truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức
tạp, rõ ràng cần phải xác định các chỉ thị để định lượng các khía cạnh quan
trọng của môi trường nhằm đơn giản hóa những khía cạnh này. Theo đó, bạn
có thể truyền đạt những thông tin môi trường đối với mọi đối tượng và cung
cấp thông tin để lập báo cáo hiện trạng môi trường.
Rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (với chất lượng ở mức chấp nhận
được), ta càng có khả năng mô tả chi tiết hơn về các diễn biến của môi trường.
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực -
(D) - Áp lực (P) - Hiện trạng (S) - Tác động (I) - Đáp ứng (R) được lựa chọn
làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình
này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quát về bối cảnh vấn đề
môi trường và cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả
2
nói chung. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả
thì các chỉ thị thì lại cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành
phần phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích
các xu hướng.
Để nâng cao hiệu quả của việc giám sát, đánh giá một cách tổng thể về
hiện trạng, diễn biến môi trường trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hậu quả do ô nhiễm môi
trường. Việc sử dụng mô hình DPSIR sẽ xác định rõ các loại chỉ thị môi
trường để có thể đánh giá được hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biến
chất lượng môi trường và có những biện pháp tác động hiệu quả đến hoạt
động gây ô nhiễm môi trường.
Xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn với sự phát triển sản
xuất nông nghiệp, việc buôn bán và khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên đã nảy sinh những tác động đến môi trường như rác thải nông
nghiệp, nước thải sinh hoạt, cạn kiệt nguồn tài nguyên… đòi hỏi các biện
pháp bảo vệ và quản lý môi trường hiệu quả để ngăn ngừa và khắc phục

những tác động xấu đến sức khỏe của con người, tài nguyên thiên nhiên.
Xuất phát từ thực tiễn trên. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên
- Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Ngọc Sơn Hải tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng
chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là sử dụng mô hình DPSIR để xác định các
chỉ thị môi trường và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý Bảo vệ môi
trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Các mục tiêu cụ
thể như sau:
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Thiện Long, huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên của xã Thiện Long,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3
- Xây dựng chỉ thị môi trường dựa trên cơ sở tìm hiểu và phân tích mô
hình DPSIR tại địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Quá trình thực hiện làm đề tài giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế.
- Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với thực tế để hiểu rõ hơn về các kiến
thức đã học được trong sách vở và áp dụng lý thuyết vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác quản lý sau này.
- Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Là báo cáo tốt nghiệp cho sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và Bảo vệ Môi

trường tại khu vực sinh sống.
- Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định được những tác động, áp lực
gây ô nhiễm môi trường tại địa phương và mức độ ảnh hưởng của chúng.
- Xây dựng được bộ chỉ thị môi trường phục vụ cho công tác đánh giá
chất lượng môi trường, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp lý có liên quan về mô hình DPSIR và ứng dụng
trong việc nghiên cứu chỉ thị môi trường:
- Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005 của Quốc Hội.
- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số 29/2004/QH11 ngày 30 tháng 12
năm 2004 của Quốc Hội.
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính
Phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm
2006 của Chính Phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ Môi trường.
- Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 08 năm 2009 quy định
về xây dựng và quản lí các chỉ thị môi trường Quốc gia.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 03 năm 2010 quy
định việc xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, Bộ ngành
và địa phương.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02

tháng 12 năm 2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 166/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21
tháng 02 năm 204 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Một số khái niệm
- Môi trường (MT): Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm
2005: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
5
con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
- Báo cáo hiện trạng môi trường: là báo cáo cung cấp các thông tin về
hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và
môi trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi
trường và hiệu quả của các chính sách đó. [1]

- Báo cáo hiện trạng môi trường là thuật ngữ sử dụng chung cho ba loại
báo cáo: Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường cấp
tỉnh và Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực.
- Mô hình DPSIR: Là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động
lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi
trường) - Áp lực - P (các nguồn chất thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái
môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I
(tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải
pháp bảo vệ môi trường).
6
- Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng
của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường, lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường.
2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường
2.2.2.1. Vai trò
- Phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi chất lượng môi trường
(CLMT), đảm bảo tính phòng ngừa của công tác quản lí môi trường (QLMT).
- Cung cấp thông tin cho người ra quyết định hay là các nhà quản lí, các
nhà hoạch định chiến lược, cân nhắc các vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội
(KT - XH) đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững (PTBV):
+ Vấn đề đang tiến triển như thế nào?
+ Các tiến độ đạt được so với mục tiêu đề ra?
+ Quy hoạch và dự báo nói chung - mối liên hệ giữa phát triển kinh tế
và quản lí môi trường.
- Vai trò trong việc hoạch định chính sách:
+ Đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu.
+ Theo dõi việc thực hiện chính sách.
+ Hoạch định, thực thi, đánh giá hiệu quả của chính sách.
- Cung cấp thông tin cho cộng đồng về vấn đề môi trường quan tâm:

Chuyển tải thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
của cộng đồng.
Các chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ thị:
- Hiệu quả thông tin: Chúng giảm số lượng các đo lường và các thông số
mà cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường.
- Đơn giản hóa thông tin: Chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản
hóa quá trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường
được cung cấp cho người sử dụng.
- Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi
trường và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi các tình trạng
môi trường.
- Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả
để hoạch định một môi trường bền vững trong tương lai.
7
2.2.2.2. Ý nghĩa
Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất lượng môi trường, theo dõi
diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường quốc gia để áp dụng
trong cả nước.
2.3. Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường
2.3.1. Mô hình DPSIR
Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR (mô hình DPSIR) do tổ chức
Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhân
thức dung để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân -
kết quả, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia làm 5 hợp
phần. [16]
Chiều thuận Chiều phản hồi













Hình 2.1 Sơ đồ mô hình DPSIR Pháp
(Nguồn: Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999)
- Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các
biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ
thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi
trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực chi phối này thường là một số
DRIVER
Động lực chi phối
PRESSURE
Áp lực
RESPONSE
Ứng phó
STATE
Hiện trạng
IMPACT
Tác động
8
yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thủy văn, khí hậu,… cũng như các
hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cơ
sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thủy, phát điện, du lịch,…

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicatos). Ví dụ, các thông
số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải
của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón, thuốc trừ sâu
được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hằng năm,… Rõ
ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự
nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó
diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.
- Các thông số về hiện trạng môi trường (STATE indicatos). Các thông
số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định
lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh thái các
thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang
dã, hệ sinh thái thủy sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh
hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới
sức khỏe và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicatos).
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi
trường và xã hội (RESPONSE indicatos).
Nhìn vào Hình 2.1: 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo
hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận
thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân
tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự
nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp
dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và
quốc gia nhằm đảm bảo phát triển bền vững [4]. Với các ưu điểm của mô
hình DPSIR ta xây dựng bộ chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
2.3.2. Ứng dụng
Mô hình DPSIR được vận dụng trong xây dựng báo cáo hiện trạng môi
trường cũng như trong xây dựng chỉ thị môi trường.
9

































Hình 2.2. Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch
Động lực
- Phát triển nói
chung về mặt
dân số
- Các ngành
tương ứng, ví
dụ:
+ Nông
Nghiệp
+ Giao thông
vận tải
+ Nguồn nước
+ Năng lượng
bao gồm cả
thủy điện
+ Công nghiệp

+ Xây dựng
+ Dịch vụ
+ Các hộ gia
đình
+ Nông
nghiệp
+ Thủy sản



Áp lực

- Thải các
chất gây ô
nhiễm vào
nước,
không khí
và đất.

- Khai thác
tài nguyên
thiên
nhiên.

- Những
thay đổi
trong việc
sử dụng đất

- Các rủi ro
về công
nghệ
Hiện trạng môi
trường
- Hiện trạng vật lý:
+ Lượng nước và
dòng chảy
+ Vận chuyển trầm
tích, lắng đọng mùn
+ Hình thái
+ Nhiệt độ, khí hậu
- Hiện trạng hóa học:

+ Nồng độ chất ô
nhiễm trong nước,
không khí, đất
+ Hàm lượng chất hữu
cơ, oxy hòa tan,
dưỡng chất trong nước
- Hiện trạng sinh học:
+ Mất cân bằng hệ
sinh thái, tuyệt chủng
một số loài
+ Hiện trạng thực vật,
côn trùng, động vật,
loài thủy sinh, các loài
chim,…

Tác động
- Đa dạng
sinh học

- Hệ sinh
thái

- Tài
nguyên
thiên nhiên,
con người:
+ Sức khỏe
+ Thu nhập
+ Phúc
lợi/chất

lượng cuộc
sống
+ Môi
trướng
sống

- Nền kinh
tế: Các lĩnh
vực
- Kinh tế
Đáp ứng:
- Các hành động giảm thiểu
- Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường
(ví dụ: Các tiêu chuẩn và tiêu chí để điều chỉnh áp lực).
- Các chính sách ngành (Các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để
giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra).
- Nhận thức về môi trường
- Các biện pháp giảm nghèo cụ thể
10
Thí dụ để hiểu rõ tình trạng ô nhiễm không khí tại một địa bàn xây dựng
các CTMT (chỉ thị môi trường) về ô nhiễm không khí. Các chỉ thị này cho
phép hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm, áp lực tạo ô nhiễm, tình trạng
ô nhiễm, tác động của ô nhiễm đối với con người và đánh giá hiệu quả của
các đáp ứng của xã hội với tình trạng ô nhiễm này.
Cụ thể cần có:
- Chỉ thị về động lực: các chỉ thị này mô tả các yếu tố động lực như gia
tăng dân số, phát triển năng lượng, giao thông, dịch vụ, hoạt động của các hộ
gia đình.
- Chỉ thị về áp lực: các chỉ thị này mô tả mức độ phát thải các khí CO,
NO

2
, SO
2
, Pb, O
3
, bụi lơ lửng,… từ các lĩnh vực phát triển nêu trên.
- Chỉ thị về trạng thái môi trường: các chỉ thị này trình bày tình trạng môi
trường không khí quan trắc so sánh với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định.
- Chỉ thị về tác động: mô tả các tác động của tình trạng ô nhiễm nêu trên
đối với sức khỏe và các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người.
- Các chỉ thị về đáp ứng: các chỉ thị này mô tả các biện pháp xã hội con
người đã thực hiện để giảm bớt các tác động tiêu cực như hạn chế xả thải,
nâng cao hiệu suất sản xuất năng lượng, thực hiện các biện pháp pháp chế,
giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người. (Lê Thạc Cán, 2005). [4]
2.4. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới
Môi trường đang ngày càng bị suy thoái mạnh, các nhà khoa học đã và
đang tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để khắc phục những hậu quả
môi trường gây ra. DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu
nghiên cứu, phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con
người. Mô hình này cung cấp cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường,
cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung. [17]
DPSIR là chữ đầu của bốn từ Anh ngữ:
- Driving Forces, có nghĩa là lực điều khiển (dự án EIR dịch là động lực).
- Pressure, có nghĩa là áp lực.
- State, có nghĩa là hiện trạng.
- Impact, có nghĩa là động lực.
11
- Response, có nghĩa là đáp ứng.
Mô hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, môi trường tại một địa

bàn, có thể là trên toàn cầu, tại một quốc gia, một tỉnh/thành phố, hay một địa
phương nhỏ hơn ta phải biết;
Lực điều khiển có tính khái quát nào đang tác động lên môi trường của
địa bàn đang được xem xét. Thí dụ sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị
hóa, bần cùng hóa dân chúng.
Áp lực lên các nhân tố môi trường như: Xả thải khí, nước đã bị ô nhiễm,
chất thải rắn, chất thải độc hại vào môi trường.
Tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định như:
Tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học.
Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người cũng
như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất,… của con người.
Con người đã có những hoạt động gì để đáp ứng nhằm khắc phục các tác
động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên. [4]
Từ những năm 1972, rồi năm 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn
cầu về môi trường, môi trường và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế
và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trường S O E. Chữ S là
chữ đầu trong các báo cáo đó.
Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường
trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P và đáp
ứng R. Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong
những năm đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo tình trạng môi trường và các bộ
chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian
này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo SOE của Việt Nam năm 2001 do Cục
Môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình P S R này.
Sự phát triển mô hình không dừng lại ở đó. Trong những năm gần đây
trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị
môi trường mô hình D P S I R, như đã giải thích trên đây đã thay thế mô
hình P S R.
12
Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự

mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trường. Quá trình này có thể
biểu thị một cách đơn giản ở hình dưới đây. [7]
S
P - S
P - S - R
P - S - I - R
D - P - S - I - R
Hệ thống các chỉ số môi trường trên thế giới thường được dựa vào các
phương pháp luận (các khung làm việc) được đề xướng bởi OCED:
• Khung “Nguồn dẫn - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng”
(DPSIR = Driver - Presure - State - Impact - Response)
• Khung “Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng” (PSR = Pressure - State -
Response)
Qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống chỉ thị và chỉ số của các
nước từ nguồn internet, có thể thấy rằng cách tiếp cận “Áp lực/trạng thái/đáp
ứng” của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD được đề xuất sử dụng
vì là phương pháp thường dùng nhất và giúp hội nhập quốc tế thuận lợi hơn.
Cách tiếp cận này đưa ra các quan hệ nhân quả của một hoàn cảnh môi trường
nào đó và tác động của các hành động cá nhân và xã hội lên môi trường.
Ở một số nước như Úc, dạng mở rộng của mô hình OCED-PSR là - mô
hình động lực - áp lực - tình trạng - tác động - phản hồi (DPSIR) - được dùng
để xem xét các động lực hay nguyên nhân của sự biến đổi cũng như những tác
động đối với hệ thống môi trường, xã hội và kinh tế, viện NEIR Đan Mạch
cũng xây dựng mô hình DPSIR riêng theo mối quan hệ nhân quả và môi
trường và tài nguyên. Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới để xây dụng chỉ thị môi trường phục vụ cho
việc quy hoạch và quản lý môi trường.
13



Áp lực



Nguồn lực












Thông tin Thông tin









Các đáp ứng xã hội Các đáp ứng xã hội
(các quyết định - (các quyết định -
hành động) hành động)


Hình 2.3. Mô hình Áp lực/hiện trạng/đáp ứng của OECD trong tiếp cận
vấn đề môi trường
ÁP LỰC
Các hoạt động và tác
động của con người:
Năng lượng
GTVT
Công nghi
ệp
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Hoạt động khác
HIỆN TRẠNG
Hiện trạng hoặc tình
trạng của môi
trường:
Không khí
Nước
Tài nguyên đất
Đa dạng sinh học
Khu dân cư
Văn hóa, c
ảnh

quan

ĐÁP ỨNG
Các đáp ứng thể chế và xã hội:
Luật pháp

Công cụ kinh tế
Công nghệ mới
Thay đổi cách sống của cộng đồng
Ràng buộc quốc tế
Các hoạt động khác

14
2.4.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR ở Việt Nam
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay về kinh tế - văn hóa - xã
hội của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng môi
trường của Việt Nam đang bị xuống cấp trầm trọng như suy giảm, cạn kiệt
nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…
Với tình hình môi trường hiện nay của nước ta có nhiều nghiên cứu khoa
học nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường, nhìn nhận khách quan hơn về môi
trường. Đã có rất nhiều những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng
mô hình DPSIR để đánh giá tổng quan môi trường tại khu vực nghiên cứu.
Từ năm 1996, Cục Môi trường bắt đầu triển khai xây dựng bộ chỉ thị môi
trường Quốc gia.
Từ năm 2001, báo cáo HTMT cấp quốc gia và cấp tỉnh thành phố ở nước
ta đã được thực hiện theo mô hình 3 hợp phần Áp lực (P) - Hiện trạng (S) -
Đáp ứng (R). Từ năm 2005 với sự hỗ trợ của dự án thông tin và báo cáo môi
trường do DANIDA tài trợ, Cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang xây dựng “hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp Trung
ương và Tỉnh/Thành phố theo mô hình 5 hợp phần (DPSIR), đồng thời đang
nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị môi trường phục vụ việc lập báo cáo HTMT
tổng quan và báo cáo HTMT theo chuyên đề.
Mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên mô hình đơn giản về các Áp
lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR). Gần đây, mô hình
DPSIR đã được sử dụng phổ biến cho việc xây dựng các chỉ thị môi trường.
Các chỉ thị mô tả nguyên nhân gây nên sự thay đổi môi trường có thể cho

chúng ta hiểu rõ về những thay đổi về môi trường và phản hồi của xã hội loài
người đối với những thay đổi này nhằm bảo vệ môi trường sống. Các chỉ thị về
Động lực (D) và Tác động (I) cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế theo
dõi chỉ số Đói nghèo - Môi trường thông tin chi tiết về nguyên nhân thay đổi và
phân tích ảnh hưởng của nó và cải tiến mô hình PSR thành mô hình DPSIR.
Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR về xây dựng bộ chỉ thị,
đó là các loại chỉ thị đói nghèo, sinh kế, chỉ thị kinh tế nông lâm nghiệp,…
Trong lĩnh vực môi trường, mô hình DPSIR được sử dụng để xây dựng bộ chỉ
thị giúp việc quy hoạch, quản lý môi trường có hiệu quả hơn. GS Lê Thạc
15
Cán (tháng 06/2005) [4]. Viện Môi trường và Phát triển bền vững đã xây
dựng Phương pháp luận về xây dựng bộ chỉ thị môi trường dựa trên mô hình
DPSIR, đã nêu tổng quan về mô hình DPSIR, quá trình hình thành và hướng
dẫn xây dựng bộ chỉ thị môi trường. GS.TS Phạm Ngọc Đăng (tháng
01/2005) [5] đã tiến hành nghiên cứu về Xây dựng chỉ thị môi trường đối với
lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR, đã nêu lên những trở ngại
khó khăn khi áp dụng phương pháp luận xây dựng chỉ thị không khí theo EU
vào Việt Nam và đề xuất phương pháp luận xác định các chỉ thị môi trường
không khí ở Việt Nam. Nghiên cứu của TS. Chế Đình Lý (2006) [6], Viện
Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG - HPM về hệ thống chỉ thị và chỉ số môi
trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên
lưu vực sông là phương pháp luận hướng dẫn việc xây dựng chỉ thị dựa vào
từng thông số của mô hình DPSIR, báo cáo đã đưa ra lộ trình xây dựng và gợi
ý cho một số chỉ thị môi trường cấp tỉnh thành và hướng xây dựng bộ chỉ thị
cho lưu vực Sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Rất nhiều nghiên cứu đang ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng bộ chỉ
thị môi trường cho địa phương mình, vì tính hiệu quả của phương pháp này nên
mô hình DPSIR đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Một trong những ứng dụng phổ biến nữa của Mô hình DPSIR là đang áp
dụng vào việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường. Việc sử dụng mô hình

DPSIR để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường có 2 lợi ích:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường một cách trung thực.
- Có khả năng dự báo được xu thế diễn biến môi trường trong tương lai. [4]
Các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2005 áp dụng mô
hình DPSIR: Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Ngãi năm 2008,
hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu - Nhuệ - Đáy, hệ thống sông
Đồng Nai, phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa
Thiên Huế; Môi trường không khí đô thị Việt Nam; Môi trường làng nghề
Việt Nam; Môi trường khu công nghiệp Việt Nam đều đã được xây dựng dựa
trên mô hình DPSIR.
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của xã Thiện Long,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Hiện trạng chất lượng môi trường, chất lượng và diện tích rừng của vùng.
- Các biện pháp, chính sách quản lí môi trường áp dụng tại địa phương.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi địa giới hành chính thuộc phạm vi quản lí của UBND xã
Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3.2.2. Thời gian tiến hành và kết thúc
- Từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2014.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh
tế - xã hội của xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng chỉ thị môi trường tại khu vực
nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các động lực chi phối tác động đến môi trường tại xã
Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
+ Xác định các thông số thể hiện áp lực lên các nhân tố môi trường cho
từng động lực.
+ Xác đinh hiện trạng môi trường do các áp lực gây ra.
+ Xác định các tác động của các áp lực đến môi trường, con người,…

×