Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Biểu tượng thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.17 KB, 110 trang )

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca là một vấn đề hấp dẫn, thu hút được sự
chú ý của nghiên cứu, phê bình văn học. Thông qua biểu tượng, những vấn đề về
thi pháp của tác phẩm văn học cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn
được làm sáng tỏ. Trong bối cảnh của thơ Việt Nam sau 1975, với sự nở rộ của
các trào lưu, khuynh hướng sáng tác, việc nghiên cứu biểu tượng thơ được đặt ra
như một lối đi đáng khích lệ.
Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ không ngừng nỗ lực cách
tân thơ Việt đương đại. Qua từng tập thơ xuất bản từ những năm 80 của thế kỉ
XX đến nay, quá trình vận động, sáng tạo trong tư duy thơ anh được định hình
tương đối rõ nét. Giữa quãng ngưng bình lặng của tâm hồn, thơ Nguyễn Quang
Thiều như một cơn sóng dâng thuỷ triều ào ạt, quẫy đạp, day dứt, vồ vập và tràn
lên cồn cào những say mê da diết, những ưu tư trĩu nặng và tầng sâu văn hoá.
Cảm được thơ anh quả thực là một việc không hề đơn giản, bao nhiêu cuộc tranh
cãi trên văn đàn, bao nhiêu những khen chê…đến nay thơ Nguyễn Quang Thiều
đã thực sự chiếm được chỗ đứng trịnh trọng trong nền thơ đương đại. Anh tâm
sự : “ Với cá nhân tôi, khi tôi viết là tôi đang hồi tưởng về một đời sống tôi đã
sống. Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do,một trí tưởng tượng và một
giấc mơ. Cái mới đối với tôi là những gì tôi phát hiện trong đời sống của chính
tôi,hoặc một đời sống liên quan đến tôi mà nhiều khi tôi tưởng đã cũ mèm. Cái
mới này làm cho cá nhân tôi được mở rộng, được giàu có và được hưởng thụ.
Cái mới này không liên quan đến những tranh luận sơ lược và nhiều lúc ấu trĩ về
chuyện mới, cũ trong cái vỏ hình thức của những sáng tác mà chúng ta tốn phí
6
thi gian tranh cói [58, 2]. Nhng li bc bch gin d y giỳp c gi th anh
hiu lũng thi s, v cng l mt trong nhng tỏc nhõn quyt nh a chỳng tụi
n vi th anh t gúc ca ngi nghiờn cu.


Thc hin lun vn ny, chỳng tụi mong mun s em n mt cỏch hiu,
cỏch thõm nhp vo th gii th Nguyn Quang Thiu thụng qua nhng biu
tng trong th anh. Ta thy mt truyn thng vn hoỏ tỡm v, mt chõn tri mi
y p nhng iu tng chng rt nh m thiờng liờng, ta cú c tri nghim
mi l v vn hoỏ Tõy phng, th gii ni kt bng nhng tõm hn khỏt khao
sng v khỏt khao cỏi pTh nghim c nhng iu ú tri qua gn ba
chc nm cm bỳt v phiờu lóng l mt kt qu viờn món i vi mt nh vn
tha thit vi cỏi p vnh cu.Vi sung sc, s n r ca nhng sỏng tỏc
khin ngi c ng thi hi hp ch i, dừi theo, th Nguyn Quang Thiu
chc chn cũn tin xa hn nhng vn m lun vn ny cp. Xut phỏt t
quan nim cho rng: phờ bỡnh l mt cuc hnh trỡnh bỏm ui sỏng tỏc, chỳng
tụi mnh dn i vo khỏm phỏ th gii ngh thut th Nguyn Quang Thiu v hi
vng nhn c s cm thụng trc nhng gỡ m lun vn t c.
2, Lịch sử vấn đề
Nguyễn Quang Thiều xuất hiện trên thi đàn nh một cơn sốt thực sự,
sáng tác dồi dào và giàu tâm huyết là đặc điểm dễ nhận thấy, song điều làm
ngời đọc quan tâm tới thơ anh là những trăn trở suy t về cái đẹp, về tầng sâu
văn hoá ẩn sau những lớp ngôn từ mới mẻ. Cho tới nay trong phê bình văn học đã
có nhiều ý kiến nhận định về thơ cũng nh các sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết
của Nguyễn Quang Thiều. Riêng với thơ, có những nhận định khá sắc nét cho
những sáng tạo thể nghiệm mới trong thế giới ngôn từ. Ngời viết khảo sát qua
một số bài viết trong Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Vọng từ con chữ
và một số bài viết cú ng ti trên mạng internet nh sau:
7
- Mã Giang Lân, trong Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam có viết: Nhìn hiện
thực với một nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách và những giá trị tinh thần
là cái nhìn tích cực, điều này có thể nhận thấy qua tập thơ Sự mất ngủ của lửa của
Nguyễn Quang Thiều, tập thơ đã đợc ánh giá nh là tiếng nói có trách nhiệm
về những vấn đề thế sự nhân sinh [41, 392]
- Trong cuốn Văn học hiện đại Việt Nam: Vấn đề tác giả, Mã Giang Lân

nhận xét : Giờ đây thơ nhìn xuống, nhìn xung quanh mình, cuộc sống hiện ra
với mọi màu sắc của nó: hạnh phúc và đau khổ, vinh quang và cay đắng, giàu
sang và cơ cực, cao cả và thấp hèn,Con ngời hiện hữu với những gì thật nhất
đợc phơi bày trong thơ: Ngời đàn bà goá bụa, lũ trẻ cởi truồng, những
ngón chân xơng xẩu, những con chó ngửa mặt tru trăng, đêm vũ hội đầy bọ
chó. Và con gián, con sâu, bầy kiến, con nhện, cào cào xuất hiện trong thơ
Nguyễn Quang Thiều[43, 195]
- Nguyễn Đăng Điệp trong Vọng từ con chữ cho rằng: Nguyễn Quang Thiều
hợp với thơ tự do mà ở đó, không loại trừ sự xâm lăng của chất văn xuôi. Giọng
thơ Nguyễn Quang Thiều, qua những điểm mạnh của thơ tự do, vừa tung phá trẻ
trung mà không kém phần sâu sắc [12, 34].
- Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại, bài phê bình Những thể nghiệm trong
thơ Nguyễn Quang Thiều, tác giả Vũ Văn Sĩ có nhận xét : Trong chừng mực
thể nghiệm, nhà thơ có ý thức khai thác ý nghĩa tợng trng của các hiện tợng
tinh thần. Quá trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, phần nào bộc lộ sự phân
hoá thái độ thẩm mĩ thể loại đối với ngôn ngữ và hiện thực.[44, 506];
- Đông La trong Về t duy thơ Nguyễn Quang Thiều tâm đắc về thơ của
Nguyn Quang Thiều: Nguyễn Quang Thiều cũng là một thi sĩ thờng không
viết những điều để ngời đọc thích thú mà anh viết nhiều về những điều buộc
ngời ta phải suy nghĩ. Anh thờng không viết những êm đềm, bóng bẩy, vui tơi
8
mà viết nhiều những vấn đề gai góc, những bài toán lớn đặt ra trong cuộc sống.
Thơ anh không bộc bạch, thổ lộ hoặc thủ thỉ, mà anh thờng dựng lên những bức
tranh, ở đó anh dẫn ngời đọc vào không gian kì lạ với rất nhiều luồng lạch, ngõ
ngách khác nhau. Chúng hoàn toàn xa lạ và không cần thiết cho những ai sớm
thoả mãn với những gì quen thuộc gần gũi. Chúng chỉ cần cho những ngời thích
khám phá.[ 75, 2 ]
- Nguyễn Quyến trong Xung đột thơ ca trong thế giới hiện đại có nhận định:
Trong cõi tinh thần thợng đỉnh nhng mù mờ, tinh thần thi ca của Nguyễn
Quang Thiều vợt ra khỏi vòng vây đó. Ông rõ ràng nhận thấy qua lớp sơng

huyễn hoặc đó một mặt trăng trọn vẹn. Và trong những vùng biển thi ca, dới
ánh trăng vàng lộng lẫy, ngời đọc thấy ông đơn độc đi trên những gờ đá. Thuỷ
triều đang lên vì vẻ đẹp của mặt trăng không chỉ mời gọi nó mà còn thúc đẩy nó.
Những con sóng vẫn ngủ yên. Những động từ của ông thét lên: Sự xói lở, sự hỗn
loạn, sự mù mờ của các ngơi đã đợc thứ tha. Hãy Trỗi Dậy và Hãy Đến. Nơi
Tình Yêu muôn đời đang vật vã vì ngơi! [54, 2]
- Nguyễn Việt Chiến trong tiểu luận Nguyễn Quang Thiều - Ngời đi qua cơn
khát của sa mạc thơ nhận xét: Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, ta có cảm giác
vừa đi qua một cánh rừng thi ca rậm đặc, trong bóng đêm ẩm ớt của những câu
thơ đang tuôn trào nh một sự hối thúc ám ảnh. Thơ của anh nh một bản giao
hởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, ý tởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn
đy sức tởng tợng lạ lẫm. Nguyễn Quang Thiều đã âm thầm khắc họa bằng
cảm xúc, bằng những liên tởng thơ để tìm ra cách nói riêng bằng ngôn ngữ hình
ảnh đặc thù mà chỉ thơ mới có đợc. [58, 2]
Có thể nói Nguyễn Quang Thiều là một hiện tợng trong nền văn học Việt
Nam đơng đại, cảm thụ đợc thơ anh không phải là công việc dễ dàng, nó đòi
9
hỏi ngời phê bình phải có vốn sống, trình độ văn hoá nhất định và vốn văn
chơng khá dày
Khảo sát tất cả những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng
thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn là một mảnh đất màu mỡ mang đầy sức sống tiềm
tàng, ẩn dấu sự bí hiểm, lôi cuốn những ai thích phiêu lu khám phá. Các chuyên
luận chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ thơ anh mà cha giải mã nhng iu
kì bí để xâm nhập vào thế giới thơ ngổn ngang những suy t, những hình ảnh,
những mảnh ghép của đời sống nhân loại đang sinh thành, thở than. Cần phải có
một dấu ấn no đó về phong cách thơ, thi pháp thơ Nguyễn Quang Thiều; Và đây
chính là tiền đề để ngời viết đa ra vấn đề tìm hiểu biểu tợng trong thơ anh
dới cái nhìn tổng quan từ đời sống văn hoá nhân loại đến những sinh hoạt quen
thuộc của nếp quê dân tộc, tới độ sâu của cảm thức tâm linh, bản thể; Đồng thời
chúng tôi cũng đi sâu nghiên cứu một số yếu tố thi pháp biểu hiện qua hệ thống

biểu tợng ấyNguyễn Quang Thiều còn là một phong cách tiếp tục hình thành
và phát triển vì các sáng tác của anh vẫn tiếp tục ra đời, các cuộc tranh cãi về thơ
anh chắc chắn cha có hồi kết. Song ngời viết chỉ dựa trên những tìm hiểu của
mình để khảo sát nm tập thơ đã xuất bản của Nguyễn Quang Thiều.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu:
Xuất hiện trên văn đàn từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn
Quang Thiều kịp để lại dấu ấn khá đậm nét bằng những sáng tác khiến phê bình
văn học xôn xao. Viết tích cực và tâm huyt, trong vòng ba mơi năm anh đã
xuất bản đợc bảy tập thơ, hai tiểu thuyết, năm tâp truyện ngắn, ba tập truyện
thiếu nhi, một tập tiểu luận.Trong luận văn này ngời viết tập trung nghiên cứu
bảy tập thơ, một tập trờng ca và một số bài thơ c ng ti trên mạng internet
của Nguyễn Quang Thiều:
- Ngôi nhà tuổi mời bảy (1990)
10
- Sự mất ngủ của lửa (1992)
- Những ngời đàn bà gánh nớc sông (1995)
- Những ngời lính của làng (1994)- trờng ca
- Thơ Nguyễn Quang Thiều (1997)
- Bài ca những con chim đêm (1999)
- Nhịp điệu châu thổ mới (1997)
- Cây ánh sáng (2008)
Vấn đề ngời viết tp trung kho sỏt là những biểu tợng trong thơ đợc nhà
th sáng tạo, gửi gắm trong thế giới ngh thut ca mỡnh.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:
Nguyn Quang Thiu xõy dng thế giới nghệ thuật của mình một cách tự
nhiên và hồn hậu. Những trang thơ đã thuyết phục ngời đọc bởi thứ chất liệu
đặc biệt làm nên từ chính sinh hoạt quen thuộc của quê hơng làng Chùa, nơi tác
giả sinh ra, từ những vùng đất xa xôi tác giả từng đặt chân tới, từ những mảng
màu sắc văn hoá đa dạng và từ chính hình hài một tâm hồn khao khát cho cái
đẹp vĩnh hằngBằng một lối viết thơ hin đại, lối xử lí hình ảnh, ngôn ngữ, thể

thơ đợc lạ hoá khiến ngời đọc phải trăn trở tìm tòi để có thể ùa vào thế giới
riêng đầy bí hiểm lôi cuốn Nguyễn Quang Thiều. Đây cũng là nhiệm vụ đầy
thách thức cho luận văn này nhằm đóng góp phần hiểu biết cá nhân về phong
cách thơ Nguyễn Quang Thiều một nét riêng độc đáo trong nền thơ hiện đại
Việt Nam, xác định vị trí của anh trong tiến trình thơ đơng đại.
5. Phơng pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành làm luận văn chúng tôi vận dụng phối hợp các phơng
pháp nh: sử dụng phơng pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành: Văn học-văn
hoá-tôn giáo,văn học sử, văn học so sánh, thi pháp học; Nghiên cứu tác phẩm
11
theo đặc trng thể loại, theo hệ thống định trớc và phơng pháp phân tích, tổng
hợp.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chơng:
Chng 1: Th Nguyn Quang Thiu trong nhng xu hng tỡm tũi, i
mi ca th Vit Nam ng i
Chơng 2: Hệ thống biểu tợng thơ trong thơ Ngyễn Quang Thiều
Chơng 3 : Ngụn ng v nhng yu t thi phỏp tng trng








12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG NHỮNG
XU HƯỚNG TÌM TÒI, ĐỔI MỚI CỦA THƠ VIỆT NAM

ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Thơ Việt nam sau 1975 trước những yêu cầu mới của đời sống xã hội
đất nước.
1.1.1. Những chặng đường đổi mới trong thơ sau 1975
Cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt đã đi qua, sau 1975, đất nước ta bước vào
thời kì mới: độc lập, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự phát
triển của đời sống kinh tế, chính trị xã hội, văn học Việt Nam cũng bước vào quỹ
đạo mới với những thay đổi căn bản về đề tài gắn liền với những đổi mới về thi
pháp. Một diện mạo mới hình thành, vận động, sinh sôi và lớn mạnh trong đời
sống văn học. Cho đến nay, quá trình tìm tòi, đổi mới, thử nghiệm kéo dài gần
bốn mươi năm đã diễn ra theo một qui luật vận động riêng, một sắc diện riêng
trong những sáng tác văn học. Đối với thơ, quá trình vận động diễn ra mạnh mẽ,
toàn diện, tiệm cận những bước thăng trầm của lịch sử xã hội. Cũng như chặng
đường chung của toàn bộ nền văn học, thơ Việt Nam sau 1975 trải qua hai giai
đoạn tiếp nối: từ 1975 đến 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ cảm hứng sử thi
thời chiến tranh sang văn cảm hứng thế sự thời kì hậu chiến; từ 1986 trở đi là
thời kì văn học đổi mới, quá trình biến đổi mạnh mẽ trong đời sống thể loại diễn
ra chủ yếu trong thời kì này, thơ đã tạo ra được một bản sắc riêng, một gương
mặt biểu cảm đa dạng.
13
Ở thời kì đầu (1975 – 1985), không khí ngày độc lập vui tươi dần bị khoả lấp
bởi những lo toan mới, mối đe doạ mới: chiến tranh biên giới Tây Nam và phía
Bắc; cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp…hậu quả là gần mười năm kinh tế bị
đình trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Tâm lí hoang mang, tình cảm
con người bị phân tán, chân dung tinh thần của dân tộc trở nên tiều tuỵ. Ở một
góc độ nào đó, khủng hoảng trong xã hội diễn ra trầm trọng. Trong hoàn cảnh
đó, đời sống văn học cũng diễn ra nhiều thay đổi quan trọng. Đề cập thẳng thắn
đến những vấn đề xã hội hiện tại gắn với những đánh giá riêng của cá nhân nhà
văn. Thơ tiếp tục đề cập đến đề tài chiến tranh cách mạng, khuynh hướng sử thi
vẫn nổi trội, tuy vậy đã có những tìm tòi, đổi mới: khai thác những biến động

bên trong thế giới tâm hồn con người. Ngợi ca chiến thắng song cũng không thể
không nói đến những mất mát đau thương do chiến tranh tạo ra. Nhìn thẳng vào
hiện thực là một xu hướng mới của thơ văn sau chiến tranh. Các tập thơ đạt giải
đầu những năm 80 đã ghi dấu những đổi mới bước đầu của thơ như: Dấu chân
qua trảng cỏ của Thanh Thảo (1979), Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh
(1980), Một góc quê hương của Chim Trắng (1981), Bài thơ không năm tháng
của Lâm Thị Mỹ Dạ (1983), Ánh trăng của Nguyễn Duy (1984), Người đàn bà
ngồi đan của Ý Nhi (1985), Hoa trên đá của Chế Lan Viên (1985). Sự thay đổi
diễn ra phong phú trên cả bình diện nội dung và hình thức: đề tài chiến tranh, đất
nước, nhân dân anh hùng chuyển sang cuộc sống đời thường, thơ bớt tả mà chú
trọng biểu hiện chiều sâu tâm hồn, suy nghĩ, tình cảm của con người cá nhân;
hình thức thơ phong phú. Tư duy nghệ thuật đáng chú ý của thơ sau 1975: cảm
hứng nghệ thuật bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm cá nhân của nhà thơ.
Điều đó tạo được nhiều sự đồng thuận từ độc giả cũng như đáp ứng được yêu
cầu thưởng thức của thời đại. Vũ Văn Sĩ nhận xét: “ Trong mười năm trở lại đây
đang xuất hiện một khuynh hướng thơ khác hẳn khuynh hướng chủ đạo trước
14
đây: Nó hưởng tới các mối quan hệ thế sự, hướng tới số phân riêng lẻ. Và các
nhà thơ đặt lên hàng đầu cái thế giới nội cảm và những kinh nghiệm sống của
mình như một kiểu tư duy và đạt tới sức mạnh cảm hứng” [44, 121]. Hay: “Sau
chiến tranh và những năm gần đây, thơ bắt nhịp cuộc sống mới đa chiều, phức
tạp hơn. Cảm hứng ngợi ca trong thơ hôm nay dường như lắng lại, thay vào đó là
dòng thơ mang chính nội tâm của tác giả trước sự bề bộn, lo toan của đời
thường. Nhà thơ hướng vào nội tâm, lấy cái tôi làm chủ đạo. Sự đổi mới trong
thơ hiện nay là trở về với bản chất vốn có của thơ, tạo ra giọng điệu thích hợp
cho thời đại mình sống” (Nguyễn Đức Mậu, Sự đổi mới trong thơ – Nhân Dân
chủ nhật, ngày 26 – 11 – 1989).
Như vậy, hai dòng cảm hứng chủ đạo của thơ thời kì hậu chiến được các nhà
nghiên cứu chú trọng đến là: cảm hứng ca ngợi và cảm hứng đời tư thế sự. Thơ
tổng kết lại một chặng đường dài dân tộc đã đi qua trong lửa đạn chiến tranh, là

sử thi về một bài ca chiến thắng nhưng cũng chứa đựng bao nhiêu mất mát khốc
liệt. Sự lắng lại của thời gian đủ để cho các nhà thơ trưởng thành từ trước kháng
chiến chống Mỹ, trong kháng chiến chống Mỹ có khoảng cách cần thiết mà tổng
kết lại cả biến động lớn lao đã qua. Đó cũng là lí do của sự nở rộ của thể loại
trường ca - một thể loại kết tinh được tài năng sáng tạo, tư duy logic, tổng hợp đa
chiều của người làm thơ. Có thể kể đến những hợp âm hào hùng trong các
trường ca như: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời
(1982) của Thanh Thảo, Đường tới thành phố (1979) của Hữu Thỉnh, Ngọn giáo
búp đa (1977) của Ngô Văn Phú, Ba dan khát (1977), Campuchia hi vọng
(1978), Thông điệp mùa xuân (1985)của Thu Bồn, Sóng Nậm Rốn (1979) của
Vương Trung, Đất nước hình tia chớp (1981) của Trần Mạnh Hảo…Ngợi ca
chiến thắng, cảm hứng anh hùng ca dạt dào song trường ca hiện đại cũng không
15
né tránh những vấn đề buốt nhức của hiện thực “sau tấm huy chương”. Phải lật
trái tấm huy chương mà tả mới thấy hết được giá trị của chiến thắng và gương
mặt thật của cuộc chiến tranh. Hiện thực nghiệt ngã trong chiến tranh được ứng
với những thân phận cụ thể và hình tượng hoá một cách lớn lao qua thân phận
chung, khái quát nhất: Nhân dân:
“Tôi sống cùng nhân dân , chết giữa nhân dân
Rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất”
( Thanh Thảo - Những người đi tới biển)
Những mất mát, hi sinh la có thật và được phơi bày một cách rõ nét:
Sau loạt bom vùi
Anh gặp toàn lính mới
( Hữu Thỉnh - Đường tới thành phố)
Không khí tưng bừng một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng
phơi phới dậy tương lai” không còn sôi nổi, hào hứng nữa, thơ lắng sâu trong
những mất mát hiện hữu, chiêm nghiệm về giá trị đích thực của cuộc đời: “Mẹ
nén cơn đau - giấu tờ báo tử - Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ - Bốn nghìn năm
đất nước mấy khi yên”; “Một mình một mâm cơm - Ngồi bên nào cũng lệch - Chị

chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền” (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh). Từ
hiện thực đôi khi phũ phàng, đau đớn mà thầm lặng ấy đã mở ra trong thơ một
khoảng trời mới cho những cái tôi cá nhân bộc lộ, cảm hứng đời tư thế sự ùa
vào thơ với những suy nghĩ về cuộc đời, về tình người, về hiện thực đất nước
16
thời kì mới: “Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn - Dở hay, khôn dại những chê
khen – làm ăn, hai chữ, quen mà lạ - Thế cuộc nhân tình rõ trắng đen” (Tố Hữu
– Đêm cuối năm). Tập thơ “ Khối vuông ru bích” của Thanh Thảo tổng kết lại
những mặt trái của cuộc sống một cách toàn diện, đa dạng: Đó là sự xuống cấp
của đạo đức, là những khổ đau, lo toan, nhọc nhằn, là những điều chưa biết về
mặt trái của chiến tranh - những đớn hèn, độc ác, ích kỉ của người lính với chính
đồng đội mình…Chế Lan Viên có những tổng kết xót xa trước tình trạng đất
nước trì trệ, con người biến chất bằng giọng thơ buồn đau: “Giờ hoà bình tôi vẫn
làm thơ - nhặt lá – Không phải đất nước mình còn chiến tranh, nghèo khó – Mà
vì có bao nhiêu thằng đang sống sa hoa – Vì có bọn người thoái hoá - Khiến cho
thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ” [42

]

Nhìn lại thời kì mười năm sau chiến tranh, thơ tuy đã có những thành công,
tìm tòi và đổi mới trên phương diện đề tài phản ảnh, thể loại trường ca có sự nở
rộ đáng trân trọng…Song một cách công bằng mà nói, chất lượng mới trong thơ
chưa thật định hình, thơ bám sát hiện thực đời sống - hiện thực của những khủng
hoảng toàn diện, hiện thực ấy cần có sự điều chỉnh và thay đổi cấp bách. Xác
định được yêu cầu của thời đại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống, trong đó: “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động”. Thơ Việt Nam thời kì đổi mới
từ sau 1986 có những khởi sắc đáng kể, quá trình tìm tòi các phương thức thể
nghiệm trong thơ, các nguồn xúc cảm mới, chất liệu nghệ thuật mới cùng hình

thức thể hiện đa dạng tạo nên một nền thơ gần gũi hơn với nhu cầu, thị hiếu độc
giả, nâng tầm trình độ thưởng thức, phê bình nghệ thuật. Nhiều xu hướng mới,
cách tân xuất hiện trong thơ tạo nên chất lượng nghệ thuật mới. Bên cạnh sự
17
trưởng thành, trầm tĩnh của các nhà thơ lớn đã khẳng định tên tuổi từ trước cách
mạng tháng Tám 1945, trong kháng chiến chống Mỹ như: Tố Hữu với “Một
tiếng đờn” (1992), Chế Lan Viên với Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1996),
Hoàng Trung Thông với Tiếng thơ không dứt (1989), Ngô Văn Phú với Heo may
(1998), Hữu Thỉnh sáng tác Thư mùa đông (1994), Phạm Tiến Duật với Nhóm
lửa (1996)….và rất nhiều sáng tác khác của các nhà thơ như: Lâm Thị Mỹ Dạ,
Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Nguyễn Đức Mậu, Sóng Hồng,
Trần Dăng Khoa, Trần Nhuận Minh…được in trong Tuyển tập thơ Việt Nam
1975 – 2000 (tập I, II, III)…là sự trưởng thành của lớp nhà thơ mới - đội ngũ
sáng tác mới hình thành sau đổi mới với một tư duy nghệ thuật gần như hoàn
toàn khác trước như: Trần Tiến Dũng, Ly hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh, Trần Huyền
Thư, Inrasara, Bỉm, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Phùng Khắc Bắc,
Trương Nam Hương…Thậm chí các nhà thơ sáng tác từ thời kì trước cũng có
những cách tân mới mẻ để đi kịp khuynh hướng mới trong thơ như Dương
Tường, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng . Đây là thời kì thơ dung nạp, chứa đựng
nhiều dòng tư tưởng cùng chung sống, nhiều hệ giá trị cũ và mới đua nhau ảnh
hưởng trên thi đàn. Quá trình nhận đường dường như tiếp tục diễn ra với những
trăn trở, tìm tòi một lối đi cho thơ Việt đương đại. Cần có một dòng thơ vượt ra
khỏi tầm ảnh hưởng của thơ kháng chiến, vượt lên lối viết cũ mòn dễ đọc, dễ
bình, dễ thưởng thức…Và Thơ trẻ hình thành như một cuộc cách mạng trong
thơ, xác định một hệ giá trị mới trong đời sống thể loại.
1.1.2. Những xu hướng cách tân trong thơ đương đại
Năm 1945, thơ Mới đã làm nên một cuộc cách mạng trong thơ, đưa thơ Việt
Nam thoát khỏi những khuôn sáo truyền thống bằng lối viết tượng trưng và ảnh
18
hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp. Nay, trước sự đổi mới của tình hình đất nước,

thơ cũng cần có lối đi riêng, phù hợp với lớp người mới, thị hiếu thưởng thức
mới; đặc biệt khi văn học dịch đã trở nên phổ biến, những giá trị văn học đương
đại thế giới thường xuyên được cập nhật thì đổi mới thơ là một tất yếu. Thơ Trẻ
ra đời như một đứa con tinh khôi, nghịch ngợm, phá cách nhưng cũng là tinh hoa
của văn học thời đương đại. Để định hình chỗ đứng cho thơ trẻ, không ít nhà phê
bình đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu, khoanh vùng đối tượng cho những
nhà thơ sáng tác theo xu hướng này. Đến nay, dựa vào những tập thơ được xuất
bản hay lưu hành trên Internet, có thể xác định: thơ Trẻ là thơ sáng tác từ sau
1975, đặc biệt là sau 1985. Không phân biệt là sáng tác của những tác giả có tuổi
đời 20 hay 50 mà thơ trẻ phải có được phẩm chất quan trọng là: lối viết, cảm xúc
đổi mới hơn so với thơ truyền thống, hiện đại hoá thơ. Những nhà thơ này không
bị ràng buộc bởi những lo âu của thế hệ trước, và họ lại được tiếp xúc với một
nền văn minh mới, hiện đại và đầy tính hội nhập. Cho đến những năm 90 của thế
kỉ XX, thơ trẻ xuất hiện ngày càng đậm đặc và lạ.
Có thể nhận thấy các nhà thơ theo xu hướng cách tân sáng tác bằng tôn chỉ
của chính họ. Có những nhóm cách tân chính như sau:
a. Những cây bút có quá trình sáng tác từ trước 1975 nhưng đến những năm
80 mới công bố như: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Dương
Tường, Hoàng Hưng…Họ được coi là những người tiên phong cho một dòng thơ
mới xuất hiện và gây nhiều tranh cãi. Phần lớn tác phẩm của họ sáng tác vào
những năm 60, 70 của thế kỉ XX, mang đậm chất tượng trưng, siêu thực như: Lá
diêu bông, Mưa thuận thành, Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm), Mùa sạch (Trần Dần),
36 bài tình, Bóng chữ (Lê Đạt)…Chủ trương dùng chữ để phô diễn nghĩa, chữ
19
tung phá, quẫy đạp, ngao ngán, hân hoan, khuấy loang xúc cảm, tạo cho thơ của
họ những hiệu ứng thưởng thức mới song đôi khi dễ dẫn đến tối nghĩa, khó hiểu.
Nhóm Dòng chữ với các thi sĩ như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng
Hưng, Đặng Đình Hưng xuất hiện vào những năm 80, sáng tác của họ tạo được
một làn sóng tranh luận sôi nổi . Nhà phê bình Nguyễn Liên đánh giá về thơ
Trần Dần: “con chữ được vẽ, được trở thành kí hiệu, những kí hiệu trở thành con

chữ, những câu thơ được vẽ với trật tự mới với sự tham gia của những đường
cong, đường thẳng, dấu phảy, dấu chấm phóng đại như những con sinh linh nhỏ
bé, để làm thành những bài thơ, hoặc những bức tranh không thể xác định được
thể loại.” ( Nguyễn Liên – Vì sao thơ có hoạ? – 2003). Và câu thơ vẽ chữ, vẽ
bức hoạ tinh tế:
“Tôi một tên nô lệ vàng
Tôi lớn ở một đầu ô tím…
Thời gian lặp đi lặp lại những chiều vàng vọt như nhau…”
(Cổng tỉnh - Trần Dần)
Hay:
“ Em dài man dại
Em dài quên che đậy
Em dài tê tái
Em dài quên cân đối
Em dài bối rối
Em dài vô tội
20
Em dài - khổ tâm…”
(Trích trong Tập thơ 63-64 - Trần Dần)
Ông tìm kiếm vẻ đẹp trong bức tranh người phụ nữ hiện đại đầy quyến rũ.
Hoàng Hưng chủ trương làm thơ theo lối hội hoạ: mở tung không gian hai chiều,
mở ra chiều thứ ba của thị giác, chiều thứ tư - mộng giác, chiều thứ năm - ảo
giác, chiều thứ sáu – linh giác. Chiếm lĩnh hình tượng bằng ngôn ngữ đầy sức
khơi gợi và mê hoặc: “Sông Hồng Hà 36 thước nước…cá bay về núi hoành
sơn…”. Cách viết thơ như vậy không giống với truyền thống trước đó trong thơ.
Không chỉ ở hiệu ứng hình ảnh, thơ còn đánh thức thế giới xúc cảm của con
người bằng sự va chạm nhau của âm thanh con chữ, thơ để cho giác quan tinh tế,
toàn diện, phát triển ở trình độ cao của con người làm việc, suy ngẫm, hoặc thả
lỏng theo bản năng mà xâm thực mạnh mẽ vào lòng người:
Nắng tạnh heo vùng hoa lạnh

Mimoza chiều khép cánh mimôixa”
(Thu nhà em – Lê Đạt)
Đúng như lời của thi sĩ Lê Đạt: “Mưa rơi không cần phiên dịch”, vẻ đẹp của
thơ nằm ngay ở chữ và đi thẳng vào tâm trí người đọc không cần thông qua
phương tiện nào khác. Dương Tường cũng theo lối thơ ấy, khai thác khía cạnh
gợi cảm của hình khối chữ một cách tối đa: “Noel/ đèn/ môi em/ za em/ jeusalem/
pha phem/ hang Đức mẹ/ jọt/ jọt/ hẽ he/ mùi quen/ mà quên” (Noel II). Trần Dần
có những thử nghiệm thành công với thơ độc âm với thi phẩm Mùa sạch. Đặng
Đình Hưng là trừng hợp đặc biệt của thơ Việt Nam, vốn là người hoạt động âm
21
nhạc, sau một tai nạn tinh thần, ông tìm đến thơ và coi sáng tác thơ đồng nghĩa
với sự thể nghiệm. “Nội dung các cơn thể nghiệm của Đặng Đình Hưng là căng
tất cả các giác quan và siêu giác quan để nghe, cảm thấy sự chuyển động bên
ngoài và bên trong, nhất là bên trong” ( Hoàng Hưng - Những thể nghiệm thơ
gần đây). Với Ô mai, Bến lạ…viết vào những năm 70 thế kỉ XX, Đặng Đình
Hưng đã tạo một cuộc đột phá về ngôn ngữ thơ. Nhìn chung các sáng tác của các
nhà thơ trong nhóm Dòng chữ đã tạo được một tiếng vang, một dấu ấn khiến độc
giả chú ý, và đặc biệt để lại một tiếng thơ mới lạ, đưa chữ lên ngôi, hoà vào dòng
xúc cảm của con người. Những sáng tác của nhóm nhà thơ này trở thành tiêu
điểm cho những cuộc tranh luận sôi nổi đầu tiên về thơ hiện đại vào khoảng
những năm từ 1993 đến 1995. Bên cạnh họ còn có nhiều xu hướng cách tân
khác.
b. Những tác giả xuất hiện và trưởng thành sau 1975 như: Nguyễn Quang
Thiều, Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái,
Nguyễn Quyến, Dư Thị Hoàn, Tuyết Nga, Trần Quang Đạo, Đặng Huy Giang,
Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Khế
Iêm, Nguyễn Kh., Nguyễn Vĩnh Tiến…Hiện nay, với lực lượng ngày càng đông
đảo, sáng tác của họ chiếm một số lượng lớn trong nền thơ đương đại, làm thành
một cuộc cách mạng thơ. Thẩm định thơ đương đại không phải là một việc dễ
dàng, đòi hỏi ở đó một vốn văn hoá dày dặn, một khả năng bao quát, hiểu biết

toàn vẹn về các xu hướng thơ đã và đang thịnh hành trên thế giới…Có nhiều ý
kiến cho rằng thơ đương đại đang tiến hành một cuộc “chôn” thơ của những thế
hệ trước đó nhằm thoát khỏi từ trường của thế hệ đi trước. Nhưng chúng tôi
nghĩ rằng, không có một cuộc chôn lấp nào đang diễn ra, ở đây chỉ đơn giản là
thơ tìm lối đi mới, tìm nguồn cảm xúc mới đến từ một thế hệ mới mà thôi. Đặc
22
biệt, khi đọc những câu thơ mang nặng tính trăn trở về những đổi thay nhân tình
thế thái, về khát vọng mãnh liệt vươn tới cái đẹp đích thực của nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều, ta sẽ tự nhận thấy rằng, thơ thực ra không có sự bon chen, bôi xoá
lẫn nhau, làm lu mờ nhau, chẳng qua chỉ là cách thơ tự làm mới mình: “ Ngoài
vườn đang xuân ngập tràn hoa nở / thiếu phụ rời chiếc ghế bước đến ô cửa / hơn
tất cả mọi đói khát, hơn tất cả những kẻ đói khát / nàng ngửa mặt uống mê man
ánh sáng bầu trời”- cái đẹp đến từ thiên nhiên muôn đời, từ khát khao sống, cái
đẹp tồn tại rất gần như hơi thở của ta nhưng không phải bao giờ ta cũng nhận
thấy và tận hưởng được…
Thơ đương đại đang vận động theo nhiều khuynh hướng khác nhau tạo thành
một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc: có khi lắng trong thâm u huyền mặc, khi
da diết, khi rơi vào trạng thái hỗn loạn. Thơ đương đại không ngại ngần nói tiếng
nói cá tính, thậm chí ý thức giới tính cũng tạo thành một bản sắc thơ (như hiện
tượng Vi Thuỳ Linh). Thơ Trẻ là một dòng hoàn lưu mới trong bầu khí quyển
thơ - ấm nóng và mạnh mẽ lan toả trong thi đàn. Hiện nay có những xu hướng
tìm tòi chính được tổng kết trong sáng tác của các nhà thơ “trẻ” như sau:
Thơ Tân Hình Thức: Khế Iêm là người có công đưa dòng thơ này vào
Việt Nam. Thơ Tân hình thức vốn là một thể loại thơ hình thành và phát triển ở
Hoa Kỳ từ thập kỉ 80, 90 của thế kỷ XX. Đặc điểm cơ bản của thơ loại này được
Khế Iêm tóm tắt: “Đọc một bài thơ Tân hình thức thì khác hẳn, sự lôi cuốn nằm
trong nhịp điệu tình tiết của câu truyện kể, nên người đọc phải đọc rất rõ chữ.
Chúng ta biết rằng âm thanh được hình thành cơ bản với chỉ một chữ một âm
tiết, mạnh hay yếu, dài hay ngắn, là do sự liên hệ giữa những chữ chung quanh
nó. Sự hòa hợp giữa những âm tiết trong mỗi dòng, mỗi câu tạo nên sắc thái cho

23
bài thơ là nghệ thuật đọc. Đọc là làm bài thơ sống dậy, đánh thức phần rung
động của âm thanh, làm cho người nghe cảm nhận được, mỗi dòng, mỗi câu đều
có những nhịp điệu khác nhau, bởi chúng không bao giờ có cùng một kết cấu
như nhau”. Những nhà thơ Tân hình thức Hoa kỳ vào đầu thập niên 1990 cho
rằng, một trong những đặc điểm của thơ tân hình thức là thích ứng được với kỹ
thuật Internet. Những nhà thơ tiên phong Hoa kỳ bắt đầu từ Ezra Pound, William
Carlos Williams, E.E. Cummings, T. S. Eliot khi chủ trương thoát khỏi thể luật
truyền thống, đã tìm cách thay thế thể luật bằng một thể luật khác (discovered
form), với một vài kỹ thuật được dùng để tạo nghĩa cho hình thức bài thơ như:
dàn trải chữ trên trang giấy in, dùng những khoảng trống, chiều dài của dòng và
dòng gẫy (line break), chùm chữ, lập lại âm thanh, nhịp điệu của nhóm chữ, và
hình ảnh Chúng ta có thể gọi là nhịp điệu của cú pháp (syntactical rhythm) hay
nhịp điệu thị giác. Thơ tân hình thức Việt chính thức xuất hiện trên văn đàn từ
năm 2000 với các tác giả tiêu biểu như: Khế Iêm, Gýang Anh Iên, Nguyễn Tất
Độ, Lưu Hy Lạc, Nguyễn Đình Chính, Đoàn Minh Hải…hình thức vắt dòng, lặp
lại, yếu tố tự sự trong văn xuôi và tính nhạc là những yếu tố thi pháp chính yếu
được thơ Việt chấp nhận để tạo nên một dòng thơ lạ, độc đáo, ấn tượng. Đọc bài
thơ “Con mèo đen” của Khế Iêm không chỉ tiếp nhận một hình thức lạ trong thơ
mà người đọc còn thấy một cách bày tỏ cảm xúc mới:

Con mèo đen có linh hồn và chiếc
xương sườn của tôi, mỗi buổi sáng thức
dậy không bao giờ rửa mặt, mỗi buổi
sáng thức dậy không bao giờ đánh răng;

con mèo đen có đôi mắt bằng đất
24
sét, mở ra và nhắm lại, hay cứ
mở ra và không bao giờ nhắm lại,

trong lúc lên thang xuống thang, mang theo

linh hồn và chiếc xương sườn của tôi,
mà quên rằng, tôi đã sống những ngày
hôn ám biết bao, tự thuở nào và
tại sao thì tôi đành chôn kín, trong

cái túi đựng đầy những đoạn chú thích,
được lượm lặt từ rất nhiều mẫu chuyện,
để cấu thành câu chuyện về con mèo
đen, mang linh hồn và chiếc xương sườn

của tôi; dĩ nhiên, đó là con mèo
đen có đôi mắt bằng đất sét, chứ
không phải bất cứ đôi mắt nào khác;
mù đặc, trong lúc lên thang xuống thang.

“Con mèo đen mang linh hồn và chiếc xương sườn của tôi” là câu chuyện
được lặp lại trong bài thơ, câu thơ trước níu vào câu thơ sau, mỗi khổ thơ không
còn khoảng cách mà là nhịp chữ kéo dài, cấu tạo ấy làm nên một tư duy mới
trong thơ. Gýang Anh Iên viết về nhịp đời thường trong nhịp chữ buồn tẻ, ngột
ngạt nhưng nhẹ nhàng mang một sự chấp nhận:
Cuộc sống ngột ngạt như
đôi chân em sẽ xỏ
25
vào đôi giày mỗi sáng
để đến sở làm mười

sáu tiếng mỗi ngày chỉ
để nhận một đồng lương

đủ cho một cuộc sống
bình yên như bàn tay
(Gýang Anh Iên – Vô thanh)
Thơ tân hình thức đang trên con đường tự nhìn nhận, tự nuôi nấng, tự hoàn
thiện, tuy chưa trở thành một dòng thơ chính thống mà chủ yếu sinh tồn trong
đời sống văn học dưới hình thức bản in, photocopy, nhưng người đọc đương đại
vẫn chờ đợi một sự lên ngôi của nó.
Trào lưu thơ hậu hiện đại: Là một trào lưu thơ khởi phát sớm nhất và
được người đọc kì vọng hơn cả trong thời kì hậu đổi mới. Nó được khơi mào từ
giữa thập niên cuối của thế kỉ XX và nở rộ cùng văn chương mạng tiếng Việt.
Trào lưu này thu hút được một lực lượng đông đảo và rộng rãi đội ngũ sáng tác,
tiêu biểu có thể kể đến: Đặng Thân, Lê Anh Hoài, Mai Văn Phấn, Lynh Bacardi,
Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Đăng Thường, Bùi Chát, Lý Đợi, Trần Tiến Dũng, Bỉm,
Đỗ Quyên, Đinh Linh, Lê Thị Thấm Vân…Các nhà thơ hậu hiện đại vận dụng
mọi thủ pháp tiếp nhận từ đồng nghiệp trên thế giới để sáng tạo nhiều loại thơ ca
chưa từng có mặt trong truyền thống thơ ca Việt Nam trước đó: Phỏng nhại, siêu
hư cấu sử thi, thơ phụ âm, thơ động tác, thơ phân thân… Các dòng thơ này đều
xuất phát từ cảm thức hậu hiện đại: Cảm thức thế giới là hỗn mang, nhận thức
thế giới của con người chứa đựng đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết được diễn
giải bằng kinh nghiệm chủ quan của cá nhân. Hậu hiện đại coi đại tự sự (grand
narratives) như là thứ huyền thoại mang ở tự thân sự bạo động từng thao túng
26
cuộc sống nhân loại, khiến họ ngày càng “chìm sâu hơn trong nỗi vong thân”.
Bên cạnh đó, hậu hiện đại thúc đẩy con người trực diện với chính thời đại mình
đang sống. Nhà hậu hiện đại giải mơ mộng của nhà lãng mạn, giải ảo tưởng của
nhà lý tưởng, huỷ trung tâm để thiết lập nhiều trung tâm nhỏ lẻ khác… “Chủ
nghĩa hậu hiện đại là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa. Thái độ đối với truyền thống
cũng vậy. Khác với tham vọng của chủ nghĩa tiền phong đòi cắt đứt quan hệ một
cách quyết liệt với quá khứ (chôn phứt quá khứ để lên đường – như chúng ta
quen nói), qua đó tạo ra một phong cách đặc thù đẫm tính cá nhân, một phong

cách khép kín đầy ngạo mạn; thì chủ nghĩa hậu hiện đại muốn khôi phục lại sự
liên hệ với tất cả cái gì thuộc về quá khứ. Chấp nhận truyền thống, dù nó không
còn xem truyền thống như thứ thập tự để nó mang vác!” (Inrasara – Thơ hậu
hiện đại Việt, kẻ khai mào)
Không chỉ dừng lại ở sự đổi mới với thơ hậu hiện đại, hình thức thơ thị giác
trong đó thơ trình diễn (poetry performance) là một nhánh nổi bật cũng đang
định hình một thể nghiệm mới cho thơ. Thơ thị giác có nhiều hình thức đa dạng:
kết hợp thơ với ảnh chụp, hình vẽ, video, trình diễn của diễn viên Từ năm 2001,
thơ trình diễn bắt đầu xuất hiện tại thành phố Hồ chí Minh, năm 2005, tại Hà Nội
xuất hiện trong chương trình Chiều buông đầy những tiếng thở dài của nhà thơ
Dương Tường. Thơ trình diễn chính thức được nhiều người biết đến khi tham dự
Sân thơ trẻ ở Hội thơ Văn Miếu rằm tháng riêng hàng năm từ 2008 đến nay. Tại
sân thơ này, người thưởng thức thơ trình diễn được tiếp nhận những hình thức
biểu diễn thơ đa dạng: thơ trên gốm sứ, thơ sắp đặt, tác phẩm Nhu cầu của Lê
Anh Hoài gây được chú ý đặc biệt khi tấm vải đỏ tung ra lộ một chiếc xe máy
được viết, vẽ, dán, sơn, gắn cánh, được treo bằng xích trong chiếc lồng sơn vàng
óng tại sân thơ tháng 2.2010; Vi Thuỳ Linh - nữ sĩ khát sống, khát yêu gây được
dư luận tốt với bài trình diễn ấn tượng Dệt tầm gai kết hợp với nghệ sĩ biểu diễn
27
Đào Anh Khánh trong buổi ra mắt ấn phẩm thứ ba của Linh: Phim đôi, tình tự
chậm – tháng 1.2011 và tại sân thơ trẻ Văn Miếu tháng 2.2011. Thơ trình diễn là
một hình thức đầy mới mẻ, thu hút năng lực sáng tạo của nghệ sĩ, đưa thơ đến
gần hơn nhu cầu thưởng thức của độc giả thời đại bùng nổ công nghệ thông tin.
Bên cạnh những xu hướng thơ dễ nhận thấy, thơ hiện nay đang khắc khoải
tạo một lối đi riêng, tìm kiếm một sự vững bền trong đời sống thể loại, xác định
thi pháp, và tìm chỗ đứng vững chắc trong người thưởng thức yêu thơ và sành
thơ - những siêu độc giả, nhà phê bình.
Trong hàng trăm tên tuổi thơ đương đại, có lẽ tiếng thơ của nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều khó bị nhoè lẫn, thơ anh tạo được một bản sắc riêng. Từ
tập thơ ra mắt đầu tay Ngôi nhà mười bảy tuổi đến nay, nỗ lực bền bỉ không mệt

mỏi của anh được đền đáp xứng đáng, anh là nhà thơ tiên phong trong xu hướng
đổi mới thơ đương đại. Không chỉ mới trong cách viết, trong cái tôi nội cảm
phong phú, đầy đặn, thơ Nguyễn Quang Thiều còn là tiếng lòng tha thiết với
cuộc đời, là những băn khoăn về sự đổi thay nhân tình thế thái, về khát khao
hướng đến cái đẹp vĩnh hằng Bởi những lẽ đó, thế giới vốn bộn bề, khó cảm
nhận trong những hình ảnh biểu tượng trong thơ anh nhận được sự đồng cảm
rộng rãi. Không chỉ ảnh hưởng bởi lối viết tượng trưng, siêu thực, thơ Nguyễn
Quang Thiều còn lấy chất liệu quen thuộc - đất mẹ của thi ca trong chính đời
sống dân tộc, anh đã và đang hoàn thành hành trình kết nối những trái tim thông
qua việc đưa thơ Việt sang Mỹ; Con đường sáng tạo của anh không phải trải
bằng mật ngọt, song anh đã tạo được một bản sắc riêng - Việt Nam qua những
vần thơ đẹp. Vị trí của anh đang ngày càng được khẳng định vững chãi trong nền
văn học đương đại.
1.2. Nguyễn Quang Thiều - Nhà thơ tiên phong của thời kỳ đổi mới
1.2.1. Một tiếng nói nghệ thuật mới
28
Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại làng Chùa, một làng quê ven bờ sông
Đáy ( Hà Đông - Hà Tây cũ), nay là Hà Nội. Nơi đây đã in dấu trong nhiều sáng
tác thơ anh, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho thơ, cũng là điểm tựa tinh
thần để thi sĩ tìm về. Xuất bản thơ từ những năm 80 của thế kỷ XX, thơ Nguyễn
Quang Thiều đã đạt giải ba cuộc thi thơ và giải thưởng thơ hay của báo Quân đội
nhân dân. Tập thơ Ngôi nhà mười bảy tuổi là tập thơ đầu tay của anh xuất bản
năm 1990 được lọt vào vòng bình chọn năm tập thơ hay nhất năm 1991 của Hội
nhà văn Việt Nam. Cho tới năm 1992, khi tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời,
nhận được giải thưởng của Hội nhà văn năm 1993, thơ anh thực sự đã ghi dấu
một phong cách sáng tạo mới, từ đó tạo nên một cơn sốt thực sự - những tranh
cãi, bình luận, nhận định về tập thơ của anh sôi nổi trên khắp các mặt báo.
Nguyễn Quang Thiều đam mê sáng tác, thơ như nguồn hơi thở thứ hai trong anh.
Anh liên tục cho ra đời các tập thơ giá trị: Những người lính của làng (1994),
Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu thổ mới (1997),

Bài ca những con chim đêm (1999), Cây ánh sáng (1998), ngoài ra tập thơ Nhật
kí người xem đồng hồ xuất hiện trên wep (2010). Cho đến nay, sự trưởng thành
trong nghệ thuật của anh được xác lập một cách rõ ràng. Không chỉ sáng tác thơ,
Nguyễn Quang Thiều còn là một tay bút viết tiểu thuyết và truyện ngắn xuất sắc.
Truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của anh được chọn làm một chuyên đề để giới
thiệu trong một trường đại học ở Nhật. Đối với sáng tác thơ cũng như văn học,
anh quan niệm rằng: “Sứ mệnh của thơ ca là sứ mệnh của cái đẹp và lương tâm.
Nó không hẳn là những bài thơ cụ thể in trên báo hoặc sách.” Thơ ca cũng như
những sáng tác văn chương đem cái đẹp của ngôn ngữ để bày tỏ lòng người, để
hướng đến những giá trị cao đẹp, kết nối những trái tim đồng điệu.
Bên cạnh sự nghiệp thơ văn, Nguyễn Quang Thiều còn đam mê vẽ, anh vẽ
như để giải thoát chính mình khỏi sự chật hẹp của ngôn từ mà có những lúc thi
29
ca không truyền tải được. Tranh Thiều được đánh giá khá cao. Vẽ rồi làm báo,
anh là cây bút chủ lực phụ trách báo Văn nghệ, cùng Hữu Ước dựng tờ An ninh
thế giới cuối tháng, gần đây thêm tờ Cảnh sát toàn cầu. Anh khiến các đồng
nghiệp phải nể phục vì tần suất cũng như khả năng làm việc của mình. Anh cũng
có duyên và dành một phần đam mê trong mình chia cho điện ảnh: "Tôi tìm đến
điện ảnh với khát vọng được bày tỏ vì điện ảnh hiện ra rất gần với cuộc sống.
Nhân vật trong điện ảnh dù mang gương mặt, vóc dáng và giọng nói khác
nhưng linh hồn của nó vẫn thuộc về tôi". Anh đã chuyển thể kịch bản Người đàn
bà mộng du dựa trên truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của
nhà văn Nguyễn Minh Châu, chuyển thể kịch bản cho truyện ngắn Con gái thuỷ
thần của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Một cây bút đa năng – có lẽ nói như vậy
mới đủ đánh giá tài năng đa dạng của Nguyễn Quang Thiều. Và trong bất cứ lĩnh
vực nào anh đều đề cao cái tâm của người nghệ sĩ, chỉ khi có một tầm nhìn và
một cái tâm thực sự thì mọi sự đổi mới sẽ dễ dàng đến với quần chúng rộng rãi.
Anh đã tạo nên một tiếng nói mới say mê, nồng nhiệt và mới mẻ trong nền nghệ
thuật đương đại. Và với riêng mình, anh coi thơ là “miền đất thánh” và anh luôn
hướng đến những tìm tòi nhằm cách tân thơ Việt – cách tân từ chính nguồn cảm

xúc bất tận của thi ca - cuộc sống vĩnh hằng.
1.2.2. Những thể nghiệm hiệu quả qua mỗi tập thơ
Ngôi nhà mười bảy tuổi là thể nghiệm đầu tiên: trong sáng, mượt mà, dư vị
thơm ngát của cỏ hoa, của mối tình đầu bẽn lẽn Chưa có bước đột phá táo bạo
đổi mới thơ, song những hình ảnh, ngôn ngữ thơ giàu tính gợi trong tập gây được
ấn tượng mới mẻ, tinh khôi:
Ngôi nhà không khép cửa bao giờ
Khi tôi đến em vừa đi khỏi

×