Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều trần của Hoàng Quốc Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.47 KB, 84 trang )



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước ta đang trong quá trình hội nhập và tiến hành, công nghiêp
hóa – hiện đại hóa đất nước
. Q
uá trình này luôn phải bắt nguồn từ quá khứ
lịch sử để từ đó có những quyết sách phù hợp với tâm lí, tính cách dân tộc.
Lịch sử đóng vai trò sứ mệnh cao cả là nền tảng, là bệ đỡ cho dân tộc ấy phát
triển. Và một bài học đặt ra là phải có định hướng như thế nào để giáo dục thế
hệ trẻ về truyền thống dân tộc, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Vì thế tiểu thuyết lịch sử đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ góp phần giáo
dục làm cho mọi người hiểu biết, am hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam.
Đúng như Hồ Chủ tịch đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lặng lẽ và cần cù lao động sáng tạo, năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử
gồm 4 tập: "Bão táp cung đình", "Huyền Trân công chúa", "Thăng Long nổi
giận" và "Vương triều sụp đổ" được xuất bản lần đầu tiên. Mỗi cuốn sách nói
về những nhân vật có vị thế của đời nhà Trần, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử
dân tộc. Bộ tiểu thuyết đã được trao giải "Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội"
(2008). Đây là giải không phải thật sự tầm cỡ, nhưng những khao khát tìm
hiểu, lý giải lịch sử và ý tưởng - muốn "văn học hoá lịch sử", bộ tiểu thuyết đã
làm nên tên tuổi của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Sau này ông viết thêm hai tập:
"Đuổi quân Mông - Thát" (chống giặc Nguyên - Mông lần I) và "Huyết chiến
Bạch Đằng" (chống giặc Nguyên - Mông lần thứ III). Do đó, "Bão táp triều
Trần" gồm 6 tập. Hoàng Quốc Hải là một nhà văn "chín muộn". Dịp kỉ niệm
nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã góp mặt với cái tuổi 73 (tuổi ta).
Cách đây 20 năm, ở tuổi ngoài "ngũ thập nhi tri thiên mệnh", ông cặm cụi mở


những dòng đầu tiên về triều đại nhà Lý, sau khi đã hoàn thành cơ bản bộ tiểu


2
thuyết về nhà Trần. Không có nhà Lý, sẽ không có một triều đại hiển hách võ
công, rực rỡ văn hiến như nhà Trần. Thêm một lần nữa, ông lại lội dòng lịch
sử. Bộ tiểu thuyết gồm 4 tập: "Thiền sư dựng nước", "Con ngựa nhà Phật",
"Bình bắc dẹp nam", "Con đường định mệnh", đã "lấy đi" của ông gần 20 năm
cuộc đời, nói như Hoàng Quốc Hải là đã "dốc cả tâm lực và trí tuệ ra viết ".
Con đường "văn học hoá lịch sử" ấy là không thể khác khi nhà văn viết
về lịch sử, nhất là trong hoàn cảnh nước ta. Các bộ chính sử không nhiều, lại
có phần giản lược, các nguồn dã sử, truyện dân gian và cái gọi là truyền
thuyết, thần phả nhiều khi cũng ngộ nhận và hoang đường. Đứng trước một
nguồn tư liệu không lấy gì làm phong phú ấy, viết về lịch sử đòi hỏi nhà văn
phải có bản lĩnh, sự hiểu biết sâu rộng tri thức, văn hoá và có cách nhìn khoa
học của một nhà sử học.
Cả hai bộ tiểu thuyết "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" được
xuất bản với hình thức đẹp, chất lượng bản in tốt như vậy là có sự góp công
lớn, cùng sự "liều lĩnh" của nhà sách Vạn Niên - một nhà sách mới ra mắt đã
dám chọn bộ sách không dễ kinh doanh như thế.
Rõ ràng đây là hai bộ sách đáng trân trọng - không phải là hai "lẵng
hoa" chào mừng đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn năm - vì tác phẩm văn học
đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè. Chỉ mong sao có nhiều bạn đọc bỏ
công sức, bỏ thời gian để "liều mình" cùng tác giả
Có thể nói, từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, trong xu thế đổi mới
toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải đã trở thành một hiện tượng thu hút nhiều sự chú ý của
độc giả Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu đề tài “Nhân vật trong
bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần”. Chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng
nói, một cách nhìn thoả đáng về một hiện tượng tiểu thuyết độc đáo trên cơ sở

nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói.


3
Chọn đề tài: “Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần” của
Hoàng Quốc Hải, chúng tôi muốn có cái nhìn rõ hơn về nhân vật lịch sử và
nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông. Nhằm mục đích góp tiếng nói cá nhân
của mình trong việc đánh giá tác giả, tác phẩm trong văn học, đặc biệt là dịp
để bản thân người viết luận văn cũng củng cố được nhiều kiến thức quý báu
về lịch sử dân tộc và kiến thức chung về lí luận nhân vật trong nghiên cứu và
giảng dạy.
Trong nền văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử ngày càng
đóng vai trò vị trí quan trọng, và có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội.
Đặc biệt tiểu thuyết lịch sử không chỉ có sứ mệnh văn học mà còn nhằm mục
đích giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc. Nhưng để làm nên thành công
của tác phẩm phần lớn là nhà văn đã xây dựng thành công được những hình
tượng nhân vật lịch sử. Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên
cứu đề cập một cách toàn diện nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Những hình tượng của tiểu thuyết lịch sử là
những biểu tượng của một thời kì vừa vàng son anh hùng, cũng có khi là đau
thương của dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lớn lao trong
thời kì đổi mới và hội nhập của nước nhà.
Hiện nay ở chương trình phổ thông có những đoạn tác phẩm trích học
của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu… có những nhân vật lịch sử, để hiểu sâu và rõ
hơn những đoạn trích này không gì khác là phải tìm hiểu hình tượng nhân vật.
Do đó đề tài góp phần vào công việc giảng dạy văn học trung đại ở phổ thông.
Đề tài nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần đưa văn học sử tới
công chúng, đặc biệt là các hình tượng nhân vật lịch sử còn bí ẩn với nhiều
người các cuộc tranh luận và tốn khá nhiều bút mực của các nhà nghiên cứu.
Từ đó chúng tôi hy vọng góp phần nhỏ giúp nhà văn, người cầm bút giải đáp

câu hỏi “làm thế nào để sáng tạo những tác phẩm và nhân vật lịch sử sống


4
động, chân thực vượt không gian và thời gian như tiểu thuyết lịch sử Trung
Quốc”.
Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự. Nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi góp phần sẽ hiểu hơn nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử, và ở góc độ nào
đó sẽ phát hiện nét đặc thù của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với tiểu thuyết
lịch sử thế giới.
2. Lịch sử vấn đề.
Trong lời giới thiệu Mỗi ngày một cuốn sách của Đài truyền hình Việt
Nam: Bão táp triều Trần, cuốn tiểu thuyết vừa được tái bản với hai tập mới
của nhà văn Hoàng Quốc Hải sẽ đem đến cho độc giả cái nhìn bao quát và sâu
sắc về triều đại nhà Trần, một triều đại nhiều võ công, đầy văn hiến với nhiều
nhân tài, một triều đại huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Đây là
bộ tiểu thuyết được tác giả mất gần 20 năm để hoàn thành, để tái hiện vượt
bậc của một vương triều trong cuộc trị quốc an dân, chống giặc ngoại xâm.
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông ngàn thủa vững âu vàng.
Hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông trong lễ mừng chiến thắng, ẩn chứa
trong đó hào khí Đông A để giữ cho Đại Việt sự trường tồn đất nước suốt thế
kỉ XIII. Một thế kỉ đầy biến động với sự xuất hiện của đế chế Mông Cổ khuấy
đảo các quốc gia từ Á sang Tây Âu khiến bao quốc gia nghiêng đổ. Nhưng
khi đoàn quân khổng lồ ấy xâm lăng Đại Việt, cả ba lần đều đại bại, sức mạnh
nào giúp vua tôi nhà Trần làm nên kì tích đó. Câu trả lời được tìm thấy trong
bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần gồm 6 tập của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Bộ
tiểu thuyết liên hoàn từ khi nhà Trần nắm ngôi nước đến khi kết thúc sứ mệnh
lịch sử kéo dài 175 năm khởi nghiệp vương triều Trần với việc chuyển giao
quyền lực có một không hai trong lịch sử. Vị kiến trúc sư triều Trần, Thái sư

Trần Thủ Độ thiết kế cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh mà


5
đến bây giờ công và tội của Thái sư Trần Thủ Độ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Nhưng nhân vật này lại là khởi nguồn để nhà văn Hoàng Quốc Hải viết nên
Bão táp triều Trần với hi vọng làm thay đổi quan niệm có khi thiên kiến của
các sử gia khi đánh giá nhìn nhận các nhân vật lịch sử…Gần 3000 trang sách
đã đưa đến cho độc giả một cái nhìn bao quát và sâu sắc về một triều đại huy
hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc với các bậc văn võ, bá quan phong kiến.
Những người đã cùng vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên cường bảo vệ
Đại Việt trong cơn nguy biến. Và cũng chính có cái nhìn khách quan và công
tâm với lịch sử đã giải mã để phát lộ và làm sáng rõ hơn những nhân vật trong
chính sử. Đó là nàng công chúa An Tư đã dùng mĩ nhân kế khiến cho Thoát
Hoan vì say mê nàng mà chậm trễ trong việc tấn công vào Thăng Long cứu
vua tôi nhà Trần lúc lâm nguy. Hay nàng Huyền Trân công chúa đổi một tấm
thân làm hoàng hậu Chămpa để đem về cho Đại Việt một mảnh đất rộng lớn
như Ô Châu, Ô Lý và giữ được tình hòa hiếu của Đại Việt và Chămpa. Dựng
lại lịch sử một triều đại bằng văn chương. Bão táp triều Trần không chỉ đem
đến cho người đọc một nguồn tư liệu vô cùng phong phú về lịch sử, quân sự,
văn hóa, kinh tế,

chính trị mà hướng người đọc có một thái độ sống đúng với
giá trị mà tiền nhân để lại trong đó lợi ích dân tộc là tối thượng”.
Vấn đề tiểu thuyết lịch sử được Hoàng Quốc Hải tâm sự trên nhiều báo,
thông tin đại chúng, những nghiên cứu về Bão táp triều Trần thì hầu như
chưa có ai. Do vậy chúng tôi xin giới thiệu bài viết:
Khi trả lời phóng viên chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách về nhân
vật Trần Thủ Độ, nhà văn tâm sự: “Tôi đánh giá cái cao nhất của Trần Thủ
Độ, cùng với mưu lực và cả thủ đoạn nữa là đã thôn tính được cả hai thế lực

mà tránh được cuộc nội chiến, và từ đấy làm cho Đại Việt trở nên hưng thịnh.
Trong quá trình ấy, ông đã có rất nhiều cái lỗi lầm, ví dụ mà lịch sử chê ông
là kẻ vô luân. Đấy là cái lỗi lầm không thể biện minh. Trong khi viết Bão táp


6
cung đình tôi cũng không hề lương nhẹ cái đó. Nhưng tôi có cảm tình với sự
nghiệp của ông, bởi ông ấy làm quá lợi cho đất nước, mà ai làm lợi cho đất
nước, có lợi cho nhân dân thì được nhân dân kính trọng mà nhà văn không có
quyền loại bỏ những người ấy ra khỏi ngòi bút của mình. Nhân vật của nhà
văn chính là phải tìm ra chỗ khuất lấp để mà đưa ra ánh sáng”.
Trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Bão táp cung đình nhà văn đã tâm sự về
nhân vật Trần Thủ Độ “Tôi thường suy ngẫm về vai trò của nhà chiến lược
thiên tài Trần Thủ Độ. Thế nhưng qua sử sách các đời, vẫn coi ông là kẻ tàn
bạo, lộng hành và bất trung. Càng nghiền ngẫm, tôi càng thấy không thể đồng
tình với các nhà sử gia trung đại. Mặt khác, tôi cũng chờ đợi các nhà lịch sử
đương đại phán xét. Nhưng tuyệt nhiên không có một cuộc hội thảo nào, về
vai trò của Trần Thủ Độ với vương nghiệp nhà Trần. Còn với các cuốn sử
được viết lại thời nay, tuy không phê phán nặng hơn các sử gia thời trước,
song cũng chưa có một đánh giá khả dĩ về nhân vật lịch sử này.
Tôi nghĩ, Trần Thủ Độ đối với nhà Lý tựa như Mạc Đăng Dung đối với
nhà Lê. Bởi tới thời điểm lịch sử ấy, hai nhà Lý và Lê đều đã suy đồi tới cực
điểm. Song với quan điểm cố chấp, nếu không nói là “ngu trung” của các sử
gia phong kiến, nên đã coi hai nhân vật lịch sử tầm cỡ này như là giặc của nhà
Lý và nhà Lê.
Với tấm lòng của kẻ hậu thế, nhìn vào quá khứ với thái độ khách quan,
kính cẩn và thận trọng, tôi mạnh dạn viết giai đoạn đầu của nhà Trần với vai
trò chủ chốt của Trần Thủ Độ, mong trả lại sự công bằng cho nhân vật lịch sử
cũng như giai đoạn lịch sử này” [tr 11 - 12]
Trong bài viết: Hoàng Quốc Hải – Công viêc của người viết tiểu thuyết

lịch sử in trên Văn nghệ quân đội 735, H, 10, 2011
Nhà văn Phùng Văn Khai đã có buổi trò chuyện và đưa ra những nhận
xét trao đổi và đánh giá về Hoàng Quốc Hải và bộ Bão táp triều Trần: “ Thấy


7
rất rõ một điều rằng, trong toàn bộ bộ sách, nhà văn luôn luôn là một vị tổng
chỉ huy các nhân vật của mình, lại là các nhân vật lịch sử, hẳn nhiên vị tổng
chỉ huy phải rất cao tay. Điều binh khiển tướng thế nào, cân nhắc thái độ ra
sao của vua, của quan, của tướng, của triều thần, kẻ sĩ, và cả của dân là một
bài toán cực khó. Ở đây, tác giả đã lựa chọn sự thật, nói thẳng, nói thật nhất
lịch sử. Nhưng là sự nói thẳng nói thật từ tâm thế nhà văn, tâm thế một người
yêu dân, yêu nước. Chính từ quan điểm ấy dẫn đến giọng văn trong sáng, giản
dị và mới mẻ của toàn bộ bộ sách”. Tác giả viết tiếp: “Thấy rất rõ trong bộ
sách là tác giả đặt nước lên trên vua, dân cũng ở trên vua, sĩ tốt trên tướng
lĩnh, văn hoá ở trên chính trị, giường mối đoàn kết ở trên bè cánh thị phi,
nhân phẩm ở trên tính cách, lợi ích dân tộc là tối thượng, trọng tình không mù
quáng, ái quốc không tư vị, nhẫn nhục không hèn kém, cao thượng không
hống hách… Ở đấy vấn đề con người được đặt lên hàng đầu. Ở đấy học đạo
làm người trước học đạo làm vua, làm tướng. Ở đấy những bô lão được
kính trọng, trẻ nhi đồng được nâng niu. Ở đấy tướng cởi trần tập võ với
quân, người thương yêu ngựa, trâu, voi, chó. Đến như loài chim câu còn
biết đưa thư đánh giặc, đầm lầy năn lác vây giặc, đỉa muỗi cũng biết nhằm
chỗ sơ hở của giặc mà đánh. Dựng lên một xã hội sinh động như vậy dưới
diện mạo lịch sử có sẵn, phải là một nhà văn có tài và có đức. Xưa nay các
tác giả có tài viết về lịch sử không ít nhưng nếu chỉ khoe tài, khoe câu chữ,
khoe kiến thức tất sẽ dẫn đến ham ngọn mà bỏ gốc, thích sặc sỡ tô vẽ mà
quên người thực việc thực”.
Về tính cách nhân vật Trần Thủ Độ, tác giả nhận định:
“Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã dành nhiều tâm huyết cho tập sách cuối

của bộ sách Bão táp triều Trần, đó là tập Vương triều sụp đổ. Vẫn bằng một
thái độ trong sáng, chân thực và tinh thần quyết chiến với cái xấu xa bỉ ổi, cái
ác, cái mưu mô, vạch trần chúng ra trước ánh sáng của chân thiện mĩ. Tập


8
sách hẳn là một đau đớn của ông trước những gì diễn ra oái oăm, ngu muội,
dốt nát, đểu cáng và đặc biệt là sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, tinh
thần. Còn đâu hào khí Đông A, còn đâu tinh thần xả thân, trượng nghĩa với
những võ công hiển hách. Chỉ còn lại là mưu ma chước quỷ, là sa đoạ, là lừa
phỉnh hà hiếp dân lành. Những người dân lương thiện một thời thích hai chữ
“Sát Thát” không sợ đầu rơi máu chảy xông ra diệt địch bây giờ cúi gầm sợ
sệt lũ vua quan mục nát tăm tối. Dân ngoảnh mặt với triều đình. Giặc vào ra
kinh thành như chốn không người cướp phá, đốt giết. Quan lại thì tư vị, bè
cánh, chuyên quyền, hà lạm, lừa vua dối dân. Một xã hội đang đà phát triển
bỗng sập gãy vì những suy nghĩ và hành động tăm tối của chế độ cầm quyền.
Một bài học lịch sử đau đến trăm năm, ngàn năm. Sự tiếm quyền của mấy tên
quan đầu triều như Hồ Quý Ly - Nguyễn Đa Phương… cộng với sự ưa
chuộng cái ảo, rời xa chính tâm của vua Trần Nghệ Tông đã hùa nhau tàn phá,
huỷ diệt vương triều Trần”.
Có thể khẳng định, cho đến bây giờ, ông là nhà văn chuyên viết tiểu
thuyết lịch sử với những thành tựu nhất định, đặc biệt là khoảng thời gian 400
năm lịch sử Việt Nam triều đại nhà Lý, nhà Trần.
Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều
Trần” cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên
bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là
thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt
cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách
cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.
Như vậy, nghiên cứu về nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều

Trần có lẽ chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận.



9
3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng
Quốc Hải.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thống kê phân loại.
4.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Đóng góp của luận văn:
Chúng tôi hệ thống hóa, phân loại nhân vật, phân tích cụ thể nghệ thuật
xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử đã được thừa nhận đánh giá cao,
phát hiện bổ sung một số khía cạnh để có cái nhìn đầy đủ trọn vẹn về nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Luận văn làm rõ
một số phương diện đặc điểm nội dung của nhân vật, đặt trưng nghệ thuật xây
dựng nhân vật từ nguyên mẫu đến hư cấu, tưởng tượng trong bộ tiểu thuyết
lịch sử Bão táp triều Trần. Từ những dẫn chứng và phân tích cụ thể, luận văn
sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về nhân vật.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho người
nghiên cứu, giảng dạy và quan tâm đến thể loại tiểu thuyết lịch sử.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và danh mục tiểu
thuyết lịch sử, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần.
Chương 3: Nhân vật qua không gian – thời gian nghệ thuật.






10
CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

1.1. Về thể loại tiểu thuyết lịch sử
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên) văn học lịch sử / tiểu thuyết lịch sử được quan niệm:
Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi
tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và các sự kiện chính thì được sáng
tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang
phục, phong tục, tập quán, phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn
học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những
bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã
qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực
lịch sử của thể loại này [tr.255]
Theo Từ điển văn học, bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên) quan niệm
tiểu thuyết lịch sử như sau: Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm
nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của
tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch
sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng
của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn
quan tâm đến đề tài lịch sử thường đều là sự hình thành, hưng thịch, diệt
vong của các nhà nước [tr.1725]
Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là thể loại lấy đề tài lịch sử làm nội dung
chính, đối tượng phản ánh là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử,
có thể là một quá khứ rất xa so với thời đại chúng ta đang sống hoặc thuộc về

một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Cuộc đời và thế giới nghệ thuật không phải là
một, để thu hút được sự quan tâm của độc giả, người nghệ sĩ đã sử dụng khả


11
năng hư cấu phong phú khi sáng tạo tác phẩm, khiến nhân vật trở nên sinh
động. Lấy đề tài và cảm hứng từ quá khứ nhưng nhà văn không hề thoát ly
khỏi đời sống thực tại. Thông qua hình tượng người anh hùng lịch sử trong
tác phẩm, người viết thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc. Biêlinxki đã
chỉ ra cái đích cuối cùng mà tiểu thuyết lịch sử hướng tới là phản ánh được
những vấn đề quan trọng của cuộc sống com người hiện tại: Chúng ta hỏi và
chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho cái hiện tại và
chỉ ra tương lai của chúng ta.
Cho đến nay có cả một hệ thống quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Sự
phong phú đó xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại, cho dù bị chi phối bởi
đề tài lịch sử nhưng nhà văn vẫn chú ý tới đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.
Nhờ cái nhìn dân chủ và bình đẳng của mình, tiểu thuyết giúp nhân vật vượt
khỏi mọi ràng buộc, quy phạm, mọi ước lệ, khô cứng của lịch sử. Nhà văn là
người tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, đề xuất chuẩn mực giá trị mới
trong tác phẩm. Do đặc trưng “năng động” của thể loại nên cách hiểu về tiểu
thuyết lịch sử vì thế cũng phong phú, mềm dẻo.
G. Lukacs nhà tiểu thuyết lịch sử Hunggari khẳng định “tiểu thuyết lịch
sử về nguyên tắc không khác gì tiểu thuyết thông thường nhưng phải thể hiện
sự vĩ đại của con người trong lịch sử với những khả năng của tiểu thuyết nói
chung” [36, tr 136].
Hella S. Haasse – cây bút tiểu thuyết nổi tiếng Hà Lan thế kỷ XX nhấn
mạnh nội dung suy tư, nhận thức cá nhân trong tiểu thuyết lịch sử: “những
cuốn tiểu thuyết của tôi có thể là tiểu thuyết lịch sử ( bởi vì nó dựa trên những
sự kiện và biến cố lịch sử hoặc có liên quan đến những con người có thật)…
Trong văn học, đề tài lịch sử là một phương tiện chứ không phải là một cứu

cánh” [10].


12
Ở Việt Nam, theo thống kê của chúng tôi, hiện nay (tính tới thời điểm
2009) có hơn 80 quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử.
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng quan niệm: “Thực chất sáng tạo
nghệ thuật về đề tài lịch sử là khai thác lịch sử theo một cách tiếp cận mới… trên
nguyên tắc vừa tôn trọng sự thật lịch sử vừa trọng sự thật nghệ thuật” [59].
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa hư cấu
nghệ thuật với sự thực lịch sử: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết
lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử vừa phải phát huy cao độ vai trò
của hư cấu, sáng tạo cấu nghệ thuật ” [12].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những tiểu thuyết lịch sử
tiêu biểu thời đổi mới như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn lại cho rằng: “Theo
tôi lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào… Tiểu thuyết lịch sử không phải là kể
lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện
tại” (Nguyễn Xuân Khánh, Trả lời phóng viên Báo Văn nghệ trẻ, 10/2005).
Từ những ý kiến trên ta thấy, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trên thế
giới cũng như ở Việt Nam cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và còn tồn tại
nhiều ý kiến trái chiều. Các quan niệm thường xoay quanh một số nội dung:
vấn đề sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật, độ lùi của quá khứ ở mức độ nào,
tiểu thuyết lịch sử là quá khứ đọng lại trong kí ức huyền thoại, thần thoại hay
trong con người đương thời? Đành rằng là viết về quá khứ của dân tộc, nhưng
quá khứ ấy xa bao lâu thì coi là tiểu thuyết lịch sử?
Theo chúng tôi, tiểu thuyết lịch sử là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tiểu
thuyết và lịch sử. Ở yếu tố tiểu thuyết, tác phẩm thể hiện nhân vật trong mối
quan hệ phức tạp, đa chiều, ôm chứa phạm vi đời sống rộng lớn. Do đặc trưng
của tiểu thuyết là hư cấu nên người viết có thể phát huy khả năng tưởng tượng
và sáng tạo mãnh liệt. Ở yếu tố lịch sử, lại khuôn người viết vào giới hạn bám

sát tư liệu lịch sử. Đối với người Việt Nam, lịch sử là điều xác quyết, mặc


13
nhiên thừa nhận và nhiều người biết tới. Nếu nghĩ khác đi về lịch sử, “xem
lại” lịch sử là hành động “gây hấn” với niềm tin cộng đồng. Vì vậy, tiểu
thuyết lịch sử có những yêu cầu riêng khi sáng tạo và nhà văn đứng trước
những thử thách không nhỏ. Người cầm bút vừa phải sắm vai nhà lịch sử, vừa
phải làm tốt công việc của một nhà tiểu thuyết để biến những nhân vật lịch sử
vốn tồn tại như những “mẫu vật hóa thạch” trở nên chân thực, thân gần với
cuộc sống thường ngày. Bằng việc “tựa vào” lịch sử như một nguyên cớ sáng
tạo, tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học nên ưu tiên tính chất hư cấu cốt
truyện, nhưng cần tạo cho được cái vẻ giống như thật bởi kết cấu. Bảo đảm
cho người đọc tin mọi sự việc đều có thể xảy ra như thế trong quá khứ, đồng
thời giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quá khứ, hiểu hơn những nguyên nhân,
hậu quả của những điều đã xảy ra trong lịch sử. Sự thật của tiểu thuyết lịch sử
thống nhất với sự thật lịch sử cuộc đời, nhưng hai thế giới đó không phải là
một. Việc đồng nhất hai loại sự thật này, dù chỉ là vô tình cũng làm phương
hại đến sự lung linh, đa nghĩa của nghệ thuật. Một người đọc thực sự sẽ
không nhầm lẫn tác phẩm viết về lịch sử với công trình khoa học lịch sử. Với
ý nghĩa đó, tiểu thuyết lịch sử trở thành mũi khoan thăm dò cuộc sống, khám
phá lớp trầm tích phong phú của quá khứ vẫn ẩn náu.
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại viết về các sự kiện trong quá khứ, nhưng
quá khứ xa hay gần, xa bao lâu thì chấp nhận được? Trong lúc chưa tìm ra
được sự thống nhất ý kiến về độ lùi thời gian trong tiểu thuyết lịch sử, chúng
tôi đề xuất ý kiến cá nhân. Chúng tôi cho rằng: lịch sử là toàn bộ những gì đã
qua, đã thuộc về quá khứ, được phủ lên bởi lớp thời gian dài mà về đời sống,
văn hóa đã khác con người hiện tại. Từ quan niệm này chúng tôi xác định: chỉ
những tác phẩm viết về nhân vật và sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối
với cộng đồng, dân tộc, đóng góp vào việc làm phát triển đất nước, thì được

xem xét là tiểu thuyết lịch sử.


14
Sự khác biệt giữa nhà văn và nhà sử học: cùng viết và cùng quan tâm
đến lịch sử nhưng mỗi người lại có mục đích riêng. Nhà chép sử chú trọng
đến sự đầy đủ, chân thực của từng sự kiện, từng nhân vật rồi để tự nó nói lên
ý nghĩa. Nghĩa là nhà sử học chỉ chú ý tới đúng sai, thật giả của từng chi tiết.
Nhà văn lại thông qua việc tái hiện các sự kiện lịch sử phải đắp lên những ý
nghĩa mới, cách cảm thụ mới, từ lịch sử mà rút ra những quan niệm và suy
ngẫm về cuộc đời, về con người. Milan Kundera đã có sự phân biệt tinh tế
“nhà sử học kể lại với anh các sự kiện đã xảy ra”, nhà tiểu thuyết “nắm bắt
một khả năng cuộc sống – khả năng của con người và của thế giới”. Từ đó
M.Kundera nêu lên một số nguyên lí chất liệu lịch sử: thứ nhất “tất cả các
tình tiết lịch sử, tôi xử lí với sự tiết kiệm tối đa”; thứ hai “trong các tình tiết lịch
sử, tôi chỉ giữ lại những cái tạo cho nhân vật của tôi một tình huống hiện sinh
tiêu biểu”; thứ ba “những sự kiện được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi
thường bị khoa chép sử bỏ quên”; thứ tư “lịch sử từ trong chính nó phải được
hiểu và phân tích như là một tình huống hiện sinh” [25, tr 44-45]. Tôixtôi cũng
phân biệt rất rõ “nhà sử học chú trọng tới các kết quả của một biến cố, còn
nhà nghệ sĩ thì chú trọng tới chính bản thân của sự kiện trong biết cố” [Tạp
chí văn học số 10/1996, tr 40].

Nhà văn không quan tâm tới tính chỉnh thể
cúng như sự chính xác đến từng chi tiết lịch sử như nhà sử học mà chỉ chú ý
tới một tình huống hiện sinh, từ đó thêm bớt chi tiết cho nhân vật ở phần lịch
sử không nói đến.

Cách thức miêu tả nhân vật lịch sử giữa nhà văn và nhà sử học rất khác
nhau. Sử gia giới thiệu từ góc độ danh nhân, anh hùng trong các biến cố, sự

kiện lịch sử. Nhà văn lại đặt nhân vật lịch sử trong vô vàn các mối quan hệ
của đời sống. Sử gia kể lại lịch sử một cách khách quan, nhưng nhà tiểu
thuyết lịch sử lại làm “sống lại” lịch sử bằng cái nhìn mang đậm tính chủ
quan. Họ có quyền thực hóa cái hư, hư hóa cái thực để khơi gợi trí tưởng


15
tượng của người đọc. Tiểu thuyết là thể loại khuyến khích khả năng sáng tạo,
người viết tự do lựa chọn nhân vật, chi tiết lịch sử. Nhưng khi chọn lịch sử
làm chất liệu cho sáng tác là lúc nhà văn đứng trước sự ràng buộc của đề tài.
Việc chọn lựa một sự kiện một nhân vật hay một thời đại lịch sử để phản ánh
trong tác phẩm đòi hỏi nhà văn phải có vốn kiến thức và phông nền văn hóa
nhất định, lịch sử, ngôn ngữ. Từ đó nhà văn mới có thể miêu tả chân thực lịch
sử, đồng thời làm sinh động lịch sử.
1.2. Về nhân vật tiểu thuyết lịch sử
Giới hạn tư liệu lịch sử của nhân vật là những đặc điểm của con người
lịch sử được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật trong tác
phẩm của mình: hình thức bề ngoài, đặc điểm tính cách, chức vụ, thói quen
ứng xử, thời gian, không gian… Dấu ấn lịch sử được đánh giá qua hình tượng
nghệ thuật tôn trọng sự chính xác nguyên mẫu đến đâu. Nguyên mẫu thường
là “nhân vật có thực mà tác giả lấy làm hình mẫu ban đầu để xây dựng nhân
vật văn học của mình” [21, tr 1099]. Theo định nghĩa, nguyên mẫu lịch sử
được hiểu là con người có tên tuổi thật ngoài đời, là người có bản lĩnh, trí tuệ,
khát vọng và chiến công to lớn được lưu danh trong chính sử. Với đời sống
tinh thần của dân tộc, họ hiện diện như những tượng đài bất tử, chất chứa tầm
vóc và ước ao của tập thể cộng đồng. Họ có thể là những anh hùng kiệt hiệt,
mưu lược như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Bão táp cung đình, Thăng Long
nổi giận – Hoàng Quốc Hải), Nguyễn Huệ (Sông Côn mùa lũ – Nguyễn Mộng
Giác), Nguyễn Trãi (Vằng vặc Sao Khuê – Hoàng Công Khanh), cũng có khi
trở thành “nghi án” trong lòng người và của triều đình như Hồ Quý Lý (Hồ

Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh)…Tùy nhu cầu tái hiện đời sống và việc thể
hiện giá trị thẩm mĩ khác nhau mà mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình phương
thức tổ chức tác phẩm riêng. Có thể nói, thể loại là nơi chỉ ra giới hạn tiếp xúc
với đời sống, một góc nhìn, một quan niệm hiện thực, là nguyên tắc xây dựng


16
thế giới nghệ thuật. Thông qua thể loại, nhà văn dự báo với người đọc vùng
đời sống được quan tâm, một cách tiếp cận và quan sát đối với nó, hướng
người đọc vận dụng những kinh nghiệm nhất định vào việc thưởng thức tác
phẩm. Nếu như thể loại trữ tình, thông qua việc bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu
ghét của tác giả mà phản ánh hiện thực, thể loại kịch, nhân vật chủ yếu dùng
ngôn ngữ, động tác, xung đột kịch trên sân khấu bộc lộ tính cách, thì tiểu
thuyết lại lấy việc mô tả con người, khắc họa tính cách làm trung tâm. Là tiểu
thuyết lấy đề tài lịch sử làm đối tượng phản ánh, nội dung tác phẩm không thể
vắng mặt các chất liệu lịch sử. Tuy nhiên, mức độ hướng vào nguyên mẫu
cũng như việc sử dụng nguyên mẫu tùy thuộc vào khuynh hướng, phong cách
và ý đồ nghệ thuật của từng tác giả. Có nhà văn xây dựng nhân vật bằng cách
trung thành với nguyên mẫu, nghĩa là tôn trọng lịch sử một cách tuyệt đối –
thứ lịch sử thuộc về chính sử, lịch sử của sách giáo khoa. Với lối viết này,
gương mặt của một triều đại, một sự kiện, một con người của thời kì được
phục hiện khá toàn diện, thậm chí rất gần với thực tế. Giống như các nhà văn
khác tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải cũng theo dòng đổi mới, khắc họa tính
cách nhân vật trên tinh thần tôn trọng sự chính xác của lịch sử. Đây cũng là
đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử thời kì này. Khác với giai đoạn
trước, tiểu thuyết thời kì này dựa trên nguồn cảm hứng công dân mới. Nhà
văn thường miêu tả người anh hùng với cảm hứng ngưỡng vọng thành kính.
Nhân vật lịch sử hiện lên thường rất đẹp, hành động quyết đoán, mang sức
mạnh phi thường… Nhà văn tạo ra hàng loạt các sự kiện, từ chuỗi sự kiện đó
người anh hùng tỏa sáng bằng chiến công lẫy lừng, có đôi khi thất bại,

nhưng sự thất bại không mang tính bi lụy. Nội dung các cuốn tiểu thuyết này
thường quá chú tâm vào việc tái hiện lại sự kiện lịch sử, luôn nhìn nhận con
người ở khía cạnh địa vị xã hội, con người của cộng đồng nên tác phẩm còn
nhạt chất tiểu thuyết.


17
Tiểu thuyết lịch sử cũng giống tiểu thuyết thông thường ở tính chất
hư cấu, in đậm dấu ấn chủ quan của người viết. Tiểu thuyết là thể loại
mang đặc điểm tự do, không chấp nhận sự chế định chặt chẽ, Vấn đề “trung
thành với sự thật lịch sử là chuyện thứ yếu trong giá trị của tiểu thuyết”, tác
giả tiểu thuyết “không phải là nhà sử học…anh ta là người thám hiểm cuộc
sống” [25 tr 49, 51]. Thể loại này có khả năng thể hiện bối cảnh thời đại rộng
lớn, quá trình sống với nhiều trạng thái phong phú, phức tạp. Nhiều nghệ sĩ
coi viết tiểu thuyết tựa như tham gia một trò chơi, người chơi có quyền đưa ra
những giả thuyết đầy sức tưởng tượng hoặc bắt chước hiện thực. Tiểu thuyết
mang khả năng khám phá đặc biệt, nhà văn có thể thêm thắt nhiều chi tiết
về ngoại hình cũng như nội tâm cho nhân vật để biến những sự kiện và tên
tuổi trở nên tươi mới như con người thực. Tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của
Hoàng Quốc Hải chúng tôi nhận thấy nhân vật được xây dựng theo hai
khuynh hướng chính: khuynh hứng xây dựng nhân vật in đậm dấu ấn
nguyên mẫu lịch sử và khuynh hướng xây dựng nhân vật in đậm dấu ấn của
tiểu thuyết. Ở khuynh hướng ưu tiên phát huy tính chất hư cấu của tiểu
thuyết so với yếu tố lịch sử, nhà văn thường đi sâu khai thác khía cạnh con
người tâm lí, các mặt khác nhau trong tính cách, con người đầy đặn cả
ngoại hình, hành động lẫn nội tâm.
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thời kì mở rộng giao lưu văn hóa
như hiện nay có xu hướng thiên về “tái tạo” và “sáng tạo” lại lịch sử trên tinh
thần và cảm hứng mới. Với cuộc sống hiện đại hôm nay, tầng lớp độc giả có
tri thức muốn tìm vẻ đẹp thực sự của nghệ thuật ngày càng đông đảo. Trong

khi thưởng thức tác phẩm văn học, nhiều người mong muốn được đối thoại và
bình đẳng với từng trang sách để tự tìm ra chân lí chứ không chấp nhận dễ
dàng thứ chân lí đã được vạch sẵn một cách khiên cưỡng. Bằng cách tựa vào
nguyên mẫu lịch sử như là “cái cớ” để sáng tạo tác phẩm, người viết mong


18
muốn nhóm lên ngọn lửa nơi thế hệ sau truyền thống yêu nước, đánh giặc hào
hùng của cha anh. Thấp thoáng trong những tác phẩm mang nội dung này còn
có cái nhìn “đính chính” lại một quan điểm, một cách nhìn của quá khứ lịch
sử. Người cầm bút theo quan điểm này vẫn sử dụng nguyên mẫu lịch sử trong
tác phẩm, nhưng dĩ nhiên các hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật được sáng
tạo mới theo quan điểm nhà văn. Chính sử khi ghi chép và lưu giữ tư liệu về
các vị anh hùng, thông thường chỉ ghi lại tên tuổi, nguồn gốc xuất thân, chức
vụ thứ bậc trong triều đình mà người đó đảm nhiệm, hoặc các sự kiện ngày
sinh, ngày mất, những chiến công đã đạt được trong đấu tranh… Tiểu thuyết
lịch sử lại viết về quá khứ bằng cách điểm xuyết trong tác phẩm một số đặc
điểm nào đó của con người nguyên mẫu, chủ yếu quan tâm tới đời sống tinh
thần nhân vật, lấp đầy khoảng trống cho con người chính sử bằng thế giới nội
tâm phong phú cùng mối quan hệ đời tư. Nhân vật tiểu thuyết lịch sử những
năm gần đây chú ý phát huy yếu tố sáng tạo, tưởng tượng, vì thế con người
quá khứ đã xích lại gần hơn với cuộc sống thường nhật, ấm hơi thở của con
người đương đại sâu sắc. Thông qua những sự kiện và con người trong quá
khứ, nhà văn mang đến bài học bổ ích cho cuộc sống, khiến tiểu thuyết lịch
sử mang ý nghĩa đương đại sâu sắc. Đây cũng là cơ sở giúp bạn đọc phân biệt
tác phẩm sử học, luôn có cái nhìn tuyệt đối quá khứ với tiểu thuyết lịch sử -
một thể loại có khả năng thể hiện bức tranh sinh động về cuộc sống con
người. Sự kiện lịch sử thường kéo người đọc về quá khứ còn tiểu thuyết lịch
sử lại đưa quá khứ về sống với hiện tại. Ở tiểu thuyết lịch sử thì bề ngoài là
viết về người anh hùng và những sự kiện lịch sử, nhưng thực chất là gửi gắm

trong đó cái nhìn nhân sinh có ý nghĩa thời sự.





19
CHƯƠNG 2
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG BỘ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
BÃO TÁP TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI

2.1. Đặc điểm chung của nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần
Đối với tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc
Hải nói riêng, nhân vật là yếu tố quan trọng, là bệ đỡ cho tác phẩm. Nhận
thức được điều đó Hoàng Quốc Hải đã xây dựng hệ thống nhân vật lịch sử kết
hợp hư cấu và tiểu thuyết hóa nhân vật của mình tạo nên hệ thống nhân vật đa
dạng, phong phú với đủ tính cách muôn mặt của đời sống. Qua nhân vật nhà
văn gửi gắm ý tưởng suy nghĩ của mình về người đời và đời người. Dưới ngòi
bút miêu tả của nhà văn, nhân vật hiện lên với đời sống riêng, định mệnh
riêng, in đậm dấu ấn sáng tạo của Hoàng Quốc Hải. Bằng trí tưởng tượng,
nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông thật sinh động và chuyển tải thông
điệp thẩm mĩ của nhà văn. Cũng có khi nhà văn sáng tạo nhân vật hư cấu
nhân vật của mình chân thật như hiện diện ngoài cuộc đời thực như một hình
ảnh lí tưởng. Nhân vật ấy dù sâu sắc, có sức ám ảnh lớn đến đâu đi nữa thì nó
vẫn là sản phẩm chủ quan của nhà văn, không nên phán xét và đồng nhất với
con người lịch sử.
Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không mang
đặc điểm con người hành động của sử thi và kịch. Nhà văn đã dùng kinh
nghiệm cá nhân để nhìn nhận lí giải nhân vật từ nhiều phía. Thái độ của nhà
văn lúc thì thành kính, ngưỡng vọng có khi mỉa mai cười cợt… sự nhìn nhận,

đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói, từ nhiều góc cạnh khác nhau, đa điểm
nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói hấp thu mọi loại lời khác nhau của
đời sống. Với sự đổi mới tư duy, đổi mới phương thức hành động và thể hiện,
nhà văn đã đi sâu phản ánh nội tâm và diễn biến tâm lí nhân vật, đem đến một


20
luồng gió mới mẻ, hiện đại trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần.
Kiểu nhân vật nguyên phiến đặc trưng cho phẩm hạnh thiện – ác, tốt –
xấu…của tiểu thuyết lịch sử thời trung đại được thay thế bằng kiểu nhân vật
phức tạp đan xen cả tốt lẫn xấu, cả cao thượng lẫn nhỏ nhen…khiến người
đọc khó phân biệt được tính cách riêng biệt. Nói cách khác , ranh giới giữa
các phẩm chất tốt – xấu, chính diện – phản diện…đã được Hoàng Quốc Hải
làm nhòe, khó tách bạch đâu là đúng – sai một các giản đơn. Bộ tiểu thuyết
lịch sử Bão táp triều Trần đẫ được Hoàng Quốc Hải mở rộng trường nhìn và
sự đa dạng của các tính cách có khi xung đột đã khiến cho nhân vật của có xu
hướng gần với con người xã hội với những tâm lý phức tạp đan xen. Điều đó
thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Hoàng Quốc Hải trong việc sáng tạo nghệ
thuật nhằm có hình thức thể hiện không lặp lại cho nhân vật, đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu của bạn đọc.
Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải tái hiện cuộc sống với tất cả
chi tiết như thật, bên cạnh đó còn có cả thi vị hóa, lãng mạn hóa, và không né
tránh miêu tả việc con người ở góc độ khuyếm khuyết, những thói tật, khuyết
tật. Vì vậy tiểu thuyết của ông có khả năng miêu tả cuộc đời một cách chi tiết
giống như thật, nó kéo con người lịch sử xích lại gần, bớt trang nghiêm, thần
thánh hóa, nói khác đi nhân vật trong Bão táp triều Trần dù là anh hùng, là vĩ
nhân cũng đều mang đặc điểm của con người đời thường thế tục. Miêu tả thế
giới bên trong, phân tích tâm lí là thế mạnh của tiểu thuyết lịch sử của Hoàng
Quốc Hải. Nhà văn dùng khả năng hư cấu, tưởng tượng của mình để phục
sinh và thổi linh hồn cho nhân vật, bắt nó phải phục vụ tác phẩm nghệ thuật

của mình. Con người lịch sử đi vào trang văn của cuộc sống hiện đại thông
qua sự miêu tả con người nghệ sĩ, họ trở thành nhân vật văn học – lịch sử với
số phận điển hình, sống động.



21
2.2. Kiểu nhân vật hành động.
Hoàng Quốc Hải đứng trên lập trường muốn trung thành với lịch sử đã
đưa vào tác phẩm của mình cái nhìn của nhà sử học. Nội dung phản ánh của
tiểu thuyết là những điều được chép trong sách sử, trong chính sử, vốn tồn tại
bên trong cộng đồng xưa nay. Rất nhiều nhân vật của ông được xây dựng trên
tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Miêu tả kiểu nhân vật in đậm dấu ấn lịch sử
được xác định bằng việc sử dụng nguyên mẫu lịch sử trong bộ Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải. Việc sử dụng nguyên mẫu tạo cho tác phẩm một
nội dung giống như thật, khiến cho người đọc tưởng như mình đang được
đồng hành cùng thời với con người lịch sử. Tuy nhiên sử dụng nguyên mẫu
không chỉ để người đọc tìm xem nhân vật chân thực đến đâu, bởi nhà văn
không chỉ làm công việc sao chép, mà họ còn sáng tạo thực sự nghiêm túc. Sử
dụng nguyên mẫu trong tác phẩm cũng không phải là việc nhà văn muốn thể
hiện vốn sống của bản thân mình, mà là một sự tìm tòi về tư tưởng, thể hiện
nghệ thuật xử lí chất liệu, cải tạo nguyên mẫu thành tác phẩm nghệ thuật. Nhà
văn Hoàng Quốc Hải trong Bão táp triều Trần vừa tái hiện một vương triều
vàng son vừa gửi gắm những điều ấp ủ về cuộc đời và thời đại của nhà văn
trong cuộc sống hiện đại. Tiêu biểu trong Bão táp triều Trần là Bão táp cung
đình và Vương triều sụp đổ.
Những con người mang khát vọng đánh đuổi giặc xâm lăng, khát vọng
độc lập, khát vọng canh tân đất nước…được hiện diện lần lượt trong Bão táp
triều Trần. Đây là những con người đầy bản lĩnh, tài trí hơn đời. Tính cách
của họ ảnh hưởng và làm thay đổi lịch sử, đóng vai trò là người dấn thân, mở

đường. Dù con đường của họ thành công hay thất bại, nhưng họ là đại diện
cho tầm vóc của dân tộc, tên tuổi đã được ghi trong sử sách. Có người trở
thành anh hùng của thời đại, có người phải chấp nhận đắng cay, có khi là cái


22
chết. Nhưng kiểu nhân vật này đã khẳng định được vai trò quan trọng của cá
nhân đối với lịch sử.
Tiêu biểu và sáng chói nhất trong Bão táp triều Trần là nhân vật Trần
Thủ Độ với khát vọng cải cách canh tân đất nước. Đây là kiểu nhân vật chỉ
xuất hiện trong thời đại lịch sử đặc biệt, là con người nắm giữ quyền lực để
xây dựng và cải cách đất nước. Trần Thủ Độ đã hi sinh lợi ích nhỏ riêng tư vì
nghĩa lớn vì dòng tộc nhà mình ông đã đi những nước cờ táo bạo, tạo nên
bước ngoặt lịch sử có một không hai trong lịch sử dân tộc, đặt lợi ích cộng
đồng lên trên hết thẩy. Trần Thủ Độ đã sớm nhận ra vai trò của lịch sử nhà Lý
đã hết, đi vào mục rỗng, đồng thời nhận thấy vận hội của nhà Trần đã đến,
dòng họ dũng mãnh của ông không thể cứ mãi phục vụ vương triều nhà Lý,
mà nhà Trần có thể đảm đương sứ mệnh gánh vác non sông. Là người có cá
tính mạnh mẽ, quyết liệt, ông đã nhìn thấu được tình thế của lịch sử nên
không chấp nhận làm ngu trung cho triều đại đã đến lúc mạt vận. Dưới sự
điều hành của những ông vua cuối nhà Lý, triều đình rối ren loạn lạc, nhân
dân đói khổ, lầm than, loạn lạc liên miên, giặc phương Bắc đang lăm le dòm
ngó xâm lược. Khát vọng nắm giữ quyền lực để cải cách, chấn hưng đất nước
đã thôi thúc Trần Thủ Độ phải hành động gấp bằng việc làm khéo léo biến trò
chơi con trẻ thành nước cờ có một không hai trong lịch sử Việt Nam: bắt Lý
Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh nhằm nhanh chóng và có khả năng
tự lập tự cường chống đỡ với vó giặc Mông Nguyên. Có thể nói, để thực hiện
được khát vọng xây dựng, cải cách đòi hỏi Trần Thủ Độ có một bản lĩnh vững
vàng, sự quyết đoán và những tính toán khôn ngoan, đôi khi cả sự lạnh lùng
tàn nhẫn.

Nhiều khi để thực hiện những mục tiêu, những con người này thực hiện
cả những thủ đoạn và mưu mô, phải tàn nhẫn với chính người thân. Trần Thủ
Độ đã sử dụng Trần Thị Dung, người đàn bà yêu thương của mình để thực


23
hiện mưu đồ chính trị của mình. Ông đã diễn khéo léo vở kịch nhường ngôi
của đôi vợ chồng trẻ Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh để chính thức đưa nhà
Trần lên chính trường điều hành xã tắc. Và đã diệt phải diệt đến cùng, Trần
Thủ Độ đã diệt hết mầm họa là ông vua già Huệ Tôn bằng cách đưa ra chùa
Chân Giáo với vỏ tu hành rồi bức tử chết. Đó là cách làm quyết liệt tàn nhẫn,
gạt bỏ tất cả cái gì cản trở trên con đường của vương triều nhà ông. Trần Thủ
Độ đã có những bước đi quan trọng mà lời khen rất nhiều, lời chê cũng không
ít. Đó là việc cho Trần Cảnh ngành thứ lên làm vua mà không cho Trần Liễu
ngành trưởng lên ngôi. Rồi việc yêu cầu người trong họ lấy nhau nhằm bảo vệ
dòng tộc và ngai vàng. Hoàng Quốc Hải đã dụng công miêu tả Thủ Độ là một
bậc khai quốc công thần, là người làm thay đổi cả lịch sử.
Để miêu tả những nhân vật hoàng tộc, Hoàng Quốc Hải dựa trên các
chi tiết của nguyên mẫu như ngoại hình, hành động, các mối quan hệ của con
người lịch sử…
Hoàng Quốc Hải nhắc đến khá đầy đủ các văn võ bá quan của triều đại
nhà Trần trong Vương triều sụp đổ. Tác phẩm viết về một giai đoạn suy thoái
suốt 60 năm trị vì của những ông vua cuối nhà Trần (1341 - 1400). Nhà Trần
đã trải qua tám lần thay ngôi đổi vị, chưa tính đến các trường hợp Nghệ
Hoàng nắm quyền trong lúc ngôi vua trống. Quãng thời gian 175 năm nắm
quyền “chăn dân”, đây là thời kì đen tối nhất của nhà Trần, không chỉ có ông
vua hiền lành đến nhu nhược như Nghệ Tông, ông vua yếu đuối đến mức ngu
khờ như Thuận Tông; ông vua miệng búng hơi sữa đã phải ngồi lên trên ngôi
báu; còn cả những hôn quân đắm chìm trong dâm loạn, giết chóc dân lành
chưa từng có trong tiền lệ nhà Trần. Tác giả Hoàng Quốc Hải đã rất tôn trọng

chính sử, nhân vật của ông được xây dựng với đầy đủ chi tiết mà bút tích lịch
sử để lại. Nhà văn chỉ thêm thắt vào những cuộc đối thoại giữa các nhân vật
để từ đó tạo ra chiều sâu cho tác phẩm, nhấn mạnh hơn vào tính cách của từng


24
nhân vật mà thôi. So với Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật của Hoàng Quốc Hải
còn chưa mạnh ở đời sống nội tâm bởi nhà văn chủ yếu dụng công và bút lực
của mình để khai thác miêu tả diện mạo hành động của nhân vật.
Tóm lại, kiểu nhân vật hành động là đặc điểm xuất hiện nhiều trong
tiểu thuyết Bão táp triều Trần. Ưu điểm của nhân vật này là khẳng định
được phẩm chất sáng ngời cùng khát vọng cống hiến của người anh hùng
dân tộc qua những trận chiến với kẻ thù. Song kiểu nhân vật in đậm dấu ấn
lịch sử chủ yếu với tính cách một chiều, “đơn trị”. Nhân vật khiến người
đọc phải suy nghĩ và cảm phục về tài năng, nhưng vẫn thấy chiều sâu, đời
sống tâm lí con người còn ở mức sơ lược, nhân vật vì thế đậm chất sử thi
mà nhạt chất tiểu thuyết.
2.3. Kiểu nhân vật tính cách.
2.3.1. Tính cách phức tạp.
Đây là hoạt động sáng tạo đòi hỏi Hoàng Quốc Hải phải lựa chọn kĩ
lưỡng các chi tiết cần đưa vào tác phẩm, sao cho đối tượng được miêu tả hiển
hiện cụ thể, sống động trước sự hình dung của bạn đọc. Đặc điểm này của
nhân vật là nhân tố giúp tiểu thuyết lịch sử thoát khỏi khuôn hình của truyện
kể lịch sử. Nhà văn cố gắng thêm thắt cho nhân vật nhiều yếu tố về tính cách
để chúng đầy đặn, chân thực hơn so với nguyên mẫu. Các biện pháp nghệ
thuật nếu được kết hợp nhịp nhàng trong khi miêu tả sẽ giúp độc giải hình
dung về nhân vật dễ dàng, từ đó hé mở những điều thầm kín sâu xa, của tính
cách con người. Tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn có nhiều cách
miêu tả nhân vật khác nhau, từ đó chuyển tải tối ưu quan điểm sáng tác của
nhà văn về các giá trị cuộc sống.

Trong Huyền Trân công chúa nhà văn chỉ dựa vào vài dòng ngắn ngủi
ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư sau đó sáng tạo cho nhân vật nhiều chi
tiết mới về tính cách và đời sống tình cảm. Huyền Trân là nhân vật hiện diện


25
trong tư cách là trang nữ kiệt về văn hóa, đạo đức. Hoàng Quốc Hải đã trao
cho nhân vật một quan niệm vượt lên hẳn cái nhìn phong kiến trọng nam
khinh nữ. Ở nàng có sự kiên nghị, sáng suốt, có ý thức xây dựng, củng cố tình
hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Chiêm. Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến
Huyền Trân qua vài dòng ngắn ngủi: “Mùa hạ tháng 6, gả công chúa Huyền
Trân cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân. Trước đây, Thượng hoàng đi chơi
các địa phương sang nước Chiêm Thành đã trót gả con gái cho. Các văn sĩ trong
triều ngoài nội, nhiều người mượn điểm vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho
Hung Nô, làm thơ bằng chữ quốc ngữ để chê cười” [31,tr 567, t1]. Từ những tư
liệu ít ỏi đó, nhà văn đã đưa vào nhiều yếu tố ngoại hình, tính cách Huyền
Trân – con gái yêu vua Nhân Tông. Huyền Trân vừa là công chúa xinh đẹp,
lại thông tuệ sử sách. Bên cạnh đời sống kinh thành sôi động, Huyền Trân
từng sống cuộc sống chốn làng quê. Bề ngoài Huyền Trân lạnh lùng, khó bảo,
nhưng thực chất nàng là người con yêu cha sâu sắc, biết hi sinh vì đất nước.
Việc nhận lời làm dâu nước Chiêm Thành, một mặt là sự trả ơn đối với cha,
mong đất nước tránh được họa xâm lược, mặt khác công chúa ý thức được sứ
mệnh trở thành cầu nối tình bang giao Chiêm – Việt. Đời sống của công chúa
luôn song hành vui buồn, yêu ghét, đắng cay và hạnh phúc như bất kỳ người
bình thường nào. Không phải làm công chúa lúc nào cũng sống trong nhung
lụa và sự cưng chiều, Huyền Trân cũng từng đau khổ, tủi thân, có những phút
giây trái tim tan nát khi không có được người mình yêu. Việc chấp nhận là vợ
Chế Mân ngoài việc chứng tỏ mình là “một người con thuận thảo” [tr 239] đó
còn là hành động mang tính liều lĩnh. Ẩn sau sự vui vẻ mà nàng vẫn tạo ra
“trong sâu thẳm của suy tư, nàng ra đi còn là… một sự trả thù đối với Trần

Khắc Chung” [tr 239]. Sự đầy đặn và đa diện trong tính cách nhân vật không
ngừng được bộc lộ sau khi đã làm vợ vua Chế Mân. Sự thông minh, khéo léo
của Huyền Trân đã chiếm được sự tin yêu của chồng, nàng đặc biệt biết cách

×