Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 125 trang )

1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn




Ngụy Thị Bình

Lời cảm ơn

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS- TS Đoàn Đức
Phương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn. Sự nhiệt tình, nghiêm túc và niềm say mê khoa học của thầy đã đem đến cho tôi tình yêu đối
với con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nhà nghiên cứu đã giúp tôi những tư liệu quý báu để
tôi hoàn thành luận văn.
2

Có được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo trong tổ Lí luận Văn
học, sự say mê giảng dạy và dìu dắt của các thầy cô đã bồi đắp cho tâm hồn chúng tôi tình yêu đối
văn học. Tôi xin cảm ơn khoa Ngữ văn, phòng sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường ĐHSP Hà Nội 2.


Tôi cũng xin gửi tới Sở GD- ĐT Bắc Giang, Ban giám hiệu Trường THPT Yên Dũng Số 3, các
thầy cô giáo trong nhà trường và những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp … lòng biết
ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện, động viện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành
luận văn này.


Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn




Ngụy Thị Bình

MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong sáng tác văn học, “Phong cách là chỗ độc đáo về nội dung tư tưởng
cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà
văn ưu tú” [41, tr.482]. Phong cách phải độc đáo một cách đa dạng, bền vững và luôn
luôn đổi mới. Nó đòi hỏi mỗi nhà văn phải góp vào cho văn học một tiếng nói mới,
riêng biệt. Tiếng nói ấy làm cho tác phẩm của nhà văn đó có chỗ đứng lâu bền trong
trái tim độc giả. Điều tối kị trong nghệ thuật là sự lặp lại người khác, kể cả sự lặp lại
chính mình. Lẽ đương nhiên vẻ độc đáo kia phải ít thấy ở người khác, nhưng riêng ở
3

nhà văn đó thì phải xuất hiện thường xuyên, có tính chất nhất quán, bền vững, nếu
không sự độc đáo đó chỉ là ngẫu nhiên hay nhất thời. Cái cốt lõi của phong cách là sự
nhất quán và bền vững còn sự triển khai của nó là đa dạng và luôn luôn đổi mới. Độc

đáo và đa dạng chưa đủ, phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ tức là phải đem lại
cho người đọc một sự hưởng thụ mỹ cảm dồi dào. Phẩm chất thẩm mỹ của phong
cách không đơn thuần là vấn đề kĩ thuật, hình thức mà nó đòi hỏi phải có tính nghệ
thuật cao và chân chính bởi “phong cách nghệ thuật là một phạm phạm trù thẩm mỹ
chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống tưởng tượng, của các phương tiện
biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn, trong tác
phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [33, tr.255-256]. Vì thế
không phải nhà văn nào cũng có phong cách dù xét cho cùng nhà văn nào cũng có đặc
điểm riêng. Phong cách không những là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn,
khẳng định được chỗ đứng của nhà văn trên văn đàn mà hơn thế nữa phong cách khi
đã nở rộ nó còn chính là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.
Là hình thức ngắn của tự sự, truyện ngắn có thể kể về cả cuộc đời hay một
đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát mà vẫn gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời
và tình người. So với các thể loại văn học khác, “truyện ngắn là một thể loại dân chủ,
gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí,
có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống” [41, tr.398]. Vì thế trải qua bao biến
cố, thăng trầm của thể loại, đến nay truyện ngắn vẫn luôn khẳng định được vị trí quan
trọng trên văn đàn là một thể loại đang “lên ngôi”, “được mùa”, “thăng hoa” với
“chân trời của truyện ngắn” [58, tr.204]. Đặc biệt ở thế kỷ XXI, với những đổi thay
nhanh chóng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người thì vị trí của một thể
loại năng động như truyện ngắn lại càng được khẳng định.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Đỗ Chu là một trong số những nhà
văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ có được nhiều thành tựu ở thể loại
truyện ngắn. Nhìn lại chặng đường sáng tác hơn bốn mươi năm qua của nhà văn,
chúng ta có thể nhận thấy Đỗ Chu đã từng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, ký,
tiểu thuyết nhưng thể loại thành công nhất, tạo nên tên tuổi và chỗ đứng của ông trên
văn đàn chính là truyện ngắn. Chính Đỗ Chu đã từng tâm sự: “Tôi thấy mình chủ yếu
4

là ngòi bút viết truyện ngắn, “định mệnh” đã gắn mình với truyện ngắn” [27]. Ngay từ

những năm 1961, khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, Đỗ Chu đã có truyện ngắn
Ao làng in trên tạp chí Văn nghệ quân đội để hơn bốn mươi năm sau, người đọc cùng
thế hệ Đỗ Chu vẫn còn “nhớ cái ý vị man mác gợi lên từ những dòng chữ giản dị”
trong thiên truyện đầu tay ấy của ông. Không lâu sau đó, Đỗ Chu đã thực sự làm “xao
xuyến văn đàn” với Hương cỏ mật, Mùa cá bột, Chiến sĩ quân bưu Từ đó đến
nay, bền bỉ trên con đường văn nghiệp với một sức viết dồi dào, Đỗ Chu đã cho ra
mắt bạn đọc hàng chục tập truyện đặc sắc: Hương cỏ mật (1965), Phù sa (1967), Gió
qua thung lũng (1971), Trung du (1977), Nơi con đường gặp biển (1978), Tháng
hai (1985), Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989), Mận trắng (1997), Một loài chim
trên sóng (2002). Với 35 truyện ngắn xuất sắc được lựa chọn từ các tập truyện ngắn
trên, năm 2003 Đỗ Chu đã hoàn thành một Tuyển tập truyện ngắn. Hơn bốn mươi
năm tung hoành văn trường, không phô diễn mà cứ cặm cụi, âm thầm trong công việc
viết của mình, Đỗ Chu đã tạo cho mình một “khuôn mặt” riêng, một nét tinh thần
riêng biệt, một phong cách truyện ngắn giàu chất thơ. Không chỉ khẳng định được sự
có mặt của mình trong nền văn học dân tộc, Đỗ Chu còn khẳng định được mình trong
nền văn học khu vực với giải thưởng ASEAN năm 2004.
Nhận xét, đánh giá về truyện ngắn Đỗ Chu, đã có không ít bài giới thiệu,
nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu, người viết luận văn thấy sơ bộ có thể thống kê
như sau:
Ngay từ truyện ngắn đầu tay Ao làng (1961), dư luận đã nhận ra có “cái ý vị
man mác gợi lên từ những dòng chữ giản dị ấy”của Đỗ Chu.
Mấy năm sau, với ba truyện ngắn in trong tập Hương cỏ mật (1965 - in
chung với Trúc Hà và Văn Ngữ), ngòi bút Đỗ Chu đã thực sự thu hút được sự chú ý
của giới phê bình văn học. Các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Phan Hồng
Giang, Nguyễn Hoàng Sơn, Vương Trí Nhàn đều khẳng định sự thành công của Đỗ
Chu và thấy đó là “những sáng tác biểu dương cái đẹp, cái mới trong xã hội ta, trên
đất nước ta” [31], “là những truyện ngắn đẹp như thơ” [66], được viết với “con mắt
trong trẻo, giàu chất thơ”. Ở đó Đỗ Chu đã “chớm nở một lối viết riêng” [31].
5


Hơn một năm sau, tập Phù sa ra mắt bạn đọc và vẫn tiếp tục thu hút sự chú
ý của Phan Hồng Giang, Vương Trí Nhàn. Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng
cả hai tác giả đều khẳng định thành công của tập truyện, đồng thời còn nghiêm túc chỉ
ra những nhược điểm của tập truyện ấy. Phan Hồng Giang khi đọc Phù sa đã có dịp
“nghĩ đôi điều về nguồn sức mạnh của con người và nghệ thuật chúng ta” và đã nhận
ra Đỗ Chu là cây bút “thiên về phía miêu tả cái chất thơ của cuộc đời” [32]. Vương
Trí Nhàn thì thấy ở Phù sa “một cuộc gặp gỡ nhiều cảm tình” dù cả tập Phù sa “cơ
hồ như không có chuyện” [44]. Cả hai tác giả cùng chỉ ra nhược điểm của tập truyện:
“bố cục truyện đôi khi có phần nào cồng kềnh” [32] hay hình thức câu chuyện “có vẻ
không chặt chẽ” [44]. Bên cạnh hai bài viết công phu kể trên, cũng cần phải kể đến
những nhận xét khá xác đáng của một số cây bút tuy không đi sâu nghiên cứu tập Phù
sa nhưng đã chớp đúng cái “thần” của Đỗ Chu trong tập truyện ấy. Nguyễn Văn Long
nhận thấy “chất trữ tình cũng là sắc thái nổi bật trong tập Phù sa của Đỗ Chu”
[38].Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình cho rằng “Đỗ Chu viết Phù sa, Hương cỏ mật để diễn
tả vẻ đẹp ngời sáng của thế hệ trẻ chống Mỹ, ung dung, tự tin, tự hào, nhẹ nhõm một
khát vọng chiến đấu ” [22].
Tập truyện Gió qua thung lũng ra đời (1971) không gây được nhiều sự chú
ý như Phù sa. Các bài viết của Vương Trí Nhàn, Ngô Văn Phú, Phạm Thị Minh Thư,
Nguyễn Văn Hạnh, Văn Chinh đều tập trung vào truyện ngắn Ráng đỏ,coi đó là tác
phẩm “lộng lẫy, huy hoàng của một thời truyện ngắn Đỗ Chu” [60], ở đó “hiện thực
được lĩnh hội, thể nghiệm và biểu hiện qua góc độ trữ tình bởi sự nhào nặn bằng chất
men riêng của tâm hồn người viết” [52].
Sau 1975, trong hai năm 1977 và 1978, Đỗ Chu cho ra đời liên tiếp hai tập
Trung du và Nơi con đường gặp biển. Thời gian này “như chùng gân sau khi trèo lên
một đỉnh cao” [23], sáng tác của Đỗ Chu không còn thu hút được nhiều sự chú ý của
giới phê bình và bạn đọc như trước. Ngô Vĩnh Bình và Văn Chinh đều cho rằng hai
tập truyện này đã thể hiện “cái uể oải tâm thế” và “gần giống với sự tẻ nhạt mà người
đọc quen sài mì chính cảm thấy” [24]. Đỗ Chu lúc này “đến với người đọc như một
người bạn bình thường nếu không muốn nói là vô duyên” [25].
6


Sau một thời gian dài “dường như vắng bặt trong đời sống văn học” [21],
Đỗ Chu đã trở lại với tập Tháng hai (1985). Cả Ngô Văn Phú và Văn Chinh đều thấy
Đỗ Chu đã không đánh mất mình, “vẫn giữ được phong độ truyện ngắn xưa”, “chất
thơ, chất văn học ở mỗi truyện ngắn trong tập Tháng hai này vẫn giữ được cốt cách
riêng của Đỗ Chu” và Đỗ Chu “đã biết bổ sung những điều cần thiết mới, những lối
viết mới để thỏa mãn nhu cầu và trình độ của người đọc” [45].
Năm 1989, tập truyện Mảnh vườn xưa hoang vắng ra đời, một lần nữa Đỗ
Chu lại chiếm được cảm tình và gây được sự chú ý đặc biệt của người đọc. Xung
quanh tập truyện này có rất nhiều những ý kiến đánh giá của hàng loạt tác giả:Văn
Chinh, Ngô Vĩnh Bình, Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Thị Minh Thư Các ý kiến đều
khẳng định ở đây có sự “đằm chín” trong phong cách Đỗ Chu, “Đỗ Chu vẫn giữ được
phong độ, một phong độ rất Đỗ Chu, không lẫn, không trộn vào bất cứ ai”, ta vẫn thấy
“một Đỗ Chu xưa, một Đỗ Chu nhẩn nha, một Đỗ Chu trữ tình, một Đỗ Chu phóng
khoáng, một Đỗ Chu tinh tế” [20], nhưng Đỗ Chu cũng đã “bắt đầu vào một chặng
mới” và “Đỗ Chu đã có một hình hài cụ thể trong văn xuôi anh” [60].
Tám năm sau thành công của Mảnh vườn xưa hoang vắng, Đỗ Chu lại ra
mắt bạn đọc tập Mận trắng (1997). Nhưng thực chất đây chỉ là một tập truyện tuyển
những truyện ngắn của Đỗ Chu từ những tập truyện trước. Bởi vậy dường như không
có những bài nghiên cứu về tập truyện này. Tới khi Một loài chim trên sóng ra đời
(2002), dư luận lại mới xôn xao bàn luận về truyện ngắn Đỗ Chu. Nhiều tác giả đều
có chung cảm nhận rằng với Một loài chim trên sóng, Đỗ Chu “đã đi từ tài hoa của
thời Hương cỏ mật đến tài năng của thời văn học đa giọng điệu ” [24]. Nguyễn
Hoàng Sơn khẳng định ở tập truyện này Đỗ Chu đã có “sự đào sâu, chín thêm của một
phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình ” [46].
Năm 2003, Tuyển tập truyện ngắn Đỗ Chu hoàn thành gồm 35 truyện ngắn
xuất sắc trong hơn bốn mươi năm cầm bút của Đỗ Chu đánh dấu chặng đường sáng
tạo nghệ thuật của ông. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú khi nhận xét về tuyển tập này đã
khẳng định: “Tuyển tập đã thể hiện một phong cách văn xuôi Đỗ Chu trữ tình, đậm
chất thơ, tinh tế, tài hoa” [61]. Nhận xét này đã thâu tóm được cái “thần” cái “cốt” cơ

bản trong phong cách truyện ngắn Đỗ Chu.
7

Có thể thấy, xung quanh mỗi tập truyện, thậm chí mỗi truyện ngắn tiêu biểu
của Đỗ Chu đều có những nhận xét xác đáng. Nhưng bên cạnh đó còn phải kể đến
một số bài viết có tính khái quát về truyện ngắn Đỗ Chu. Bao quát sự nghiệp sáng tác
của Đỗ Chu gần mười năm đầu, chỉ rõ đặc điểm truyện ngắn của cây bút này trên từng
phương diện, từng khía cạnh, Nguyễn Văn Hạnh có bài viết Truyện ngắn Đỗ Chu.
Trong bài viết này tác giả khẳng định Đỗ Chu đã “có vị trí riêng trong nền văn học
của chúng ta những năm sáu mươi” [34]. Ở một góc nhìn khác trong bài Người chiến
sĩ chống Mỹ trong văn học, tác giả Ngô Thảo cũng có những nhận xét tinh tế về chặng
đường sáng tác mười năm đầu của Đỗ Chu. Theo tác giả bài viết, “Đỗ Chu là người
viết mà ngay từ những tác phẩm đầu tay đã biểu hiện một bản sắc riêng, một phong
cách văn học đã chín” [52]. Gần ba mươi năm sau, khi hai bài viết trên xuất hiện, có
dịp quan sát sự nghiệp sáng tác của Đỗ Chu hơn bốn thập kỉ, Văn Chinh đăng bài
“Nhà văn Đỗ Chu: con người phải được yêu mến và kính trọng”. Ở đó sau khi tản
mạn về con người và gia cảnh của nhà văn, tác giả đã khẳng định “có một nét Đỗ Chu
rất đáng trọng là ông không bị bồng bềnh trên sóng dư luận về tác phẩm của mình”
[24]. Nguyễn Hoàng Sơn trong bài “Nhà văn Đỗ Chu: tôi bán là bán văn, không bán
giấy!” cảm thấy “không có sự thay đổi kiểu xu thời trong phong cách truyện ngắn Đỗ
Chu chỉ có sự đào sâu, chín thêm của một phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình”
[46]. Cũng bao quát toàn bộ sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Đỗ Chu còn phải kể
đến hai bài viết của hai tác giả Nguyễn Thanh Tú và Lê Hương Thủy. Tác giả Nguyễn
Thanh Tú đã đi sâu phân tích kiểu kết cấu nổi bật mang phong cách Đỗ Chu. Còn Lê
Hương Thủy thì khái quát những “Đặc trưng truyện ngắn Đỗ Chu”. Những nhận xét,
đánh giá của các tác giả trên dù mới là những bài viết riêng lẻ nhưng lại là những gợi
mở có tính chất định hướng quan trọng, là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi hiểu
rõ hơn về Đỗ Chu và truyện ngắn của ông. Ngoài ra còn có những luận văn thạc sĩ
khảo sát và tìm hiểu truyện ngắn Đỗ Chu khá đầy đủ như: Luận văn Truyện ngắn Đỗ
Chu (2003) của Trần Xuân Trà, luận văn Đặc sắc truyện ngắn Đỗ Chu (2005) của Tạ

Duy Kiên.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đúng đắn của những người đi trước, chúng
tôi muốn tìm một cách đánh giá khái quát hơn, hệ thống hơn khi chỉ ra những biểu
hiện cụ thể trong phong cách truyện ngắn của Đỗ Chu để có cái nhìn thấu đáo toàn
8

diện hơn về những đóng góp của nhà văn, từ đó khẳng định vị trí của nhà văn trong
nền văn học Việt Nam hiện đại.
Về phía tác giả luận văn, với tư cách là một giáo viên dạy văn ở Bắc Giang,
chúng tôi coi Đỗ Chu là nhà văn Bắc Giang. Tên tuổi của ông ít nhiều đã được học
sinh biết đến qua những đoạn văn tả cảnh như một mẫu mực về cách sử dụng ngôn từ
và cú pháp. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu những nhà văn của quê hương trong những giờ
ngoại khóa hay tiết học tự chọn cũng là một cách để người giáo viên dạy văn đánh
thức ở học sinh tình yêu văn học, niềm tự hào về con người, văn hóa quê hương, từ đó
mà mở rộng thành tình yêu đất nước. Còn với tư cách là người bước đầu tập nghiên
cứu khoa học, khả năng nhận thức và xử lí vấn đề cùng kinh nghiệm nghiên cứu còn
nhiều hạn chế, khi thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi mong muốn và hi vọng có
những đóng góp khoa học nhất định với công tác nghiên cứu và giảng dạy văn
chương. Thành quả ấy có thể là nhỏ bé nhưng cũng là nguồn động lực thôi thúc chúng
tôi theo đuổi con đường mình đã lựa chọn.
Trên đây là những lí do gợi dẫn chúng tôi lựa chọn đề tài Phong cách nghệ
thuật truyện ngắn Đỗ Chu làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. Hi vọng rằng qua
việc tìm hiểu, nghiên cứu một gương mặt nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo,
luận văn góp phần vào việc nhận diện sự phát triển thể loại truyện ngắn nói riêng và
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tác giả
luận văn có điều kiện bổ sung kiến thức, mở rộng tư liệu tham khảo, làm giàu vốn văn
học cho bản thân và rèn luyện các thao tác nghiên cứu khoa học, kĩ năng phân tích,
cảm thụ tác phẩm Thiết nghĩ rằng đó là những công việc quan trọng và cần thiết đối
với người giáo viên dạy văn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu

Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm đến những mục đích sau:
Củng cố vững chắc thêm một số vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật
trong sáng tác văn chương.
Chỉ ra một cách hệ thống những biểu hiện cụ thể của phong cách truyện
ngắn Đỗ Chu.
9

Tạo thêm cơ sở cho việc khẳng định vị trí, tài năng, đóng góp của Đỗ Chu
đối với sự phát triển của thể loại truyện ngắn và cả nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát khái lược về phong cách nghệ thuật nhà văn và những biểu hiện cơ
bản của nó.
Khảo sát có hệ thống kèm theo những nhận xét cụ thể về các ý kiến liên
quan đến truyện ngắn Đỗ Chu.
Khảo sát và xác lập hệ thống những biểu hiện của phong cách nghệ thuật
truyện ngắn Đỗ Chu.
Khảo sát và phân tích kĩ một số truyện ngắn tiêu biểu của Đỗ Chu, so sánh
đối chiếu với truyện ngắn của một số tác giả khác để làm sáng tỏ những biểu hiện của
phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phong cách
nghệ thuật nhà văn.
Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến loại tác phẩm tự
sự, đặc biệt là thể loại truyện ngắn.
Những bài viết và công trình nghiên cứu về Đỗ Chu và các truyện ngắn của
ông.
Những truyện ngắn tiểu biểu của Đỗ Chu được in trong các tập truyện của
ông. Đặc biệt chúng tôi lựa chọn 35 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Đỗ
Chu (2003) để tìm hiểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của ông. Ngoài ra một số
tùy bút hay các bài phát biểu của Đỗ Chu cũng được sử dụng như là những tài liệu

tham khảo.
5. Phương pháp nghiên cứu.
10

Để thực hiện đề tài luận văn Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu,
chúng tôi kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp phân tích: Một trong những phương pháp cơ bản và phổ biến
trong nghiên cứu văn học là phương pháp phân tích. Chúng tôi sẽ sử dụng phương
pháp này để phân tích cụ thể các yếu tố về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác
phẩm làm dẫn liệu minh họa cho các luận điểm được đưa ra trong luận văn.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình tìm hiểu đề tài luận văn,
người viết luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu các tập truyện ngắn của Đỗ Chu ở
các chặng đường sáng tác, so sánh đối chiếu đặc điểm truyện ngắn của Đỗ Chu với
một số tác giả khác để tìm ra diện mạo và phong cách riêng của Đỗ Chu.
Phương pháp tổng hợp, khái quát: Từ sự phân tích những dẫn liệu cụ thể,
người viết luận văn sẽ tổng hợp, khái quát để tìm ra những nét chung thống nhất và
tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu.
6. Dự kiến đóng góp
Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của phong cách nghệ thuật nhà văn
trong sáng tác văn học và những biểu hiện của nó.
Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ
Chu.
Góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí của Đỗ Chu đối với nền văn
học nước nhà.





11















NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ CHU
1.1.
Phong cách nghệ thuật nhà văn
1.1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn
“Qua giọng hát, anh nhận ra người hát. Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc”
[18]. Quả thật, qua tiếng hát, ta nhận ra tâm hồn người nghệ sĩ dịu dàng đằm thắm hay
khỏe khoắn lạc quan Qua nét khắc, nét chạm và những đường nét hoa văn ta nhận ra
12

sự tinh tế, cảm quan về cuộc sống của người nghệ nhân. Có thể nói qua mỗi tác phẩm
nghệ thuật, người ta nhận ra được “khuôn mặt", tâm hồn, nét dáng riêng, dấu ấn riêng
hay nói cách khác là nhận ra phong cách riêng của người làm nghệ thuật.
Nhìn từ phương diện lịch sử thì “phong cách” (style) có gốc gác sâu xa. Xưa kia

người Hi Lạp dùng từ stylos để chỉ một cái que có đầu nhọn và đầu tù. Người La Mã
thì gọi là stylus cũng để chỉ cái que đó nhưng để viết lên những tấm ván nhỏ có phủ
một lớp sáp bên trên: đầu nhọn của que đóng vai trò là cây bút ngày nay, còn đầu vót
bè ra để xoa sáp, chữa lỗi và xóa đi những chữ đã viết. Như vậy ngay từ đầu từ
“phong cách” đã được dùng để chỉ một vật có để lại dấu ấn: chữ. Đến người Pháp, họ
dùng chữ style nhưng ban đầu cũng chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần mới có nghĩa là
bút pháp với những đặc điểm về ngôn ngữ và văn thể. Và cuối cùng mới có nghĩa là
“phong cách” như trong quan niệm của Buy Phông “phong cách là người” hay nói
rộng ra “văn là người”. Khi bàn về phong cách, Buy Phông còn định nghĩa rõ ràng
hơn: “phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi
những cái không phải của bản thân anh ta, và tất cả những thứ mà anh ta giống với
người khác ”. Như thế phong cách chính là cá tính,nhưng không phải là cá tính trong
đời sống mà là cá tính trong sáng tác nghệ thuật. Qua mỗi tác phấm văn học ta nhận ra
được nét dáng tâm hồn của nhà văn. Nguyễn Định Cát trong Cẩn trai thi tập đã nhận
xét: “ Người nào trội về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã, người nào trội về khí
phách thì làm thơ hay hùng hồn, người nào giỏi về dùng chữ, đặt câu thì làm thơ hay
hoa mỹ, xem thơ có thể mường tượng thấy người ”. Trong Nam sơn tùng thoại,
Nguyễn Đức Đạt cũng khẳng định: “Văn như con người của nó. Văn thâm hậu thì con
người của nó trầm mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa; văn cao
khiết thì con người của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người cương mà
nhanh; văn uyên sâu thì con người nó thuần túy mà đứng đắn”. Song mệnh đề “phong
cách là người” hay nói rộng ra “văn là người” phải được hiểu một cách biện chứng,
điều đó có nghĩa là văn và người có sự thống nhất chứ không phải là đồng nhất.
Người ta có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn trong tác phẩm, song người ta cũng biết:
Cornây thường ngày rất khác với những nhân vật lí tưởng mà ông ca tụng và mơ ước.
Veclen thường hành động trái ngược với những điều ông tâm niệm trong tác phẩm.
Phêt vốn là một ông chủ tính toán chi li, nhưng trong tác phẩm lại tỏ ra là một nhà thơ
13

trữ tình tinh tế, say đắm ca ngợi tình yêu, thiên nhiên Vì vậy mà nhà văn Nguyễn

Tuân gọi phong cách là “nhỡn quan về thế giới”, nhà nghiên cứu và phê bình văn học
Trần Đình Sử gọi đó là “thế giới cảm”.
Thật ra, viết văn không phải chỉ phản ánh mà còn biểu hiện, không phải chỉ tái
hiện mà còn thông báo, tâm sự, tâm tình; chỉ viết cái gì thực sự xúc động, dồi dào tràn
đầy trong lòng, kết quả của một sự thanh lọc, tự vượt mình theo hướng cao đẹp hơn.
Cái viết ra là một nhu cầu nội tâm mãnh liệt, tâm huyết, gan ruột. Tất cả những cái đó
dĩ nhiên không tách rời với cuộc sống hàng ngày của nhà văn nhưng rõ ràng không
phải là một. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất
trong con người mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách
độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản xuất hàng loạt như sản xuất công nghiệp.
Hãy suy nghĩ lời khuyên của M.Gorki: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm
sao cho nó phát triển tự do. Lúc một người không có cái gì là riêng của mình thì phải
thấy ở người đó chẳng có gì hết” [65, tr.267].
Xưa nay, các nghệ sĩ lớn đều nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của chỗ độc đáo
cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật. Phát triển cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật
đó là con đường tạo ra phong cách riêng của người nghệ sĩ. Raxun Gamzatop khẳng
định: “Tác phẩm văn học mà không thấy rõ tác giả thì chẳng khác gì con ngựa chạy
trên đường mà không có người cưỡi” [18]. Tuôcghenhep viết: “Phải chăng anh chưa
bao giờ đọc hàng tập giấy viết kín và có cảm giác rằng anh cũng có thể viết không
kém và đúng nguyên như thế cũng nên. Hoặc là anh, hoặc bất kì một người nào khác,
có thể làm thế, vì trong ấy không có gì là đặc sắc riêng biệt. Nhưng liền ngay đó, anh
bắt gặp một mẩu truyện ngắn, một bức phác thảo, chỉ một vài dòng thôi và anh cảm
thấy khác hẳn . Anh không thể nói được như thế. Có thể là hay hơn hoặc kém hơn,
nhưng nhất định là phải khác, bởi vì muốn nói được như thế, muốn bắt đúng cái nốt
ấy thì phải có một thanh quản tổ chức đúng như thế. Cũng giống như chim ấy Đó là
nét riêng biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo và đầy sức sống” [64, tr.712]. Với
tinh thần ấy, Letxinh khi đọc Sêchxpia đã phát hiện ra trong tác phẩm của Sêchxpia
“mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói với toàn
thế giới rằng: Tôi là Sêchxpia”.
14


Tiếp thu những ý kiến, những quan niệm đó, sau này các nhà nghiên cứu lí luận
văn học đã đưa ra một định nghĩa đúng đắn về phong cách: “Phong cách là chỗ độc
đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác
của những nhà văn ưu tú” [41, tr.482]. Theo định nghĩa này, phong cách đòi hỏi trước
hết nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học. Nếu không có tiếng nói ấy,
thì dù vấn đề lập trường, vốn sống, tự cho là đã giải quyết đến đâu chăng nữa thì tác
phẩm của nhà văn vẫn cứ bị rơi vào quên lãng. Nghệ thuật tối kị sự chung chung, lặp
lại. Nghệ thuật có thể học tập người khác nhưng không phải là mô phỏng mà phải biết
biến thành cái của riêng mình. Danh họa nổi tiếng Trung Quốc là Tề Bạch Thạch có
nói: “Học ngã giả sinh, tựa ngã giả tử” (người học tôi thì sống, người giống tôi thì
chết). L.Tônxtôi cũng đồng quan điểm như vậy khi ông nói: “Nếu như đó là một nhà
văn cũ đã quen thuộc, thì câu hỏi không phải anh ấy là người như thế nào ? Mà sẽ là:
nào, anh có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới ?”. Và Nguyễn Đình Thi trong bài
Tiếng nói của văn nghệ, khi bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật cũng khẳng
định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Lẽ
đương nhiên, cái gọi là mới mẻ, độc đáo ấy là phải ít thấy ở người khác nhưng riêng ở
nhà văn đó thì phải xuất hiện thường xuyên, bền vững, nhất quán. Nhưng bền vững và
nhất quán là nói từ cốt lõi, chứ sự triển khai lại phải đa dạng và đổi mới bởi đúng như
Buy Phông đã nói: “Một nhà văn lớn quyết không thể mang một con dấu”.
Độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới – bấy nhiêu điều đó là
những tiền đề rất quan trọng, nhưng chưa đủ làm nên phong cách. Bởi vì trong văn
học cũng có cái dở đến “độc đáo”, thậm chí đến gàn dở, mà cũng rất ngoan cố, thì rõ
ràng đó không phải là phong cách. Độc đáo và bền vững, nhưng lại cần phải hay nữa.
Do đó, phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ, có tính nghệ thuật cao, nghĩa là nó
phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mỹ cảm dồi dào.
Có thể nói, phong cách có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, là một
yêu cầu đặt ra đối với mỗi nhà văn. Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành
của một nhà văn mà nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.

15

Hiện nay, khái niệm phong cách không chỉ thu hẹp trong phạm vi sáng tác văn
học mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động sáng tạo văn hóa tinh thần và vật chất
trong những không gian, thời gian khác nhau với nhiều chủ thể sáng tạo khác nhau. Vì
thế có sự xuất hiện của một loạt khái niệm: Phong cách dân tộc, phong cách thời đại,
phong cách cá nhân Ở luận văn này, người viết tìm hiểu phong cách ở cấp độ cá
nhân tác giả - phong cách nghệ thuật nhà văn.
1.1.2. Những biểu hiện của phong cách nghệ thuật nhà văn
Nói đến phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến quy luật thống nhất của chỉnh
thể nghệ thuật qua hàng loạt tác phẩm của nhà văn đó như: đề tài, cảm hứng chủ đạo,
thể loại, kết cấu, hình tượng, giọng điệu, ngôn ngữ Cái riêng để tạo nên sự thống
nhất, lặp lại ở mỗi nhà văn thể hiện ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới với hệ thống
bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. “Sự thật, có bao nhiêu yếu tố
trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách của từng nhà văn thể hiện” [41,
tr.484]. Phong cách có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài. Có nhà văn ưa chọn những đề
tài nên thơ, lại có nhà văn ưa chọn những đề tài rắc rối, phức tạp. Phong cách có thể
biểu hiện ở cảm hứng chủ đạo. Có nhà văn mạnh về cảm hứng ngợi ca, lại có nhà văn
mạnh về cảm hứng phê phán; có nhà thơ thiên về tình cảm ngọt ngào êm dịu, lại có
nhà thơ thiên về trí tuệ sắc sảo. Phong cách cũng biểu hiện ở việc xây dựng nhân vật.
Có nhà văn cực kì thành công với loại nhân vật này nhưng lại thất bại với loại nhân
vật khác. Phong cách cũng biểu hiện ở thể loại. Thông thường, mỗi nhà văn, nhà thơ
đều có sở trường về một thể loại nào đó. Cũng có những người viết được nhiều thể
loại nhưng chỉ thành công ở một thể loại nào đó mà thôi. Có thể viết thơ hay, nhưng
viết văn dở. Cũng một đề tài tương tự nhưng viết bút kí thì hay mà viết truyện lại
xoàng. Thậm chí viết truyện ngắn thì xuất sắc nhưng không viết được truyện dài hoặc
ngược lại. Ví như Nguyễn Công Hoan thành công nhất ở truyện ngắn trào phúng,
Xuân Diệu rất thành công với thơ trữ tình. Nguyễn Tuân bằng cá tính sáng tạo độc
đáo đã kiến tạo và sở hữu luôn cả một thể văn – thể tùy bút, hay như Đỗ Chu viết cả
kí, tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng đặc biệt thành công với truyện ngắn Phong cách

còn biểu hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ là tài sản chung
của cả cộng đồng dân tộc nhưng lại là cái riêng để đánh giá phong cách mỗi nhà văn.
16

Mỗi nhà văn, nhà thơ có phong cách đều tự tìm và khẳng định mình ở một địa hạt
ngôn ngữ riêng. Nếu như ngôn ngữ thơ Tố Hữu ngọt ngào, quen thuộc; ngôn ngữ thơ
Xuân Diệu táo bạo bộc lộ trực tiếp tất cả cảm giác, khát vọng của con người thì ngôn
ngữ thơ Chế Lan Viên lại đầy triết lý, suy tư Dù muốn hay không thì đây cũng là
những kết luận thường thấy trong thực tiễn phê bình khi bàn về phong cách của nhà
văn.
Xưa kia trong Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi giới thiệu một tác giả,
Phan Huy Chú thường có nhận xét ngắn gọn về phong cách của họ. Trần Thái Tông
thì “lời thơ thanh nhã”; Trần Quang Khải thì “lời thơ thanh thoát, nhàn nhã, xem thơ
có thể thấy tướng mạo, phong thái con người”; Trần Nguyên Đán thì “đại để là cảm
khái thế sự, thân tuy ở ẩn, nhưng lòng không quên việc nước”; Chu Văn An thì “lời
thơ thanh nhàn, có thể trông thấy ý thú thanh tao của người ở ẩn”; Huyền Quang thì
“lời thơ phóng khoáng, câu xinh đẹp ”; Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “rong chơi nhàn
nhã hơn bốn mươi năm mà không ngày nào quên đời, lòng lo đời, thương đời, thể
hiện ra thơ văn”
Phong cách của một nhà văn có nhiều phương diện biểu hiện, song “phong cách
không thể không có sự tham gia của thế giới quan, của các thủ thuật của cá nhân nghệ
sĩ, của các nhận thức thời đại của người nghệ sĩ, của tính độc đáo có tính dân tộc trong
tác phẩm, phong cách là sự thống nhất ở trình độ cao các phạm trù đó” [16].
Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ những nhà văn có tài
năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Mỗi nhà văn khi đã thấm
nhuần những cảm nhận về thế giới trong tình cảm, cảm xúc và biết cách thể hiện
trong tác phẩm bằng cảm quan riêng của mình thì nhà văn đó có phong cách. Cảm
quan về thế giới đã chi phối thế giới nghệ thuật của nhà văn hay nói cách khác là chi
phối đặc trưng cơ bản phong cách nghệ thuật nhà văn đó. Cùng một hiện thực khách
quan nhưng tùy theo lăng kính chủ quan của từng người mà thế giới khách quan đó

được khúc xạ khác nhau, được phản ánh và biểu hiện khác nhau. Điều này có thể thấy
rõ qua việc nhận dạng phong cách ngắn gọn nhưng thật chính xác và tinh tế của Hoài
Thanh về những nhà Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi
ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ
17

người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như
Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo
não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha,
rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [54]. Cũng như vậy, ở văn xuôi ta có thể nói về
một Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh mà sắc sảo khi cười cợt vào mặt trái của xã hội;
một Vũ Trọng Phụng cay độc trong một bút lực dồi dào và mãnh liệt khi viết về cái xã
hội “chó đểu” và “khốn nạn”; một Ngô Tất Tố vừa thâm trầm vừa quyết liệt và đầy
nhân đạo với niềm tin yêu, khẳng định phẩm chất của người nông dân dù họ phải sống
trong bùn lầy nhơ bẩn; một Nguyên Hồng luôn thành thật phơi trải hết lòng mình trên
trang viết; một Thạch Lam tinh tế và tao nhã; một Nam Cao sâu xa, chua chát trong
những trang văn đầy biến hóa. Và ở kịch, ta có thể nhận ra lối dồn nén xung đột kịch
của riêng Vi Huyền Đắc, chất thi vị và giầu ý tưởng triết lí của kịch Đoàn Phú Tứ và
cách để lịch sử cất lên tiếng nói trong mỗi hồi kịch của Nguyễn Huy Tưởng
Phong cách có thể thiên về nội dung tư tưởng hoặc hình thức nghệ thuật đều được
chấp nhận. Nguồn gốc của phong cách chính là cá tính sáng tạo của nhà văn, chủ yếu
thuộc phương diện nội dung, nhưng sự biểu hiện của phong cách thì hoàn toàn có thể
thiên về lĩnh vực nội dung hoặc lĩnh vực hình thức. Do đó không cần thiết đòi hỏi
phong cách là sự hài hòa cao độ những chỗ độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức. Bởi
có những nhà văn tư tưởng đúng song không lấy gì làm sâu sắc nhưng lại có những
biểu hiện nghệ thuật độc đáo. Trái lại, có những nhà văn tư tưởng sâu sắc thể hiện sự
am hiểu cuộc sống một cách kì lạ nhưng cách viết của họ không thật hấp dẫn. Phong
cách không chỉ thể hiện ở việc hình thành cấu trúc bên trong tác phẩm mà còn thể
hiển ở các yếu tố bên ngoài, ở khả năng giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả. Nhà lí
luận Xô viết Goixuôxky viết: “Phong cách đó là khả năng một cách nhà văn khắc

phục những chướng ngại vật giữa mình với độc giả, còn sự thành công cao nhất ở
phong cách là ở sự giao tiếp chặt chẽ với độc giả, do đó khi cuộc sống thay đổi, thị
hiếu thẩm mỹ của độc giả thay đổi thì nhà văn cũng cần phải thay đổi hệ thống phong
cách, miễn là nó tạo được hiệu quả thẩm mỹ cần thiết và vẫn giữ được bản sắc riêng
của người viết”.
18

Phong cách tuy là chỗ độc đáo của từng nhà văn nhưng nó vẫn mang dấu ấn của
dân tộc và thời đại. Tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của văn học, phong cách nhà
văn không thể thoát li thuộc tính này. Đúng như Vônte đã nói: “Cũng giống như từ
gương mặt, ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của con người, thì
cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số người là người Ý, người Pháp,
người Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng”. Tính dân tộc còn là phẩm chất
của văn học. Nhưng phẩm chất này không phải là tất yếu cho mọi nhà văn mà chỉ có ở
những nhà văn nào biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của những lực lượng xã hội tiêu
biểu cho dân tộc, phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất cuộc sống
và chiến đấu của dân tộc, sử dụng một cách nghệ thuật những phương tiện hình thức
ngôn ngữ và thể loại của văn học dân tộc. Phong cách còn có tính thời đại vì suy cho
cùng không có nhà văn nào thoát li được thời đại của mình.
Phong cách phải là các đặc điểm mang giá trị nghệ thuật cao được kết tinh trong
sự sáng tạo văn học. Một tác giả văn học chỉ có thể sống mãi trong lòng các thế hệ
bạn đọc khi tác giả đó tạo ra cho mình được một phong cách, một gương mặt không
lẫn với ai. Ở trên chúng tôi đã khẳng định không phải bất cứ nhà văn, nhà thơ nào
cũng có phong cách dù nhà văn nhà thơ nào cũng có điểm riêng. Thực tế trong lịch sử
văn học dân tộc, những nhà văn có phong cách là những nhà văn ưu tú, thực sự có tài
năng, họ đã có những tác phẩm trường tồn cùng thời gian mà vẫn mang đậm dấu ấn
riêng. Nền văn học viết nước ta thực sự ra đời từ thế kỉ X. Mười thế kỉ văn học trung
đại, do sự chi phối của quan niệm thời đại, cái “tôi” của các nhà thơ hầu như còn mờ
nhạt. Thế nhưng người đọc vẫn không thể quên sự xuất hiện một nhà thơ lớn của dân
tộc - Nguyễn Trãi (cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XV). Với các tập thơ Ức Trai thi tập

và Quốc âm thi tập thì tính “phi ngã” của văn học trung đại bị phá vỡ, xuất hiện chân
dung một nhà thơ với tài “kinh bang tế thế” vừa đầy hăm hở, đầy nhiệt huyết cứu
nước, cứu đời, lo cho dân cho nước, vừa thanh tao nho nhã trong cuộc sống ẩn dật,
hòa mình với thiên nhiên Đến cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, trong vòng chưa
đầy một trăm năm, người đọc bắt gặp cùng một lúc rất nhiều gương mặt thơ tiêu biểu.
Đó là một đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với Truyện Kiều, Văn chiêu hồn thấm đầy
máu và nước mắt của một trái tim nhân đạo sâu sắc mà vẫn tinh tế đến lạ kì. Đó là
một Hồ Xuân Hương - “bà chúa thơ Nôm” mà những bài thơ của bà vừa là niềm cảm
19

thông tột độ với nỗi khổ của người phụ nữ vừa là sự trỗi dậy của một sức sống đầy
bản lĩnh trong một phong cách nghệ thuật độc đáo khó có sự lặp lại lần thứ hai. Đó là
một Cao Bá Quát tài hoa phóng túng, một Nguyễn Công Trứ mang trong mình khát
vọng lớn lao của bậc đại trượng phu Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đất nước chìm
trong đau thương của thân phận nô lệ, những nhà thơ mang trong mình nỗi buồn, nỗi
sầu hận không thể tiêu tan đã để lại cho hậu thế những tiếng kêu não lòng. Đó là một
tiếng thơ nghẹn ngào như tiếng khóc thương của một con người đang vắt kiệt sức
mình gọi đất nước- Nguyễn Khuyến. Đó là một tiếng thơ cười nhạo mà chua chát
trước thế sự đảo điên, thay đen đổi trắng của Tú Xương. Có khi ta lại bắt gặp một
tiếng thơ uất nghẹn của nhà thơ tài tử Tản Đà
Đến giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh
chóng, với nhiều xu hướng, nhiều thể loại và đã hình thành nhiều phong cách nhà văn
độc đáo. Về thơ, có thể nhận ra cả một “thời đại trong thi ca” của thơ lãng mạn với
Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận Bên cạnh đó là dòng văn
học cách mạng với Hồ Chí Minh, Tố Hữu Về văn xuôi lãng mạn có thể kể đến Nhất
Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Văn xuôi hiện thực phê phán có thể kể
đến tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
Ba mươi năm chiến tranh (1945 - 1975), trên đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự
kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài, công cuộc
xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc Đáp ứng yêu cầu của lịch sử,

vì mục tiêu chung của toàn dân tộc, văn học Việt Nam giai đoạn này chủ yếu vận
động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước,
nền văn học được kiến tạo theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”
cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ. Lúc này ý thức, trách nhiệm công dân
của người nghệ sĩ được đề cao. Gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng
ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu là đòi hỏi là yêu cầu của thời đại,
đồng thời cũng là tình cảm, ý thức tự giác của nhà văn. Trong hoàn cảnh đặc biệt của
những năm “cả nước có chung khuôn mặt ” đó, nền văn học vẫn phát triển với những
gương mặt nghệ sĩ rất riêng: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Cầm,
Thanh Hải, Giang Nam, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo Và
20

những Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh
Châu, Đỗ Chu
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước chuyển sang một vận hội mới. Đối với
văn học, bối cảnh mới tạo nên những chấn động sâu xa trong ý thức nghệ thuật. Đặc
biệt từ đại hội Đảng lần VI (1986), cái mốc của sự đổi mới văn học được ghi nhận. Từ
đây văn học mang một màu sắc khác, một tinh thần khác: tinh thần dân chủ. Điều này
đã tạo ra một tư thế mới, một tâm thế mới cho nhà văn. Nhà văn là người phát ngôn
của ý thức xã hội, nhưng bằng tiếng nói của mình. Do đó, nhà văn chủ động tạo ra
bức tranh hiện thực mang đậm dấu vết của kinh nghiệm và thể nghiệm cá nhân. Để
đạt đến một cá tính sáng tạo, một phong cách còn là cả một chặng đường khó khăn,
nhưng sự tự do và chủ động bộc lộ bản lĩnh sáng tạo cá nhân là tiền đề thuận lợi để
người ta có thể nghĩ đến sự hình thành những phong cách của một nền văn học. “Đã
có thể nói đến một Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở và tha thiết trên mỗi trang văn,
một Nguyễn Huy Thiệp với những câu văn nhát gừng, khô lạnh mà đầy xao động và
ẩn ức bên trong. Cũng đã có thể nhận ra một cái gì đó như là phong cách Bảo Ninh
trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh. Ở nhiều tác giả đã có quá trình
sáng tác dài, và cả lớp người viết trẻ, như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu
Huệ đã bắt đầu thấy rõ những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể

hiện” [19].
Vượt qua năm tháng thời gian, dù mỗi thời kì có những tiêu chí khác nhau để
đánh giá tác phẩm văn học, song những tác phẩm có giá trị đặc sắc của những tác giả
có những phong cách vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc. Trong nền văn
học Việt Nam hiện đại, cùng với một số nhà văn, nhà thơ khác, bằng sự lao động
không mệt mỏi trên hành trình đi tìm cái đẹp của nghệ thuật, Đỗ Chu đã tạo cho minh
một phong cách nghệ thuật riêng rất độc đáo góp phần làm đổi mới và hiện đại hóa
nền văn học dân tộc.
1.2. Quá trình sáng tác của Đỗ Chu
Đến với truyện ngắn từ những năm đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX, đến nay
Đỗ Chu vẫn bền bỉ trên con đường văn nghiệp. Tuy sáng tác cả truyện ngắn, tiểu
thuyết và tùy bút nhưng thể loại thành công nhất của Đỗ Chu là truyện ngắn. Ngoài
21

cuốn tiểu thuyết Đám cháy trước mặt (1973), tập tùy bút Những chân trời của các
anh (1968), Tản mạn trước đèn (2004), Thăm thẳm bóng người (2008) và các tập
truyện viết cho thiếu nhi Bồng chanh đỏ (1974), Thoang thoảng hoa cau (1975), Đỗ
Chu đã lần lượt ra mắt bạn đọc hàng chục tập truyện ngắn: Hương cỏ mật (in chung -
1965), Phù sa (1967), Gió qua thung lũng (1971), Nơi con đường gặp biển (1978),
Tháng hai (1982), Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989), Mận trắng (1997), Một loài
chim trên sóng (2002). Có thể khái quát quá trình sáng tác của Đỗ Chu vào hai giai
đoạn sau:
1.2.1. Những năm chống Mỹ cứu nước
“Mùa đông 1962, một đêm rét, ngoài đường gió lùa lá cây dào dạt, trong nhà đàn
muỗi vo ve, trên căn gác xép ọp ẹp ở một dãy phố nghèo và buồn của thị xã Bắc Ninh
thủa ấy, Đỗ Chu đã ngồi thu lu bên một chiếc kỷ cổ xưa để viết truyện ngắn Hương
cỏ mật gửi về tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm đó anh 18 tuổi, đang còn là một cậu
học trò lớp 10 hệ phổ thông 10 năm, trường cấp III Hàn Thuyên. Thi cử đến nơi rồi
mà học hành thì thật quá chểnh mảng, văn lười đằng văn, toán dốt đằng toán, lại
chẳng họp Đội họp Đoàn, ở trường về là leo tót lên ngồi ôm lấy cái kỷ gỗ vàng tâm,

ngồi đấy mà đọc sách, tập dịch Dã thảo của Lỗ Tấn và rồi bỗng một hôm động dở, bắt
đầu cầm bút viết văn” [66].
Đầu tiên Đỗ Chu viết truyện ngắn Ao làng và được in trên tạp chí Văn nghệ quân
đội. Và hơn bốn mươi năm sau, người đọc cùng thế hệ với Đỗ Chu vẫn còn nhớ cái “ý
vị man mác gợi lên từ những dòng chữ giản dị” viết về vẻ đẹp đầy chất thơ của một
vùng quê quan họ. Còn lúc đó trong lá thư ngắn gọn gửi theo đường bưu điện, nhà
văn Nguyễn Minh Châu khen: “Ao làng hay, anh hãy viết tiếp, gửi thêm về cho chúng
tôi lấy vài cái, càng sớm càng tốt”. Bởi thế mới có Hương cỏ mật. Truyện ngắn này
được giới thiệu trên Văn nghệ quân đội số tháng 3/1963, lại được xếp vào những
truyện dự thi. Cuối năm, Đỗ Chu được mời về nhận giải thưởng truyện ngắn hay của
tạp chí, lúc đó Đỗ Chu đã nhập ngũ được năm tháng, là binh nhì bộ đội phòng không.
Cùng năm đó, vẫn trên tạp chí Văn nghệ quân đội, sau Hương cỏ mật Đỗ Chu đã kịp
có thêm hai cái nữa, đúng như lá thư hẹn của Nguyễn Minh Châu hôm nào. Một
Thung lũng cò là quà tháng sáu dành cho bầy em nhỏ quê nhà, một Mùa cá bột là để
22

tạ ơn những người đã ngã xuống vì nền tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của những
người đang còn sống. Đỗ Chu đã được các nhà văn đàn anh ở Văn nghệ quân đội như
Hồ Phương, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu đón nhận như một đồng
nghiệp ngang ngửa văn tài. Hai “thủ lĩnh” của tờ Văn nghệ quân đội là Vũ Cao và Từ
Bích Hoàng lúc bấy giờ đã rất tự hào, mãn nguyện mỗi khi khoe số báo mới bên cạnh
bài “đinh” của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu là bài “đinh” của Đỗ Chu. Vào
những năm tháng chiến tranh ấy, các khóa đào tạo người viết trẻ, các trại sáng tác văn
học do Hội nhà văn Việt Nam, Tổng cục chính trị chủ trì mở ra liên tục. Trong giờ lên
lớp, các nhà văn đàn anh thường lấy truyện ngắn của Đỗ Chu làm dẫn chứng về cách
cấu tứ, vận dụng tu từ, cách tạo chi tiết Bạn viết cùng trang lứa thì không một ai
dám coi Đỗ Chu chỉ có học vấn phổ thông. Đỗ Chu đọc nhiều, sức nhớ tốt, lại biết
khái quát, đúc rút rất nhanh điều đã đọc thành vốn liếng của riêng mình. Nhà văn
Nguyễn Khải từng nói, tài năng của người viết là ở chỗ anh ta biết gọi tên của từng
hiện tượng, sự việc mà người khác không thể hoặc không có năng lực ấy. Về phương

diện này Đỗ Chu nổi trội. Đỗ Chu quan sát tinh tường, sắc sảo thế giới xung quanh và
tóm thành chi tiết văn chương để đưa vào tác phẩm. Khi những truyện ngắn đầu tiên
này của Đỗ Chu ra đời (1962-1963) thì các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học tên
tuổi sau này như Phạm Tiến Duật, Tô Nhuận Vỹ, Vương Trí Nhàn, Lâm Quang Ngọc
đang còn là sinh viên năm thứ hai, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Những truyện ngắn ấy đầy sức hấp dẫn và cũng đầy chất kích thích các chàng sinh
viên sư phạm nhưng lại ấp ủ hoài bão trở thành nhà văn, nhà thơ. Lâm Quang Ngọc
đã viết lên vách tường cạnh chỗ nằm ở kí túc xá sinh viên: “Cố gắng đuổi kịp và vượt
Đỗ Chu!”. Các chàng sinh viên mê văn chương ấy càng ngạc nhiên, sửng sốt hơn khi
phát hiện ra Đỗ Chu khi viết những truyện ngắn ấy mới 17 tuổi và mới khoác áo lính
chưa bao lâu. Còn ở quân chủng Phòng không - không quân dường như với ảnh
hưởng của Đỗ Chu đã xuất hiện một loạt những cây viết khác như Nguyễn Trí Huân,
Lưu Quang Vũ, Thao Trường, Duy Khán
Năm 1965, tập truyện Hương cỏ mật ra đời (in chung với các truyện ngắn của
Trúc Hà, Văn Ngữ), Đỗ Chu đã lọt vào “mắt xanh” của công chúng và giới phê bình
văn học. Đó là thời kì “anh hoa phát tiết” của một cây bút mới “chập chững vào nghề”
nhưng đã “chớm nở ở anh một lối viết riêng” [31]. Phan Hồng Giang trong bài viết
23

Mấy cảm nghĩ khi đọc cuốn Hương cỏ mật đã khẳng định: “Ba truyện ngắn in trong
tập sách này là những sáng tác đầu tay trội nhất của anh ” và cũng là “những trang hấp
dẫn người đọc hơn cả trong tập sách này”. Nguyễn Hoàng Sơn trong một bài viết
cũng khẳng định Hương cỏ mật và một số truyện ngắn khác của Đỗ Chu là những
“truyện ngắn đẹp như thơ, tươi rói như anh tân binh mới nhận được quân phục, được
cả làng văn và bạn đọc đón nhận chằm bặp” [46]. Có thể nói với tập truyện này, Đỗ
Chu đã gây được sự chú ý lớn với độc giả và giới phê bình văn học.
Hơn một năm sau khi xuất hiện Hương cỏ mật, Đỗ Chu lại cho ra mắt bạn đọc
tập truyện ngắn Phù sa (1967) gồm chín truyện, trong đó ba truyện đã có trong
Hương cỏ mật. Có thể xem Phù sa là sự tiếp nối và bổ sung thêm những truyện ngắn
trước đó để tạo nên “khuôn măt” riêng một thời của Đỗ Chu. Lối viết riêng của Đỗ

Chu mới “chớm nở” ở Hương cỏ mật đến Phù sa đã được khẳng định “ chất trữ tình
cũng là sắc thái nổi bật trong các truyện trong tập Phù sa của Đỗ Chu” [38].
Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Đỗ Chu viết Phù sa; Hương cỏ mật diễn tả vẻ đẹp ngời
sáng của thế hệ trẻ chống Mỹ, ung dung, tự tin, tự hào, nhẹ nhõm trong một khát vọng
chiến đấu ” [22]. Vào giữa và cuối những năm sáu mươi, truyện ngắn của Đỗ Chu từ
Hà Nội vào tuyến lửa khu Tư qua đường bưu điện và giao liên, qua túi quà tết hay quà
nhân ngày khai giảng của người nhà ở Hà Nội đưa về đã làm rất nhiều thanh niên
chuyền tay nhau đọc đầy thân quý nâng niu. Rồi các truyện Hương cỏ mật, Thung
lũng cò, Mùa cá bột, Phù sa của Đỗ Chu lần lượt tuyển vào sách cho trẻ em học và
đọc thêm, thậm chí nó còn được dịch qua nhiều tiếng nước ngoài. Như vậy có thể
khẳng định tập Phù sa là ấn tượng đẹp trong trái tim độc giả, như một mốc son đánh
dấu thành tựu ban đầu đáng ghi nhận của Đỗ Chu – một điều mà không phải một nhà
văn nào mới vào nghề cũng có được.
Năm 1971, một tập truyện ngắn nữa của Đỗ Chu lại ra đời: Gió qua thung lũng.
Ở tập truyện này, lộ trình của người viết với những Hương cỏ mật, Mùa cá bột là
thống nhất. Người đọc vẫn thấy rõ những đoạn văn “giàu chất thơ” vốn quen thuộc
trước đó vẫn tiếp tục xuất hiện. Đặc biệt, người đọc không thể quên Ráng đỏ - một
truyện ngắn được coi là hay nhất tập truyện, “là tác phẩm lộng lẫy, huy hoàng của một
thời truyện ngắn Đỗ Chu”.
24

Nhìn lại chặng đường sáng tác của Đỗ Chu trong những năm chống Mỹ, có thể
thấy Đỗ Chu là một trong số ít những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ đã làm “xao xuyến văn đàn” ngay từ những tác phẩm đầu tay. Đánh giá về những
sáng tác của Đỗ Chu ở giai đoạn đầu, Phạm Tiến Duật cho rằng Đỗ Chu đã tạo nên
“những quầng sáng vô cùng sinh động”. Còn Ngô Thảo thì xếp Hương cỏ mật, Mùa
cá bột, Chiến sĩ quân bưu, Ráng đỏ vào loại những “truyện trội nhất trong văn học
mười năm lại đây”. Ở chặng đường này người đọc đã biết đến Đỗ Chu với cái văn
phong ngọt ngào, tinh tế được diễn đạt bằng một giọng điệu trữ tình sâu lắng và giàu
sức biểu cảm, với sự giản dị tự nhiên trong kết cấu, trong nghệ thuật dẫn truyện Một

đặc điểm nổi trội nhất trong các truyện ngắn của Đỗ Chu ở giai đoạn này là ngòi bút
của nhà văn luôn hướng về việc ca ngợi con người nói chung, những phẩm giá tốt đẹp
trong mối quan hệ giữa con người với con người nói riêng. Đó là nét hiện thực cơ bản,
tạo nên sức mạnh tinh thần của người dân miền Bắc trong thời kì vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa chiến đấu, tích cực chi viện sức người, sức của cho miền Nam ruột
thịt. Đúng như Lê Hương Thủy đã khẳng định: “Thiên về khai thác cái đẹp trong đời
sống là đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Chu, đặc biệt là ở thời kỳ đầu của quá
trình sáng tác. Cái đẹp được biểu hiện ở tình yêu quê hương, tình quân dân, tình đồng
chí, đồng đội, ở những mối tình trong trắng, đầy thi vị- những tình yêu chớm nở và
được nuôi dưỡng trong chiến tranh dù phía trước đang là cuộc chiến cam go và thử
thách Đỗ Chu đã tạo được dấu ấn trên văn đàn trong bối cảnh của đời sống văn học
đông đảo về đội ngũ sáng tác nhưng lại không dễ tạo dựng cá tính và phong cách”
[59]. Tắm mình trong không khí hào hùng của một thời kì lịch sử oanh liệt, với cái
nhìn trong trẻo, yêu thương, những trang truyện của Đỗ Chu đã “làm cho người đọc
nhận thức và xúc cảm được những cái gì đẹp đẽ, cao thượng và anh hùng trong đời
sống của nhân dân ta”. Đỗ Chu nhiệt tình ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và
công cuộc xây dựng đất nước. Cùng với các sáng tác văn học khác như thơ của Phạm
Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh các ca khúc trữ tình của Huy Du, Doãn Nho,
Nguyễn Đức Toàn các vở kịch và các bộ phim truyện ngắn của Đỗ Chu không chỉ
cổ vũ, động viên đồng bào chiến sĩ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt mà còn
lưu giữ mãi giá trị của việc phản ánh tình người, tinh thần cao thượng và đức hi sinh
chịu đựng của cả dân tộc ở một khúc ngoặt lịch sử.
25

1.2.2 . Những năm đất nước thống nhất và đổi mới
Sau những thành công trên bước đường khởi nghiệp với Hương cỏ mật, Mùa cá
bột, Phù sa Đỗ Chu đã có một quãng lặng khá dài. Ông chưa vượt qua được cái
bóng của chính mình. Không ít lần ông trăn trở về những gì mình đã viết, về sự đổi
mới ngòi bút, đổi mới cách nghĩ của người cầm bút. Đã có lúc ông cảm thấy đau xót
vì “những gì mình đã có, lại nhoài khỏi vòng tay mình”. Ranh giới giữa truyện ngắn

và kí trong tác phẩm của ông nhiều khi khó phân định và điều này không tránh khỏi
gây cho người đọc cảm giác về sự dềnh dàng và ôm đồm. Nửa sau thập kỷ bẩy mươi
và nửa đầu thập kỷ tám mươi là những năm “bản lề” của một giai đoạn văn học mới.
Thời kỳ này Đỗ Chu vẫn tiếp tục sáng tác. Tuy nhiên hai tập truyện ngắn Trung du
(1977), Nơi con đường gặp biển (1978) được viết trong quãng thời gian này chưa gây
được sự chú ý của người đọc. Người đọc cảm thấy Đỗ Chu “như chùng gân sau khi đã
trèo lên một đỉnh cao” [23]. Thậm chí “nhiều người trong giới văn nghệ tin rằng Đỗ
Chu đã hết, khi nền văn nghệ mà ông góp phần đổi mới những năm sáu mươi đi vào
đổi mới những năm tám mươi” [24]. Nhưng nhìn một cách tổng quát, với Trung du
và Nơi con đường gặp biển, mặc dù cái “duyên” của cây bút trữ tình ấy không còn
đậm đà, không còn làm “xao xuyến văn đàn” như trước, nhưng cái “điệu” Đỗ Chu vẫn
không hề lẫn. Đó là cái “tạng”, là “thói quen nghề nghiệp” của riêng Đỗ Chu, hay
cũng là những hạn chế chung của không ít những nhà văn cùng thời chưa bắt kịp với
những biến thiên lịch sử vĩ đại của đất nước, trong những năm bản lề của đại thắng
mùa xuân 1975. Đỗ Chu đã từng phát biểu: “Sứ mệnh cao cả của mỗi nhà văn chính là
việc sáng tạo nên những tác phẩm đóng góp một cách có hiệu quả vào quá trình lớn
mạnh của nền văn học nước nhà. Ở đây không có chỗ đứng cho chủ nghĩa trung bình
với đủ mọi thứ tầm thường của nó. Văn học lúc nào cũng phải là lời kêu gọi để con
người biết ngẩng lên nhìn xa về phía trước với đôi bàn chân luôn luôn bước. Chúng ta
không được phép bằng lòng về những gì mình đã có, không được phép tự phỉnh nịnh
mình một cách tội nghiệp, nhà văn không đồng nghĩa với đám thơ lại ươn hèn”. Với
bản lĩnh đó, trong khoảng thời gian đầu những năm tám mươi, Đỗ Chu đã “tự nguyện
vắng bóng trong những trang văn học, chỉ viết chút ít trên báo chí vì cảm thấy hình
như những trang viết của mình chưa thật ổn, cần phải nỗ lực hơn trước những trang
viết tự thấy mình phải nghiêm khắc hơn, đòi hỏi nhiều hơn ở mình” [26]. Chính vì

×