Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới dưới góc nhìn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 129 trang )



1



























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN THỊ THÁI






PHONG CÁCH
TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

















2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn
quan trọng của ngành Ngữ văn nói chung và chuyên ngành Lý luận văn học
nói riêng. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật sẽ giúp người nghiên cứu
có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác
phẩm, khám phá những nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn trong một trào
lưu, một nền văn học.
1.2 . Tuy không phải là thể loại chủ chốt của nền văn học, nhưng với
đặc thù của một loại hình tự sự, truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với những
biến chuyển của đời sống, nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội,
phản chiếu cuộc sống trong từng mảnh ghép nhỏ.
Truyện ngắn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo
sáng tác Hồ Anh Thái trong nền văn học Việt Nam đương đại. Chính vì vậy,
khi triển khai luận văn này, chúng tôi hướng tới truyện ngắn - thể loại được
đánh giá là năng động và tích cực nhất như một cách tiếp cận với phong cách
Hồ Anh Thái.
1.3. Hồ Anh Thái là một nhà văn đương đại Việt Nam, người đã tạo nên
“hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái ” từ đầu những năm 80 thế kỷ XX, với
một bút pháp thực sự mới mẻ.

Những năm tiếp theo, với lao động sáng tạo liên tục và mang tính chuyên
nghiệp, ông đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam trong
thời đại văn chương nước ta hội nhập với văn chương thế giới.
Chúng ta biết đến nhà văn Hồ Anh Thái - nhà Ấn Độ học với loạt truyện
ngắn về những mảnh đời người Ấn, được bạn đọc nhiều nước rất hoan nghênh
trên báo chí Anh ngữ tại Ấn Độ và và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong
đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển K.Pandey, tiến sĩ văn học
người Ấn, đã coi đó là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt
tính cách Ấn Độ”.


3

Hồ Anh Thái là người được chuẩn bị tương đối đầy đủ về văn hóa, trong
đó có cả những thành tựu văn chương đã trở thành giá trị văn hóa để làm nhà
văn của cuộc sống cuồn cuộn, xô bồ, trăm mối ngổn ngang trước mắt. Những
thói quen thời bao cấp kéo dài cùng thói học đòi thời mở cửa được ông nắm
bắt rất nhanh và điểm huyệt nó bằng văn chương .
Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ và luôn tìm cách bứt
phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo. Ông được dư luận
ghi nhận là nhà văn “lúc nào cũng đang viết”. Ba mươi năm viết, ba mươi đầu
sách đã xuất bản, ông đã và đang tiếp tục sáng tác những tác phẩm chứa đựng
nhiều phẩm chất văn hóa.
Được xem như một hiện tượng văn chương sau 1975, Hồ Anh Thái đã tạo
được cái nhìn riêng về thế giới qua những trang viết sắc bén. Cùng với những
cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ ,
Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu
văn xuôi khác hẳn so với giai đoạn trước đó. Một số báo nước ngoài nhận xét:
Hồ Anh Thái là nhà văn Việt Nam cấp tiến về mặt tư tưởng, thị hiếu.
Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá: “Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu

biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một dạng thức văn học
mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay”
[84].
Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái có phải là sự thể hiện cá tính sáng
tạo của một nhà văn tài năng không? Đề tài mà chúng tôi lựa chọn sẽ là một
tiếng nói góp phần khẳng định vai trò của Hồ Anh Thái trong đời sống văn
chương đương đại nước nhà.
1.4. Lịch sử vấn đề
Liên quan tới đề tài luận văn có các nhóm ý kiến sau:
1.4.1. Những bài viết về sáng tác Hồ Anh Thái :
Đó là những ghi chép trò chuyện, phỏng vấn Hồ Anh Thái trên báo chí.
Nhà văn bộc lộ suy nghĩ về nghề nghiệp, về tác phẩm….


4

Sinh năm 1960, Hồ Anh Thái bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 17
tuổi, đoạt giải văn xuôi của báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam từ năm 24
tuổi. Không chỉ là nhà văn, ông còn có nhiều năm làm chuyên viên của Bộ
Ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Báo Thể thao và Văn hóa 5/2000 viết: Năm 1998, Hồ Anh Thái được
mời đến Đại học Tổng hợp Washington làm giáo sư thỉnh giảng. Đó cũng là
lúc một số tác phẩm của ông lần thứ hai xuất hiện ở Mỹ, sau những truyện
ngắn về Ấn Độ. Đó là một tuyển tập gồm tiểu thuyết Trong sương hồng hiện
ra và 9 truyện ngắn được lựa chọn trong số gần 300 truyện ngắn đã in. Đầu
năm 2000, tập truyện ngắn về Ấn Độ của anh một lần nữa ra mắt bằng tiếng
Pháp ở Paris với cái tên Những cuộc phiêu lưu trên đất Ấn Độ.
Đánh giá về văn chương Hồ Anh Thái trên báo chí quốc tế, Lại Thu Trúc
viết (12-08-2010) trên www.emotino.com: “Nhà văn bẩm sinh mang gương
mặt nhà ngoại giao” là nhận định của học giả người Mỹ Dan Duffy về tiến sĩ

Hồ Anh Thái trên tạp chí Vietnam Forum của Đại học Tổng hợp Yale, Mỹ và
được đăng lại trên tạp chí Heritage 1996. Hầu hết các tác phẩm của Hồ Anh
Thái đã được dịch in ở những tờ báo có uy tín ở Âu-Mỹ như Thời báo New
York, Bưu điện Washington… Các nhà văn, nhà báo, nhà thơ Wayne Karlin,
Maxine Hong Kingston, George Evans, Philip Gambone, tất cả đều không
hẹn mà gặp trong những đánh giá: “Nhà văn bẩm sinh với sự hài hước ngọt
ngào, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn ra từ cây bút đã mang đến những tác
phẩm tao nhã, đầy sức lay động. ”
Như vậy, tầm ảnh hưởng của văn chương Hồ Anh Thái đã lan tỏa bên
ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Ngoài yếu tố có tính hỗ trợ do nghề ngoại
giao mang lại, không thể phủ nhận những giá trị đích thực của tác phẩm Hồ
Anh Thái trong lòng công chúng và giới phê bình.
Báo Thể thao Văn hóa (23/8/2002 ) ghi lại bộc bạch của “Hồ Anh Thái
và những quan niệm về văn chương”: “Nếu tác phẩm gây được ấn tượng
ngẫu hứng tự nhiên thì đó thực sự là dụng công của tôi Tôi không thể viết


5

văn mà lời lẽ kềnh càng, rườm rà hoặc cố tỏ ra đao to búa lớn để thu hút sự
chú ý của mọi người”.
Trả lời phóng viên Nguyễn Minh báo Văn hoá Phật giáo Phattuvietnam.
net (21/02/2008) “ Giáo lý Phật giáo chạm đến mọi vấn đề của đời sống ”,
nhà văn Hồ Anh Thái tin rằng: mỗi người khi đọc Đức Phật, nàng Savitri và
tôi sẽ có một văn bản của riêng mình, khác với văn bản của chính tác giả,
khác văn bản của những độc giả khác. Đó là một đặc điểm của việc tiếp nhận
văn chương nghệ thuật.”
Có thể thấy, Hồ Anh Thái luôn đặt mình vào vị trí người đọc khi sáng tác
văn chương. Tác phẩm Hồ Anh Thái luôn hướng tới việc phát huy tối đa khả
năng thanh lọc hoá tâm hồn cho người đọc.

Bên cạnh những ghi chép về Hồ Anh Thái với những suy nghĩ về nghề
nghiệp, về tác phẩm… là những bài viết về phong cách sáng tạo nghệ thuật
của con người – nhà văn Hồ Anh Thái.
Phạm Xuân Thạch viết về sức sáng tạo của Hồ Anh Thái trong
VietNamNet (09/08/2007): “Hồ Anh Thái có 'sợ' giải thiêng?”: “Nếu cần tìm
một hình mẫu của người viết văn chuyên nghiệp ở Việt Nam thì có lẽ ông Hồ
Anh Thái là một trường hợp thuyết phục. Trong nhiều năm, ông Thái duy trì
được sức sáng tác đều đặn. Gần như ông có sách xuất bản hàng năm Cuốn
sách mới của Hồ Anh Thái - Đức Phật, nàng Savitri và tôi : Cũng một khả
năng sáng tạo dồi dào, lần này là sự quay trở về và đào sâu một trong những
đề tài từng làm nên tên tuổi của ông: nền văn hóa Ấn Độ”
Giới thiệu về tập truyện “Bốn lối vào nhà cười - Hồ Anh Thái”, Book
review (30/08/ 2006) nhận xét: “Bốn lối vào nhà cười chua chát, bật lên được
ý thức tự trào của một người Việt Bởi nó chạm đến phần nhạy cảm (và có
khi rất phổ biến) trong tính cách con người ta.”
Phạm Anh Tuấn viết về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác
của Hồ Anh Thái” (dinhhatrieu.vnweblogs.com 01/5/ 2009): “Thế giới nhân
vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái hiện lên rất đa dạng phong phú và phức
tạp như chính hiện thực cuộc sống. Nhu cầu phản ánh chân thực cuộc sống đã


6

thôi thúc nhà văn khám phá phát hiện, đưa vào tác phẩm những bức chân
dung sinh động của nhiều dạng người, nhiều kiểu người trải dài trong thời
gian và không gian.”
Trần Thị Hải Vân cảm nhận “Một chiêm nghiệm "cõi người" của Hồ
Anh Thái” (Văn Nghệ, số 16, 18/4/2009): “Anh đã tạo nên trong tiểu thuyết
của mình cả một thế giới nghệ thuật phong phú ”
Anh Chi bình luận về “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”(Tạp

chí Nghiên cứu Văn học 8/2009): “Hồ Anh Thái là nhà văn của cuộc sống
đang cuồn cuộn trước mắt”.
Những đánh giá ấy bước đầu giúp chúng ta cảm nhận về phong cách văn
chương Hồ Anh Thái: một cây bút mang tính chuyên nghiệp cao, một kiến
văn rộng lớn, một “tấc lòng ưu ái” với đời.
Bên cạnh những bài viết về một số tác phẩm đặc sắc của Hồ Anh Thái là
những công trình khoa học đầy tâm huyết, tìm hiểu tác phẩm Hồ Anh Thái
trên nhiều phương diện: quan niệm về con người, các kiểu nhân vật, những
cách tân trên nhiều mặt…Có thể kể tới các luận văn thạc sĩ trường Đại học
Vinh của Võ Anh Minh (Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm về con
người – 2005); Hoàng Thị Thúy Hằng (Những cách tân trong văn xuôi Hồ
Anh Thái -2007).
Đa số các luận văn đi theo hướng đánh giá chung về văn xuôi Hồ Anh
Thái (bao gồm cả hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn).
1.4.2. Những bài viết về truyện ngắn Hồ Anh Thái :
Diệu Hường khám phá “Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái” (Văn
Nghệ, số 12- 22/3/2008):“ Với gần ba mươi tiểu thuyết và tập truyện ngắn đã
xuất bản, phần lớn trong đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Hồ Anh Thái là
một trong những nhà văn sung sức nhất và được đón đọc nhiều nhất ở Việt
Nam hiện nay ”
Nguyễn Tham Thiện Kế “Cảm theo cách của “Đức Phật, nàng Savitri
và tôi”(Tạp chí Sông Hương 05/10/2009): “ Đã nhớ Hồ Anh Thái với sự giễu
nhại, hài hước thâm trầm. Những nụ cười chậm được bật ra khi đã đọc qua


7

vài ba trang hoặc có khi cả thiên truyện. Lớn hơn hết ở khu vực giọng điệu
giễu nhại sâu thẳm vẫn là sự sẻ chia, thông cảm. Tinh thần của người có cơ
duyên với Phật pháp. Và cũng không xa lạ với chủ nghĩa nhân văn phương

Tây.
Điều này được thể hiện hầu hết qua các tác phẩm: Tự sự 265 ngày, Bốn
lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm…”
Cuộc trò chuyện với Nguyễn Thị Minh Thái: “Cười để khóc hay để vui
vẻ giã từ quá khứ?” (Tuổi trẻ Online 19/06/2004) đã bộc lộ tâm sự của tác
giả “Tự sự 265 ngày”: “Trong cuốn sách này tôi chỉ muốn đưa ra trước người
đọc một tấm gương lồi để họ soi vào và tự hỏi: đấy là ta hay không phải là ta?
Tôi cũng không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tôi cuộc đời nhiều
khi buồn quá, buồn quá thì phải cười.”
Như vậy, qua một số bài báo như đã dẫn, bước đầu có thể thấy: truyện
ngắn là một bộ phận quan trọng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chứa đựng
tài năng và tâm huyết tác giả, góp phần thể hiện cảm hứng nhân văn và phê
phán của nhà văn trước cuộc đời.
1.4.3. Những bài viết, công trình nghiên cứu về phong cách văn xuôi
Hồ Anh Thái:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðăng Điệp viết trong “Hồ Anh Thái- người mê
chơi cấu trúc”: “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ như một
nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi vào
tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những
kiến trúc mới mẻ, táo bạo”[14].
Chính Hồ Anh Thái cũng quan niệm “Nhà văn phải có nhiều giọng
điệu”(VnExpress 7/4/2005): “Nhà văn thì giọng điệu nào cũng nên thực hiện,
phương pháp nào cũng nên sử dụng ”
Hoài Nam khẳng định “Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng đang viết”
(Văn Nghệ Tết Mậu Tý 2008): “ Điểm qua ba giai đoạn sáng tác của Hồ Anh
Thái, dễ thấy rằng anh là người “ngọ nguậy không yên”, không tự bằng lòng
với sự ổn định của cái mà người ta vẫn quen gọi là “phong cách”. Một nhà


8


văn đa phong cách? Một gã Don Juan của sự sáng tạo? Giản dị hơn, tôi nghĩ
anh là nhà văn của tinh thần tự đổi mới liên tục, không lặp lại người khác và
cũng không lặp lại chính mình”.
Ngọc Ánh cũng cho rằng: “Nhà văn Hồ Anh Thái: Sáng tạo, bứt phá
trên từng con chữ”(HàNội Mới 05/02/2008): “Văn chương với Hồ Anh Thái
là một nghiệp với đa tầng phong cách biểu hiện, với một tiềm năng đọc mới
và thấu suốt cuộc sống, con người, những gì mà với nhiều người khác đã trở
nên cũ kỹ. Anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm
gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản để nhìn cuộc đời.”
Có thể thấy rằng, với Hồ Anh Thái: “Phong cách không phải là cái vỏ
ngoài bất biến và ngoan cố” (Lê Hồng Lâm - Báo Sinh viên - 9/2001).
Cùng với những bài báo, có nhiều công trình khoa học tìm hiểu tác phẩm
Hồ Anh Thái trên nhiều phương diện trong truyện ngắn: nhân vật, nghệ thuật
trần thuật, tư duy tiểu thuyết… từ góc nhìn của các chuyên ngành Văn học
Việt Nam, Lý thuyết và lịch sử văn học… Đó là những luận văn thạc sĩ Đại
học Sư Phạm Hà Nội của Nguyễn Thị Vân (Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh
Thái- 2005); Điêu Thị Tú Uyên (Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái-
2006); Lê Thị Thu Hương (Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái – 2007); Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh của Trần Hữu Thiện (Tư duy
tiểu thuyết trong truyện ngắn Hồ Anh Thái - 2009)
Tuy nhiên, ở chuyên ngành Lý luận văn học, nghiên cứu chuyên sâu về
mảng truyện ngắn Hồ Anh Thái chưa nhiều. Đặc biệt, phương diện phong
cách nghệ thuật truyện ngắn hầu như chưa được chú trọng một cách thấu đáo.
Dựa trên thành công nhiều mặt của các đề tài khoa học đi trước, chúng
tôi hy vọng “Phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái” sẽ là một công trình
khoa học góp phần đánh giá và chỉ ra nét đặc sắc, riêng biệt của những sáng
tác độc đáo Hồ Anh Thái ở thể loại truyện ngắn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái qua một số

phương diện như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu .


9

- Từ đó, ghi nhận đóng góp của tác giả này trong nền văn học Việt Nam
đương đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số phương diện trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh
Thái trong tương quan với tiểu thuyết Hồ Anh Thái và sáng tác của một số tác
giả cùng thời: Nguyễn Việt Hà, Thuận, Nguyễn Bình Phương….
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
* Truyện ngắn của Hồ Anh Thái gồm:
1. Chàng trai ở bến đợi xe - Tập truyện ngắn. NXB Tác phẩm mới Hội
nhà văn, 1985.
2. Những cuộc kiếm tìm -Tập truyện ngắn, NXB Hải phòng, 1988.
3. Mảnh vỡ của đàn ông – Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2006.
4. Lũ con hoang – Tập truyện ngắn, NXB Hà nội, 1995.
5. Tự sự 265 ngày -Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn Hà nội, 2005.
6. Tiếng thở dài qua rừng kim tước – Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà
văn , 2007.
7. Bốn lối vào nhà cười – Tập truyện ngắn, NXB Đà nẵng, 2004.
8. Sắp đặt và diễn- Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà Văn, 2005.
Ngoài đối tượng khảo sát chủ yếu trên các truyện ngắn ra, chúng tôi còn
khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Anh Thái trong so sánh với một
số tác giả đương thời để làm nổi bật phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Quan niệm về con người, các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng
nhân vật.

- Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
5. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn
Luận văn sử dụng một số phương pháp như:
- Phân tích, tổng hợp những nét chung và riêng trong các tác phẩm để
thiết lập hệ thống luận điểm.


10

- So sánh giữa các thời kỳ sáng tác nhằm làm rõ quá trình vận động của
truyện ngắn Hồ Anh Thái.
- So sánh đối chiếu với một số tác phẩm đồng đại để thấy được nét riêng
biệt, nổi bật phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái.
*Bố cục luận văn : Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Thư mục tài
liệu tham khảo, Phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết phong cách và sự hình thành phong
cách văn xuôi Hồ Anh Thái
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái
Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái.
Qua đó góp phần khẳng định vị thế của Hồ Anh Thái trong văn học Việt
Nam đương đại.
















11

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH
VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH VĂN XUÔI HỒ ANH THÁI
1.1. Khái quát về phong cách
1.1.1 Một số quan niệm về phong cách
Khái niệm phong cách có nguồn gốc từ “stylos”(Hy Lạp), “stylus”( La
Mã), “style”(Pháp). Nó được coi như một thuật ngữ của ngôn ngữ học, nghệ
thuật và văn học (với nghĩa khởi đầu là “nét chữ, bút pháp”).
Có nhiều định nghĩa về phong cách - những định nghĩa này xòe ra như
cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù thẩm mỹ rộng nhất,
bao quát và sự thừa nhận nó như những đặc điểm của một tác phẩm văn học
riêng lẻ (theo M.B. Khravchenco).
Ở đây chúng tôi tạm chia ra hai khu vực:
1- Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô cũ)
2- Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước.
Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua một số quan niệm trong hai khu
vực đó.

1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Ở phương Tây ngay từ thời cổ đại với các đại biểu xuất sắc như Platon,
Aristotle, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu và vận dụng. Thế kỉ XIX
- XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc.
Do điều kiện tài liệu có hạn, ở đây chúng tôi nghiên cứu chủ yếu dựa
trên các định nghĩa khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu Liên Xô
cũ .
Đ. Likhachev đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phong cách nhà văn
trong việc tái tạo hiện thực đời sống bằng các phương tiện nghệ thuật, đồng
thời nhìn nhận phong cách với hai tư cách: “phong cách như là hiện tượng
ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung


12

nhất định”. Còn Ar. Grigorian nêu lên mối quan hệ gắn bó giữa phong cách
với phương pháp, thế giới quan, bút pháp của cá nhân nghệ sĩ: “Phong cách là
sự thống nhất cao nhất của tất cả các phạm trù đó”.
V. Turbin nhấn mạnh tới yếu tố ngôn ngữ trong việc định hình một
phong cách. V. Jirmunxky chú ý tới thế giới quan và sự biểu hiện thế giới
quan đó bằng các phương tiện ngôn ngữ thông qua hình tượng.
V. Kovakev coi “Phong cách là sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn”.
L.Novichenco hiểu phong cách văn học là vẻ đặc thù trong những tác phẩm
của nhà văn hoặc nhóm nhà văn có chung quan điểm về cuộc sống. Và phong
cách biểu hiện tính đặc trưng về hình thức và nội dung tác phẩm.
V. Đneprov và Ya. Elxberg đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh
về phong cách: “ Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội
dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự
tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng
và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp

của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan. Phong cách được hình thành từ
tất cả những yếu tố ấy, nảy sinh từ chúng mà ra. Phong cách- đó là sự thống
trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó”.
Trong “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học”, M. B.
Khravchenco đã dành cả chương 3 để bàn đến những vấn đề phong cách. Tác
giả đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách của các nhà nghiên
cứu Liên Xô cũ ( như đã nêu trên) để khẳng định sự phong phú và tính đa
dạng trong quan niệm về phong cách. Tuy không có sự thống nhất chung,
nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đã nhất trí coi phong cách là “biểu hiện
những đặc điểm của cá tính sáng tạo nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức
nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn đối với thế giới” 27, tr.144. Phong
cách cá nhân được hình thành dần trong quá trình sáng tạo, trong việc nắm bắt
và xử lý các vấn đề của cuộc sống; bằng các thủ pháp nghệ thuật, các phương
thức kết cấu tác phẩm, các yếu tố ngôn ngữ, đề tài, nhân vật, tư tưởng…Với
tất cả các yếu tố nội dung và hình thức mang tính đặc thù của tác phẩm, nhà


13

văn sẽ tạo lập cho mình một phong cách riêng. Bên cạnh tính ổn định, nhà văn
phải tránh lặp lại mình bằng cách đi tìm những phương thức thể hiện mới.
Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách có nhiều quan điểm khác
nhau nhưng tựu trung lại có hai luồng ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống
nhất của những yếu tố nội dung và yếu tố hình thức của tác phẩm; một cho
rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung.
Mặc dù vậy, vẫn có thể nhận ra sự thống nhất, bởi các tác giả đều quan
tâm đặc biệt đến hai yếu tố: thứ nhất là nội dung và hình thức nghệ thuật của
tác phẩm văn chương- và thứ hai là tài năng độc đáo của cá nhân nghệ sĩ.
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước
Phong cách học Việt Nam, theo Trần Đình Sử, tuy khuynh hướng có

khác nhau, song về đại thể hầu hết các nghiên cứu đều có cách tiếp cận chung
khá thống nhất là xét tần xuất để xác định hiện tượng độc đáo, sau đó xây
dựng mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các hiện tượng tìm được về mặt
quan niệm của thời đại và của tác giả. Đó là cách tiếp cận khách quan.
Hoài Thanh có lần viết về phong cách trong phê bình văn học : “Chớ vội
đi tìm cái gọi là phong cách. Hãy cứ nghiên cứu thật sâu, thật kỹ, gắng phát
hiện những vấn đề ẩn khuất bằng cả tâm hồn và trí tuệ của mình, kỳ thật chín.
Sau đó hãy cầm bút. Và hãy cố biểu đạt sao cho chính xác nhất, gọn nhất ý
tưởng của mình. Lúc này, phong cách tự nó sẽ đến. Không phải mất công tìm
kiếm gì cả. Bởi vì phong cách chính là tổng thể quá trình sáng tác đó”. Ý kiến
ấy phải chăng cũng là quan niệm về phong cách văn chương nói chung ?
Một trong những người đầu tiên thực hành phê bình phong cách học ở
Việt Nam là Phan Ngọc với công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều. Công trình này là một tìm tòi về phong cách học trong
khi bộ môn này ở Việt nam còn thiếu một lí luận nhất quán để khẳng định như
một khoa học thật sự. Ông phải tiến hành xây dựng lại các khái niệm của môn
phong cách học, khám phá mối quan hệ nội dung và hình thức với tần xuất
lặp lại của một hiện tượng sau đó kiểm chứng trên trục lịch sử và thời đại.
Theo Phan Ngọc, mỗi một ký hiệu ngôn ngữ có hai mặt, mặt thông báo và


14

mặt biểu cảm. Phong cách học là khoa học nghiên cứu mặt biểu cảm của
ngôn ngữ: các kiểu lựa chọn và giá trị biểu cảm của các kiểu lựa chọn ấy. Một
kiểu lựa chọn có giá trị thẩm mỹ trước hết phải được chuẩn bị về ngữ cảnh,
môi trường sống cho nó và của nó. Đánh giá một hiện tượng phong cách học
chính là nhận xét xem nó có phù hợp với ngữ cảnh hay không.
Sau khi đã trình bày một cách sáng rõ quan niệm của mình về phong
cách và phong cách học, Phan Ngọc đi sâu vào tìm hiểu phong cách Nguyễn

Du trong Truyện Kiều. Ông đã thực hiện một loạt những đối lập Truyện Kiều
với tất cả những gì liên quan đến Truyện Kiều trước đó để tìm ra cái bước đổi
mới của Nguyễn Du. Như thế phong cách học của Phan Ngọc không còn là
phong cách học hình thức, mà đã gắn chặt với nội dung, điều kiện lịch sử và
khu biệt với phong cách thời đại.
Đỗ Lai Thúy thì coi phong cách là sự lệch chuẩn [85]. Mỗi thời đại văn
hóa tạo ra một phong cách của mình, và mỗi nhà văn sống trong thời đại đó
lại có phong cách riêng. Phong cách của họ chính là sự lệch so với cái chuẩn
của thời đại. Từ ý tưởng trên, Đỗ Lai Thúy đã đối sánh hai phong cách thơ
Nôm: Bà huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Thơ Thanh Quan là hòa
điệu của sự thống nhất giữa con người và vũ trụ, giữa nội tâm và ngoại giới.
Mỗi bài thơ của bà là một hệ thống niệm, luật, vần, đối hết sức chặt chẽ hài
hòa, trang trọng đến mức cổ điển. Còn thơ Hồ Xuân Hương là một sự lệch
chuẩn hoàn toàn so với phong cách Thanh Quan nói riêng và toàn bộ phong
cách Đường thi nói chung. Hồ Xuân Hương cũng là người chuyên thơ Đường
luật. Nhưng cách sử dụng ngôn ngữ của nữ sĩ này nhằm chống lại những phép
tắc giả tạo, trái với đời sống tự nhiên của một xã hội tiểu nông đang bị Nho
giáo hóa nặng nề. Tiếng nói cá nhân mạnh mẽ của bà trong những bài thơ
“Thi trung hữu quỷ” ấy đã phá vỡ phong cách chung của thể loại thơ Đường
để tạo nên phong cách thơ Hồ Xuân Hương – Bà Chúa Thơ nôm: Một phong
cách cà khịa trong hoài niệm phồn thực.
Nguyễn Đăng Mạnh lại coi tác giả là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tác phẩm. Thậm chí, tác phẩm chỉ là sản phẩm, là con đẻ của nhà văn, nên


15

có thể xem cha để biết con, xem cây táo để biết quả táo… Hành trình đi
vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đăng Mạnh có xuất phát điểm là Nhà
văn, đến điểm giữa là Tư tưởng nghệ thuật và điểm cuối là Phong cách [30].

Rồi phong cách lại được ông giải thích bằng những tính cách cá biệt của nhà
văn, nên rút cục điểm đầu và điểm cuối gặp nhau.
Đỗ Đức Hiểu trong Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn
học Việt Nam đã xem những phong cách lớn như là tiêu chí phân kỳ văn
học. Đó là tiêu chí dựa trên những biến động, những thay đổi của bản thân
văn học trong quy luật phát triển của nó. Khi một thời kỳ văn học có những
đổi thay, những phá vỡ, những sáng tạo, những bước ngoặt, chúng ta có thể
xác định bước chuyển mình của nó sang một thời kỳ mới. Theo đó, ông chủ
trương phân chia văn học sử Việt Nam thành hai thời đại lớn: thời đại thứ
nhất (thế kỷ X-XIX) với phong cách được đặc trưng bởi các sáng tác tiêu biểu
nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX; thời đại thứ hai (đầu thế kỷ XX trở về
sau) với phong cách mang đậm dấu ấn sáng tác của Hồ Chí Minh - mỗi thời
đại được đánh dấu bằng một phong cách lớn.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ
văn học đưa ra khái niệm: “Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là
một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn
học hay văn học dân tộc.
Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây
dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể
cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. ” 16, tr.255, 256.
Và Phương Lựu cũng đưa ra một định nghĩa tương tự: “Phong cách là
chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [48, tr.89]. Quả thật tính độc đáo là
yếu tố quyết định tạo phong cách nghệ thuật.


16


Phê bình phong cách học, cũng như mọi lĩnh vực khác, không chỉ có một
kiểu quan niệm duy nhất. Nhiều lối đi đã và sẽ nảy sinh trên con đường tìm
đến ý tưởng thống nhất. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cá
tính sáng tạo độc đáo mang tính thẩm mỹ của nhà văn, cụ thể hoá các yếu tố
tạo phong cách nghệ thuật tác giả. Nhà văn muốn có phong cách riêng trước
hết phải có tư tưởng độc đáo, có cách cảm nhận thế giới độc đáo qua cảm
hứng và hệ thống phương thức riêng, lẽ dĩ nhiên phải là “tính độc đáo chân
chính” (Hêghen).
1.1.1.3. Quan niệm về phong cách của tác giả luận văn
Phê bình phong cách học còn là một con đường đang được khai phá. Và
trên con đường này, các nhà nghiên cứu còn có nhiều kiến giải mới, quan niệm
mới về tác phẩm văn chương, về ngôn ngữ văn chương, về phong cách tác
phẩm, tác giả và thời đại. Và quan trọng hơn, sau khi đã mô tả được phong
cách thì phải lý giải tại sao lại có phong cách ấy từ cái nhìn nghệ thuật và cái
nhìn thế giới của nhà văn.
Qua những ý kiến về phong cách của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, có thể rút ra những nét cơ bản nhất về phong cách: Phong cách là những
biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và
tương đối ổn định, được lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái
nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con
người.
Văn học rất cần sự đa dạng, độc đáo của những cá tính sáng tạo. Sự tồn
tại và phát triển của văn học không thể tách rời phong cách. Bất cứ nghệ sĩ nào
cũng có đặc điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không thể ai cũng có.
Phong cách - đó là kết quả sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nghệ sĩ và “tương
lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” (V.Hugo).
Xin mượn lời Thanh Thảo để kết thúc mục này: “ Vài bài thơ cũng có thể
làm nên một phong cách thơ, ngược lại nghìn bài thơ chưa chắc làm nên một
phong cách” 77, tr.107.




17

1.1.2. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách
Có thể có nhiều quan niệm khác nhau về các khuynh hướng nghiên cứu
phong cách. Trong luận văn này, chúng tôi dựa theo quan niệm của PGS.TS
Tôn Thảo Miên.
Theo PGS.TS Tôn Thảo Miên, có 4 nhóm khuynh hướng nghiên cứu
phong cách:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phong cách
- Nghiên cứu phong cách tác giả
- Nghiên cứu phong cách tác phẩm
- Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm
Luận văn chủ yếu tìm hiểu về phong cách tác giả, cụ thể là tác giả Hồ
Anh Thái.
Căn cứ để khẳng định phong cách tác giả là những đặc điểm nổi bật về
nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học, tạo nên tính độc đáo và giá trị
của một nhà văn, một hiện tượng văn học. Theo chúng tôi, những biểu hiện
độc đáo và giá trị thể hiện tài năng sáng tạo ấy, đều được chi phối từ tư tưởng
nghệ thuật của tác giả biểu hiện cụ thể qua cảm hứng sáng tác, thế giới hình
tượng, giọng điệu và ngôn ngữ…
Văn chương là sản phẩm tinh thần của con người, một sản phẩm đặc thù
mang dấu ấn độc đáo của cá tính sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tất
yếu của người nghệ sĩ. Nhưng người nghệ sĩ chỉ có thể tồn sinh khi tạo được
cho mình một phong cách, một cá tính riêng trong sáng tạo. Vấn đề này phải
được xem như một chuẩn giá trị làm nên sự hiện hữu của nhà văn trong tâm
thức người đọc. Sự định hình phong cách của mỗi nhà văn không chỉ là quá
trình rèn luyện mà còn thể hiện tài năng của họ.
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách văn xuôi

Hồ Anh Thái.
1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn
nói chung: Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng to lớn đến
sự hình thành phong cách nhà văn


18

“Phong cách là người”. Câu nói của Buyphông - nhà văn Pháp nổi tiếng-
khẳng định tính thống nhất giữa nét độc đáo nhà văn thể hiện trong sáng tác và
bản chất con người anh ta. Đồng thời, phong cách – cái làm nên bản lai diện
mục của nhà văn là một minh chứng cho cái tôi nghệ sĩ chân chính của họ -
khẳng định bản lĩnh cá nhân của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có riêng trong mình một khí chất, năng
lực và kinh nghiệm sống. Quá trình đó dần hình thành trong mỗi chúng ta một
cá tính đặc biệt gọi là phong cách. Trong cùng một hoàn cảnh, phong cách của
mỗi người vẫn không hoàn toàn giống nhau.
Trong Nhà văn Việt Nam hiện đại: Chân dung và phong cách, Nguyễn
Đăng Mạnh rất coi trọng yếu tố tác giả. Coi cá tính tạo nên diện mạo, phong
cách văn chương nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh xác định: “Văn chương là một
hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu
và tài nghệ, cần cá tính và phong cách” (Nhà văn, tư tưởng và phong cách).
Quan niệm phong cách của ông chịu ảnh hưởng bởi định nghĩa
Buyphông. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng có sự thống nhất con người xã hội và
chủ thể sáng tạo. “Con người là một hiện tượng rất phong phú và phức tạp. Vì
thế đối với nhà văn, con người trong tác phẩm và con người ở ngoài đời
không đồng nhất. Văn tức là người, ý kiến ấy không nên quan niệm một cách
đơn giản, máy móc. Tuy nhiên, không đồng nhất không có nghĩa là không
thống nhất. Vì thế sự đối chiếu tư tưởng nhà văn trong nghệ thuật với con
người trong đời sống của ông ta vẫn rất có ý nghĩa”.

Để có thể tìm hiểu chủ thể sáng tạo qua con người xã hội, Đỗ Lai Thúy
cho rằng: con người xã hội bao giờ cũng là nhân vật của vũ hội hoá trang, nên
muốn thấy được bộ mặt thực của họ, phải biết nhòm qua chỗ hở của mặt nạ
[86]. Đó là cá tính.
Nguyễn Đăng Mạnh chú ý nhiều đến cá tính, tính tình và tác phong sinh
hoạt của nhà văn là vì vậy. Ông coi phong cách “phụ thuộc vào những thói
quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”. Như Xuân Diệu sợ cô
đơn, quý thời gian, chu đáo với bạn bè; Nguyễn Tuân, khó tính, ham đọc


19

không ham viết nhiều, góc cạnh, cá tính; Nguyên Hồng xuề xòa, dễ xúc
động… Từ đó, dựng nên phong cách nhà văn, như Nguyễn Tuân ngông,
Nguyên Hồng thành thực trong sự rung động cực điểm của tâm hồn
Nghiên cứu phong cách trong mối quan hệ với nhân thân nhà văn, thực
chất là nghiên cứu tư tưởng của nhà văn đó. Tầm cỡ một nhà văn phụ thuộc
vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta. Nguyễn Đăng Mạnh đã gọi tư tưởng của nhà
văn là tư tưởng nghệ thuật (một thuật ngữ mượn Bêlinski): “nhận thức bằng
toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể
toàn vẹn của nó”. Nguyễn Đăng Mạnh coi tính chủ thể là quan trọng hơn, có
tính quyết định, bởi người nhận thức ở đây là nghệ sĩ, là những cá nhân với
những cá tính độc đáo. Từ đó, tư tưởng nghệ thuật mới là của riêng của mỗi
nhà văn.
Tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn, theo Nguyễn Đăng Mạnh, phụ
thuộc vào những hoàn cảnh tác động đến nhà văn đó. Ông chia ra thành hoàn
cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ. Hoàn cảnh lớn chính là thời đại nhà văn sống.
“Hoàn cảnh lớn quyết định tầm cỡ tư tưởng của nhà văn. Nhà văn lớn phải là
nhà văn của dân tộc, của nhân dân, của thời đại mình”. Hoàn cảnh lớn chi
phối tất cả nhà văn sống cùng thời với nhau, nhưng lại không giống nhau. Bởi

sự tác động đó thông qua một lăng kính là hoàn cảnh nhỏ. Mà hoàn cảnh nhỏ
của mỗi người thì lại rất khác nhau.
Nguyễn Đăng Mạnh rất chú ý đến hoàn cảnh nhỏ của nhà văn. Ví như
Xuân Diệu- “cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong”, từ nhỏ đã phải xa mẹ, khao
khát tình thương, dễ mặc cảm vì sự thờ ơ lạnh nhạt của người đời. Điều ấy giải
thích ở Xuân Diệu một trái tim thiết tha, vồ vập bám riết lấy cuộc sống, muốn
giao cảm hết mình với mọi người, và một linh hồn luôn cảm thấy cô đơn, bị
ruồng bỏ. Nguyễn Tuân thì sinh ra và lớn lên trong Vang bóng một thời:
những tiệc rượu, tiệc trà đầy nghi lễ của một lớp người dường như còn sót lại
của thời đại trước, cái “ngông” của một nhà thơ tài hoa bất đắc chí… Khó có
thể hiểu tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân nếu không đặt trong quan hệ
với môi trường sống như thế của nhà văn.


20

Trong quá trình nghiên cứu, ông đặt mỗi tác phẩm vào “hoàn cảnh lớn”,
“hoàn cảnh nhỏ”, tìm sự thống nhất và mối liên hệ giữa các tác phẩm, thậm
chí giữa các tình tiết rải rác đó đây trong nhiều tác phẩm, tìm sự phát triển của
các yếu tố qua các chặng đường sáng tác của từng tác giả. Rồi mới dựng lên
bộ ba vấn đề: Quan điểm sáng tác – Quá trình sáng tác – Phong cách nghệ
thuật, để thâu tóm toàn vẹn sự nghiệp của mỗi vị.
Như vậy, tính cách nhà văn được tạo nên từ hoàn cảnh sống, môi trường
sống (đôi khi mang tính cá biệt đối với cá nhân nhà văn). Và chính điều đó
giúp lý giải quan điểm sáng tác trong suốt quá trình sáng tạo cũng như phong
cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Dựa trên những nhận định ấy của nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, chúng tôi tìm hiểu những nhân tố tác động
đến sự hình thành phong cách nhà văn Hồ Anh Thái.
1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn
Hồ Anh Thái.

1.2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 -
đầu thế kỷ 21
Đại thắng 1975 đã thống nhất hai miền Nam - Bắc. Khát vọng cháy bỏng
của cả dân tộc về một nền tự do, độc lập trải qua ngót nửa thế kỷ chiến đấu
kiên cường đã trở thành hiện thực. Chiến tranh khốc liệt đã qua đi, đất nước
hào hứng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, ngay sau niềm vui chiến thắng, cả dân tộc phải đối mặt với
hàng loạt khó khăn chồng chất. Đó là thời kỳ chúng ta lâm vào khủng hoảng
sâu sắc về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũ bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi phải
có sự đổi mới. Đất nước hòa bình nhưng cuộc sống vẫn chồng chất khó khăn.
Nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu của nhân dân về vật chất và văn hoá chưa
được đảm bảo. Mặt khác các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển,
những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một sổ cán bộ chưa kịp thời bị
trừng trị , công bằng xã hội bị vi phạm.
Thực trạng đó đã lay động dữ dội niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân.
Đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn Khải: “Chiến tranh ồn ào, náo động


21

mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hoà bình yên tĩnh, thanh bình mà lại
chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong.”[26, tr.72,73].
Chấm dứt hai cuộc xung đột biên giới phía Bắc và Tây Nam, nước ta đã
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và khôi phục, giữ vững tình đoàn kết hữu nghị hợp
tác với các nước láng giềng.
Thập niên 1980, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng Đổi mới- một
chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Chính sách Đổi
mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đảng VI, năm 1986 .
Đổi mới được thực hiện trên các mặt: kinh tế, xã hội, chính trị, tư duy, cơ
chế, văn hóa Quan điểm Đổi mới đã được hoàn thiện dần trong quá trình

thực hiện. Về kinh tế: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về chính trị: chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn
trọng quy luật khách quan của thị trường. Đổi mới văn hóa bắt đầu cùng với
Đổi mới kinh tế.
Thành quả đổi mới là to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Mặc dù tình
hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách
thức, nhưng đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội và trên các lĩnh vực khác.
Bên cạnh thành tựu, chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém và khuyết điểm;
không ít vấn đề về nhận thức lý luận còn chưa đủ rõ; nhiều vấn đề thực tiễn,
bức xúc chưa được giải quyết kịp thời và tốt nhất; phát triển kinh tế - xã hội
nhiều mặt vẫn còn chậm và chưa vững chắc, hiệu quả, chất lượng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa theo kịp yêu
cầu; văn hóa - xã hội phát triển chưa ngang tầm…[10]. Việc thực hiện kinh tế
thị trường do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm
môi trường, lãng phí tài nguyên và phát sinh các tệ nạn xã hội là điều không
thể tránh khỏi


22

Đầu thế kỷ XXI, dân tộc Việt Nam đối đầu với những thử thách khó khăn
mới. Trước mắt chúng ta là thời đại của một thế giới toàn cầu hóa, một nền
kinh tế - khoa học mà sự phát triển đích thực phụ thuộc trực tiếp vào khả năng
sáng tạo của con người. Ngày nay, chúng ta đối đầu với làn sóng toàn cầu hóa
ra sao? Hòa nhập làm sao để không hòa tan trong làn sóng ấy của lịch sử? Làm
sao để nhịp sống đương đại mang một phần hơi thở của chúng ta.
Hội nhập với thế giới có nghĩa là đi tìm cơ hội cho dân tộc mình ở phạm

vi toàn cầu. Để làm được điều đó, Việt Nam cần lắm một "tinh thần toàn cầu"
- không phải là vong bản để trở thành "thế giới" - mà là ý thức xây dựng danh
dự cho dân tộc thông qua những đóng góp của mình cho nhân loại chung.
Có thể nói, bối cảnh lịch sử xã hội đất nước trong những năm cuối thế kỷ
XX- đầu thế kỷ XXI có nhiều chuyển biến phức tạp. Điều này có tác động
không nhỏ đến đời sống văn học nước nhà.
1.2.2.2. Bối cảnh văn học Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế
kỷ 21
* Vài nét về sự đổi mới tư duy và quan niệm nghệ thuật trong văn học
Việt Nam đương đại
Sau 1975, đất nước ta từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống
bất bình thường của “ngày có giặc” (Hữu Thỉnh) chuyển sang đời sống bình
thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề
cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn
lại… Những điều này đòi hỏi văn học phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp
với hiện thực mới.
Sau 1986, trước yêu cầu bức thiết về sự đổi mới một cách toàn diện và
sâu sắc của đời sống thì văn học- một trong những hình thái ý thức xã hội tất
yếu cũng làm mới mình để đáp ứng yêu cầu này. Lẽ dĩ nhiên, dẫu ở thời đại
nào, văn học cũng không bao giờ xa rời tiêu chí tối thượng Chân-Thiện-Mĩ
của nó. Cắt nghĩa phong cách nghệ thuật của nhà văn dưới góc độ thi pháp
học là một phương pháp tiếp cận khoa học, nhất là khi người đọc đặt tác phẩm
trong phạm trù thi pháp thời đại.


23

Tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn
Hồ Anh Thái dưới ánh sáng thi pháp học, thiết nghĩ cần nhận diện rõ sự đổi
mới sâu sắc trên các bình diện thi pháp của văn học sau 1975.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đổi mới của văn học sau 1975 diễn ra trên
những bình diện phổ quát sau:
Đó là quan niệm về nhà văn. Nếu như, văn học 1945-1975 gắn với kiểu
nhà văn- chiến sĩ (phát ngôn cho tiếng nói thời đại, nhân danh kinh nghiệm
cộng đồng) thì xu hướng dân chủ sau 1975 tạo nên cho văn học kiểu nhà văn
mới. Họ sáng tạo nhân danh kinh nghiệm cá nhân với ý thức cá tính cao độ.
Họ không đứng cao hơn độc giả để phán truyền mà đối thoại với người đọc,
chia xẻ và kiếm tìm những cách cắt nghĩa mới để sinh thể nghệ thuật của mình
luôn sống. Quan niệm này gần gũi với văn học trước 1945 nhưng được ý thức
ở trình độ cao hơn.
Đó là quan niệm về hiện thực. Hiện thực được phản ánh trong văn học
1945-1975 gắn bó chặt chẽ với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, âm
vang hào khí thời đại- một hiện thực vận động xuôi chiều và nhìn chung rất lạc
quan. Sau 1975, các nhà văn không chỉ dừng lại ở phản ánh mà còn nghiền
ngẫm hiện thực. Trước đây, hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám
phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Giờ đây, do yêu
cầu của thời đại, do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống
đi vào văn chương vẹn nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả
những phần khuất lấp, mờ tối.
Đó là quan niệm nghệ thuật về con người. Lịch sử văn học là lịch sử của
những quan niệm khác nhau về con người. Văn học chiến tranh đã tạo dựng
thành công kiểu con người sử thi, biểu trưng cho cộng đồng, mang vẻ đẹp lí
tưởng, được " bao bọc trong bầu không khí vô trùng" ( nhân vật của Nguyễn
Minh Châu). Còn văn học sau 1975 hướng đến khám phá và tạo dựng con
người thế sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó.
Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế nhà đạo đức,
nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng. Con người được nhìn ngắm


24


từ nhiều góc độ nên sâu sắc hơn: đa chiều, đa nhân cách ("rồng phượng lẫn
rắn rết, thiên thần và ác quỷ")…
Đó là điểm nhìn trần thuật. Văn xuôi 1945-1975 chủ yếu sử dụng phương
thức trần thuật khách quan được soi chiếu từ điểm nhìn của tác giả. Nhà văn
đứng cao hơn nhân vật và trở thành người phán truyền chân lí. Sự đổi mới sâu
sắc nhất của văn học sau 1975 ở phương diện trần thuật chính là đa dạng hoá
điểm nhìn trần thuật. Hiệu quả của việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã tạo
nên hệ thống các giá trị khác nhau về con người và hiện tượng, nhằm soi chiếu
hiện thực từ nhiều chiều kích.
Đó là giọng điệu trần thuật. Xuất phát từ yêu cầu chiến tranh, văn học
1945-1975 là phương tiện cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Giọng điệu chủ đạo
của văn học thời kì này nhất quán ở sắc thái ngợi ca, trang nghiêm và đầy lạc
quan. Văn học sau 1975 đã chuyển từ đơn sang đa giọng. Nhu cầu khẳng định
cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng nghệ thuật đã làm nảy
sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm nghiệm, triết lí, giễu nhại.
Chính chất liệu ngôn ngữ đời thường thô nhám, giàu màu sắc khẩu ngữ ùa vào
trang văn làm nên sự đa giọng điệu này.
Trước 1975, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học sử thi- tiếng nói của tư
tưởng quốc gia, đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan tới vận
mệnh và sự sống còn của cả dân tộc. Khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng
nói thế sự vang lên. Văn học thế sự sau 1975 là tiếng nói của tâm trạng đại
chúng, trở về với hiện thực đời thường- những gì văn học sử thi thường dấu
kín, không được nói, không dám nói.
Vượt qua mọi sự cấm kỵ, văn học sau 1975 cất lên tiếng nói về cái sai,
cái xấu và cả cái ác trong nội bộ chúng ta. Nguyễn Mạnh Tuấn tố cáo sai lầm
trong cung cách làm ăn, lề lối quản lý. Nguyễn Minh Châu luận bàn về sự sơ
lược, giản đơn trong những quan niệm về con người từng tồn tại lâu dài trong
văn học và ý thức xã hội. Dương Thu Hương lên án cái hèn, sự ngu dại, nhẹ dạ
cả tin. Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường vẽ nên sự nhếch nhác của những lề thói

được nuôi dưỡng hàng ngàn đời nay sau lũy tre làng. Ma Văn Kháng lo lắng


25

về sự sa sút đạo đức, sự băng hoại không thể nào níu giữ của phong hóa và sự
tàn bạo, dữ dội của đời sống bán khai. Nguyễn Huy Thiệp cay độc triết lý về
sự phân rẽ trong quan niệm nhân sinh giữa các thế hệ và sự đốn mạt của con
người. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đâu đâu cũng thấy có
ma quỷ hiện hình biết nói thứ tiếng của con người.
Tuy vậy, đừng nên nghĩ rằng, văn học sau 1975 chỉ nói tới cái phàm tục
dơ dáng, méo mó nghịch dị. Văn học chân chính bao giờ cũng là vương quốc
của cái đẹp. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến có lần nói đến “nguyên tắc tính
nữ” như là “điểm tựa tinh thần” “toả một ánh sáng dịu dàng, huyền diệu
trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp”[20, tr. 239].
Trước 1975, văn học nói về tình yêu đất nước quê hương, tình đồng chí
đồng đội, nhưng chưa dám mạnh dạn ca ngợi tình yêu đôi lứa. Có nói về tình
yêu đôi lứa chẳng qua cũng là để nói về vẻ đẹp lý tưởng, đức vị tha, lòng dũng
cảm và sự thuỷ chung. Sau 1975, văn học nói thật tự nhiên, hồn nhiên về vẻ
đẹp phồn thực của cuộc đời trần thế. Sáng tác của Ma Văn Kháng, Phạm Thị
Hoài, Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh như tiếng reo hò khởi loạn của cõi
thầm kín, vốn là vùng cấm bao đời nay bị thứ văn chương “ phải đạo” (chữ
của Hoàng Ngọc Hiến) chôn chặt, giấu kỹ.
Trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự
hợp lý tuyệt đối của tồn tại. Tiếng nói thế sự sau 75 lại làm nổi bật sự vô lý,
phi lý của cuộc đời. Mọi thiết chế xã hội được ta bày đặt ra nhất thời, tất thảy
đều chật hẹp hơn khát vọng nhân bản miên viễn của của nhân loại. Cái bi, cái
hài của cõi nhân sinh có nguồn cội ở đấy. Cho nên, dù viết về cái méo mó
nghịch dị, tà ngụy ma quái, hay cái đẹp, cái xinh, văn học thế sự sau 1975 vẫn
là tiếng nói thể hiện khát vọng đổi mới xã hội. Đứng trước biển, Cù Lao

Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn; Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh hoạ của Nguyễn Minh Châu, phóng sự đầy ắp sự thật đời sống làm
chấn động dư luận của Xuân Ba, Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng
Hữu Cát… Khi kịch của Lưu Quang Vũ được công diễn , và một loạt truyện
ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị

×