Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------●♥●---------------
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………. 01
NỘI DUNG ………………………………………………………………………. 08
Chương 1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
08
1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật ……………………................... 08
1.1.1. Khái niệm trần thuật ……………………………………………............. 08
1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật ………………………………………… 08
1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật ………………………………….............. 10
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn thời kỳ đổi mới ………………………………………………………
13
1.2.1. Nhà văn Ma Văn Kháng ………………………………………………... 13
1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới …………………………………………………………….
19
1.2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài ……………………………………………… 19
1.2.2.2. Điểm nhìn bên trong …………………………................................. 29
1.2.2.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật ........................ 37
Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
42
2.1. Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật …………………….. 42
2.1.1. Không gian trần thuật …………………………………………………... 42
2.1.2. Thời gian trần thuật …………………………………………………….. 43
2.2. Không gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ….. 44
2.2.1. Không gian sinh hoạt đời thường ………………………………............. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.1.1. Không gian căn phòng …………………………………………….. 44
2.2.1.2. Không gian phố phường …………………………………………... 48
2.2.1.3. Không gian làng quê ………………………………………………. 52
2.2.2. Không gian tâm trạng …………………………………………………... 54
2.3. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……. 58
2.3.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người …………… 58
2.3.2. Thời gian tâm tưởng về với quá khứ ……………………………............ 63
2.3.3. Sự đan xen, xáo trộn các bình diện thời gian …………………………... 67
Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
71
3.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới …... 71
3.1.1. Khái niệm Giọng điệu trần thuật …………………………….................. 71
3.1.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 73
3.1.2.1. Giọng điệu ngợi ca ………………………………………………... 74
3.1.2.2. Giọng điệu xót xa ngậm ngùi ……………………………………... 85
3.1.2.3. Giọng điệu triết lý, tranh biện ……………………………………... 91
3.1.2.4. Giọng điệu trào lộng trang nghiêm ………………………………... 95
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……. 97
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật …………………………………............. 97
3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 98
3.2.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt ………………… 98
3.2.2.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị ……………………………………... 103
3.2.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm …………... 108
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………. 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có
nhiều đóng góp lớn. Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm
tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững
chắc của mình trên văn đàn văn học. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả
thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.
Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ. Từ truyện ngắn đầu
tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng
đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu
nhi. Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa phủ (1969), Bài
ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng
(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài
năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc
sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú,
đa dạng.
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất
thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa
xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám
cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) …, tên
tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở
vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một cách thể hiện mới mẻ.
Trong văn nghiệp của Ma Văn Kháng, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng. Truyện ngắn đã đem đến vinh quang cho nhà văn ngay từ
buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ được giải nhì (không có giải
nhất) cuộc thi viết truyện ngắn 1967 - 1968 của tuần báo Văn nghệ; tập truyện
Trăng soi sân nhỏ được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
giải thưởng Đông Nam Á năm 1998; truyện San Cha Chải được giải cây bút
vàng của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam 1996 - 1998.
Không chỉ thành công ở đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn thành
công ở đề tài thành thị. Các tập truyện Ngày đẹp trời (1986), Trái chín mùa
thu (1988), Heo may gió lộng (1990), Trăng soi sân nhỏ (1995) … đã thể
hiện những giá trị nhân sinh sâu sắc và những trăn trở đầy trách nhiệm của
nhà văn về cuộc đời và con người.
Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”,
Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật
riêng. Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý
nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân
gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của
văn chương …
Ma Văn Kháng là nhà văn không ngừng đổi mới trong sáng tạo nghệ
thuật. Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn
của ông. Tuy nhiên nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của
Ma Văn Kháng vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào.
Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm nghệ
thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới”.
Nghiên cứu thành công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng,
sự độc đáo của Ma Văn Kháng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào
công cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Lâu nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của ông, đặc biệt là
thể loại truyện ngắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Trước năm 1975, khi tập truyện ngắn đầu tay Xa Phủ (1969) ra đời,
trên báo Nhân dân số ra ngày 5/10/1970 có đăng bài Đọc sách Xa Phủ của
tác giả Nguyễn Đại. Bài viết tập trung tìm hiểu chất miền núi, dân tộc và
khẳng định sự thành công của Ma Văn Kháng. Tác giả khẳng định qua tập
truyện: “Ma Văn Kháng đã nắm được phong tục, tập quán của các dân tộc ít
người và ngòi bút của anh tỏ ra sinh động trong việc miêu tả rừng núi”.
Giai đoạn 1975 - 1985, các cây bút phê bình, nghiên cứu chủ yếu
hướng vào tìm hiểu thể loại tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Đáng chú ý là các
bài nghiên cứu của Trần Đăng Xuyền đăng trên báo Văn nghệ: Đọc Đồng bạc
trắng hoa xoè - Báo Văn nghệ số 49 ngày 8/12/1979; Một cách nhìn cuộc
sống hôm nay - Báo Văn nghệ số 15 ngày 9/4/1983; Phải chăm lo cho từng
người - Báo Văn nghệ số 40 ngày 15/10/1985. Qua các bài viết này, tác giả
đã có những cảm nhận sâu sắc về cái nhìn, cảm quan hiện thực cuộc sống
trong các tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xoè, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng
trong vườn.
Từ 1986, giới nghiên cứu phê bình đã chú ý nhiều đến truyện ngắn Ma
Văn Kháng. Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viết Ngày đẹp trời -
tính dự báo về những tình thế xã hội - Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987
khẳng định: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiều bình diện khác
nhau, ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những
nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”.
Khi đọc tập Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng đã có cảm nhận:
“ Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo mà hấp dẫn, ngòi bút
anh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình yêu thương con
người, vẫn nhoi nhói nỗi đau trần thế. Không ít truyện của anh mang tính
chất luận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người
đọc vì văn của anh đậm đà, giàu hương vị, những chi tiết đời sống phong phú,
tiêu biểu và nhiều thuyết phục” [11]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Đáng chú ý nhất phải kể tới bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở
chiều sâu tâm hồn của Lã Nguyên đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999.
Bằng cái nhìn sắc sảo, cách tiếp cận khoa học, tác giả đề cập đến nhiều bình
diện của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Tác giả chia truyện ngắn Ma Văn
Kháng thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những truyện “thể hiện cái nhức
nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa
thành người và những người không được làm người”. Nhóm thứ hai là những
truyện “cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”. Nhóm
thứ ba là “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng, trang nghiêm
trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”.
Theo cách phân loại trên, tác giả cho thấy nhóm thứ nhất là những sáng
tác viết về đề tài miền núi, nhóm thứ hai là những tác phẩm viết về đời sống
thành thị trong sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975.
Nhóm thứ ba là những sáng tác đi sâu thể hiện niềm tin và tinh thần lạc quan
vào cuộc sống.
Cũng trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số đặc điểm nghệ
thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý
tô đậm tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ
tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật … Điều đáng lưu ý là, trong bài viết này tác
giả đã đưa ra một số gợi mở về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng như: khoảng cách giữa người trần thuật với đối tượng trần thuật;
giọng điệu trần thuật … Tuy mới chỉ dừng lại ở những nhận định chứ chưa
được cụ thể hoá và lý giải một cách cụ thể nhưng chúng tôi coi đó là những
gợi mở thú vị, là những chỉ dẫn quý báu trong quá trình triển khai đề tài của
mình.
Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, chúng tôi không thể
không nhắc đến một số luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
truyện ngắn Ma Văn Kháng đã được bảo vệ thành công như luận văn của các
tác giả: Phạm Mai Anh, Đỗ Phương Thảo.
Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ
sau năm 1980, tác giả Phạm Mai Anh đã tập trung khai thác một số yếu tố
nghệ thuật trong truyện Ma Văn Kháng như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. Tác
giả chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối
kết cấu mở, nghệ thuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kể, lời tả, lời thuyết
minh luận bàn.
Trong luận văn Giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn
Kháng, tác giả Đỗ Phương Thảo đã khảo sát và đưa ra một số kết luận về
nghệ thuật xây dựng cốt truyện như: sử dụng phép liệt kê, sử dụng các yếu tố
dân gian, sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo …
Đặc biệt là công trình nghiên cứu của TS Đào Thủy Nguyên “Đặc
điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi”, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn
đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân
vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi
của Ma Văn Kháng.
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn
Kháng, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng ít nhiều đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những ý kiến,
nhận định có tính khái quát. Đây là những gợi ý quý báu của các tác giả để
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu triển khai luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Triển khai đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới”, nhằm mục đích:
Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ở các
phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
thuật, từ đó góp tiếng nói khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật
trần thuật của nhà văn.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trần
thuật trong tác phẩm tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật trong truyện
ngắn nói riêng.
- Nghiên cứu một số phương diện của nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian
trần thuật. Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi khảo sát và
phân tích những biểu hiện cụ thể của điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần
thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật trong truyện
ngắn Ma Văn Kháng, từ đó khẳng định những sáng tạo của tác giả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng, thể hiện qua các phương diện điểm nhìn trần
thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, thời gian và không gian trần
thuật.
- Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng sáng tác
sau năm 1975. Nhưng vì thời gian có hạn, khi phân tích chúng tôi tập trung
vào một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát cách lựa chọn
điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian
và thời gian trần thuật của tác giả. Những cấp độ mà tác giả luận văn thực
hiện khảo sát là: khảo sát từng tác phẩm và khảo sát toàn bộ truyện ngắn của
Ma Văn Kháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
5.2. Phương pháp hệ thống
Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để
tạo sự logic chặt chẽ khoa học.
5.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp luận văn làm sáng rõ những nét đặc trưng,
khác biệt của nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng trước năm
1975 so với các tác giả khác.
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Để thực hiện đề tài này cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm, nhân vật,
tình tiết cụ thể. Từ đó khái quát, tổng hợp những đặc điểm nghệ thuật trần
thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới
Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
Chương 3. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật
1.1.1. Khái niệm trần thuật
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quan
niệm: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối
quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự
đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút
sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [6,tr.248].
Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học
xác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết,
sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể,
hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện
của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần
thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của
hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản” [34,tr.307].
Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái
quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn
nhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự,
nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng
tạo độc đáo của nhà văn.
1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật
Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên
thuật ngữ này: quan điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
phương thức trần thuật. Ở đây chúng tôi xem xét vấn đề và thống nhất thuật
ngữ điểm nhìn trần thuật.
G N Pospelov khẳng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ
phía một người nào đó” [36,tr.14].
Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể
trần thuật gọi là điểm nhìn trần thuật”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối
với cốt truyện tạo thành cái nhìn” [6,tr.247].
Còn Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) lại cho rằng
“Điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự
can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở
nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [36,tr.14].
Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương
Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của
đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện
tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên
ngoài” [50,tr.12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng
tiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật và
tổ chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứng
nhất định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu
chuyện là một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm.
Bởi vậy điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự thành công của tác
phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọc
nhằn của mình.
Như vậy có nhiều quan niệm về điểm nhìn trần thuật. Ta có thể thấy:
Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để
quan sát đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thể
từ bên trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía … Trong quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
hệ giữa chủ thể trần thuật với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là
người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm theo các diễn
biến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống.
1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật
Theo cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) điểm nhìn trần
thuật được phân chia trên 2 bình diện:
* Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn tác
giả và trường nhìn nhân vật
- Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan
sát đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần
thuật.
- Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo
quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trần thuật theo điểm nhìn nhân
vật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối
trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật.
* Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong
và điểm nhìn bên ngoài:
- Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng
kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân
vật.
- Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị
trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.
* Các tác giả cuốn Nhập môn văn học chia điểm nhìn trần thuật thành
5 loại:
- Trần thuật khách quan: Người trần thuật lẩn đi, không nhập cảm vào ý
thức của một nhân vật nào, chỉ ghi lại những sự kiện một cách khách quan.
- Trần thuật thông suốt tất cả: Người kể dường như biết tất cả về đời
sống nội tâm và hoạt động của mọi nhân vật trong tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Trần thuật thông suốt tất cả có lựa chọn: Người kể chỉ “biết hết tất cả”
với một vài nhân vật. Những nhân vật khác được miêu tả qua ấn tượng của
nhân vật được lựa chọn.
- Trần thuật tham dự: Người trần thuật tham dự vào truyện như là một
nhân vật, khoảng cách trong người trần thuật và nhân vật được rút ngắn tới
mức thấp nhất.
- Trần thuật không tham dự: Người kể lẩn đi, lời kể hầu như chỉ còn sự
kiện, tình tiết. Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng trần thuật là
lớn nhất.
Theo Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm 2 loại:
- Trần thuật khách quan: Khi có khoảng cách nhất định giữa các nhân
vật và người trần thuật. Loại trần thuật này gặp nhiều trong các tác phẩm tự
sự truyền thống.
- Trần thuật chủ quan: Người trần thuật nhìn thế giới theo con mắt của
một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy. Khoảng
cách trong người trần thuật và đối tượng được trần thuật bị thủ tiêu. Điểm
nhìn từ hai phía được thâm nhập làm một. Theo Pospelov kiểu trần thuật này
xuất hiện khoảng 200 năm gần đây và ngày càng chiếm được ưu thế, được các
tác giả sử dụng ngày càng nhiều trong tác phẩm văn xuôi tự sự.
Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:
- Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và
của nhân vật.
- Điểm nhìn không gian, thời gian.
- Điểm nhìn bên trong, bên ngoài.
- Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc.
- Điểm nhìn ngôn từ: bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã mang một
quan điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Dựa trên lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.S. Choles và R.
Kellogg, Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điểm nhìn thành 3 loại
chính - tương ứng với ba kiểu người kể chuyện:
- Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri: Người kể thông suốt mọi sự,
anh ta được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta đã thiết lập mà còn
có thể bình luận về chúng để khái quát hóa và để kể với người đọc những suy
nghĩ về sự kiện đã diễn ra.
- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba: Người kể có đầy đủ
quyền năng trên khắp trường nhìn của anh ta, miêu thuật lại cho độc giả
những gì mình nghe thấy, nhìn thấy với tư cách nhân chứng.
- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất: Người trần thuật là
một nhân vật trong truyện, thường xưng “tôi” để kể lại câu chuyện hoặc miêu
tả tâm trạng của mình hoặc của các nhân vật khác.
Trong sách “Lý luận văn học - mấy vấn đề cần suy nghĩ” (Nguyễn
Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương), điểm nhìn trần thuật chia làm 3 loại:
- Trần thuật khách quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của
một người quan sát đứng bên ngoài đối tượng. Chủ thể trần thuật kể lại tất cả
những gì anh ta chứng kiến. Anh ta chỉ kể lại những điều đã chứng kiến hoặc
trực tiếp cảm thấy, nghe thấy. Qua đó chúng ta thấy được tính khách quan rõ
nét không mang sắc thái tâm lý riêng của nhân vật. Ở điểm nhìn này chủ thể
trần thuật ở ngôi thứ ba.
- Trần thuật chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của
một nhân vật. Bằng cái nhìn “nhân vật hóa”, người trần thuật tái hiện lại thế
giới, diễn biến các sự việc, sự kiện, cảnh vật, môi trường, vừa có khả năng đi
sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Ở điểm nhìn này, người trần thuật cũng
đồng thời là một nhân vật trong tác phẩm, đứng ở ngôi thứ nhất và tái hiện lại
những gì bản thân nhân vật trải qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Trần thuật theo phương thức liên chủ quan: Sự trần thuật được tiến
hành từ điểm nhìn bên trong của nhân vật nhưng không thuần nhất nhân vật
nào mà đan cài, xen kẽ giữa các nhân vật. Điểm nhìn giữa các nhân vật chồng
chéo lên nhau, hòa trộn với nhau tạo nên một hợp thể phức điệu của các điểm
nhìn không chỉ trong toàn bộ tác phẩm mà trong từng hoạt động của nhân vật.
Qua khảo sát chúng ta thấy mỗi nhà nghiên cứu tìm tòi và khai thác các
vấn đề của điểm nhìn trần thuật theo một cách thức riêng. Vì vậy khi nghiên
cứu tác phẩm chúng ta cần phải lựa chọn những cơ sở lý luận phù hợp. Để tập
trung giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi nghiên cứu điểm nhìn trần
thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng theo hướng phân loại của tác giả
Phương Lựu: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật
trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới
1.2.1. Nhà văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12
năm 1936 tại một làng quê nghèo ô Đồng Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đó là
một làng cổ thanh bình nhưng vô cùng nghèo nàn, lạc hậu.
Năm 1954, hòa bình lặp lại, theo tiếng gọi của Đảng, Ma Văn Kháng
tạm biệt quê hương Hà Nội lên Tây Bắc tham gia hoạt động cách mạng.
Quãng đời trẻ trung của ông đã trải qua bao công việc khác nhau: dạy học,
làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy Lào Cai, làm phóng viên, viết báo … Trước khi
trở thành nhà văn, Ma Văn Kháng đã gắn bó, thâm nhập đến tận cùng vào
“cuộc sống tuy vẫn còn lạc hậu nhưng rất đỗi chân tình của đồng bào các dân
tộc thiểu số, những mảnh đời gieo neo của người dân miền xuôi tha phương
cầu thực và lập nghiệp ở đây, những trai gái hăm hở lên khai hoang, xây
dựng quê hương mới, những điều mới mẻ từ quan hệ thầy trò ấm áp tình xuôi
ngược” [48]. Ma Văn Kháng đã thực sự bị cuốn hút từ chính cuộc sống lam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
lũ và tình người nơi đây. Ông viết báo, viết văn như một sự thôi thúc từ trái
tim dạt dào xúc động.
Phố cụt truyện ngắn mở đầu văn nghiệp của Ma Văn Kháng, được
trang trọng in trên trang nhất tuần báo Văn nghệ số 136, ngày 3/3/1961. Với
cốt truyện đơn giản, văn mạch rõ ràng, truyện ngắn đầu tay đã báo hiệu những
đường nét cơ bản sẽ được bồi đắp dày dặn tiếp về sau của đời văn tác giả.
Truyện ngắn Phố cụt tập trung miêu tả số phận của vài ba con người
quần tụ trong một ngõ phố nhỏ heo hút miền núi. Tình yêu và hạnh phúc đã
nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị, chất phác từ những mảnh đời đơn
chiếc, từng trải qua những cảnh xót xa, đau lòng dưới chế độ cũ. Truyện ẩn
chứa tấm lòng ấm áp, nhân hậu của tác giả, từ đó truyền vào người đọc niềm
tin yêu những người lao động lương thiện, dù có bị hoàn cảnh xô đẩy, làm
cho phôi pha, song họ vẫn giữ được phẩm cách, sự bao dung nhân hậu.
Truyện ngắn trước 1975 của Ma Văn Kháng thường tập trung vào đề
tài về đồng bào dân tộc ở những giai đoạn lịch sử khác nhau: chế độ xã hội
cũ, hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hiện thực xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong truyện Xa Phủ, nhà văn đề cập đến sự
đổi thay trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của con người miền núi. Ở
họ, dù còn có những tàn tích của những ngày đã qua, song điều quan trọng là
họ tích cực chủ động chuyển mình thành những con người mới, làm chủ cuộc
đời trong dòng chảy chung của đất nước.
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng đặt ra bao vấn đề:
vấn đề con người miền núi ra sao,vấn đề cuộc sống của họ như thế nào trước
hiện thực lớn lao của dân tộc. Điều quan trọng là lúc nào nhà văn cũng tin
tưởng con người miền núi đầy phẩm chất tốt đẹp, bản thân họ đang tự khẳng
định những giá trị chân chính, đích thực.
Với truyện ngắn Cái móng ngựa, tác giả tập trung phản ánh quá trình
xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao, phản ánh thái độ, tâm tư tình cảm, cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
ứng xử của con người miền núi trước những hiện thực lớn lao, trước những
tập tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, du canh du cư, mê tín dị đoan …
Có thể nói rằng truyện ngắn trước 1975 của Ma Văn Kháng là những
bức tranh sinh động đầy màu sắc về cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Ma
Văn Kháng đã hòa nhập, thấu hiểu cuộc sống vùng Tây Bắc. Vì vậy trong
sáng tác của ông, hình ảnh người dân miền núi hiện lên thật đẹp. Người đọc
bắt gặp ở họ tình yêu quê hương xứ sở, sự trung thực, thật thà, say mê, yêu
đời và nhiệt tình cách mạng.
Ma Văn Kháng cần cù, bền bỉ đi vào cuộc sống. Ông gặp gỡ, hỏi han,
ghi chép và lặng lẽ, khiêm nhường chuyển hóa những hiểu biết về cuộc sống
nhân dân, hiện thực của đất nước lên những trang viết. Với những tác phẩm
của mình, nhà văn đã lần lượt đặt ra những vấn đề bức xúc từ các khía cạnh
của đời sống muôn mặt và qua các nhân vật đủ hình, đủ kiểu.
Cảm hứng bao trùm trong truyện ngắn Ma Văn Kháng trước 1975 là sự
khẳng định, ngợi ca những nhân tố mới, con người mới, cuộc sống mới trên
quê hương đồng bào dân tộc ít người. Dù nghệ thuật thể hiện có khác nhau
song nhà văn vẫn bộc lộ cách nhìn của mình qua chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Nằm trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam trước 1975, nhà
văn thường đề cao con người cộng đồng, coi nhẹ con người cá nhân. Con
người trong những tác phẩm giai đoạn này là những con người có ý thức
chính trị cao, quên “cái tôi” riêng, hy sinh cho cái chung một cách thanh
thản. Với khuynh hướng sử thi, các nhân vật được hiện lên như một người đại
diện xứng đáng cho sức mạnh của cộng đồng dân tộc. Nhà văn thiên về khẳng
định ngợi ca những phẩm chất lý tưởng của anh hùng cách mạng mà ít quan
tâm đến cái tôi cá nhân của họ. Ma Văn Kháng đã đứng trên quan điểm chung
của cộng đồng dân tộc mà miêu tả, kể chuyện. Trong những tháng ngày hào
hùng của đất nước, cả dân tộc cùng hướng về một phía, tất cả vì tiền tuyến,
mọi người đều dồn hết tâm lực để phục vụ lợi ích cao nhất của cộng đồng thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
những sáng tác trước 1975 của Ma Văn Kháng đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh
lịch sử của mình.
Thời kỳ này nhà văn soi chiếu hiện thực đời sống trên cùng một lập
trường tư tưởng thống nhất, vì thế các tác phẩm thường mang tính đơn thanh,
độc thoại. Điểm nhìn trần thuật hầu hết là từ bên ngoài. Người trần thuật
thường xuất hiện ở ngôi thứ ba để quan sát miêu tả và phân tích nhân vật. Từ
vị trí ấy, những tư tưởng cơ bản của thời đại được nhà văn gửi gắm vào tác
phẩm.
Trước năm 1975, cùng với truyện ngắn của Tô Hoài và các nhà văn
hiện đại khác, truyện của Ma Văn Kháng đã góp phần khởi sắc cho nền văn
học viết về đề tài miền núi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp những hạn chế
nhất định của truyện ngắn trước năm 1975. Đó là sự đơn điệu, lặp lại trong
chủ đề tư tưởng tác phẩm, trong cách nhìn nhân vật thuần nhất, chưa đậm nét,
trong tính cách còn đơn giản, một tuyến. Theo nhà văn, đó là “một thời lãng
mạn đã qua đi”. Hạn chế của Ma Văn Kháng cũng là hạn chế chung của cả
một thời kỳ văn học. Thực sự phải từ sau 1975 truyện ngắn Ma Văn Kháng
mới có sự đổi thay mới mẻ. Chất lượng nghệ thuật tác phẩm ngày càng được
khẳng định. Đây là thời kỳ truyện ngắn Ma Văn Kháng nói riêng và những
sáng tác của ông thực sự đi vào lòng người đọc.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai -
mảnh đất được xem như là quê hương thứ hai của mình để trở về Hà Nội hoạt
động với tư cách nhà văn chuyên nghiệp. Một giai đoạn mới mở ra với nhà
văn: sáng tác của ông nở rộ, bút lực ngày càng tỏ ra sung sức, đề tài được mở
rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu và tinh tế. Cảm hứng sử thi vốn bao
trùm trong các sáng tác giai đoạn trước giờ đã dần nhường chỗ cho cảm hứng
thế sự đời tư.
Truyện ngắn Ma Văn Kháng thực sự đổi mới trên nhiều bình diện: bình
diện nội dung và bình diện nghệ thuật. Cách nhìn cuộc sống, con người giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
đây có sự sâu sắc chín muồi, đầy sự chiêm nghiệm đúc kết của một nhà văn
từng trải, sống hết mình với cuộc đời. Với Ma Văn Kháng, cuộc sống giờ đây
thật sự đa dạng phong phú, bề bộn và phức tạp. Theo ông, chính sự đa dạng,
phức tạp đó đã đem đến cách nhìn mới và cảm hứng mới cho nhà văn.
Sự đổi mới đầu tiên chính là đổi mới đề tài. Truyện ngắn tập trung vào
hai đề tài chính: đề tài miền núi và thành thị. Trước đây, Ma Văn Kháng viết
về đề tài miền núi để phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu của đồng bào
dân tộc. Giờ đây ông khai thác đề tài miền núi trên một bình diện mới. Nhà
văn phản ánh, đề cập những vấn đề về cuộc đời và số phận của con người.
Ở mảng đề tài thành thị, Ma Văn Kháng hướng ngòi bút của mình vào
những vấn đề nóng hổi: vấn đề đời tư, thế sự, nhân sinh … Ông đề cập đến
nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người hôm nay: tình yêu, tình dục, hôn
nhân, gia đình, sự toan tính vụ lợi, cơm áo gạo tiền … Nhà văn trăn trở nhiều
cho số phận con người, cho sự tác động chi phối khủng khiếp của hoàn cảnh
với con người. Ông chú ý đến cuộc đụng độ quyết liệt giữa con người với con
người, con người với môi trường - hoàn cảnh sống, con người trong quan hệ
với chính mình để giữ vững nhân cách và hoàn thiện nhân cách.
Một số tác phẩm là lời cảnh báo về tình trạng phi nhân tính, tha hóa của
con người. Trung du chiều mưa buồn là câu chuyện buồn đau về cách đối
xử của con người với con người. Nhân vật bà Nhàn đã đi đến tận cùng của sư
vô cảm. Ma Văn Kháng quan niệm: sự vô cảm dẫn đến cái ác, ác không chỉ
trong hành động, ác còn là sự vô tâm, dửng dưng, thiếu trách nhiệm với con
người. Ma Văn Kháng đang lo ngại cho một căn bệnh đang phát triển trong xã
hội hiện nay: bệnh lãnh cảm, thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau của
người khác. Nhà văn báo động cho một tình trạng của xã hội thời đổi mới.
Trong truyện Đợi chờ, Ma Văn Kháng diễn tả cái khắc khoải, hy vọng của
một người cha với đứa con gái yêu dấu. Ông Nhân là một người cha suốt đời
vì con. Trong ông luôn thường trực tình yêu con song đứa con lại phũ phàng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
lừa gạt ông. Tác giả không chỉ đặt ra vấn đề: phê phán sự lãng quên tình nghĩa
để chạy theo đồng tiền mà nhà văn còn đặt ra vấn đề: tình yêu là vô cùng cần
thiết, thiếu nó cuộc sống này nhàm chán biết bao. Song tình yêu cần có sự
mách bảo của lý trí, con tim phải đi liền với khối óc, nếu không con người chỉ
là nạn nhân đáng thương mà thôi.
Tác giả không hề né tránh những khía cạnh phức tạp trong đời sống
tâm hồn con người. Ngòi bút miêu tả của nhà văn đã lách sâu vào thế giới tâm
linh thầm kín, bí ẩn của con người. Hiện thực cuộc sống của nhân dân được
hiện lên với tất cả những mâu thuẫn xung đột phức tạp, có ánh sáng và bóng
tối. Tuy nhiên mỗi khi nói đến sự xấu xa, bạc nhược, kém cỏi của con người,
ta lại nhận thấy giọng văn của tác giả có gì như chạnh lòng tê tái. Ẩn chứa
đằng sau hiện thực tăm tối được phản ánh trong tác phẩm là nỗi đau nhân tình
âm thầm, lặng lẽ mà sâu sắc của nhà văn.
Bước chân vào chốn thị thành vào lúc đất nước chuyển mình, Ma Văn
Kháng bắt gặp bao cảnh nhếch nhác, đốn mạt đến thảm hại. Sự thiếu hụt nhân
tình, thói vụ lợi tầm thường, thói đạo đức giả, thói đố kỵ, ghen ghét, tính ích
kỷ thâm căn, khả năng không thể yêu ai khác ngoài mình … Đó là những
nguyên nhân đang từng ngày, từng giờ giết chết sự hồn nhiên, giản dị trong
mối quan hệ của đời sống con người. Các truyện ngắn: Người đánh trống
trường, Trăng soi sân nhỏ, Bồ nông ở biển, Chọn chồng, Xóm giềng … ít
hay nhiều đều toát lên tinh thần ấy.
Có thể nói truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 là bức tranh chân thực
đậm nét về đời tư thế sự, phức tạp mà đa đoan không thuần nhất của con
người trong xã hội thời kỳ đổi mới. Nhà văn đã không né tránh các vấn đề bức
xúc của đời sống xã hội hôm nay nhìn dưới góc độ đạo đức, nhân sinh. Với
nhãn quan tinh tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến
những cảnh sinh hoạt đời thường, những quan hệ, những cách ứng xử của con
người. Ông cho ta thấy xung đột quyết liệt giữa hai khuynh hướng, hai lối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
sống: khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn.
Tác giả luôn miêu tả con người như nó vốn có, không lý tưởng, thần thánh
hóa. Nhân vật được nhà văn rọi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau để tìm ra
cốt lõi bên trong bao gồm cả cái hoàn thiện lẫn cái chưa hoàn thiện. Chính vì
vậy, mạch trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm 1975 cũng có
sự thay đổi mạnh mẽ. Lúc này tư duy tiểu thuyết chiếm ưu thế, nó kéo đối
tượng trần thuật xích lại gần người kể chuyện, đặt người kể chuyện và đối
tượng trần thuật vào cùng một đẳng cấp giá trị. Vì thế, bên cạnh điểm nhìn
bên ngoài còn có điểm nhìn bên trong. Có khi người trần thuật ẩn mình đi để
nhân vật tự bộc lộ trạng thái, cảm xúc của mình, cũng có khi nhà văn lại thể
hiện cái tôi của mình trong tác phẩm. Ông ý thức về sự trải nghiệm của chính
mình, muốn lên tiếng giãi bày, đối thoại với bạn đọc mọi vấn đề trong đời
sống.
Qua tìm hiểu quá trình sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng ta có thể
thấy sự đổi thay rõ nét trong cái nhìn đời sống, trong cách lựa chọn đề tài và
trong nghệ thuật thể hiện của nhà văn. Chính sự thay đổi ấy dẫn đến sự đổi
mới, đa dạng hóa các điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật trong sáng
tác của ông.
1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới
1.2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên ngoài luôn tạo ra khoảng cách giữa người trần thuật và
nhân vật. Vì vậy, ở điểm nhìn này người trần thuật sẽ có cái nhìn khách quan,
tỉnh táo để thuật lại, tả lại các nhân vật và sự kiện. Từ đó làm nổi bật những
khía cạnh khác nhau của bức tranh xã hội phong phú đa dạng.
Ở điểm nhìn này, người trần thuật phải là người đảm bảo được các yếu
tố là một “vị thần” biết hết mọi chuyện đã, đang xảy ra để tái hiện mọi sự vật
hiện tượng được phản ánh một cách khách quan. Ở điểm nhìn này các nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
vật được trần thuật từ ngôi thứ ba. Bằng sự điềm nhiên của lối kể, người trần
thuật thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm đối với nhân vật và chỉ
hướng sự chú ý của người nghe vào kết quả thuần túy.
Sử dụng điểm nhìn này, người trần thuật đứng ở thời hiện tại đưa đến
một hình ảnh thực về cuộc sống và con người. Dù chưa đạt tới độ “khách
quan lạnh lùng” như T. Sêkhốp “đứng trên tất cả mọi sự phiền muộn, hân
hoan để thấu triệt hết mọi công việc”, nhưng “ống kính” của nhà văn cũng đã
xoáy sâu vào các hiện tượng xã hội để mổ xẻ, phân tích đến từng ngóc ngách
sâu kín nhất.
Ma Văn Kháng đến với miền núi phía Bắc Tổ quốc không phải bằng
những bước chân ngập ngừng của người đi đầu thủa “khai thiên lập địa”. Đối
với đề tài miền núi, ông không phải là người đặt nhát cuốc đầu tiên khai khẩn
mảnh đất màu mỡ này. Một miền núi xa xôi, chốn hiểm nguy ghê sợ vốn đã in
đậm trong trí nhớ người đọc từ thủa Thế Lữ viết “Vàng và Máu”. Miền núi
trở nên gần gũi hơn qua những trang nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao. Miền
núi hiện lên trong những trang viết đầy xúc động về cuộc sống và con người
Tây Bắc của Tô Hoài … Là người tiếp bước trên mảnh đất đã có người cày
xới, Ma Văn Kháng đã tìm cho chính mình một cách tiếp cận mới. Khác với
những người đi trước, ông không dừng lại ở cái nhìn quen thuộc, gói gọn
trong quan điểm giai cấp mà đi tìm hiểu miền biên ải với “cái hoang sơ của
buổi mới khai thiên”, đó là nơi ngự trị của sự hoang sơ, rừng rú, của những
người sống, hành động theo bản năng. Biên ải ấy là vương quốc ngự trị của
bản năng.
Để khắc họa sự hoang sơ, tàn bạo của vùng biên ải, nhà văn đã chọn
điểm nhìn bên ngoài để quan sát và miêu tả. Chốn hoang sơ rừng rú “của thời
mới khai thiên” sản sinh ra cái hồn nhiên, thuần phác. Đó cũng là vương quốc
tự do của bản năng tàn bạo. Khun trong truyện Vệ sỹ của quan châu là một
“bản năng bán khai kinh thiên động địa”. Hắn ngửi được hơi lạ trong gió,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
nghe được bằng da thịt, nhìn xuyên đêm tối. Hắn thích giết người và không sợ
bị người ta giết. Hắn là “một đống bù xù hỗn mang mông muội”. Người ta băn
khoăn không hiểu là “quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ
siêu đẳng”. Khun tàn ác và bạo liệt nhưng y không ý thức được hành động
của mình.
Lựa chọn điểm nhìn bên ngoài, ngay từ đầu truyện, để tô đậm tính
khách quan hiện thực, người trần thuật đã phác họa ngoại hình kỳ dị của vệ sỹ
Khun: “Tất cả giai nhân trong nhà quan châu, thổ ty Vàng A Ký, kể từ mụ
Coỏng người Hoa nấu ăn tới bọn lính hầu, người xà ích đánh xe ngựa, đều
nói rằng: Khun, vệ sỹ tin cẩn số một của quan châu, đêm chỉ ngủ có một mắt,
một tai. Mà con mắt ngủ lại là con mắt chột. Cái tai ngủ lại là cái tai cắt
vành. Cho nên, về thực chất đêm Khun không ngủ” [25,tr.29].
Giải thích cho sự tàn bạo của Khun, người trần thuật kể lại lai lịch cùng
những hành động dã man trong cuộc đời làm vệ sỹ của hắn: “Khun là con
hoang là sản phẩm của những cuộc chinh chiến, sát phạt tàn hại giữa các bầy
đoàn, phe cánh. Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện toàn bộ tính cách hung bạo,
Khun trở thành nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao phủ khát máu,
chết chóc và mù lòa của quan châu Vàng A Ký” [25,tr.36].
Những chặng đường đời của Khun được sắp xếp qua từng trang truyện,
hành động nọ nối tiếp, móc xích với hành động kia. Người trần thuật đã tạo ra
một khoảng cách cần có để câu chuyện mang tính khách quan.
Từ điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã khắc họa hình ảnh Khun - một bản
năng hung ác tàn bạo của chốn hoang sơ rừng rú. Trong thời đại thống trị giai
cấp, sự tàn bạo thường bị mua chuộc, lợi dụng. Khun là một trường hợp như
thế. Quan châu Vàng A Ký đã biến Khun thành nanh vuốt để cai trị, sát phạt
và tàn hại các thế lực thù địch với hắn. Hình ảnh Khun khơi dậy trong lòng
người đọc một tình cảm vừa xót xa, vừa giận vừa thương: xót xa cho kiếp
người không được làm người, thương cho sự hoang sơ mông muội và giận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
thay cho sự tàn bạo, man rợ của đời sống rừng rú miền biên ải. Truyện ngắn
Vệ sỹ của quan châu tuy mang nhiều dáng dấp của huyền thoại song vẫn
tươi nguyên giá trị hiện đại, bởi truyện đặt ra vấn đề thân phận nô lệ của con
người, vấn đề số kiếp con người.
Cũng ở mảng đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn tập trung khắc họa
cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại bản sứ địa phương. Đó là thổ ty Sề
Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian). Từ điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật kể
về cuộc sống giàu có và đầy sắc dục của Lỉn: “Thổ ty Sề Sảo Lỉn, tri châu xứ
Giáy tự trị miền Tây tỉnh K, đã có chín người vợ. Chín người vợ, trừ bà cả,
con gái quan châu bên miền Đông, kết thân theo kiểu hôn nhân môn đăng hộ
đối, song phương ràng buộc cổ truyền, theo dư luận là để giải tỏa một mối
thâm thù, nay đã năm mươi cái xuân xanh, hiện thân như một mụ quản gia nô
cực kỳ nanh ác, còn tất cả đều là tám cái nõn nường mơn mởn đào tơ, trong
đó phu nhân trẻ nhất mới mười sáu tuổi (…). Chín người vợ lấy trong chín
hoàn cảnh khác nhau, nhưng kể cả trường hợp đệ nhất phu nhân, thì cùng
giống nhau ở chỗ: chúng là hệ quả một cơn đam mê thú rừng, một cuộc
cưỡng bức thô lỗ man rợ” [25,tr.67].
Sống trong nhung lụa và hưởng thụ sắc dục, ta thấy cuộc sống của Lỉn -
một tên quan tri châu ở một xứ tự trị miền Tây chẳng khác nào cuộc sống của
những ông vua phong kiến thuở trước. Vậy Lỉn đã làm gì? Đã cai trị như thế
nào mà trở nên giàu có như vậy? Dòng trần thuật của tác giả tiếp tục đưa
người đọc đến với những hình thức cai trị của Lỉn cùng với cuộc sống mông
muội của những người dân xứ Giáy này: “Chín người vợ thuộc chín sắc tộc
trong vùng Lỉn cai quản, với hàng ngàn mẫu ruộng được chia theo danh
nghĩa: ruộng chức dịch, ruộng phu, ruộng lính, nhưng thực chất chỉ thuộc sở
hữu một ông chủ là Lỉn. Hơn một vạn dân, hàng trăm năm nay đã quen lệ bầy
đàn, bị bóc lột bằng địa tô lao dịch, dưới hình thức công không bằng địa tô
hiện vật, dưới hình thức cống nạp “thóc khách”, “gà khách” cho Lỉn mà vẫn