Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.57 KB, 115 trang )

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




ĐÀO THỊ HƯỜNG



THẾGIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊVÀNG ANH



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC






HÀ NỘI, 2011



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện ngắn là thể loại xuất hiện và tồn tại từxa xưa dưới những hình
thức tựsựkhác nhau. Với đặc thù là một thểloại nhỏgọn và cơ động, truyện
ngắn bắt nhịp rất nhanh với những biến chuyển mạnh mẽvà phức tạp của đời


sống (đặc biệt trong tâm tưởng, tình cảm con người và trong tâm lý xã hội). Trải
qua bao biến cốthăng trầm của thểloại, với thếmạnh của một loại hình tựsự,
truyện ngắn nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, phản chiếu cả
bối cảnh cuộc sống trong từng mảnh ghép nhỏ. Ngày nay, truyện ngắn luôn được
người đọc đón nhận một cách hào hứng và đã chiếm được vịtrí quan trọng trên
văn đàn văn học nghệthuật.
Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng. Đặc biệt từnăm 1985 trởlại đây, nhờvào công cuộc đổi
mới và không khí dân chủcởi mở, truyện ngắn Việt Nam có được bước đột khởi.
Hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đoạt giải cao, những cây bút
nổi bật với sức trẻ, tài năng họ đã tạo nên một vườn hoa nhiều hương sắc với
việc mởrộng biên độ, nội dung phản ánh, đổi mới cách viết và hình thức truyện.
Trong rất nhiều cây bút viết truyện ngắn đương thời như: Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm ThịHoài, Nguyễn ThịThu Huệ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư,
ĐỗHoàng Diệu, Võ ThịHảo, Y Ban, …Phan ThịVàng Anh là một trong những
gương mặt tiêu biểu. Chị đã được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1994.
Sựxuất hiện của Phan ThịVàng Anh đã gây tranh luận tương đối sôi nổi
trong đời sống văn học. Ngay từnhững tác phẩm đầu tay, Vàng Anh đã trởthành
hiện tượng văn học, tạo nhiều hứng thú cho bạn đọc cũng nhưgiới nghiên cứu
phê bình. Dẫu còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu,
2
phê bình đều thống nhất công nhận Phan ThịVàng Anh là một tài năng trẻ, một
chân dung sớm được định hình. Ởcon người Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính
cách: Vàng Anh của thơ, của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp
bút, tiểu phẩm… và gần đây nhất là Vàng Anh của phim tài liệu hiện đại. Nhưng
trong gương mặt đa năng ấy, mặt nổi bật nhất chính là truyện ngắn. Tác phẩm
của Vàng Anh được chú ý bởi “Vàng Anh là một cây bút truyện ngắn biến ảo,
lúc thì nghiêm trang, lúc sắc ngọt, lúc đắm đuối…Văn Phan ThịVàng Anh là lối
văn tung phá mang dấu ấn của kẻtrưởng thành không tránh khỏi sựbất thường”

[63, tr6]. Vẻn vẹn chỉtrong 2 tập truyện ngắn “Khi người ta trẻ”(1993) và “Hội
chợ”(1995), Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng:
ngắn gọn, súc tích, sắc sảo, thâm thúy, trí tuệ, đầy tinh thần đương đại và không
lẫn vào đâu được. Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Vàng Anh một câu rất ngắn
gọn mà “nức tiếng”, so sánh và gọi chị là “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy” bởi
cách giống nhau cùng tạo một ấn tượng rực rỡkhi xuất hiện trên văn đàn. Dương
Tường - một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng cũng từng nhận xét: ở
Vàng Anh “vẫn tiềm ẩn một sức mạnh nội tại”.
Xuất phát từnhững lý do trên, chúng tôi lựa chọn đềtài nghiên cứu Thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Thực hiện đềtài trên,
chúng tôi mong muốn tiếp tục khẳng định vịtrí, tài năng của nhà văn trong tiến
trình phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời chúng tôi hy
vọng sẽmang lại những đóng góp khoa học nhất định trong việc nhận diện một
phương diện đổi mới, phong cách một nhà văn. Thành quả ấy có thểrất nhỏbé,
song nó chính là nguồn động lực thôi thúc và cổvũchúng tôi say mê theo đuổi
con đường mà mình đã lựa chọn.
3
2. Lịch sửvấn đề
- Tình hình nghiên cứu truyện ngắn và các bài viết vềcác cây bút nữ
trẻsau 1975.
Với hướng nghiên cứu là truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh – một cây
bút nữthời kì đổi mới, chúng tôi xin bắt đầu bằng việc khảo sát tình hình nghiên
cứu truyện ngắn và truyện ngắn các cây bút nữtrẻsau 1975, khi đời sống văn
học có những chuyển động sâu sắc.
Từsau bước ngoặt lịch sử1975, đời sống văn học đã có những biến
chuyển mạnh mẽ. Cùng các thểloại khác, truyện ngắn đã có sựchuyển động
và góp phần tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn này. Khảo sát
truyện ngắn thời kì đổi mới các nhà nghiên cứu đã tiếp cận với xu h ướng đổi
mới cảvềnội dung và nghệthuật. Nhiều cuộc tranh luận xung quanh các vấn
đềcủa truyện ngắn, các tác phẩm cụthể đã diễn ra tạo nên một đời sống văn

học sôi động. Nhiều công trình nghiên cứu vềsựvận động của truyện ngắn
sau 1975 đã giúp cho người đọc thấy được những bước đi của thểloại trong
tiến trình văn học dân tộc.
Ngoài các công trình nghiên cứu chuyên biệt, mang tính tổng quan vềthể
loại truyện ngắn nhưluận án tiến sĩcủa Nguyễn ThịBình với đềtài Những đổi
mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975; luận án tiến sĩ của Lê Thị
Hường với đềtài Những đặc điểm cơbản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1975 – 1995; Bình luận truyện ngắn, Mấy nhận xét vềtruyện ngắn Việt Nam sau
1975của Bùi Việt Thắng … đã có rất nhiều bài viết đềcập đến nhiều vấn đềcủa
truyện ngắn in trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Các bài viết này ởnhiều
góc độkhác nhau đã đềcập đến thành tựu của truyện ngắn, những đóng góp và
thách thức của thểloại này trong đời sống văn học đương đại.
4
Trong tiến trình vân động của truyện ngắn dân tộc thếkỷXX, cùng với
thời gian, các cây bút nữ đã dần chứng tỏtài năng và vịtrí của họtrên văn đàn.
Đặc biệt, sựgóp mặt của các cây bút văn xuôi nữtrong những năm gần đây đã
tạo nên những âm sắc mới cho đời sống văn học và đã được ghi nhận trong các
bài viết của nhiều tác giả. Đểcó cái nhìn toàn diện vềsáng tác của các nhà văn
nữ, đã có rất nhiều các bài viết đăng tải ý kiến của chính các nhà văn nữnhư:
Lan man với Nguyễn ThịThu Huệ, Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ, Gặp gỡ
các nhà văn trẻ Ởbài viết Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ, các cây bút nữ
Võ ThịHảo, Y Ban, Nguyễn ThịThu Huệ, HồThịHải Âu đã bộc lộnhững suy
nghĩcủa mình vềnhững khó khăn và những thuận lợi đối với người phụnữkhi
sáng tác văn học, giúp người đọc và các nhà nghiên cứu hình dung đầy đủhơn
vềcuộc đời và sáng tác của các nhà văn nữ. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết của
các nhà nghiên cứu phê bình vềcác tác phẩm của các cây bút nữnhư: Nguyễn
ThịNhưTrang, Bích Thu, Nguyễn ThịThành Thắng, Bùi Việt Thắng, Huỳnh
NhưPhương…Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, truyện ngắn nữ
thời kỳ đổi mới cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt
nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ.

Có thểnhận thấy, qua các bài viết và công trình nghiên cứu, từnhững góc
độkhác nhau, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện
ngắn các cây bút nữ, đềcập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ.
Các bài viết đã khẳng định sựtiếp nối về đội ngũcũng nhưcác đặc điểm của giới
tính bộc lộqua cách nhìn hiện thực và con người đó là một hiện thực xã hội đang
thay đổi nhanh chóng, quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm
vỡ những giấc mộng của con người với thái độ chung là chấp nhận như một
chuyển động tất yếu của thời đại.
5
- Các bài viết vềtác giảPhan ThịVàng Anh và sáng tác của chị
Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn học, bốlà nhà thơChếLan Viên, mẹ
là nhà văn VũThịThường, Vàng Anh đã có những lợi thế đểphát huy niềm đam
mê và khảnăng sáng tạo văn học của mình. Phan ThịVàng Anh đã được độc giả
đặc biệt chú ý kểtừkhi chịtham gia cuộc thi truyện rất ngắn trên tạp chí Thế
giới mới. Sựxuất hiện của chịtrên văn đàn làm cho người đọc có cảm nhận rõ
hơn không khí đổi mới của văn xuôi đương đại. Đây là một nhà văn đã gieo vào
lòng người đọc hy vọng vềmột tài năng xuất chúng của văn xuôi. Tác phẩm của
Vàng Anh có nhiều lớp nghĩa và vì thếnên rất giàu sức gợi, là minh chứng khá
rõ cho tính đa giọng điệu của văn học hiện đại. Từnhững thành công ban đầu,
tác phẩm của Vàng Anh đã được chào đón nồng nhiệt và có nhiều ý kiến nhận
xét, đánh giá cao. Những đóng góp của chị đã được ghi nhận nhưmột điểm nhấn
của văn học đương đại.
Nhận xét vềtài năng của Phan ThịVàng Anh, đáng chú ý là ý kiến của
dịch giả Huỳnh Phan Anh trong tập Không gian và khoảnh khắc văn chương.
Ông cho rằng: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn
đã sớm định hình ngay từtập truyện đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho
một nhà văn trẻv.v. và còn gì nữa? tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng
vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai
khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự
chờ đợi, một thách thức” [5,16]. Đánh giá vềhai tập truyện ngắn của Vàng Anh,

Huỳnh Phan Anh khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm,
mỏng manh nhưnhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy
nhiêu cho một thếhệ đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thếgiới không ngớt
trởvềtrên những trang giấy đang kêu gọi, bổsung cho nhau, vẫn là nó nhưng
6
không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm
những bến bờvà những chiều sâu mới” [5,18].
Ghi nhận tài năng văn chương của Vàng Anh, Tuyết Ngân đã viết:
“Những năm đầu thập kỷ90, văn đàn “nổi sóng” và những truyện ngắn “Kịch
câm”, “Đất đỏ”cho đến “Hoa muộn” của nhà văn trẻPhan ThịVàng Anh. Khi
đó chịmới ngoài 20 tuổi. Những truyện ngắn của chị đã khiến các nhà văn lớp
trước và độc giảphải bàng hoàng vềgiọng điệu cũng nhưý tưởng mới lạcủa
nó” [46].
Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được tặng
thưởng của Hội nhà văn và khi viết lời giới thiệu “Trong sân chơi của Vàng
Anh” cho tập truyện này, Huỳnh NhưPhương đánh giá: “ sựxuất hiện của Vàng
Anh đã đem đến cho một không khí mới cho đời sống văn học hồi bấy giờ”. Sức
hấp dẫn mà truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh có được là nhờ“Vàng Anh biết
cách lạhóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng
nhạt nhẽo”, “Văn chương của Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữcủa trò
chơi” và “Trong thếgiới của Vàng Anh, những sựvật gần gũi nhất lại đưa tâm
hồn con người đi xa nhất”. Lạ! Vì vậy sựxuất hiện của truyện ngắn Phan Thị
Vàng Anh gây sửng sốt cho người đọc, nhiều tờbáo từBắc vào Nam đua nhau
in, bàn và bình như“dịch sốt”.
Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ(trong đó có Phan ThịVàng Anh)
trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn ThịBình đã rất sắc sảo nhận ra: “Nhìn
chung ưu thếvềtốc độ- ngôn ngữcũng nhưtrong sinh hoạt- thuộc vềlớp trẻ.
Vàng Anh viết cứ“nhưchơi” mà lột tảthật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống,
nhịp điệu tâm lý của bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lứa tuổi” [7,117].
Trong bài viết “Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách

truyện ngắn trẻ”, từchỗ đi sâu vào phân tích truyện ngắn Hoa muộn- tác phẩm
7
đưa Vàng Anh đến với giải thưởng của tạp chí Thếgiới mới, Tuyết Ngân lại một
lần nữa khẳng định sựxuất hiện có ý nghĩa của Phan ThịVàng Anh trong đời
sống văn học những năm gần đây: “Người ta hồhởi đón nhận truyện ngắn của
Phan ThịVàng Anh và tác giảcũng đáp lại sựchờ đợi của mọi người bằng cách
liên tục xuất bản những tập truyện ngắn”.
Cảm nghiệm vềsựmỏng manh của một sốmối liên hệcon người trong
đời sống hiện đại, vềnhững con người nhỏbé, lẻloi trước những tình cảm hời
hợt, những đứt gãy của cuộc sống ởmột sốnhân vật trong sáng tác của Vàng
Anh, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Bơvơtrong cái đời thường (Đọc truyện
ngắn Phan ThịVàng Anh – Nguyễn Trọng Nghĩa) cho rằng: Phan ThịVàng Anh
đã “cốgắng bóc đi những lớp vỏsựkiện đời sống đểtrực quan các mối quan hệ-
giản đơn và vô hình giữa con người” [30].
Cho đến nay đã có nhiều ý kiến đánh giá cao và khẳng định tài năng cũng
nhưnhững đóng góp của Phan ThịVàng Anh trong sựphát triển của văn học
nước nhà. Ngay sau khi những tác phẩm đầu tay đến với bạn đọc, Phan ThịVàng
Anh đã gây được sựchú ý của độc giảvà các nhà nghiên cứu phê bình. Vàng
Anh trởthành một trong sốnhững cây bút trẻmà khi nói đến sự đổi mới văn học,
sựvận động của thểloại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu, phê bình không quên
nhắc đến tác phẩm của chị.
Kếthừa những người đi trước, luận văn chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên
cứu một sốphương diện nghệthuật cơbản trong sáng tác của Phan ThịVàng
Anh. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đềtài này với mong muốn bằng sựkhảo sát
của mình góp thêm một góc nhìn đểthấy được sự đóng góp vềphương diện thể
loại của cây bút trẻnày. Những ý kiến, nhận xét, đánh giá từnhững cây bút có
uy tín trên đây đã gợi mởcho chúng tôi đi vào con đường nghiên cứu đềtài và
cho thấy sựlựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là có cơsở.
8
3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đềtài là tìm hiểu những đặc điểm nổi bật vềthế
giới nghệthuật trong những truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh. Từ đó thấy
được những đóng góp trong tưduy nghệthuật của chị ởlĩnh vực truyện ngắn
trong văn xuôi đương đại Việt Nam .
4. Nhiệm vụnghiên cứu
Dựa trên cơsởlý thuyết thi pháp học vềThếgiới nghệthuật, luận văn của
chúng tôi sẽnghiên cứu một cách có hệthống những đặc sắc vềnghệthuật trong
truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh .
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Thếgiới nghệthuật trong truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung khảo sát hai tập truyện ngắn:
+ Khi ngườ i ta tr ẻ : Tậ p truy ệ n ngắ n g ồm 19 truyệ n ngắ n – Nxb H ộ i nhà v ă n 1993.
+Hội chợ:Tập truyện ngắn gồm 17 truyện ngắn – Nxb Trẻ1995.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sửdụng (riêng lẻhoặc kết hợp) một sốphương
pháp nghiên cứu văn học chính như:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành khảo sát toàn bộcác truyện ngắn trong phạm vi đềtài. Từ đó đi đến
thông kê phân loại theo đối tượng, nghệ thuật trình bày các đối tượng cơbản
trong thếgiới nghệthuật của Phan ThịVàng Anh.
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệthống: Mỗi sáng tác
nghệthuật là một chỉnh thểtoàn vẹn và chịu sựchỉ đạo của tưtưởng một cách
thống nhất trong cái đa dạng. Trong hệthống thì mối quan hệgiữa toàn thểvà bộ
9
phận, giữa cái chung và riêng là quan trọng nhất. Thông qua việc phân tích đối
tượng theo quan điểm hệthống hóa, chúng tôi muốn tìm hiểu từng phương diện
của tác phẩm từ đó làm rõ những đặc điểm nổi bật trong thếgiới nghệthuật của
Phan ThịVàng Anh.

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Chúng tôi sửdụng phương pháp này
nhằm làm rõ nét đặc trưng trong cách trình bày các đặc điểm trong sáng tác của
Phan ThịVàng Anh. Khi nghiên cứu các sáng tác của Phan ThịVàng Anh không
thểkhông đặt các sáng tác của nhà văn trong mối tương quan với các nhà văn
trước và các nhà văn cùng thời đểthấy được xu hướng vận động chung của văn
học và cái nhìn bao quát tiến trình văn học.
7. Đóng góp mới của luận văn
Khẳng định những đặc sắc vềnghệthuật trong truyện ngắn của Phan Thị
Vàng Anh (trên cơsở đối sánh với một sốnhà văn cùng thời). Từ đó thấy được
những đóng góp và vịtrí của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
8. Bốcục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1. Thếgiới nhân vật trong truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh
Chương 2. Thời gian, không gian nghệthuật trong truyện ngắn của Phan
ThịVàng Anh
Chương 3. Ngôn ngữ, gi ọng đi ệu nghệ thu ật trong truyệ n ngắn của
Phan Thị Vàng Anh
10
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THẾGIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊVÀNG ANH
1.1. Khái niệm vềnhân vật và thếgiới nhân vật
1.1.1. Khái niệm vềnhân vật
*Vềphương diện thuật ngữ
Thuật ngữ“nhân vật” xuất hiện từrất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân
vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉcái mặt nạcủa diễn viên trên sân
khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng với tần số nhiều nhất,
thường xuyên nhất đểchỉ đối tượng mà văn học miêu tảvà thểhiện.
Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữkhác như: “vai”
(actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữnày, theo chúng tôi,

có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật”.
Thuật ngữ“vai” chủyếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân,
thích hợp với loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ“tính cách” lại thiên vềchỉ
những nhân vật có tính cách. Trong thực tếsáng tác, không phải nhân vật nào
cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về“suy tư”, và cũng không
phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thểthấy các thuật ngữ“vai”,
“tính cách” không bao quát dược hết những biểu hiện khác nhau của các loại
nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát
những hiện tượng phổbiến của tác phẩm văn học ởmọi bình diện và mọi cấp độ.
Nhưvậy, thuật ngữ“nhân vật” là đúng đắn và đầy đủnhất.
*Khái niệm nhân vật văn học
Từ điển văn học định nghĩa: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác
phẩm văn học, tiêu điểm đểbộc lộchủ đề, tưtưởng chủ đềvà đến lượt mình nó
11
lại được các yếu tốcó tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân
vật, do đó, là nơi tập trung giá trịtưtưởng - nghệthuật của tác phẩm văn học”
[59, tr.86]
Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ
khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từmối quan hệcủa nó
với các yếu tốhình thức tác phẩm. Có thểnói đây là một định nghĩa tương đối
toàn diện vềnhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữvăn học, Lại nguyên Ân đã đềxuất một cách
nhìn khác. Theo ông:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm đểxem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệthuật vềcon người, một trong những
dấu hiệu vềsựtồn tại toàn vẹn của con người trong nghệthuật ngôn từ. Bên cạnh
con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”[6, tr.241].

Nhưvậy, với quan niệm này, nhân vật văn học sẽlà một trong những yếu
tốtạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học.
Nhà nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở
thành nhân vật văn học.
Các tác giảcủa cuốn Từ điển thuật ngữvăn họclại đưa ra quan niệm về
nhân vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụthể được miêu
tảtrong tác phẩm văn học chỉmột hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”
[64, tr.235].
Ngoài ra, dựa trên tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn
học, lại có quan niệm cho rằng, nhân vật là phương tiện đểnhà văn tái hiện đời
sống, mởrộng thếgiới nghệthuật cho tác phẩm: “Nói đến nhân vật văn học là
12
nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn chương bằng
phương tiện văn học” [38, tr. 277].
Bên cạnh đó, có xu hướng lại nghiên cứu nhân vật với t ưcách là đối
t ượng để nhà v ăn khái quát, phân tích đời sống, tái hiện bằng các phương
tiện đặc trưng của văn chương . Từ đó, đưa đến định nghĩa: “Nhân vật là
khái niệm dùng đểchỉ hiện tượng các cá thểcon người trong tác phẩm văn
học - cái đã được nhà văn nhận thức và tái tạo, thể hi ện bằng các phương
tiện riêng của nghệthuật ngôn từ” [85].
Nhưvậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối ổn
định trong nghiên cứu phê bình văn học. Trước nay dù đã có khá nhiều cách định
nghĩa vềnhân vật, song tựu trung lại các ý kiến đều gặp nhau trong sựkhẳng
định: nhân vật văn học là thành tốquan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để
nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tốnghệ
thuật độc đáo. Nghiên cứu vềtác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để
chỉra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận vềnhững đóng góp riêng
của nhà văn đó.
1.1.2. Khái niệm vềthếgiới nhân vật
“Thếgiới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết

học, “ Thếgiới” có thểhiểu:
Theo nghĩa rộng, thếgiới là toàn bộhiện thực khách quan (tất cảnhững
tồn tại ởbên ngoài và độc lập với ý thức con người). “Thếgiới” là nguồn gốc
của nhận thức [66, tr.1083].
Theo nghĩa hẹp, thếgiới dùng đểchỉ đối tượng của vũtrụhọc, nghĩa là
toàn bộthếgiới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộphận
thếgiới vật chất đó thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối: Thế
giới vĩmô và thếgiới vi mô [66, tr.1083].
13
Nhưthếcó thểkhẳng định: “thếgiới” là một phạm vi rất rộng, một vũtrụ
rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người.
Vậy “Thế giới nhân vật” là gì? Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một
phạm trù rất rộng. “Thếgiới nhân vật” là một tổng thểnhững hệthống nhân vật
được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sựchi phối của tưtưởng tác
giả. Thếgiới ấy cũng mang tính chỉnh thểtrong sáng tác nghệthuật của nhà văn,
có tổchức và sựsống riêng, phụthuộc vào ý thức sáng tạo của nghệsĩ. Nằm
trong thếgiới nghệthuật, “Thếgiới nhân vật” cũng là sản phẩm tinh thần, là kết
quảcủa trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉxuất hiện trong tác phẩm văn
học, trong sáng tác nghệthuật. Đó là một mô hình nghệthuật, có cấu trúc riêng,
có qui luật riêng, thểhiện ở đặc điểm con người, tâm lý, thời gian, không gian,
xã hội… gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng vềtác giả. “Thếgiới
nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủthểsáng
tạo vềtoàn bộnhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt
động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế,
trong giao lưu xã hội, với gia đình… “ Thếgiới nhân vật” vì thếbao quát sâu
rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không
giống với con người trong thực tại vềtâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái
quát, tượng trưng.
Trong “Thếgiới nhân vật”, người ta có thểphân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏhơn (nhóm nhân vật) dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ

của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa đểbước qua cánh cửa và
bước vào khám phá thếgiới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu “Thếgiới nhân vật”
cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sửvăn học, có thểnói,
mỗi tác giảlớn đều có “Thếgiới nhân vật” riêng. Mỗi thểloại văn học cũng có
“Thếgiới nhân vật” với qui luật riêng của nó.
14
1.2. Thếgiới nhân vật trong truyện ngắn của Phan ThịVàng Anh
Ởmỗi trào lưu, mỗi giai đoạn, do sựchi phối của nhiều yếu tố, thếgiới
nhân vật trong các sáng tác lại mang tính đặc thù thểhiện những quan niệm khác
nhau vềcuộc đời và con người. Nhân vật trong văn học trước 1975 là hiện thân
của con người mới trong lao động chiến đấu, là đại diện cho lý tưởng cao cảvà
thường là kiểu nhân vật đơn nhất. Sau 1975, quan niệm con người cá nhân, cá
thểqua lăng kính của các nhà văn đã được cụthểhoá bằng thếgiới nhân vật đa
đạng. Với hướng tiếp cận cuộc sống đa chiều, tác giả đã tái hiện bức tranh của
cuộc sống với nhiều dáng vẻ. Đọc những tác phẩm của Vàng Anh ta thấy truyện
của chịvừa trẻtrung vừa chững chạc và luôn đượm nét nhân bản, rất giàu tình
người, có khi là sự đau đớn, xót xa cho sốphận cay đắng của những con người
quắt quay giữa cuộc đời nghiệt ngã. Đó là những câu chuyện tưởng chừng như
đơn giản nhưng cực kỳxuất sắc khi nó chứa ẩn nhiều điều sâu sắc. Đối tượng
của nhà văn quan tâm là đời sống của lớp trẻtrong xã hội đương đại với những
quan niệm vềtình yêu, nhân cách và lẽ đời. Khảo sát truyện ngắn của Phan Thị
Vàng Anh căn cứvào tính lặp đi lặp lại của các mô hình nhân vật, căn cứvào
cấp độquan niệm nghệthuật vềcon người có thểnhận thấy thếgiới nhân vật
được khu biệt thành hai loại hình nhân vật cơbản là: nhân vật tính cáchvà nhân
vật bi kịch.
1.2.1. Nhân vật tính cách
Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật ph ức tạp. Tính cách là đối
t ượng chủ yếu của nhận thức văn học nhưng không phải mọi nhân vật văn
học đều phản ánh được cấu trúc của tính cách. Do đó hạt nhân của nhân vật
tính cách là cá tính. Trong tác phẩm văn học thì nhân vật tính cách được

miêu tảnhưlà một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Tính cách bộc
lộtrong các khảnăng lựa chọn và thích ứng với hoàn cảnh. Khắc họa tính
15
cách là một trong các đặc điểm nghệthuật được tác giảsửdụng đối với loại
hình nhân vật này.
Trong văn học trung đại thì tính cách nhân vật là một phạm trù ít được đề
cập tới. Trong bài viết Sự thể hiện con người trong văn chương thời cổ, nhà
nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: với “mảng sáng tác trong đó con người
được thểhiện ởcấp độnhân vật văn học chúng ta có thểbắt gặp các nhân vật với
chân dung ngoại hình có ngôn ngữ, tính cách, sốphận riêng”. Tuy nhiên “trong
mảng sáng tác này, con người đều có tính tạo hình ở chừng mực nào đó”
[62,tr84]. Văn xuôi giai đoạn 1945-1975 với nhiệm vụphục vụkháng chiến đã
lấy công- nông- binh làm nhân vật trung tâm để phản ánh. Nhân vật thường
mang tính chung và có một mô hình khá giống nhau, đã được biết trước dù mỗi
nhân vật đều có tên tuổi và cá tính. Sau 1975, với sựthay đổi mối quan hệgiữa
nhân vật - tác giảvà bạn đọc, với sựcổvũcủa ý thức cá nhân đã dẫn đến sựthay
đổi trong cấu trúc nhân cách của nhân vật, cá tính nhân vật được khắc họa rõ nét.
Trong các sáng tác của Nguyễn ThịThu Huệchúng ta thường thấy sự
xuất hiện của các nhân vật có cá tính ngang tàn, mạnh mẽ, liều lĩnh, cuồng
nhiệt nhưMy (Thiếu phụchưa chồng), Lụa (Bảy ngày trong đời), Lan (Một
nửa cuộc đời), Hoài (Xin hãy tin em)…Trong các sáng tác của Phan ThịVàng
Anh, từnhững chứng nghiệm của bản thân, tác giảlại thường xây dựng những
nhân vật với một trong những nét tâm lý nổi bật của lớp trẻhôm nay là thích
cái “lạ”. Chịthường có xu hướng đi sâu vào đặc điểm tính cách thích thay đổi,
thích tìm tòi khám phá người khác, môi trường khác của lứa tuổi mới lớn.
“Tôi thích mọi thứkhông phải nhà mình, ăn cơm nhà khác, ngủ ởnhà khác,
trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả…đều thích hơn làm tại nhà mình, thích
hơn, bởi vì nó lạvà tôi chỉcần lạ” [1;69]. Và, tình yêu là một thứtình cảm lạ
đối với những người trẻtuổi, của lớp thanh niên mới lớn. Vì vậy họsẵn sàng
16

“gặm nhấm” tình yêu trong “Mười ngày” nghỉ Tết một cách vô nghĩa mà
quên hết mọi thú vui hiện hữu xung quanh.
Sắc thái thấy rõ nhất của cuộc sống được miêu tảtrong các tác phẩm của
Phan ThịVàng Anh là sựtẻnhạt. Cuộc đời nói chung giống nhưmột “trò ấm ớ”
(Khi người ta trẻ). Nó vốn nhàm chán như một buổi lễ cúng đình nham nhở
(Hoài cổ), một cuộc picnic ngớngẩn không đâu vào đâu (Cuộc du ngoạn ngắn
ngủi) với những miền đất “mới đến mà đẫ thấy buồn” (Đất đỏ)…Đối với họ,
dường nhưcuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn
những cái nhạt nhẽo, “vớ va vớ vẩn”. Các nhân vật của Vàng Anh hầu như
không chấp nhận cuộc sống tẻnhạt. Họluôn đi tìm những điều mới lạvà hấp
dẫn, đi tìm những cung bậc mới của cảm xúc đểlạhóa những điều quen thuộc. Ở
họluôn có thái độchán ghét những trạng thái cảm xúc lửng lơ, không mầu sắc,
không cao trào, một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu. Nhân vật “tôi”
trong Nhật kí cảm nhận sựvô nghĩa của cuộc sống tẻnhạt, ít thay đổi và thụ
động: “Một cuộc sống lặng lờ như m ột vở kịch không cao trào” và coi đó là
khoảng thời gian đang chết “có nhiều người đang chết nhưtôi”, “chúng tôi ngày
ngày vào quán cà phê, thờ ơuống những thứnước ở đâu pha cũng giống nhau,
làm những chuyện không đi quá xa tường trường và ra vềtrong cảm giác mệt
mệt”. Cũng có khi họtưởng chừng nhưkhông chịu nổi trước thực trạng bức bối
đang phải trải qua và khao khát một cuộc sống khác với thực tại: “Tôi muốn thét
một tiếng thật to. May ra có cái gì đó sẽvỡ, sẽnổvà biết đâu sẽvui hơn” (Hồng
ngủ). Đó là nguyên nhân dẫn đến một trạng thái tâm lí thích cái mới, cái lạ. Nhân
vật của Vàng Anh thích cái mới, cái lạchính là một sựphản ứng trước cuộc sống
và đằng sau những phản ứng đó là khát vọng sống thật đáng trân trọng của lớp
trẻhôm nay.
17
Trong thếgiới nhân vật của Phan ThịVàng Anh xuất hiện một kiểu nhân
vật thuộc vềcái tôi mới lớn với tâm hồn và thểxác bất ổn, luôn dao động, luôn
muốn quậy phá với những trò tinh quái (Con trộm). Họluôn trăn trỏvới lẽ đời,
với thực tại, quá khứ và tương lai (Đi thăm cha), hay với cái tôi muốn phục

thiện, muốn cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn trước cuộc đời (Phục thiện).
Nhân vật mang những nét tính cách lưỡng diện là mảnh ghép của hai nửa con
người “nửa hướng thiện và nửa hướng ác”.
Dạng tính cách vừa trẻ con v ừa người lớn thường có trong các nhân
vật trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Trong Hội ch ợ, Vàng Anh để
cho nhân vật của mình xuất hiện cùng với một thứtình cảm tưởng nhưbồng
bột của một cô gái (Thảo) với một chàng trai (Bá) của đoàn lô tô trong một
dịp vềlàng. Bá cùng đoàn của mình đi nay đây mai đó và đến đâu anh cũng
có những mối tình tương tự. Ban đầu tác giả đểcho người đọc có cảm nhận
đây là một mối tình trẻcon và thoảng qua. Đến cuối tác phẩm, Thảo lại hiện
ra với vẻ tr ưởng thành, chín chắn với những suy nghĩ c ổ điển khi nghĩ l ại
mối tình bơvơcủa mình. “Và Thảo mởnhững cái thưcũra xem, vẫn thấy
ngọt ngào, vẫn thấy vui, chỉ th ấy rằng, hóa ra, mình đang hồn nhiên thực
hiện cái thiên chức của phụnữlà: chờ đợi!”.
Với những kiểu tính cách khác nhau trong thếgiới nhân vật sống động ấy,
Vàng Anh đã làm cho nhân vật trong sáng tác của mình gần hơn với cuộc đời
thực. Mang dáng dấp của con người đời thường, con người thường được thểhiện
trong tính hai mặt của nó với những trạng thái tâm lí không đồng nhất.
Thông qua việc khắc họa tính cách- sốphận nhân vật, các truyện ngắn của
Phan Thị Vàng Anh đã mở rộng bình diện khám phá con người. Với thếgiới
nhân vật sống động vềmặt cá tính, tác giả đã gián tiếp bộlộquan niệm vềcon
người cá nhân, cá thểtrong tính đa dạng và phức tạp của nó. Trong các trang viết
18
của Vàng Anh, mỗi con người là một cuộc đời, mỗi nhân vật mang một sốphận
riêng và sau từng trang viết đều thểhiện được năng lực sáng tạo nghệthuật và
khảnăng biểu đạt hiện thực đời sống qua hình tượng nhân vật. Không ít nhân vật
của Vàng Anh đã đểlại trong lòng người đọc những ấn tượng rõ nét và sâu sắc.
1.2.2. Nhân vật bi kịch
Trong cuốn Từ điển tiếng Việtcó lý giải: “Bi kịch có nội dung phản ánh
cuộc xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực, có kết cục bi

thảm” [67, tr.82]. Arixtot trong Nghệthuật thi ca, khi bàn vềbi kịch và hài kịch
cũng đưa ra so sánh và cho rằng: Bi kịch khác với hài kịch và nó có một kết thúc
không vui. Nhân vật bi kịch là con người ởtrên mức bình thường về địa vịvà
tính cách, phải chịu một sựthay đổi vận mệnh. Họlà những con người dám đấu
tranh chống lại vận mệnh, định mệnh và họchấp nhận nó. Họtìm thấy ý nghĩa
trong sựkhốn khổcủa mình. Khi bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó
trởthành nghệthuật. Nhân vật văn học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư
tưởng của nhà văn trước xã hội, nó phải tiêu biểu đặc trưng cho một lớp người.
Lúc này nhân vật bi kịch mới có một chỗ đứng, vịtrí trong lòng độc giả.
Khảo sát các tác phẩm văn học giai đoạn trước 1975, chúng tôi nhận thấy
hiện thực được nhìn nhận bằng cái nhìn lý tưởng hóa nên được trình bày nhưmột
tiến trình hợp lý tuyệt đối. Sau 1975, xu hướng dân chủhóa xuât hiện định vịlại
giá trịcá nhân. Với sựthức tỉnh của ý thức cá nhân, sựnảy sinh của nhu cầu tựý
thức trước những thay đổi của đời sống xã hội, sự đổi mới quan niệm nghệthuật
vềcon người của nhà văn; hiện thực trong văn chương trởthành hiện thực của
những trải nghiệm riêng, nó mang tính phức tạp da dạng. Trước hiện thực xã hội,
trước tình thế đáng buồn của cuộc sống người có ý thức sẽdễbịrơi vào trong
những bi kịch. Các sáng tác của Phan ThịVàng Anh cho thấy cái nhìn phi lý
tưởng vềhiện thực. Hiện thực không còn tính hợp lý tuyệt đối, mất cảm giác ổn
19
định, đáng hoài nghi. Với nhãn quan tỉnh táo và sựnhạy cảm tinh tế, chị đã biểu
đạt thật thuyết phục một hiện thực ngổn ngang nhiều bất cập của xã hội ởgiai
đoạn giao thời. Đó là hiện thực mà ở đó mọi giá trịbị đảo lộn, thiếu vắng một
niềm tin đủsức làm điểm tựa cho con người, con người bịrơi vào trạng thái tâm
lý cô đơn với những nỗi bất hạnh. Xây dựng nhân vật bi kịch, tác giả đã quan
tâm đến một thực trạng mà không ít người gặp phải trong xã hội hiện đại. Họlà
những nhân vật phải “nếm trải” trong bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình, bi kịch
trong xã hội cộng đồng.
1.2.2.1. Nhân vật bi kịch trong tình yêu
Tình yêu là một chủ đềlớn của các sáng tác văn học. Người đọc đã phải

cảm động trước những trang văn thấm đầy nước mắt của tình yêu trong các sáng
tác văn học lãng mạn với: Lan và Điệp, Hồn bướm mơtiên, Nửa chừng xuân…
hay những vần thơ tình lay động nhân gian của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,
Xuân Diệu… Cảthời kỳkháng chiến chống Mỹcứu nước, tình yêu cũng không
tắt mà tỏa sáng, hòa quyện cùng tình yêu đất nước nhưcác sáng tác của Phạm
Tiến Duật, Phan ThịThanh Nhàn…Và, tình yêu cũng là chủ đềlớn của văn học
hôm nay, chỉcó điều tình yêu đã được các nhà văn tiếp cận, phản ánh bằng cái
nhìn đương đại. Tình yêu ởmỗi thếhệ, mỗi thời có những màu sắc và đặc trưng
riêng. Viết về tình yêu, những trang văn của Phan Thị Vàng Anh thể hiện sự
nhạy cảm thấu hiểu tâm lý lớp trẻcủa nhà văn với những cung bậc khác nhau
của tình yêu: khi khát khao yêu đương; khi mộng mơ, hồn nhiên; khi già dặn
trầm tư…và đặc biệt là nỗi cô đơn, bất hạnh, bẽbàng, đắng cay trong tình yêu.
Các nhân vật trong truyện ngắn của Vàng Anh “yêu” bằng những quan
điểm và cách của riêng mình. Quan điểm của họcó nhiều điều khác xa với quan
niệm truyền thống vềtình yêu, họyêu không phải để“cùng nhau nhìn vềmột
hướng” mà để“đêm đêm lại có cảm giác là mình đang nằm bẹp trên một đống
20
tình cảm này” [2,56]. Tình yêu hiện hình qua những “cái liếc mắt kín đáo”,
những câu nói “vu vơ” khó hiểu, những lời bóng gió nhưcủa các anh chịcán bộ
Đoàn (Cuộc ngoạn du ngắn ngủi); qua chờ đợi khắc khoải suốt những ngày Tết
đến, Xuân sang tẻnhạt và vô nghĩa (Mười ngày, Hoa muộn). Hình như ở đâu
tình yêu cũng mang lại cảm giác cô đơn, bơvơcho người trẻtuổi. Tuyền tham
gia cuộc ngoạn du vào một ngày hè cùng rất nhiều trẻcon, người lớn nhưng lòng
cứdửng dưng nhìn cảnh và người hững hờ. Tuyền “tựhỏi mình tại sao lại đi cái
buổi cắm trại này đểgần nhưcô độc giữa đám người quen này”. Rồi tìm ra lý do,
cô cười vu vơ: “có lẽcô đi đểkhẳng định những cái liếc mắt kín đáo, những câu
nói dài vu vơkhó hiểu, những cái đỏmặt tía tai của anh Bí thư Đoàn phường
ngày thường là có lý do đàng hoàng chẳng phải tựnhiên mà thế” (Cuộc ngoạn
du ngắn ngủi). Nhân vật “tôi” (Mười ngày)lại như đã “ngàn ngày” mong đợi với
những cảm giác “thẫn thờ”, rồi hy vọng và thất vọng. Những cảm giác trống

vắng, cô đơn là món quà từmột người tình hờhững, vô tâm đểqua những ngày
Tết ấy, “Giữa trời Thanh Đa đầy sao, bên bờsông đêm, nước mắt tuôn trào”.
Tuổi trẻlắm khi nông nổi. Khi yêu họnồng nhiệt say đắm nhưng cũng
nông nổi và hậu quảcủa sựnông nổi là những nỗi đau, những việc làm rồdại
thật khó chia sẻvới người khác thậm chí có khi là những “trò đùa mất mạng”.
Trong Chuyện trẻcon, Hoàn luôn băn khoăn “Yêu hay không yêu” trước “trò ú
tim” luôn làm Hoàn bối rối. Khi thấy bàn tay mình bịgiữlại một cách vụng về,
trẻcon, Hoàn thất vọng rã rời “Chẳng còn gì là bí mật nữa”. “Hoàn bịnhững
chuyện tình lãng mạn mê hoặc, muốn thửnghiệm tình yêu với một người lớn
tuổi đểnhững trang sách Hoàn đọc được “thực thi” ởthực tếmà nhân vật chính
sẽlà Hoàn. Ban đầu, Hoàn chọn chú Bàng (là bạn của bố) đểnếm trải cảm giác
thú vịtừlối xưng hô “ông” – “em” nhưng lại thấy chú già quá và “đã hoàn toàn
thất vọng”. Hoàn tìm đến những người bạn cùng trang lứa thì chỉthấy “dấu hiệu
21
của trẻcon ăn tham”. Với Hoàn tình yêu là “xem đối tác” có gì đểyêu, Hoàn mải
chạy theo ý nghĩkhám phá, tìm hiểu “đối tác” mà chẳng hềquan tâm đến rung
động của trái tim. Bởi vậy tình yêu đến với Hoàn thật nhanh chóng khi thấy
“ưng” ở đối tượng một điểm nào đấy, nhưng sau một cuộc “phân tích” rất kỹ
lưỡng thì tình yêu cũng vội vã ra đi, Hoàn không muốn yêu người đó nữa. Cách
lý giải tình yêu của Hoàn thểhiện cách suy nghĩrất bồng bột, bởi thếtình yêu ấy
chỉnên gọi một cái tên chung là “chuyện trẻcon” mà thôi. Trong truyện ngắn
Khi người ta trẻ, tình yêu của nhân vật chính là cô Xuyên được cảm nhận từcái
nhìn của một đứa cháu- “Tôi”. Bằng sựquan sát thấm thía của lòng mình, “Tôi”
thấy cô đã yêu đến quên cảbản thân và tin vào một tình yêu mù quáng: “Người
cô yêu (hơn là người yêu cô) cảtính tình lẫn dáng vẻ đều còn rất trẻcon”… “Sau
lưng, cô cũng gọi bằng thằng - thằng Vỹ”. Đó là “một anh công tửBạc Liêu đã
có một quan hệgià nhân ngãi non vợchồng”. Cô vẫn nhưcon thiêu thân lao vào
cuộc tình tay ba, không được ai chấp nhận, bạn bè xa cô dần. Thếgiới sách vở
của cô từ đó “thu lại bé tí”, cô làm những bài thơtình quẩn quanh, cô viết những
trang nhật ký u uẩn…cô không dám đềnghịmột sựlựa chọn rõ ràng từVỹ, sợ

rằng người Vỹchọn không phải là cô. Dường nhưvới Xuyên, tình yêu không có
sựlựa chọn, cô yêu trong hờn nghen, hậm hực. Yêu đắm say trong cuộc tình tay
ba và chấp nhận chịu cảnh “một gà hai mề” [1;5]. Bởi vậy mà, đối với người
yêu, cô có những hành động hết sức bồng bột “hẹn, nó không đến, cô chửi: “Đồ
khốn nạn!”. Nó đến, cô lại ngỏn nghẻn đi chơi, không hềdám giận. Mười một
giờ đêm cô về, có bữa vui vẻkể đủchuyện, có bữa lặng lẽlên giường ngủthẳng”
[1,52]. Rõ ràng Xuyên đang sống trong một tình yêu phụthuộc, đang bịVỹlừa
dối vậy nhưng Xuyên vẫn chấp nhận, không hề đòi hỏi. Cô đánh đổi tất cả đểcó
Vỹ. Nhưng rồi Vỹ“biến đâu mất”. Cô tựtửvì một hy vọng cuối cùng: Vỹsẽân
hận, sẽ đau đớn vật vã. Nhưng “đám tang cô không có chú Vỹ”. “Trước khi chết
22
hẳn cô đã tưởng tượng ra cảnh mọi người khóc lóc. Vỹhoảng sợ, hối hận ôm lấy
quan tài nhưmuốn xuống mồtheo… Than ôi ngày đám tang cô, Vỹta tắm biển.
Vui lắm và nắng lắm”. Cô chết- cái chết nhưcác tiểu thuyết vẫn có mà chẳng ai
ngờ”- một cái chết trong câm lặng, kết thúc một tình yêu rồdại, nông nổi với
một nỗi xót xa.
Cũng bằng sựquan sát của mình, Vàng Anh đã miêu tảmột kiểu tình yêu
mới của giới trẻ, đó là kiểu tình yêu “đuổi hình bắt bóng” của những người trẻ
tuổi trong truyện ngắn Si tình. “Em” đã yêu và đã theo đuổi tình yêu- một thứ
tình yêu có tất cảnhững dấu hiệu, cung bậc của tình yêu nhưng lại ẩn chứa phía
sau nó là sựhời hợt, giảdối. “Mười giờ đêm, khách đã bắt đầu lục tục ra về, anh
và em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân nhau quá mà, điều này đâu còn
phải là cái để gọi là “xúc phạm” nhau như hồi mới quen cách đây hai năm!).
Trình tựmột buổi café đã diễn ra đủ: đã kểchuyện cơquan anh, ởlớp em cho
nhau nghe, đã chửi người này, khen người nọ, xong đến chuyện hai đứa, lại giận
nhau, rồi khóc, rồi xin lỗi…, và rồi đến mục kể chuyện cười, những chuyện
không vui lắm cũng cười (đôi lúc, trong bóng tối, em cảm thấy mình thật giảdối,
những cơcười cứnhệch ra cầu tài…) [1;58]. Cứnhưvậy, tình yêu của “em” cứ
kéo dài và mỗi ngày đi qua với những cảm nhận “ngồngộ”, những câu hỏi “vu
vơ” thì “sựkhổsởtrong tình yêu của em lại có thêm một chi tiết mới”. Vì nông

nổi, vì lãng mạn nên kết thúc bi đát của các cuộc tình thường đểlại cảm giác cô
đơn đặc quánh trong lòng các cô gái trẻ tuổi. Theo ngày tháng tình yêu “mất
màu” với những buổi hạn hò có “trình tự” không thay đổi. Rồi “anh” không quay
lại nữa. Những ngày hẹn hò “em” vẫn mặc áo xanh. Chính “em” ngạc nhiên về
mình: “Sao lại có thểchịu đựng được tình trạng phập phồng này suốt hai năm
nhỉ?”. Rồi cũng nhưnhững lần trước “em úp mặt khóc, thấy mình nhưchết lặng
đi. Em nghĩ“hết rồi” và đau đớn nhận ra chuyện tình mình gồm tám phần nghĩa,
23
hai phần tình, thếmà từbé em đã mơmột chuyện tình gồm tám phần tình, hai
phần nghĩa”. Chị Hai (Đất đỏ) vì một tình cảm thoáng qua mà trái tim bịtổn
thương nặng nề đến nỗi trởnên “ngây dại, cô đơn, một dáng người thẳng đơgiữa
đêm mùa đông”, “u uẩn nhưchìm trong cơn đau dai dẳng, vô hồn”. Trong truyện
ngắn của Phan ThịVàng Anh, lớp trẻhôm nay yêu đương cuồng nhịêt, nhẹdạ,
cảtin và bồng bột. Họsuy nghĩ đơn giản và luôn đặt quá nhiều kỳvọng vào nhân
gian, biết rằng họ đang đùa và đang bị đùa đấy nhưng họhoàn toàn chân thật.
Tình yêu không dẫn dắt họ đến đâu mà đưa họtìm vềvới chính họ, với những
ước muốn vô vọng. Tuổi trẻkhát khao yêu thương nhưng cái nông nổi, ảo tưởng,
nhầm lẫn và thất thường làm họhao mòn cảm xúc yêu đương, “cảthèm chóng
chán”. Có khi tình yêu vừa bắt đầu đã vô vọng, người ta yêu mà nhưchơi một
canh bạc đầy bất trắc đểrồi cuối cùng họcũng chẳng được gì, đôi khi còn mất cả
mạng sống của mình. Đến với tình yêu nhân vật của Vàng Anh thường ít có hạnh
phúc, lúc nào cũng cảm thấy nỗi cô đơn, bơvơlạc lõng khi chưa yêu, chớm yêu,
đang yêu hay không còn tình yêu nữa. Họnghĩvềtình yêu khi nó đã qua rồi
hoặc chưa qua nhưng đang “mất màu”, hoặc một sự chờ đợi khốn khổ, mong
ngóng vô vọng, chờ đợi mà không biết nó có đến hay không. Họlà những trái
tim cô đơn, những cung đàn lỡnhịp, luôn buồn bã mà không thểchia sẻcùng ai,
tình yêu với họchỉ được xem như“những trò ấm ớ”, “trò ú tim”, là cái gì đã qua
đi, đang tan biến đi. Thảo (Hội chợ)là một cô gái ngộnhận bởi tình yêu. Tình
yêu giữa Thảo và Bá là kết qủa của cuộc gặp gỡtrong thời gian “Sáu ngày, từ
bữa em ra hội chợ”. Thảo bịhấp dẫn và giành tình cảm cho Bá - một thanh niên

trong Đoàn lô tô đến quê cô đểtổchức vui chơi - một người “điệu đàng nhưca
sĩ” và có vẻngoài điển trai, sự“kín đáo và bí ẩn” của Bá khác hẳn với đám con
trai “đen nhẻm” trong làng “ông ổng và thô lậu”. Bá lại còn viết thưrất hay, Bá
viết thưcho các cô gái là “những cái thưngọt ngào, đọc xong chỉthấy ngọt ngào,
24
cũng chẳng rõ có yêu không, tuy vậy vẫn ngọt ngào”. Nhưng Thảo chỉlà một
trong những cô gái “dễthương, dễthương và dễtính nhưrất nhiều cô gái anh
gặp, ởnhững vùng khác nhau”. Ngày chia tay, Bá “nói nhiều lắm, nhưng không
bảo Thảo phải đợi gì cả, không dặn nhưng Thảo thấy không đợi không được”.
Rõ ràng, đối với Bá, tình cảm giành cho Thảo chỉnhưmột cơn gió thoảng qua.
Bá đến rồi đi không trởlại như đã hẹn, nhưng Thảo ngây thơvà “hồn nhiên thực
hiện cái thiên chức của phụnữlà: chờ đợi!
Cuộc đời đầy rẫy những điều không thật, tình yêu cũng giống nhưnhững
trò ú tim, những trò đùa. Các nhân vật của Vàng Anh có khi đã cảm nhận được
tình yêu là một tình cảm hết sức nhạt nhẽo, mơ hồ, đến hay đi không hề tiếc
nuối. Truyện ngắn Hoa muộnlà một ví dụ. Trong truyện, tình cảm của lớp trẻ
được tác giảtập trung miêu tảqua nhân vật Hạc. Hạc đã không tìm được tình
cảm đích thực, người yêu cô cứ đến rồi lại đi theo mùa lá rụng. Hạc chỉcòn tìm

×