Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.25 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG THỊ TRƯNG


Tên đề tài

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN ƯỚT TẠI XÃ VĨNH KIÊN
HUYỆN YÊN BÌNH – TỈNH YÊN BÁI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014






Thái Nguyên, năm 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu hiện trạng và giải
pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên
Bình – tỉnh Yên Bái” là do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của Thầy giáo: PGS.TS. Dương Văn Sơn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Nông Thị Trưng









ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi

đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
UBND xã Vĩnh Kiên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực tập và nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nhân dân trong các thôn được chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được
hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý
báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nông Thị Trưng
iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt


Nghĩa
1 BQ Bình quân
2 CC Cơ cấu
3 DT Diện tích
4 ĐVT Đơn vị tính
5 EU Liên minh châu Âu
6 HQ Hiệu quả
7 SL Số lượng
8 SX Sản xuất
9 TB Trung bình
10 THCS Trung học cơ sở
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 WB Ngân hàng Thế giới

iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của khóa luận 3
3.1. Ý nghĩa học tập 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất sắn 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 6

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất 7
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam 9
1.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến tinh bột sắn ướt ở Việt Nam 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14
2.2. Nội dung nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 15
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra 15
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin 15
2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 17
2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế 17
v
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
3.1.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương 26
3.2. Thực trạng phát chế biến tinh bột sắn ướt trên địa bàn xã Vĩnh Kiên 28
3.2.1. Tình hình sản xuất sắn của xã Vĩnh Kiên 28
3.2.2. Tình hình chung về chế biến tinh bột sắn ướt của xã Vĩnh Kiên 29
3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của chế biến tinh bột sắn ướt 38
3.3.1. Phân tích chi phí theo nhóm công suất sản xuất 38
3.3.2. Phân tích chi phí của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công nghệ sản xuất 47
3.3.3. Những lợi thế và khó khăn của vùng khi chế biến tinh bột sắn ướt 54
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN ƯỚT 56
4.1. Quan điểm, mục tiêu 56

4.1.1. Quan điểm 56
4.1.2. Mục tiêu phát triển 56
4.2. Phương hướng và một số giải pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt của xã Vĩnh
Kiên 56
4.2.1. Giải pháp về vùng nguyên liệu 56
4.2.2. Giải pháp về sản xuất 58
4.2.3. Giải pháp xử lý môi trường 59
4.2.4. Giải pháp về tổ chức thị trường đầu ra 59
4.2. Kiến nghị 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
I. Tài liệu tiếng Việt 63
II. Tài liệu tiếng Anh 63
III. Tài liệu Internet 63

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới từ năm 2007 – 2012 8

Bảng 1.2. Top 10 Quốc gia có sản lượng sắn hàng đầu thế giới năm 2012 9

Bảng 1.3.Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam từ năm 2007 – 2012 10

Bảng 1.4. Số cơ sở sản xuất chế biến tại làng nghề huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 12

Bảng 3.1.Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kiên qua 3 năm 2011 - 2013 20

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Vĩnh Kiên qua 3 năm 2011 - 2013 22


Bảng 3.3. Diện tích gieo trồng của xã Vĩnh Kiên qua 3 năm 2011 - 2013 24

Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Kiên qua 3 năm 2011 – 2013 25

Bảng 3.5. Tình hình sản xuất sắn của xã Vĩnh Kiên qua 3 năm 2011 -2013 28

Bảng 3.6. Thống kê số cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt sau khi đã phân chia theo nhóm
công suất chế biến/ngày 29

Bảng 3.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến qua 3 năm 2011 - 2013 33

Bảng 3.8. Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra 34

Bảng 3.9. Tỷ lệ chuyển đổi chế biến sắn của một số vùng nghiên cứu 36

3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của chế biến tinh bột sắn ướt 38

Bảng 3.10. Chi phí chế biến cho 1 tấn sắn củ tươi của cơ sở chế biến phân theo nhóm
công suất sản xuất 39

Bảng 3.11. Tổng chi phí của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công suất sản xuất 41

Bảng 3.12. Tổng doanh thu của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công suất sản xuất 43

Bảng 3.13. Lợi nhuận phân theo nhóm cơ sở chế biến phân theo nhóm công suất sản xuất 45

Bảng 3.14. Chi phí chế biến của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công nghệ sản xuất 47

Bảng 3.15. Doanh thu của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công nghệ sản xuất 49


Bảng 3.16. Lợi nhuận của các cơ sở chế biến phân theo nhóm công nghệ sản xuất 51


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn ướt 30


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội, giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản
phẩm nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế
được. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm
vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, ấm no hay phồn thịnh của nông
nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia.
Vì vậy việc phát triển sản xuất lương thực không những là chỗ dựa vững chắc
để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra lương thực là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã hội.
Từ những ý nghĩa to lớn như vậy Đảng và Nhà nước đã lấy sản xuất nông
nghiệp làm trọng tâm cho thời kỳ phát triển của đất nước.
Hiện nay cây sắn đang trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ loại
cây lương thực truyền thống sang thành loại cây công nghiệp. Trong những
năm qua, các sản phẩm từ sắn như sắn lát, sắn viên, tinh bột sắn… đã đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu, góp phần không nhỏ
vào sự phát triển của ngành lương thực thực phẩm nói riêng cũng như sự phát
triển kinh tế của đất nước nói chung.

Một trong những sản phẩm quan trọng nhất từ sắn là tinh bột sắn. Tinh
bột sắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp dệt,
công nghiệp giấy, công nghiệp kết dính, dược phẩm, công nghiệp thực
phẩm…Cùng với xu thế hội nhập chung vào nền kinh tế toàn cầu, việc cải
tiến công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu sống
còn của tất cả các doanh nghiệp để có thể cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, đối
với các nhà sản xuất tinh bột sắn là một đòi hỏi bức thiết vừa giúp cải thiện
các tính chất của tinh bột sắn để có thể ứng dụng được rộng rãi hơn, vừa nâng
cao hơn nữa giá trị của sắn, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng [3].
Vĩnh Kiên là một xã thuộc huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, một xã miền
núi, diện tích đất canh tác ít, từ lâu cây sắn đã trở thành cây mũi nhọn để bà

2
con nơi đây giảm nghèo. Thực tế cây sắn đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên
khá giả góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã. Cây sắn đã giúp bà con có
thu nhập ổn định hàng năm.
Những năm gần đây, cùng với việc mở rộng diện tích, thu nhập từ cây
sắn cũng tăng lên đáng kể. Các cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt cũng nắm bắt
được khoa học kỹ thuật của nước ngoài và đưa vào chế biến tinh bột nhằm
đem lại thu nhập cao hơn cho gia đình.
Sản xuất và chế biến nông sản là một khía cạnh mà ngành nông nghiệp
Việt Nam cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này.
Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi phải xem xét tình hình sản xuất chế
biến tinh bột sắn ướt của địa phương, đánh giá được hiệu quả kinh tế của quá
trình chế biến để đưa ra những giải pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt
tại địa phương nhằm đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. Vì vậy tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển chế
biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất, chế biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên
– huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển chế
biến tinh bột sắn ướt một cách hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Kiên.
- Đánh giá thực trạng chế biến tinh bột sắn ướt trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất, chế biến tinh
bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất chế biến tinh bột sắn ướt.

3
3. Ý nghĩa của khóa luận
3.1. Ý nghĩa học tập
- Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học.
- Giúp sinh viên nắm được phương pháp học, phương pháp làm việc
nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi,
củng cố kiến thức cố kiến thức thông qua các cán bộ quản lý, các cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình thực hiện, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ
năng chuyên môn cho bản thân để sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc
với đúng chuyên ngành của mình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nắm bắt được tình hình chế biến tinh bột sắn ướt của xã. Các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình chế biến tinh bột sắn ướt của các cơ sở chế biến của xã.
Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển chế biến tinh bột sắn ướt
trên địa bàn xã Vĩnh Kiên trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế của nông nghiệp của vùng.
4. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Giải pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt.

4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất sắn
1.1.1.1. Một số khái niệm về sản xuất và phát triển kinh tế
- Khái niệm sản xuất:
Liên Hiệp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những
thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản
phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp
cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
- Khái niệm phát triển: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội (Raanan Weitz, 1995).
- Khái niệm phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá
trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá
trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [2].
- Khái niệm phát triển kinh tế bền vững: Theo Ngân hàng Thế giới
(WB), 1987 khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến lần đầu tiên đó là
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không

làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất sắn
Sắn là cây trồng quen thuộc với hầu hết nông dân Việt Nam, nhất là đối
với nông dân vùng trung du miền núi. Cây sắn dễ trồng thích ứng với đất đai
và điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng. Trong những năm gần đây, cây sắn đã

5
trở thành cây nguyên liệu có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của địa
phương. Cây sắn đã giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo. Cây sắn đã
và đang mang lại cho bà con nông dân xã Vĩnh Kiên huyện Yên Bình một
nguồn thu nhập đáng kể. Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của
họ chủ yếu từ những cây trồng vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất
của mình. Phát triển sản xuất chế biến tinh bột sắn với mong muốn đưa cây
sắn của vùng vượt lên ý nghĩa của loại cây xóa đói giảm nghèo để có thể làm
giàu. Không chỉ vì những lợi ích trước mắt mà cần quan tâm đến đầu tư theo
chiều sâu. Phát triển vùng nguyên liệu sắn, đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở
sản xuất tại địa phương.
1.1.1.3. Cơ sở lý luận về chế biến tinh bột sắn ướt
- Tinh bột: Tiếng Hy Lạp là amidon (CAS# 9005-25-8, công thức hóa
học: (C
6
H
10
O
5
)
n
) là một polysacarit carbohydrates chứa hỗn hợp amylose và
amylopectin. Tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào
từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70. Tinh bột có nguồn gốc

từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lí và thành phần hóa học khác nhau.
Chúng đều là các polymer carbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân
tử là C
6
H
12
O
6
). Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên trong các quả, củ
như: ngũ cốc. Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan
trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài
động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng
trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra
từ hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại
tinh bột chính dùng trong công nghiệp [12].
Tinh bột sắn: Là sản phẩm công nghiệp chính của sắn. Tuy tinh bột sắn
có tính chất siêu việt của vị nhạt nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều trong thực
phẩm. Phương thức nấu thông thường vẫn tồn tại khuyết điểm của bột sắn và
tinh bột chính là tính dính của chúng khi nấu. Tính dính này có thể giảm đi
nhờ các liên kết chéo giữa các phân tử tinh bột sắn dẫn đến việc làm bền vững
các hạt sắn. Các phương pháp gây biến thì khác nhau với mục đích làm bền
vững các hạt sắn đã giúp cải thiện các tính chất của tinh bột. Nếu các tác nhân

6
gây biến tính tinh bột sắn có giá trị dinh dưỡng, thì sản phẩm cuối cùng cũng
được tăng cường về mặt dinh dưỡng. Tinh bột hồ hóa trước sự biến tính thích
hợp có thể sử dụng trong thực phẩm dành cho trẻ em hay các loại thực phẩm
khác [11].
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [4].
1.1.2.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó, cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy
nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và tiết kiệm lớn
nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ,
còn tiêu chuẩn là mục tiêu chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo

7
tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã
hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng

vào sản xuất… Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu
cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu
nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh gái hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất
sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ
chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa
tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây chè tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên
góc độ hoạch toán kinh tế, tính toán các chi phi, các yếu tố đầu vào, đồng thời
tính toán được đầu ra từ đó.
Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được
đó chính là lợi nhuận.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO, 2011), hiện nay trên toàn thế giới có 100 quốc gia trồng sắn với tổng
diện tích đạt 19,64 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 12,83 tấn/ha, sản
lượng 252,20 triệu tấn.
Sắn cây trồng 4F của thế kỷ 21. Sắn là cây lương thực (Food) có sản
lượng 252,20 triệu tấn) đứng hàng thứ năm sau ngô (883,46 triệu tấn), lúa gạo
(722,76 triệu tấn), lúa mì (704,08 triệu tấn) khoai tây (374,38 triệu tấn). Sắn
được trồng 66% ở châu Phi, 20% ở châu Á, 14% ở châu Mỹ Latinh. Sắn là

8
thức ăn của hơn một tỷ người trên thế giới, đặc biệt là châu Phi nơi sắn làm
lương thực thực phẩm chính. Sắn là cây thức ăn gia súc (Feed), cây chế biến
tinh bột (Flour) làm bột ngọt, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao

bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học, chất giữ ẩm cho đất và
hiện nay sắn là cây nguyên liệu chính để chế biến nhiên liệu sinh học (Fuel)
có lợi thế cạnh tranh cao.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới từ năm 2007 – 2012
Năm
Diện tích sắn
(Triệu ha)
Sản lượng sắn
(Triệu tấn)
Năng suất sắn
(Tấn/ha)
2007 18,42 226,30 12,28
2008 18,39 232,14 12,62
2009 18,76 234,55 12,51
2010 18,46 229,54 12,43
2011 19,64 252,20 12,84
2012 20,38 262,59 12,88
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 2007 – 2012)
Sản xuất sắn trên thế giới. Châu Phi là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn
toàn cầu đến năm 2011 đạt 140,97 triệu tấn, chiếm 55,90% sản lượng sắn thế
giới 252,20 triệu tấn. Trong đó, đứng đầu châu lục này là Nigeria với sản
lượng đạt 52,40 triệu tấn năm 2011. Châu Á chiếm 30% sản lượng sắn thế
giới với diện tích 3,91 triệu ha, năng suất bình quân 19,60 tấn/ha và sản lượng
đạt 76,68 triệu tấn. Cây sắn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các
nước Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Philippin. Châu Mỹ là khu vực sản
xuất sắn lớn thứ ba trên thế giới. Diện tích trồng sắn ở châu Mỹ tăng từ 2,54
triệu ha năm 2000 lên 2,85 triệu ha năm 2005 và sau đó giảm xuống còn 2,67
triệu ha vào năm 2011. Năng suất sắn châu Mỹ bình quân đạt 12,88 tấn/ha,
sản lượng sắn đạt khoảng 34,36 triệu tấn năm 2011. Brazil là nước trồng
nhiều sắn nhất của châu lục này với 1,74 triệu ha năm 2011, chiếm khoảng 65

% diện tích sắn trồng ở châu Mỹ.

9
Xuất nhập khẩu sắn trên thế giới. Ba nước xuất khẩu sắn hàng đầu của
thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Thái Lan chiếm 60- 85% lượng
xuất khẩu sắn toàn cầu ở những năm gần đây, kế đến là Indonesia và Việt
Nam. Gần đây sắn Campuchia cũng trở thành một mặt hàng nông sản xuất
khẩu triển vọng. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới
để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng trong công
nghiệp thực phẩm dược liệu. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan
là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất
khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên.
Bảng 1.2. Top 10 Quốc gia có sản lượng sắn hàng đầu thế giới năm 2012
STT Quốc gia Sản lượng sắn (Triệu tấn)
1 Nigeria 54,00
2 Indonesia 23,92
3 Brazil 23,04
4 Thái lan 22,50
5 Cộng hòa Dân chủ Công gô 16,00
6 Ghana 14,55
7 Angola 10,63
8 Mozambic 10,05
9 Việt Nam 9,74
10 Ấn Độ 8,12
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 2012)
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam
Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn
dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông
hộ. Sắn được trồng rộng rãi từ Bắc chí Nam ở Việt Nam với diện tích hơn nửa
triệu ha và sản lượng gần 10 triệu tấn.


10
Bảng 1.3.Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam từ năm 2007 – 2012
Năm
Diện tích sắn
(Nghìn ha)
Sản lượng sắn
(Nghìn tấn)
Năng suất sắn
(tấn/ha)
2007 495,5 8192,8 16,534
2008 554,0 9309,9 16,805
2009 507,8 8530,5 16,799
2010 498,0 8595,6 17,260
2011 558,4 9897,9 17,725
2012 550,6 9745,5 17,700
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Sản lượng và năng suất sắn Việt Nam đã tăng vượt bậc trong những năm
gần đây. Sản lượng sắn Việt Nam năm 2011 là 9,89 triệu tấn trên diện tích thu
hoạch 558,40 nghìn ha với năng suất bình quân 17,725 tấn/ ha [8]. So với năm
2000 có sản lượng sắn đạt 1,98 triệu tấn, năng suất 8,35 tấn/ ha thì sản lượng sắn
năm 2011 đã tăng lên 4,98 lần, năng suất sắn đã tăng lên gấp đôi.
Sắn Việt Nam đã phát triển theo hướng bền vững trong những năm đầu
của thế kỷ 21 (2000-2013). Thành tựu sắn Việt Nam đạt được là rất to lớn:
Cây sắn đã chuyển đổi từ cây lương thực, cây thức ăn gia súc thành cây 4F
(Food, Feed, Flour, Fuel: lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, tinh bột và
sản phẩm sau tinh bột, nhiên liệu sinh học). Ở cấp quốc gia, sắn đã trở thành
một sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và đi vào cuộc sống của hàng trăm ngàn,
hàng triệu gia đình nông dân sản xuất nhỏ trong cả nước thông qua các thay
đổi về năng suất và lợi nhuận.

1.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến tinh bột sắn ướt ở Việt Nam
1.2.3.1. Tình hình sản xuất, chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam
Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng nóng trong
những năm qua, sau khi nhu cầu nhập khẩu sắn từ các thị trường Trung Quốc
và Đài Loan tăng mạnh. Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sắn

11
và sản phẩm từ sắn, sau Thái Lan. Các sản phẩm sắn đã gia nhập nhóm các
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm.
Tinh bột sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 và năm 2013 lần
lượt là 1,8576 triệu tấn và 1,5432 triệu tấn. Nhóm ba nước nhập khẩu sắn và
các sản phẩm sắn nhiều nhất của Việt Nam Trung Quốc, Hàn Quốc,
Philippines.
Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng gia tăng, nhất là tại
các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, bên cạnh các
thị trường tiêu thụ sắn khô truyền thống là EU và Mỹ. Trong đó, sắn khô chủ
yếu làm lương thực (58%) và thức ăn gia súc (28%). Tinh bột sắn nhiều công
dụng hơn, ngoài việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể
thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định hình và hoàn
tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp
giấy. Đồng thời tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính,
sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh và chế biến các thực phẩm khác
như bánh phở, hủ tiếu, mỳ sợi [7].
1.2.3.2. Tình hình chế biến tinh bột sắn ướt ở Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Làng nghề chế biến (quy mô nhỏ) tinh bột sắn ướt và các sản phẩm sau
tinh bột thuộc 3 xã Dương Liễu, Minh Khai và Cát Quế (huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội) là nơi có truyền thống sản xuất tinh bột ướt sắn và dong
riềng ướt trên 60 năm nay. Sản phẩm chế biến của làng nghề bao gồm tinh bột
sắn ướt, tinh bột dong riềng ướt, mạch nha, bánh kẹo… Trải qua sự biến động
của đời sống kinh tế xã hội và tác động của thị trường đã làm cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của các làng nghề này có nhiều thay đổi: Số lượng cơ sở
ít hơn nhưng công suất cao hơn so với trước đây; Các hoạt động chế biến
được cơ giới hóa từ dây chuyền rửa củ, nghiền, tách bã, lọc…Năng suất tăng
lên và quy mô doanh nghiệp lớn hơn do áp dụng cơ khí hóa (sắn từ 2 – 10 tấn
củ tươi/ngày). Chất lượng tinh bột tốt hơn, màu trắng hơn. Sản phẩm chế biến
của làng nghề có sức cạnh tranh cao trong nước và xuất khẩu.


12
Bảng 1.4. Số cơ sở sản xuất chế biến tại làng nghề
huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011
Chỉ tiêu
Dương
Liễu
Minh
Khai
Cát
Quế
Tổng
Tổng số hộ gia đình 3.015 1.300 3.300 7.615
Tổng số cơ sở chế biến tại làng
nghề
695 370 75 1.140
Số cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt 300 20 25 345
Bảng 1.4 cho thấy: Trong năm 2011, toàn khu vực làng nghề có tổng số
1.140 cơ sở sản xuất chế biến chiếm 14,97% số hộ trong làng nghề. Trong đó
có 345 cơ sở sản xuất chế biến tinh bột sắn ướt chiếm tỷ lệ là 30,26% so với
tổng cơ sở sản xuất chế biến và chiếm 4,53% số hộ làng nghề. Số cơ sở chế
biến tinh bột sắn ướt ở 3 làng nghề có sư chênh lệch rõ rệt. Làng nghề Dương
Liễu có số cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt nhiều nhất chiếm 86,96% so với

tổng cơ sở chế biến tinh bột sắn của làng nghề. Tiếp đến là Cát Quế và Minh
Khai với tỷ lệ lần lượt là 7,25% và 5,79%.
Các sản phẩm chế biến tinh bột sắn ướt cũng có sự khác nhau về số
lượng chủng loại sản phẩm cũng như kỹ thuật chế biến. Với tinh bột sắn, tinh
bột sắn ướt là nguyên liệu chế biến rất nhiều sản phẩm như: lọc tinh bột, làm
bánh kẹo, làm mạch nha, làm kem, làm mì ăn liền [1].
1.2.3.3. Tình hình sản xuất, chế biến tinh bột sắn ở Yên Bái
Yên Bái có vùng cây công nghiệp, diện tích lớn như: chè, sắn, quế…
riêng cây sắn có diện tích 15.292 ha, trong đó huyện Văn Yên 6.476 ha,
huyện Yên Bình 3.364 ha, còn lại phân bố chủ yếu ở các huyện Lục Yên,
Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn.
Cây sắn là loại cây hoa màu có điều kiện sinh trưởng phù hợp với khí
hậu và thổ nhưỡng của tỉnh, có hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân 185
tạ/ha, sản lượng năm 2012 đạt 300.000 tấn/năm. Hiện nay, cây sắn được xác
định là một trong những cây trồng thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội

13
của địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy chế biến tinh bột
sắn lớn với tổng công suất khoảng 1.600 tấn nguyên liệu/ngày; tương đương
400 tấn sản phẩm/ngày, ngoài ra trên địa bàn còn hàng trăm cơ sở chế biến
sắn lát khô, cơ sở chế biến tinh bột ướt quy mô nhỏ. Năm 2012 sản lượng tinh
bột sắn sản xuất đạt 34.388 tấn, đạt mức cao nhất từ 2005 trở lại đây; với giá
bán bình quân từ 8,5-10 triệu đồng/tấn tinh bột khô, doanh thu tiêu thụ đạt
300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 30 tỷ đồng. Sự phát triển ổn định
của các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn đã đem lại việc làm và thu
nhập ổn định cho hàng nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu
đồng/người/tháng.
Bước vào vụ sắn 2013-2014, nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất
các nhà máy và các cơ sở chế biến ngoài việc thu mua nguyên liệu hết cho
người dân trong tỉnh các cơ sở chế biến còn chủ động khai thác thu mua thêm

từ các tỉnh lân cận như Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ với giá thu mua bình
quân ổn định [10].

14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề liên quan đến chế biến tinh bột sắn ướt
và các cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên Bình –
Yên Bái.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển chế biến tinh
bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái
2.1.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại xã Vĩnh Kiên – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.
2.1.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất, chế biến tinh bột sắn ướt xã Vĩnh Kiên
– huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2011 – 2013. Đề xuất giải
pháp phát triển sản xuất, chế biến tinh bột sắn ướt của xã.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 31/12/2013 đến 13/04/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Kiên.
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thực trạng sản xuất tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên.
- Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của chế biến tinh bột sắn ướt.
- Đưa ra các giải pháp phát triển chế biến tinh bột sắn ướt tại xã Vĩnh Kiên.


15
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu có tính chất ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả của việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng. Khi chọn
điểm nghiên cứu: Tiêu chí lựa chọn phải mang tính đại diện cao, đồng nhất về
thời gian và không gian là một điểm rất quan trọng. Vì vậy để đảm bảo tính
khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản
xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát thời sự, mang tính đại diện
cao; căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Vĩnh Kiên.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Trên địa bàn xã có 10
cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt chọn ra 7 cơ sở chế biến để điều tra thu thập
thông tin. Chọn ngẫu nhiên các cơ sở có khoảng các địa lý không tập chung
một điểm, có đầy đủ các loại công suất từ mức thấp nhất là 8 tấn/ngày đến 25
tấn/ngày. Các cơ sở có các đầy đủ các loại công nghệ chế biến khác nhau để
làm nổi bật lên những ưu, nhược điểm của từng loại công nghệ: công nghệ
chế biến máy thớt đứng nghiền 3 sàng, máy 2 thớt nghiền, máy ngang thớt
nghiền. Hai loại thùng khuấy riêng và chung.
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.3.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã; Báo cáo kết
quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; Báo cáo quy hoạch xây dựng nông
thôn mới xã Vĩnh Kiên; các báo cáo chuyên ngành đã được công bố và các
thông tin, tài liệu do các phòng ban của UBND xã Vĩnh Kiên cung cấp.
Các tài liệu trên giúp cho đề tài có cái nhìn tổng quan về tình hình sản
xuất của xã Vĩnh Kiên.



16
2.3.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp
a, Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra
Trong đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho
nghiên cứu tôi xây dựng bảng câu hỏi tiến hành hỏi người dân để thu thập các
số liệu.
- Nội dung thông tin điều tra trên cơ sở lập phiếu gồm có các chỉ tiêu:
Những thông tin chung về cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt: Tên chủ cơ sở
chế biến, địa chỉ, năm bắt đầu hoạt động chế biến, số nhân công/lao động,
công suất chế biến củ sắn tươi, loại máy nghiền bột, số tháng hoạt động của
cơ sở chế biến
Nguyên liệu sắn củ tươi: Nơi cung cấp, loại phương tiện vận chuyển,giá
mua…
Sản phẩm tinh bột sắn ướt: tỷ lệ chuyển đổi từ sắn củ tươi sang tinh bột
ướt, giá tinh bột ướt, khối lượng bột ướt/năm…
Sản phẩm phụ (bã sắn): Khối lượng bã sắn/năm, giá bán bã sắn…
- Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn trực tiếp: Cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt và các cá nhân
thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế sử dụng
linh hoạt thành thạo các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như
thế nào? Phỏng vấn số cơ sở đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông
tin thông qua quan sát trực tiếp.
b, Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu sâu các thông tin liên
quan đến sản xuất, các chi phí đầu vào, đầu ra để từ đó phân tích quá trình sản
xuất, hiệu quả kinh tế của việc chế biến tinh bột sắn ướt ở địa phương.
Để thực hiện phương pháp này cần một bảng kiểm kê liệt kê các thông tin
cần thu thập. Nội dung của bảng kiểm về các thông tin cần thu thập như sau:
- Chi phí sản xuất: Củ sắn tươi, nhân công, điện, nước…


17
- Thu nhập: Khối lượng tinh bột ướt, khối lượng tinh bột đen, giá tinh
bột ướt, giá tinh bột đen, bã – chất xơ…
- Lợi nhuận ròng: Thu nhập – chi phí sản xuất.
c, Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin sơ cấp bao
gồm các hình thức như chụp hình, đo đếm trực tiếp…
2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
Để có thể quan sát được thông tin đã thu thập được từ những người đã
được phỏng vấn điều tra. Đối với các thông tin là số liệu thì lập nên các bảng,
đồ thị nhằm mục đích đưa tới cho người nghiên cứu, người đọc cái nhìn trực
quan về mức độ phân bố của số liệu và thông tin đã thu thập.
2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Sau khi tổng hợp các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, dùng công cụ thống kê
phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã, của cơ sở
chế biến tinh bột.
Công cụ xử lý số liệu: Công cụ xử lý số liệu là máy vi tính. Dữ liệu thu
thập được sẽ được mã hóa rồi xử lý trên EXCEL, theo các tiêu thức phù hợp
với yêu cầu đề tài.

×