Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.38 KB, 98 trang )

=ercvfd
cxsdv/z d 2AzazSázSsazxdcvfycxdfvtycdxfxf
ĐAI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGÔ VĂN THẮNG

Tên đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG
TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN THÀNH-HUYỆN PHỔ YÊN-
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT và PTNT
Khóa học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Hoàng Sơn


Thái nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa


Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Đỗ Hoàng Sơn người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa
luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Uỷ ban nhân dân xã Thuận Thành , các hộ dân tại 3 xóm Xây Tây, Lại 1,
Đoàn kết đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá
trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin
được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên,
khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa
luận được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện



Ngô Văn Thắng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của Thầy giáo: Đỗ Hoàng Sơn
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Ngô Văn Thắng
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 ĐVT Đơn vị tính
3 GO Tổng giá trị sản xuất
4 BQ Bình quân
5 đ Đồng
6 DVNN Dịch vụ nông nghiệp
7 CC Cơ cấu
8 CN Chăn nuôi
9 IC Chi phí trung gian
10 Ha Hecta
11 Kg Kiloogam
12 TT Trồng trọt
13 MI Thu nhập hỗn hợp
14 Pr Lợi nhuận
15 VA Giá trị gia tăng
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 CNH Công nghiệp hóa
18 HĐH Hiện đại hóa
19 NN Nông nghiệp
20 NK Nhân khẩu
21 LĐ Lao động
22 trđ Triệu đồng
23 KHKT Khoa học kỹ thuật

24 HTX Hợp tác xã
25 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
26 GTVT Giao thông vận tải
27 BHYT Bảo hiểm y tế


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 18

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Thuận Thành giai
đoạn 2011 – 2013 25

Bảng 3.2. Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Thuận Thành giai đoạn
2011 – 2013……………………………………………… …………… 28
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Thuận Thành qua 3 năm
(2011 – 2013) 35

Bảng 3.4 Tình hình diện tích gieo trồng các nhóm cây trồng chính của xã
Thuận Thành qua 3 năm 37

(2011-2013) 37

Bảng 3.5 Giá trị sản xuất các nhóm cây trồng của xã Thuận Thành qua 3 năm
(2011-2013) 39

Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng các loại cây lương thực xã Thuận Thành qua 3
năm (2011-2013) 41

Bảng 3.7 Tình hình sản xuất cây lương thực của xã Thuận Thành qua 3 năm

(2011-2013) 43

Bảng 3.8 Tình hình sản xuất nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của xã Thuận
Thành qua 3 năm (2011-2013) 45

Bảng 3.9 Tình hình sản xuất nhóm cây thực phẩm xã Thuận Thành qua 3 năm
(2011-2013) 47

Bảng 3.10 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 50

Bảng3.11 Tình hình diện tích gieo trồng của các nhóm hộ điều tra 52

Bảng 3.12 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra 54

Bảng 3.13 Thu nhập từ nhóm cây lương thực của các hộ điều tra 56
Bảng 3.14 Thu nhập từ nhóm cây công nghiệp ngắn ngày
của các hộ điều
tra……………………………………………………………………… … 57
Bảnh 3.15 Thu nhập từ nhóm cây thực phẩm của các hộ điều tra 59

Bảng 3.16 Hiệu quả sản xuất giống lúa lai BTE1 (tính cho 1 vụ/ sào) 61

Bảng 3.17 Hiệu quả trồng đậu tương (tính cho 1 sào) 63

Bảng 3.18 Hiệu quả trồng rau muống (tính cho 1 sào) 64


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i


1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 3

3. Ý nghĩa đề tài 3

3.1. Ý nghĩa khoa học 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

4. Đóng góp mới của đề tài 3
5.
Bố cục của khóa luận……………………………………………………… 3
Chương1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1.1. Một số khái niệm 4

1.1.1.1. Khái niệm trồng trọt 4

1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt 4

1.1.1.3. Khái niệm tăng trưởng, phát triển 5

1.1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững 6


1.1.1.5. Khái niệm hộ nông dân 6

1.1.1.6. Khái niệm kinh tế nông hộ 7

1.1.2. Vai trò của ngành trồng trọt 7
1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất của ngành trồng trọt………….8

1.1.4. Khả năng phát triển ngành trồng trọt ở nước ta 10

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

1.2.1. Các kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm trong nước 11

1.2.1.1. Các kinh nghiệm trên thế giới 11

1.2.1.2. Kinh nghiệm trong nước 13

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra 14

1.2.2.1.Bài học rút ra cho Việt Nam 14

1.2.2.2.Bài học rút ra cho địa phương…………………………………… 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 17

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 18

2.3.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 18

2.3.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 18

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 19

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu 19

2.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 20

2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 20

2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội 21

2.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành
phát triển kinh tế, xã hội 22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23


3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 23

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn 23

3.1.1.3. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai 24

3.1.2. Các nguồn tài nguyên 26

3.1.2.1. Tài nguyên đất 26

3.1.2.2. Tài nguyên nước 26

3.1.2.3.Tài nguyên rừng 27

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn 27

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Thuận Thành………………….…….27
3.1.3.1. Dân số và lao động 27

3.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Thuận Thành 29

3.1.3.3. Thực trạng kinh tế của xã 32

3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn xã 33

3.1.4.1. Thuận lợi 33


3.1.4.2. Khó khăn 34

3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH
TRỒNG TRỌT TẠI XÃ THUẬN THÀNH 35

3.2.1. Vị trí, vai trò của ngành trồng trọt trong phát triển kinh tế tại xã
Thuận Thành 35

3.2.2. Tình hình sản xuất của các nhóm cây trồng 41

3.2.2.1. Nhóm cây lương thực 41

3.2.2.2. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày 45

3.2.2.3. Nhóm cây thực phẩm 46

3.2.3. Đánh giá chung về sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận
Thành 48

3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT
CÁC HỘ ĐIỀU TRA 50

3.3.1. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 50

3.3.2. Đánh giá các điều kiện nguồn lực của nhóm hộ điều tra 51

3.3.2.1. Đất đai 51

3.3.2.2. Vốn 52


3.3.2.3. Lao động 53

3.3.3. Giá trị sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ điều tra 54

3.3.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt của nhóm hộ điều tra . 56

3.3.4.1. Hiệu quả nhóm cây lương thực 56

3.3.4.2. Hiệu quả nhóm cây công nghiệp ngắn ngày 57

3.3.4.3. Hiệu quả nhóm cây thực phẩm 59

3.3.5. Kết quả nghiên cứu một số hộ điển hình trong sản xuất trồng trọt
60

3.3.5.1. Hộ sản xuất cây lương thực điển hình 60

3.3.5.2. Hộ sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày điển hình 61

3.3.5.2. Hộ sản xuất cây thực phẩm điển hình 63

3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
NGÀNH TRỒNG TRỌT TẠI XÃ THUẬN THÀNH 65

3.4.1. Các bên liên quan và vai trò của các bên liên quan 65

3.4.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt . 66

3.4.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên. 66


3.4.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 67

3.4.2.3. Khoa học công nghệ - kỹ thuật 68

Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG
TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN THÀNH 69

4.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
TRỒNG TRỌT CỦA XÃ THUẬN THÀNH 69

4.1.1. Quan điểm phát triển ngành trồng trọt của xã 69

4.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt của xã 69

4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
TẠI XÃ THUẬN THÀNH 71

4.2.1. Các giải pháp chung 71

4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng nhóm cây 75

4.2.2.1. Nhóm cây lương thực 75

4.2.2.2. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày 76

4.2.2.3. Nhóm cây thực phẩm 76

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 77


1. KẾT LUẬN 77

2. KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần
70% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn
luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia kể cả những nước có trình độ phát
triển cao. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn. Ngành trồng trọt là
ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, sản xuất và
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và
vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh
sản xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ
sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây
trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản
xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều
sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần
thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá [6].
Thuận Thành là một xã thuộc trung du phía bắc, nằm phía Nam huyện Phổ
Yên, địa hình tương đối bằng phẳng. Xã có tổng diện tích tự nhiên 563,38 ha và
dân số là 5661 người. Xã nằm trên vị trí khá thuận lợi có đường quốc lộ 3 và
đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua nên thuận tiện cho việc giao lưu

kinh tế và giao lưu văn hóa. Có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi
lao động chiếm 61,67% tổng dân số xã [8]. Trong những năm qua cơ cấu ngành
trồng trọt của xã đang từng bước thay đổi, chuyển dịch cơ cấu tạo tiền đề cho
phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh đa dạng hoá sản phẩm tạo ra
sức cạnh tranh trên thị trường, năng suất các loại cây trồng cũng tăng, sản phẩm
hàng hoá đa dạng số lượng và chất lượng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, sản xuất nông

2
nghiệp vẫn mang tính độc canh cây lương thực còn các loại cây khác vẫn chưa
phát triển tương ứng với tiềm năng của xã. Sự phát triển chưa đồng đều, chưa
hình thành các tiểu vùng chuyên môn hoá. Vấn đề quy hoạch vùng sản xuất nông
nghiệp chưa có hiệu quả, sản xuất vẫn bị phân tán, ruộng đất còn manh mún
chưa tập trung. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, hệ thống kênh mương thủy lợi hoạt động còn kém. Các sản phẩm ngành
trồng trọt chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến. Do đó sản phẩm ế
thừa lúc thời vụ và thiếu hụt lúc trái vụ. Ngành trồng trọt ở xã chưa phát huy
được thế mạnh của các cây mũi nhọn và tiềm năng của xã sẵn có như cây đậu
tương, rau đậu, … Thiên tai, dịch bệnh, quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng
trọt không nhiều, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm
do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Từ vấn đề trên, để thúc
đẩy sản xuất ngành trồng trọt phát triển, nâng cao giá trị cho ngành này, tăng thu
nhập và giải quyết việc làm cho người dân, tôi lựa chọn nghiên cứu khóa luận:
“Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã
Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nguồn lực phát triển ngành trồng trọt
của xã, tìm ra những định hướng và giải pháp hợp lý để phát triển sản xuất ngành
trồng trọt theo hướng đa dạng hoá cây trồng, phá thế độc canh sản xuất lương

thực chuyển sang sản xuất đa canh các loại cây tạo ra những sản phẩm phù hợp
nhu cầu thị trường, góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp xã, và thúc đẩy
việc phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã.

3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất phát triển ngành trồng trọt trên địa
bàn xã Thuận Thành năm 2011 – 2013.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất phát triển ngành trồng
trọt tại xã Thuận Thành.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao phát triển
sản xuất ngành trồng trọt trên đại bàn xã.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp UBND xã Thuận Thành xây dựng quy hoạch
phát triển sản xuất ngành trồng trọt. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất
ngành trồng trọt tại UBND xã Thuận Thành và đối với các địa phương có điều
kiện tương tự.
4. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp ủy và chính quyền địa
phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn
xã một cách tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu giúp cho UBND xã có những định hướng và giải pháp
đúng đắn nhằm phát triển ngành trồng trọt, nâng cao hiệu quả sản xuất.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị.


4
Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm trồng trọt
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực
phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để
phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. Theo giá trị sử dụng,
cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây rau đậu…[1].
1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là cấu trúc bên trong của ngành trồng trọt.
Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ
phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung như: cơ cấu sản
xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng
kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế. Tất
cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò
là hạt nhân.
Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như: sản
xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau
Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất.
Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng phát triển và kết
hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành trồng trọt.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược
phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất
định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên của mỗi
nước mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả [6].

5
1.1.1.3. Khái niệm tăng trưởng, phát triển
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự việc nhất định.
Trong ngành trồng trọt, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản
phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động ngành trồng trọt.
Tăng trưởng ngành trồng trọt có thể hiểu như kết quả của mọi hoạt động kinh tế
trong các lĩnh vực trồng trọt. Lượng của cải có thể được tính bằng hiện vật hay bằng
tiền. Để phản ánh mức độ tăng trưởng ngành trồng trọt của một thời kỳ, người ta
dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chệnh lệch giữa
các thời điểm chính là mức tăng trưởng của một thời kỳ cụ thể.
Phát triển được coi như tiến trình biến chuyển của xã hội, là chuỗi những
biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Phát triển theo khái niệm chung
nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn
mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ
hội…Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục
tiêu rộng hơn của phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một
yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển. Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện
cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được thỏa mãn các nhu cầu sống
của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống,
có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, có
đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản
của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực.
Trong ngành trồng trọt, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của
ngành trồng trọt trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng

cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Như vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế
trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng
về chủng loại sản phẩm của ngành trồng trọt. Đồng thời phát triển còn là sự thay
đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh xã hội, môi trường [2].

6
1.1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép các
quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường. Đảm bảo
thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng
những nhu cầu của tương lai.
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất ra của
cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm,
cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lại được thừa
hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật và
các nguồn lực khác càng được tăng cường. Tăng thu nhập kết hợp với các chính
sách môi trường và thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết cả hai
vấn đề về môi trường và phát triển.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà
sản xuất khác đi. Sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và
bảo vệ tài nguyên môi trường [6].
1.1.1.5. Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp như
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…ở các mức độ khác nhau.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vây, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc
lập tuyết đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn
hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công

nghiệp hóa hiện đại hóa, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì
các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước [4].

7
1.1.1.6. Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình
kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình [4].
1.1.2. Vai trò của ngành trồng trọt
Trồng trọt cung cấp những nông sản, lương thực cơ bản và thiết yếu của
con người mà nếu thiếu nó sẽ có ảnh hưởng không chỉ về phát triển kinh tế mà
còn ảnh hưởng về cả mặt xã hội và chính trị.
Trồng trọt sản xuất ra nguyên liệu cho hàng loạt các ngành công nghiệp
phát triển, như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp gỗ, giấy
mà nếu không phát triển tốt sản xuất trồng trọt sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và
tiêu dùng.
Góp phần vào việc tăng thu nhập và tích luỹ của nền kinh tế quốc dân,
thông qua cung cấp nông sản phẩm, thuế, xuất khẩu nông sản phẩm. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, đi lên từ nông nghiệp.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng
lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một
nền nông nghiệp toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành
trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc

cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây
thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó
chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.

8
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất
cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền
sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có
nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất của ngành trồng trọt
Ngành sản xuất trồng trọt mang đầy đủ những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất trồng trọt được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phục
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. ở đâu có đất đai và
lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất trồng trọt. Song mỗi vùng, mỗi quốc
gia có điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau nên sự phát triển sản xuất trồng trọt
cũng không giống nhau.
- Trong sản xuất trồng trọt, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất nhưng
nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông đất
đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà may, công xưởng, hệ thống
đường giao thông; Trong trồng trọt, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư
liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện
tích, con người không thể tăng giảm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất
ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của
ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm.
Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng tiết kiệm ruộng đất, hạn
chế đến mức tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản. Tìm mọi
biện pháp cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn,

sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích, với chi phí thấp nhất trên
đơn vị sản phẩm.

9
- Đối tượng của sản xuất trồng trọt là cơ thể sống – cây trồng. Các loại cây
trồng phát triển theo quy luật sinh vật nhất định (sinh trưởng, phát triển, phát dục
và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về
điều kiện thời tiết- khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự và phát dục của cây
trồng, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng với tư cách là tư
liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân trồng trọt bằng cách sử dụng
trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho
chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng tốt hơn, đòi hỏi phải
thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt,
tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích
hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương.
- Cũng như sản xuất các ngành khác trong nông nghiệp, ngành trồng trọt
mang tính thời vụ cao. Đây là nét điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp nói
chung và ngành trồng trọt nói riêng, bởi vì một mặt thời gian lao động tách rời
với thời gian sản xuất của các loại cây trồng, mặt khác cho dù biến thiên về điều
kiện thời tiết khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện
đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Như vậy, tính thời vụ có tác động quan
trọng đối với nông dân. Để khai thác và lợi dụng nhiều ưu thế của tự nhiên đối
với trồng trọt cũng như các nhành sản xuất khác trong nông nghiệp đòi hỏi phải
thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo
trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu Việc thực hiện kịp thời vụ còng dẫn đến tình
trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý,
cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ , máy móc thích hợp, đồng
thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ,
tạo thêm việc làm ở thời kỳ nông nhàn.


10
1.1.4. Khả năng phát triển ngành trồng trọt ở nước ta
Nước ta là nước nông nghiệp có lợi thế đất đai màu mỡ vì vậy ngành trồng trọt
nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển,điều đó được thể hiện ở các mặt sau:
- Mặc dù quĩ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều,
bình quân ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của
quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta
vẫn còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ,
nhất là về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ
và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
- Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt
đới và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và
trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại
năng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên,
nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm ở nước ta, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình
phức tạp đã gây cho ngành trồng trọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũ, hạn
hán, sâu bệnh phá hoại…Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn
chủ động khai thác có hiệu quả những thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó
khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc ngành trồng trọt với nhịp độ tăng
trưởng cao.
- Các điều kiện về kinh tế – xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta
cũng có nhiều thuận lợi như: dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ khả
năng đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang
từng bước phát triển khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu
cầu sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt ngày một tốt hơn. Các chính sách
kinh tế của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt
phát triển như chính sách ruộng đất, chính sách vốn, chính sách thị trường [6].

11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Các kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm trong nước
1.2.1.1. Các kinh nghiệm trên thế giới
Thực trạng phát triển ngành trồng trọt thế giới gắn liền với sự phát triển
nói chung của ngành nông nghiệp,
dưới đây là kinh nghiệm phát triển ngành
trồng trọt của một số nước trên thế giới.


Kinh nghiệm của Trung Quốc [15].
Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nề kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Do vậy việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành
công của Trung Quốc trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói chung
và ngành trồng trọt nói riêng của nước ta là cần thiết.
Kinh nghiệm thực hiện của Trung Quốc trong quá trình tổ chức chỉ đạo
phát triển nông nghiệp, trước hết phải coi trọng sản xuất lương thực “phi thương
bất phú” tức là không có lương thực thì không thể ổn định được.
Quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc là coi nông nghiệp là cơ sở của
nền kinh tế quốc dân, trong đó coi trọng sản xuất lương thực là cơ sở của nông
nghiệp. Đê đảm bảo ổn định và tăng trưởng lương thực, Trung Quốc thực hiện
những biện pháp chủ yếu sau:
-

Ổn định diện tích gieo trồng lương thực.
-

Nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích bằng con đường thâm canh.
-

Xây dựng các vùng lương thực hàng hóa trọng điểm. Nhà nước thi hành

chính sách nâng đỡ các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa đặt ra
các chính sách ưu đãi, để giải quyết tốt vấn đề cơ chế đầu tư, thực hiện các giải
pháp gắn đầu tư với khối lượng thực hiện hàng hóa.
-

Điều chỉnh hợp lý lợi ích giữa khu vực sản xuất chủ yếu và khu vực nhận
được lương thực chuyển từ nơi khác đến. Đối với các vùng sản xuất lương thực
chủ yếu, Trung Quốc chủ trương thi hành các biện pháp đảm bảo lợi ích của họ.

12
Mọi vùng, mọi địa phương căn cứ vào điều kiện của mình, sau khi đảm bảo
lương thực tăng trưởng vững chắc mà có sự điểu chỉnh ngành phát triển một
cách thích đáng. Đặc biệt Trung Quốc có chủ trương tích cực phát triển những
cây trồng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và kinh doanh mở mang
nhiều ngành nghề khác trong nông nghiệp.


Kinh nghiệm của Thái Lan [15]
Nét nổi bật nhất trong nông nghiệp Thái Lan trong mấy năm gần đây là tốc độ
tăng trưởng nhanh gắn liền với đa dạng hóa. Đó là nhân tố quan trọng nhất để
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và
ngành trồng trọt nói riêng. Trong nông nghiệp Thái Lan thực hiện đa dạng hóa
theo hai hướng:
-

Tăng diện tích trồng trọt và sản lượng của các loại cây trồng mới
ngoài lúa gạo.
-

Phát triển các hoạt động sản xuất ngoài trồng trọt như chăn nuôi,

đánh bắt cá
Kết quả đa dạng hóa đã có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh
tế nông nghiệp
Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
-

Thực hiện các chính sách kích thích kinh tế đối với người sản xuất để
thực hiện đa dạng hóa, chính phủ tài trợ các nguồn đầu vào, các chính sách khác
để khuyến khích nông dân.
-

Đa dạng hóa gắn liền với thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
-

Cải tiến xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông nghiệp để đưa các loại
cây trồng mới vào sản xuất.
-

Chú trọng phát triển các chương trình nghiên cứu và phát triển, giới thiệu
cây trồng, vật nuôi hệ thống canh tác mới.
-

Đáp ứng cân đối nhu cầu lương thực trong thời kỳ ngắn hạn và biến đổi
cơ cấu cây trồng trong thời kỳ dài hạn.

13
1.2.1.2. Kinh nghiệm trong nước
Ngành trồng trọt bao gồm nhiều tiểu ngành sản xuất khác nhau như: sản
xuất cây lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất
rau…sự phát triển của ngành trồng trọt nước ta là sự phát triển của các tiểu

ngành sản xuất.
Cây lương thực chính là những câu có hạt, có tác dụng nuôi sống con người
và gia súc. Từ lâu ở nước ta lương thực vẫn là ngành sản xuất chính của nông
nghiệp nói riêng và của nề kinh tế nói chung.
Trước cách mạng Tháng Tám, đặc trưng nổi bật của sản xuất lương thực
nước ta là độc canh sản xuất lúa nước, trinh độ kỹ thuật thô sơ, năng suất lúa rất
thấp, chỉ đạt từ 10 – 13 tạ/ha, diện tích trồng lúa chiếm tới 90% tổng diện tích
gieo trồng.
Trong thời kỳ chống pháp và chống mỹ, Đảng và Nhà nước đã cố gắng thúc
đẩy sản xuất lương thực phát triển đáp ứng nhu cầu kháng chiến thắng lợi.
Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, do kéo dài chế độ kinh
tế thời chiến và tư tưởng tự cấp tự túc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lương thực nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ 1976 – 1980 nước ta phải
nhập 5,6 triệu tấn lương thực quy gạo, bình quân mỗi năm nhập 1,1 triệu tấn.
Thời kỳ đổi mới kinh tế, từ Đại hội Đảng lần thứ VI 9 (1986) nền kinh tế
Việt Nam đã khởi sắc, trong đó nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực. cho đến nay gần 30 năm
đổi mới nông nghiệp nước ta đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ nước thiếu lương thực triền
miên thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới [5].
Hiện nay, đang có hướng phát triển sản xuất ngành trồng trọt theo hướng
chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản xuất. Chuyên môn hoá nhằm lợi dụng triệt
để lợi thế so sánh của các vùng và cả nước để phát triển sản xuất hàng hoá với
quy mô lớn thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Đa

14
dạng hoá là nhằm mở rộng cơ cấu sản xuất một cách hợp lý trên cơ sở chuyên
môn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường cà khai thác tối đa tiềm
năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của đất nước
Để phát triển cây trồng mới có sản lượng cao hơn cây trồng cũ có có hai

hướng: tăng năng suất cây trồng hoặc tăng vụ trong năm.
Nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Với những chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những
năm qua đã làm cho nền kinh tế nước ta noi chung và nền nông nghiệp nói riêng
đã có những bước phát triển đáng kể. Nền nông nghiệp đang dần xóa nền sản
xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Vì thế xác định cây trồng phù hợp cho mỗi vùng sản xuất, chúng ta cần chú
trọng đến những cây trồng mà sản phẩm có sức tiêu thụ lớn, có giá trị sản phẩm
hàng hóa cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế tăng thu nhập.
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra
1.2.2.1. Bài học rút ra cho Việt Nam
Thâm canh và mở rộng diện tích giao trồng bằng khai hoang tăng vụ trong
đó mở rộng diện tích băng tăng vụ là hướng chính để tăng diện tích gieo trồng.
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, trên cơ sở nâng
cao năng suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương thực một cách hợp lý
nhằm mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng khác có
giá trị kinh tế cao.
Phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất để tăng
năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng
của nhân dân và hướng mạnh vào xuất khẩu, sản xuất ngành trồng trọt luôn gắn
với thị trường.
Để thực hiện được phương hướng trên cần phải thực hiện đồng bộ một số
giải pháp lớn như:

15
Thứ nhất, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản
xuất và chế biến sản phẩm các ngành trồng trọt bao gồm: thủy lợi, giao thông,
điện, mở rộng diện tích gieo trồng giống mới.
Thứ hai, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh
Thứ ba, làm tốt công tác khuyến nông.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển
ngành trồng trọt như: chính sách giá cả, thị trường, vốn, đất đai
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: hợp tác xã, hộ gia
đình, trang trại.
Trước những khó khăn trong sản xuất ngành trồng trọt hiện nay như: cung
cầu một số sản phẩm luôn mất cân đối, giá cả nông sản thấp, mức cạnh tranh
yếu,…theo các chuyên gia kinh tế ngành trồng trọt cần chú ý một số vấn đề cơ
bản sau:
- Quy hoạch đất đai theo hướng sản xuất hàng hóa, quy hoạch ổn định.
- Ứng dụng tiến bộ KHKT mới phù hợp để sản xuất sản phẩm có chất
lượng cao.
- Chú trọng đến việc đảm bảo các giống cây có chất lượng.
- Tập chung chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.
1.2.2.2. Bài học rút ra cho địa phương
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và kinh nghiệm trong nước có
thể rút ra một cách khái quát bài học về phát triển ngành trồng trọt cho xã như sau:
-

Phát triển ngành trồng trọt phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
-

Nắm vững chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực
tế của xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt.
-

Tích cực cơ cấu lại ngành trồng trọt, tập trung khai thác tốt các lĩnh vực
có tiềm năng, lợi thế.

16

-

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản
xuất giảm tổn thất trong sản xuất và sau thu hoạch, tăng năng suất chất lượng
sản phẩm.
-

Phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp để thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt.
-

Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ngoài những bài học kinh nghiệm chung có thể áp dụng cho xã Thuận
Thành như trên, tại địa phương cần phải thực hiện một số hướng phát triển sau:
+ một là, tận dụng lợi thế địa hình bằng phẳng và giữa các trung tâm KHKT
nhu TP.Thái Nguyên, TP.Hà Nội, xã cần ứng dụng KHKT để sản xuất trồng trọt
theo hướng công nghệ cao để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trồng trọt
trông bối cảnh đát nông nghiệp ngày càng ít.
+ Hai là, phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ giống cây trồng kết hợp với
dịch vụ chế biến sản phẩm trồng trọt để tạo ra việc làm, tăng thu nhập.
+ Ba là, đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết, đồn điền đổi thửa để có
các mô hình sản xuất lớn giảm chi phí.
+ Bốn là, tăng cường công tác đào tạo nghề cho nông dân đặc biệt là kỹ
thuật sản xuất sản phẩm sạch, sản xuất theo hướng công nghệ cao.
+ Năm là, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, phát triển cây có giá trị kinh
tế cao.

×