ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH
I TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG TIẾN – HUYỆN PHỔ YÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2012 – 2014
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH
I TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG TIẾN – HUYỆN PHỔ YÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2012 – 2014
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Dương Thị Minh Hòa
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng
cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản
Lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu
công nghiệp Yên Bình I trên địa bàn xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập, bản báo cáo tốt nghiệp của
em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong Khoa Quản lý Tài nguyên và Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Dương Thị Minh
Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành
khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Đồng Tiến, Ban bồi thường
GPMB&QLDA huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ, chuyên viên,
các ban ngành khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTHT Bồi thường hỗ trợ
CNH-HĐH Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB Giải phóng mặt bằng
KT – XH Kinh tế - xã hội
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NQ-TU Nghị quyết - Thành ủy
NQ-HĐND Nghị quyết - Hội đồng nhân dân
QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân
TĐC Tái định cư
TT-BTNMT Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
TT-BTC Thông tư Bộ Tài chính
TTLT Thông tư liên tịch
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của con người, nó là tư liệu sản xuất
đặc biệt góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Một trong những yêu cầu cơ bản là sử dụng đất đai hợp lý và nâng
cao chất lượng của đất.
Trong những năm gần đây thực hiện công tác đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng đề ra, đất nước ta có nhiều khởi
sắc, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trên đà phát
triển với các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, văn hóa… Sự thay đổi
và phát triển đòi hỏi phải có mặt bằng xây dựng. Vậy để thực hiện các dự án
phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải thu hồi một phần đất của người
dân đang sử dụng.
Công tác giải phóng mặt bằng là một việc hết sức khó khăn và phức tạp
bởi nó có liên quan đến một loại tài sản có giá trị rất lớn. Vì vậy, công tác giải
phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi của các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân. Thực tế, qua nhiều dự án đã cho thấy công tác giải phóng mặt bằng vẫn
tồn tại nhiều bất cập. Khó khăn lớn nhất của công tác giải phóng mặt bằng là
việc xác định giá bồi thường nhưng giá bồi thường lại luôn thấp hơn so với
giá thị trường. Do vậy, giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý
của người dân, họ luôn cảm thấy mức giá bồi thường là chưa thỏa đáng. Đó
cũng là lí do chính khiến cho người dân không tình nguyện chuyển đi, không
ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong những năm gần đây, đã tổ chức
nhiều dự án giải phóng mặt bằng thu được nhiều kết quả đồng thời cũng bộc
lộ nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp liên quan đến kinh tế - xã hội. Do vậy, cần
phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ về cơ sở lý luận, tìm giải pháp tháo gỡ trong
cơ chế chính sách và cách tổ chức thực hiện.
2
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng khu
công nghiệp Yên Bình I trên địa bàn xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá, phân tích về quá trình triển khai và thực hiện công tác bồi
thường GPMB của dự án: Xây dựng khu công nghiệp Yên Bình I tại xã Đồng
Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó
khăn trong công tác này, đồng thời đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn
thiện công tác bồi thường GPMB.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được phương án bồi thường về đất và tài sản trên đất.
- Đánh giá được công tác hỗ trợ của dự án đối với đối tượng, diện tích
bị thu hồi
- Đánh giá được ý kiến của người dân và một số cơ quan chức năng về
dự án.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu kỹ Luật Đất đai 2003, Nghị định, Thông tư có liên quan đến
công tác GPMB, hỗ trợ và tái định cư cho người dân sau khi GPMB.
- Nắm chắc các quyết định, các văn bản khác có liên quan đến bồi
thường, GPMB của Nhà nước và của địa phương.
- Điều tra thu thập kết quả của việc GPMB, từ đó phân tích và nhận xét.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đề tài này giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện các kiến thức về pháp
luật đất đai, thực trạng của công tác bồi thường GPMB trên cả nước nói
chung và dự án thực hiện đề tài nói riêng, có những thuận lợi, khó khăn khi
bồi thường dự án.
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả đáng giá bồi thường GPMB của dự án có ý nghĩa hết sức quan
trọng góp phần trong công tác xây dựng đổi mới đất nước nói chung và nâng
3
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên
nói riêng. Đặc biệt là có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc đổi mới xây dựng
và phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về bồi thường giải phóng mặt bằng
2.1.1. Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng
Đất đai ngày càng có giá trị cao, mà nhu cầu sử dụng đất thì ngày càng
tăng lên, đồng thời, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước và phát triển cơ sở hạ tầng rất mạnh. Vì vậy, việc thu hồi đất để
thực hiện dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là không thể tránh khỏi.
Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao động
cho một chủ thể nào đó thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.
Việc bồi thường thiệt hại có thể vô hình hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền
hoặc vật chất khác), có thể do các qui định của pháp luật điều tiết hoặc do
thoả thuận của các chủ thể.
Bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất thực chất là việc giải quyết mối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với người được giao đất, được cho thuê đất và
người bị thu hồi đất. Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy
định của Nhà nước về giá đất, về phương thức thu hồi và thanh toán. Việc bồi
thường thiệt hại về đất không giống với việc trao đổi mua bán tài sản, hàng hoá
trên thị trường. Nó vừa phải đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi, đồng thời
cũng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận đất thu hồi để sử dụng,
tức là phải giải quyết hài hoà lợi ích của cả ba đối tượng này [5].
Theo từ điển tiếng Việt: Giải phóng mặt bằng chính là việc làm cho
mặt bằng thoát khỏi tình trạng ban đầu của nó.
Theo luật đất đai 2003: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được
thực hiện trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để lấy mặt bằng phục vụ cho
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia và phát
triển kinh tế sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi
dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Khi mặt bằng đã được
giải phóng thì quỹ đất sẽ được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý (tổ
5
chức này do UBND cấp tỉnh thành lập) hoặc giao cho nhà đầu tư để thực hiện
dự án [3].
Hay nói cách khác khi tiến hành thu hồi đất thì sẽ có bồi thường, giải
phóng mặt bằng. Nhưng không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất đều sẽ
có bồi thường, giải phóng mặt bằng, mà chỉ có trường hợp quy định tại khoản
1 điều 38 Luật Đất đai 2003: “Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”.
2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng
Quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức
tạp nó được thể hiện qua các dự án khác nhau.
- Tính đa dạng: mỗi dự án được tiến hành trên các vùng đất khác nhau
với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định. Do
vậy, quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng mang những đặc điểm
riêng biệt đối với từng dự án.
- Tính phức tạp: đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội đối với mọi người dân. Đối với vùng nông thôn
thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Còn đối với đô thị, thì đất đai là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp
với đời sống và sinh hoạt của người dân. Do vậy, dựa vào các đặc điểm trên
mà chúng ta thấy quá trình bồi thường thiệt hại ở mỗi dự án là khác nhau.
2.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác giải phóng mặt bằng
Có rất nhiều yếu tố tác động đến công tác giải phóng mặt bằng. Những
yếu tố đó có thể làm cho công tác giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh hay
chậm tuỳ theo mức độ của nó. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản:
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương có đất bị thu hồi.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công tác định giá đất và tài sản.
- Nguồn vốn chi trả cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trình độ và kinh nghiệm của những người làm công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng.
- Tâm lý, trình độ học vấn, đạo đức của người dân có đất bị thu hồi.
6
2.2. Cơ sở khoa học của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
2.2.1. Cơ sở lý luận
Trong công cuộc CNH - HĐH, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong chiến lược đưa đất nước ta
đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo đúng lộ trình. Có thể
nói công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có vai trò không thể thiếu trong
quá trình phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa đất
nước lên tầm cao mới.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng của đất nước ta còn hạn chế nên việc thu hút
vốn và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài còn
gặp nhiều khó khăn. Công tác GPMB nhanh chóng sẽ giúp ta có lợi thế trong
cạnh tranh và thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Công tác GPMB kéo dài sẽ làm chậm tiến độ của các dự án, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực dự án cũng như đánh mất
niềm tin cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy công tác GPMB được thực hiện tốt
sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phục vụ phát triển kinh tế nâng cao
đời sống của người dân.
2.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, trình tự, thủ tục, bồi thường,
hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2004/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư;
7
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có Nghị
định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004. Cụ thể như sau: Sửa
đổi bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 3, sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 9, sửa đổi
điều 29, bổ sung Khoản 3 vào Điều 36, sửa đổi Khoản 2 Điều 48;
- Thông tư của Bộ Tài Chính số 116/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất;
- Thông tư số 16/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường
thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Quyết định số 2044/QĐ-UBND ngày 30/09/2005 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất theo nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004;
- Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16/09/2005 của UBND tỉnh
Thái Nguyên, về việc ban hành quy định hạn mức đất khi giao đất và hạn mức
công nhận đất ở với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị dịch vụ công nghiệp
Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công
nghiệp Yên Bình I;
- Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 về việc điều chỉnh, bổ
sung đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 26/6/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa mầu gắn liền
với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
8
- Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành Đơn giá bồi
thường nhà, công trình kiến trúc
gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Thông báo số 38/TB-UBND ngày 02/4/2013 của UBND huyện Phổ
Yên về việc triển khai công tác thu hồi bồi thường GPMB dự án xây dựng
Khu công nghiệp Yên Bình I, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;
2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới và một số tỉnh
trong nước
2.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới
Đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới đất đai là nguồn lực quan
trọng cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi nhà nước thu
hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời
sống kinh tế của hàng triệu người dân. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển
người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp thì đó là vấn đề sống còn của
họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong công tác GPMB của một số nước:
2.3.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn
ra mạnh mẽ. Điều đó dẫn đến quá trình GPMB cũng diễn ra với tốc độ nhanh
chóng. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mở cửa đặt ra hàng loạt vấn đề
mới về quản lý đất đai đô thị, xây dựng cơ sở đầu tư nước ngoài. Chính phủ
Trung Quốc có những quy định mới về chính sách và pháp luật để giả quyết
các nhu cầu trên.
Tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu và một số
tỉnh nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở đô thị và nông thôn được Nhà nước Trung
Quốc quan tâm và thực hiện triệt để.
Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần đây,
đạt được những kết quả đáng kể, nguyên nhân là do việc xây dựng các chính
sách và các thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều
9
lĩnh vực khác, mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển
cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn
lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư. Đối với các dự
án phải bồi thường để GPMB, kế hoạch tái định cư chi tiết được chuẩn bị
trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng
địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng [2].
Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện bồi
thường và tái định cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và
chính sách pháp luật đất đai đầy đủ, phù hợp công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất rất năng động cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc. Năng
lực, thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao,
người dân có ý thức pháp luật nghiêm minh nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt
đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
2.3.1.2. Australia
Ôxtrâylia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy mà hệ
thống pháp luật quản lý xã hội nói chung, quản lý sở hữu và sử dụng đất đai
nói riêng được hình thành từ rất sớm. Theo chiều dài lịch sử, chính sách, pháp
luật đất đai Ôxtrâylia mang tính kế thừa và phát triển liên tục, không bị thay
đổi và gián đoạn bởi thay đổi của chế độ chính trị. Trên cơ sở tập hợp và vận
dụng hàng chục luật khác nhau của đất nước nên pháp luật và chính sách đất
đai phát triển một cách nhất quán ngày càng hoàn thiện thuộc nhóm đứng
hàng đầu trên thế giới. Luật đất đai của Ôxtrâylia quy định đất đai của quốc
gia, thuộc hai loại sở hữu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai
bảo vệ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai, chủ sở hữu đất
đai có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thừa kế theo di
chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật cũng quy
định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân phục vụ vào mục đích công
cộng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trưng thu gắn với việc Nhà nước
thực hiện bồi thường [2].
Ở mỗi bang ngoài luật đất đai, các văn bản quy định cụ thể việc thực hiện
và các đạo luật khác có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đất
10
để phát triển bền vững đất đai, khai thác tối đa hiệu quả trong việc sử dụng
đất. Về quản lý công trình công cộng mang lại lợi ích cho Nhà nước và nhân
dân. Quyền lấy đất để cấp cho các công trình công cộng là quy tắc chung bao
chùm các luật có liên quan tới đất ngay cả trong trường hợp mảnh đất đó
thuộc sở hữu tư nhân, giấy chứng nhận thửa đất đó có lưu quyền bảo lưu của
Nhà nước lấy lại mảnh đất đó phục vụ cho công trình công cộng [2].
2.3.1.3. Thái Lan
Mặc dù chưa có chính sách bồi thường và tái định cư của quốc gia
nhưng Hiến pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho xây dựng cơ sở
hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô
thị, cải tạo đất đai và các công trình công cộng khác phải theo thời giá thị
trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng
đất gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh
đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các qui định này, các
ngành có qui định chi tiết cho việc trưng dụng đất cho ngành mình.
Năm 1987, Thái Lan ban hành luật trưng dụng về bất động sản áp dụng
cho việc trưng dụng đất sử dụng vào việc xây dựng tiện ích công cộng, quốc
phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát
triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai sử dụng vào mục đích
công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc
tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa
ra những quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường tái định cư, nguyên
tắc cụ thể xác định bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường,
thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường tái định cư, trình tự
đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, tố cáo [2].
2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh trong nước
2.3.2.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Hà nội
Đến năm 2010 số dự án GPMB trên toàn TP.Hà Nội là 1.005 (gấp 3 lần
cùng kỳ năm trước), với quy mô thu hồi đất trên 13.500 ha (gấp 4,5 lần cùng
kỳ năm trước), phạm vi thu hồi liên quan đến hơn 186.000 tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, với số hộ cần bố trí tái định cư là trên 19.000 hộ. Trong đó, đã
11
hoàn thành xong 225 dự án; hoàn thành và bàn giao một phần diện tích cho 57
dự án theo phân kỳ đầu tư, bàn giao trên 1.500 ha đất, chi trả trên 2.900 tỷ
đồng cho trên 49.600 hộ dân, bố trí tái định cư cho trên 2.130 hộ. Ba tháng
đầu năm 2011, TP.Hà Nội tiếp tục thực hiện GPMB trên 790 dự án, với quy
mô thu hồi đất lên đến trên 11.700 ha, liên quan đến gần 177.000 hộ dân, bố
trí tái định cư cho trên 16.420 hộ. Đến nay, 14 dự án đã hoàn thành toàn bộ
công tác BT&GPMB; 4 dự án đã hoàn thành bàn giao một phần theo phân kỳ
đầu tư, bàn giao 102 ha đất, chi trả 2.780 tỷ đồng cho gần 4.470 hộ dân, bố trí
tái định cư cho 378 hộ [25].
Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống
nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc
biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố; trực tiếp xem xét, khảo
sát, kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ
trợ cho người dân phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành,
đặc biệt là các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều cố gắng, vào cuộc
quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác GPMB. Công
tác tuyên truyền đối với người dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua
các chuyên mục về cơ chế chính sách BT&GPMB, thực hiện tái định cư trên
các báo, đài của TP.Hà Nội [25].
Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về những vấn đề: Quy
hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách BT&GPMB nêu trên, với phương
thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình BT&GPMB đối
với những nội dung thuộc thẩm quyền của Thành phố đã tạo chuyển biến
mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ BT&GPMB trên địa bàn.
2.3.2.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Hải Phòng
Tại Hải Phòng, cùng với sự phát triển của đất nước, các dự án đầu tư có
sử dụng đất đang bắt đầu gia tăng. Trong quá trình thực hiện, UBND Thành
phố và các ngành chức năng vừa làm vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính
sách trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất, tuân
thủ các chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật. Trong thời gian
12
qua, công tác bồi thường GPMB đã được các ngành, các cấp thực hiện tuy
còn nhiều vướng mắc, song phần nào cũng giải quyết được vấn đề bàn giao
mặt bằng cho các dự án. Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, ngành
địa chính đã cùng với các ngành có liên quan tổ chức kiểm kê, lập phương án
bồi thường cho 125 dự án trong đó đã chi trả xong tiền bồi thường cho 90 dự
án với diện tích đất 855 ha, kinh phí bồi thường 200,06 tỷ đồng, hoàn thành
phương án bồi thường trình UBND thành phố phê duyệt cho dự án với diện
tích 200,10 ha, giá trị bồi thường 85 tỷ đồng [2].
2.3.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong những năm gần đây
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai. Quan điểm này là
nguyên tắc trong thực hiện bồi thường GPMB. Việc bồi thường phải đảm bảo
hài hoà giữa lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, chủ đầu tư và Nhà nước.
Thực hiện công khai hoá tất cả các khâu liên quan đến bồi thường GPMB.
Thống nhất được chính sách bồi thường áp dụng cho các trường hợp khi Nhà
nước thu hồi đất, không phân biệt tính chất sử dụng đất của các dự án.
Quy định chi tiết và cụ thể hoá điều kiện, nguyên tắc bồi thường đất, tài
sản, cây cối, hoa màu phù hợp với thực tế đất đai tài sản của các chủ sử dụng.
Quy định về giá đất, giá tài sản được bồi thường phù hợp với giá trị thiệt hại
thực của người có đất bị thu hồi. Cùng với các chính sách hỗ trợ di chuyển
chỗ ở, ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ chợ khác của chủ dự án
thể hiện đúng tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Thái Nguyên trong những năm gần đây đẩy mạnh việc thu hút đầu tư
trong đó thành phố Thái Nguyên đóng một vai trò hết sức quan trọng, có nhiều
dự án đầu tư liên quan đến công tác GPMB. Như năm 2000 có 32 dự án, năm
2001 có 84 dự án, đến năm 2004 có 98 dự án đầu tư. Với tổng dự án được đầu
tư trong 4 năm đó là 322 dự án, đến tháng 7/2007 có dự án mở rộng sản xuất
mỏ than Khánh Hoà tổng kinh phí được phê duyệt là 5,2 tỉ đồng và một số các
dự án khu tái định cư mỏ than Khánh Hoà, mở rộng sản xuất Công ty gang thép
Thái Nguyên và nhà Z127, dự án xây dựng QL3 mới Hà Nội – Thái Nguyên…
13
Năm 2008 các dự kiến đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên tăng hơn nhiều so với
năm 2007 và những năm trước. Trong 11 tháng đầu năm 2008, số dự án được
cấp giấy chứng nhận đầu tư đăng ký tổng vốn khoảng 19,051 tỉ đồng, tăng
gấp 2.26 lần so với cả năm 2007 (năm 2007 cấp CNĐT với số vốn đăng kí là
8.422 tỉ đồng) ngoài ra tỉnh đã chấp thuận về chủ trương đầu tư cho 70 dự án
với tổng vốn đăng kí hơn 24 ngàn tỉ đồng. Nhiều nhà đầu tư lớn vào tỉnh như
tập đoàn Vinaxuki, tập đoàn Lê Trạch - Đài Loan, Công ty cổ phần Long
Việt, Công ty Hoàng Đạt… Số các dự án đầu tư có quy mô lớn cả về diện tích
đất sử dụng và vốn đăng kí tập chung nhiều vào lĩnh vực khu sinh thái và đầu
tư hạ tầng đường giao thông, khu đô thị. Đã có các nhà đầu tư tiềm năng đăng
ký xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) như Công ty Lê Trạch - Đài
Loan (KCN Nam Phổ Yên), Công ty Vinxuki (KCN Tây Phổ Yên), Công ty
cổ phần Châu Á Thái Bình Dương (KCN Phú Bình), Công ty cổ phần Yên
Bình (dự án đầu tư xây dựng tổ hợp KCN chế xuất, đô thị và dịch vụ Yên
Bình) các dự án này thành công sẽ là nền tảng thuận lợi cho thu hút đầu tư
trong thời gian tới của tỉnh [4].
2.3.3.1. Công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Phổ Yên
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc GPMB đối với nhịp độ phát triển
kinh tế, xã hội. Huyện Phổ Yên đã đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, công tác bồi thường luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm,
tập trung công sức chỉ đạo giải quyết.
Hội đồng bồi thường GPMB cũng được thành lập tạo điều kiện chủ động
trong việc thực hiện, đề xuất sát thực tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
* Kết quả thực hiện công tác GPMB từ năm 2002 của huyện Phổ Yên đến nay:
Toàn huyện đã giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư dự án của 18 tổ
chức, 6 hộ gia đình. Tổng diện tích GPMB 133.61 ha, thu hồi đất của 2037 hộ
dân đang sử dụng; trong đó phải di chuyển đất ở 41 hộ. Được phân ra như sau:
- Nhóm các dự án đầu tư phát triển kinh tế: có 8 dự án diện tích GPMB
115.34 ha số hộ GPMB: 1031 hộ; trong đó có 41 hộ phải di chuyển chỗ ở.
Cho đến nay có 4 dự án đi vào sản xuất (sữa Vĩnh Phúc, MaNi, Gạch Tuynel,
giấy Trường Xuân). Giá trị đầu tư ước tính khoảng 300 tỉ đồng (chưa có thuế
14
hải quan) sử dụng 530 lao động trong đó 70% là lao động phổ thông. 2 dự án
xây dựng nhà xưởng chuẩn bị sản xuất trong quý 3; 2 dự án đầu tư trong giai
đoạn xây dựng cơ bản và hoàn tất việc GPMB [1].
- Nhóm đầu tư xây dựng chợ, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng kinh
tế, trường học: Diện tích GPMB 3.86 ha, số hộ có diện tích GPMB: 732 hộ.
Đã đầu tư các nguồn ngân sách: xấp xỉ 40 tỉ đồng [1].
- Nhóm GPMB thực hiện quy hoạch và giao đất dân cư mới (7 khu dân
cư mới ) diện tích GPMB 5.49 ha, số hộ GPMB: 177 hộ, thực hiện giao đất và
thu tiền vào ngân sách xấp xỉ 7 tỉ đồng.
- Nhóm dự án đầu tư của 6 hộ gia đình vào mục đích phát triển tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ diện tích GPMB 9.02 ha, số hộ GPMB: 107 hộ, đến
nay 4 hộ đã sản xuất kinh doanh. Số vốn đầu tư 12 tỉ đồng, sử dụng thường
xuyên 80 lao động, nộp ngân sách xấp xỉ 300 triệu đồng [1].
- Những dự án đầu tư đã có quyết định thu hồi đất và công văn chấp
thuận địa điểm của UBND tỉnh nhưng chưa GPMB [1]:
+ Công ty mây tre đan xuất khẩu: diện tích phải GPMB 0.6 ha, số hộ
GPMB là 25 hộ (mới có 3 hộ nhận bồi thường).
+ Doanh nghiệp kết cấu thép Quang Anh: diện tích phải GPMB là 2.16
ha, số hộ GPMB là 32 hộ.
+ Công ty sản xuất bột muối An Bình: diện tích phải GPMB 3.33 ha, số
hộ GPMB là 48 hộ.
+ Công ty sản xuất đồ dân dụng Thịnh Yên: diện tích phải GPMB 1.25
ha, số hộ GPMB là 35 hộ.
+ Công ty bò sữa Minh Hà diện tích phải GPMB 10.34 ha, số hộ
GPMB là 49 hộ.
+ Công ty xăng dầu Bắc Thái: diện tích phải GPMB 1.9 ha, số hộ
GPMB là 13 hộ.
+ Mở rộng chợ Ba Hàng: diện tích phải GPMB 0.35 ha, số hộ GPMB là
44 hộ.
+ Bãi rác thải Đồng Hầm- Minh Đức: diện tích phải GPMB 9 ha, số hộ
GPMB là 26 hộ.
15
+ Trạm điện 110KV Tân Hương: diện tích phải GPMB 0.64 ha, số hộ
GPMB là 44 hộ.
+ Trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm: diện tích phải GPMB 0.35
ha, số hộ GPMB là 49 hộ.
* Nguyên nhân của những dự án chưa được GPMB
- Nguyên nhân cơ bản ở những nơi hộ dân có đất trong khu thực hiện
dự án chưa nhận bồi thường GPMB, gây cản trở cho quá trình thực hiện dự
án. Lý do chính các cấp uỷ cùng ban ngành, đoàn thể của cơ sở chưa thực sự
vào cuộc, hiệu quả thuyết phục quần chúng chưa cao, ví dụ: Việc GPMB để
xây dựng nhà máy gạch Tuynel ở Quán Vã - Đồng Tiến rất thuận lợi nhưng
GPMB để xây dựng hàng mây tre đan của Công ty Vũ Mai Lan ở xóm Đình -
Thanh Quang - Đồng Tiến rất khó khăn.
- Luật Đất đai 2003 có thay đổi điều kiện để thu hồi đất, những dự án
đầu tư phát triển ở Phổ Yên không thuộc diện thu hồi đất mà chỉ bằng hình
thức UBND tỉnh chấp thuận địa điểm nhưng một số cơ sở và nhân dân còn
nhận thức chưa đúng về ý nghĩa phát triển khu công nghiệp, doanh nghiệp,
nên cơ sở và chủ dự án còn chậm trong việc bồi thường hay thoả thuận với
người dân. Mặt khác do việc giao khoán ruộng đất ở Phổ Yên theo phương
thức tốt, xấu, xa, gần đều có nên khi có dự án đầu tư thường động chạm đến
nhiều chủ hộ (1ha thường từ 15 đến 20 hộ dân), nếu hiểu theo từ thoả thuận
thuần tuý mà không xem xét đến việc cần thiết phải dành đất cho công
nghiệp, thu hút đầu tư thì rất khó khăn trong GPMB.
- Việc đánh giá, thẩm định năng lực của chủ dự án là việc rất quan
trọng, có dự án đầu tư khi có quyết định thu hồi đất hoặc chấp thuận địa điểm
UBND tỉnh, nhưng chủ dự án không phối hợp với UBND huyện, hội đồng bồi
thường GPMB huyện và cơ sở để làm các thủ tục về bồi thường GPMB. Có
chủ dự án ngại tiếp xúc trình bày dự án với chi bộ Đảng cơ sở nên việc
GPMB gặp khó khăn.
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu tập trung vào kết quả thực hiện công
tác GPMB, các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi GPMB tại dự
án xây dựng khu công nghiệp Yên Bình trên địa bàn xã Đồng Tiến, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: UBND xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 24/02/2014 đến ngày 10/5/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây
dựng khu công nghiệp Yên Bình tại xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Tìm hiểu ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt
bằng và đề xuất phương án giải quyết.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác bồi thường,
GPMB của dự án xây dựng.
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác
bồi thường, GPMB.
17
- Thu thập các văn bản quy định về đầu tư xây dựng khu công nghiệp
Yên Bình I trên địa bàn xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập các số liệu về Bồi thường GPMB, bố trí tái định cư được
lấy từ Ban bồi GPMB và Quản lý dự án.
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị ảnh
hưởng GPMB để thực hiện dự án.
3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý số liệu
- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý số liệu, so sánh: thu thập và xử
lý số liệu cụ thể về kết quả của công tác giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn
bị quỹ nhà, quỹ đất tái định cư trên địa bàn thành phố. So sánh các kết quả và
đưa ra kết luận cụ thể giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu.
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Tiến
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đồng Tiến nằm ở trung tâm huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, bị
chia đôi bởi thị trấn Ba Hàng có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Tiên Phong
- Phía Nam giáp xã Nam Tiến và Tân Hương
- Phia Tây giáp xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng
- Phía Bắc giáp xã Hồng Tiến và thị trấn Bãi Bông
Xã có 25 xóm, với tổng diện tích tự nhiên là 1042,30 ha, nằm ở vùng 2
là vùng ven sông Cầu, Sông Công. Với vị trí địa lý như vậy xã có nhiều lợi
thế để phát triển theo hướng CNH - HĐH và phát triển đa dạng hàng hoá
ngành nghề sau này.
4.1.1.2. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa nhiều từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Trong năm có 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau.
a. Chế độ nhiệt
Theo số liệu của trạm quan trắc cho thấy: Nhiệt độ bình quân năm là
23,5
0
C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15
0
C, chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao
nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 14
0
C). Tổng tích ôn
khoảng 8000
0
, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1300 giờ và phân bổ
không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất
là tháng 9 với tổng số giờ nắng là 185 giờ.
19
b. Chế độ mưa
Do thuộc vùng đồng bằng bắc bộ nên chế độ mưa ở đây mang những
đặc trưng sau:
+ Từ 16 tháng 11 đến 30 tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít chỉ
chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
+ Từ 01/5 đến 15/11 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm 85% tổng
lượng mưa cả năm.
+ Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn chiếm gầm 40% lượng mưa cả
năm) lại trùng với mùa mưa bão nên thường xuyên xảy ra lũ lụt úng ngập.
c. Lương bốc hơi và độ ẩm
Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm
là 985,5mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng : 84mm
+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9mm
+ Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3): 62,7 mm
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn
so với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm trung bình trên địa bàn xã Đồng Tiến trung bình là 82%. Để
đánh giá một cách khái quát cân bằng giữa mưa và độ ẩm (vấn đề có liên quan
đến sử dụng đất) cần xem xét đến chỉ số ẩm ướt (k), nhìn chung chỉ số ẩm ước
hàng năm của xã đạt 2,05% nghĩa là lượng mưa gấp 2 lần bốc hơi, như vậy độ
ẩm của xã tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 12 và tháng 1 hệ số k nhỏ hơn
0,3 vì vậy thường gây ra hạn hán nghiêm trọng trong thời gian này.
4.1.1.3. Địa hình
Xã Đồng Tiến nằm trong vùng 2 thuộc vùng trung du của huyện Phổ
Yên, mang đặc điểm của vùng trung du bắc bộ.
Trên bản đồ địa hình, xã Đồng Tiến có địa hình gò thấp xen kẽ với đồng bằng,
địa hình thấp dần từ tây xuống phía đông nam. Đặc điểm địa hình như trên sẽ chi
phối phương án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là cần bố trí sử dụng đất cho phù
hợp với điều kiện địa hình của địa phương để đảm bảo sử dụng đất bền vững.
20
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai xã Đồng Tiến chia làm 2 loại chính:
- Toàn xã có khoảng 12,87 ha đất đồi núi, tầng đất tương đối dày, thành
phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá. Loại đất
này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
- Đất ruộng: chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha, có tầng đất dày, hàm
lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá,
loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây màu.
* Tài nguyên nước
- Nước mặn
Xã Đồng Tiến có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Với lượng
mưa trung bình năm khoảng 2020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các
kênh mương, hồ, ao, tạo nên nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân trong thị trấn.
- Nguồn nước ngầm
Kết quả khảo sát nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng nước ngầm
tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác và sử
dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.
Tóm lại tài nguyên nước của xã Đồng Tiến là tương đối dồi dào, nhưng
điều kiện tự nhiên một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô chỉ chiếm 15%, tổng
lượng mưa nên thường gây ra thiếu nước, hạn hán, mùa mưa chiếm 85% tổng
lượng mưa lại trùng với mùa gió bão nên thường xảy ra lũ lụt úng ngập.
* Tài nguyên nhân văn
Với lợi thế trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Phổ Yên trên địa bàn
xã có các cơ quan của tỉnh, huyện, các nhà máy của trung ương và địa phương
với nguồn lao động có tri thức, kinh nghiệm và phương thức sản xuất công
nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH làm
động lực cho phát triển kinh tế của cả huyện. Vì vậy, đây là nguồn tài nguyên
nhân văn quan trọng giúp xã phát triển kinh tế - xã hội.
21
Với tài nguyên nhân văn của xã như trên, trong quy hoạch sử dụng đất
cần phải chú ý quan tâm đến tập quán, hoàn cảnh cụ thể của mỗi tiểu khu, mỗi
thôn nhà máy xí nghiệp để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình văn hoá,
lịch sử trên địa bàn xã, để khai thác triệt để tiềm năng này, góp phần vào sự
nghiệp CNH - HĐH của xã.
* Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã có mỏ đất sét nằm ở khu vực phía Tây Nam xã, hiện đã
được các hộ dân và công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Thắm đang khai thác sử
dụng.
* Cảnh quan môi trường
Cảnh quan đặc trưng mang đặc điểm chung của cảnh quan vùng đồng
bằng bắc bộ với các vùng đồng bằng đan xen các khu dân cư và hệ thống ao,
hồ dầy đặc đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng cho xã Đồng
Tiến. Trong lĩnh vực môi trường tuy hiện nay chưa có vấn đề gì nổi cộm
nhưng cũng có một số vấn đề về môi trường đáng được quan tâm như sau:
- Ô nhiễm nguồn nước do phân bón, phun thuốc trừ sâu, nước thải sinh
hoạt, vệ sinh công nghiệp.
- Môi trường khu vực nông thôn: Điều kiện vệ sinh môi trường hàng
ngày của nhân dân còn nhiều bất cập, nhà vệ sinh nhiều nơi còn mang tính
tạm bợ gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng
đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt, các công trình chuồng trại chưa
được bố trí hợp lý… nhiều tập tục lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh
vẫn tồn tại.
4.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên của xã
* Thuận lợi
Xã có nguồn tài nguyên đất phong phú đa dạng, trên địa bàn có 2 loại
đất chính, việc khai khai thác các loại đất này tương đối thuận lợi.
Điều kiện khí hậu của xã có một nền nhiệt phong phú đa dạng, lượng mưa
cao, độ ẩm tương đối khá cho phép phát triển tập đoàn cây nông nghiệp khá
phong phú, đồng thời bố trí nhiều vụ trong năm.