Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo quản lý kho hàng Công cụ case Power designer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.86 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Điện Lực, đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Hồng Khánh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong thời gian được làm việc với cô, em
không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học được tinh thần làm việc,
thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cô.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, và bè bạn vì đã luôn là nguồn động
viên to lớn, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện báo cáo môn học với tất cả sự nỗ lực của bản
thân, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô
tận tình chỉ bảo.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng góp
quý báu của tất cả mọi người.
Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Ngọc
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ Ý nghĩa
PDM PhysicalDataModel Biểu đồ dữ liệu vật lý
BDM Business Data Model Biểu đồ tiến trình nghiệp vụ
CDM ConceptualDataModel Biểu đồ dữ liệu khái niệm
MD MultidimensionalDiagram Biểu đồ đa chiều
BẢNG CÁC KÝ PHÁP
Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa
Điểm bắt đầu tiến trình
Trinh ki duyet
Điểm lựa chọn điều


kiện
Điểm kết thúc tiến trình Đường liên kết
Công việc cần thực hiện Hồ sơ dữ liệu
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý kho trong doanh nghiệp là một việc rất quan trọng đòi hỏi bộ phận
quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp, các doanh nghiệp không chỉ có mô
hình tập trung mà còn tổ chức mô hình kho phân tán trên nhiều địa điểm trong phạm vi
vùng, quốc gia, quốc tế. Quản lý thống nhất mô hình này trong kho không phải là việc
đơn giản nếu chỉ sử dụng phương pháp kho truyền thống.
Phần mềm quản lý kho hàng vật tư là một giải pháp tiên tiến. Nó là một hệ
thống quản lý đầy đủ các thông tin về kho, vật tư hàng hóa cũng như các nhiệm vụ
nhập kho, xuất kho nội bộ, kiểm kê kho vật tư và điều hành chỉnh vật tư sau khi kiểm
kê.
Để xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả thì nghành
công nghệ thông tin đã phát triển tương đối phổ biến trên Thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, nó đã cung cấp cho chúng ta những biện pháp cần thiết đó. Đã qua
đi thời gian tính toán, lưu trữ dữ liệu bằng các phương pháp thủ công truyền thống
mang nặng tính chất lạc hậu, lỗi thời. Công nghệ thông tin đã đi vào các nghành với
một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không
mất đi sự chính xác.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá mới cho công tác
quản lý kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về hàng húa, vật tư, nguyên
vật liệu và sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Từ đó người quản lý doanh nghiệp
có thể đưa ra cá kế hoạch và quyết định đúng đắn giảm chi phí và tăng khả năng cạnh
tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lý do trên, “Quản lý kho hàng” là một trong số các bài tập
nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của Sinh viên đối với môn học Công Cụ Case đã
tiếp thu được trong quá trình học tập, đồng thời giúp cho Sinh viên làm quen với lĩnh
vực quản lý và bước đầu hiểu được sơ bộ cách giải quyết một bài toán quản lý kho áp
dụng kiến thức tin học của mình.

Do kinh nghiệm, kiến thức và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài tập này còn có
nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của các bạn. Và đặc biệt em rất mong được nghe
ý kiến đánh giá và chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Khánh, người nhiệt tình
giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn nhóm làm bài tập. Xin chân thành cảm ơn cô!
Nội dung bản báo cáo về đề tài: Quản lý kho hàng gồm các chương sau:
Chương 1: Phát biểu bài toán.
Chương 2: Công cụ Power Designer.
Người thực hiện: Nguyễn Đình Ngọc.
Chương 3: Áp dụng công cụ Power Designer để phân tích thiết kế hệ thống.
Người thực hiện: Nguyễn Đình Ngọc.
CHƯƠNG 1: PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
1.1 Quản lý nhập
Sau mỗi lần hàng bộ phận quản lý kho sẽ ghi lại chi tiết hàng xuất vào sổ cho tiết
hàng hóa, để tiện theo dõi hàng hóa trong kho. Khi mặt hàng nào đó trong kho sắp hết
hoặc đã hết thì bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành báo cho ban quản lý. Ban quản lý sẽ
lệnh cho bộ phận mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp và tiến hành mua hàng. Khi hàng
được mua về kho, bộ phận kho sẽ tiếp nhận phiếu giao hàng và kiểm tra số lượng và
chất lượng của hàng về có đúng với yêu cầu mua hàng không. Sau khi kiểm tra xong
số lượng và chất lượng của hàng đã đảm bảo thì bộ phận quản lý kho lập phiếu nhập
kho. Những hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu chât lượng và số lượng sẽ được bộ
phận quản lý kho giao cho bộ phận mua hàng trả lại nhà cung cấp cùng với biên bản
kiểm nghiệm hàng hóa. Một số hàng hóa khi xuất bán cho khách hàng vì một lý do nào
đó không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng được đưa về nhập kho chờ xử
ký. Việc theo dõi hàng nhập kho được diễn ra liên tục và thông tin về hàng trong kho
được bộ phận kho theo dõi theo ngày, tháng, quý thậm chí cả tuần.
1.2 Quản lý xuất
Bộ phận bán hàng sẽ nhận yêu cầu mua hàng của khách hàng. Khách hàng ở đây
có thể là mua lẻ hoặc mua buôn. Bộ phận bán hàng có chức năng nhận yêu cầu và gửi
đến bộ phận kho. Bộ phận kho sẽ kiểm tra lượng hàng trong kho, sau đó sẽ gửi thông
báo về số lượng hàng cho bộ phận bán hàng. Nếu đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng

thì bộ phận bán hàng sẽ viết hóa đơn bán hàng và giao cho khách hàng bản sao hóa
đơn bán hàng. Khách hàng sẽ nhận và gửi lại cho bộ phận quản lý. Bộ phận quản lý
kho sẽ tiến hành kiểm tra và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được gửi cho khách
hàng và một phiếu được giữ lại lưu vào kho phiếu xuất. Khi xuất hàng thông tin hàng
xuất cũng được lưu vào sổ chi tiết hàng hóa để tiện đối chiếu kiểm tra.
1.3 Quản lý tồn
Việc quản lý hàng tồn diễn ra ngay trong quá trình nhập và xuất hàng. Hàng hóa
được thực hiện qua máy tính mỗi khi phát sinh nhập hay xuất hàng.
8
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ POWER DESIGNER
1.4 Thông tin về công cụ
Power Designer là 1 công cụ thiết kế Cơ sở dữ liệu, Với các Chức năng sau:
• Thiết kế sơ đồ thực thể kết hợp (Conceptual Data model (CDM)).
• Phát sinh Physical Data Model (PDM) tương ứng trên một DBMS được chọn.
• Phát sinh ràng buộc toàn vẹn tham chiếu (referential integrity triggers) nếu
chúng được hỗ trợ bởi CSDL đích.
• Cho phép hiệu chỉnh và in các model.
• Phát sinh ngược lại các Database và các application đang tồn tại.
1.5 Vai trò của công cụ
• Trình bày mô hình ở dạng đồ họa
• Kiểm tra tính hợp lệ của mô hình được thiết kế
• Phát sinh mô hình dữ liệu vật lý của Database
1.6 Trong trường hợp nào thì sử dụng công cụ?
PowerDesigner là một công cụ hỗ trợ với nhiều tính năng. Nó hỗ trợ đắc lực
trong việc thiết kế mô hình quan hệ, mô hình CDM, PDM, ERD, ER….trong việc
phân tích thiết kế hệ thống thông tin ở các trường đại học, cao đẳng.
1.7 Sử dụng công cụ như thế nào?
Start/All Programes/SyBase/ Power Designer Trial 11/ Power Designer Trial
Hình 2. Giao diện khởi động Power Designer
9

• Object Browser Window: hiện nội dung của vùng làm việc (workspace)
trong tree view. Bạn có thể dùng Object Browser để tổ chức các đối tượng
trong mỗi mô hình của bạn.
• Workspace là tên của PowerDesigner session hiện hành. CDM mới sẽ được
mở và lưu trong workspace.
• Output Window: hiển thị progression của các process mà bạn chạy từ
PowerDesigner, Ví dụ tiến trình tạo PDM từ CDM sẽ được hiển thị trong
window này.
1.8 Ví dụ
2.1.1 Tạo thực thể (Entity)
SINHVIEN
Thuộc tính Kiểu dữ liệu Kích
thước
Ghi chú
MASV Character 10 Thuộc tính
khóa
TENSV Character 30
NGAYSINH Datetime
PHAI Boolean
DIACHI Character 50
LOPHOC
Thuộc tính Kiểu dữ liệu Kích thước Ghi chú
MALOP Character 10 Thuộc tính khóa
TENLOP Character 30
SISO Integer
(1) Click chọn biểu tượng thực thể, và click vào trong lược đồ. Click phải
để kết thúc.
(2) Khai báo thông tin của thực thể:
Double-click vào thực thể, một cửa sổ mới mở ra cho phép chúng ta
chỉnh sửa thông tin của thực thể như: tên của thực thể, thuộc tính của

thực thể, các rule,….
10
Thẻ General:
Name Tên thực thể. Tên này hiển thị trên mô hình
Code Tên tắt của thực thể. Tên này được dùng khi chuyển sang CSDL vật

Comment Diễn giải về thực thể
Number Số mẫu tin sẽ lưu trữ trong thực thể
Generate table Được chọn nếu entity sẽ được chuyển thành table trong PDM
Thẻ trang Attributes: Khai báo thuộc tính của thực thể
• Name: Tên thuộc tính được hiển thị trên sơ đồ
• Code: Tên tắt thuộc tính
• Data Type: Kiểu dữ liệu, như numeric, alphanumeric, boolean, …
• Domain Tên của associated domain
• M (Mandatory): Not Null hay không
11
• P (Primary Indentifier): Khóa chính hay không?
• D (Displayed): Hiển thị thuộc tính trong sơ đồ hay không?
Chú ý:
• Nếu không chọn mục Unique Code trong hộp thoại Model Options thì bạn có
thể đặt trùng Mã cho các mục dữ liệu khác nhau. (Tools  Model Options)
• Nếu bạn chọn Allow Reuse thì sử dụng một Data Item làm thuộc tính cho nhiều
thực thể. Tuy nhiên, thuộc tính đó không thể dùng làm định danh của Thực thể.
• Nếu bạn chọn cả hai mục trên thì khi bạn gõ têncủa mục dữ liệu đã có thì sẽ tự
động dùng lại mục dữ liệu đó.
2.1.2 Tạo mối kết hợp giữa các thực thể:
Giả sử ta có mối kểt hợp giữa hai thực thể sau:
(1) Click chọn biểu tượng Association, và click vào trong lược đồ. Click phải
để kết thúc.
(2) Khai báo thông tin của mối kết hợp: giống như khai báo thông tin của thực thể.

(3) Vẽ nhánh liên kết giữa thực thể và mối kết hợp: Click chọn biểu tượng
Link, kéo thả từ thực thể đến mối kết hợp. Click phải để kết thúc.
(4) Khai báo bản số (Cardinality) mỗi nhánh của mối kết hợp: Double click vào
đường Link. Chọn hay nhập bản số trong mục Cardinality.
• Role :Nhãn diễn
giải vai trò của link
• Identifier: Được
chọn nếu thực thể được
kết nối là thực thể phụ
thuộc bởi một thực thể
khác
• Cardinality: Bản
số mỗi nhánh của mối
kết hợp.
12
13
2.1.3 Khai báo mối kết hợp đệ qui:
Ví dụ: Khai báo MKH thể hiện quy tắc mỗi môn học có thể có một hay nhiều
môn học tiên quyết cần học trước:
Kết quả của mô hình trên khi chuyển qua mô hình PDM.
2.1.4 Khai báo thực thể phụ thuộc:
Ví dụ: Thực thể KQHTMOINAM (kết quả học tập mỗi năm) là thực thể phụ
thuộc của thực thể SINHVIEN có khóa là {MASV, NAM}
(1) Tạo mô hình sau:
(2) Double click đường Link bên nhánh của thực thể KQHTMOINAM và chọn mục
Identifier.
14
Bản số của nhánh được bao trong ngoặc
Khi chuyển sang PDM ta có kết quả sau:
2.1.5 Khai báo mối kết hợp cấp 2…:

Ví dụ bạn cần biểu diễn mối kết hợp cấp 2 KETQUAHOCTAP liên kết giữa thực
thể SINHVIEN, LANTHI, và mối kết hợp CHUONGTRINHHOC như mô hình vẽ tay
như sau:
15
Các bước thực hiện:
(1) Tạo các thực thể và mối kết hợp như sơ đồ sau:
(2) Click phải vào mối kết hợp CHUONGTRINHHOC và chọn mục Change to
Entity
(3) Tạo Link giữa thực thể CHUONGTRINHHOC và mối kết hợp
KETQUAHOCTAP
Chú ý: Khi bạn chuyển đổi mô hình này sang PDM sẽ xuất hiện 2 lỗi liên quan
đến thực thể CHUONGTRINHHOC:
16
Bạn chỉ cần chọn Tools  Check Model và bỏ chọn không cho kiểm tra 2 đặc
trưng này.
17
2.1.6 Khai Báo MKH kế thừa (Inheritance)
(1) Click công cụ Inheritance link trong thanh Palette
(2) Drag and drop từ thực thể con đến thực thể cha. Sẽ sinh ra MKH kế thừa có
tên là Inhr_n.
(3) Nếu muốn khai báo thêm thực thể con thì drag and drop từ ký hiệu hình bán
nguyệt tới thực thể con được thêm.
Nếu muốn thay đổi tên và khai báo các đặc tính của nó thì bấm đúp vào hình bán
nguyệt, sẽ xuất hiện hộp thoại inheritance properties.
Thẻ trang General:
Property Description
Name Tên gọi của MKH inheritance
Code Mã của MKH inheritance
Label Mô tả
Supertype

entity (parent)
Tên của thực thể cha
Subtype
entities (children)
Danh sách các thực thể con
Mutually Chỉ định cho trường hợp một thể hiện của thực thể
18
exclusive children cha chỉ tương ứng với một thực thể con.
Ví dụ: Một tài khoản hoặc là nợ hoặc là có, không
thể vừa là nợ vừa là có. Chọn lựa này chỉ thể hiện trên
hồ sơ thiết kế chứ không thể hiện khi chuyển sang
PDM.
19
Trang Generation:
Chỉ định cách thức chuyển đổi cấu trúc kế thừa sang mô hình PDM
• Trường hợp chỉ chọn Generate Parent mà không chọn Generate Children:
Thì sẽ tạo một Table tương
ứng với thực thể cha và chứa thêm
các thuộc tính của thực thể con.
Các MKH trên các thực thể con sẽ
được thể hiện trên Table đó.
Trong trường hợp này bạn có
thể khai báo thêm các thuộc tính
đặc biệt cho table cha được tạo.
Ví dụ: thuộc tính nhận dạng
loại nhân viên là nhân viên hành
chánh hay công nhân sản xuất.
20
• Trường hợp chỉ chọn Generate Children mà không chọn Generate Parent:
Khi đó bạn cần chỉ định thuộc tính bảng cha ghi trên bảng con:

Inherit all attributes: Chứa thêm các thuộc tính của thực thể cha
Inherit only primary attributes: Chỉ chứa thêm những thuộc tính nhận dạng
của thực thể cha
Khi chuyển sang PDM, Power Designer sẽ tạo các table tương ứng với các thực
thể con. Các MKH với thực thể cha sẽ thể hiện trên table con.
• Trường hợp bạn chọn cả 2:
Khi chuyển sang PDM, Khóa chính của bảng con được kết hợp (concatenation)
bởi thuộc tính nhận dạng của thực thể cha và của thực thể con.

21
1.9 Đánh giá về công cụ
Power Designer cung cấp một môi trường mô hình duy nhất, tập hợp các kỹ thuật
và ký hiệu của quá trình kinh doanh và các yêu cầu mô hình hóa, mô hình hóa dữ liệu,
mô hình kiến trúc doanh nghiệp, và các mô hình ứng dụng UML. Do đó, phạm vi của
các siêu dữu liệu được hỗ trợ bởi Power Designer là rộng hơn nhiều so với các dữ liệu
cần thiết để mô tả và quản lý dữu liệu của bạn.
22
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ POWER DESIGNER ĐỂ PHÂN
TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.10 Mô hình nghiệp vụ
1.10.1 Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan quản lý kho hàng
Hình 3. Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan
1.10.2 Sơ đồ phân rã chức năng
23
Hình 3. Sơ đồ phân ra chức năng quản lý kho hàng
1.10.3 Sơ đồ nghiệp vụ xuất bán cho khách hàng
Khi có đơn đặt hàng qua bất kỳ phương tiện nào thì nhân viên quản lý bán hàng
tiếp nhận thông tin và thông báo cho kế toán viên để viết phiếu xuất. Phiếu xuất sau
khi hợp lệ sẽ chuyển xuống bộ phận kho hàng, thủ kho sẽ tiến hành xuất hàng theo
đúng số phiếu xuất.

Hình 3. Sơ đồ tiến trình xuất bán cho khách hàng
24
1.10.4 Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ Báo cáo, kiểm kê hàng hóa
Nhân viên phòng kinh doanh là trực tiếp làm thủ tục nhập hàng hóa về từ nhà
cung cấp. Vì vậy khi có hàng về đến kho thì mọi thông tin của hàng hóa như thiếu,
hỏng…sẽ được báo cáo lên phòng kinh doanh. Mỗi khi giám đốc hay phòng kinh
doanh có yêu cầu báo cáo về tổng hàng nhập cũng như tổng hàng xuất thì thủ kho sẽ
tính toán dựa vào những thông tin của phiếu xuất, nhập đã được nhập vào máy. Kết
quả tính toán sẽ báo cáo tới Giám đốc hoặc phòng kinh doanh.
ThoiDiem BoPhanKho BanLanhDao
Yeu cau cua lanh dao hoac dinh ky
Thuc hien kiem ke
Vao so kiem ke
So kiem ke
Doi chieu so CTHH
Lap BC
Kiem tra lai qua trinh nhap,xuat
Bao cao ve hang hoa
Hình 3. Sơ đồ tiến trình báo cáo, kiểm kê hàng hóa
25

×