Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.85 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐĂNG HIẾU
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH,
HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM THÀNH NGHỊ
HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện,
Khoa Tâm lý Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao
của nhiệm vụ mới.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Phạm Thành Nghị đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
QLGD .
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THCS Phú Thịnh, đặc biệt
là cô Đào Thị Xin phó Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các thầy, cô giáo và
học sinh trường THCS Phú Thịnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi có thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
một cách tốt nhất.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạn chế
và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô để đề tài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Tác giả


Nguyễn Đăng Hiếu
MỤC LỤC
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBQL : Cán bộ quản lý
GD&ĐT
:
Giáo dục và đào tạo
GV
:
Giáo viên
NV
:
Nhân viên
QLGD
:
Quản lý giáo dục
THCS
:
Trung học cơ sở
VHNT
:
Văn hóa nhà trường
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu giới tính đội ngũ CBQL, GV và NV
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ quản lý, GV và NV
Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ nhân lực nhà trường
Bảng 2.4: Quy mô đào tạo từ năm 2011 - 2014 trường THCS Phú Thịnh
Bảng 2.5: Chất lượng đào tạo từ năm 2011 - 2014 của nhà trường

Bảng 2.6: Đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, GV và NV về tầm quan
trọng của việc xây dựng và phát triển VHNT
Bảng 2.7: Thực trạng các biểu hiện ở tầm nhìn của trường THCS Phú Thịnh
Bảng 2.8: Thực trạng các biểu hiện ở sứ mệnh của trường THCS Phú Thịnh
Bảng 2.9: Thực trạng các biểu hiện ở giá trị của trường THCS Phú Thịnh
Bảng 2.10: Thực trạng các biểu hiện ở niềm tin của trường THCS Phú Thịnh
Bảng 2.11: Thực trạng các biểu hiện ở chuẩn mực ứng xử của trườngTHCS Phú
Thịnh
Bảng 2.12: Thực trạng các biểu hiện ở các giá trị văn hóa truyền thống của
trườngTHCS Phú Thịnh
Bảng 2.13: Thực trạng các biểu hiện ở bầu không khí nhà trường của trường
THCS Phú Thịnh
Bảng 2.14: Thực trạng các biểu hiện ở môi trường sư phạm của trường THCS Phú
Thịnh
Bảng 2.15: Thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng VHNT
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách cho thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. Giáo dục vạch ra phương hướng, tạo dựng lên
những hình mẫu nhân cách phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua
nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục của nhà trường và xã hội. Giáo dục cũng
truyền thụ các vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau kế
thừa, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị truyền thống tốt đẹp. Giá trị truyền thống
được coi là cơ sở, nền tảng để hình thành giá trị nhân cách của con người, giúp nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phù hợp với yêu cầu thời đại. Ở nước ta, từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, bên
cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với

các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong
các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên
nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.Vấn đề giáo dục các giá trị văn
hoá truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay chưa được chú trọng và dường như đang bị
coi nhẹ.Các hiện tượng “phi văn hoá” trong giao tiếp, ứng xử xã hộixuất hiện ngày
càng nhiều không chỉ trong các cơ quan hành chính nhà nước mà còn ở trong các
nhà trường.
“Văn hoá luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hoá” [29, tr. 7].
Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người.
“Xét về bản chất, mỗi nhà trườnglà một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một
thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị,
điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập.
Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn
hóa nhất định[14, tr.1]. VHNT ấy sẽ tồn tại cùng với sự phát triển của nhà trường,
những truyền thống, giá trị nhà trường xây dựng sẽ thẩm thấu và đồng hành cùng
với các thế hệ thầy và trò. Nó sẽ được các thế hệ sau bồi đắp, xây dựng và phát huy,
phát triển để những giá trị tinh thần lan tỏa và biến thành những hành động cụ thể.
Do vậy, việc xây dựng VHNT là một vấn đề rất cần thiết trong mỗi nhà trường và
trong giai đoạn hiện nay.
“VHNT thể hiện bản sắc tập thể và thông qua đó các thành viên kết nối với
nhau để đạt mục tiêu chung, chống lại sự xâm lăng và phê phán từ bên ngoài.Trong
quá trình phát triển, nhiều trường học có văn hóa tiêu cực. Thay vì tập trung vào
6
nhiệm vụ trọng tâm của trường học là dạy và học, cán bộ, GV nhà trường mất đoàn
kết, giảm lòng tin của học sinh và phụ huynh, hiện tượng tiêu cực trong dạy và học
xuất hiện nhiều. Kết quả học tập giảm sút” [24, tr. 15].Vấn đề xây dựng VHNT và
đi tìm các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường lành mạnh, an
toàn, thân thiện hiện nay đang đặt ra ngày càng bức thiết đối với mỗi nhà trường.
Trường THCS Phú Thịnh được thành lập năm 1962, là một mốc son đánh
dấu sự đổi mới về giáo dục của địa phương. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL,

GV, NV và học sinh nhà trường đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, trước tình hình mới, yêu cầu
mới về đổi mới giáo dục thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một
môi trường học tập, làm việc lành mạnh, an toàn, chất lượng tạo dựng uy tín và
thương hiệu nhà trường trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung. Đó chính là văn hóa nhà trường.
Từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở
trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” được
lựa chọn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
VHNT là một khái niệm mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, nhưng
nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu rồi. VHNT là nền tảng và định hướng
cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường, là một động lực quan trọng để thực hiện
đổi mới QLGD. Cũng giống như văn hóa, VHNT cũng được nhiều tác giả nghiên
cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nhiều học giả uy tín hàng đầu về phát triển nhà trường như Deal, Peterson,
Hargreaves, Harris, Hopkins, Sarason, Berman và Mc Laughlin, Rosenholtz, Stoll
và Fink đã nhận định cần phải coi VHNT như là một bộ phận của quá trình thay đổi
trong tổ chức.
Ở trong nước hiện nay, một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng đã đề cập
đến một số khía cạnh khác nhau của VHNT qua một số sách chuyên khảo, tài liệu
và bài báo khoa học:
- Trong cuốn Quản lý giáo dục, tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng
Quốc Bảo (2011), đã nói đến khái niệm về văn hóa quản lý, văn hóa sư phạm -
VHNT và nhấn mạnh đến khía cạnh người quản lý nhà trường với việc xây dựng
văn hóa quản lý. [12]
7
- Trong cuốn Kỉ yếu Hội thảo Văn hóa học đườngcủa Đại học Sư phạm Hà
Nội (2007), có bài viết của tác giả Phạm Quang Huân “Văn hóa tổ chức - hình thái
cốt lõi của văn hóa nhà trường” [14] và cuốn Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường

trung học phổ thông, Quyển 2 của Học viện QLGD (2012), đã đưa ra một số khái
niệm cơ bản như văn hóa, văn hóa tổ chức, VHNT, tầm quan trọng của VHNT và
các nội dung xây dựng VHNT. [13] Ở cuốn Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường trung
học phổ thông nhấn mạnh thêm các giá trị cốt lõi để xây dựng và phát triển VHNT,
vận dụng xây dựng VHNT trường trung học phổ thông và kinh nghiệm thực tiễn về
xây dựng VHNT ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
- Tác giả Trần Kiểm với cuốn Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục(2013)
đã lý giải quan niệm về văn hóa tổ chức, các biểu hiện của văn hóa tổ chức trong
giáo dục, QLGD và xây dựng văn hóa tổ chức trong giáo dục và QLGD.[17]
- Tác giả Phạm Thành Nghị với bài viết Văn hóa trường học: đặc điểm, chức
năng và sự phát triểntrên Tạp chí Quản lý giáo dục (số 5, 2009), cũng đã đưa ra
khái niệm văn hóa trường học, chức năng của văn hóa trường học, cách phát triển
và chuyển đổi văn hóa trường học.[24]
- Tác giả Lê Thị Ngọc Thúy với cuốn sách Xây dựng văn hóa nhà trường
phổ thông lý thuyết và thực hành(2014), đã giới thiệu một số khái niệm cơ bản như
văn hóa, văn hóa tổ chức, VHNT phổ thông và vai trò của nó trong trong quá trình
quản lý trường học. Đồng thời tác giả đưa ra các tổng thuật về một số quan niệm
trong và ngoài nước về VHNT phổ thông, các quan điểm của lý thuyết quản lý hiện
đại để cải tạo và thay đổi VHNT.[30]
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây đã đưa ra những vấn đề cơ bản của
VHNT, trong đó có nhà trường phổ thông. Trong đề tài này, tác giả kế thừa những
kết quả nghiên cứu nói trênđể làm cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở trường phổ
thông từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và phát triển VHNT ở trường
THCS Phú Thịnh đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của nhà trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng VHNT, tác giả đề xuấtmột số biện pháp
quản lý nhằm xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh đổi mới giáo
dục và hội nhập.

8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh.
- Đề xuất biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh lành mạnh,
an toàn và thân thiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác
xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnhnhằm đề ra một số biện pháp phù hợp
để xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh lành mạnh, an toàn, thân thiện và
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên tác giả chỉ xin nghiên cứu trong trường THCS
Phú Thịnh thông qua những điều tra được tiến hành với 02 CBQL, 19 GV và 03 NV
của nhà trường.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Phương pháp luận
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, chủ
trường chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, VHNT của Đảng và Nhà nước từ đó
xác định phạm vi, khả năng áp dụng hiệu quả vào công tác xây dựng VHNT ở
trường THCS Phú Thịnh hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng,
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phươngvề xây dựng VHNT.
5.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
9
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số
liệu, thông tin về thực trạng các biểu hiện và các hoạt động ảnh hưởng đến vấn đề
nghiên cứu cũng như kiểm chứng tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp đề xuất
trong đề tài.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả tiến hành trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, NV nhà trường nhằm tìm
hiểu kỹ hơn về VHNT, thực trạng xây dựng VHNT.
* Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động giao tiếp, ứng xử của
CBQL, GV, NV và học sinh trong trường, quan sát các hoạt động quản lý của Ban
Giám hiệu, đặc biệt trong công tác xây dựng VHNT.
5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo
dục, phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân
tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp
điều tra.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tác giả tiến hành gặp gỡ với CBQL nhà trường, một số giảng viên là chuyên
gia quản lý giáo dục nhằm trao đổi, xin ý kiến đóng góp về cơ sở lý luận của đề tài
và kiểm chứng mức độ khả thi, cấp thiết và phương hướng thực hiện các biện pháp
được đề xuất trong đề tài. Tham khảo một số sách, tài liệu, bài báo khoa học có liên
quan của các chuyên gia.
5.3. Giả thuyết khoa học
VHNT lành mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Xây dựng VHNT là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường mà đứng đầu
là hiệu trưởng. Trường THCS Phú Thịnh đã hình thành được VHNT và đạt được
một số kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số khía cạnh cần phải
tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp

và khả thi sẽ góp phần xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh đáp ứng các yêu
cầu của đổi mới giáo dục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu để làm sángtỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT ở nhà
trường phổ thông.
10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học
cho CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng trường THCS Phú Thịnh và các trường phổ
thông có điều kiện tương tự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham
khảo, phần nội dung của luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng VHNT.
Chương 2: Thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh.
Chương 3: Biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀXÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
1.1. Lãnh đạo và quản lý
1.1.1. Lãnh đạo
Theo Koontz, O’donnell và Heniz Weihrich “lãnh đạo được hiểu như một
nghệ thuật hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức”. [dẫn theo, 22, tr. 28]
Một số tác giả khác cho rằng: lãnh đạo là định hướng dẫn dắt. Đó là một quá
trình ảnh hưởng mang tính xã hội, trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự
nguyện của mọi thành viên thuộc tổ chức vào các hoạt động nhằm đưa tổ chức đạt
đến mục tiêu. Hay lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng, hướng tới
mục tiêu cuối cùng; Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược;

Lãnh đạo quan tâm đến nững vấn đề chiến lược và những mục tiêu lâu dài.
Có thể khái quát: lãnh đạo là quá trình khởi xướng, xác định phương hướng,
mục tiêu lâu dài, lựa chọn chiến lược, tác động, ảnh hưởng tìm kiếm sự tự nguyện
tham gia của mọi người nhằm tập hợp, điều hòa, phối hợp các mối quan hệ, dẫn dắt,
tạo động lực để mọi thành viên trong tổ chức cùng thực hiện nhiệm vụ đưa tổ chức
đến mục tiêu đã xác định.
1.1.2. Quản lý
Theo tác giả Haron Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weirich “Quản lý là
thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các
nhóm có thể hoàn thành mục tiêu”.[dẫn theo, 27, tr.8]
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách
thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng
một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối
tượng” [dẫn theo, 27, tr.8].
Từ các quan niệm của quản lý như trên, có thể hiểu Quản lý là quá trình thực
hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ
thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ
chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực
12
tài chính và kỹ thuật ), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa
sai sót (nếu có) để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
1.1.3.Quản lý giáo dục
Theo M.I. Kônđacốp “QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo
dục, kế hoạch hóa, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt
số lượng cũng như chất lượng” [dẫn theo, 27, tr.11].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “Việc quản lý nhà trường phổ thông (có
thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm

sao được hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục
tiêu giáo dục” [dẫn theo, 27, tr.11].
Theo tác giả Trần Kiểm, QLGD có hai cấp độ chủ yếu: cấp độ vĩ mô và cấp
vi mô: [16, tr. 10]
- Đối với cấp độ vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà
trường) nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”
- Đối với cấp độ vi mô, “Trong phạm vi nhà trường, hoạt động quản lý bao
gồm nhiều loại, như quản lý các hoạt động giáo dục: hoạt động dạy học, hoạt động
giáo dục (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt đông văn thể, hoạt động lao động,
hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, v.v.; quản lý các đối
tượng khác nhau: quản lý GV, học sinh, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất,
v.v ; Quản lý (thực ra là tác động đến) nhiều khách thể khác nhau: quản lý thực
hiện xã hội hóa giáo dục, điều tiết và điều chỉnh ảnh hưởng từ bên ngoài nhà
trường, tham mưu với Hội phụ huynh học sinh, .v.v ”
- QLGD (vi mô) thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá
trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của
các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh
theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Có thể khái quát quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục
đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt các mục tiêu
giáo dục.
13
1.2. Văn hóa và văn hóa nhà trường
1.2.1. Văn hóa
Khi bàn về văn hóa, hiện nay có hơn 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa
với nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Từ điển Triết học của Nga: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất

và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu
biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [dẫn theo, 30, tr.12].
Nhân học coi “văn hóa là tập tục, thói quen của một nhóm người, cộng đồng
người”[dẫn theo, 24, tr.13].
Tâm lý học định nghĩa “văn hóa” là hành vi, hành động, thái độ của con
người. Vì vậy, bên cạnh giáo dục tri thức, kĩ năng, phải đặc biệt coi trọng giáo dục
các thái độ mà người ta gọi chung là nhân cách văn hóa. [dẫn theo, 30, tr.14]
UNESCO định nghĩa về văn hóa“Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một tổng
thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa lên bản
sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội,…” Văn hóa không chỉ bao gồm
nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng.[dẫn theo, 13, tr.160]
Văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống
biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng
đồng ấy có đặc thù riêng,….” Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá
một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái,
đúng hay sai…) theo cộng đồng ấy.[dẫn theo, 13, tr.160]
Hội nghị Bộ trưởng các nước Cộng đồng Châu Âu họp năm 1981 đã định
nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng số những hoạt động và những giao lưu của
con người được sáng tạo và đã sáng tạo ra cho một xã hội hay một kiểu xã hội [dẫn
theo, 30, tr.13].
Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát văn hóa bao gồm những đặc trưng sau:
- Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình thực tiễn tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội.
- Một tập hợp các giá trị, chuẩn mực, tư tưởng, quan niệm, tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, tôn giáo, phương thức sinh hoạt của con người xã hội.
14
- Văn hóa là môi trường, là “bình chứa” của xã hội hóa. Theo nghĩa tích cực,
nó vừa là phương thức, nó vừa là cơ sở của xã hội hóa, đồng thời vừa là cái đích cần
đạt của xã hội hóa.

- Văn hóa là tổng thể sống động những sáng tạo đa dạng của các cá nhân và
cộng đồng, đồng thời là cái mà qua đó hình thành nên (tạo nên) những đặc trưng,
đặc tính và bản sắc riêng, độc đáo của mỗi quốc gia, cộng đồng và dân tộc (văn hóa
nhân loại, văn hóa chung, văn hóa châu lục, văn hóa vùng và những tiểu văn hóa
nhỏ hơn nữa).
- Văn hóa gắn liền với lịch sử xã hội. Nếu xã hội biến đổi thì văn hóa cũng
biến đổi. Song sự biến đổi của văn hóa xét về toàn cục là mang tính tiếp nối liên
tục.Theo đó, xã hội hóa cũng là một quá trình liên tục không đứt đoạn. Với ý nghĩa
đó, văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, là “phẩm chất” của cuộc sống.
1.2.2. Văn hóa tổ chức
Khái niệm văn hóa tổ chức được Henry Murray và các cộng sự làm việc tại
Bệnh viện Tâm lý Harvard đưa ra từ năm 1938 khi nghiên cứu tác động của môi
trường lên các cá nhân. Nhiều nghiên cứu về văn hóa tổ chức được tiến hành trong
những năm 70 và 80.
Theo Greert Hofstede định nghĩa như sau: “Văn hóa tổ chức là một tập hợp
các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự
khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác”
[dẫn theo, 13, tr.160]
Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng,
thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của
từng tổ chức. Những mặt trên sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ chức và
cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức. [13,tr.160]
Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả
năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản
sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. [14, tr.2]
Nhà học giả nổi tiếng Edgar Schein đã đưa ra định nghĩa “ văn hóa tổ chức là
hệ thống những giá trị, niềm tin được chia sẻ, phát triển trong một tổ chức và định
hướng hành vi của các thành viên”.[dẫn theo, 30, tr.16]
Từ các định nghĩa trên có thể khái quát lại, văn hóa tổ chức có những đặc
tính sau:

15
- Tính hợp thức của hành vi: Khi các thành viên trong tổ chức tương tác với
nhau, họ sử dụng cùng một ngôn ngữ, khái niệm.
- Các chuẩn mực của hành vi: Tuy không rõ ràng song các chuẩn mực của
hành vi tạo ra sự ràng buộc đối với các thành viên, những ai mới đến cần tuân thủ
để có thể được chấp nhận.
- Các giá trị chính thống: Đó là các giá trị mà tổ chức mong đợi ở các thành
viên; những nguyên tắc, những giá trị mà tổ chức và từng thành viên cố gắng đạt tới
được thông báo công khai.
- Các triết lí tổ chức: Những triết lí này chỉ dẫn hoạt động của tổ chức và các
thành viên của nó.
- Những luật lệ: Những nguyên tắc chặt chẽ liên quan đến việc chấp nhận
mình là thành viên của tổ chức.
- Bầu không khí tổ chức: Tổng thể những cảm giác được tạo ra từ những điều
kiện làm việc, những cách cư xử hợp tác.
- Những kĩ năng thành công: Những năng lực và khả năng đặc biệt của các
thành viên trong tổ chức biểu hiện qua việc thực hiện thắng lợi các công việc cụ thể.
1.2.3. Văn hóa nhà trường
VHNT là một khái niệm mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, nhưng
nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu rồi, trong nhiều tình huống của giáo
dục và đào tạo, nhất là ở thời kỳ đổi mới. VHNT là nền tảng và định hướng cho sự
phát triển tiến bộ của nhà trường, là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới
QLGD.Cũng giống như văn hóa, VHNT cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Theo Deal và Peterson xem “văn hóa là mô hình hay khuôn mẫu sâu sắc về
giá trị, niềm tin và truyền thống được hình thành qua lịch sử phát triển của nhà
trường”.[dẫn theo, 30, tr.27]
Theo Stoolp và Smith “VHNT được định nghĩa như là các kiểu ý nghĩa được
lưu truyền theo lịch sử. Nó bao gồm những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, các lễ hội,
các lễ nghi, những câu chuyện thần thoại và được hiểu theo các mức độ khác nhau

bởi các thành viên trong cộng đồng nhà trường. Hệ thống ý nghĩa này định hướng
suy nghĩ của mọi người và cách hành xử hoặc VHNT phổ thông được hiểu là tập
hợp các nguyên tắc, giá trị và niềm tin, nghi thức và nghi lễ, các biểu tượng và câu
chuyện hay giai thoại tạo nên cái “tôi” của nhà trường và định hướng các thành viên
trong nhà trường cùng nhau làm việc”. [dẫn theo, 30, tr.28]
16
Theo Tableman “VHNT phản ánh các ý tưởng được chia sẻ về các nhất trí cơ
bản, về các giá trị và niềm tin và các hiện thực văn hóa tạo nên sự đồng nhất của
nhà trường và là chuẩn cho các hành vi mong đợi. [dẫn theo, 30, tr.28].
Tác giả Schein thì cho rằng: “VHNT là tổ hợp bao gồm những tiêu chuẩn,
quy phạm, giá trị, niềm tin, nghi lễ, những biểu tượng và sự kiện đã diễn ra tạo nên
nét riêng của trường. Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống, các lễ nghi đó
được xây dựng cùng với thời gian khi GV, học sinh, phụ huynh và các nhà quản lý
cùng nhau làm việc, giải quyết những khó khăn, phát triển sự kì vọng về phối hợp
và hành động cùng nhau”. [dẫn theo, 30, tr.29]
Từ những định nghĩa trên, có thể khái quát lại: VHNT là những nhất trí cơ
bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và cách làm việc của nhà
trường, cũng như định hướng cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với
nhau và được phản ánh qua các hiện thực văn hóa như: biểu tượng, nghi thức, nghi
lễ, các câu chuyện giai thoại, ngôn ngữ, trang phục. v.v.
1.2.4. Các cấp độ của văn hóa nhà trường
VHNT được nghiên cứu dưới cách tiếp cận về văn hóa tổ chức. Vì vậy,
VHNT có thể xem xét theo ba cấp độ: cấp độ sâu nhất là những quan niệm chung
(niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có trong tiềm thức, mặc nhiên được công
nhận trong trường học). Cấp độ thứ hai là những giá trị, triết lý được tuyên bố trong
các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường. Cấp độ thứ ba dễ thấy nhất của
VHNT, có thể cảm nhận được và là biểu hiện bên ngoài của văn hóa, là những quá
trình và cấu trúc hữu hình như kiến trúc, hành vi ứng xử, cấu trúc tổ chức, bài trí cơ
quan v.v. [24, tr.14]
Tuy nhiên, có thể nhìn nhận VHNT theo hai cấp độ biểu hiện: cấp độ hữu

hình và cấp độ vô hình. Cấp độ hữu hình bao gồm: Tầm nhìn, chính sách, mục đích,
mục tiêu; khung cảnh, cách bài trí lớp học; logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng;
đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; các hoạt động văn hóa, học tập của nhà trường.
Cấp độ vô hình bao gồm: Các giá trị, niềm tin, những thừa nhận; nhu cầu, cảm xúc,
mong muốn cá nhân; quyền lực và cách thức ảnh hưởng; thương hiệu v.v. [13,
tr.161]
17
1.3.Biện pháp và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
1.3.1. Biện pháp
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ thể.
Trong giáo dục, biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các phương
pháp phụ thuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể phương pháp và
biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau.
1.3.2. Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
Biện pháp xây dựng VHNT là những cách thức tác động hướng vào việc tạo
ra những thay đổi về chất lượng công tác xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức
nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường.
1.4. Các thành tố của văn hóa nhà trường và các biểu hiện của các thành tố
trong văn hóa nhà trường
Tầm nhìn, được xác định là yếu tố quyết định cho sự phát triển văn hóa.
Saphier và King cho rằng một tầm nhìn rõ ràng chứa đựng những giá trị cốt lõi,
những mục tiêu đã định hình sẽ định hướng cho văn hóa tổ chức. [21, tr.24]. Tầm
nhìn được biểu hiện trong VHNT: [30].
- Mục tiêu hoạt động của nhà trường phải hướng vào mục tiêu giáo dục quốc
gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử.
- Mục tiêu giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia.
- Tầm nhìn phải thể hiện rõ ràng trong bản chiến lược phát triển của nhà
trường và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho nhà
trường tồn tại và phát triển.

Sứ mệnh của nhà trường cũng được biểu hiện trong VHNT ở: [30]
- Nội dung trong các tuyên bố sứ mệnh của trường phải thể hiện những giá
trị, những mong muốn của nhà trường
- Sứ mệnh phải củng cố các giá trị cốt yếu đối với các thành viên trong nhà
trường và đưa ra thông điệp cho các thành viên mới.
Giá trị, là những gì được coi là quan trọng và được thừa nhận một cách có ý
thức mà nhà trường công khai phấn đấu vì chúng. Giá trị xác định tiêu chuẩn của sự
tốt đẹp, của chất lượng, sự hoàn hảo và là nền tảng của hành vi và quyết định. Giá
18
trị không chỉ đơn giảng là mục tiêu hay sản phẩm đầu ra, giá trị là cái gì đó ở chiều
sâu, là cái được các thành viên trường học cho là quan trọng.[24, tr.14]. VHNT biểu
hiện ở sự định hình và đảm bảo giá trị cốt lõi của nhà trường, các biểu hiện về giá
trị cốt lõi trong VHNT bao gồm: [27]
- Hoạt động hướng tới sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và đối ngoại.
- Sự chia sẻ trong quản lý của các thành viên trong nhà trường (có sự bàn bạc
để thống nhất về mục tiêu và các biện pháp thực hiện mục tiêu…).
- Sự tích cực và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm của từng cá nhân và
đơn vị để thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung.
- Sự ổn định và phát triển bền vững trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng tới việc xây dựng phúc lợi tập
thể, tập trung vào phát triển con người.
- Mọi thành viên trong nhà trường đều sẵn sàng chấp nhận các thử thách và
nỗ lực để vượt qua những khó khăn.
Niềm tin, là những quan điểm về sự thật và thực tại. Niềm tin được sinh ra
trong kinh nghiệm của cá nhân và của nhóm thông qua việc thu nhận thông tin từ
sách vở. Niềm tin có sức mạnh rất lớn trong nhà trường vì rằng nó đại diện cho sự
hiểu biết cơ bản về năng lực của học sinh, trách nhiệm của GV về dạy và việc học,
kiến thức, trình độ của GV và kết quả giáo dục.[24, tr.14]VHNT biểu hiện qua niềm
tin của mọithành viên đối với nhà trường. Các biểu hiện về niềm tin trong VHNT

bao gồm: [27]
- Niềm tin về tầm nhìn chiến lược của nhà trường
- Niềm tin về sứ mạng của nhà trường
- Niềm tin về giá trị cốt lõi (sự cam kết và nguyên tắc chỉ đạo) của nhà
trường
- Niềm tin về mục tiêu chiến lược
- Niềm tin về giải pháp chiến lược
Chuẩn mực ứng xử, là “mẫu hành vi chi tiết” được chấp nhận trong nhà
trường mà mọi người phải tuân theo. [24, tr.14].VHNT biểu hiện ở các chuẩn mực
ứng xử của các thành viên trong nhà trường, bao gồm: [27]
19
- Ứng xử trong lãnh đạo và quản lý, thể hiện ở sự gương mẫu, nghiêm túc, sự
tin cậy, chia sẻ, cởi mở, thân thiện, tôn trọng, lịch thiệp và đồng cảm với thuộc cấp;
ngược lại đó là sự tuân thủ các quyết định quản lý của cấp dưới với người lãnh đạo,
quản lý.
- Ứng xử với đồng nghiệp, với bạn học; thể hiện sự chân thành, thân thiện,
nhiệt tình, đảm bảo sự đồng thuận, đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi
trong lao động, trong học tập, trong hưởng thụ.
- Ứng xử với các bên liên quan, thể hiện thái độ thân ái, khách quan, công
bằng, nhiệt tình, biết lắng nghe và giải quyết các đề nghị và yêu cầu chính đáng của
người học, của các cơ quan và tổ chức sử dụng người học của lãnh đạo và quản lý
cấp trên.
- Ứng xử với chính mình, thể hiện sự tận tụy với công việc được giao và sự
phấn đấu trong giảng dạy, học tập, trong trang phục, phát ngôn, giữ phẩm chất danh
dự, uy tín cá nhân và tập thể.
- Ứng xử với môi trường tự nhiên, thể hiện ở ý thức giữ gìn cảnh quan môi
trường làm việc an toàn, thuận lợi và có mỹ quan một cách hài hòa giữa yêu cầu
làm việc và môi trường sinh thái trong và ngoài khuôn viên nhà trường.
Các giá trị văn hóa truyền thống thể hiện qua các tập tục, lễ nghi truyền
thống, những câu chuyệnvà kiến trúc. Tập tục là một thủ tục hay thói quen mang ý

nghĩa sâu sắc nào đó. Mỗi trường học có hàng trăm tập tục từ chào cờ sáng thứ hai
đến những thói quen uống cà phê giữa giờ của cán bộ và GV và sự chia sẻ những
câu chuyện với nhau lúc gặp mặt. Những tập tục dần trở thành truyền thống, lôi kéo
cả phụ huynh học sinh tham gia. Tập tục chào đón và chia tay đã trở thành truyền
thống kết nối mọi người. Học sinh và GV mới đến được chào đón và học sinh cũ và
GV nghỉ hưu hay chuyển công tác được chia tay đã kết nối mọi người và trở thành
truyền thống tốt đẹp.Hầu hết nhà trường có nghi lễ chính thức. Nhiều nghi lễ rất
phức tạp, trường học sử dụng để tôn vinh công trạng, truyền đạt giá trị và ghi nhận
những đóng góp của GV và học sinh.[24, tr.15].
Các biểu hiện về Tập tục, nghi lễ, câu chuyện (hay chính là các giá trị văn
hóa truyền thống) trong VHNT bao gồm:[30]
20
- Các nhân vật “người hùng” của nhà trường là những người làm việc tốt
nhất cho đồng nghiệp và học sinh được tuyên dương và nhắc lại thường xuyên.
- Những cán bộ quản lý, GV và NV của nhà trường thường kể về những câu
chuyện, giai thoại trong quá khứ cũng như trong hiện tại để thể hiện sự củng cố
niềm tin và các giá trị chuẩn mực.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các nghi lễ truyền thống của trường
(ngày thành lập, các ngày lễ trong năm, ).
- Các logo và tuyên bố sứ mệnh trong trường thể hiện được những giá trị,
triết lý phát triển của nhà trường.
- Các phong tục, tập quán tích cực được nhà trường quan tâm và phát huy.
- Xóa bỏ những thói quen, phong tục làm cản trở đến hoạt động dạy học của
nhà trường.
Bầu không khí nhà trường, là những cảm giác hay xúc cảm và thái độ hay
quan điểm rõ ràng về nhà trường được diễn tả bởi học sinh, GV, NV và cha mẹ học
sinh [30, tr.21]. Bầu không khí được biểu hiện trong VHNT bao gồm: [30]
- Mối quan hệ hợp tác tích cự giữa GV và học sinh.
- Các vấn đề về an toàn và sự duy trì hoạt động trong nhà trường.
- Vấn đề quản lý của nhà trường.

- Những định hướng học tập của học sinh trong nhà trường.
- Các giá trị tích cực về hành vi của học sinh.
- Sự hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp của GV đối với học sinh.
- Mối quan hệ bạn bè của học sinh.
- Mối quan hệ giữa phụ huynh và cộng đồng.
- Ban giám hiệu quản lý sát sao vấn đề giảng dạy của GV.
- Các hoạt động học tập của học sinh.
Ngoài các biểu hiện trên của VHNT thì môi trường sư phạm của nhà trường
đóng vai trò rất quan trọng. Môi trường sư phạm được biểu hiện trong nhà trường
bao gồm: [30]
- Lớp học hạn chế về số lượng học sinh.
- Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi trong nhà
trường.
21
- Lớp học gọn gàng và ngăn nắp.
- Lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt.
- Mức độ ồn thấp.
- Khu vực giảng dạy thích hợp cho GV sử dụng.
- Lớp học dễ nhìn, lôi cuốn và hấp dẫn.
- Sách giáo khoa và đầy đủ phương tiện phục vụ dạy học.
- Sự tương tác và phối hợp được khuyến khích.
- Các quyết định được ban hành với sự tham dự của GV .
- GV luôn lắng nghe đề nghị của học sinh; học sinh có cơ hội tham dự vào
việc ra quyết định.
- GV và học sinh được huấn luyện để ngăn chặn và giải quyết các bất đồng.
- Sự tương tác và phối hợp của GV và NV với tất cả học sinh luôn được nuôi
dưỡng, đáp ứng, ủng hộ, khuyến khích và coi trọng.
- Học sinh tin tưởng GV và NV.
- Tinh thần cao trong GV và NV.
- Ban Giám hiệu, GV, NV và học sinh thân thiện.

- Nhà trường luôn mở với sự đa dạng và hoan nghênh tất cả các loại văn hóa.
- GV, NV và học sinh tôn trọng lẫn nhau và đều có giá trị.
- GV, NV và học sinh luôn cảm thấy có đóng góp vào thành công của nhà
trường.
- Luôn có cảm giác cộng đồng. Nhà trường được tôn trọng và mang lại giá trị
chính bởi GV, NV và học sinh.
- Gia đình học sinh luôn cảm thấy nhà trường thân thiện, cởi mở, chào đón,
lôi cuốn và có ích.
- Luôn tập trung vào học thuật, trí tuệ và năng lực đều được tôn trọng,
khuyến khích và ủng hộ. Phương pháp giảng dạy luôn tôn trọng các cách học khác
nhau của học sinh.
- Tất cả học sinh đều được khuyến khích và ủng hộ đạt tới thành công.
- Các kết quả đánh giá được thông báo kịp thời cho họ sinh và cha mẹ học
sinh.
22
- Các kết quả đánh giá được sử dụng để xây dựng, thiết kế nội dung và trình
tự giảng dạy.
- Thành tích học tập được khen thưởng và tuyên dương kịp thời.
- GV cảm thấy tự tin với kiến thức của mình.
1.5. Xây dựng văn hóa nhà trường
1.5.1. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa nhà trường
Nghiên cứu của GS.Peter Smith (Đại học Sunderland) cho thấy VHNT có
ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của
nhà trường: [13, tr. 164]
- Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa xã
hội nơi các em lớn lên; Môi trường VHNT thuận lợi giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát
triển; Môi trường này không thuận lợi (thù nghịch) làm thui chột sự phát triển.
- VHNT lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của GV.
- Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích GV, học
sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi.

- VHNT lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học.
1.5.2. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường
Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do
vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình. Phát triển VHNT không phải
chuyện ngày một ngày hai mà cần có những bước đi phù hợp. Có nhiều quan điểm
về văn hóa tổ chức, do đó cũng có nhiều mô hình xây dựng văn hóa tổ chức. Dưới
đây, là mô hình xây dựng văn hóa tổ chức có thể áp dụng vào xây dựng VHNT gồm
11 bước do hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg đề xuất: [14, tr.5]
1) Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của
nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làm thay đổi
chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;
2) Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ
bản nhất. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là
trái tim và linh hồn của nhà trường;
23
3) Xây dựng tầm nhìn - một bức tranh lý tưởng trong tương lai - mà nhà
trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng VHNT, thậm chí có thể tạo lập
một nền văn hóa tường lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện tại;
4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay
đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực kỳ khó khăn, dễ gây
nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn hóa đương đại, khó
nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt trái, mặt
tiêu cực cần thay đổi;
5) Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu hẹp
khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường;
6) Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển
VHNT. Lãnh đạo phải thực hiện vai trò người đề xướng, người hướng dẫn các nỗ
lực thay đổi. Lãnh đạo lại có vai trò hoạch định tầm nhìn, truyền bá cho mọi thành
viên nhận thức đúng tầm nhìn đó, có sự tin tưởng và cũng nỗ lực thực hiện; cũng
như chính lãnh đạo là người có vai trò xua đi những đám mây ngờ vực, lo âu của

các thành viên trong tổ chức nhà trường;
7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới
từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có
thể thực thi được kế hoạch đó;
8) Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ,
từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường có
sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc
nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển văn hóa mới cho nhà trường;
9) Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi
một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ
không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn;
10) Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổi văn
hóa; coi trọng việc xây dựng và động viên mọi người noi theo các hình mẫu lý
tưởng phù hợp với mô hình VHNT đang hướng tới. Sự khích lệ kèm theo một cơ
chế khen thưởng có sức động viên thiết thực là rất cần thiết;
24
11) Thường xuyên đánh giá VHNT và thiết lập các chuẩn mực mới, những
giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng và thay
đổi thường xuyên. Việc truyền bá các giá trị mới cho mọi thành viên trong nhà
trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giá trị, chuẩn mực tốt
đã xây dựng được là lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc gây ra ảnh
hưởng tiêu cưc cho tiến trình phát triển của VHNT.
1.5.3. Vai trò của lãnh đạo trong việc phát triển văn hóa nhà trường
Theo tác giả Phạm Thành Nghị [21] mộtnhà trường xuất sắc cần có nền văn
hóa lành mạnh và ý thức về mục tiêu rõ ràng. Điều đó xác định niềm tin chung vào
bản thân mỗi thành viên. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối
với công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng nền văn hóa
luôn chú ý đến các chi tiết văn hóa quan trọng. Người lãnh đạo với ý đồ xây dựng
nền văn hóa luôn ý thức về các chuẩn mực văn hóa và đưa chúng vào các mối tương
tác, vào công việc hàng ngày.

Người lãnh đạo được xem như người làm việc miệt mài, tìm kiến, xác định,
truyền bá những giá trị và niềm tin, những cải tạo cho trường học diện mạo của
riêng mình. Việc đầu tiên mà người lãnh đạo phải làm là đưa ra những giá trị và
niềm tin mới nếu chứng chưa có trong tổ chức. Để làm việc này, người lãnh đạo
phải tạo cho tổ chức sức sống, khuyến khích nó thực hiện các mục tiêu và sứ mệnh
đã được xác định. Xã hội hóa những thành viên mới trong nền văn hóa của tổ chức,
truyền lại những giá trị này thông qua việc giữ gìn những truyền thống, tập tục tốt,
giải thích nguồn gốc các giá trị, xây dựng và truyền đạt những biểu tượng, khen
thưởng những ai có công khắc sâu nền văn hóa tốt đẹp của tổ chức.
Người lãnh đạo trong tổ chức phải đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo
các giá trị đã được thống nhất trở thành một bộ phần của tầm nhìn và là sợi dây ràng
buộc toàn bộ tổ chức. Người lãnh đạo trước hết là người chịu trách nhiệm tạo ra tầm
nhìn cho tổ chức của mình trên cơ sở những giá trị nhân văn và giáo dục cơ bản.
Người lãnh đạo truyền bá tầm nhìn và các giá trị vào tổ chức thông qua các cấu trúc
tổ chức và các quá trình xảy ra nhờ vào đó mọi người cảm nhận được tầm nhìn
trong các hoạt động khác nhau của tổ chức.
25

×