Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.69 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________

______________
AN THỊ LOAN
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THU THẬP THÔNG TIN PHẢN HỒI KẾT QUẢ
GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ
HÀ NỘI - 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, tác giả luận văn xin gửi lời cảm
ơn tới:
Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên Học viện Quản lý giáo dục đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và có những kiến thức,
kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Hữu Chí, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo và sinh viên của
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ tôi nhiệt tình
trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này khó tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ
bảo của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những người
quan tâm để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Tác giả
An Thị Loan
2
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo
ĐHKTHN Đại học kiến trúc Hà Nội
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
NCKH Nghiên cứu khoa học
TP Thành phố
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
GDĐH Giáo dục đại học
BGH Ban Giám hiệu
GV Giảng viên
P.TTr-
KT&ĐBCL
Phòng Thanh tra – Khảo thí & Đảm bảo chất lượng
CBQL Cán bộ quản lý
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
NV Nhân viên
SV Sinh viên

QLGD Quản lý giáo dục
QT Quy trình
3
4
MỤC LỤC
4
5
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nội dung quản lý HĐTTTTPHKQGD
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục
……
Bảng 2.1: Quy trình thực hiện thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục.
5
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ở bất kỳ thời đại và quốc gia nào cũng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong nền giáo dục ở
nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết
Trung ương 8 khóa XI đã thảo luận về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương
Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ
thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện ĐBCL
giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và t>nh độ đào tạo, ở cả Trung ương
và địa phương, ở mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; hướng
đến phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang
tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và đang chuyển sang một
giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý
chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng
và các phương thức quản lý chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành
nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói
chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối với ngành giáo dục nước ta cũng
vậy, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá
trình đổi mới giáo dục theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng một trong những rào cản lớn nhất của sự
6
7
phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia là sự thiếu vắng một nền giáo dục có chất
lượng. Cho nên việc xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo đối với cơ
sở giáo dục là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận lại thực tế
những gì mà nền giáo dục của nước ta đã làm được để từ đó xác định hướng
đi cho phù hợp. Đây cũng đã và đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo
viên, các nhà nghiên cứu và QLGD ở các cấp quan tâm. Đã từ lâu chúng ta
tốn rất nhiều thời gian để bàn về chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay,
đặc biệt là chất lượng GDĐH, đây là một vấn đề nóng hổi mà bất cứ ai cũng
phải quan tâm trong những năm gần đây. Chất lượng giáo dục của chúng ta
hiện nay còn thấp vì chưa thỏa mãn được nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực
cho xã hội. Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý
chất lượng, tức là việc kiểm định quá trình đào tạo ra chất lượng sản phẩm
trong giáo dục, cũng như việc xác định các điều kiện cần và đủ để ĐBCL
trong giáo dục chưa được thực thi theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất.
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi GDĐH Việt Nam
phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao
chất lượng đào tạo. Xuất phát từ sự cấp thiết đó có sự ra đời của bộ tiêu chuẩn
chất lượng GDĐH và kế hoạch kiểm định chất lượng, dựa trên các tiêu chuẩn

tất yếu phải đi kèm một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý để đưa bộ tiêu
chuẩn này trở thành hiện thực. Hiện nay, một hệ thống đảm bảo chất lượng
GDĐH tương đối hoàn chỉnh đang được hình thành tại Việt Nam, với cơ quan
quản lý nhà nước đối với các hoạt động ĐBCL giáo dục cấp quốc gia là Cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT được hình
thành từ tháng 01/2002, và các bộ phận ĐBCL bên trong đã và đang được
thiết lập tại các trường.Kiểm định chất lượng được đẩy mạnh từ tháng
12/2004 khi Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường ĐH được ban
7
8
hành và được tiếp tục củng cố và phát triển gắn với việc ban hành các quy
trình và các tiêu chuẩn kiểm định khác.
Chất lượng giáo dục của trường ĐH thu hút sự quan tâm của tòan xã
hội, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nhân lực có trình độ quyết định sự phát
triển của quốc gia trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, với sự cạnh
tranh không khoan nhượng giữa các quốc gia. Chính vì thế, không chỉ có các
trường ĐH trên thế giới mà ở Việt Nam nhiều trường ĐH đã thực hiện đánh
giá kết quả giáo dục của nhà trường, đặc biệt là sau khi có công văn số
1276/BGDĐT-NG ngày 20/02/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ
chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV. Căn
cứ kết quả triển khai thí điểm lấy ý kiến phản hồi từ SV về chất lượng giảng
dạy của giáo viên ở một số trường ĐH năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT
tiếp tục hướng dẫn các trường ĐH, Học viện, Cao đẳng tổ chức lấy ý kiến
phản hồi từ SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh về hoạt động giảng dạy
của giáo viên; chất lượng khóa đào tạo, cũng như tình trạng việc làm của SV
và sự hài lòng của nhà sử dụng lao động.
Xuất phát từ những lý do trên luận văn đề cập đến “Giải pháp quản
lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội” từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết
quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan và phân tích lý luận về hệ thống thông tin phản
hồi kết quả giáo dục ĐH.
8
9
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác thu thập thông tin phản hồi về
kết quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm 2011 – 2012, 2012 –
2013.
- Từ lý luận và thực tiễn tại các trường ĐH đề xuất các giải pháp quản lý
hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc
Hà Nội.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo
dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết
quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hoạt động thu thập
thông tin phản hồi kết quả giáo dục của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động thu thập
thông tin phản hồi kết quả giáo dục của trường ĐHKTHN trong năm học 2011-
2012, 2012-2013.
- Giới hạn đối tượng điều tra: Toàn thể SV, cựu SV trường ĐH Kiến trúc
Hà Nội và các nhà sử dụng lao động
6. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo SV tại trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là nhân tố quyết
định tạo nên thành công cũng như khẳng định chỗ đứng trong xã hội . Tuy nhiên,

yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường phải là hoạt động tổ chức,
quản lý nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng ĐBCL. Vì vậy, nếu đề xuất giải
pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục theo hướng
ĐBCL thì trường ĐH Kiến trúc Hà Nội sẽ tạo ra được những SV tốt nghiệp đáp
9
10
ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp
ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở
trường ĐH.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục
ở trường ĐHKTHN.
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả
giáo dục ở trường ĐHKTHN.
10
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP THÔNG TIN PHẢN HỒI
KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chất lượng giáo dục trong đó có chất lượng GDĐH luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu của xã hội bởi sản phẩm của giáo dục là con người và nó ảnh
hưởng gần như toàn bộ đến sự phát triển hay tụt hậu của một quốc gia. Chính

vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho sự phát triển
bền vững.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, chất lượng GDĐH không
chỉ đơn thuần đạt các chuẩn mực quốc gia mà dần tiến đến đạt các chuẩn mực
trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy, chất lượng sản phẩm đào tạo của
các trường ĐH phải được đảm bảo hay nói cách khác các trường ĐH cần triển
khai công tác ĐBCL toàn diện và hiệu quả.
Đảng và nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong thời kỳ hội nhập như
hiện nay một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào nâng cao chất lượng
GDĐH nhằm đào tạo đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu
cầu xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên
quan toàn diện với sự cải tiến chất lượng GDĐH cần được đánh giá là chất
lượng hoạt động giảng dạy, chất lượng đào tạo khóa học, ngoài ra để đánh giá
chất lượng giáo dục còn cần đến các chỉ số về tình trạng việc làm của SV sau
khi tốt nghiệp và đặc biệt là sự hài lòng của nhà sử dụng lao động
Hơn bao giờ hết, thông tin đang trở nên là một yếu tố quan trọng chủ
chốt quyết định thành bại của các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Nắm bắt
và xử lý thông tin chính xác, kịp thời cũng chính là thể hiện trình độ, bản lĩnh
11
12
của con người trên con đường chinh phục và hướng tới thành công. GDĐH
cũng không nằm ngoài các lĩnh vực của đời sống xã hội, để phát triển cần có
sự đóng góp lớn từ hệ thống thông tin khổng lồ và ngày một biến đổi. Hệ
thống thông tin phản hồi với tầm ảnh hưởng của mình đã trở thành nguồn tài
nguyên, công cụ đắc lực trong việc xây dựng chất lượng đào tạo của các
trường ĐH trên thế giới.
Theo chuẩn mực quốc tế, thì uy tín và năng lực đào tạo của mỗi trường
ĐH, được đánh giá qua tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm, có khả năng làm tốt
công việc và đặc biệt là làm đúng ngành nghề được đào tạo.

Muốn đạt được mục tiêu này, người học cần phải đạt chuẩn đầu ra, có
đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết của ngành nghề được đào tạo, có
khả năng nhanh chóng đáp ứng và thích nghi với thực tiễn công việc, với
những tiến bộ nhanh chóng của khoa học - công nghệ.
Và một trong những khâu quan trọng mà chính các trường ĐH cần thực
hiện là thường xuyên khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp, sự hài
lòng của nhà sử dụng lao động, lấy ý kiến phản hồi của SV đối với GV và ý
kiến phản hồi về chất lượng đào tạo khóa học. Đây chính là những hoạt động
giúp nhà trường có cơ sở thực tiễn để áp dụng các biện pháp điều chỉnh
chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, đáp ứng với
yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
1.1.1. Kinh nghiệm thế giới về công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả
GDĐH
1.1.1.1. Công tác thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy
môn học
12
13
Ngay từ thời kỳ Trung cổ châu Âu, các trường ĐH ở châu Âu đã dựa
vào SV để kiểm tra việc giảng dạy của GV. Hiệu trưởng chỉ định một Hội
đồng SV, Hội đồng này có nhiệm vụ ghi chép xem GV có giảng dạy theo
đúng lịch trình giảng dạy quy định của trường không, nếu có sự thay đổi nhỏ
nào ngoài quy định chung, Hội đồng SV báo cáo ngay cho Hiệu trưởng. Hiệu
trưởng sẽ phạt GV về những vi phạm đó. SV đóng tiền học trực tiếp cho GV
và lương của họ được tính theo số lượng SV dự giờ học.
Mặc dù khái niệm và thực tế việc đánh giá GV đã ra đời từ thời kỳ
Trung cổ ở châu Âu, nhưng trong chừng mực nhất định nó vẫn còn là vấn đề
thu hút nhiều tranh luận bởi các quan niệm rất khác nhau của các nền văn hóa
và truyền thống của đa quốc gia trên thế giới.
Ngày nay, trên thế giới các GV coi việc đánh giá như một hoạt động
liên tục và công khai mà trong đó họ có thể tập hợp các bằng chứng từ các

nguồn khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau để giúp họ không chỉ
suy ngẫm về bằng chứng đã thu thập được mà còn tham gia vào những cuộc
thảo luận với các bạn đồng nghiệp. Việc đánh giá này làm cho tất cả công
việc của GV trở lên công khai hơn, giống như những công việc có sản phẩm,
như nghiên cứu hoặc hoạt động sáng tạo mà ai cũng biết. Tác giả Shulman chỉ
ra rằng công việc của GV cũng nên được xem xét như một thuộc tính của
cộng đồng, GV sẽ cảm thấy có ý thức hơn đối với trách nhiệm chung và hăng
hái tham gia vào việc cùng đánh giá và nhận xét.
Tại trường ĐH Hà Nam – Trung Quốc
ĐH Hà Nam đánh giá chất lượng giảng dạy theo những tiêu chuẩn của
trường kết hợp với những tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra bao
gồm 7 tiêu chí với 18 nội dung khác nhau. Nhà trường thành lập Hội đồng
đánh giá với 15 thành viên được chia thành 2 tổ. Mỗi năm 1 tổ có nhiệm vụ
dự giờ và thu thập ý kiến để đánh giá 60 GV. Thành viên của Hội đồng đa số
13
14
là các giáo sư đã nghỉ hưu nên có nhiều thời gian để thực hiện các đánh giá,
đồng thời các giáo sư cũng là những người có nhiều kinh nghiệm.
Hội đồng đánh giá tổng hợp các kết quả đánh giá, lưu giữ thành hồ sơ
để sử dụng các thông tin khi xem xét nâng lương hoặc đề bạt. Thực tế trong
những năm gần đây nhà trường đã đình chỉ 3 GV không cho giảng dạy. Bên
cạnh đó trường còn tổ chức thao giảng, phân tích bình xét giờ giảng mẫu. Tuỳ
theo từng ngành khóa học, BGH trường có lịch dự giờ giảng của GV với mức
trung bình 4 giờ/học kỳ và 8 giờ/năm theo đúng quy định của trường. ĐH Hà
Nam là một trong số ít trường ĐH Trung Quốc có thực hiện đánh giá GV sử
dụng hệ thống mạng do Ban quản lý giảng dạy và NCKH trực thuộc Phòng
Đào tạo của trường quản lý mạng. Phần mềm này được bảo mật cao.
Tại trường ĐH Sư phạm Hoa Nam – Trung Quốc
Trước kia để đánh giá hoạt động giảng dạy, nhà trường đã mời chuyên
gia Mỹ tư vấn đánh giá và kiểm định. Những năm gần đây nhà trường đã xây

dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá của trường. Về định lượng, trường có các
phiếu đánh giá chuẩn để SV đánh giá GV theo môn học từng học kỳ. Kết quả
đánh giá được tổng hợp và lưu hồ sơ. Ngoài ra việc đánh giá được thực hiện
thông qua các hội nghị SV trao đổi và phản ánh việc giảng dạy các môn học
vào giữa học kỳ, đây là việc làm rất hiệu quả. Bên cạnh việc đánh giá, nhà
trường đã tổ chức bồi dưỡng GV, nâng cao trình độ để khắc phục các khiếm
khuyết được chỉ ra trong các đợt đánh giá.
Tại ĐH Rivier - Hoa Kỳ
GV của ĐH Rivier được đánh giá hàng năm theo 5 tiêu chuẩn: giảng dạy
có hiệu quả; phát triển năng lực chuyên môn; phục vụ/đóng góp cho Trường;
phục vụ/đóng góp cho cộng đồng; NCKH với các mô tả về các chỉ số đánh giá
cụ thể.
14
15
Trước hết nhà trường đưa ra mô tả cụ thể về chức trách và nhiệm vụ cụ
thể mà GV phải tuân theo để làm cơ sở xây dựng các chỉ số đánh giá và lượng
hoá thành các thang điểm.
1.1.1.2. Công tác thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng đào tạo khóa
học.
Ở các nước tiên tiến như Nga, Anh, Hoa Kỳ, giáo dục mang tính chất
phục vụ và được tổ chức theo hệ thống tín chỉ. SV có quyền lựa chọn trường
học và giáo sư thông qua việc đăng ký môn học bắt buộc hay tự chọn là
chuyện đã được phổ biến từ lâu. Việc thu hút giáo sư có uy tín và GV giỏi
được SV lựa chọn theo học đông nhằm đảm bảo việc tạo dựng hình ảnh và
thương hiệu của trường, kiến thức và phương pháp giảng dạy. Phiếu thăm dò
ý kiến hay còn gọi là “Course Evaluation” là một trong những cách thường
được áp dụng nhiều nhất.
1.1.1.3. Công tác thu thập thông tin phản hồi về tình trạng việc làm của SV tốt
nghiệp
Trên thế giới, khi khảo sát tình hình việc làm của SV, các SV ĐH

thường chia làm 02 loại cơ bản gồm SV chưa tốt nghiệp và SV đã tốt nghiệp.
ĐH Houston – Hoa Kỳ
Mẫu phiếu hỏi điều tra khảo sát tình hình việc làm của SV trường ĐH
Houston, tương tự như của Việt Nam, phiếu hỏi cũng được chia làm hai phần.
Phần thứ nhất là một số thông tin chung về SV bao gồm các nội dung:
tên, địa chỉ (thuộc thành phố hay bang nào), địa chỉ email, là SV hệ tập trung
hay không tập trung, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tốt nghiệp chương trình nào
của trường?
Phần thứ 2 là nội dung chính của việc khảo sát bao gồm các câu hỏi:
Kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp chưa? (chưa; ít hơn 1 năm làm việc
toàn thời gian; 1-2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian; 3-5 năm kinh
15
16
nghiệm làm việc toàn thời gian và nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc toàn
thời gian); Tổng số tiền nợ liên quan đến các chi phí giáo dục để hoàn thành
khóa học, chương trình học tại trường; Lựa chọn mô tả phù hợp nhất về tình
trạng công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo tại trường.
ĐH Western
Mẫu phiếu của ĐH Western gồm 2 phần: Phần thông tin chung
gồm: Tên, số điện thoại, mã SV, ngành học và ngày/tháng/năm tốt nghiệp;
Phần nội dung chính gồm: Tình trạng việc làm hiện nay; Công việc toàn thời
gian và liên quan đến ngành học; Công việc toàn thời gian nhưng không liên
quan đến ngành học; Việc làm bán thời gian và liên quan đến ngành học; Vẫn
làm bán thời gian nhưng không liên quan đến ngành học; Vẫn chưa có việc
làm và đang tiếp tục tìm kiếm; Không tìm kiếm việc làm vì làm việc nhà, vào
quân đội, đi du lịch, ý kiến khác……….
Trường ĐH Macquarie – Sydney – Australia
Đối với bảng hỏi dùng để khảo sát SV tốt nghiệp, trường ĐH
Macquarie khuyến cáo mọi thông tin phản hồi của cựu SV đều được giữ kín.
Đầu phiếu hỏi là hướng dẫn của nhà trường về cách đánh dấu hay trả lời cho

từng câu hỏi và đi trực tiếp vào nội dung cần hỏi.
Hiệp hội khoa học nghề nghiệp quốc gia (NPSMA)
Để khảo sát tình hình nghề nghiệp của SV, NPMA sử dụng một phiếu
hỏi rất đơn giản bao gồm 02 phần và 11 câu hỏi như sau:
Phần 1: phần thông tin chung:Tên; Địa chỉ email thường dùng; Tên
trường ĐH.
Phần 2: Tình trạng việc làm: Lĩnh vực làm việc (công việc, quản lý, học
thuật, phi lợi nhuận…); Số lượng người trong công ty – cơ quan; Tên công
việc chính của SV tốt nghiệp; Công việc hiện tại của SV tốt nghiệp có được
ngay sau khi nhận được bằng của Hiệp hội?; Công việc có cho SV tốt nghiệp
16
17
cơ hội thăng tiến không; Mức lương hàng năm của SV tốt nghiệp; Những kiến
thức nào nhà trường cung cấp cho SV tốt nghiệp khiến SV tốt nghiệp cần phải
học thêm để làm tốt công việc hiện tại.
NALP (Hiệp hội nghề nghiệp các trường luật)
Hàng năm, Hiệp hội nghề nghiệp các trường luật cùng với bản thân mỗi
trường khảo sát SV tốt nghiệp về tình trạng việc làm và mức lương họ nhận
được. Họ cho rằng đây là một cách tốt nhất để đo lường sức mạnh của nghành
nghề họ đang làm trong thị trường lao động cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa
phương. Các thông tin phản hồi của SV sẽ được hiệp hội và nhà trường giữ kín,
bảo mật. Thời gian hiệp hội và nhà trường tiến hành khảo sát là 09 tháng khi
SV tốt nghiệp ra trường…
1.1.1.4. Công tác thu thập thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các nhà sử dụng
lao động
Những nghiên cứu theo hướng này có thể kể đếm cuộc điềụ tra 3000
cựu SV do trường ĐH Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều tra
6000 cựu SV do trường ĐH Michigan thực hiện năm 2001. Trong hai cuôc
điều tra này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các tiêu chí về kỹ năng và kiến
thức mà cựu SV thấy cần được đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ năng các

trường ĐH đã đào tạo cho SV để đánh giá khoảng cách giữa đào tạo và sử
dụng thực tế các sản phẩm đào tạo ĐH. Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần
với nghiên cứu của luận văn là khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực
hiện năm 1996, của Viện Giáo dục Hàn Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003 và
của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối với các doanh
nghiệp sử dụng lao động. Nội dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà
các doanh nghiệp đánh giá cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng.
Đây là những tham khảo quan trọng của luận văn trong quá trình thực hiện.
17
18
Tóm lại, SV tốt nghiệp ĐH chính là sản phẩm của đào tạo ĐH. Chất
lượng làm việc của những SV này khi trở thành lao động của một doanh
nghiệp, xí nghiệp là phản ánh rõ nét chất lượng đào tạo của trường ĐH.
Nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo ĐH thông qua ý kiến người
sử dụng lao động không phải là một hướng tiếp cận mới nhưng lại ít được
quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Theo tiêu chí đánh giá của người sử dụng
lao động, đây là cách phân tích các thành tố của năng lực mà nghiên cứu này
quan tâm nhất. Người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng có những
tiêu chí/tiêu chuẩn về năng lực của người lao động giống với các nhà nghiên
cứu và với trường ĐH. Tuy nhiên, một số kỹ năng có thể trùng nhau.
1.1.2. Kinh nghiệm Việt Nam về công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả
GDĐH
1.1.2.1. Công tác thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn
học
Tình hình chung.
Thực hiện Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ
GD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường ĐH, từ năm học 2007-2008 Cục Nhà giáo và CBQL cơ sở giáo
dục đã tiến hành triển khai thí điểm đánh giá hoạt động giảng dạy của GV có
sự tham gia của SV (Theo Quyết định số 3134/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2008 về

việc giao nhiệm vụ xây dựng và triển khai các tiểu đề án thuộc Đề án Đổi mới
Giáo dục ĐH Việt Nam) với mục đích góp phần thực hiện Quy chế dân chủ
trong cơ sở GDĐH; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH, xây dựng đội ngũ GV có phẩm
chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách
giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học
với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân từ đó góp phần nâng
18
19
cao chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH; tạo thêm một kênh thông tin để giúp
cho GV có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy; góp phần nâng cao công tác
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH; giúp CBQL trong các cơ sở GDĐH
có thêm cơ sở để nhận xét, đánh giá và phân công GV; góp phần phòng ngừa
những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở GDĐH, phát hiện và nhân
rộng những điển hình tốt trong đội ngũ GV.
Ngày 20/02/2008, Bộ GD&ĐT ký ban hành Công văn số
1276/BGDĐT-NG gửi các trường ĐH (tham gia thí điểm việc triển khai lấy ý
kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV) về việc hướng
dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV.
Ngày 20/5/2010, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 2754/BGDĐT-
NGCBQLGD gửi các ĐH, Học viện, các trường CĐ trong toàn quốc về việc
hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV.
Theo Báo cáo của Cục Nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục, tại Hội thảo
Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV ngày
28/5/2013, kết quả đạt được của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học tại các
trường ĐH ở Việt Nam là 100% các cơ sở giáo dục ĐH trên toàn quốc đồng
thuận triển khai nội dung lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng
dạy của GV.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh kết quả SV đánh giá hiệu
quả của môn học khá khách quan; và các thông tin thu được từ đánh giá của

SV đã giúp không chỉ GV tự điều chỉnh phương pháp dạy mà còn giúp nhà
trường xem xét lại chương trình và nội dung đào tạo của trường.
Xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21 với những quan
niệm mới trên thế giới về vai trò to lớn của GDĐH đã đặt GDĐH Việt Nam trước
những thách thức mới - cấp thiết phải làm gì và làm thế nào để đào tạo được
nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng đòi hỏi phát triển của xã hội.
19
20
Một trong những giải pháp cần được thực hiện là quản lý và sử dụng có hiệu quả
hoạt động của GV.
Thực tiễn hiện nay GV trong các trường ĐH ở Việt Nam được đánh giá
chủ yếu bằng việc giảng đủ giờ, tham gia đầy đủ các cuộc họp, không bị lập
biên bản hoặc khiển trách về những “sai sót” trong năm, sẽ được bình bầu và
công nhận với mức thấp nhất là “lao động tiên tiến” và 3 năm được tăng một
bậc lương. Những GV thực sự đạt các thành tích cao hơn cũng vẫn 3 năm
tăng một bậc lương. Với phương pháp quản lý và sử dụng GV như hiện hành,
chúng ta không động viên và khai thác hết được tiềm năng của GV.
- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng công
cụ là mẫu phiếu ”SV đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng giảng dạy” bao
gồm 20 câu hỏi chia ra bốn lĩnh vực gồm: nội dung môn học (5 câu); hoạt
động giảng dạy của GV (8 câu); kiểm tra đánh giá môn học (4 câu) và điều
kiện vật chất khác (3 câu). Câu hỏi thiết kế dưới dạng đưa ra các nhận định
đánh giá, SV trả lời theo 5 mức: xuất sắc (A), tốt (B), khá (C), trung bình (D),
yếu (E). Phần trả lời câu hỏi được thực hiện bằng phương pháp trả lời trắc
nghiệm, xử lý kết quả thống kê bằng phần mềm chuyên dụng do trường tự
viết. Quy trình thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Hình thức
thực hiện phát phiếu phản hồi tới từng lớp học, Ban cán sự lớp nhận và phát
phiếu cho từng người học tự ghi các thông tin vào phiếu và thu phiếu nộp về
phòng Thanh tra và ĐBCL.
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công cụ khảo sát là mẫu ”Phiếu thu

thập thông tin dạy học” gồm 20 câu hỏi chia làm hai phần: phần thông tin liên
quan đến quá trình học (10 câu); phần thông tin liên quan đến nội dung và
phương pháp đánh giá (10 câu). Câu hỏi thiết kế dạng đưa ra nhận định đánh
giá, SV trả lời theo 5 mức: rất không đồng ý, không đồng ý, cơ bản đồng ý,
đồng ý, rất đồng ý. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức phát phiếu
khảo sát, kết hợp với phương pháp khảo sát qua mạng Internet, và gửi biểu
20
21
mẫu khảo sát qua email. Công tác tổng hợp và xử lý kết quả được thực hiện
trên các phần mềm Excel và phần mềm thống kê Servqual để minh họa kết
quả và đề xuất giải pháp.
- Trường ĐH Kinh tế quốc dân sử dụng công cụ ”Phiếu lấy ý kiến về
công tác giảng dạy của GV” gồm 12 câu hỏi tập trung vào công tác giảng dạy
và chia theo các nhóm tiêu chí về kỹ năng giảng dạy (5 câu), về tác phong sư
phạm (6 câu) và đánh giá tổng thể theo sự hài lòng của SV (1 câu). Câu hỏi
theo dạng nhận định tương ứng với các hoạt động của GV, SV đưa ra câu trả
lời theo 5 mức: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, tạm chấp nhận được,
đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Công tác lấy ý kiến người học được triển khai
trong thời gian 2 tuần trước khi kết thúc học phần đối với hình thức phiếu góp
ý trực tuyến và trong thời gian 1 tuần trước khi kết thúc học phần đối với hình
thức phiếu góp ý giấy. Ý kiến góp ý của học viên, SV từ các phiếu giấy sẽ
được đưa vào máy quét để nhập dữ liệu (trước khi tiến hành quét dữ liệu
những phiếu không hợp lệ như bỏ trắng, điền không đầy đủ, nội dung góp ý
khác không lành mạnh sẽ được lọc để loại bỏ. Dữ liệu nhập từ các phiếu
giấy sẽ được tích hợp với dữ liệu thu được từ phần mềm lấy ý kiến trực tuyến
để tổng hợp và thống kê bằng các phần mềm thống kê SPSS. Kết quả thống
kê thông tin phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV được tổng
hợp thành các báo cáo khác nhau theo từng đối tượng, mục đích.
- Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên công
cụ khảo sát là “Phiếu điều tra SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV” gồm

có 22 câu hỏi về hoạt động của GV, chia làm 3 nhóm: tổ chức thực hiện (7
câu), quá trình giảng dạy (12 câu), kiểm tra đánh giá (3 câu). Câu hỏi được
thiết kế theo cách đưa ra nhận định về việc đáp ứng yêu cầu của GV đối với
từng công việc cụ thể, SV trả lời theo 5 mức: không đáp ứng yêu cầu, đáp ứng
một phần yêu cầu, đáp ứng yêu cầu, đáp ứng tốt yêu cầu, đáp ứng rất tốt yêu
cầu.
21
22
- Trường ĐH Ngoại thương thực hiện việc khảo sát qua mạng internet,
SV nhận bảng câu hỏi qua email cá nhân và làm theo hướng dẫn để đánh dấu
vào ô tương ứng với câu trả lời. Công cụ sử dụng là “Phiếu khảo sát chất
lượng giảng dạy của GV” gồm 20 câu hỏi không chia theo các lĩnh vực mà
tập trung hỏi về hoạt động giảng dạy của GV. Câu hỏi có dạng đưa ra các
nhận định, SV trả lời theo 4 mức độ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý,
đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Tổng hợp thống kê được xử lý bằng phần mềm
SPSS.
- Trường ĐH Vinh sử dụng công cụ là “Phiếu điều tra về chất lượng
giảng dạy môn học” có tổng số 24 câu hỏi chia ra theo 6 lĩnh vực gồm công
tác chuẩn bị và thực hiện giảng dạy (4 câu); phương pháp giảng dạy (4câu);
năng lực, thái độ của GV (3 câu); phương pháp đánh giá SV (5 câu); trang
thiết bị dạy học (3 câu); tổ chức giảng dạy thực hành trong phòng thí nghiệm
(5 câu). Câu hỏi nhận định đưa ra theo nhiều dạng bao gồm cả cảm nhận của
bản thân. SV trả lời theo 5 mức đánh giá bằng cách tích vào các cột tương
ứng: rất không đồng ý, không đồng ý, đồng ý, rất đồng ý, ý kiến khác. Nội
dung của phiếu là rất khó tổng hợp đánh giá và cũng không rõ mục tiêu chính
là đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nói riêng hay đánh giá chất lượng
giảng dạy nói chung.
- Trường ĐH Xây dựng sử dụng mẫu phiếu “Ý kiến phản hồi của SV
đối với hoạt động giảng dạy của GV” gồm 16 câu hỏi không chia theo các
lĩnh vực mà chỉ tập trung vào hoạt động của GV về giảng dạy, kiểm tra đánh

giá, hiệu quả đối với SV Các câu hỏi được thiết kế theo cách hỏi có –
không, SV phản hồi bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp tương ứng với câu
trả lời có – không – không rõ.
- Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh sử dụng công cụ là “Bảng đánh
giá học phần” gồm 15 câu hỏi chia ra các lĩnh vực: nội dung chung (4 câu),
22
23
phương pháp đào tạo (6 câu), khối lượng công việc (5 câu). Các câu hỏi trực
tiếp hỏi về mức độ đánh giá của SV theo từng tiêu chí, SV trả lời theo 3 – 4
mức độ đánh giá tùy theo tính chất của từng câu hỏi. Việc lấy ý kiến SV trước
đây thực hiện bằng phiếu giấy, gần đây Nhà trường chuyển qua hình thức thực
hiện khảo sát tự nguyện qua mạng nhưng ý kiến thu được rất ít, không có giá trị
thống kê.
- Trường ĐH Xây dựng Miền Trung sử dụng công cụ “Phiếu đánh giá
hiệu quả môn học” gồm 17 câu hỏi theo hướng đưa ra các nhận định chủ yếu là
về hoạt động của GV, không chia theo các lĩnh vực. SV trả lời bằng phiếu giấy
được phát, đánh giá theo 3 mức độ đồng ư, phân vân, không đồng ư với các nhận
định mà câu hỏi đưa ra.
- Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng sử dụng mẫu “Phiếu khảo sát dùng để
thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn học” gồm 19
câu hỏi chia ra 4 lĩnh vực là: tổ chức thực hiện môn học (3 câu), chương trình
môn học (4 câu), hoạt động giảng dạy của GV (8 câu), hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập (4 câu). Câu hỏi có dạng các nhận định, SV đánh giá
theo 5 mức: hoàn toàn không đồng ý, cơ bản không đồng ý, phân vân, cơ bản
đồng ý, hoàn toàn đồng ý.
- Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 công cụ sử dụng là mẫu “Phiếu lấy ý
kiến học sinh, SV về học phần/môn học” gồm 17 câu hỏi tập trung vào hoạt
động của GV, chia ra là 5 nhóm tiêu chí gồm: công tác chuẩn bị giảng dạy,
phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy, thực hiện cơ chế giảng dạy, tác
phong sư phạm của GV. SV trả lời trên phiếu giấy cho từng câu hỏi theo 4

mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý với các nhận định
đánh giá về hoạt động của GV được đưa ra trong mẫu phiếu.
Như vậy có thể thấy mỗi trường tổ chức đánh giá theo mỗi kiểu khác
nhau. Công cụ sử dụng cũng rất khác nhau về tên gọi, cấu trúc, số lượng câu
23
24
hỏi Đa số mẫu phiếu khảo sát đều có phần câu hỏi mở để SV đưa ra những
ý kiến đóng góp cho GV, bộ môn, khoa và nhà trường.
1.1.2.2. Công tác thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng đào tạo khóa
học
Hoạt động khảo sát đánh giá của SV về chất lượng đào tạo là hoạt động
mới mẻ, do đó các nghiên cứu chưa nhiều, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào
tập trung xem xét các vấn đề liên quan của việc lấy ý kiến đánh giá của SV tốt
nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học trong thời gian qua.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã có nhiều trường ĐH ở Việt Nam triển
khai công tác lấy ư kiến đánh giá phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của
GV, hoặc GV tự đánh giá hoạt động giảng dạy của mình (như trường ĐH
Quốc gia Hà Nội).
Trong năm 2009 và 2010, trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV, cựu SV, người sử dụng lao động về
chất lượng đào tạo khóa học. Trường đã xác định yếu tố hài lòng của các tác
nhân cộng tác trên trong quá t‘nh thực hiện các chương trình đào tạo vừa là
chỉ tiêu kết quả đạt được, vừa là nguyên nhân tạo nên sự thành công. Trường
đã quan tâm đánh giá chính xác, kịp thời về chất lượng đào tạo các khóa học,
quy trình tổ chức đào tạo, chất lượng giảng dạy của GV,…làm cơ sở quan
trọng để trường xem xét cải tiến chương trình và chất lượng các hoạt động tổ
chức đào tạo. Việc lấy ý kiến phản hồi của cựu SV được trường thực hiện
thông qua những mối quan hệ thường xuyên giữa trường với các cựu SV được
trường xây dựng trong một thời gian dài, việc khảo sát này được mang lại cho
trường những thông tin đóng góp hữu ích để làm cơ sở cho việc cải tiến và

nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trường ĐH Dược Hà Nội cũng quan tâm đến việc lấy ý kiến phản hồi
của SV tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học và xem đây là “một trong
24
25
những kênh thông tin quan trọng giúp trường có những điều chỉnh hợp lí, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội” (Phạm Thi
Phương Uyên, 2011).
Cuối năm học 2010-2011, Trường ĐH Kinh tế - Luật đã tổ chức khảo
sát lấy ý kiến đánh giá của SV tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học
2007 – 2011 đối với các ngành đào tạo chính quy. Từ dữ liệu khảo sát về chất
lượng khóa học, trường đã phân tích, nhận định đánh giá của SV trên 5 lĩnh
vực: mục tiêu và nội dung chương trình, đội ngũ GV, tổ chức đào tạo và đánh
giá SV, tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập, tư vấn hỗ trợ SV. Cơ sở
phân tích giúp trường tiếp tục cải thiện để nâng cao chất lượng đào tạo và
phục vụ, cung cấp cho người học những khóa học có chất lượng cao.
Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cũng
quan tâm và đầu tư cho việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của cựu SV về chất
lượng đào tạo khóa học. Bộ công cụ khảo sát được trường thiết kế xây dựng
dựa trên 4 nội dung về mục tiêu và chương trình đào tạo, về đội ngũ GV, về
việc tổ chức và quản lý đào tạo và về những kết quả đạt được từ khóa học.
Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng cũng đã quan tâm đến công tác này
từ năm 2008 với mục đích được xác định là thông tin thu thập được từ hoạt
động này sẽ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho
trường, đồng thời nhằm lưu giữ và phục vụ cho công tác thông tin tuyển dụng
đến SV tốt nghiệp. Bộ công cụ khảo sát được trường xây dựng và thiết kế
theo 3 phần, cụ thể là phần 1 có các nội dung về mục tiêu và chương trình đào
tạo, đội ngũ GV, công tác tổ chức đào tạo, các phòng chức năng, thư viện,
một số các hoạt động khác của trường và cảm nhận chung về kết quả đạt
được; phần 2 về những thông tin về việc làm và phần 3 về những thông tin cá

nhân.
Ở Việt Nam, công việc khảo sát lấy ý kiến phản hồi của SV tốt nghiệp
25

×