Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động quan
trọng đảm bảo lưu thông hàng hoá. Tiêu thụ sản phẩm là khâu trung gian nối
liền giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa người cũng cấp sản phẩm hàng hoá và
người có nhu cầu về sản phẩm hàng hoá. Đối với hầu hết các doanh nghiệp
kinh doanh thì khâu tiêu thụ đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định cho
sự tồn tại và phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TV & TM Tân Tiến, tôi
nhận thấy vấn đề tiêu thụ là một vấn đề cấp thiết tại công ty. Bởi đây là giai
đoạn công ty mở rộng đầu tư kinh doanh, xây dựng thương hiệu. Để thực hiện
kế hoạch đó, Công ty cần đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Vậy
nên tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty TNHH Tư Vấn & Thương Mại Tân Tiến" cho chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm:
Chương I: Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
Chương II: Những lý luận cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
trong doanh nghiệp
Chương III: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ga tại Công ty Tân Tiến
Chương IV: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ga
của Công ty Tân tiến
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Xuân Hương, và chân thành
cảm ơn các phòng ban tại Công ty TNHH TV & TM Tân Tiến đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Nguyễn Trọng Trung
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I:
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
I. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác tiêu thụ nhằm đánh giá, tìm ra các giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH TV & TM
Tân Tiến.
II. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong
doanh nghiệp.
III. Phạm vi nghiên cứu
1. Thời gian
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm 2004,
2005 và 2006.
2. Không gian
Tìm hiểu các hoạt động tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty
TNHH TV & TM Tân Tiến.
IV. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm có:
- Hệ thống cơ sở lý luận về công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong
công ty
- Đặc điểm cơ bản của công ty: bao gồm lịch sử hình thành & phát triển,
đặc điểm về tổ chức quản lý lao động của Công ty.
- Kết quả hoạt động SXKD qua 3 năm của Công ty.
- Thực trạng hoạt động công tác tiêu thụ của Công ty qua 3 năm.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ của Công ty.
- Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu từ các số liệu có sẵn.
+ Thu thập số liệu từ các bảng câu hỏi điều tra.
2. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích chi tiết.
+ Phương pháp phân tích nhân tố.
+ Phương pháp liên hệ.
+ Phương pháp cân đối.
+ Phương pháp khác.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH TV & TM TÂN TIẾN
I. Khái niệm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Đặc trưng lớn nhất của sản phẩm hàng hóa là nó được sản xuất ra để bán
nhằm thực hiện những mục tiêu đã định trước trong phương án kinh doanh của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan
trọng nhất của quá trình kinh doanh.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa
người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hóa đã thay đổi nghĩa
là việc thực hiện giá trị hàng hóa đã kết thúc. Người bán nhận được tiền và
người mua nhận được hàng.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện và chuyển giao quyền
sở hữu về sản phẩm. Công tác tiêu thụ sản phẩm quyết định tính hiệu quả của
quá trình sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp.
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác
tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ
khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên
tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi
nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn
lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản
phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi
sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang
thiết bị, nhiêu liệu.. để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp được thu hồi để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất
nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là
thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau
hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi
nhuận cao hơn.
Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt
công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững
chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngòai nước.
Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng
nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
3. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
a) Nghiêm cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết với mọi doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi nghiêm cứu thị trường sản phẩm , doanh nghiệp phải giải đáp những
vấn đề sau:
Đâu là thị trường có triển vọng đối với những sản phẩm của doanh
nghiệp?
Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?
Sử dụng những biện pháp gì để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
Mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thu với khối lượng lớn với
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong
từng thời kỳ.
Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu và bao gói, phương thức thanh
toán, phương thức phục vụ.
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trên cơ sở điều tra mức nhu cầu thị trường doanh nghiệp tiến hành lựa
chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quyết định
quan trọng đến hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường
các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì phải cung ứng sản phẩm mà thị
trường cần chứ không phải những sản phẩm mà doanh nghiệp sẵn có. Sản
phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường gồm cả số lượng, chất lượng, giá cả và
thời gian thị trường đòi hỏi.
b) Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
• Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng,
liên tục theo kế hoạch đã định, là cơ sở để xây kế hoạch hậu cần vật tư và
các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính doanh
nghiệp.
• Bằng hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh được các
nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị
có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường
tiêu thụ và giá cả tiêu thụ. Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo
hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.
• Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các
phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỉ lệ
cố định. Trong đó các phương pháp trên, phương pháp cân đối được coi
là phương pháp chủ yếu.
c) Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức (kênh) khác
nhau. Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản
phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm
các điều kiện vận chuyển, bảo đảm, sử dụng.
Căn cứ vào quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng có
thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mô hình khái quát và các kênh bán hàng
- Kênh 1:
Mua bán hàng trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối
cùng. Kênh này đảm bảo hàng hoá lưu chuyển nhanh, giảm được chi phí lưu
thông quan hệ mua bán đơn giản, nhưng còn số lượng bán theo kênh này là ít.
- Kênh 2:
Việc lưu thông hàng hoá phải qua khâu trung gian (đó là người bán lẻ).
Đó là kênh ngắn thuận tiện cho tiêu dùng, hàng hoá cũng được lưu chuyển
nhanh, người sản xuất giải phóng được chức năng bán lẻ, loại kênh này phù
hợp với những doanh nghiệp bán lẻ lớn (các siêu thị) có điều kiện quan hệ trực
tiếp với người sản xuất, thuận tiện cho giao nhận, vận chuyển.
- Kênh 3:
Việc mua bán qua nhiều kênh trung gian - bán buôn - bán lẻ - kênh này
thuộc kênh dài, từng khâu của quá trình sán xuất và lưu thông được chuyên
môn hoá, tạo điều kiện để phát triển sản xuất - mở rộng thị trường, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất và vốn. Kênh này thường có thời gian và chi phí lưu
thông lớn nhưng thích hợp với điều kiện sản xuất và lưu thông nhiều loại sản
phẩm, phù hợp với quan hệ mua bán của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy hàng hoá
lưu thông qua kênh này chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ khối lượng hàng hoá
lưu chuyển trong nền kinh tế quốc dân.
7
Người
sản xuất
hoặc
nhập
khẩu
hàng hoá
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
1
2
3
4
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
Người bán lẻ
Người bán buôn Người bán lẻ
Người trung gian Bán buôn Bán lẻ
(x)(x)
(x) (x) (x)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Kênh 4:
Sự vận chuyển của hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng như
kênh 3. Nhưng trong qua hệ giao dịch mua bán xuất hiện khâu mới trung gian.
Để mở rộng thị trường, giảm chi phí bán hàng và quản lý được kênh bán, thì
lựa chọn kênh cần dựa vào các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào bản chất của sản phẩm là hàng hoá thông thường hay hàng hóa có
tính chất thương phẩm đặc biệt , tốc độ phổ biến chu kỳ sống của sản phẩm
đang trải qua
+ Tình hình thị trường bán hàng: số lượng khách hàng, quy mô mua sắm, chu
kỳ mua sắm.
+ Chiến lược phân phối và sự phát triển của doanh nghiệp
+ Lý do thay đổi các kênh phân phối đang tồn tại, sự phát triển của nghành
hàng kinh doanh, người hàng, các sản phẩm cạnh tranh và mức độ cạnh tranh
trên thị trường bán hàng của doanh nghiệp.
e) Tổ chức các hoạt động xúc tiến cho công tác bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin Maketing với khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp. Các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức
phục vụ và những lợi ích khách hàng thu được khi mua sản phẩm.
Xúc tiến thúc đẩy cơ hội bán hàng trong tiêu thụ sản phẩm . Xúc tiến bán
hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức
mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
f. Tổ chức hoạt động bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hoạt động bán
hàng mang tính nghệ thuật - tác động nhiều đến tâm lý người mua hàng.
Người bán hàng phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động và tâm lý của
của khách hàng. Diễn biến tâm lý của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn:
sự chú ý -> quan tâm hứng thú -> nguyện vọng mua -> quyết định mua. Vậy để
bán chịu hàng ngoài nắm bắt được tâm lý doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu
cầu khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả… và hình thức bán hàng phù
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hợp. Thực tế có nhiều loại hình thức bán: bán trực tiếp, bán qua đại lý, bán
theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp, bán chịu bán buôn bán lẻ, bán
qua hệ thống thương mại điện tử.
g. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá
hoạt động tiêu thụ nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu
thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm kịp thời có biện pháp hợp lý
để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ có thể xem
xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt
hàng giá trị, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.
Kết quả của việc phân tích đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để
doanh nghiệp có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải
tổ chức công tác, đồng thời phải làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu cơ
hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Vai trò cơ bản của việc nghiên cứu các nhân tố tác động là: Tạo nền tảng
cơ bản cho việc đưa ra những mục tiêu của công ty giúp cho công ty xác định
việc gì cần làm để đạt được các mục tiêu đề ra. Có những nhân tố ảnh hưởng
sau:
a. Nhân tố khách quan
Nhân tố kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lãi vay ngân
hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách Nhà nước…)
Nhân tố về khoa học công nghệ
Nhân tố chính trị, pháp luật
Văn hóa - xã hội
Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Khách hàng
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Số lượng cách doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh
của ngành.
Các đơn vị cung ứng đầu vào doanh nghiệp
b. Nhân tố chủ quan
Giá bán sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm
Tổ chức bán hàng
II. Khái quát về công ty TNHH TV & TM Tân Tiến
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất
nước cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Hàng lọat các công ty
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Công ty TNHH Tân Tiến ra đời cùng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tối
thiểu của đại đa số người tiêu dùng. Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh là
cung cấp ga tiêu dùng. Đây là sản phẩm thiết yếu của người dân hiện nay.
Công ty ra đời có trụ sở chính tại: 33 Trần Quốc Toản - Hoàn Kiếm - Hà
Nội.
Là doanh nghiệp còn rất non trẻ về tuổi đời và số vốn ban đầu chỉ có 5 tỷ
những doanh nghiệp đã có những bước đi rất thành công trên thị trường.
Công ty được sáng lập do giám đốc Đỗ Trọng Nhân đứng đầu
Số Điện thoại: 04.9434791
Sản phẩm mà công ty kinh doanh chủ yếu là ga tiêu dùng. Thị trường
tiêu thụ của công ty hiện nay chủ yếu trên địa bàn Hà Nội.
2. Bộ máy hoạt động của công ty
Doanh nghiệp hoạt động nhằm cung ứng ga tiêu dùng trên thị trường Hà
Nội là doanh nghiệp tư nhân mới đi vào hoạt động nên bộ máy quản lý đơn
giản trực tuyến chức năng.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
a. Chức năng của công ty.
Công ty TNHH TV & TM Tân Tiến có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu
ga phục vụ nhu cầu xã hội.
b. Nhiệm vụ của công ty
Đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo yêu cầu của các đơn vị.
Chỉ đạo tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường
và định hướng phát triển của công ty. Xây dựng chiến lược ngành hàng
chỉ đạo thống nhất quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá, điểm
giao nhận hàng phân công thị trường, các định mức kinh tế kỹ thuật cước
vận chuyển tối đa.
Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị (đại lý) trong công tác từ liên quan đến
việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh
tại các đơn vị (đại lý).
4. Nhiệm vụ cụ thể từng phòng ban.
*Phòng kinh doanh: có 20 nhân viên và phát triển thị trường nhiệm vụ
của nhân viên phòng kinh doanh là thúc đẩy quá trình bán hàng bằng cách tìm
kiếm mối giao hàng (cửa hàng) nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng.
Hiện nay doanh nghiệp có 5 cửa hàng đại lý bán và 60 cửa hàng bán lẻ trên
khắp thành phố Hà Nội.
11
Phòng
kinh doanh
Kho
Ban giám đốc
Phòng
Kế toán
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
*Phòng kế toán: cùng với sự phát triển của công ty phòng kế toán cũng
đóng góp đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, hoạt động kinh
doanh của công ty chủ yếu trên địa bàn Hà Nội nên bộ máy tổ chức kế toán
tương đối đơn giản bao gồm: 01 kế toán trưởng và 02 kế toán viên.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là quản lý vốn, tiền công nợ lập chứng từ sổ sách,
đúng theo yêu cầu của nhà nước và trách nhiệm của công ty giao.
*Kho: hiện công ty có 1 kho để hàng với diện tích 600m2 tại đội 7 Yên
Duyên - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội. Ga là sản phẩm đòi hỏi sự bảo quản
cẩn thận. Vì vậy kho là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc điều
phối và vận chuyển hàng.
Tất cả các phòng ban kể trên có nhiệm vụ thực hiện theo dõi lập kế
hoạch định kỳ và báo cáo tình hình kinh doanh phân tích tình hình thị trường
giúp ban giám đốc có biện pháp quản lý thích ứng và kịp thời có quyết định
đúng đắn trong quá trình kinh doanh.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Từ khi thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất
kỹ thuật. Cho đến nay công ty đã tự khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường và ngày càng phát triển. Thông qua bảng 01: Tình hình kinh doanh của
công ty Tân Tiến trong 3 năm gần đây và phụ bảng 01 sẽ thấy sự phát triển
vượt bậc và những thành quả đạt được của công ty trong thời gian vừa qua.
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2004-2006)
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006
1 Khối lượng ga bán ra kg 34,256,763 34,984,350 37,397,807
2 Tổng Doanh thu đồng 8,946,935,432 10,138,033,347 11,489,152,592
3 Tổng Lợi nhuận đồng 1,801,608,980 1,223,567,427 1,248,184,996
4 Tổng Chi phí đồng 8,124,245,754 9,865,426,464 10,456,426,476
5 Thu nhập bình quân đồng/1 người/ tháng 1,515,000 1,896,000 2,560,000
6 Nộp ngân sách đồng/ tháng 1,399,144,058 1,356,402,214 1,498,407,058
* Hệ số
1 Tỷ suất LN/DT 0.001 0.002 0.002
2 Tỷ suất LN/CP 0.222 0.124 0.119
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phụ bảng 01: Bảng so sánh kết quả kinh doanh của Công ty Tân Tíên trong 3 năm (2004-2006)
Chênh lệch So sánh
2005/2004 2006/2005
TĐPTBQ
(%)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đơn vị
TĐPTLH
(%) Giá trị đơn vị
TĐPTLH
(%)
1
Khối lượng ga
bán ra kg 727,587 102.12 2,413,457 106.9 103.01
2
Tổng Doanh
thu đồng 1,191,097,915 113.31 1,351,119,245 113.33 108.88
3
Tổng Lợi
nhuận đồng -578,041,553 67.92 24,617,569 102.01 89.98
4 Tổng Chi phí đồng 1,741,180,710 121.43 591,000,012 105.99 109.14
5
Thu nhập bình
quân
đồng/1người/
tháng 381,000 125.15 664,000 135.02 120.06
6
Nộp ngân
sách đồng/ tháng -42,741,843 96.95 142,004,844 110.47 102.47
* Hệ số
1
Tỷ suất
LN/DT 0.001 200 0 100 133.33
2
Tỷ suất
LN/CP -0.098 55.86 -0.005 95.97 83.94
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nhìn vào những số liệu trên bảng 01 và phụ bảng 01 cho thấy tổng khối
lượng ga bán ra của công ty không ngừng tăng qua các năm do đó doanh thu
bán hàng hàng năm cũng tăng lên. Điều này thể hiện rõ ở chỉ số tốc độ phát
triển bình quân của cả 2 chỉ tiêu này đều lần lượt tăng trong 3 năm: khối lượng
tiêu thụ tăng 3.01% và tổng doanh thu tăng 8.88%. Song bên cạnh đó tổng chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng không ngừng tăng qua 3 năm với tốc độ phát
triển bình quân đạt 109.14% tức là tăng 9.14% trong 3 năm. Mặc dù đã có các
biện pháp tiết kiệm và giảm chi phí nhưng giá ga nhập khẩu ngày càng tăng do
giá xăng dầu tăng cộng thêm yếu tố lạm phát đã làm cho tổng chi phí của công
ty cao hơn qua từng năm.
Qua phụ bảng 01 ta thấy chỉ tiêu tỷ suất LN/DT qua 3 năm có xu hướng
tăng lên. Năm 2005 tỷ suất này là 0,002 tăng so với 2004 là 100% song đến
năm 2006 tỷ suất này vẫn giữ nguyên. TĐPTBQ chỉ tiêu này đạt 133.33%. Chỉ
tiêu này nói lên cứ một đồng doanh thu thu được thì có được bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Thực tế chỉ tiêu này tăng trong 3 năm nhưng lại chững lại vào năm
2006 điều này là do các nhân tố giá cả thị trường ga tăng cao tình trạng lạm
phát gia tăng đã làm cho tỷ suất này không tăng trong năm 2004.
Chỉ tiêu tỷ suất LN/CP qua 3 năm cho thấy sự giảm dần của tỷ suất này
với TĐPTBQ là 83.94%. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được là cứ bỏ ra một
đồng chi phí thì Công ty có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu
này tăng nói lên rằng chi phí mà Công ty bỏ ra đang tăng song lợi nhuận thu về
chưa đủ để bù đắp với mức tăng chi phí này. Điều này cho thấy việc quản lý
chi phí của Công ty chưa hiệu quả và chưa theo kịp với biến động giá cả trên
thị trường.
Đánh giá chung cả hai chỉ tiêu này ta thấy cả hai tỷ suất này đều ở mức
không cao lợi nhuận tỷ lệ thuận với doanh thu song lại tỷ lệ nghịch với chi phí
Thu nhập bình quân đầu người trong Công ty qua 3 năm đã được nâng
lên rõ rệt và liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ PTBQ tăng 20.06%. Với mức
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tăng này làm cho người lao động trong Công ty yên tâm và mong muốn làm
việc lâu dài tại Công ty.
Nộp ngân sách Nhà nước của Công ty qua 3 năm đạt tốc độ PTBQ là
102.47% cụ thể là năm 2005 nộp ngân sách giảm 42.741.843 đồng tương ứng
với tỷ lệ giảm là 3.05 % đây là do chỉ tiêu tổng lợi nhuận của Công ty trong
năm này giảm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khoản nộp ngân sách Nhà
nước. Tuy nhiên đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 10.47% tương ứng với
tăng 142.004.844 đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 hoạt động kinh
doanh của công ty đã có những biến chuyển khởi sắc đáng kể.
Nhìn chung hoạt động sản xuất của công ty qua 3 năm là tốt với mức
khốilượng và doanh thu không ngừng tăng qua 3 năm. Song bên các đó yếu tố
chi phí tăng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Do
vậy Công ty cần có các chính sách và giải pháp để tiết kiệm, kìm hãm và làm
giảm chi phí kinh doanh.
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở công ty Tân Tiến
a. Nhân tố khách quan.
-Nhân tố về kinh tế: có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công
ty Tân Tiến như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát, thất
nghiệp, tỷ giá hối đoái.
- Lạm phát: Một doanh nghiệp thương mại khi tham gia trên thương
trường rất cần việc thu hồi vốn nhanh mà kinh doanh ga lại cần thu hồi vốn
nhanh hơn nữa để tiếp tục nhập hàng và đẩy nhanh quá trình bán. Như vậy khi
lạm phát xảy ra thì khả năng thu hồi vốn của công ty sẽ chậm lại và sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tỷ giá hối đoái: công ty Tân Tiến kinh doanh ga phần lớn nguồn hàng
là nhập trong nước. Nhưng trong thực tế mặt hàng ga phần lớn lại nhập từ nước
ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái mà cao thì khó khăn lớn cho việc nhập ga về và lúc
đó giá ga sẽ cao hơn (giá nội địa) như vậy tỷ giá hối đoái tuy không ảnh hướng
trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ ga của công ty.
16