Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

khảo sát thực trạng trình độ ngoại ngữ của sinh viên trường đại học đồng tháp và đề ra giải pháp học tiếng anh hiệu quả hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.25 KB, 51 trang )

Lời Cam Đoan
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi. Được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong quá trình học để hình thành nên hướng nghiên cứu. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong đề tài thu thập được
trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố.
Đồng Tháp, tháng 11 năm 2012
Tác giả nghiên cứu
Lời Cảm Ơn

Đề tài:” Khảo sát thực trạng trình độ ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp và
đề ra giải pháp học tiếng Anh hiệu quả hơn” được thực hiện với sự hướng dẫn của của giảng viên
Nguyễn Giác Trí – Trưởng khoa Kinh tế - Trường Đại học Đồng Tháp. Chúng em xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến sâu sắc của thầy trong quá trình chúng em nghiên cứu
đề tài.
Nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường cùng với các bạn
sinh viên đã tạo điều kiện giúp nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng xin chân
thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã ủng hộ tinh thần và các bạn trong nhóm đã
đoàn kết với nhau để thực hiện đề tài này đạt kết quả tốt nhất.
Đồng Tháp, tháng 11 năm 2012
Tác giả nghiên cứu
Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn











Ngày …. tháng …. năm …
Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức các quốc gia trên thế giới
không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý… mỗi
quốc gia phải tự trang bị cho mình một lộ trình phù hợp cùng với các kĩ
năng, các điều kiện kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Việt Nam chúng ta là một nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, trong tiến trình hội nhập chúng ta gặp không ít những cơ hội và thách
thức. Tuy nhiên, trong những năm qua nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển
biến tiêu cực làm cho quá trình hội nhập gặp nhiều khó khăn. Trước tình
hình đó yêu cầu đối với mỗi cá nhân, tổ chức ngày càng cao. Yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực, vật lực có chất lượng là vấn đề cấp thiết và cần được
chú trọng thực hiện nhằm rút ngắn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta.
Thời đại ngày nay, hầu hết các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến
đều là những nước sử dụng tiếng Anh. Dó đó, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ
quốc tế trong rất nhiều lĩnh vực. Muốn thành công trong việc học cũng như
trong sự nghiệp, trong tương lai chúng ta phải học tiếng Anh vì:
- Học tiếng Anh để chiếm lĩnh kiến thức hàng đầu.
- Học tiếng Anh để tìm kiếm thông tin mới nhất.
- Học tiếng Anh để giao tiếp và giao thương.
- Học tiếng Anh để thăng tiến và thành công trong sự nghiệp.
Ngày nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều yêu cầu chứng chỉ
ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Nhiều chuyên ngành trong nghệ thuật và
nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng yêu cầu bạn phải học
hoặc nghiên cứu về một hoặc nhiều ngôn ngữ để đảm bảo sự sáng tạo và
thành công trong tương lai. Có kiến thức về ngoại ngữ tức là bạn có thêm

khả năng tự tìm kiếm tài liệu, đào sâu kiến thức về các ngành học đòi hỏi sự
hiểu biết sâu rộng. Học tiếng anh không chỉ đáp ứng các điều kiện khi tốt
nghiệp đại học, khi xin việc làm mà còn nâng cao được sự hiểu biết của bản
thân,tạo điều kiện thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, đa số các bạn sinh viên ở các trường Đại học nói chung và
trường Đại học Đồng Tháp nói riêng thì khả năng sử dụng tiếng Anh để giao
tiếp vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây là : với số lượng lớn sinh
viên ra trường mỗi năm, đều có bằng cấp tiếng Anh theo đúng chuẩn nhưng
lại không thể áp dụng tiếng Anh vào thực tiễn và dường như có vẻ e dè khi
giao tiếp. Như vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu, nó xuất
phát từ điều kiện dạy học của trường hay do chính bản thân của mỗi bạn sinh
viên Thực tế trình độ ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Đồng Tháp
còn ở mức thấp, đa số các bạn đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh nên hầu hết chưa có ý thức trong việc học, từ đó khả
năng cạnh tranh trên thị trường việc làm của các bạn sinh viên khi tốt nghiệp
so với các trường đại học, cao đẳng khác trong khu vực tương đối thấp.
Vì những vấn đề cấp thiết trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu:” Phân tích thực trạng trình độ ngoại ngữ của sinh viên trường
Đại học Đồng Tháp và đề ra phương pháp học tiếng Anh hiệu quả hơn”.
Qua đây nhóm chúng tôi có thể tìm hiểu được trình độ tiếng Anh của các
bạn sinh viên, thông qua đó có thể phát huy những mặt tích cực, khắc phục
những điểm yếu đã và đang tồn tại cũng như đề ra những phương pháp học
tiếng Anh hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung: Khảo sát thực trạng trình độ ngoại ngữ của sinh
viên trường ĐHĐT hiện nay. Từ đó, có thể phát huy những điểm mạnh và
đưa ra những giải pháp khắc phục triệt để những điểm yếu đã và đang tồn tại
trong thời gian vừa qua.
2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Đánh giá và phân tích thực trạng trình độ tiếng Anh
của sinh viên trường ĐHĐT.
- Mục tiêu 2: Tìm hiểu những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến
sự tồn tại của thực trạng trên.
- Mục tiêu 3: Đề ra các giải phát phát huy tích cực và nâng cao
trình độ ngoại ngữ của sinh viên trường ĐHĐT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên của trường Đại Học Đồng Tháp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi tại trường Đại Học Đồng Tháp.
3.2.2 Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu sơ cấp:12/10/2012 – 15/10/2012
+ Số liệu thứ cấp: 2009 - 2012
+ Thời gian thực hiện đề tài: 9/10/2012 – 9/11/2012
3.3 Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu khai thác những thông tin từ các bạn sinh viên,
từ đó có thể đánh giá đúng thực trạng về trình độ tiếng Anh và đề ra các giải
pháp phát huy những mặt tích cực cũng như khắc phục một số mặt hạn chế
còn tồn tại trong quá trình học tiếng Anh của các bạn sinh viên.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
4.1.1 Kích thước mẫu
Mẫu khảo sát gồm có 100 mẫu. Mỗi phiếu khảo sát sẽ được thiết kế
bằng các dạng câu hỏi đầy đủ với 3 nội dung chính:
* Sinh viên tự đánh giá trình độ tiếng Anh của mình: Gồm có 6 câu
hỏi.
* Khả năng học tiếng Anh của mỗi bạn sinh viên: Gồm có 14 câu
hỏi.

* Những kiến nghị trong quá trình học tiếng Anh: Gồm có 5 câu
hỏi.
* Ngoài ra phiếu khảo sát có một câu hỏi mở dành cho đối tượng
phỏng vấn.
Với mục đích thông qua sự khảo sát này, nhóm chúng tôi có thể tìm
hiểu được thực trạng trình độ tiếng Anh của các bạn sinh viên và đưa ra các
giải pháp giải quyết vấn đề tốt hơn.
4.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn
mẫu thuận tiện cùng với chọn mẫu phán đoán.
4.1.3Tiêu chí chọn mẩu.
- Tiêu chí lựa chọn: chọn những đối tượng là sinh viên của trường
ĐHĐT có mặt tại thời điểm khảo sát và có khả năng trả lời mẫu phỏng vấn.
- Tiêu chí loại trừ: những đối tượng là sinh viên trường ĐHĐT
nhưng không đồng ý trả lời mẫu phỏng vấn.
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1 Số liệu sơ cấp
* Thiết kế mẫu khảo sát gồm có 26 câu hỏi.
* Được thu thập thông qua 100 mẩu khảo sát từ các bạn sinh viên
trường ĐHĐT.
* Áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
* Lựa chọn những sinh viên thuận tiện tại các đơn vị lớp học:
+ Phát mẫu khảo sát cho sinh viên.
+ Tư vấn trực tiếp để sinh viên cung cấp đầy đủ thông tin cần
thu thập vào mẫu khảo sát.
+ Tổng kết các thông tin thu được từ 100 mẫu khảo sát thành
một bảng thống kê hoàn chỉnh.
4.2.2 Số liệu thứ cấp
* Dữ liệu nội bộ:
Sử dụng số liệu và thông tin của trường ĐHĐT về nguồn thống

kê điểm thi Toeic đầu vào.
* Dữ liệu bên ngoài.
- Tìm hiểu những bài báo cáo, đề tài nghiên cứu của các trường
Đại học khác về vấn đề học tiếng Anh của sinh viên.
- Tham khảo những trang tạp chí, tin tức, phóng sự,… cung cấp
các thông tin về việc học tiếng Anh và cải thiện điểm thi Toeic.
- Vận dụng những phương pháp học tiếng Anh có hiệu quả từ tài
liệu sách viết của giảng viên – giáo sư nước ngoài.
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
4.3.1 Mục tiêu 1: Sử dụng Excel thống kê kết quả thu thập được. Những
kết quả mang tính chất định tính được số liệu hóa thành định lượng.
* Câu hỏi đóng có 2 mức độ trả lời ( có hoặc không).
- Cách xử lý: (cách mả hóa)
* Câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời.
- Cách xử lý:
* Câu hỏi đóng có 4 mức độ trả lời.
- Cách xử lý:
* Câu hỏi đóng có 5 mức độ trả lời.
- Cách xử lý:
4.3.2 Mục tiêu 2 và mục tiêu 3: Qua các biểu bảng, sử dụng phương
pháp phân tích định tính và phương pháp so sánh tìm ra những mặt tồn tại,
phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của thực trạng trên và đề ra giải
pháp học tiếng Anh hiệu quả hơn.
4.4 Lý thuyết các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương thức thống kê mô tả: Là phương pháp được sử dụng để mô
tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ khảo sát thực nghiệm.
Có rất nhiều kĩ thuật được sử dụng ở phương pháp này, chúng được phân
loại như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu

hoặc giúp so sánh dữ liệu.
+ Biễu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
+ Thống kê tóm tắt ( dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất như:
Trung bình cộng, trung vị, mốt,…) mô tả dữ liệu.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu
gốc).
- Phương pháp phân tích định tính: Là phương pháp sử dụng tính chất
diễn giải, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ lý giải và phân tích nguồn dữ
liệu thu thập được.giả
4.5. Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
4.5.1 Giả thiết nghiên cứu.
* Giả thiết 1: Sinh viên trường ĐHĐT nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng tiếng Anh, nhưng chưa nắm bắt được những phương pháp
học tập phù hợp và những kĩ năng khi giao tiếp tiếng Anh. Nếu tìm hiểu
được nguyên nhân và biến rủi ro thành những cơ hội thì sinh viên sẽ tự tin
và nâng cao trình độ tiếng Anh tốt hơn.
* Giả thiết 2: Trình độ tiếng Anh của sinh viên trường ĐHĐT hiện tại
đang ở mức thấp hơn các trường Đại học khác trong khu vực. Nếu thực hiện
tốt các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, trong tương lai không xa sẽ
nâng cao được trình độ tiếng Anh so với nhiều trường Đại học lớn khác.
* Giả thiết 3: Nguyên nhân chủ yếu khiến trình độ tiếng Anh của đa
số sinh viên còn ở mức thấp là do không có điều kiện thực hành tiếng Anh
với người bản xứ hoặc giảng viên nước ngoài. Nếu nhà trường có thể tạo
điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài,
thì khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên sẽ lưu loát hơn.
* Giả thiết 4: Sinh viên trường ĐHĐT sẽ không chủ động tham gia
vào các Câu lạc bộ tiếng Anh nếu như không có hiệu lệnh bắt buộc của nhà
trường. Nếu nhà trường chú trọng, làm nóng hơn nữa việc phát triển tiếng
Anh cho sinh viên, sẽ nâng cao tính chủ động và tự giác cho sinh viên.

4.5.2 Câu hỏi nghiên cứu.
* Câu hỏi 1: Phương pháp học tiếng Anh hiện tại của sinh viên trường
ĐHĐT có thật sự phù hợp và hiệu quả không? Nếu chưa phù hợp thì nguyên
nhân là do đâu?
* Câu hỏi 2: Khi tìm ra phương pháp học tốt hơn, liệu trình độ tiếng
Anh của sinh viên trường ĐHĐT sẽ được nâng cao đến mức nào?
* Câu hỏi 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khả năng giao tiếp tiếng
Anh kém của sinh viên trường ĐHĐT có phải là do không có điều kiện thực
hành với người nước ngoài?
* Câu hỏi 4: Nếu nhà trường thắt chặt và quan tâm vấn đề học tiếng
Anh hơn nữa, thì ý thức và tính tực giác của sinh viên đối với việc học tiếng
Anh sẽ được nâng cao hơn.
4.6. Lược khảo tài liệu.
4.6.1 Tài liệu lược khảo trong nước.
1.Vũ Thị Phương Anh , Nguyễn Bích Hạnh , đề tài: “ năng lực tiếng
anh của sinh viên trên địa bàn TP. HCM trước yêu cầu của một nền kinh tế
tri thức : thực trạng và giải pháp”.Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu
đang được báo cáo này là xác định chính xác mặt bằng năng lực tiếng Anh
của sinh viên Việt Nam hiện nay, và so sánh mặt bằng này với đòi hỏi của
thực tế để đi đến một kết luận đúng về hiệu quả đào tạo ngoại ngữ trong các
trường đại học của VN.
2. Nguyễn Thị Hoàng Báu (2010) đề tài: “ Nâng cao năng lực giao
tiếp cho sinh viên tiếng Anh Thương Mại năm 2: Nhu cầu và khuyến nghị”.
Đề tài nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp thực tế bằng tiếng Anh của sinh viên
ngoại ngữ và đề ra các phương thức tổ chức để nâng cao năng lực giao tiếp
bằng hoạt động ngoại khóa. Đề tài giúp nhóm phân tích cụ thể về nhu cầu và
ước vọng được sử dụng tiếng Anh hoàn thiện hơn vào thực tế là rất cao ở
mỗi sinh viên. Tuy nhiên đề tài còn hạn chế ở phạm vi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu chỉ là sinh viên năm 2 Tiếng Anh Thương Mại.
3. Nguyễn Quốc Hùng, “Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả” (200). Đề tài

với mục đích nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của tiếng Anh và đề ra các
phương pháp học tiếng Anh hiệu quả. Đề tài đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng
quan trọng cho việc học: cách tra từ điển, cách viết bài thuyết trình,…
4. Nguyễn Thị Phương Huyền ( 2008) đề tài: :” Kĩ năng thuyết trình
bằng tiếng Anh của sinh viên năm thứ ba khoa Tiếng Anh trường Đại học
Ngoại Ngữ- Đại học Đà Nẳng – thực trạng và giải pháp”. Đề tài tập trung
nghiên cứu những mặt hạn chế về khả năng thuyết trình và sử dụng tiếng
Anh của sinh viên năm 3 khoa Ngoại Ngữ và đề ra các giải pháp. Đề tài đã
cho nhóm thấy được những mặt hạn chế của sinh viên trong việc sử dụng
tiếng Anh và các nhân tố dẫn đến tình trạng sinh viên cảm thấy khó khăn
trong khi nói tiếng Anh là do vốn từ vựng nghèo nàn và thiếu sự tự tin khi
giao tiếp. Tuy nhiên, phần hạn chế ở đề tài này là vẫn chưa nêu ra được một
kế hoạch và phương pháp rõ ràng trong việc cải thiện và nâng cao khả năng
thuyết trình của sinh viên.
5. Hồ Thị Thuý Quỳnh (2011), “ Đôi điều suy nghĩ về việc học
tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa
cơ khí”. Đề tài với mục đích nghiên cứu thực trạng học tiếng Anh,
đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, với những thuận lợi và khó
khăn của sinh viên Khoa cơ khí. Đề tài đã chỉ ra được những
nguyên nhân dẫn đến trình độ tiếng Anh kém của sinh viên Khoa
cơ khí, đã đề ra những cách để rèn luyện các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết. Tuy nhiên đề tài chỉ đề cập phương pháp tự học là chủ
yếu, chưa có một cái gì tổng quan về các cách học tiếng Anh hiện
nay.
6. Nguyễn Thùy Gia Ly và Nguyễn Thị Dạ Lê (2010) đề tài: “ Môi trường
thực hành tiếng Anh của sinh viên khoa tiếng trường Đại học Ngoại Ngữ-
ĐHĐN: Thực trạng và giải pháp”. Đề tài tập trung nghiên cứu về môi trường
thực hành tiếng của sinh viên khoa ngoại ngữ và đề ra các giải pháp nhằm
cải thiện môi trường thực hành tiếng của sinh viên khoa tiếng Anh. Đề tài
còn mang tính bao quát chung và đối tượng nghiên cứu còn hạn chế về số

lượng. Bên cạnh đó, đề tài giúp cho nhóm nắm rõ được tầm quan trọng của
môi trường thực hành tiếng Anh của sinh viên, để đóng góp vào giải pháp
cải thiện môi trường sử dụng tiếng Anh tốt hơn.
7. Nguyễn Thanh Nga, đề tài :“Thực trạng việc dạy và học tiếng anh
không chuyên tại trường CĐSP Gia Lai” (20/04/2012). Đề tài về trình độ
tiếng anh của sinh viên trường CĐSP Gia Lai và nêu lênh giải pháp để cải
thiện vốn tiêng Anh cho sinh viên.
8. Phạm Hoài Nhi (2010) đề tài: “ Những khó khăn của sinh viên năm 2
khoa tiếng Anh – trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng trong việc tiếp nhận
và phát âm các cặp âm tối thiểu: /P/- /B/, /T/ - /D/, /K/ -/G/, /S/ - /Z/, /Í/ -/Ù/
vấn đè và giải pháp”. Đề tài nghiên cứu về những khó khăn mà sinh viên gặp
phải khi phát âm các cặp âm tiếng Anh. Đề tài giúp cho nhóm tìm hiểu được
nguyên nhân hạn chế của việc sinh viên ngại khi phát âm tiếng Anh vì phát
âm không đúng. Và tìm ra giải pháp cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh
tốt hơn cho sinh viên.
9. Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Như Quỳnh và Trần Thị Mỹ, đề tài :
“các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng anh không chuyên của
sinh viên đại học mở tp.hồ chí minh”. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập ngoại ngữ không chuyên của
sinh viên trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu tìm hiểu về
thực trạng chương trình đào tạo, cũng như tình hình và điều kiện, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên. Từ đó, đề xuất các ý kiến
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ không chuyên tại
trường.
10. Trần Thị Hoàng Oanh (2010), “ Khảo sát khó khăn của sinh viên Trường Đại
Học Ngoại Ngữ Đại học Đà Nẵng trong việc nghe âm /t/ vỗ của người Mỹ”. Đề tài
nhằm mục đích điều tra những khó khăn của sinh viên Trường Đại Học Ngoại
Ngữ Đại học Đà Nẵng gặp phải khi nghe và phát âm âm /t/ trong tiếng Anh của
người Mỹ thường được phát âm thành âm /d/ nhẹ - hiện tượng vỗ âm /t/ trong
tiếng Anh Mỹ. Từ kết quả khảo sát, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp sinh

viên khắc phục những khó khăn trong việc nghe âm /t/ vỗ của người Mỹ.
11. Lê Thị Ngọc Phương (2010) đề tài: “ Nghiên cứu việc dạy ngữ pháp
tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học ở Đà Nẳng”. Đề tài
này với mục đích nghiên cứu ngữ pháp dạy tiếng Anh cho trẻ, các nhân tố
ảnh hưởng và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng Anh cho trẻ ở các
trường tiểu học Đà Nẳng. Đề tài miêu tả được khung cảnh chung về bộ môn
tiếng Anh ở trẻ tiểu học .Tuy nhiên, đề tài còn nêu nhiều vấn đề quá chung
chung, tóm tắt ngắn gọn và chưa làm sáng tỏ các loại hình ngữ pháp đang
tồn tại một cách tiêu cực hay tích cực, để từ đó đề ra các giải pháp dạy tiếng
Anh cho trẻ phù hợp hơn. Đề tài giúp nhóm làm sáng tỏ và làm rỏ hơn mọi
vấn đề. Đồng thời nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng
Anh ngay từ ban đầu.
12. Bạch Thị Thanh (2011), “ Đôi nét về việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên
trường Đại học Giao thông vận tải”. Đề tài với mục đích nghiên cứu đôi nét về
cách học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải và
đưa ra một số giải pháp cho việc dạy và học từ vựng tiếng Anh. Báo cáo nhấn
mạnh vai trò của việc học từ vựng đối với mỗi sinh viên và đưa ra các giải pháp
thực tế và rất hữu ích.
13. Hà Thị Thanh ( 2011), “ Một số đóng góp nhằm nâng cao kỹ năng nghe – nói
nhanh tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học giao thông vận tải – cơ sở II”. Đề
tài với mục đích cung cấp một số quy tắc trong văn nói nhanh tiếng Anh cho các
học viên học tiếng Anh nhằm giúp họ hiểu cách phát âm vượt qua ranh giới từ
trong văn nói nhanh của người bản ngữ. Đề tài đã chỉ ra cho các học viên thấy
rằng người bản ngữ tuy có nguyên tắc phải phát âm từ với đầy đủ các phụ âm như
phụ âm cuối, các phụ âm trong cụm phụ âm, nhưng trong văn nói hàng ngày họ lại
có xu hướng bỏ bớt các phụ âm trong những cụm có từ ba phụ âm trở lên, phát âm
các phụ âm liền nhau thành một âm khác, nối phụ âm với nguyên âm đứng sau,
hay rút gọn các từ chức năng thành một âm. Qua đó đề tài nêu lên những biện
pháp cho sinh viên rèn luyện để có thể nghe và nói nhanh tiếng Anh tốt hơn.
14. Hồ Minh Thu (2011), “ Làm thế nào để cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh cho

sinh viên?” Đề tài với mục đích nghiên cứu là đề cập đến thực trạng của việc học
tiếng Anh trong sinh viên, đồng thời đề xuất những gợi ý nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học ở trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã chỉ ra tầm quan trọng của
việc rèn luyện kĩ năng nói , đưa ra được nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên yếu
kém vễ kĩ năng nghe từ đó nêu các biện pháp khắc phục và đề ra những phương
pháp mới để sinh viên rèn luyện. Tuy nhiên các phương pháp rèn luyện phụ thuộc
rất nhiều vào thái độ học tập và ý thức của sinh viên.
15. Bùi chí Thuận,( 2009) đề tài:” Nâng cao hiệu quả việc dạy Toeic cho sinh viên tại
trường Đại học Nha Trang bằng cách chú trọng hơn vào kĩ năng nghe”. Đề tài nói về
nâng cao trình độ Toeic cho sinh viên bằng cách phát triển khả năng nghe cho sinh viên
nhiều hơn. Qua đây, giúp cho nhóm khai thác được cách học Toeic hiệu quả và rèn luyện
kĩ năng nghe của sinh viên tốt hơn.
16. Đoàn Thị Ngọc Trang (2010) đề tài “ Hoạt động tự học của sinh
viên khoa Quốc tế học trường Đại học Ngoại Ngữ- ĐHĐN trong phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ”. Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề tự
học hiện nay của sinh viên trường ĐHĐN để xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng tự học tốt hơn. Đề tài phân tích rõ được thực trạng về vấn đề tự
học của sinh viên hiện nay, giúp cho nhóm có thể hiểu rõ hơn về sự chủ
động trong học tập của sinh viên. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế ở việc chưa
đề ra được giải pháp cụ thể cho mục tiêu đã đề ra mà chỉ xoay quanh chung
chung trên giả thiết.
17. Hoàng Văn Vân, (29/02/2008) đề tài : “ những yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo tiếng anh không chuyên ở Đại học Quốc Gia Hà
Nội”. bài viết giải thích tại sao chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở
ĐHQGHN còn thấp kém.
18. Đoàn hội sinh viên trường ĐHLH (2009) đề án: “ :” Xây dựng tiêu
chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Lạc Hồng
bằng chương trình Toeic”. Đề án giúp cho nhóm xác định được tầm quan
trọng của Toeic và chuẩn Toeic được đề ra ở trường Đại học Lạc Hồng là
cao hơn so với trường ĐHĐT.

19. Bài luận viết về những tình huống và những vấn đề cấp thiết trong việc
sử dụng tiếng Anh. Điều này cho thấy tiếng Anh đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
4.6.2 Tài liệu lược khảo ngoài nước
1. LouiseMullany and Peter Stockwwell (2010) “ Introducing English
Languge”. Quyển sách giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tiếng
anh, từ đó phát huy khả năng phát triển – khám phá và mở rộng việc sử dụng
ngôn ng tiếng Anh trong cuộc sống. Quyển sách giúp cho nhóm tìm ra được
giải pháp giúp cho sinh viên có 1 kế hoạch học tiếng Anh hiệu quả hơn.
2. “ Quyển sách 380 bài luận mẫu tiếng Anh”. Giúp cho người đọc
biết được cách viết một bài luận tiếng Anh. Nắm bắt được lối sử dụng tiếng
Anh trong văn nói và văn viết. Tạo điều kiện cho sinh viên bắt chước và đối
chiếu kết quả bài viết.
3. Li- Giang Liu and I Chiro Otani (2004) “ Capital Controls and
Interest Rate Parity: Evidences from China”. Bài luận giúp nhóm nắm được
cách viết một bài luận hay và hoàn chỉnh.
4.7 Ý nghĩa của đề tài.
4.7.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống cho các bạn sinh viên những kiến thức về lịch sử hình thành
cũng như nhận thức được sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc học và vận
dụng tiếng Anh trong thời buổi kinh tế hiện nay.
4.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được thực trạng trình độ tiếng Anh của sinh viên trường
ĐHĐT nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục ngay những khó
khăn đã và đang tồn tại trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên.
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tiếng Anh
1.1 Sơ lược lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển của tiếng Anh.
Lịch sử hình thành Tiếng Anh bắt đầu từ những chuyến du cư của 3
bộ tộc người Đức, họ là những người đã xâm chiếm nước Anh trong thế kỷ

thứ 5 SCN. Ba bộ tộc (đó là Angles, Saxons và Jutes, hiện nay nơi đó ở Đan
Mạch và phía bắc Đức) đã băng qua Biển Bắc. Lúc đó những người bản địa
ở Anh đang nói tiếng Xen-Tơ. Hầu hết họ bị những kẻ xâm lược dồn về phía
Tây và Bắc - chủ yếu ở nơi bây giờ là xứ Wale, Scotland và Ireland. Bọn
Angles đến từ Englaland và ngôn ngữ của họ được gọi là Englisc—đó là
nguồn gốc của từ England và English.
Tiếng anh phát triển và trải qua 4 giai đoạn: Tiếng Anh cổ đại, tiếng
Anh trung đại, tiếng Anh cận đại và tiếng Anh hiện đại.
* Tiếng Anh cổ được người Anh phát triển từ các loại ngôn ngữ
gần giống nhau của những kẻ xâm lược (450-1100 sau CN).
* Trải qua thời kì phân chia giai cấp của các tầng lớp quý tộc,
tiếng Anh lại trở nên phổ biến hơn tiếng Pháp trong giai đoạn trung đại này
(1100-1500).
* Sự phát minh máy in cũng cho thấy rằng Tiếng Anh trở nên phổ
biến trên các tài liệu in. Năm 1604 cuốn từ điển Tiếng Anh đầu tiên đã được
xuất bản (1500-1800).
* Với sự phát triển của cuộc CM công nghiệp và sự thống trị các
thuộc địa của đế quốc Anh, tiếng Anh đã được phát triển và du nhập thêm
nhiều từ mới. Tạo đà cho sự phát triển của tiếng Anh hiện đại ngày nay.
1.2 Những vấn đề cơ bản về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
1.2.1 Tiếng Anh là gì?
- Tiếng Anh (English) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của
nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn- Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ
tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6.
- Tiếng anh ngày nay giữ vị trí ngôn ngữ phổ biến và quan trọng trên
toàn thế giới.
1.2.2 Trình độ tiếng Anh là gì?
Trình độ tiếng Anh là kết quả của mỗi cá nhân đạt được trong quá trình học
tập tiếng Anh và vận dụng nó vào đời sống Xã hội cũng như cơ hội tìm việc
làm khi đi xin việc.

1.2.3 Toeic là gì?
- TOEIC (Test of English for International Communication) là chương
trình kiểm tra và xây dựng tiêu chuẩn Anh ngữ trong môi trường giao tiếp và
làm việc quốc tế. TOEIC chỉ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh và không
đòi hỏi vốn từ vựng hay kiến thức chuyên ngành. Kết quả đánh giá của
TOEIC được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
- Những năm gần đây, Toeic đã trở thành một trong những chương
trình kiểm tra Anh ngữ quốc tế được nhiều người biết đến. Hơn 70 tổng
công ty, công ty, các tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam đã sử dụng Toeic như một tiêu chuẩn bắt buộc trong tiêu chuẩn hóa và
tuyển dụng cán bộ.
1.2.4 Cơ sở để đánh giá khả năng tiếng Anh của một người là gì?
Khả năng tiếng Anh của mỗi người được đánh giá qua mức độ sử
dụng linh hoạt 4 kĩ năng: Listenning, speaking, reading and writing.
Những năm gần đây, Toeic đã trở thành một trong những chương trình
kiểm tra. Ngày nay các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tiếng Anh của
sinh viên ( ứng viên tương lai) qua kết quả TOEIC. Mức điểm Toeic tối
thiểu là 450 điểm.
1.2.5 Tại sao cần học giỏi tiếng Anh?
* Tăng sự hiểu biết toàn cầu với ngôn ngữ tiếng Anh thông dụng.
* Nâng cao khả năng làm việc.
* Tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ bản xứ.
* Là chìa khóa mở rộng học tập, nghiên cứu và du học ở nước ngoài.
1.2.6 Mối tương quan giữa văn hóa tiếng Anh và tiếng Việt.
* Chào hỏi
Người Việt Nam và người Á đông có thói quen (thói quen, tập quán
là văn hóa) chào nhau bằng cách hỏi: ông ăn cơm chưa? Bác đi đâu đấy? Bà
đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức
chào, không phải thật sự muốn biết người được hỏi ăn cơm chưa; đi đâu; hay
đang làm gì.

Văn hóa phương Tây chào nhau bằng những câu như: Bon Sir,
Goodmorning,… Trái lại với chúng ta khi muốn chào như thế, chúng ta
không cần phải nói rõ là buổi chiều hay chào buổi tối.
* Làm quen
Người Việt Nam và người Á Ðông có thói quen ưa tìm hiểu quan sát
và đánh giá người mình tiếp xúc.
Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất
khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ.
* Lời khen hay lời chê
Người Á đông khen: béo tốt, tốt tướng, lên cân, bệ vệ thì người
được khen hài lòng và có thói quen nói lớn tiếng ngoài đường phố, nơi công
cộng.
Người Âu, Mỹ thường nói chuyện vửa đủ nghe, tôn trọng bầu
không khí yên tĩnh, tôn trọng người khác.
Người Việt, có khi khen thật lòng, có khi lại khen mỉa mai, khen
mà là chê. Nếu dịch lời chê rồi giải nghĩa cho người phương Tây hiểu đó là
lời khen thì họ cố hiểu mới hiểu nổi.
* Cách xưng hô
Trong tiếng Việt cách xưng hô rất phong phú và phức tạp. Ngoài các
đại từ nhân xưng như: tôi, tao, tớ, mày, nó, hắn; chúng tôi, chúng tao, chúng
tớ, chúng nó, bọn hắn. Hệ thống xưng hô này nói lên đặc điểm của văn hóa
Việt Nam.
Trái lại trong ngôn ngữ Tây phương và cách nói phổ thông của
Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng như: I, you, he, she, Hán ngữ
thì ngã, nhĩ (ngổ, nỉ).
1.2.7 Phương pháp học tiếng Anh thế nào thì được gọi là hiệu quả?
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là cách thức mà mỗi cá nhân áp
dụng trong quá trình học tiếng Anh, tạo cho họ được cảm giác thoái mái và
sự thích thú trong khi học. Bên cạnh đó, trong một thời gian ngắn có thể đạt
được sự tiến bộ trong kết quả đánh giá và tăng cường sự tự tin khi giao tiếp

tiếng Anh.
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh?
* Chưa xác định được trình độ và kĩ năng người học phải đạt được
cho từng giai đoạn học tập từ cơ bản đến nâng cao.
* Giáo trình tiếng Anh chưa được biên soạn một cách thống nhất.
* Số lượng sinh viên trong một lớp học Toeic quá đông, thiếu môi
trường thực hành tiếng Anh.
* Học tiếng Anh phần lớn không giống chuyên môn của đa số người
học, gây nên cảm giác nhàm chán và không bắt buộc.
* Sinh viên thiếu tính kiên nhẫn duy trì học tiếng Anh cho đến phút
cuối.
Tóm tắt chương 1
Từ thời xa xưa, nguồn gốc của tiếng Anh đã có mầm móng của sự phát triển
cùng với sức mạnh nền công nghiệp. Cho đến ngày nay, tiếng Anh vẫn giữ vị trí quan
trọng trong lối ngôn ngữ giao tiếp của đa số các nước phát triển. Hầu hết các công ty khi
mở rộng kinh doanh ra nước ngoài và xuyên lục địa, họ thường mặc định loại hình ngôn
ngữ giao tiếp là tiếng Anh. Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của tiếng anh trong sự
phát triển của xã hội ngày nay, tuy nhiên không phải bất cứ một cá nhân nào cũng dễ
dàng thông thạo được tiếng Anh. Để có thể học tiếng Anh một cách dễ dàng, chúng ta
cần phải biết được bản chất của tiếng Anh là gì? Học tiếng Anh như thế nào là hiệu quả
và cuối cùng là văn hóa giữa tiếng Anh với tiếng Việt có mối quan hệ ra sao? Đó là
những vấn đề quan trọng mà người học tiếng Anh cần quan tâm hàng đầu.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng trình độ tiếng
Anh của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
2.1 Mô tả thực trạng về trình độ tiếng Anh sinh viên trường Đại học Đồng Tháp:
Để tìm hiểu một cách chính xác và khách quan về thực trạng trình độ tiếng Anh
cũng như phương pháp học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
nhóm chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu sau:
2.1.1 Nhận thức về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh:
Khi được hỏi về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, có đến 98% ý kiến

cho rằng việc học tiếng Anh quan trọng và thậm chí có đến 59% đồng ý rằng học
tiếng Anh rất quan trọng. Ở một khía cạnh khác, cũng có 98% bạn sinh viên đồng
tình việc học tiếng Anh sẽ tạo cơ hội cho mình khi đi xin việc. Điều này cho thấy
các bạn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Các
bạn đã nhận ra được mục tiêu học để tạo cơ hội cho mình khi xin việc chứ không
phải để đối phó. Đây được xem như là một dấu hiệu tích cực khi các bạn đã nhận
ra được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh.
2.1.2 Năng lực học tiếng Anh:
Qua biểu đồ ta thấy hơn phẩn nửa sinh viên có trình độ tiếng Anh tương đối
kém.Tuy nhiên cũng có một số khá tích cực là có đến 40% sinh viên có trình độ
tiếng Anh khá. Những con số về trình độ tiếng Anh rất kém, giỏi, rất giỏi rất ít.
Mặc khác, khi được hỏi về chuẩn đầu ra Toeic của trường, có 34% sinh viên mong
muốn với điểm Toiec nhỏ hơn 350 điểm, 47% sinh viên mong muốn mức điểm từ
350-400 điểm. Hầu hết sinh viên (86%) cho rằng chịu áp lực với chuẩn đầu ra
Toeic của trường. Những con số này có tương quan với nhau. Khi các bạn tự đánh
giá trình độ tiếng Anh của mình ở trình độ kém nên khi được biết chuẩn đầu ra
Toeic của trường là 300 điểm, các bạn đã cảm thấy bị áp lức rất nhiều. Điều này
thật đáng báo động. Nhận thấy mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của sinh viên,
trường Đại học Đồng Tháp đã hạ điểm chuẩn hệ Đại học chỉ còn 300 điểm tức là
khoảng 1 phần 3 số điểm tối đa đạt được. Tuy nhiên với trình độ tiếng Anh chỉ đạt
mức Toeic 300 thì các bạn khó có thể xin được một công việc tốt mà đặc biệt là
ngành kinh tế của chúng ta.
2.1.3. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói:7-8
Một người cho rằng mình giỏi tiếng Anh nhưng không thể dùng tiếng Anh
để giao tiếp được thì liệu mọi người có biết được mình giỏi không? Vấn đề được
nhắc đến ở đây là kỹ năng nói, không nói được tiếng Anh cũng đồng nghĩa chúng
ta không biết tiếng Anh. Không nói được, chắc chắn việc nghe tiếng Anh sẽ rất
khó khăn, từ đó không thể gieo tiếp được. Việc học kỹ năng nói là vô cùng cần
thiết. Do đó, khi thi Toeic phần nghe luôn là phần khó nhất đối với các bạn. Các
bạn cho rằng mình yếu kỹ năng nào thì sẽ rèn kỹ năng ấy. Đó là sai lầm, tuy nhiên

cũng có nhiều yếu tố tác động đến việc phát triển kỹ năng nói ở chúng ta. Khi
được hỏi về giáo viên tiếng Anh có phân phố các chủ đề nói trong giờ học tiếng
Anh thì chỉ có 72% sinh viên trả lời là có, còn lại 28% trả lời là không. Theo các
chuyên giá thì thời lượng dành cho việc học kỹ năng nói trong một giờ học phải từ
60 phút trở lên. Khi khảo sát, nhóm chúng tôi đã nhận ra có 22% sinh viên cho
rằng giờ học speaking kéo dài 60 phút, 2% cho rằng giờ học speaking kéo dài 75
phút và có 14% cho rằng giờ học speaking kéo dài 90phút, và phần lớn sinh viên
cho rằng giờ hoặc speaking chỉ 45 phút chiếm 62%. Điều này cho thấy giáo viên
cũng đã quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho sinh viên nhưng chưa được đầu
tư đúng mức nên sinh viên chưa đạt hiệu quả về kỹ năng nói cũng như kỹ năng
nghe. Do đó làm hạn chế khả năng giao tiếp của sinh viên và trình độ tiếng Anh
của sinh viên.
2.1.4. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh:
Môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh quyết định rất nhiều đến trình độ giao
tiếp bằng tiếng Anh của chúng ta. Sở dĩ chúng ta không giao tiếp được là do chúng
ta chưa mạnh dạn sử dũng những kỹ năng nói mà mình đã được rèn luyện đem vào
sử dụng, mà một điều quan trọng là chưa có môi trường thực sự cần giao tiếp bằng
tiếng Anh để chúng ta có thể cọ xát. Do đó, khi được hỏi về mức độ tự tin khi giao
tiếp với người nước ngoài thì có đến 53% sinh viên kém tự tin, thậm chí là có 24%
sinh viên không đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài. Chỉ có 22% sinh viên
tự tin dám giao tiếp với người nước ngoài. Mặt khác, để tạo một môi trường cần
thiết để sử dụng tiếng Anh, nhóm đặt ra vấn đề là nếu hạn chế nói tiếng Việt trong
giờ học tiếng Anh thì như thế nào? Ta thấy có đến 82% cho rằng điều này là cần
thiết là thậm chí là 20% cho rằng rất cần thiết, còn lại chỉ 28% không muốn hạn
chế sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh. Điều này cho thấy nhu cầu muốn
được giao tiếp bằng tiếng Anh, muốn được thể hiện mình của các bạn sinh viên
trường ĐHĐT rất cao. Tuy nhiên, do không có môi trường để thực hành nên dần
các bạn trở nên rụt rè, tự ti khi sử dụng vớn tiếng Anh của mình để giao tiếp, từ đó
làm các bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh.
2.1.5. Các phương pháp học tiếng Anh hiện nay:

a. Học nhóm

×