Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2014 – 2015
Trường THCS Bình Giang Môn: Lịch sử - Khối: 7
Lớp 7/ … Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên:
Điểm Lời nhận xét
Đề bài
Câu 1: (2 điểm):
Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?
Câu 2: (3 điểm):
Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Câu 3: (2 điểm):
Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (năm 1789)?
Câu 4: (3 điểm):
Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Bài làm
ĐÁP ÁN
Câu 1. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm khác nhau là:
- (1 điểm) Nhà nước thời Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.
- (1 điểm) Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 2. Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã làm như sau:
- (0,5 điểm) Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh
đô.
- (0,5 điểm) Vua trực tiếp điều hành mọi việc.
- (0,5 điểm) Năm 1815, ban hành luật Gia Long.
- (0,5 điểm) 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- (0,5 điểm) Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và hệ thống
trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
- (0,5 điểm) Ngoại giao: thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
Câu 3. Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu, vì:
- (1 điểm) Ngày tết, mọi người nghỉ ngơi, vui vẻ đón tết. Quân Thanh lại chiếm được
Thăng Long dễ dàng nên chủ quan, kiêu ngạo.
- (1 điểm) Quang Trung đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan làm chúng không kịp trở tay
nhanh chóng thất bại
Câu 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
* Nguyên nhân
- (0,5 điểm) Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân.
- (0,5 điểm)Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.
* Ý nghĩa
- (1 điểm) Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất
nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- (1 điểm) Đánh tan quân Xiêm - Thanh, giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc.
Ngày soạn: 5/04/15
Ngày dạy:
Tuần 35 Tiết PPCT: 70
KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: LỊCH SỬ 7 - Thời gian kiểm tra: 45 phút
1/ MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
a/ Về kiến thức:
-
Nêu được điểm khác nhau giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần.
- Trình bày được những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập
quyền.
- Giải thích được nguyên nhân Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp
Tết Kỉ Dậu (năm 1789).
- Phong trào Tây sơn
b/ Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ghi chép, trình bày một bài kiểm tra tự luận.
-
Rèn luyện kĩ năng so sánh và giải thích các sự kiện lịch sử.
c/ Về thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính yêu và nhớ ơn những
con người đã có những đóng góp lớn đối với đất nước.
2/ CHUẨN BỊ
a/ Chuẩn bị của học sinh: Nắm vững nội dung kiến thức từ bài 19 đến bài 28.
b/ Chuẩn bị của giáo viên:
a. Ma Trận đề
Tên Chủ đề
(nội dung,
chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ
cao
Chủ đề 6:
Nước Đại
- Nêu được
điểm khác
Việt thế kỉ
XV. Thời Lê
Sơ
nhau giữa nhà
nước thời Lê
sơ và nhà
nước thời
Lý – Trần
(C1)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu: 1
2
điểm=20%
Chủ đề 7:
Nước Đại
Việt ở các
thế kỉ XVI -
XVIII
Nêu nguyên
nhân thắng lợi và
ý nghĩa lịch sử
của phong trào
Tây Sơn
(C4)
- Giải thích
được nguyên
nhân Quang
Trung quyết
định tiêu diệt
quân Thanh
vào dịp Tết Kỉ
Dậu (năm
1789) (C3)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu: 2
5
điểm=50%
Chủ đề 8:
Việt Nam
nửa đầu thế
kỉ XIX
- Trình bày được
những việc làm
của nhà Nguyễn
để lập lại chế độ
phong kiến tập
quyền (C2)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu: 1
3
điểm=30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2 (C2,4)
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1 (C3)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1 (C1)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4
Sốđiểm: 10
Tỉ lệ: 100%
b) Đề kiểm tra
Câu 1 (2 điểɼm): Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau?
Câu 2 (3 điểɼm): Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Câu 3 (2 điểm): Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu
(năm 1789)?
Câu 4 (3 điểm): Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
c) Đáp án và biểu điểm
Câu 1. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm khác nhau là:
- (1 điểm) Nhà nước thời Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.
- (1 điểm) Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 2. Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã làm như sau:
- (0,5 điểm) Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh
đô.
- (0,5 điểm) Vua trực tiếp điều hành mọi việc.
- (0,5 điểm) Năm 1815, ban hành luật Gia Long.
- (0,5 điểm) 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- (0,5 điểm) Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và hệ thống
trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
- (0,5 điểm) Ngoại giao: thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
Câu 3. Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu, vì:
- (1 điểm) Ngày tết, mọi người nghỉ ngơi, vui vẻ đón tết. Quân Thanh lại chiếm được
Thăng Long dễ dàng nên chủ quan, kiêu ngạo.
- (1 điểm) Quang Trung đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan làm chúng không kịp trở tay
nhanh chóng thất bại
Câu 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
* Nguyên nhân
- (0,5 điểm) Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
- (0,5 điểm)Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy
* Ý nghĩa
- (1 điểm) Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt
đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
- (1 điểm) Đánh tan quân Xiêm- Thanh, giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc
3/TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Tổ chức kiểm tra: phát đề
3. Dặn dò
4. Rút kinh nghiệm
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Thu Xuân