Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.56 KB, 110 trang )



1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




VŨ THỊ TOAN









ĐỀ TÀI NÔNG THÔN
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGÔ NGỌC BỘI


Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Thưởng

HÀ NỘI, 2012





2
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới quý thầy cô giáo
trong Tổ Lí luận văn học - Khoa Ngữ văn và Phòng Sau đại học - Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt
thời gian tôi học tập tại đây để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phan
Trọng Thưởng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo và
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Yên Bái, Ban Giám hiệu Trường THPT Văn Chấn - Yên Bái đã tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình
hoàn thành khóa học.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2012

Tác giả luận văn

Vũ Thị Toan





3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng. Kết quả
nghiên cứu này không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung công trình khoa học này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn

Vũ Thị Toan














4
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp và nông thôn luôn là mảnh đất màu mỡ phì nhiêu, nuôi
dưỡng vun đắp cho bao thế hệ nhà văn trưởng thành và phát triển. Với các tên
tuổi như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân trong văn học
giai đoạn 1930-1945 thì đến những năm 1960 trở về sau chủ đề ấy lại đựợc
khẳng định ở các tên tuổi như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy,
Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nhật Tấn,
Phan Tứ, Nguyễn Ngọc Tư… và nhà văn Ngô Ngọc Bội.
Đề tài nông thôn luôn là cảm hứng vô tận của các nhà văn trong những
thời điểm lịch sử khác nhau và mang những dấu ấn đặc biệt khác nhau. Nó có
sức mạnh cổ vũ lớn lao cho người nghệ sĩ nung nấu, nuôi dưỡng đứa con tinh
thần của mình ra đời. Nếu như đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn trước
(1930-1945) chủ yếu đề cập đến vấn đề giai cấp, địa chủ với nông dân và sự
áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến làm cho đời sống của người
nông dân vô cùng cực khổ, thì văn học từ những năm 1960 trở lại đây, đặc
biệt là những năm 1960-1986 mảng đề tài này gắn với hợp tác hóa nông
nghiệp, với cải cách ruộng đất. Diện mạo nông thôn có nhiều biến đổi và ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống của người nông dân. Số phận của người nông dân
được miêu tả một cách chân thực và sinh động trong mối quan hệ đa chiều,
phức tạp. Bộ máy quản lí của Nhà nước từ cấp thôn, xã đến cấp huyện và cao
hơn nữa ngoài những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, tiêu
cực có tác động trực tiếp đến cuộc sống và tinh thần của người nông dân trong

thời kì đổi mới.
Trong số những nhà văn tiêu biểu viết về đề tài nông thôn, Ngô Ngọc
Bội là một nhà văn thuộc thế hệ trưởng thành gắn bó với làng quê miền Trung


5
du Bắc Bộ. Với sự đa dạng về mặt thể loại như: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết
nhưng chỉ viết về một đề tài tam nông, nên sáng tác của nhà văn đạt được
nhiều thành tựu. Gần đây nhất là giải thưởng: Tác phẩm văn học xuất sắc về
Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn do Bộ Nông Nghiệp và Nông thôn và
Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 3/6/2011 với tiểu thuyết Lá Non được
bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
Cũng viết về đề tài nông thôn nhưng phong cách sáng tác trong các tác
phẩm của Ngô Ngọc Bội mang những sắc thái riêng, khác biệt với các nhà
văn cùng thời. Tác phẩm của ông đã phản ánh mọi chính sách có liên quan
đến nông nghiệp trong thời kì đổi mới. Nội dung bao trùm trong các sáng tác
của ông là hướng về số phận người nông dân và đời sống nông thôn, những
hoạt động đời sống tình cảm và sản xuất trong nông thôn, nông nghiệp.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn có sự
cách điệu từ không gian và thời gian thường nhật của chính miền Trung du
Phú Thọ. Ông được mệnh danh là “người lấy nước ao làng làm mực viết”
(Nguyễn Anh Đào).
Đây là đề tài không mới nhưng nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt của văn
học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nếu chỉ nhìn ở bề ngoài, bề nổi thì Ngô Ngọc
Bội không thuộc số nhà văn nổi cồn, danh tiếng. Nhưng có những điều nhà văn
phát hiện, phản ánh, tiên đoán về con người và xã hội trong một thời kì lịch sử thì
không phải nhà văn nào cũng hiểu hết và mạnh dạn bộc lộ. Vì lẽ đó mà những
thành tựu về sáng tác của nhà văn được bạn đọc biết đến còn khiêm tốn và dè dặt.
Hơn thế đây cũng là niềm yêu thích và đam mê tìm hiểu của người viết luận văn
về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của nhà văn, muốn góp phần nhỏ bé của

mình qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này trong văn học nước nhà.
Vì thế luận văn có tên là: “Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết
của Ngô Ngọc Bội”.


6
2. Lịch sử vấn đề
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là mảnh đất nuôi dưỡng những
giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với đề tài viết về chiến tranh thì đề tài
nông thôn cũng làm nên những thành tựu lớn của văn học Việt Nam. Cùng với
nhiều nhà văn xuất sắc khác viết về đề tài này, nhà văn Ngô Ngọc Bội đã đóng
góp phần nào tài năng của mình trong sự nghiệp phát triển văn học dân tộc thời
kì đổi mới. Trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi sưu tập được
một số bài viết phê bình, bình luận, nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn như sau:
Trong buổi Lễ trao giải thưởng cho các tác phẩm văn học, ca khúc sáng
tác về đề tài Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào ngày 3/6/2011
nhà văn Văn Chinh phát biểu về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Trong các lão nông
văn học giờ chỉ có Ngô Ngọc Bội còn son sắt với nông thôn. Nhà văn hơn 80
tuổi này có niềm tự hào lạ lùng. Từ Phú Thọ về Hà Nội nhưng chỉ viết về một đề
tài tam nông, chỉ in một báo Văn nghệ và chỉ đi một xe đạp”.
Ngô Kim Đỉnh trong bài “Phong cách Ngô Ngọc Bội”[10] có đoạn
nhận xét về nhà văn:“chỉ viết về nông thôn về người nông dân và cũng chỉ
dành ngòi bút mình cho một vùng quê đồi Trung du”[10, tr.5].
Nói về “Tính Đảng trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội”[40], tác
giả bài viết đã chỉ ra giá trị trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội là tính
Đảng: “tính Đảng thể hiện ở nhà văn Ngô Ngọc Bội là ý thức hướng về phục
vụ hàng triệu nông dân lao động sản xuất nông nghiệp với tinh thần khoa học
sâu sắc nhất, tinh thần cách mạng triệt để nhẩt nên nó không thể hiện một
động cơ cá nhân nào, không có tư lợi về tiền tài, địa vị. Tính chiến đấu ấy

nhằm vào tất cả những cái lạc hậu, bảo thủ, lười biếng của nông dân cá thể,
nhằm vào cái sai lầm do ấu trĩ, nôn nóng, bồng bột, tuỳ tiện, phe cánh, quan
liêu, bảo thủ, tham ô, hủ hoá, lũng đoạn, vô trách nhiệm, thiếu tính khoa học,


7
xa rời nhân dân của cán bộ, đảng viên ở các cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. Nó
cũng không né tránh cả việc phản ánh phê phán những sai lầm do chính
đường lối của Đảng trong chính sách cải cách ruộng đất, chính sách tập thể
hoá sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng hợp tác xã cấp thấp và
cấp cao”[40, tr.17]. Nói như tác giả bài viết thì tính Đảng trong tiểu thuyết
của Ngô Ngọc Bội gắn liền với nhân dân, với quần chung lao động, và nhà
văn đã chỉ ra phần nào cái gốc rễ sự thất bại của các chủ trương sản xuất lớn
trong nông nghiệp.
Dương Huy Thiện trên trang “Trang đời trang sách” đã nhận xét về
tác phẩm Mênh mang cổng trời của Ngô Ngọc Bội như sau: “Mênh mang
cổng trời mang tính tổng hợp với độ chín về bút pháp, thể hiện rõ style Ngô
Ngọc Bội. Con người trong tác phẩm là con người có xương, có thịt hệt như
người ngoài đời”.
Nhà văn Văn Chinh đã dành khá nhiều bài viết của mình về nhà văn
Ngô Ngọc Bội. Trong bài viết “Ngô Ngọc Bội - nhà văn của chiếc áo mới
mặc buổi đêm” trên mục Chân dung nghệ sĩ văn học nghệ thuật Phú Thọ có
đoạn: “Ngô Ngọc Bội, ngoài cái thiên bẩm mạnh mẽ, ông còn một phông văn
hoá vững vàng học hỏi và tích tụ từ trí tuệ dân gian. Ông là người tiên khởi
về vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái phe giáp trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá
non, hơn mười năm trước cái Mảnh đất lắm người nhiều ma xuất hiện”. Để
khẳng định tài năng, chất văn chương nông thôn của Ngô Ngọc Bội như một
điểm sáng làm nên vệt sáng của sao chổi văn xuôi, Văn Chinh còn nhận xét:
“Người sinh ra chỉ chuyên viết về nông dân, nông thôn, học hành không
nhiều nhưng như một ông Phêrô gác cửa thiên đàng văn học, ông đã mở cửa

để làm nên vệt sáng của sao chổi văn xuôi gần hai thập kỉ trên báo Văn nghệ.
Ấy là thiên lương vậy
”.


8
Cũng viết về nhà văn Ngô Ngọc Bội, trên trang Vietbao.vn ngày
14/10/2007 nhà văn - nhà giáo Nguyễn Anh Đào có viết: “Thế mạnh của Ngô
Ngọc Bội ham mê và kiên gan với văn chương nhiều hơn là bản năng văn
chương. Đọc văn ông như thấy ông đang trèo cọ hom tàn, đang cuốc nương
đồi sỏi, hoang dại, giản đơn nhưng không phải ai cũng có thể viết như ông.
Một tấm gương nông dân viết văn thành nhà văn”.
Trong Hội thảo khoa học nhà văn Ngô Ngọc Bội - Nguyễn Hữu
Nhàn với đề tài Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân do Hội Nhà văn Việt
Nam và Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ phối hợp tổ chức ngày 28/11/2009
tại thành phố Việt Trì - Phú Thọ. Cuộc hội thảo đã đánh giá cao vị trí của nhà
văn qua những sáng tác viết về đề tài Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân.
Các tác phẩm như Chị Cả Phây, Ao Làng, Ác mộng, Lá non… đã phác họa
những bức tranh nông thôn và những người nông dân khi chưa có đường lối
đổi mới của Đảng, quẩn quanh tù túng cùng với những “Nỗi riêng khép mở”.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vĩnh Phú do nhóm tác giả biên soạn của
Viện văn học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội TW, gồm 30 nhà văn, nhà thơ
quê ở Vĩnh Phú. Về nhà văn Ngô Ngọc Bội do PGS. TS. Mai Hương biên
soạn. Chị Mai Hương đã tự đọc và tự ghi âm tặng riêng anh Bội bài chị viết
tháng 7/1993.
Trong bài viết của mình, PGS. TS. Mai Hương đã đánh rất cao về con
người cũng như quá trình sáng tác của nhà văn: “Phải nói ít người có ưu điểm
mọi bề như Ngô Ngọc Bội, sinh ra ở nông thôn, đã từng lặn lội trong cải cách
ruộng đất, đã qua mười năm liên tục ở cơ sở, cùng vật lộn với người nông
dân trong mọi việc: chống úng, chống lụt, chống hạn, chống đói, chống rét, tổ

chức hợp tác xã vòng I, vòng II. Và dẫu cho rằng xa rời Trung du về sống
giữa đô thành anh vẫn là người trong cuộc. Vẫn da diết, trăn trở, chia từng
niềm vui, nỗi buồn cùng người nông dân, cùng xót xa với những thất bại, nổi


9
chìm của quê nghèo”[18, tr.183].

Về nghệ thuật, PGS. TS. Mai Hương cũng
rất công bằng, phân minh khi đưa ra lời nhận xét đánh giá về nhà văn như sau:
"Đọc anh có người nhận xét: Kết cấu tác phẩm cổ điển, chất phóng sự khá rõ,
nhiều chỗ dàn trải, dài dòng. Những nhận xét có thể ít nhiều có lí, nhưng đọc
anh, điều ai cũng phải khẳng định: anh đã lao động công phu biết bao trong
từng trang sách. Không kể đến những ưu điểm nổi trội anh tiếp nhận được từ
quần chúng"[18, tr.188]. Song song với tiểu thuyết thì truyện ngắn và bút kí
của Ngô Ngọc Bội cũng đạt được những thành tựu với nhiều tác phẩm xuất
sắc như: Đồng lực, Đồi vàng, Tình cát sỏi, Nỗi riêng khép mở, Bộ quần áo
mới, Chị cả Phây… Trong bài viết của mình PGS. TS. Mai Hương nói về khả
năng sáng tác cũng như tâm tư, tình cảm đầy nhiệt huyết của nhà văn thông
qua tác phẩm:“Thực ra Ngô Ngọc Bội không viết nhiều truyện ngắn, nhưng
truyện của anh cứ chất chứa một tâm sự, một trăn trở đầy trách nhiệm tâm
huyết mà anh đã phát hiện được”[18, tr.186]. Còn bút kí của nhà văn có lẽ
không chỉ đạt về chất mà còn cả về khối, hàng loạt các bài bút kí của tác giả
như lời nhận xét, đánh giá của PGS. TS. Mai Hương thì đã: “phát hiện, đề
cập đến những vấn đề cấp thiết có ý nghĩa tác động trực tiếp đến đời sống…
ai đã từng đọc khó có thể bàng quan, không nghĩ, không băn khoăn trăn trở
và không thấy một nhu cầu: Phải góp phần giải quyết, tháo gỡ”[18, tr.186].
Trên báo Văn nghệ số 50 (11-12-2010), Nguyễn Văn Chương ở thành
phố Vinh - Nghệ An cũng có bài viết “Đọc Hoa Ngọc Bút” của Ngô Ngọc
Bội. Bài viết ngoài việc ca ngợi nội dung tác phẩm, khẳng định tài năng viết

sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn thì theo Nguyễn Viết Chương, thành công của tác
phẩm Hoa Ngọc Bút của nhà văn là: “Đằng sau những câu chữ bình dị, ngôn
ngữ mộc mạc, câu văn ngắn gọn đại chúng còn có những lớp ngữ nghĩa tiềm
ẩn (vô ngôn) như những lớp quặng trầm tích nằm sâu trong lòng đất có giá
trị thông điệp được nhiều điều dành cho người đọc suy ngẫm”[25, tr.22].


10
Trên đây là một số trong nhiều bài viết chúng tôi sưu tầm được làm
minh chứng cho sự quan tâm, yêu thích và cả sự ngưỡng mộ, trân trọng tài
năng nhà văn Ngô Ngọc Bội của độc giả với nhiều ý kiến khen, chê khác
nhau. Có thể nhận thấy, các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, cảm
nhận, phê bình, phân tích, lí giải một cách khái quát về đề tài nông nghiệp,
nông thôn trong các sáng tác của nhà văn, chứ chưa đi sâu nghiên cứu, lí giải
nó một cách cụ thể, có hệ thống vào nhân vật, tác phẩm để thấy được vị trí
cũng như giá trị văn chương của Ngô Ngọc Bội trong văn học nước nhà.
Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng các bài viết ngợi ca, phân tích, khái
quát giá trị nội dung cũng như nghệ thuật tác phẩm có giá trị tham khảo, là tư
liệu cần thiết và bổ ích đối với các thế hệ quan tâm đến chuyên đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô
Ngọc Bội, chúng tôi cố gắng tái hiện toàn cảnh bức tranh đời sống nông thôn
miền Trung du Bắc Bộ thời kì đổi mới trong mối quan hệ phức tạp, đa chiều.
Thứ hai, chúng tôi quan tâm đến vấn đề số phận người nông dân trước sự
đổi thay của xã hội.
Thứ ba, chúng tôi tìm ra những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật, thấy được
những sáng tạo và đóng góp của nhà văn viết về đề tài nông thôn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Trước hết, luận văn cố gắng tìm hiểu, tái hiện diện mạo nông thôn
trong lịch sử văn học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại và sự hình
thành đội ngũ nhà văn viết về nông thôn. Đó là cơ sở xác lập cảm hứng sáng
tác về đề tài nông thôn của nhà văn.


11
Thứ hai, để chứng minh cho tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội đạt được
những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, thấy được những điểm riêng
và sự cống hiến của nhà văn, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích, lí giải
những vấn đề của nông thôn trong thời kì đổi mới với bản sắc văn hóa, hiện
thực xã hội, số phận người nông dân để thấy được tầm nhìn, những dự báo
của nhà văn về vấn đề này.
Cuối cùng, luận văn đi sâu vào phân tích một số đặc điểm cơ bản về
phương diện nghệ thuật thể hiện bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết của
nhà văn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát bức
tranh nông thôn ở vùng Trung du miền Bắc Việt Nam qua tiểu thuyết của nhà
văn Ngô Ngọc Bội. Những vấn đề đó tập trung trong một số tiểu thuyết của
nhà văn như: Ao Làng (1975), Lá non (1987), Ác mộng (1990), Gió đưa cành
trúc (1992), Mênh mang cổng trời (1996), Tơ vương (2000), Đường trường
khuất khúc (2003).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn học thời kì đổi mới phần lớn phản ánh những vấn đề xã hội như:
vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tranh, hậu chiến tranh, vấn đề
con người và quan niệm về giá trị con người trong môi trường xã hội mới…

Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu, khai
thác vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Với yêu cầu và mục đích hướng tới của đề tài, chúng tôi đã vận dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích tổng


12
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên khảo sát một cách cụ thể về đề tài nông
thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội. Với một nhà văn suốt đời lặng lẽ
góp nhặt những chữ của đời để viết nên trang, phải chăng sự lặng lẽ, âm thầm
ấy khiến cho bạn đọc chưa thực sự hiểu hết được giá trị văn chương của tác
giả có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Vì thế tác
giả luận văn cố gắng tìm hiểu và lí giải về giá trị nội dung cũng như đặc sắc
về nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn để bạn đọc quan tâm hơn, có cái
nhìn khách quan và thiện chí hơn về sự nghiệp văn chương của tác giả.
Luận văn cũng đóng góp thêm tiếng nói cá nhân của người nghiên cứu
vào việc khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng của nhà văn trên văn đàn văn
học về đề tài nông thôn.



8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 phần:
Chương 1: Đề tài nông thôn trong lịch sử văn học
Chương 2: Những vấn đề của nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết của

Ngô Ngọc Bội
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết
của Ngô Ngọc Bội




13
NỘI DUNG
Chương 1
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC

1.1. Khái quát chung về đề tài nông thôn trong văn học
1.1.1. Đề tài nông thôn trong văn học dân gian
Điểm xuất phát và truyền thống của người Việt bắt nguồn từ nền văn
minh sông Hồng gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa, bao đời
nay, ông cha ta, những người dân đất Việt sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ
cái nôi của nền văn minh nông nghiệp ấy. Văn học dân gian là chiếc cầu nối
chuyển tải những tâm tư, tình cảm của con người, là ngợi ca cuộc sống nông
nghiệp của nhân dân ta. Văn học dân gian ngày được nhân dân lao động nhận
thức và đón nhận như một hoạt động nghệ thuật (không chuyên nghiệp) trong
lao động sản xuất và người nông dân trở thành đối tượng phản ánh chủ đạo
trong các bài ca dao, dân ca, tục ngữ Tên của mỗi thể loại gắn liền với tên
của mỗi hình thái lao động cụ thể. Nó được hình thành và được trình diễn kèm
theo với hoạt động lao động, gắn bó và quen thuộc với nhiều dân tộc anh em,
nhất là các dân tộc Tây Nguyên. Chẳng hạn, dấu hiệu khiến người ta rủ nhau
lên rừng phát nương để bắt đầu một vụ sản xuất mới là lời ca lao động hòa
cùng tiếng dao rựa chặt cây ồn ã, khẩn trương, nhộn nhịp:
Hô… hô… hô… hô…
Anh đốn cây to

Chị chặt cây nhỏ
Cỏ rạp cây ngã
Đã bạt bao đời
(Dân ca Tây Nguyên)
Cuộc sống của người nông dân vất vả một năng hai sương, bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời, bao cơ cực, nghèo khó, nhọc nhằn ấy được nhân dân


14
lao động gửi gắm trong những bài ca dao, những lời hát ru như thấm sâu vào
tâm hồn mỗi con người, nuôi nấng bao thế hệ trưởng thành. Để rồi mỗi khi đi
xa, khi nghĩ về quê hương, về cái nôi đã nuôi dưỡng sinh thành ấy lại bồi hồi,
xúc động. Chính cuộc sống bần hàn ấy đã giúp con người có nghị lực vượt lên
những khó khăn, chông gai, trở ngại trong cuộc sống:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hay cuộc sống nông nghiệp của người nông dân còn gắn với tình nghĩa
vợ chồng, sẻ chia những lúc buồn, vui, đem đến cho họ niềm lạc quan vào
cuộc sống nghèo nhưng hạnh phúc, yên bình:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
Bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích, tục ngữ “diễn đạt rất hoàn hảo
toàn bộ đời sống, kinh nghiệm xã hội - lịch sử của nhân dân lao động”
(M.Gorki). Tục ngữ vừa tổng kết những kinh nghiệm sống, vừa thể hiện lí
tưởng sống của nhân dân trong một hình thức đặc thù mang tính nghệ thuật
của ngôn ngữ dân gian. Trong loại tục ngữ về kinh nghiệm và kĩ thuật trồng
trọt, chăn nuôi, đánh cá, thì tục ngữ nói về làm ruộng chiếm đa số. Chẳng hạn,
kinh nghiệm chăm bón cây trồng được nhân dân đúc kết:

- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
- Một lượt tát, một bát cơm
Trong thể loại truyện, thần thoại, sử thi đều phản ánh đến cuộc đời, số
phận của con người, đặc biệt là người nông dân lao động. Hình ảnh các nhân
vật: cô Tấm (Tấm Cám), Lang Liêu (Bánh Chưng, bánh Dày), Đam Săn (Sử
thi Đam Săn), Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương)… đều mang dấu ấn và


15
thấm nhuần chất nông dân từ con người, tính cách, suy nghĩ đến hành động để
cuối cùng dù có chết thì lòng họ vẫn hướng về nhân dân, sự bình yên no ấm
của nhân dân và họ cũng bất tử trong lòng nhân dân.
Đây là thời kì mà những thể loại như tiểu thuyết, thơ mới… chưa xuất
hiện thì các thể loại của văn học dân gian chiếm vị trí độc tôn và đề tài nông
thôn vẫn chiếm một vị trí quan trọng, chi phối nhiều trong các sáng tác văn
học làm nên diện mạo của văn học dân gian.
1.1.2. Đề tài nông thôn trong văn học trung đại
Tiếp nối quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bên cạnh mảng văn
học dân gian thì văn học giai đoạn này có những bước ngoặt lớn, đó là sự ra
đời của văn học viết, sự xuất hiện của văn học chữ Nôm. Những bước ngoặt
này mở ra sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của văn học dân tộc. Bên cạnh
văn học dân gian đã có văn học thành văn, bên cạnh văn học chữ Hán đã có
văn học chữ Nôm, các thể loại văn học cũng rất phong phú và đa dạng như:
văn chính luận, thơ, phú, cáo, chiếu, biểu, văn xuôi, văn vần, hịch, truyện
truyền kì, kí. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là hai cảm hứng lớn,
xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Do
ảnh hưởng của mĩ học Trung Hoa mà văn học thời kì trung đại còn hướng tới
đề tài cao quý như: tùng, cúc, trúc, mai, trăng, hoa, tuyết, nguyệt. Trong dòng
văn chương bác học truyền thống, người sáng tạo chủ yếu là tầng lớp trí thức
nho sĩ phong kiến. Quan niệm văn chương của họ không tách rời đạo lí (văn

dĩ tải đạo). Họ viết văn, làm thơ để bộc bạch Tâm - Chí - Đạo theo lí tưởng
nho gia, đề cao khí phách của người quân tử. Thước đo giá trị văn chương là
ở sự thấm nhuần đạo lí, cương thường, nghĩa vua tôi, văn chương nhà nho chỉ
say sưa hướng tới cái đẹp: tùng, cúc, trúc, mai, cái uyên thâm của điển tích,
điển cố, cái thiện của cái Tâm. Bên cạnh đó thì mảng đề tài viết về nông thôn
vẫn có một vị trí quan trọng, là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn,


16
nhà thơ xưa. Nhưng, nếu trong văn học dân gian, đề tài nông thôn là tiếng nói
phản ánh cuộc sống của người dân lao động: nghèo, thuần nông, lạc quan, yêu
đời thì đến với văn học trung đại, đề tài nông thôn tập trung thể hiện cuộc
sống thanh nhàn, thú điền viên, ẩn dật nơi thôn quê dân dã với tất cả những gì
rất đỗi gần gũi, quen thuộc của cuộc sống và con người thôn quê. Điều đó
được thể hiện trong một số tác phẩm của tác gia Nguyễn Trãi:
Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan xen vãi đậu kê
(Thuật hứng-Bài 3)
Nông thôn trong thơ Nguyễn Trãi với công việc đồng áng của nhà nông
về rau cỏ, sản vật thường ngày của quê hương, đất nước mình với vẻ đẹp giàu
“chất thơ” trong những cảnh vật rất bình thường, đơn sơ, mộc mạc. Nông
thôn trong mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống lao động sản xuất của
con người:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh cỏ ương sen
(Thuật hứng - Bài 24)
Cũng giống như thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
phản ánh cuộc sống nông thôn với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, tự nhiên:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
(Thơ chữ Nôm - Bài 79)
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn nhất và cuối cùng của
văn học trung đại. Ông được coi là nhà thơ số 1 viết về nông thôn của văn học
dân tộc. Làm nên cái độc đáo của riêng nhà thơ thì chủ yếu là những vần thơ


17
Nguyễn Khuyến viết về nông thôn, với con người, cảnh vật thiên nhiên và
phong tục tập quán. Điều kì lạ là nông thôn Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn
năm và đã xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhưng đến với Nguyễn Khuyến, văn
học mới thực sự bước xuống ruộng đồng, đến với người dân nơi thôn dã và
cuộc sống lam lũ của người nông dân lao động. Tất cả được hiện ra một cách
cụ thể và sinh động. Thơ của ông cũng vượt qua được những sáo mòn “tuyết,
nguyệt, phong, hoa” của thi ca cổ để miêu tả cảnh thực, tình thực với những
hình ảnh cụ thể của cảnh sắc Việt Nam như: ao cá, bờ tre, ngõ trúc, vườn cà,
vườn vải Nội dung chủ yếu trong thơ Nguyễn Khuyến là bức tranh phong
cảnh đồng quê, cuộc sống sinh hoạt nông thôn, cảnh làm ăn thất bát, cảnh vỡ
đê lụt lội, cảnh sống bần hàn, đạm bạc của người nông dân phải chạy ăn từng
bữa, đong đếm, cân đo từng xu:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
Sớm trưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
(Chốn quê)
Ông còn được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chùm
thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Chùm thơ thu là bức tranh nông thôn về

đồng bằng Bắc Bộ, là khung cảnh thiên nhiên đẹp của mùa thu thanh bình,
yên ả sống động chứ không ước lệ như trong văn chương, sách vở.
Hay trong thơ Tú Xương, cuộc sống của người nông dân cũng hiện lên
cụ thể, sinh động với bao nỗi vất vả, cơ cực, cuộc sống mưu sinh đầy khó
khăn, khốn khó:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng


18
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Thương vợ)
Có thể thấy trong văn học trung đại, đề tài nông thôn nhìn chung phản
ánh đời sống sinh hoạt của người nông dân nghèo, khó nhọc, nhưng cuộc
sống làng quê cơ bản thanh bình, yên ả, lạc quan, yêu đời.
1.1.3. Đề tài nông thôn trong văn học hiện đại
1.1.3.1. Giai đoạn 1930 - 1945
Cùng với quá trình vận động của lịch sử, đến đầu thế kỉ XX, trước
những biến động chính trị và xã hội sâu sắc, trước xu thế tư sản hóa đa dạng
diễn ra như một tất yếu, nhà nho mất dần vị trí của mình trên vũ đài lịch sử.
Do sự ngoại nhập của văn hóa Phương Tây, sự ra đời của các thể loại văn
học: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ đã làm thay đổi căn bản quan niệm và diện
mạo văn học truyền thống, từ văn học giáo huấn sang văn học hiện thực. Văn
học thời kì này phản ánh sự xâm nhập sâu sắc của chế độ thực dân tới đời
sống nông thôn Việt Nam. Một trong những vấn đề nóng được nhiều tác giả
quan tâm và phản ánh là đề tài nông thôn và cuộc sống của người nông dân
trước những biến chuyển, đổi thay của xã hội. Với các tên tuổi được khẳng
định trên văn đàn như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Thạch
Lam đặc biệt là Nam Cao, một cây bút của nền văn học hiện thực phê phán.

Văn học giai đoạn này chủ yếu phản ánh cuộc sống tối tăm, bần cùng của
người nông dân trong xã hội cũ. Thành công của những trang viết về đề tài
nông thôn trong giai đoạn này là các nhà văn đã phản ánh được một cách chân
thực, sâu sắc hiện thực bức tranh nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Đó
là nông thôn của sưu cao thuế nặng, vô lí và bất công, của những thủ đoạn bóc
lột tàn nhẫn, trắng trợn. Đặc biệt là hiện tượng người nông dân bị tha hóa,
biến chất cả nhân hình lẫn nhân tính, đồng thời là vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng


19
và sức sống mãnh liệt của họ: Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),
Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)
Văn xuôi viết về nông thôn còn mang đậm chất phong tục từ cách cảm,
cách nghĩ đến cách thể hiện. Đó là đời sống làm lụng cơ cực, những ước mơ
giản dị, những phong tục thuần phác cùng với khung cảnh nông thôn khá êm
đềm, yên tĩnh: Chồng con, Sau lũy tre, Con trâu (Trần Tiêu). Còn những
sáng tác của Thạch Lam, có nhiều truyện ngắn tuy không trực tiếp miêu tả
người nông dân lao động nhưng đã thể hiện rất rõ cuộc sống phẳng lặng, tù
đọng, bế tắc, mòn mỏi, ước mơ mong manh, mơ hồ, tội nghiệp của người
nông dân trước cách mạng: Hai đứa trẻ, Cô hàng xén
1.1.3.2. Giai đoạn 1945-1985
Cuộc cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến cho người nông
dân cuộc sống mới, sinh mệnh mới. Đó là sự giải phóng khỏi kiếp sống nô lệ,
tôi tớ. Đây là giai đoạn văn học của công nông binh giảm tô, cải cách. Bao
trùm không khí cả nước là nông dân làm chủ cuộc sống tự do cá nhân, làm
chủ ruộng đất, nông dân tham gia kháng chiến giải phóng đất nước. Các chiến
sĩ cách mạng xuất thân từ nông thôn, từ các làng quê sau lũy tre làng, chân
lấm tay bùn, lam lũ, cơ cực nhưng khi có được tiếng gọi thiêng liêng của non
sông đất nước thì họ từ anh nông dân trở thành chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội
cụ Hồ sẵn sàng tiên phong lên đường bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đã trở

thành hậu phương vững mạnh, nền tảng vững chắc cho tiền tuyến cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần.
Ý thức được đây là giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến, cái tôi hòa
chung với cái ta, mỗi cá nhân, mỗi con người luôn luôn vận động theo chiều
hướng tích cực và lạc quan của quan điểm cách mạng, mỗi con người sẽ được
đánh giá tùy theo những tiêu chuẩn của hành động và lẽ sống của bản thân.
Những bà mẹ nghèo nơi hậu phương đã trở thành người Mẹ của tất cả những


20
đứa con nơi chiến trận: chở che, nuôi giấu bộ đội, những người phụ nữ, người
vợ đảm đang vừa lo tăng gia sản xuất, vừa lo phục vụ cho hậu phương tiền
tuyến, những lớp thanh niên trai trẻ hừng hực khí thế lên đường. Tất cả đều
hướng về một mục đích chung to lớn, thiêng liêng lúc bấy giờ là đánh đuổi
thực dân Pháp, bảo vệ và giữ vững bờ cõi độc lập của đất nước. Vì thế, đề tài
nông thôn giai đoạn này không tách rời thậm chí hòa quyện trong văn học
kháng chiến với cái tên: Văn xuôi kháng chiến. Những kí sự: Truyện và kí
(Hiền Đăng), Nhật kí ở rừng (Nam Cao), Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy
Tưởng)… Các truyện ngắn, tiểu thuyết: Thư nhà (Hồ Phương), Làng (Kim
Lân), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) đều thể hiện những quan điểm chung về
con người như thế. Với đặc điểm của văn xuôi thời kì này là khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn nhưng nội dung bao trùm vẫn là hình ảnh người
nông dân trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với cách mạng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, diện mạo nông thôn Việt Nam có nhiều
thay đổi lớn. Vấn đề nông thôn giai đoạn này với hai sự kiện lớn là: Cải cách
ruộng đất và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Các tác phẩm thể hiện rõ
điều này như: Bếp lửa đỏ (Tiểu thuyết-Nguyễn Văn Bổng), Nông dân với địa
chủ (Tập truyện ngắn - Nguyễn Công Hoan), Truyện anh Lục (Tiểu thuyết-
Nguyễn Huy Tưởng), Ông lão hàng xóm (Tập truyện ngắn-Kim Lân), Cái

sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Bão biển (Chu Văn), Hãy đi xa hơn nữa,
Tầm nhìn xa, Chủ tịch huyện (Tập truyện ngắn-Nguyễn Khải), Gánh vác
(Vũ Thị Thường), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Trai làng quyền
(Nguyễn Địch Dũng), Anh Keng (Nguyễn Kiên). Cái sân gạch, Vụ lúa
chiêm thời bấy giờ được xem như một sự kiện văn hóa đặc biệt. Cái sân gạch
đã tái hiện được bức tranh nông thôn trong những ngày đầu xây dựng hợp tác
xã. Qua những toan tính của lão Am xung quanh việc vào hợp tác, tác giả đã


21
dựng được một bộ mặt nông dân tương đối rõ nét, cụ thể. Truyện ngắn Tầm
nhìn xa của Nguyễn Khải, qua nhân vật Kiên tác giả cho thấy phần nào đó
bản chất tư hữu của người nông dân trong hoàn cảnh mới. Viết về đề tài nông
thôn giai đoạn này, quan niệm về con người còn thể hiện trong sự thống nhất
riêng chung, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không so đo tính
toán cho riêng mình. Cái hom giỏ của Vũ Thị Thường, Cái sân gạch, Vụ lúa
chiêm của Đào Vũ nói về hai thái độ đối cực của một là lớp người già “sống
lâu lên lão làng” với những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, trì trệ và lớp thanh niên
nhạy bén tiến bộ với việc ra - vào hợp tác xã.
Bên cạnh những phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân được văn học
phản ánh nhiều, thì giai đoạn này một số tác phẩm viết về nông thôn đã có
những phát hiện mới về số phận con người cá nhân và khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc của họ. Mùa lạc, Chủ tịch huyện, Tầm nhìn xa (Nguyễn
Khải), Bão biển (Chu Văn) là minh chứng rất rõ cho điều đó. Trong Mùa lạc,
Nguyễn Khải đã đề cập đến một vấn đề số phận con người có sự thay đổi lớn
lao tích cực trong môi trường tập thể, môi trường tốt đẹp. Điều đó cho thấy
con người có sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cộng
đồng. Dù thế, đến đây dấu hiệu quan niệm về con người đã có những đổi thay
khác trước. Cuộc sống của họ ngoài sự hi sinh, cống hiến là khát vọng hạnh
phúc riêng tư cho riêng mình. Vấn đề quan trọng là sự thấu hiểu, cảm thông,

chia sẻ của nhà văn trước những cuộc đời, số phận bất hạnh đó. Giai đoạn này
vấn đề con người gắn với số phận cá nhân, với hạnh phúc riêng tư đã được đặt
ra nhưng nó chỉ thực sự đề cập đến nhiều một cách nghiêm túc, sâu sắc hơn,
cụ thể hơn từ sau thời kì đổi mới. Những tác phẩm này là tiền đề cho quá trình
phát triển sau này của văn xuôi Việt Nam.
Ngoài những giá trị nêu trên thì còn nhiều trang viết sinh động về nông
thôn với khung cảnh lao động sản xuất sinh động với những phong tục tập


22
quán cùng quan hệ hàng xóm, họ hàng. Những “phong trào” lao động sản
xuất nhộn nhịp, rộn rã, tấp nập như: phá bờ, cấy cày, thủy lợi, đón máy cày.
Các huyện, thị ra quân sản xuất mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng
vẫn mang những dấu ấn của một thời đã qua.
Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài gian khổ ở miền Bắc, từ
năm 1964 đến 1975 cả nước lại bước vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Cũng giống như xu hướng phát triển chung của lịch sử văn học, đề
tài nông thôn trong giai đoạn này mang âm điệu sử thi anh hùng do tác động
của tình hình lịch sử đất nước là vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa là hậu
phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến lớn. Nhiều tác giả, tác phẩm tiêu
biểu viết về đề tài này như: Đất mặn (Chu Văn), Đất làng, Buổi sáng
(Nguyễn Thị Ngọc Tú), Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên), Cửa sông
(Nguyễn Minh Châu), Bông hoa súng (Vũ Thị Thường). Thời kì này Ngô
Ngọc Bội bắt đầu xuất hiện với tiểu thuyết Ao Làng đã gây được sự chú ý với
bạn đọc. Điều mà Ngô Ngọc Bội nói riêng cũng như các tác giả trên nói
chung muốn gửi gắm là vấn đề con người trong mối quan hệ làng xã, quan hệ
sản xuất, việc xây dựng hợp tác xã và sự đan cài của những tình huống chiến tranh.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, số lượng tác phẩm
viết về nông thôn nhiều hơn trước. Nguyễn Kiên, Bùi Hiển, Vũ Thị Thường,
Mai Ngữ, Chu Văn vẫn kiên trì bám sát phong trào hợp tác xã. Nhiều cây bút

trẻ viết về nông thôn đã ra đời. Nhìn chung cuộc sống nông thôn không phải
phẳng lặng, yên ả như cái vốn có của nó mà đằng sau ấy là sự đấu tranh gay
gắt giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Đó là anh Năm, chủ
nhiệm hợp tác xã, chị Hòe, đội trưởng sản xuất trong Gia đình lớn của
Nguyễn Khải là những người anh hùng trong sản xuất, họ mang trong mình tư
tưởng mới, tình cảm mới, đạo đức mới và cả lẽ sống mới. Đây cũng là thời kì
nông thôn miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Chủ


23
nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất và chiến đấu hòa quyện vào nhau
“Những con người mới, với vẻ đẹp rực rỡ trọn vẹn, đẹp trong sản xuất và đẹp
trong chiến đấu xuất hiện ngày một nhiều”[31, tr.5]. Cho nên thời kì này cũng
xuất hiện những tấm gương mới, những con người mới vừa sản xuất giỏi, vừa
chiến đấu anh dũng ở ngay trong lòng hợp tác xã. Tập tre xanh (Vũ Lê Mai)
đã ghi lại được một số gương mặt điển hình mới có thành tích trong chiến đấu
và sản xuất như: Bảo (Bảo), Vân (Khắp nơi là mặt trận), Hoạch (Ông chủ
nhiệm và chàng rể tương lai). Hay trong một số tác phẩm của Nguyễn Kiên
như: Một ông chủ nhiệm đã xây dựng hình tượng nhân vật Triệu là xã viên
hợp tác xã, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh Triệu trở thành anh pháo thủ
bắn máy bay Mĩ. Còn Nhội trong Ngày và đêm hậu phương lại từ mặt trận
chống Mĩ trở về làm Bí thư kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Vân Cầu, chiến đấu
trên mặt trận sản xuất rất tích cực. Rõ ràng từ một xã viên có thể trở thành
người chiến sĩ dũng cảm, người chiến sĩ lại về làm nhiệm vụ của anh xã viên,
hai nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất gắn bó với nhau.
Đề tài nông thôn trong những năm 1975-1985 diễn ra trong bối cảnh
chung của đất nước: Đất nước dành độc lập, những mất mát sau chiến tranh,
nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng tự cung, tự cấp, chế độ quản lí quan
liêu bao cấp ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém tồn tại. Lúc này, khi phải đối
mặt trước những khó khăn thử thách của cuộc sống thực tại, con người phải lo

đến những chuyện thiết thực có tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ hơn
là sự nhìn nhận lại chiến tranh. Cũng vì lẽ đó mà văn xuôi viết về nông thôn
giai đoạn này cũng có nhiều dấu hiệu chuyển mình. Với các tiểu thuyết: Nhìn
dưới mặt trời (Nguyễn Kiên), Bí thư cấp huyện (Đào Vũ) phản ánh hiện
tượng ô dù, nỗi cực khổ của người nông dân do cung cách làm ăn “hợp tác”
cũ. Cù Lao Tràm (Nguyễn Minh Tuấn) xuất hiện như một lời tuyên cáo đối
với cung cách làm ăn và quản lí nông thôn kiểu cũ, đồng thời cũng đề cập đến lề


24
lối làm ăn và quản lí nông thôn kiểu mới đang ra đời. Vì thế, giai đoạn này
quan niệm về đề tài nông thôn trong văn học đã có những đổi khác về hiện
thực và con người, nhưng nó chỉ thực sự đổi mới từ sau Đại hội Đảng lần VI
(1986).
1.1.3.3. Giai đoạn 1985 đến nay
Từ sau năm 1975, nhất là trong thời kì đổi mới, thực tiễn văn học đã
theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về cảm hứng thế sự
đời tư. Lịch sử bước sang trang mới, mục tiêu và yêu cầu cấp bách của đất
nước lúc bấy giờ là phải đổi mới toàn dân từ yếu tố xã hội cho đến nhân tố
con người. Văn học cũng thực sự đổi mới từ năm 1986 sau Đại hội Đảng lần
VI và VII. Với tư tưởng quán triệt: “con người là vốn quý nhất, chăm lo cho
hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 - Ban Chấp hành Trung
ương khóa VII, tháng 3/1993). Trước tư tưởng cởi trói của văn học, đây là
dịp, là cơ hội của các nhà văn được tự do phóng tác theo cảm hứng, cách nhìn
nhận và đánh giá riêng của mình. Đứng trước những yêu cầu đổi mới của lịch
sử đất nước, của hiện thực cuộc sống con người, văn xuôi lúc này phát huy
hết khả năng khám phá con người trong mối quan hệ đa chiều, con người là
đối tượng và trung tâm phản ánh. Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước,
đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn này nghiêng về hiện thực cuộc sống,

các nhà văn đứng ở góc độ con người để nhìn con người. Nhân vật và các
kiểu nhân vật không còn được bao bọc bởi một không khí vô trùng, trong sạch
như pha lê nữa mà được nhà văn cảm nhận, khám phá trong mối quan hệ
nhiều chiều, phức tạp, con người luôn có sự đan cài giữa phần “con” và phần
“người”, giữa cái thiện và cái ác. Con người được bộc lộ đầy đủ nhất những
cảm xúc, những trăn trở suy nghĩ riêng tư và cả những cảm xúc kìm nén, khát
khao hạnh phúc rất người của con người.


25
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) tác giả
đã xây dựng được một loạt hình tượng nhân vật có những suy nghĩ, hành
động quái gở, thâm độc chỉ vì mâu thuẫn giữa hai dòng họ đã thuộc về quá
khứ. Vì sự cố chấp, nhỏ nhen mà ông Hàm đang tâm đào mộ người mới chết
với ý nghĩ đen tối đến ngông cuồng là lấy bộ áo quan đóng bộ bàn ghế đem
bán lại cho chính cháu con dòng họ của thù địch. Thật nực cười và ngớ ngẩn.
Lòng hận thù dẫn con người ta đến hành động mù quáng, phạm cả đến những
điều cấm kị và linh thiêng của người chết. Còn Thủ thì bất chấp tất cả, dùng
mọi thủ đoạn bỉ ổi, xấu xa, đê hèn để giữ được cái ghế chủ tịch huyện của
mình. Hệ quả tất yếu là những cuộc đời, số phận như lão Quềnh, bà Son bị
chết oan uổng trong tay những kẻ có tiền, có quyền, những kẻ sẵn lòng tham
và lòng ác. Hiện thực được phản ánh và phơi bày ở một góc nhỏ của làng quê
nhỏ bé, thực hư, trắng đen, tốt xấu lẫn lộn. Tác phẩm làm cho người thấy sợ
người hơn. Làng quê vốn chứa đựng bao nét êm ả, thanh bình thì thay vào đó
là đủ mọi mưu kế sát phạt, hãm hại lẫn nhau. Có được bức tranh nông thôn
này phải chăng là có tinh thần dân chủ sau Đại hội VI của Đảng cởi trói cho
văn học nghệ thuật. Nét đổi mới của văn học viết về nông thôn thời kì này là
nhà văn đã dám đối mặt với sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh tất cả
những mặt còn tồn tại trong cuộc sống và trong con người. Đây không phải là
cái nhìn thiên chiều, tiêu cực, hạn chế mà chính những cái hiện thực ấy giúp

cho bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn, chân thực hơn về con người và cuộc sống
trong thời đại không còn chiến tranh. Còn Ác mộng của Ngô Ngọc Bội được
xem là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về đề tài nông thôn trong cải cách
ruộng đất. Tác giả đã dựng lên một bức tranh nông thôn trong một thời điểm
lịch sử còn bức bách, ngột ngạt. Không khí làng quê luôn sôi sục, nhốn nháo
khi có sự xuất hiện của đội cải cách, người nông dân luôn sống trong tâm
trạng phấp phỏng, lo sợ rồi lại đến lượt mình phải đấu tố. Cái phi lí, ngược

×