Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá tại xã Bằng Vân – huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.43 KB, 84 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LỤC THỊ THANH HUYỀN


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TẠI XÃ BẰNG VÂN
HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và PTNT
Lớp : K42 – KTNN N02
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên, năm 2014
i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LỤC THỊ THANH HUYỀN


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TẠI XÃ BẰNG VÂN
HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và PTNT
Lớp : K42 – KTNN N02
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lưu Thị Thuỳ Linh



Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
ii
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành tốt khoá luận này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn
các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S
Lưu Thị Thùy Linh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND xã
Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cùng toàn thể người dân trong
xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập, điều
tra và nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp K42 –
KTNN - N02, Khoa Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp
đỡ tôi, cùng tôi chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện
tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cha
mẹ, anh, chị - những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học
tập để có được kết quả như ngày hôm nay.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Lục Thị Thanh Huyền



iii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện,
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong khóa luận là trung thực.

Ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lục Thị Thanh Huyền



















iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa

1 BQC Bình quân chung
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 CC Cơ cấu
4 CCDC Công cụ dụng cụ
5 CLĐ Công lao động
6 DT Diện tích
7 ĐVT Đơn vị tính
8 FC Chi phí cố định
9 GO Giá trị sản xuất
10 HQKT Hiệu quả kinh tế
11 IC Chi phí trung gian
12 KH – KT Khoa học – Kỹ thuật
13 KT – XH Kinh tế - Xã hội
14 MI Thu nhập hỗn hợp
15 NS Năng suất
16 Pr Lợi nhuận
17 SL Sản lượng
18 TC Tổng chi phí
19 TIMB Ngành Công nghiệp và Ban Tiếp thị Thuốc lá
20 TSCĐ Tài sản cố định
21 UBND Ủy ban nhân dân
22 USD Đô la mỹ
23 VA Giá trị gia tăng
24 VC Chi phí biến đổi

v
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất thuốc lá ở một số khu vực năm 2013 9
Bảng 1.2: Tỉ lệ hút thuốc theo giới tính ở một số khu vực trên thế giới 12
Bảng 1.3: Tỉ lệ hút thuốc phân theo giới tính của nước phát triển và các nước

đang phát triển trên thế giới 12
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá vàng sấy theo tiêu chuẩn TCN 26-1-
02 16
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Bằng Vân qua 3 năm 2011 - 2013 25
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất các cây trồng chính vụ Đông – Xuân của xã
Bằng Vân (2011 – 2013) 29
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất các cây trồng chính vụ Mùa của xã Bằng Vân
(2011 – 2013) 31
Bảng 3.4: Số lượng vật nuôi chính của xã Bằng Vân (2011 – 2013) 31
Bảng 3.5: Diện tích đất trồng cây thuốc lá vụ Đông - Xuân của xã Bằng Vân
giai đoạn 2011 - 2013 36
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá của xã Bằng Vân qua 3
năm (2011 – 2013) 37
Bảng 3.7: Thông tin cơ bản của chủ hộ trong nhóm hộ điều tra 39
Bảng 3.8: Chi phí sản xuất trung bình cho 1.000 m
2
thuốc lá của hộ điều tra
tại xã Bằng Vân 41
Bảng 3.9: Kết quả và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1.000 m
2
thuốc lá của
các hộ điều tra năm 2013 43
Bảng 3.10: Chi phí cho 1.000 m
2
ngô tại xã Bằng Vân năm 2013 45
Bảng 3.11: So sánh hiệu quả kinh tế giữa thuốc lá với ngô tại xã Bằng vân
năm 2013 (tính bình quân/1.000 m
2
/vụ) 46
Bảng 3.12: Phân tích ảnh hưởng của chất đất sản xuất của các hộ đến hiệu quả

sản xuất thuốc lá 50
Sơ đồ 3.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá qua các kênh phân phối trên
địa bàn xã Bằng Vân 55
Sơ đồ 3.1: Cây vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất
thuốc lá tại xã Bằng Vân 48
vi
MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng và sơ đồ trong khóa luận v
Mục lục vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của khóa luận 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lá 4
1.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 6
1.2. Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá trên thế giới 9
1.2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thuốc lá trên thế giới 9
1.2.1.2. Nhu cầu thuốc lá trên thế giới 11
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá ở Việt Nam 13
1.2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 14
vii
1.2.4. Đặc điểm các loại thuốc lá phân theo chất lượng 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
2.1. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 19
2.2. Câu hỏi nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 20
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 20
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 20
2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 21
2.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu 21
2.3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 21
2.3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý 24
3.1.1.2. Địa hình và đất đai 24
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết 27
3.1.1.4. Thủy văn – Nguồn nước 28

3.1.2. Điều kiện kinh tế 28
3.1.2.1. Về trồng trọt 28
3.1.2.2. Về chăn nuôi 31
3.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội 32
viii

3.1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
32
3.1.3.2. Điều kiện dân số, lao động, nhân khẩu 34
3.1.3.3. Thu nhập và mức sống 35
3.1.3.4. An ninh – Quốc phòng 35
3.2. Thực trạng tình hình sản xuất thuốc lá tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn 35
3.2.1. Tình hình trồng cây thuốc lá tại xã Bằng Vân 35
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây thuốc lá 38
3.2.2.1. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 39
3.2.2.2. Chi phí sản xuất thuốc lá trên 1.000 m
2
diện tích gieo trồng 41
3.2.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1.000 m
2
diện tích trồng thuốc lá
năm 2013 42
3.2.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lá với cây ngô 45
3.3. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cây
thuốc lá 48
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thuốc lá 49
3.3.1.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên 49
3.3.1.2. Nhân tố khoa học công nghệ, kỹ thuật 52
3.3.2 Thị trường, giá cả 54

3.3.2.1 Thị trường đầu vào 54
3.3.2.2 Thị trường đầu ra 55
3.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) trong việc
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn 57
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO
SẢN XUẤT THUỐC LÁ TẠI XÃ BẰNG VÂN 59
4.1 Quy hoạch vùng sản xuất thuốc lá 59
ix
4.2 Giải pháp về giống 59
4.3 Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật 59
4.4 Giải pháp về thủy lợi 60
4.5 Giải pháp về thị trường 61
4.6 Giải pháp về cơ chế chính sách 61
4.7 Giải pháp đối với nông hộ 61
4.8 Kiến nghị 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cây thuốc lá là một trong bốn loại cây nguyên liệu phục vụ cho ngành
công nghiệp (cùng với cây bông, cây nguyên liệu giấy và cây có dầu). Là loại
cây công nghiệp ngắn ngày, thuốc lá là một mặt hàng có tính đặc thù, mang
lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt trong công tác xóa đói giảm nghèo của người
dân. Cây thuốc lá rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của vùng núi
phía Bắc. Đây là cây trồng tăng vụ mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu
quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động
của địa phương và tăng thu nhập cho người lao động.

So với các cây trồng nông nghiệp khác như: Lúa, ngô, đậu tương, lạc…
thì thuốc lá đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Chính vì lợi nhuận cao nên việc
sản xuất thuốc lá đã được sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả
nước. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng
Sơn… cây thuốc lá đã nằm trong cơ cấu cây trồng của địa phương, thực sự mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hiện nay nhiều khu vực trồng cây
thuốc lá đã được đầu tư mạnh như địa điểm bán phân bón gần khu dân cư, địa
điểm thu mua thuốc lá để người dân yên tâm vào sản xuất thuốc lá.
Đảng và Nhà nước đã có Chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất thuốc
lá để thay thế thuốc lá nhập khẩu, đồng thời tăng xuất khẩu để tăng thu ngoại
tệ. Vì thế cần mở rộng diện tích sản xuất thuốc lá nhiều hơn nữa. Bằng Vân là
xã miền núi của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, người dân sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với một số loại cây
trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương, thuốc lá. So với các loại cây trồng
khác thì cây thuốc lá là loại cây trồng có thế mạnh nhất.
Từ hàng chục năm nay, cây thuốc lá đã dần trở thành cây trồng phổ biến
ở xã Bằng Vân và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá
2
hơn. Đây là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra
được lối thoát xoá đói giảm nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả của việc
trồng thuốc lá cao mà người nông dân ngày một chăm lo đầu tư, áp dụng kỹ
thuật mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất
thuốc lá còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Kỹ thuật sản xuất chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm là chính, việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả… dẫn
đến hiệu quả kinh tế không cao, nên cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền
và các ngành có liên quan. Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá
đúng thực trạng, thấy rõ được những tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nhằm
phát triển sản xuất thuốc lá tại xã, vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá tại xã Bằng Vân –
huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của cây thuốc lá trên
địa bàn xã Bằng Vân – huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời xác định
những khó khăn mà các hộ sản xuất thuốc lá gặp phải trong quá trình sản
xuất, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn đó nhằm nâng
cao HQKT của cây thuốc lá tại địa phương trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất của thuốc lá tại địa phương qua ba
năm 2011 - 2013.
- Đánh giá được HQKT của cây thuốc lá trên địa bàn xã Bằng Vân.
- Tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của cây thuốc lá trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích SWOT trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá.
3
- Trên cơ sở tìm hiểu được những khó khăn và đánh giá các nguồn lực
hiện có của địa phương để đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm
nâng cao HQKT cho người sản xuất thuốc lá và cho địa phương.
3. Ý nghĩa của khóa luận
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên
- Giúp sinh viên làm quen với công việc thực tế, nâng cao năng lực,
rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho quá trình
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào lĩnh vực
nghiên cứu khoa học.
- Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến việc đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng nào đó.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ giúp một phần nào vào việc đánh

giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá tại địa
phương và thấy được thực trạng tình hình sản xuất hiện nay, từ đó giúp cho
người dân có kinh nghiệm để phát triển sản xuất. Đồng thời tìm hiểu những
khó khăn trong quá trình sản xuất thuốc lá của người dân từ đó đề ra giải pháp
để phát triển kinh tế hiệu quả trong thời gian tới.
4. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo,
khóa luận bao gồm 4 phần với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nâng cao HQKT cho sản xuất thuốc lá tại địa
bàn xã Bằng Vân
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá
- Khái niệm đánh giá:
Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ
kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá (asessement) trong quá
trình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được
xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu. [16]
- Định nghĩa về đánh giá:
+ Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình
và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có
hiệu quả.
+ Đánh giá là quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó.
+ Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng
về: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự

phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét
so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. [16]
1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lá
* Phân loại
Cây thuốc lá cố nguồn gốc từ Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách
đây khoảng 4000 năm. Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp
nơi trên thế giới thuộc Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi.
Cây thuốc lá có tên khoa học là: Nicotinana.sp thuộc ngành hạt kín
Angiosper, lớp 2 lá mầm Dicotylndones, phân lớp Asteridae, bộ hoa mõm
sói Scophulariales, họ cà Solanaceae, chi Nicotiana. Trong chi Nicotiana có
50 – 70 loài, đa số là dạng cỏ, một số thân đứng, hầu hết là các dạng dại
5
phụ. Căn cứ vào hình thái, màu sắc của hoa người ta phân chia thành 4 loại
chính:
- Loài Nicotiana tabacum L.: có hoa màu hồng hay đỏ tươi. Đây là
loài phổ biến nhất chiếm 90% diện tích thuốc lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana rustica L.: có hoa màu vàng, chiếm 10% diện tích
thuốc lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana petunioide L.:có hoa màu trắng, phớt hồng hay tím.
Thường chỉ có trong vườn thực vật phục vụ nguồn dự trữ gen cho lai tạo, ít
được dùng trong sản xuất.
- Loài Nicotiana polidiede L.: có hoa màu trắng. Loài này cũng được ít
dùng trong sản xuất, chủ yếu chỉ có trong vườn thực vật học của một số quốc
gia. [3]
* Giá trị của cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có tầm
quan trọng bậc nhất về kinh tế trên thị trường thế giới, không chỉ đối với
trên 33 triệu dân của trên 120 quốc gia, mà còn cho cả toàn bộ nền công
nghiệp, từ các nhà máy chế biến cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu, đến
cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí đến cả một phần ngành sản xuất của

vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật. Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác
(1.000- 1.200 USD/ tấn lá khô) [3]. Các hãng sản xuất thuốc lá của các nước
tư bản đều nhận được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ cây thuốc lá.
Ở nước ta cây thuốc lá cũng mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu
quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động
của địa phương, tăng thu nhập cho người lao động. Lợi nhuận cao từ sản
xuất thuốc lá đã có sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nước,
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Cây thuốc lá
6
đã nằm trong cơ cấu cây trồng truyền thống thực sự mang lại hiệu quả kinh
tế cao. [15].
Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hóa học, những chất này
có thể được sử dụng làm thuốc thực vật. [15]
Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử
dụng làm thuốc chữa bệnh. [15]
Đối với ngành công nghệ sinh học, cây thuốc lá được sử dụng như
thực vật mô hình cho những nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng nhờ
khả năng dễ dàng tiến hành, nuôi cấy Invitro và chuyển gen. [15]
1.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực,
vật lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác HQKT là một
phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn
trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản
xuất xã hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
* Quan điểm thứ nhất: HQKT là kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế được xác định bằng công thức:
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra.
(H) = (Q) - (C)

Quan điểm này không còn phù hợp nữa, vì nếu cùng một kết quả sản
xuất như nhau nhưng khác nhau về chi phi sản xuất sẽ khác nhau về hiệu
quả. Không phản ánh đúng mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi
nhuận và tối thiểu hóa chi phí.
* Quan điểm thứ hai: HQKT được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng
sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng
trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả kinh tế có nghĩa là không lãng
7
phí. Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó nằm trên giới hạn năng lực sản
xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của kinh tế, sự chênh lệch
giữa sản lượng tiềm năng thực tế (sản lượng cao nhất có thể đạt được trong
điều kiện toàn dụng công nhân) và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm
năng mà xã hội không dùng được phần bị lãng phí.
* Quan điểm thứ ba: HQKT là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại
diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản
xuất xã hội.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
* Quan điểm thứ năm: hiệu quả của một quá trình nào đó, theo định
nghĩa chung là mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi
phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế quản lý.
Hơn nữa việc xác định hiệu quả là hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận
và cả thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất
và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất
không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là thoả mãn vấn đề tiết kiệm
thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện
cả về ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
8
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế = Lượng kết quả đạt được/Tổng chi phí sản xuất
Một giải phát kỹ thuật quản lý có hiệu kinh tế cao là một phương án
đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất.
Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng
quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự
tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng
khái quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội
và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong các điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn
đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian và tuy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng và

sản xuất… Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có
khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa
trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
9
Đối với toàn xã hội thì tiêu chẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất và
tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế kinh tế thị
trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chắc kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. [7]
Đối với cây thuốc lá tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải đứng
trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào từ
đó tính toán được đầu ra. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ
ra và kết quả đạt được đó chính là lợi nhuận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thuốc lá trên thế giới
Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng
4.000 năm. Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới
thuộc Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi [19]. Hiện nay thuốc lá chủ yếu
được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá sợi. Để thấy
được tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới ở một số khu vực ta xét ở bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất thuốc lá ở một số khu vực năm 2013
Khu vực
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)

Sản lượng
(tấn)

Cơ cấu (%)

Thế giới 4.464.348

100

7.946.618

100

Châu Á 2.815.506

63,07

5.267.359

66,28

Châu Mĩ 787.466

17,64

1.645.911

20,71

Châu Phi 702.945

15,74


710.448

8,94

Châu Âu 156.052

3,50

317.654

4,00

Châu Đại Dương

2.378

0,05

5.243

0,07

(Nguồn: FAO, năm 2013)
10
Qua bảng 1.1 ta thấy trong các Châu lục trên thế giới, Châu Á là khu vực
chiếm tỉ lệ diện tích trồng 63,07 % và sản lượng thuốc lá 66,28 % cao nhất
trong tổng diện tích và sản lượng toàn thế giới. Châu Đại Dương là châu lục
chiếm tỉ lệ thấp nhất về diện tích 0,05 % và sản lượng 0,07 %. Sau Châu Á,
Châu Mĩ đứng thứ hai, Châu Phi đứng thứ ba, Châu Âu đứng thứ tư về diện
tích và sản lượng. Châu nào có diện tích trồng nhiều nhất thì tương đương với

diện tích đó, sản lượng cũng cao nhất so với tổng diện tích trồng và sản lượng
thế giới. Châu Á có diện tích cao nhất 2.815.506 ha tương ứng với sản lượng
5.267.359 tấn so với toàn thế giới. Tiếp theo là các Châu lục khác Châu Mĩ,
Châu Phi, Châu Âu và cuối cùng là Châu Đại Dương diện tích 2.378 ha, sản
lượng 5.243 tấn thấp nhất so với các châu lục trên thế giới. Châu Á là châu có
diện tích và sản lượng cao nhất chứng tỏ là một châu có điều kiện tự nhiên, khí
hậu phù hợp, một thị trường sản xuất và tiêu thụ rất lớn.
* Ngành sản xuất thuốc lá của một số nước trên thế giới
- Malawi: Doanh số bán lá tăng trong 2013 - Malawi có được 361 triệu
USD từ doanh thu bán lá năm nay, tăng hơn gấp đôi so với doanh số 177 triệu
USD trong năm 2012, trong khi sản lượng cũng tăng lên 168.000 tấn trong năm
2013 so với 79.800 tấn năm ngoái. Lá thuốc lá chiếm hơn 70% kim ngạch xuất
khẩu của Malawi và 15% GDP. Doanh thu năm ngoái bị ảnh hưởng bởi sự
ngưng trệ khi những nông người trồng lá đòi hỏi mức giá tốt hơn. Khoảng 2
trong số 14 triệu dân Malawi sống dựa vào ngành công nghiệp thuốc lá và
ngành có liên quan. (Reuters) [19]
- Malaysia: Kim ngạch xuất khẩu lá thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá
giảm 18,7% cùng kỳ năm còn 579,04 triệu ringgit (176,6 triệu USD) trong
quý 1/2013. Ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp 3,52 tỷ ringgit (1,07 tỷ
USD) doanh thu thuế của đất nước trong năm 2012, so với 3,42 tỷ ringgit (
1,04 tỷ USD) trong năm 2011. (Star - Malaysia) [19]
- Zimbabwe: Tổng sản lượng lá ở Zimbabwe là 165.000 tấn trong năm
2013, thấp hơn khoảng 500.000 tấn so với mục tiêu sản xuất 170.000 tấn đã
11
được đề ra vào đầu năm nay. Do thời tiết năm nay cũng đóng một vai trò
trong vụ mùa năm nay. (Zimbabwe Standard) [19]
- Philippines: NTA nâng giá sàn lá Virginia, Burley và thuốc lá bản địa
Cục Quản lý Thuốc lá Quốc gia Philippines đã nâng giá sàn của lá Virginia,
Burley và lá thuốc lá có nguồn gốc bản địa lên hơn 10 peso (0,22 USD) cho
mỗi kg cho niên vụ 2014 - 2015. Giá sàn cho mỗi kg đối với lá Virginia,

Burley tăng gần 10 peso (0,22 USD) cho cấp lá ngọn, 6 peso (0,14 USD) cho
cấp lá C và 3 peso (0,07 USD) cho các cấp lá thấp hơn. Đối với các loại thuốc
lá bản địa, giá sàn cho cấp loại cao, trung bình và thấp tăng lần lượt là 10 peso
(0,22 USD), 66 peso (1,50 USD) và 56 peso (1,30 USD). (BusinessWorld -
Philippines). [19]
- Zimbabwe: TIMB điều chỉnh mục tiêu giao hàng mục đạt 166,5 ngàn
tấn. Ngành Công nghiệp và Ban Tiếp thị Thuốc lá (TIMB) ở Zimbabwe
điều chỉnh mục tiêu chào hàng của họ cho vụ mùa tiếp thị 2013 đã bắt đầu
từ ngày 13/02 từ 170.000 tấn còn 166.500 ngàn tấn sau khi các đợt giao
hàng đều giảm đối với các hợp đồng bán hàng tại hầu hết các sàn. Giám
đốc điều hành TIMB Tiến sĩ Andrew Matibiri cho biết năm 2013 mùa bán
hàng lá thuốc lá "là có chất lượng cao được bán với mức giá tốt và ổn
định," và nói thêm rằng mục tiêu là 170.000 tấn sẽ không đạt được vì hầu
hết người trồng đã bán hết cây trồng của họ. Giá lá cao nhất tại sàn đấu giá
là 4,99 USD cho mỗi kg trong suốt vụ mùa. (Herald - Harare) [19]
- Ấn Độ: Hội đồng Thuốc lá chốt quy mô cây trồng cho Andhra
Pradesh ở mức 172.000 tấn. Hội đồng Thuốc lá của Ấn Độ cố định quy mô
cây trồng thuốc lá cho Andhra Pradesh ở mức 172.000 tấn trong vụ 2013 -
2014, tăng 200.000 tấn so với vụ mùa trước. Hội đồng thu 250 triệu Rs (3,7
triệu USD) tiền phạt đối với cây trồng trái phép trong vụ mùa trước. [19]
1.2.1.2. Nhu cầu thuốc lá trên thế giới
- Mỗi năm có 1 nghìn tỷ điếu thuốc được buôn bán trao đổi, thế giới
“đốt” hết trên 400 tỷ USD cho thuốc lá. [19]
12
- Khoảng 5,5 nghìn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất hàng năm trên thế
giới, được tiêu thụ bởi trên 1,1 tỷ người. [19]
- Hàng năm có tới 40 nghìn tỷ người chết do liên quan đến hút thuốc lá.
- Mức tiêu thụ thuốc lá bình quân trên thế giới là 1.076 điếu/người/năm.
Trong đó một số nước sau tiêu thụ với số lượng cao hơn hẳn: Nhật Bản (2.497
điếu/người/năm), Hàn Quốc (2.116 điếu/người/năm), Trung Quốc (1.412

điếu/người/năm). [19]
Bảng 1.2: Tỉ lệ hút thuốc theo giới tính ở một số khu vực trên thế giới
Khu vực
Số người hút thuốc (%)
Nam Nữ
Châu Phi 29 4
Châu Mỹ 35 22
Đông Địa Trung Hải 35 4
Châu Âu 46 26
Đông Nam Á 44 4
Tây Thái Bình Dương 60 8
(Nguồn: Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, năm 2013)
Nhìn chung tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới: Ở
Châu Âu cao hơn các khu vực khác cụ thể tỉ lệ nữ giới hút thuốc lá đứng đầu
thế giới (26%), nam giới đứng thứ hai (46%) thế giới; Còn ở Tây Thái Bình
Dương tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới (60%); Tỉ lệ hút thuốc lá
thấp nhất là ở Châu Phi, nam giới là 29% còn nữ giới 4%.
Bảng 1.3: Tỉ lệ hút thuốc phân theo giới tính của nước phát triển và
các nước đang phát triển trên thế giới
Người hút thuốc lá Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Nam 30 – 40 % 40 – 70 %
Nữ 20 – 40 % 2 – 10 %
(Nguồn: FAO, năm 2013)
13
Qua bảng số liệu 1.3 trên ta thấy tỉ lệ nam giới ở các nước đang phát
triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển, còn ở nữ giới thì ngược lại ở
các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ rất thấp (2 – 10%).
Theo như phân tích qua các bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu chế biến
thuốc lá điếu trên thế giới là rất cao, do đó cần phát triển sản xuất thuốc lá để
phục vụ nhu cầu đó.

1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá ở Việt Nam
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá hiện đang là ngành nghề tạo ra công ăn
việc làm cho khoảng 200.000 nông dân tại các vùng trồng và hơn 2.000 nhân
công lao động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. [22]
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có 5 đơn vị tham gia vào công tác đầu tư
trồng cây thuốc lá. Trong đó, tại khu vực phía Bắc có 2 đơn vị trực tiếp đầu tư tại
các vùng: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên; tại khu vực
phía Nam có 3 đơn vị trực tiếp đầu tư tại các vùng: Tây Ninh, Long An, An
Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hàng năm, diện tích đầu tư trồng thuốc lá của
Tổng công ty hơn 15.000 ha với sản lượng thu hoạch hơn 30.000 tấn, chiếm trên
70% diện tích sản lượng nguyên liệu thuốc lá hàng năm của cả nước. [22]
Với 03 nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá với công suất chế biến hơn
42.000 tấn/năm được bố trí hợp lý tại các vùng trồng nguyên liệu Bắc, Trung,
Nam nhằm thuận tiện cho công tác thu mua, vận chuyển, cung cấp cho các nhà
máy sản xuất thuốc lá điếu, hàng năm, các nhà máy này thực hiện chế biến
nguyên liệu thuốc lá cho toàn ngành từ 35 – 45.000 tấn nguyên liệu các loại. [22]
Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá trong nước ổn định, có
năng suất cao, chất lượng tốt, dần thay thế được nguyên liệu nhập khẩu. Từ chỗ
nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được cho sản xuất sản phẩm thuốc lá thuốc
lá cấp thấp nay đã đáp ứng được một phần cho sản xuất các mác thuốc lá tầm
14
trung cao cấp. Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước đã được các nhà máy sản
xuất thuốc lá điếu đưa vào sử dụng với tỷ lệ sử dụng lên đến 70%. [22]
Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước cũng đã được các nước có nền sản
xuất thuốc lá phát triển biết đến, tạo được thị trường xuất khẩu ổn định, được
khách hàng tín nhiệm và ưa chuộng. Những năm đầu 90 toàn Tổng công ty chỉ lựa
chọn và xuất khẩu cho nước ngoài được 80-100 tấn nguyên liệu và tới nay đã xuất
khẩu được hơn 10.000 tấn nguyên liệu các loại và trên 1 tỷ bao thuốc lá. [18]
Vùng nguyên liệu của Tổng công ty hầu hết là các tỉnh miền núi, địa

hình hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều
phong tục tập quán lạc hậu và nằm trong số các tỉnh khó khăn nhất của cả
nước như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Gia Lai, Ninh Thuận. [18]
Với đặc điểm của cây thuốc lá là cây trồng ngắn ngày, từ khi trồng đến
khi cho thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng, được trồng luân canh nên không ảnh
hưởng đến cây trồng khác và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao đời
sống cho người lao động. Một ha thuốc lá có thể giải quyết việc làm cho 500
công lao động trong một vụ với thu nhập bình quân 80-100 triệu/ha trong đó lợi
nhuận bình quân là khoảng 30 triệu đồng/ha. Sản phẩm được Tổng công ty bao
tiêu, thu mua tại chỗ. Chính vì vậy, đối với những vùng sâu, vùng xa cây thuốc
lá được đánh giá là cây xoá đói giảm nghèo đối với những hộ nghèo và là cây
để làm giàu đối với những hộ nông dân tại các vùng chuyên canh thuốc lá, góp
phần cải thiện kinh tế xã hội tại địa phương và tham gia thực hiện chủ trương
phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo
an ninh quốc phòng tại các tỉnh biên giới. [18]
1.2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Bằng Vân là một xã vùng núi, có diện tích 6.598,19 ha, dân số khoảng
2.873.152 người, mật độ dân số đạt 43,5 người/km² (2013) [13]. Dưới sự chỉ đạo
15
của cấp Ủy Đảng, chính quyền xã, nhân dân trong xã đã được đào tạo chuyển
giao KH – KT về trồng trọt, chăn nuôi, bà con nông dân tích cực chủ động
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống mới có năng suất cao vào
sản xuất. Trong đó cây thuốc lá là loại cây trồng đã được chú trọng phát triển.
Trên địa bàn xã cây thuốc lá được trồng vào vụ Xuân, diện tích trồng cây
thuốc lá năm 2013 là 1.339,7 ha đạt 91% kế hoạch đề ra (tăng 29,7 ha so với
cùng kỳ năm 2012), năng suất 21 tạ/ha, sản lượng đạt 2.814,37 tạ. [12]
Người dân tại xã Bằng Vân thường trông các loại thuốc lá như: C176,
K9-1. Giống C176 là giống có năng suất và khả năng kháng bệnh khá nhưng
chất lượng còn hạn chế, ngược lại giống K9-1 năng suất thấp, dễ bị nhiễm

nhiều loại bệnh [11]. Tuy đã có nhiều đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất được tổ
chức, nhưng do trình độ học vấn của nông dân còn tương đối thấp, khả năng
tiếp thu và ứng dụng tiến bộ KH – KT còn hạn chế. Canh tác theo kinh nghiệm
bản thân và theo kỹ thuật truyền thống là chủ yếu, thậm chí có hộ không tham
gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật. Nên năng suất thuốc lá còn thấp và chưa ổn
định, chưa tương xứng với tiềm năng của xã.
Với hình thức lao động thủ công là chủ yếu, từ khâu làm đất, trồng,
chăm sóc, phun, tưới cho đến hái, sấy nên tốn rất nhiều công lao động cho
1.000 m
2
thuốc lá. Về lò sấy, người dân ở đây xây các lò sấy quy mô gia đình
với sức chứa bình quân 50 sòng (một lần hái). Tuy còn nhiều hạn chế trong kỹ
thuật trồng và chăm sóc nhưng cây thuốc lá đã thực sự bổ sung vào công thức
luân canh 3 vụ/năm để nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
1.2.4. Đặc điểm các loại thuốc lá phân theo chất lượng
Để phân loại được lá cây thuốc lá theo chất lượng, tổ thu mua thuốc lá đã
phân đặc điểm của các loại sản phẩm thuốc lá như sau:

×