MÔ HÌNH HÀM SẢN XUẤT BIÊN NGẪU NHIÊN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MỘT NGÀNH SẢN XUẤT
1. Mô tả hiệu quả kỹ thuật và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật
1.1 Mô tả hiệu quả kỹ thuật
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia trong
các thời kỳ phát triển. Thành phần cơ bản của của tăng trưởng kinh tế là tăng
trưởng năng suất tổng hợp với hai thành phần cơ bản là tiến bộ công nghệ và
hiệu quả kỹ thuật. Xem xét dưới góc độ vi mô, hiệu quả sản xuất của một ngành
cũng chịu tác động của hai nhân tố trên. Do đó việc ước lượng, phân tích hiệu
quả kỹ thuật và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất là một vấn đề
đáng quan tâm.
Xét một quá trình sản xuất đơn giản trong đó có một đầu vào duy nhất (X)
được sử dụng để sản xuất ra một đầu ra duy nhất (Y). Đường OF chính là
đường giới hạn biểu thị mức sản lượng tối đa có thể đạt được tại mỗi mức đầu
vào. Do đó nó phản ánh trạng thái hiện tại công nghệ trong ngành. Các doanh
nghiệp trong ngành sẽ sản xuất tại đường giới hạn nếu doanh nghiệp đạt được
hiệu quả về mặt kỹ thuật. Điểm A tượng trưng cho một điểm không hiệu quả
trong khi điểm B và điểm C là những điểm hiệu quả.
FÁp dụng
O
Y
A
B
C
XÁp dụng
Đường giới hạn khả năng sản xuất được mô tả như sau (Đồ thị 1)
Một doanh nghiệp đang hoạt động tại điểm A là không hiệu quả bởi vì xét
về mặt công nghệ doanh nghiệp có thể tăng sản lượng đến mức tương đương
với điểm B trên đồ thị mà không cần có thêm đầu vào ( hoặc có thể sản xuất ra
một mức sản lượng như vậy nhưng cần ít đầu vào hơn tại điểm C trên đường
giới hạn). Khoảng cách từ điểm sản xuất của doanh nghiệp đến đường giới
hạn khả năng sản xuất phản ánh mức độ không hiệu quả của doanh nghiệp.
Một thước đo cơ bản đối với hoạt động của một xí nghiệp là năng suất
yếu tố. Đây là tỷ lệ của đầu ra trên đầu vào. Tỷ lệ này càng lớn nghĩa là sản
xuất của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Đồ thị 1 cũng cho thấy sự khác biệt
giữa hiệu quả kỹ thuật và năng suất yếu tố. Đường thẳng đi qua gốc toạ độ cho
biết năng suất yếu tố tại mỗi đầu vào của doanh nghiệp. Độ dốc của đường này
là Y/X cho biết năng suất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang sản xuất
tại điểm A dịch chuyển đến điểm hiệu quả B, đường năng suất đó sẽ dốc lên,
điều này ngụ ý rằng năng suất sẽ cao hơn tại điểm B. Tuy nhiên nếu như bằng
cách dịch chuyển đến điểm C, đường năng suất sẽ tiếp xúc với đường giới hạn
cho biết mức năng suất tối đa có thể đạt được. Điểm C là điểm quy mô sản xuất
tối ưu. Doanh nghiệp tuy đã đạt được hiệu quả về mặt công nghệ nhưng vẫn có
thể tăng năng suất bằng cách khai thác hiệu quả theo quy mô. Tóm lại, hiệu
quả kỹ thuật và năng suất yếu tố có ý nghĩa tương ứng về mặt ngắn hạn và dài
hạn bởi vì việc gia tăng quy mô sản xuất của một doanh nghiệp chỉ có thể đạt
được trong dài hạn.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của một ngành sản xuất
Tính phi hiệu quả sản xuất ở các doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ
những yếu tố môi trường, chẳng hạn môi trường kinh doanh không hấp dẫn
và một khu vực tài chính yếu kém mà còn bắt nguồn từ các yếu tố xuất phát từ
bản thân các doanh nghiệp như qui mô không phù hợp, không đầu tư cho các
hoạt động nghiên cứu và phát triển, phương thức quản lý yếu kém, thiếu yếu tố
cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong điều kiện từ một nền kinh tế kế hoạch
tập trung chuyến sang nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh có nhiều
vấn đề, tuy đã có cải thiện với việc cải tổ lại hệ thống quản lý doanh nghiệp,
chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước trung ương và địa phương sang hình
thức sở hữu khác như cổ phần hoá, có các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh, có
hình thức giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính và xử lý các vấn đề
phát sinh trong quản lý nhưng các yếu tố của bản thân doanh nghiệp có tác
động đến tính hiệu quả của sản xuất thường ít được tính đến, trong khi các
doanh nghiệp có thể chủ động quyết định các yếu tố của bản thân bản thân
hơn đối với môi trường. Do đó doanh nghiệp cần xác định các đặc điểm cụ thể
của bản thân để từ đó có những hướng điều chỉnh thích hợp nhằm tăng hiệu
quả của quá trình sản xuất.
(1) Qui mô: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của công
nghệ có liên quan đến qui mô và sự phân bổ qui mô của các doanh nghiệp
ở các nước đang phát triển. Một số nhà nghiên cứu chủ trương ủng hộ và
thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp có qui mô nhỏ dựa trên luận
cứ về kinh tế và phúc lợi (You, 1995). Mặt khác nghiên cứu về mô hình
tăng trưởng của Jovanavic(1982) lại đi đến kết luận là các hãng có qui
mô lớn hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn so với hãng có qui mô nhỏ. Các
lý thuyết này chủ yếu dựa vào khái niệm về sự chuyển động của thị
trường với các hãng mới liên tục tham gia thị trường và đẩy các hãng
khác ra khỏi ngành. Các hãng chỉ nhận biết được “năng suất thực” của họ
khi quan sát kết quả của mình so với toàn ngành, và sẽ rời khỏi ngành nếu
năng suất thập hơn một mức độ giới hạn nào đó. Các hãng có năng suất
cao hơn giới hạn đó sẽ tồn tại và phát triển. Sự khác biết về mức hiệu quả
ở các qui mô khác nhau của doanh nghiệp còn có thể do vấn đề đo lường
(Page, 1984). Có vài lý do mà các doanh nghiệp có qui mô khác nhau có sự
khác biệt về hiệu quả. Tính chất của các đầu vào có thể khác nhau cho các
doanh nghiệp có qui mô khác nhau như trang bị vốn và lao động, hoạt
động tổ chức và quá trình sản xuất của các doanh nghiệp lớn sẽ hợp lý
hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Về mặt thực nghiệm, Pitt và Lee (1981) thấy
rằng có mối liên hệ dương giữa qui mô doanh nghiệp và hiệu quả kỹ thuật
ở 50 doanh nghiệp ngành giầy dép của Indonesia, kết quả này cũng được
minh chứng khi Page (1984) áp dụng cho ngành giầy dép Ân Độ. Các
nghiên cứu về mặt thực nghiệm đã cho thấy có một mối quan hệ khăng
khít giữa qui mô và hiệu quả, tác động của qui mô tới hiệu quả là thuận
chiều hay ngược chiều sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng ngành.
(2) Vị trí và loại hình doanh nghiệp: Vị trí của doanh nghiệp cũng đóng
vai trò tương đối quan trọng khi xem xét hiệu quả sản xuất. Với những vị
trí địa lý khác nhau, có thuận lợi hay không về giao thông, về các nguồn
lực khai thác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất. Mặt khác tính
hiệu quả còn liên quan đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Nhiều
nhà kinh tế cho rằng hình thức sở hữu Nhà nước có thể làm cản trở đến
hoạt động có hiệu quả của hãng vì với nhà quản lý lợi nhuận không phải
là mục tiêu cao nhất. Mô hình phổ biến trong nghiên cứu các tác động của
hình thức sở hữu là mô hình về sự lựa chọn công cộng hay mô hình về
quyền tài sản. Lý thuyết về quyền tài sản cho rằng do quyền sở hữu không
tập trung trong tay các cá nhân nên sẽ không có nhiều các sáng kiến quản
lý liên quan đến việc gia tăng hiệu quả kỹ thuật. Nhưng theo tài liệu điều
tra của Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn
vì họ không bị giới hạn về nguồn vốn vay nên việc đầu tư vào công nghệ
mới cũng thuận lợi hơn do đó hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
(3) Cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Theo Williamson (1988), một trong
những vấn đề quan trọng trong lý thuyết quản ý doanh nghiệp là mối liên
hệ giữa mức nợ của doanh nghiệp và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Đầu tiên hai tác giả Modigliani và Miller (1958) cho rằng mức nợ của
doanh nghiệp không ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, Jensen và Meckling (1976) gợi ý rằng mức nợ có thể ảnh hưởng phi
tuyến đến hành vi và hoạt động của doanh nghiệp. Gertner và cộng
sự(1994) chỉ ra rằng quyền sở hữu làm cho phân bổ vốn hiệu quả hơn và
đầu tư bởi nguồn vốn nội bộ được kỳ vọng là cải thiện hiệu quả của
doanh nghiệp. Đối với các tác động gián tiếp, cấu trúc vốn có thể ảnh
hưởng trong dài hạn. Tỷ lệ vốn vay bên ngoài trên tổng số vốn cao có thể
dẫn đến sự suy giảm trong cải tiến của doanh nghiệp và trong dài hạn
hiệu quả sẽ đi xuống. Cấu trúc vốn có thể có tác động theo chiều hướng
khác nhau đến hiệu quả của doanh nghiệp và vai trò của hệ thống giám
sát đối với nguồn vốn bên ngoài cũng như tỉ trọng của nguồn vốn này có
tác động rõ rệt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(4) Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Nhiều nhà kinh tế cho
rằng các hoạt động R&D có tác động mạnh đến việc gia tăng năng suất,
và họ cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa R&D và tốc độ tăng năng suất. Vốn
được coi là một nhân tố khó đo lường. Khó khăn này bắt nguồn từ tính
phức tạp trong mối quan hệ giữa R&D và năng suất. Theo Perelman
(1995), năng lực sản xuất của hãng sẽ gia tăng cùng với các hoạt động
R&D vì nó nâng cao đường giới hạn khả năng sản xuất. Nếu đường giới
hạn khả năng sản xuất dịch lên trên mà hãng không có khả năng ứng
dụng công nghệ mới thì khoảng cách giữa đường giới hạn và sản lượng
thực tế sẽ tăng lên ( tính phi hiệu quả kỹ thuật tăng). Các khoản đầu tư
lớn vào R&D nhằm tạo ra đổi mới về công nghệ. Tuy nhiên điều này không
hẳn là đúng trong trường hợp các khoản đầu tư có qui mô nhỏ, và được
cho là không đủ để nâng được giới hạn khả năng sản xuất lên. Hơn nữa
có một thực tế là với các dự án nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất có
qui mô nhỏ thì khó có thể tạo ra được những thay đổi trong công nghệ