Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.67 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐÀM THỊ DIỄM


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY DONG RIỀNG
TẠI XÃ ĐỔNG XÁ - HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐÀM THỊ DIỄM


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY DONG RIỀNG
TẠI XÃ ĐỔNG XÁ - HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : 42 - KN
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Mạnh Thắng




Thái Nguyên - 2014

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bước đầu được tiếp cận với kiến
thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với
những gì tôi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện
nay và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa

Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Nguyễn
Mạnh Thắng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng
tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn”.

Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn
Mạnh Thắng người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các
thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Đồng Xá, các
phòng ban trong xã đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt
nhất.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Đàm Thị Diễm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV : Bảo vệ thực vật
NN - PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn
UBND : Ủy ban nhân dân

THCS : Trung học cơ sở















DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đổng Xá 20
Bảng 4.2:Tình hình dân số và lao động của xã Đổng Xá trong năm 2013 22
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng của các hộ điều tra tại
xã Đổng Xá 28
Bảng 4.4: So sánh chi phí sản xuất cho 1 sào dong riềng và chi phí sản xuất
cho 1 sào ngô 32
Bảng 4.5: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 2013 34
Bảng 4.6: Số lượt nông dân tập huấn kỹ thuật của các xóm trong xã Đổng xá
qua 3 năm 2011 - 2013 36
Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn 37
Bảng 4.8: Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong quá trình sản xuất dong
riềng 39

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất dong riềng 41
Bảng 4.10: Tính bền vững của mô hình 43


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ 1 29
Hình 4.2: Kênh tiêu thụ 2 30
Hình 4.3: Kênh tiêu thụ 3 30


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận về mô hình 4
2.1.1. Lý luận chung về mô hình 4
2.1.2. Đánh giá khuyến nông 6
2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài 12
2.2.1. Một số đặc tính nông học của dong riềng 12
2.2.2. Giá trị kinh tế của dong riềng 12
2.2.3. Tình hình trồng dong riềng tại xã Đổng Xá 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu 14
3.2. Phạm vi nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu 14
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 14

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 15
3.4.3. Phương pháp so sánh 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đổng Xá 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 16
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Đổng Xá 19
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và lao động của xã Đổng Xá ảnh hưởng đến sản xuất. 26
4.2. Thực trạng của việc sản xuất dong riềng trong các năm vừa qua 28
4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng năm 2011 - 2013 của
các hộ điều tra 28
4.2.2. Tình hình tiêu thụ dong riềng của xã Đổng Xá 29
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất dong riềng 31

4.3.1. So sánh chi phí sản xuất của dong riềng với chi phí sản xuất của
ngô 32
4.3.2. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 201334
4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình dong riềng 36
4.4. Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng 39
4.4.1. Tác động của việc trồng dong riềng đến vấn đề xã hội 39
4.4.2. Tác động của việc trồng dong riềng đến môi trường tự nhiên xã
Đổng Xá 41
4.4.3. Tính bền vững của việc sản xuất dong riềng 42
4.5. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi thực hiện trồng dong riềng 44
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cây dong riềng 45
4.6.1. Giải pháp chung 45
4.6.2. Giải pháp cụ thể 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 49

TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 50



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất
là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công
nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớn
nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn lịch sử của các nước trên
thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào
đã có sự an toàn lương thực. Nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì khó có
thể ổn định về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát
triển. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn của
nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc biệt là
sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, chính trị tạo
cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Những năm qua, cây dong riềng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây
trồng của tỉnh Bắc Kạn. Có thể nói cả hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Kạn đã
vào cuộc cho sự phát triển của cây dong riềng và sản phẩm miến dong. Tỉnh
lấy nông-lâm nghiệp là trọng tâm trong phát triển kinh tế và cây dong riềng
được chọn là cây mũi nhọn, bởi lợi thế của loại cây này: Dễ trồng, phù hợp
với điều kiện thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao.
Ở tỉnh Bắc Kạn, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, từ
trước đến nay, chưa có loại cây nào dễ trồng, trồng trên diện rộng, phù hợp
với trình độ canh tác của nông dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số mà lại

mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây dong riềng. Dong riềng là cây dễ trồng,
phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển tốt, bán được giá nên diện tích
trồng ở tỉnh Bắc Kạn tăng nhanh, năm 2012 đạt 1.848 ha, gấp hơn ba lần so
với năm 2011. Bước vào vụ dong riềng năm 2013, được sự quan tâm của tỉnh,
huyện và các ngành chức năng, đến nay trên địa bàn huyện Na Rì đã thành lập
được 50 cơ sở, hợp tác xã chế biến tinh bột, sản xuất miến dong (tăng 8 cơ sở
so với năm 2012) [11]. Hầu hết các cơ sở này đều có dây chuyền sản xuất với
công suất chế biến từ 5 tấn củ/ngày trở lên. Trong 50 cơ sở chế biến tinh bột


2
và miến dong thì có 21 cơ sở sản xuất miến và 29 cơ sở chế biến tinh bột từ 6
- 10 tấn củ/ngày trở lên.
Với những chính sách như hỗ trợ giống, hỗ trợ 2/3 kinh phí cho những
hộ mới trồng dong riềng năm đầu khi mua giống, khuyến khích hỗ trợ các hợp
tác xã chế biến dong riềng mới thành lập, thực hiện hỗ trợ vôi bột để xử lý
giống dong riềng trước khi trồng đang được triển khai đã giúp chính quyền
các cấp ở huyện Na Rì đạt được những kết quả nhất định trong việc duy trì ổn
định diện tích trồng và chế biến dong riềng ở địa phương. cây dong riềng trên
địa bàn huyện Na Rì đã tăng lên nhanh chóng, đem lại nguồn thu nhập đáng
kể cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Dong riềng đã trở thành một trong những loại cây trồng có thế mạnh,
giúp nhiều hộ dân huyện Na Rì nói chung, xã Đổng Xá nói riêng thoát nghèo,
vươn lên làm giàu. Mục tiêu của huyện Na Rì là khuyến khích bà con trồng và
hỗ trợ đầu tư máy móc, giống, phân bón cho nông dân trồng và chế biến, tiêu
thụ sản phẩm nhằm phát triển ổn định trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên Đổng Xá là một xã có địa hình miền núi khá phức tạp, đất đai
bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối và đồi núi cao do đặc thù đất đai còn
manh mún nhỏ lẻ, độ màu mỡ thấp, hệ thống kênh mương đã có nhưng vẫn
chưa được đảm bảo, mà năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi chưa cao,

đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy hiệu quả kinh tế cây dong riềng mang lại là như thế nào? Có mang lại
lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác không? Dong riềng thu nhập có tăng
lên, đời sống của người dân có cải thiện không? Tại sao diện tích trồng dong
riềng lại tăng lên như vậy? Trong quá trình trồng dong riềng người dân gặp
phải những khó khăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và
trên cơ sở đó tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn đọng, xuất phát
từ mô hình trên tôi đã tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì -
tỉnh Bắc Kạn.


3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì –
Bắc Kạn.
- Đánh giá được mức độ tham gia của người dân đối với sản xuất dong riềng.
- Đánh giá được hiệu quả của sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – huyện Na
Rì – tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích tính bền vững của việc sản xuất dong riềng.
- Tìm ra được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sản sản xuất dong
riềng, đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cây dong riềng
trong thực tiễn sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà

trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức
đã học vào trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hình thành các ý tưởng
sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được tình hình sản suất cây
dong riềng tại địa phương. Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm
năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất dong
riềng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây dong riềng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên của các lớp khóa sau.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về mô hình
2.1.1. Lý luận chung về mô hình
* Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng
và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên

cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có những ưu
điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một
trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu.
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên
cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu.
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các
mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô
hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho
một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để


5
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối

tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên
được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo
ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức
lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu trong nền
sản xuất. Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công cụ
sản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản phẩm,
đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế của
sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mô hình sản xuất là hình mẫu
trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều kiện sản
xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
* Mô hình trồng trọt
Mô hình trồng trọt là mô hình tập trung vào các đối tượng cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp, là mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới về cây trồng như: lúa, ngô, rau, khoai tây, lạc…
Mô hình trồng trọt giúp hoàn thiện quá trình nghiên cứu của nhà khoa
học trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là
nhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho
các nông dân khác cùng làm theo. Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trên
chính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trò
chính trong quá trình thực hiện, còn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông
đóng vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nông dân thực hiện và giải quyết
những khó khăn gặp phải.




6
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn
các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn
quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để
điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng
vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
2.1.2. Đánh giá khuyến nông
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
- Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
mô hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống
các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể

làm chậm tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa
học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.


7
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.2.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3
loại chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô hình,
để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay không
trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ
thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình
hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động có
được đưa và thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá
từng công việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn. Tùy
theo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có
thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những
khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều
chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hay hoạt

động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục
đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện mô
hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chết, nguyên nhân
của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh
cho mô hình hay hoạt động khác.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động
có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào…


8
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực
hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức,
cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết
hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự
phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình đã
đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm
bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm
đến vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình
có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần diều kiện gì không.
* Tổng kết
Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổ
chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về

những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này.
2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có
thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một
mô hình nào đó.
* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng:
Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể
được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng


9
vấn… cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường:
sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng xuất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính:
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng
chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường
thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám
sát cũng như của người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính
toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến

nông: tổng thu, tổng chi, thu- chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (sói mòn,
độ phì, độ che phủ,…) ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm, bình đẳng giới,…).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động
khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
2.1.3. Hiệu quả
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác


10
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu

của hộ. [3]
GO = ∑P
i
Q
i
Trong đó: P
i
là đơn giá sản phẩm thứ i
Q
i
là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân
bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC = ∑C
i

Trong đó: C
i
là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của
doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO – IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất
1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA – (A + T)
Trong đó : VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

+ Lợi nhuận:
TP
r
= GO – TC


11
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng
sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha).
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí : GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết
quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. [8]
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C

2.1.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô
hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện
công bằng xã hội.
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông nghiệp,


12
nghiệp nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai
thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho
các thế hệ tương lại.
2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Một số đặc tính nông học của dong riềng
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây
có củ có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng
rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.
Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể trồng
quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời vụ
thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/ 2 đến 5/3.
Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi.
Trồng sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.
Ở nước ta, sản xuất dong riềng chủ yếu để chế biến tinh bột làm nguyên
liệu sản xuất miến dong (Trương Văn Hộ, 1993).
Trên thế giới dong riềng có khá nhiều giá trị sử dụng như tinh bột cung
cấp dinh dưỡng cho con người, thân lá làm thức ăn gia súc, phần non có thể
làm rau ăn, hạt non được dùng làm nhân bánh, hạt già có thể làm đồ trang sức,

(Pulmass, 1985).
2.2.2. Giá trị kinh tế của dong riềng
Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. Hiện nay, dong
riềng là cây trồng được nhiều bà con lựa chọn để trồng thâm canh, phát triển
hàng hóa và đạt giá trị kinh tế cao.
Sản suất dong riềng mang lại cho nông dân lợi nhuận khá cao so với sản
xuất các loại khác như khoai lang, sắn…
Ngoài ra các bộ phận thân có thể tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và
làm phân hữu cơ, lá có thể dùng để gói bánh.
Như vậy dong riềng không chỉ mang lại giá trị hàng hóa, giá trị sử dụng
rất tốt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân tăng hiệu
quả sử dụng đất và góp phầm tăng thu nhập cho nông dân và là cây xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững cho người dân.


13
2.2.3. Tình hình trồng dong riềng tại xã Đổng Xá
Với những chính sách như hỗ trợ giống, khuyến khích hỗ trợ vốn cho
những hộ mới trồng dong riềng năm đầu khi mua giống, thực hiện hỗ trợ vôi
bột để xử lý giống dong riềng trước khi trồng
Từ những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với người trồng dong riềng trong
các vụ sản xuất hàng năm đã giúp diện tích cây dong riềng của xã tăng không
ngừng. Nếu như năm 2011, toàn huyện mới chỉ có 14,02 ha, thì năm 2012
tăng lên 34,03 ha và năm 2013 tăng lên nhanh hơn 53,13 ha.




14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả của việc sản xuất dong riềng tại xã Đổng
Xá – Na Rì – Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Đổng Xá – Na rì – Bắc Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: 14/2/2014 đến 25/4/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng của việc sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – huyện Na Rì
– Bắc Kạn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây dong riềng so với cây ngô.
- Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất dong riềng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản
xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na rì – Bắc Kạn trong những năm tiếp theo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp cần thu thập bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội xã Đổng Xá, sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã
Đổng Xá để có số liệu cần thống kê. Tham khảo các tài liệu là các văn bản,
sách, báo chí, internet… các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách của
Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển giống dong riềng.
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi chuẩn bị trước
đối với các hộ nông dân tham gia trồng dong riềng tại xã Đổng Xá.
- Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ, bao gồm tất cả các

hộ tham gia trồng dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì – Bắc Kạn trên cơ sở
danh sách các hộ trồng dong riềng do UBND xã Đổng Xá cung cấp.


15
Trước tiên chọn 3 trong số 13 thôn trong toàn xã có thực hiện trồng dong
riềng. Trong đó thôn Khuổi Nà có diện tích thực hiện trồng dong riềng là lớn
nhất, thôn Chợ Chùa có diện tích trồng dong riềng nhỏ nhất, thôn Chợ có diện
tích thực hiện trồng trung bình. 50 hộ đã tham gia sản xuất dong riềng. Từ
danh sách các hộ tham gia trồng dong riềng của từng xóm đã chọn. Chọn
ngẫu nhiên các hộ có đánh số thứ tự là chẵn, xóm có nhiều hộ tham gia nhất
thì chọn 25 hộ, xóm có số hộ tham gia trung bình chọn 15 hộ, xóm có ít hộ
tham gia nhất chọn 10 hộ.
- Đối với các hộ tham gia mô hình thu thập các thông tin liên quan đến:
Diện tích, năng suất, sản lượng, tiêu thụ dong riềng, quá trình trồng, chăm sóc
dong riềng (làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh), hiệu quả kinh tế, xã hội,
tác động đến môi trường của mô hình, giải pháp để phát triển hiệu quả của
cây dong riềng trong những năm tiếp theo.
- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các phương pháp
trên trong quá trình đi điều tra thu thập số liệu.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến
hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung.
- Xử lý định tính, định lượng dựa trên phần mềm xử lý số liệu excel.
3.4.3. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các
chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung,
tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động
tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số
bình quân chung để xem xét.



16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đổng Xá
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Đổng Xá là địa phương nằm trong vùng miền núi phía Bắc, cách
trung tâm huyện Na Rì 40 km về phía Nam, cách thị xã Bắc kạn 56 km và tiếp
giáp với các xã như sau:
Phía Bắc giáp với xã Quang Phong, Dương Sơn huyện Na Rì.
Phía Nam giáp xã Yên Cư huyện Chợ Mới.
Phía Đông giáp xã Xuân Dương và Liêm thủy huyện Na Rì.
Xã có 13 thôn gồm: Thôn Nà Cà, Nà Khanh, Nà Quản, Nà Vạng, Nặm
Giàng, Kẹn Cò, Khuổi Cáy, Khuổi Nà, Khuổi Nạc, Nà Thác, Lũng Tao, Chợ
Chùa và thôn Chợ.
Diện tích đất tự nhiên của xã là: 7.875,87 ha; Dân số toàn xã hiện nay là
2.630 người năm 2013.


 Đặc điểm địa hình
Xã Đổng Xá có địa hình đồi núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp
chạy dọc theo các con suối và các khe núi. Độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi



17
núi cao và sông suối độ cao trung bình từ 300m đến 800m. Độ dốc trung bình
từ 15 - 35
0
Ở xã Đổng Xá, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, từ
trước đến nay, chưa có loại cây nào dễ trồng, trồng trên diện rộng, phù hợp
với trình độ canh tác của nông dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số mà lại
mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây dong riềng.
+ Thuận lợi
- Đất đai có nhiều thuận lợi vì các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp có diện tích khá rộng, còn nhiều tiềm năng về sử dụng đất.
- Khí hậu thời tiết thuận lợi phù hợp với cây dong riềng.
- Nguồn lao động và nhân lực khá dồi dào đủ khả năng đáp ứng nguồn
lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội .
+ Khó khăn
- Với địa hình là một vùng núi nên xã Đổng Xá vẫn là vùng địa hình đồi
núi phức tạp và bị chia cắt mạnh, do đó về các ngành như: Giao thông, hệ
thống thuỷ lợi phức tạp hơn, diện tích đất nông nghiệp, khu dân cư và chuyên
dùng bị hạn chế cho việc phát triển diện tích bởi đồi núi nhiều.
- Địa hình phức tạp, độ dốc lớn diện tích canh tác cây hàng năm thấp,
diện tích đất đồi núi có độ dốc lớn nhiều chỉ có thể phát triển cây lâm nghiệp.
 Đặc điểm khí hậu
Xã Đổng Xá mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía
Bắc, nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 21,50C, nhiệt độ cao nhất lên đến 370C, nhiệt độ
thấp nhất xuống tới 50C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.084 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng
5,6,7 trung bình khoảng từ 186,2 mm/tháng đến 242,0 mm/tháng, lượng mưa

thấp nhất vào tháng 11 – 12.

×