Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.35 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ THỊ THU HẰNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH
TẠI XÃ PHÙ LƯU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014




Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÊ THỊ THU HẰNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH
TẠI XÃ PHÙ LƯU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Lưu Thị Thuỳ Linh
Khoa KT&PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Cô giáo: Th.S Lưu Thị Thùy Linh
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm


Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Thu Hằng

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa
luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Lưu Thị
Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí Ma Hoa Tàm chủ tịch UBND xã
Phù Lưu, đồng chí Hoàng Thị Ngân, cán bộ văn phòng UBND xã Phù Lưu
và các anh chị trong UBND xã Phù Lưu đã trực tiếp giúp đỡ tôi tận tình trong
thời gian tôi thực tập tại đây
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các hộ trồng
cam tại thôn Mường, thôn Nà Có và thôn Kẽm đã cung cấp cho tôi những
nguồn tư liệu hết sức quý báu, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tôi làm
việc tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã cố gắng rất nhiều. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh

viên để khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Lê Thị Thu Hằng

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Đóng góp mới của đề tài 3
5. Bố cục của khóa luận 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây cam Sành trong sự phát triển kinh tế 4
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây cam Sành 4
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT 6
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT 8
1.2. Cơ sở thực tiễn 10
2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Sành Xã Nhơn Thạch-
TP.Bến Tre 10
2.2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Bạch Thông Bắc Kạn . 11
2.2.2.4. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Sành Vĩnh Long 11

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành 12
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 12
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 13
1.3.2.1. Thị trường tiêu thụ 13
1.3.2.2. Giá cả 14
1.3.2.4. Lao động 15
1.3.2.5. Tổ chức sản xuất và chính sách 15
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.2. Nội dung nghiên cứu 18
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 19
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 19
2.4.3. Phương pháp phân tích 21
2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất cây cam Sành 21
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất 21
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ 22
2.5.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất cây cam Sành 23
2.5.4. Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 23
2.5.5. Những chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Phù Lưu 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý 24
3.1.1.2. Địa hình 24

3.1.1.3. Khí hậu 24
3.1.1.4. Chế độ thủy văn 24
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 25
3.1.2.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 25
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản 27
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 27
3.1.3.1. Dân số, dân tộc 27
3.1.3.2. Lao động 27
3.1.3.3. Thực trạng kinh tế của xã 29
3.2. Thực trạng sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu 32
3.2.1. Hiện trạng sản xuất 32
3.1.1.1. Diện tích cam Sành 32
3.1.1.2. Năng suất và sản lượng cam Sành 33
3.2.2. Tình hình sử dụng giống 35
3.2.3. Tình hình sử dụng các kỹ thuật chăm sóc và thu hái 35
3.2.4. Tình hình tiêu thụ 36
3.3. Đánh giá hiệu quả của cây cam Sành theo kết quả điều tra 39
3.3.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất cam Sành tại xã 39
3.3.1.1. Thời kỳ KTCB 39
3.3.1.2. Thời kỳ kinh doanh 41
3.3.2. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh cam 43
3.4. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành của xã 44
3.4.1. Đánh giá HQKT sản xuất cây cam Sành các nhóm hộ trong xã 44
3.4.2. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây cam Sành của xã Phù Lưu 46
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây cam Sành của hộ
nông dân tại xã Phù Lưu. 47
3.5.1. Phân tích ảnh hưởng của trình độ văn hóa của chủ hộ đến HQKT sản
xuất cây cam Sành 47
3.5.2. Phân tích ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản
xuất cam Sành. 47

3.5.3. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến HQKT đến sản xuất cam Sành 50
3.5.4.1. Những thuận lợi 50
3.6.1. Những mặt đạt được 55
3.6.2. Những mặt còn hạn chế 56
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT
SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ PHÙ LƯU 58
4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về nâng cao HQKT sản xuất cam
Sành trên địa bàn xã Phù Lưu. 58
4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành ở Xã Phù Lưu 58
4.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ cây cam Sành 58
4.2.2. Giải pháp quản lý chặt chẽ thương hiệu 59
4.2.3. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất 60
4.2.3.1. Giải pháp quy hoạch vùng cây cam Sành 60
4.2.3.2. Giải pháp về quy mô sản xuất cây cam Sành 61
4.2.4. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây cam Sành 61
4.2.5. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất 62
4.2.5.1. Giống 62
4.2.5.2. Kỹ thuật 62
4.2.5.3. Phòng chống sâu bệnh 63
4.2.5.5. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao HQKT của sản
xuất cây cam Sành 64
4.2.5.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc nâng
cao HQKT của sản xuất cây cam Sành 65
4.3. Kiến nghị 67
4.3.1. Đối với nhà nước 68
4.3.1. Đối với huyện Hàm Yên 68
4.3.2. Đối với xã Phù Lưu 69
4.3.3. Đối với hộ nông dân trồng cam 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân hạng thích nghi đất cho cây cam 13
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Phù Lưu giai đoạn
2011- 2013 26
Bảng 3.2: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Phù Lưu giai đoạn
2011 – 2013 28
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Phù Lưu giai đoạn
2011 – 2013 30
Bảng 3.4: Diện tích cam Sành của xã Phù Lưu năm 2011 – 2013 33
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cam Sành của xã Phù Lưu 34
năm 2011- 2013 34
Bảng 3.6: Năng suất và sản lượng cam Sành trung bình của các hộ điều tra 34
Bảng 3.7: Sản lượng cam Sành tiêu thụ giai đoạn 2010 – 2013 37
Bảng 3.8: Chi phí sản xuất 1 ha cam Sành thời kì KTCB 40
Bảng 3.9: Tình hình đầu tư chi phí thâm canh cho sản xuất cam Sành trong
các hộ điều tra (cam từ 4 – 10 năm tuổi). 42
Bảng 3.10: Hiệu quả sản xuát kinh doanh cam sành của các nhóm hộ điều tra (tính
trên 1ha cam cho thu hoạch)……………………………………………………… 44
Bảng 3.11: HQKT sản xuất cây cam Sành các hộ trong xã năm 2014 45
Bảng 3.12: Trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất cam Sành 47
Bảng 3.13: Thông tin về các nhóm hộ điều tra sản xuất cam Sành 48
Bảng 3.14: Số lượng các hộ tham gia lớp tập huấn của các hộ điều tra 48
Bảng 3.15: Một số giống cam đã và đang được trồng ở xã Phù Lưu 51
Bảng 3.16: Tổng các nguồn vay vốn các hộ điều tra xã Phù Lưu 51

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ tiêu thụ cam Sành xã Phù Lưu 38
Hình 4.1: Chi phí đầu tư quảng cáo cho cam Sành giai đoạn 2011 – 2015 60


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CPLĐ Chi phí lao động
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GO Tổng giá trị sản xuất
GTSX Giá trị sản xuất
HQKT Hiệu quả kinh tế
IC Chi phí trung gian
KTCB Kiến thiết cơ bản
LĐ Lao động
MI Thu nhập hỗn hợp
NH Ngân hàng
NH NN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Pr Lợi nhuận
PTBQ Phát triển bình quân
PTNT Phát triển nông thôn
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TKKD Thời kì kinh doanh
TMDV Thương mại dịch vụ
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VA Tổng giá trị gia tăng

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn
của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc
biệt là sản xuất cây ăn quả đã và đang góp phần quan trọng vào ổn định đời
sống kinh tế, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Phát triển kinh tế sản xuất cây cam Sành cũng như bất kỳ ngành sản
xuất kinh doanh nào, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trên thương
trường thì vấn đề hiệu quả kinh tế (HQKT) phải được đặt lên hàng đầu. Qua
mỗi thời kỳ sản xuất kinh doanh cần phải phân tích tìm ra được những thuận
lợi, khó khăn hay những vấn đề còn tồn tại, từ đó có được hướng khắc phục tổ
chức sản xuất, trong chu kỳ sản xuất sao cho mang lại HQKT cao nhất [8].
Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá hội nhập một yêu cầu
bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây
trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có
HQKT cao, để làm sao cùng với diện tích đó nhưng có thể mang lại HQKT
cao gấp rất nhiều lần. Do đó, ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển
và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cam Sành nói
riêng dựa theo thế mạnh của từng vùng.
Tuyên Quang, một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Là tỉnh có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao. Dưới
sự cố gắng của người dân cùng chính quyền địa phương. Một vài sản phẩm đã
có sự phát triển mạnh, có chỗ đứng trên thị trường cũng như từng bước xây
dựng thương hiệu vững chắc. Cam Sành tại huyện Hàm Yên là một trong
những sản phẩm như thế. Đây là một sản phẩm lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương.
Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có truyền
thống lâu đời trong việc trồng và phát triển cây cam Sành và có lợi thế phát

triển cây ăn quả. Cây cam Sành đã và đang chiếm ví trí quan trọng trong phát
triển kinh tế của huyện, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp của huyện trong nhiều năm gần đây. Cây cam đã giúp rất nhiều hộ

2

nông dân xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Sau khi xây dựng thành
công thương hiệu “cam Sành Hàm Yên” vào năm 2007 thì cam Sành Hàm
Yên đã được nhiều người biết hơn, giá trị và khả năng tiêu thụ sản phẩm cam
cũng tăng lên rất nhiều.
Từ lâu Hàm Yên đã được biết đến với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng
tuy nhiên loại trái cây được thị trường chấp nhận và có thương hiệu thực sự
thì chỉ có quả cam Sành tuy vậy cây cam vẫn chưa được quan tâm đúng mức
dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế còn chưa cao.
So với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, kinh doanh cam
Sành còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Diện tích trồng cam Sành chưa được
mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, năng suất, chất lượng và giá cả cam Sành
của xã còn thấp. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính
nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hiệu quả nên dẫn tới HQKT chưa cao.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn khóa luận nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh
Tuyên Quang” với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng thực
trạng, HQKT và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát
triển sản xuất tiêu thụ cam Sành hợp lý mang lại HQKT cao hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá HQKT sản xuất cây cam Sành trên cơ sở thực tiễn
tại xã Phù Lưu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản
xuất cây cam Sành, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng

thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Xã Phù Lưu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của của cây cam Sành năm 2011 - 2013.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, HQKT cây cam Sành
trên địa bàn xã Phù Lưu.
- Phân tích những thuận lợi khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao
HQKT của cây cam Sành.

3

- Đưa ra định hướng và đề suất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
HQKT sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Phù Lưu xây dựng quy hoạch phát triển
sản xuất cây cam Sành. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây cam
Sành tại xã Phù Lưu và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
4. Đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá một cách tương đối về HQKT sản xuất cam Sành.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của
chủ hộ, khoa học kỹ thuật tới HQKT sản xuất cây cam Sành.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

- Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nâng cao HQKT của cây cam Sành

4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây cam Sành trong sự phát triển kinh tế
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây cam Sành
Cam Sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc
từ Việt Nam. Quả cam Sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề
mặt mảnh Sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi
thịt có màu cam.
Cam Sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis
hay Citrus reticulata [25].
Cây cam Sành là loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao,
đang được xem là đối tượng quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong nông nghiệp. Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái
cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, vitamin A,
canxi và chất xơ rất bổ dưỡng cho cơ thể. Hàm lượng Vitamin A trong cam
tới 0,465mg/100g thịt quả Vitamin B9 (acid folic) có trong cam giúp ngăn
ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh
quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa. Chất Limonoid trong cam giúp ngăn
ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Những người thường ăn
cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi, chanh có tỉ lệ
nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp [23].
Cam Sành không chỉ dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến nước giải khát
mà hiện nay cam còn được dùng nhiều trong y học cổ truyền, công nghiệp
thực phẩm, hóa mỹ phầm…
Chính từ yêu cầu đó việc phát triển cây cam Sành nhằm phát huy lợi

thế so sánh của từng vùng đang nhận được sự quan tâm chú trọng đặc biệt của
các địa phương.
Trồng cây cam Sành giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân
dân, đưa các hộ từ trung bình lên hộ có thu nhập khá và hộ giàu.
- Phát triển cây cam Sành sẽ góp phần thúc đẩy quá trình: Phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên rừng,

5

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Vườn cam Sành có tác
dụng cải tạo môi trường sinh thái, tạo không khí trong lành, phong cảnh tươi
đẹp, hình thành các vườn du lịch sinh thái nông nghiệp.
- Phát triển cây cam Sành góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây cam Sành
Cây ăn quả thường được trồng rải rác trên địa bàn rộng, cây sống lâu
năm và có chu kỳ kinh tế dài.
Việc phát triển sản xuất cây ăn quả cần chú ý những đặc điểm kinh tế
kỹ thuật sau:
- Cây ăn quả yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí
hậu rất khắt khe, vì vậy việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên, theo phương châm đất nào cây nấy.
- Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, qui trình kỹ
thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày của người lao động.
- Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu
đảm bảo chất lượng, tưới, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậy đòi hỏi
phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ
thuật phải cao.
- Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành vùng chuyên

môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Sản xuất cây ăn quả yêu cầu các chính sách kinh tế phải linh hoạt để
kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để
xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất.
Sự khác nhau về yếu tố khí hậu giữa các vùng sinh thái tạo nên các kiểu
thời tiết đặc trưng và cũng hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả đặc
trưng rất thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển một số giống cây
trồng đặc thù đem lại HQKT cao (đầu tư chi phí ít mà năng suất, sản lượng,
chất lượng quả thu được cao, bán được giá vì được thị trường ưa thích).
Cây cam Sành là loại cây sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: Kiến thiết cơ
bản (KTCB) và thời kỳ kinh doanh (TKKD). Thời kỳ kiến thiết cơ bản

6

thường kéo dài từ năm 1 đến năm 3, những năm đầu này cây chỉ có sinh
trưởng mà chưa có sự ra hoa kết quả. Vì vậy, cây cam Sành là loại cây trồng
đòi hỏi có chi phí đầu tư ban đầu lớn và là cây trồng lâu năm.
Trong những năm đầu khi cây cam còn nhỏ thường được trồng xen
cùng các loại cây trồng ngắn ngày khác như: ngô, đỗ, lạc…
Phát triển trồng cây cam Sành hiện nay chủ yếu phát triển ở hộ nông
dân, quy mô diện tích trồng còn chưa lớn vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và không
tập trung.
Cây cam Sành là loại cây lưu niên và khi đã cho khai thác quả thì cho
khai thác nhiều lần, mỗi lần lại có sản lượng quả khác nhau vì vậy khi chăm
sóc và phòng trừ bệnh hại có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thu được và nâng
cao HQKT trong sản xuất cây cam Sành.
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về HQKT
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật
lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một

phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn
trong một hoạt động kinh tế. Đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã
hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế được xác định bằng công thức:
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra.
(H) = (Q) - (C)
Quan điểm này không còn phù hợp nữa, vì nếu cùng một kết quả sản
xuất như nhau nhưng khác nhau về chi phi sản xuất sẽ khác nhau về hiệu quả.
Không phản ánh đúng mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận và
tối thiểu hóa chi phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ
tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả kinh tế có nghĩa là không lãng
phí. Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó nằm trên giới hạn năng lực sản xuất

7

đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của kinh tế, sự chênh lệch giữa
sản lượng tiềm năng thực tế (sản lượng cao nhất có thể đạt được trong điều
kiện toàn dụng công nhân) và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã
hội không dùng được phần bị lãng phí.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của
quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là
đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản
xuất xã hội.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.

* Quan điểm thứ năm: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo định
nghĩa chung là mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi
phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại: Từ các quan điểm trên tôi thấy rằng. HQKT là một phạm trù
kinh tế vốn có trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng
các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. HQKT là trong quá trình
sản xuất kinh doanh phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn
lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số
lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả
sản xuất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được
mục đích tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần
quan tâm đến vấn đề HQKT, phải tìm mọi biện pháp nâng cao HQKT.
1.1.2.2. Một số loại hiệu quả cơ bản
- HQKT là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Phản ánh sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, với chi phí nguồn lực bỏ ra
thấp và đạt mục tiêu sống còn của cơ sở sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận và
tối đa hoá lợi nhuận.
- HQKT xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục
tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí
để có được những kết quả đó. HQKT biểu thị mối tương quan giữa các kết

8

quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Do vậy HQKT xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới góc
độ xã hội.
- Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các
lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó
kích thích phát triển sản xuất có HQKT cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã

hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất
và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được
cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được
nâng lên.
- HQKT là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và
kinh tế học vi mô nói riêng. Hiệu quả nói một cách khái quát nghĩa là
không lãng phí [12].
- Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế.
Sự phát triển này là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: đời sống
vật chất, đời sống tinh thần, trình độ dân trí, môi trường sống. Do kết quả phát
triển sản xuất và nâng cao HQKT mang lại.
Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy HQKT luôn là trọng tâm và quyết
định nhất. Và HQKT chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất
khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc bảo vệ, giữ gìn
môi trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả phát triển.
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT
* Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT
- Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và
phương pháp xác định tính toán.
- Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát
chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất cây cam Sành.
Xét về mặt nội dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào
và đầu ra, nó so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả
kinh tế phản ánh hoạt động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh,

9

còn HQKT là tỷ số chênh lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và chi phí bỏ

ra để có kết quả đó (là mối quan hệ so sánh giữ kết quả và chi phí của nền
sản xuất).
* Chỉ tiêu tổng quát phản ánh HQKT
H = Q – K H = Q/K
H =
Q/

K
H = K/Q

H =

Q -

K
H =

K/

Q
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế;
Q: Kết quả sản xuất thu được;
K: Chi phí nguồn lực;
Q: Phần tăng lên của kết quả;

K: Phần tăng lên của chi phí.
Chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật, hoặc tính theo giá trị (tiền).
Vấn đề cần thống nhất cách xác định Q và K để tính toán HQKT.
Q có thể biểu hiện là: Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng giá trị gia

tăng (VA); Thu nhập hỗn hợp (MI); Lợi nhuận (Pr); Phần tăng lên của kết
quả (

Q).
K có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC); Chi phí cố định
(FC); Chi phí biến đổi (VC); Chi phí trung gian (IC); Chi phí lao động
(LĐ); Phần tăng lên của chi phí (

K).
Phương pháp xác định kết quả sản xuất (Q) và chi phí sản xuất (K)
nêu trên là chung nhất, từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và ở những điều
kiện cụ thể nhất định vận dụng cho thích hợp. Đánh giá HQKT trong sản
xuất kinh doanh là việc làm hết sức phức tạp, vì vậy để phản ánh một cách
đầy đủ, chính xác, toàn diện thì ngoài những chỉ tiêu trên, cần quan tâm
đến một số chỉ tiêu khác như:
- Năng suất đất đai: ND = GO(N)/D(CT)
Trong đó: GO(N): Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
D(CT): Diện tích đất canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt

10

1.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Sành Xã Nhơn Thạch-
TP.Bến Tre
Chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn
và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Nguyễn Văn Y, ở ấp Nhơn
An, xã Nhơn Thạnh, TP. Bến Tre, từ hộ khó khăn đã vươn lên làm giàu với
mức thu nhập cao.
Năm 1975, sau khi lập gia đình ra riêng, tài sản của anh Y là 2ha đất vườn
dừa. Các con của anh lần lượt ra đời, trong khi mức thu nhập từ mấy chục cây dừa

thời điểm đó chẳng là bao nên gia đình anh luôn trong cảnh túng thiếu.
Để ổn định cuộc sống, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng bằng
cách đốn dừa trồng cam Sành; đồng thời vợ chồng anh mua lát về dệt chiếu
tạo thêm thu nhập để trang trải cho sinh hoạt của gia đình. Sau 3 năm trồng
được chăm sóc tốt, cây cam Sành đã đem về mức thu nhập cao cho gia đình
anh Y.
30 năm cần cù lao động, anh Y đã vươn lên làm giàu, mua thêm được
11ha đất để sản xuất. Hiện tại anh có 4ha đất trồng cam Sành cho quả ổn định,
2ha đất trồng lát làm nguyên liệu để dệt chiếu, 7ha đất trồng dừa xen ca cao,
đang trong giai đoạn cho quả chín. Trong năm 2013, tổng thu nhập của anh
trên 220 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi gần 200 triệu đồng.
Trong các loại cây trồng trên, cây cam Sành là cây trồng chủ lực đem
về thu nhập cao cho gia đình anh Y trong suốt thời gian qua. Đối với 4 ha cam
Sành hiện tại, mỗi năm anh thu hoạch khoảng 10 tấn quả, thu nhập trên 150
triệu đồng.
Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên
mảnh vườn của mình, gắn bó lâu năm với cây cam Sành, anh Y đã đúc kết
được nhiều kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc để cây cho năng suất cao,
kéo dài thời gian thu hoạch hiệu quả kinh tế. Vì cam Sành trồng mật độ dày,
khoảng 500 cây/1000m
2
, cây nuôi trái nhiều, nên khâu quan trọng nhất là phải
cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển, mỗi tháng anh bón phân cho vườn
cam 1 lần.

11

Anh Y cho biết: “Trồng cam thì phải làm liếp cho cao, càng cao càng
tốt để cây không thối bộ rễ. Mỗi năm cần phải xới và xớt phần đất cũ trên mặt
liếp cam bỏ, sau đó tiến hành bón phân hóa học, hữu cơ rồi bồi bùn lên tạo

nên lớp đất mới, để rễ hấp thu giúp cây phát triển tươi tốt, trái sai. Bên cạnh
đó, vào mùa nắng định kỳ 2 hoặc 3 ngày cần tưới ướt cho vườn cam một lần
cho cây không bị suy vì thiếu nước” [19].
2.2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Bạch Thông Bắc Kạn
Bạch Thông được coi là vựa cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn với 914ha. Diện
tích trồng cam, quýt của huyện tập trung tại các xã: Quang Thuận, Đôn Phong và
Dương Phong.
Từ khi chuyển đổi cơ chế thị trường, cam, quýt được các địa phương
mở rộng diện tích, trở thành hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp
người dân xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Nhận thức được giá trị
kinh tế từ cam quýt, các địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn
tổ chức tập huấn cho nhân dân về kỹ thuật thâm canh, bảo quản cam, quýt
đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong những
năm gần đây, tỉnh đã triển khai nhiều dự án và có các cơ chế khuyến khích
phát triển cây cam, quýt nên diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm
cam, quýt không ngừng được tăng lên theo từng năm. Năm 2007, toàn huyện
có 440ha, giá trị đạt 3,64 tỷ đồng; đến năm 2009, diện tích cam quýt đã tăng
lên 686ha, giá trị đạt 13,7 tỷ đồng. Năm 2010, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, toàn
huyện trồng mới 350ha cam, quýt. Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị
quyết, huyện tiếp tục triển khai đề án mở rộng diện tích cây ăn quả cam, quýt
với diện tích trồng mới 60ha.
Năm 2012, huyện hoàn thành chỉ tiêu thực hiện 80ha cam, quýt trồng
mới. Tính đến vụ năm 2012, toàn huyện có khoảng 600ha cho thu hoạch (chủ
yếu là quýt). Từ việc phát triển cam, quýt, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo,
ổn định đời sống, nhiều hộ gia đình đã đạt danh hiệu sản xuất giỏi, tiêu biểu
trên địa bàn huyện.
2.2.2.4. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Cam Sành Vĩnh Long
Cam Sành là đặc sản của Vĩnh Long, nổi tiếng do chất lượng ngon. Nét
đặc trưng của sản phẩm: vỏ sần, da xanh, màu sắc thịt quả vàng tươi, rất đẹp.

Sản phẩm phục vụ ăn tươi và chế biến nước quả rất ngon, thơm và bổ dưỡng.

12

Tại Vĩnh Long hiện nay có 7.336ha diện tích trồng cam Sành, trong đó
đang cho trái 5.445ha, sản lượng 57.000 tấn. Chu kỳ kinh tế của cây cam
Sành là 10 năm, gồm 3 năm kiến thiết cơ bản và 7 năm thu hoạch sản phẩm.
Vụ chính từ tháng 9 - 12 dương lịch và vụ nghịch từ tháng 5 - 7 dương lịch.
Năng suất bình quân từ 10 - 15 tấn/ha.
Vùng chuyên canh cam Sành Tam Bình là một trong những vùng
chuyên canh với tổng diện tích khoảng 2.971,6ha, hàng năm cung cấp cho thị
trường khoảng 20.000 – 30.000 tấn sản phẩm với chất lượng ngon. Với bán ra
15.000đ/kg vào chính vụ, có thể tăng lên từ 17.000 – 23.000đ/kg nếu trái vụ.
Cam Sành Vĩnh Long được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước. Trong
đó chủ yếu ở các tỉnh và thành phố khu vực Đông Nam Bộ [18].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Cây cam Sành là một bộ phận trong hệ thống cây trồng của hệ sinh thái
nông nghiệp, có sự trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài và có tính mẫn
cảm lớn với các yếu tố sinh thái như: khí hậu, đất đai, cây trồng, con người.
Vì vậy, muốn có một vùng chuyên môn hoá sản xuất cây cam Sành phải theo
quan điểm sinh thái bền vững.
Trong hệ sinh thái nông nghiệp, đất đai là yếu tố quan trọng nhất quyết
định năng suất và chất lượng cây cam. Các thành phần trong đất cũng ảnh
hưởng quan trọng đến mùi vị đặc trưng của cây. Đất đóng vai trò là nơi cung
cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng, song với các loại đất ở các địa hình
khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính chất vật lý hoá học khác nhau.
Đất trồng cam tốt nhất là đất có những đặc tính sau:
 Đất phù sa cổ hoặc đất thịt nhẹ tầng đất dầy ≥ 0,7m, nhiều mùn. Đất
có tỷ lệ sét ≤ 15%.

 Ph = 5,5 - 6,5, mực nước ngầm thấp.
 Độ dốc thấp từ 8 - 25
o
.







13

Bảng 1.1: Phân hạng thích nghi đất cho cây cam
Yếu tố
Mức độ thích nghi
Rất thích
hợp
Thích hợp
Ít thích
hợp
Không thích
hợp
Độ dốc 8 - 25
o

3 - 8
o
, 25 -
30

o

0 - 3
o
> 30
o

Độ dày tầng đất > 100 cm
70 - 100
cm
50 - 70 cm < 50 cm
Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều
Độ cao tuyệt đối > 900 m > 900 m 700 - 900 m

< 700 m
Lượng mưa > 2.000 mm >2.000 mm

< 2.000 mm


(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên, 2013)
Vì vậy, để khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai đòi hỏi con người
phải có sự bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để vừa có năng suất cao lại bảo vệ
được đất không bị thoái hoá là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Việc tập trung sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành phải
dựa trên quan điểm hệ sinh thái bền vững, tức là phát triển phải đảm bảo ổn
định, tận dụng tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt không thuận lợi của
thời tiết, củng cố độ phì của đất, cung cấp chất dinh dưỡng và không ngừng
cải tạo nâng cao chất lượng của đất.
Phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp là sự phát triển nhuần

nhuyễn giữa sinh thái và kinh tế. Phát triển bền vững là một quá trình thay đổi
trong đó có sự thay đổi về nếp nghĩ và cách làm của con người trong việc khai
thác tài nguyên, sự giám sát đầu tư, sự định hướng phát triển công nghệ và
nguyện vọng của con người trong hiện tại và tương lai.
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Thị trường tiêu thụ
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác
ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì?
Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có vậy cơ sở sản xuất, kinh doanh
mới có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy trước khi quyết định sản
xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị
trường, nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh sẽ tham gia [4].
Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi
hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và HQKT cao nhất.

14

Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về
sản phẩm quả có những đòi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu
cầu về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng,
chất lượng và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất
khẩu thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt,
tuy vậy nếu ta đáp ứng được các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và HQKT
thu được sẽ rất cao.
1.3.2.2. Giá cả
Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả và HQKT sản xuất cây cam Sành. Tác động của thị trường đến sản xuất
kinh doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) chưa ổn định đối
với các loại sản phẩm quả vì sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu của
thị trường đầu ra. Song thị trường đầu vào cũng có ảnh hưởng tới kết quả và

HQKT sản xuất cây cam Sành, đó là: giá các yếu tố đầu vào như: giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động,…có vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố
trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng
sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và HQKT.
Trong những năm gần đây, do được đầu tư đúng mức về chất lượng
cũng như quảng bá sản phẩm. Giá bán sản phẩm cam Sành trong những năm
gần đây luôn tăng cao qua các năm. Giá cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức khai thác, bảo quản, tránh hư hỏng sản
phẩm quả sau thu hoạch làm giảm phẩm chất và giá bán.
1.3.2.3. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng không những để tăng trưởng kinh tế, phát
triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây cam Sành cần lượng vốn đầu tư ban đầu
lớn hơn so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, vốn giúp cho các hộ sản xuất
cây cam Sành có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng
sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao
HQKT. Phát triển sản xuất cây cam Sành ở xã Phù Lưu hiện nay chủ yếu ở
các hộ nông dân có kinh tế giàu, khá và trung bình do vậy muốn phát triển
nhanh về diện tích, quy mô trồng cây cam Sành đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của
Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân
bón vv. Mặt khác cần mở ra và đẩy nhanh bảo hiểm vật nuôi, giúp đã các hộ
nông dân sản xuất cây cam Sành khi gặp rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh,…

×