LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là cơ hội giúp cho sinh viên áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Tôi về
thực tập tại xã Hùng Sơn – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang để hoàn thành đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Trong thời gian thực hiện hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.S Bùi Thị Thanh
Tâm người trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng với các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn. Ngoài ra tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí
cán bộ xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo
Th.S Bùi Thị Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Hiệp
Hòa, cán bộ xã Hùng Sơn cùng toàn thể các gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập.
Do kinh nghiệp còn thiếu nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, tháng 8 năm 2013
Sinh viên
Mẫn Xuân Thích
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành sản xuất
chính là trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết
với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển [13]. Trong đó, chăn
nuôi đã và đang từng bước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn
trong sản xuất nông nghiệp và cũng là ngành mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn.
Những năm gần đây đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng
cao, bên cạnh thịt lợn, cá và thịt bò thì nhu cầu về thịt gà, trứng gà ngày càng tăng lên
cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc cần thiết phải tăng cường nguồn cung đạt
các yêu cầu đó.
Chăn nuôi gà có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Chăn nuôi gà có chu kỳ sản xuất ngắn,
thời gian quay vòng vốn nhanh (đối với gà thịt), cho thu nhập đều đặn thường xuyên
(đối với gà đẻ), không tốn nhiều diện tích và dễ dàng đầu tư, việc áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào chăn nuôi có thể tiến hành đơn giản, nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao.
Xã Hùng Sơn thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một trong những xã có
truyền thống về thâm canh lúa nước và chăn nuôi, điều kiện tự nhiên xã hội cũng rất
thuận lợi và phù hợp cho việc chăn nuôi gà. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở xã hiện nay còn
mang tính tự phát, tự cung tự cấp, mạnh ai lấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy
công làm lãi, tận dụng lao động trong gia đình những lúc nhàn rỗi… nên hiệu quả kinh
tế nhìn chung chưa cao. Vậy, thực trạng mô hình chăn nuôi gà ở xã ra sao? Hiệu quả đạt
ở mức nào? Tại sao có thực trạng đó? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi gà ở địa phương trong thời gian tới? Xuất phát từ những yếu tố đó, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu kinh tế mô hình chăn nuôi gà tại xã Hùng
Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà, các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả mô hình chăn nuôi gà của xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi
gà của các hộ nông dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh
tế.
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang.
- Thực trạng chăn nuôi gà của xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Thực trạng mô hình chăn nuôi gà của các hộ điều tra trên địa bàn xã Hùng Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà của các hộ điều tra trên địa bàn
xã.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi gà của
các hộ nông dân.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ nông
dân trân địa bàn xã trong những năm tới.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học về chuyên ngành
kinh tế nông nghiệp, công tác khuyến nông và những môn học đã được học trong
chương trình đào tạo của trường.
- Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc và
nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, củng cố
kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công
việc đúng với chuyên ngành của mình.
3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Qua đề tài giúp cho người nông dân hiểu biết thêm những lợi ích kinh tế và lợi
ích khác mà mô hình chăn nuôi gà mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa phương khác
trong huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu
tư đưa ra những kết luận mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng
mô hình trên địa bàn nghiên cứu cũng như khu vực nông thôn khác mà lúa là cây trồng
chính.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu sau này phục vụ cho những hộ nông dân
tham khảo, tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư chăn nuôi hay để mở rộng diện tích
chăn nuôi gà của gia đình mình, cũng như để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với điều
kiện của địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường.
4. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị thì bố cụ khóa luận bao gồm 4 chương
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các giải pháp
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Nội dung và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá
trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp và của
Nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên người ta phải khấu trừ đi chi
phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư đó càng lớn. Phần dư ra của kết quả sản xuất
chính là lợi ích của người sản xuất, doanh ngiệp và Nhà nước. Hiệu quả kinh tế được
nâng cao thì người sản xuất càng thu được nhiều lợi nhuận, người tiêu dùng sẽ được
cung cấp hàng hóa dịch vụ với giá rẻ hơn và chất lượng hàng hóa cao hơn.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất, người tiêu dùng và cả
xã hội quan tâm. Vấn đề là cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là vấn
đề phức tạp và còn có nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh
tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là đáp ứng
nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh
tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh
tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa
chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai
đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá cũng
khác nhau. Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi
theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất…Hơn
nữa, nhu cầu cũng gồm nhiều loại, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước
5
muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh
giá hiệu quả kinh tế hiện nay [6].
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa mãn
các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền
kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh
tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Theo Farrel (1957), HQKT đạt được khi đạt đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ [17].
HQKT (EE) = Hiệu quả kỹ thuật (TE) * Hiệu quả phân bổ (AE)
Như vậy, hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận TE và AE, hiệu quả kỹ thuật
phản ánh số sản phẩm đầu ra thu thêm trên một đơn vị đầu vào nào đó, hiệu quả phân
bổ phản ánh việc kết hợp các đầu vào theo một tỷ lệ tối ưu. Hiệu quả kinh tế là phần thu
thêm trên một đơn vị đầu tư thêm, do đó HQKT đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ là tối đa. Vì đó là yếu tố thời gian, hiệu quả tài chính, xã hội môi trường
được tính toán trong hiệu quả kinh tế.
Bộ phận hiệu quả kỹ thuật (TE) được định nghĩa là khả năng của người sản xuất
có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ cho
trước.
Theo định nghĩa chính thức của Koopman (1951): “Một nhà sản xuất được coi là
có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống
của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”.
Việc nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất có ý nghĩa đặc biệt trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là với các nước chậm phát triển, các nước nghèo
có thể nâng cao sản xuất, sản lượng bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa hcoj kỹ thuật
của các nước tiên tiến mà không cần đầu tư thêm các nguồn lực khác.
Bộ phận hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành công của
người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản
6
phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng – còn gọi là
hiệu quả giá.
Hiệu quả phân bổ chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá
đều vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá.
Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa
hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm biên của sản phẩm phải bằng giá trị
chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu qủa kinh tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau trên các khía cạnh khác nhau
như: Hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế vi mô, kinh tế học sản xuất, hiệu quả kinh
tế theo quan điểm triết học Mác xít, hiệu quả kinh tế theo quan điểm của những người
lãnh đạo Đảng và Nhà nước…
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất với chi
phí bỏ ra [12].
Quan điểm này chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó
coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã
đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho chúng ta biết
được kết quả đầu tư mà còn giúp ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư và nên đầu tư
bao nhiêu, đầu tư đến mức độ nào. Trên phương diện này thì quan niệm trên về HQKT
là chưa đủ. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu chi cho một hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong cách tính HQKT như trên là chưa
hoàn toàn chính xác. Thứ ba, HQKT chỉ bao trùm phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai
phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao
động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó các hoạt động đầu tư và phát triển lại có
những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các yếu tố khác nữa. Còn
những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá nhưng
nó là những con số không nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này [12].
7
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải mục tiêu cuối cùng mà là mục
tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ
so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất
định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả
kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng
các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ
sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận tối đa mà còn
phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đáp ứng được đường lối chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Đảng ta khẳng định rõ: “Hiệu quả kinh tế - xã
hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển” [10].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Nền kinh tế đa thành
phần nước ta (gồm thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác, thành
phần kinh tế cá thể, dân chủ) hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này
cho phép và khuýen khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình ở mọi thành phần kinh tế
cùng tham gia sản xuất. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất cũng như các
mục tiêu của mọi thành phần kinh tế là khác nhau nên tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh
tế cũng hết sức đa dạng [11].
Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả
về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế
quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp hiệu quả đó bao gồm
cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể
thống nhất không tách rời nhau. Gắn chặt hiệu quả của các đơn vị kinh tế với hiệu quả
toàn xã hội là đặc trưng riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa [9].
Với đề tài nghiên cứu này tôi xác định hiệu quả kinh tế tring chăn nuôi gà của các
hộ bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Hai phạm trù được quan
tâm sẽ là thu và chi, bỏ qua một số phần thu lợi và một số khoản chi phí khó lượng hoá.
8
Điều này không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nó phù hợp với đặc thù sản
xuất của nông hộ.
1.1.1.2. Phương pháp chung xác định hiệu quả kinh tế
Khi xác định hiệu quả kinh tế, ta so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Tuy
nhiên, khi tính toán cụ thể thì có nhiều công thức khác nhau tuỳ theo cách so sánh cũng
như quan niệm về kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Có 4 công thức tổng quát để xác
định hiệu quả kinh tế [12].
Công thức 1: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
Đây là công thức chủ yếu để xác định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, công thức này
cho biết mức độ hiệu quả nhưng không cho biết quy mô hiệu quả. Nếu hiệu quả kinh tế
rất cao nhưng chỉ ở mức đầu tư rất nhỏ thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng ít có ý
nghĩa.
Công thức 2: H = Q - C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết quy mô hiệu quả mà không cho biết mức độ hiệu quả,
không cho biết kết quả thu được trên một đồng chi phí.
Công thức 3: H = ▲Q/▲C
Trong đó: H là hiệu quả
▲Q là kết quả thu thêm được
▲C là chi phí bỏ thêm ra
Hệ thống naỳy sử dụng để nghiên cứu tính toán trong việc đầu tư theo chiều sâu,
trong nông nghiệp thì nghiên cứu trong các hoạt động tham canh các loại cây trồng. Nó
xác định được lượng kết quả tăng thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách
khác khi ta tăng thêm một đồng chi phí thì sẽ tạo ra thêm được bao nhiêu đồng lợi
9
nhuận, hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra thì phải đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị đầu
vào.
Công thức này cũng như công thức thứ nhất đó là không cho biết được quy mô
của hiệu quả là bao nhiêu.
Công thức 4: H = ▲Q - ▲C
Trong đó: H là hiệu quả
▲Q là kết quả thu thêm được
▲C là chi phí bỏ thêm ra
Công thức này không xác định lượng kết quả tăng thêm khi tăng thêm một đồng
chi phí mà cho biết lượng kết quả thu thêm được khi bỏ thêm một lượng chi phí nào đó.
Cũng như công thức 2, chỉ xác định được quy mô hiệu quả mà không biết mức độ hiệu
quả.
1.1.2. Những vấn đề chung về mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng và phức
tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi
công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng được sử dụng trong điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thi mô hình có những quan niệm, nội dung và
cách hiểu riêng. Khi tiếp cận vật lý học thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu
nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và
hoạt động của một vật thể để trình bày và nghiên cứu. Khi mô hình hoá đối tượng
nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp chúng
ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu. Mô hình cũng được coi là hình ảnh quy ước
của đối tượng nghiên cứu và cũng là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quann hệ hay
tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là tuỳ
thuộc góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều
có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu.
10
Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối
quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có nhiều
loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay
sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất
khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tuỳ thuộc vào quan
niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình để mô phỏng đối tượng nghiên cứu,
người ta thường có chung một quan điểm mà chúng tôi đều thống nhất đó là: Mô hình
là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc
trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hoá là nghiên
cứu hệ thống như một tổng thể, nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối
ưu hoá hệ thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu
quan sát được và các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu sâu hơn hệ thống phức tạp và một
mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống,
giúp ta chon phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh
giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại một khu
vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho
người nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân có.
* Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra nhiều
của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính
mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển của công cụ
sản xuất - yếu tố không thể thiếu được cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ
thô sơ, công cụ thường thay thế vào đó là các công cụ hiện đại, công dụng đa năng đã
thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống trên
một đơn vị sản phẩm. Đó là những mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
11
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản xuất,
nó thể hienẹ được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài các yếu tố kỹ thuật
của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hienẹ sự kết
hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản
phẩm và lợi ích kinh tế.
1.1.3. Một số đặc điểm của con gà và nghề nuôi gà
Gà là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một
số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã từ Ấn Độ và loài gà rừng
lông đỏ nhiệt đới ở cùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim là loài áp đảo nhất [1].
Đặc điểm các giống gà địa phương và các giống gà nuôi tại địa phương thường
tăng trọng chậm so với các giống gà nhập ngoại, nhưng giá trị dinh dưỡng cao, ngoại
hình đẹp nên được người tiêu dùng ưu chuộng [5].
Giống gà địa phương và gà lai tạo với các giống gà nhập nội dễ chăm sóc, nuôi
dưỡng, có sức chịu đựng bệnh tật tốt hơn các giống lai và giống nhập, phù hợp với các
điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả [5].
Về chăn nuôi gà phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sau: Kỹ thuật chọn gà, chuồng
trại và bãi chăn thả, chế độ nhiệt, yêu cầu nước uống và chế độ cho uống, thức ăn và
cách cho ăn, kỹ thuật dùng thuốc thú y [15].
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới những năm qua đã có sự tăng trưởng liên
tục. Sản xuất gà thịt đã đạt tốc độ tăng trưởng cao so vớ tăng trưởng của thịt bò và thịt
lợn. Dự kiến trong thời gian tới chăn nuôi gà vẫn tiếp tục tăng trưởng cao bởi nhiều lợi
thế và cơ hội.
Năm 2010 số lượng đàn gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á; tổng đàn bò 1.164,8
triệu con; dê 591,7 triệu con; cừu 847,7 triệu con; lợn 887,5 triệu con; gà 14,191,1 triệu
con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con…Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm
của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Về chăn nuôi gà:
12
Đứng thứ nhất là Trung Quốc 4.702,2 triệu con; nhì Indonesia 1.341,7 triệu con; ba
Brazin 1.205,0 triệu con; bốn Ấn Độ 613 triệu con và năm là Iran 513 triệu con. Việt
Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới [16].
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin,
Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi
về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13
về số lượng gà.
Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2010 của thế
giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê
4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8
triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế
giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng
thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác [16].
Hoa kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp theo là các
nước Argentina, Brazin, Trung Quốc, Philippin và Thái Lan. Ấn Độ có mức tăng chậm
hơn vì sự lây lan của vi rút H5N1, dịch cúm gia cầm đã giết hàng triệu con gia cầm.
Hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ giống gà lông màu
của Châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên
chứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã
được công nhận, hầu hết gà thương phẩm đều là con lai [16].
Số lượng gà tập trung nhiều ở các nước Châu Á, dẫn đầu thế giới là Trung Quốc
và Indonesia, do điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều giống gà và lượng dân số
hoạt động nông nghiệp lớn, nhu cầu thịt gà cao và ngày càng tăng lên tương ứng với
mức dân cư. Năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: thứ nhất Trung Quốc 11,4 triệu
tấn, thứ hai Iran 1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu
tấn, thứ năm Turkey 1,29 triệu. Từ nhiều năm trước Trung Quốc đã là một trong mười
quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới, năm 1970 là 13 nghìn tấn và năm
2004 là 333 nghìn tấn.
13
Về trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2010 là 67,4 triệu tấn,
bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế
giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng
của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là
Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu
tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp
878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.
Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung báo sẽ
tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về số lượng vật
nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm và kiểm
soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ
trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn
nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà
trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với
vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia
có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam.
14
Bảng 1.1. Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới năm 2010
STT Tên nước Số lượng (nghìn con)
1 China 4.702.278
2 Indonesia 1.341.784
3 Brazil 1.205.000
4 India 613.000
5 Iran (Islamic Republic of) 513.000
6 Mexico 506.000
7 Russian Federation 366.282
8 Pakistan 296.000
9 Japan 285.349
10 Turkey 244.280
(Nguồn: FA0, 2010)
1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
1.2.2.1. Biến động về tổng đàn gà nuôi cả nước
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn
nuôi gia cầm tuy gặp nhiều khó khăn, biến cố nhưng trong những năm gần đây vẫn duy
trì được số lượng trên 300 triệu con và tăng liên tục.
Trong những năm gần đây chăn nuôi gà trên địa bàn cả nước gặp khá nhiều khó
khăn do các đợt rét đậm, rét hại kéo dài và dịch cúm gia cầm xuất hiện liên tục. Bên
cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, nhiều hộ gia đình đã thu hẹp quy mô
những cũng có nhiều trang trại vẫn duy trì và phát triển tốt nhờ vào việc nghiên cứu, tìm
tòi phương thức tiết kiệm đầu vào, xây dựng chuồng trại, khu giết mổ hiện đại để tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Năm 2010 tổng đàn gia cầm cả nước đạt
trên 300 triệu con, theo mục tiêu của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam đưa ra đến
năm 2020 riêng tổng đàn gà là 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%, sản
phẩm thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, sản phẩm trứng
đạt 14 tỷ quả.
Cục chăn nuôi cho biết: Năm 2011, ngành chăn nuôi vẫn tập trung phát triển đàn
lợn, sau đó là gia cầm, bò sữa và các loại gia súc, gia cầm khác [7]. Tuy nhiên, ngành sẽ
15
khuyến khích người chăn nuôi chuyển mạnh sang gia cầm. Bởi hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ
thịt gia cầm của nước ta còn thấp, mới chiếm 12%, trong khi đó mức bình quân của thế
giới là 30%. Điều đáng nói là hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn thịt gia
cầm phục vụ cho tiêu dùng.
Một lý do nữa để thay đổi cơ cấu là chăn nuôi gia cầm tiêu tốn thức ăn ít hơn và
mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn gia súc. Cục chăn nuôi đã xây dựng kế
hoạch chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi gia cầm nhằm nâng mức tiêu thụ gia cầm trong
nước lên 20% trong tổng số lượng thịt tiêu thụ. Đồng thời, giảm mức tiêu thụ thịt lợn
hiện nay trên 80% xuống dưới 70%. Số lượng gà là 350 triệu con, sản lượng thịt là
1.992 nghìn tấn, sản lượng trứng là 9.236 triệu quả.
1.2.2.2. Các phương thức chăn nuôi gà
Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là phương thức chăn nuôi truyền thống của nông thôn
Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả tự do, tự tìm kiếm thức
ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời gà tự ấp và nuôi con. Phương
thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà
bản địa có chất lượng thịt thơm ngon. Theo số liệu điều tra của Tổng Cục Thống Kê
năm 2010 vẫn có tới 52% hộ gia đình chăn nuôi gà theo phương thức này.
Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi tương đối tiên tiến, nuôi
nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động.
Giống chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng như Lương Phượng, Kabir…và chủ
yếu là dùng thức ăn công nghiệp và là hình thức chăn nuôi hàng hóa, quy mô đàn
khoảng 1.000 con, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi khá cao, thời gian nuôi rút
ngắn (70 đến 90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng 20 đến 25% số hộ
nuôi theo phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 30 đến 32%.
Các địa phương phát triển mạnh hình thức này là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng
Lai, Khánh Hòa, Bình Dương…[14].
Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, mạnh
nhất là từ năm 2001. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross,
Hiline…), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến
16
như chuồng kín, chuồng lồng, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự
động…Năng suất chăn nuôi gà đạt cao: Gà nuôi 42 – 45 ngày tuổi đạt 2,3 – 2,5 kg/con;
tiêu tốn 2,1 – 2,3 kg TA/kg tăng trọng. Ước tính chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 22 –
25% trong tổng số sản phẩm nuôi gà. Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia
công, liên kết của các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japfa,
Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,
Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm
lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tự chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức
công nghiệp. Ưu điểm của phương thức chăn nuôi này là hạn chế được sự lây lan dịch
bệnh từ bên ngoài, đồng thời giảm được chi phí do quy mô lớn, tiếp cận thị trường cũng
có sự chuyên nghiệp và năng động hơn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao [14].
1.2.2.3. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển chăn nuôi
gà ở Việt Nam
Mục tiêu Đảng và Nhà nước đưa ra là phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng thịt gia
cầm đạt 32% trong tổng sản lượng thịt các loại, sản lượng thịt gà chiếm 88% trong tổng
đàn gia cầm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm giai đoạn 2011 – 2015 là
8,5%/năm; sản lượng thịt tăng 10,9%. Năm 2015 số lượng gà 350 triệu con; sản lượng
thịt 1.992 nghìn tấn, sản lượng trứng 9.236 triệu quả.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sỏ giết mổ, chế biến
nhằm cung cấp các sản phẩm vệ sinh, an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm
chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 170 cơ sở, công suất giết mổ đạt 385
triệu con, đạt 35% số đầu con sản xuất.
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển chăn nuôi
gia cầm nhằm đạt được những mục tiêu đưa ra, cụ thể như sau:
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, ngày 05 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về
quản lý thức ăn chăn nuôi, gồm quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn
nuôi; kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi
mới. Nhằm đảm bảo tốt nguồn cung ứng thức ăn cho gia súc, gia cầm về cả số lượng và
chất lượng, từ đó thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.
17
- Quyết định số 719/QĐ – TTg, ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và sửa đổi một số điều
ngày 23 tháng 8 năm 2011, quy định ngân sách Nhà nước thực hiện hỗ trợ kinh phí
phòng chống bệnh dịch của gia súc, gia cầm, bao gồm dịch bệnh lở mồm long móng ở
gia súc, tai xanh ở lợn và cúm ở gia cầm, quy định nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí
phòng, chống dịch và về vấn đề vay vốn của chủ chăn nuôi.
- Ngày 14/3/2011 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 365/CT-TTg về thực hiện
biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chỉ thị yêu cầu các Bộ, Ban ngành
phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch
tại các địa phương và báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ về kết quả phòng chống
dịch. Mục tiêu cần đạt được là khống chế, dập tắt ngay dịch bệnh lở mồm long móng
gia súc, cúm gia cầm, kiên quyết không để dịch lây lan rộng.
- Để khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, xây dựng công nghiệp giết mổ,
chế biến gia cầm, ngày 13/3/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 394/QĐ-
TTg về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi gia cầm, ngành giết mổ, chế
biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp. Trong đó, nội dung cơ bản là ưu đãi cao
nhất về các loại thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay
đầu tư. Chính sách này được cụ thể hóa theo từng địa phương để mọi người dân được
tiếp thu nguồn hỗ trợ.
- Để quản lý thị trường, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định
số 3065/QĐ-BNN, ngày 07/11/2005 về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết
mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm và Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN, ngày
26/12/2005 về quy trình kiểm soát giết mổ động vật, bao gồm các nội dung chính:
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm dịch các chợ buôn bán, các cơ sở giết mổ, chế biến
gia cầm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Kiểm tra chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, kiên quyết tiêu hủy, xử
lý nặng các trường hợp nhập khẩu gia cầm trái phép qua biên giới.
18
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân tham gia mô hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Hùng Sơn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
19
- Phạm vi về không gian: Các thôn có hộ nông dân tham gia mô hình chăn nuôi
gà tại xã Hùng Sơn.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013. Số
liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2010 – 2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Hùng Sơn.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Hùng Sơn, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Điều tra về thực trạng chăn nuôi gà của xã Hùng Sơn giai đoạn 2010 – 2012.
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân
chăn nuôi gà.
- Đề xuất một số giải pháp giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà,
góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống gia đình.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng được nội dung nghiên cứu thì cần trả lời
được các câu hỏi:
- Việc tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của các hộ nông dân như thế nào
(khai thác và sử dụng vốn, sử dụng lao động, sử dụng đất đai…)?
- Thực trạng hoạt động sản xuất (có bao nhiêu hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà,
loại gia cầm, số lượng…)?
- Mô hình chăn nuôi gà theo quy mô đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Quy
mô nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất?
- Những thuận lợi, khó khăn và những nhân tố ảnh hưởng gặp phải khi xây dựng
và phát triển mô hình chăn nuôi gà của các hộ nông dân là gì?
- Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân tham gia mô
hình chăn nuôi gà, từ đó có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm và với mức giá cao?
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
20
Là phương pháp chọn các đơn vị điều tra sao cho các đơn vị này phản ánh được
đầy đủ các tiêu thức cần nghiên cứu và đơn vị đó phải đại diện cho tổng thể mà chúng ta
đang nghiên cứu. Do vậy việc nghiên cứu sẽ giúp ta đưa ra được những định hướng,
giải pháp phát triển mang tính tổng hợp và tiên phong không những cho ngành chăn
nuôi của xã mà còn là cơ sở phát triển cho các địa phương khác học tập. Đề tài căn cứ
vào tình hình phát triển chăn nuôi gà của xã, để lựa chọn các khu vực tập trung nghiên
cứu nhằm tiếp cận được toàn diện các quy mô chăn nuôi gà trên địa bàn. Các điểm
nghiên cứu được chọn theo mục tiêu đảm bảo đại diện cho các loại hình chăn nuôi gà
trên địa bàn xã, dựa vào một số căn cứ sau:
- Quy hoạch khu vực kinh tế của xã.
- Sự tập trung một số loại hình chăn nuôi gà ở một số địa bàn cụ thể, thể hiện ở số
liệu thống kê từ các phòng, ban và thực tế quan sát.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp
và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, các báo cáo
tổng kết liên quan đến vấn đề chăn nuôi gà, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, Nghị
định, Quyết định…Bao gồm:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, KT – XH xã Hùng Sơn được thu thập từ Ban
thống kê xã.
- Số liệu về tổng đàn gia súc, gia cầm của xã, số liệu thu thập về chăn nuôi gà tại
các thôn điều tra, đặc điểm chăn nuôi gà…được thu thập từ các báo cáo tổng kết cuối
năm của xã, các báo cáo và tài liệu của Trạm khuyến nông huyện Hiệp Hòa.
- Tài liệu, thông tin liên quan, các báo cáo của Cục chăn nuôi, báo cáo tổng kết
của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang…
- Các thông tin số liệu về chăn nuôi, sản lượng thịt của thế giới và của nước ta
được thu thập qua các Website.
21
- Các thông tin khác liên quan trong các nghien cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi gia cầm đã công bố.
Đây là những sô liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của
đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu
có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi, khó khăn mà người
dân gặp phải.
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sẽ thu thập bằng điều tra mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên theo tỷ lệ cho các loại hình chăn nuôi gà ở các thôn trên địa bàn xã.
Nguồn thông tin được thu thập qua phiếu điều tra hộ nông dân về chủ hộ và quá
trình chăn nuôi gà của hộ. Tiến hành điều tra 60 hộ nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn
xã Hùng Sơn, mỗi thôn 20 hộ, chia ra ba quy mô đàn gà là I, II, III tương ứng với các hộ
nuôi từ dưới 500 con, từ 500 – 1.000 con và trên 1.000 con. Quá trình phân tổ điều tra
và xác định đơn vị mẫu dựa trên các báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm tại xã để thuận
lợi cho việc thu thập số liệu và phản ánh đúng cơ cấu về quy mô chăn nuôi của xã.
Bảng 2.1. Phân tổ điều tra theo quy mô
Thôn Số hộ Quy mô I Quy mô II Quy mô 3
Tân Sơn 20 8 7 5
Hòa Tiến 20 10 8 2
Trung Thành 20 9 8 3
Tổng 60 27 23 10
Dựa vào số liệu đã thu thập tiến hành tổng hợp và phân tích, đánh giá về hiệu quả
từ việc chăn nuôi gà và phương hướng phát triển.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (thời gian, hiệu quả kinh tế…) để
xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, phân tích, phản ánh chân thực
hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng
đắn, cũng như việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những
nội dung cần nghiên cứu.
22
* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, chăn nuôi gà cùng
với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống các
chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển chăn
nuôi gà trên địa bàn xã Hùng Sơn trong những năm qua.
* Phương pháp thống kê phân tích kinh tế: Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành
tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ
kết quả tài liệu thu thập được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các
chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, các biểu,
các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và xu hướng phát triển của hiệu quả trong
chăn nuôi gà.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng máy tính theo các
phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích…
xử lý bằng excel.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của hộ
- Tên.
- Tuổi, giới tính.
- Dân tộc, tôn giáo.
- Thôn, xã, huyện, tỉnh.
- Nghề nghiệp.
- Trình độ văn hóa, chuyên môn.
- Số nhân khẩu, lao động chính…
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất
- Diện tích nuôi gà theo quy mô của các hộ nông dân.
- Bình quân số lứa nuôi gà của các hộ nông dân theo quy mô nuôi
- Bình quân số gà nuôi trong 1 lứa.
23
- Chi phí cho chăn nuôi gà (chuồng trại, lưới quây, máng ăn, giống, thức ăn, thuốc
thú y, chất độn chuồng, chi phí khác…).
2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (Gross Output): Là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất
ra ở nông hộ bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một
chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm
nhân với đơn giá sản phẩm.
GO = ∑ P
i
. Q
i
Trong đó: GO: Giá trị sản xuất
P
i
: Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Q
i
: Lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài.
IC=∑ C
ij
Trong đó: IC: Là chi phí trung gian
C
ij
: Là chi phí nguyên vật liệu thứ I cho sản phẩm thứ j
- Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các
ngành sản xuất kinh doanh.
VA = GO - IC
Trong đó: VA: Giá trị gia tăng
GO: Giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp MI: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất.
MI = GO – IC – (A + W)
Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định
W là lao động thuê ngoài
- Lợi nhuận Pr: Là phần lợi nhuận thực thu được của người sản xuất sau khi đã
trừ bỏ đi phần chi phí cơ hội của lao động gia đình.
Pr = MI – L
a
. P
1
24
Trong đó: L
a
là số công lao động gia đình
P
1
là chi phí cơ hội của lao động gia đình
2.4.4. Các tiêu chí thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều
phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là:
- Hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ Tỷ suất giá trị theo chi phí trung gian: GO/IC
+ Tỷ suất của giá trị tăng theo chi phí trung gian (T
VA
): Tỷ suất giá trị gia tăng
theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh
doanh, T
VA
được thể hiện bằng công thức:
T
VA
= VA/IC (lần)
+ Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: MI/IC (lần)
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian: Pr/IC (lần)
- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động
Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao
động trong một năm
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định
chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công
lao động người ta phải quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ là việc
bằng một công lao động.
+ Tỷ suất giá trị thu thập hỗ hợp theo công lao động: MI/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: Pr/CLĐ
25