ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MẠC VĂN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT "RƯỢU THÓC"
TẠI XÃ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2009 - 2013
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MẠC VĂN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT "RƯỢU THÓC"
TẠI XÃ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2009 - 2013
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hà
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ môn học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Mạc Văn Tùng
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Kinh tế - Phát triển nông thôn, thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ
Nguyễn Mạnh Hà, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất "rượu thóc" tại xã Lăng Can, huyện
Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ-
Nguyễn Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi
cũng nhận được sự giúp đỡ của UBND huyện Lâm Bình, các ban ngành đoàn
thể của huyện, đặc biệt là UBND xã Lăng Can, phòng Thống Kê, phòng Kinh
tế - Hạ tầng huyện.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin bày tỏ lời biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận, tới
UBND huyện Lâm Bình, các cơ quan trong huyện đã cung cấp số liệu để tôi
thực hiện khóa luận, tới cha mẹ, gia đình, người thân và bạn bè đã động viên
tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tuy
nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên bản khóa luận này không tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn.
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Sinh viên thực tập
Mạc Văn Tùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiêm cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế 4
1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế 6
1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 8
1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 8
1.2. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế 10
1.2.1. Vai trò chung của lúa gạo 10
1.2.2. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế thế giới 11
1.2.3. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam 12
1.3. Rượu và vai trò của rượu trong đời sống nhân dân 13
1.3.1. Nguồn gốc rượu 13
1.3.2. Vai trò của rượu trong đời sống nhân dân 14
1.4. Tình hình nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rượu 15
1.4.1. Thành phần và quy trình sản xuất rượu thóc 15
1.4.1.1. Giới thiệu về men lá 15
1.4.1.2. Thành phần của rượu thóc 17
1.4.1.3. Quy trình sản xuất rượu thóc 18
1.4.1.4. Đánh giá chất lượng rượu thóc 19
1.4.2. Tình hình tiêu thụ rượu thóc tại xã Lăng Can 19
1.4.3 . Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên thế giới 20
1.4.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.3. Nội Dung nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24
2.4.2. Phương pháp điều tra 25
2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Xã Lăng Can 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.1.1. Vị trí địa lý 28
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 28
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
3.1.2.1. Dân số và lao động 33
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 37
3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng 39
3.1.3. Những thuận lợi – khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã
hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã 40
3.1.3.1. Thuận lợi 40
3.1.3.2. Khó khăn 41
3.2. Thực trạng, tình hình sản xuất Rượu thóc tại xã Lăng Can. 41
3.2.1. Tình hình sản xuất rượu tại Xã Lăng Can. 41
3.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu. 43
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Rượu thóc tại xã Lăng Can 43
3.3.1. Đánh giá chi phí sản xuất 43
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế 45
3.3.3.1. Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu 45
So sánh rượu thóc với rượu gạo: 49
3.4. Nhận xét về tình hình phát triển sản xuất rượu thóc của hộ nông dân 52
3.5. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
rượu thóc cho xã Lăng Can, huyện Lâm Bình. 53
CHƯƠNG : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
4.1. Kết luận 55
4.2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Đánh giá chất lượng rượu 19
Bảng 1.2: Mức tiêu thụ đồ uống có cồn của một số nước 21
Bảng 1.3. Doanh thu và doanh số các loại đồ uống có cồn tại Việt Nam 22
Bảng 1.4: Hiện trạng đầu tư vào ngành công nghiệp rượu ở Việt Nam 23
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lăng Can 2013 31
Bảng 3.2 Dân số và lao động của xã Lăng Can qua 3 năm 2011 – 2013 35
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất của xã giai đoạn 2011-2013 37
Bảng 3.4: Số hộ tham gia sản xuất rượu và tổng số lít rượu được sản xuất ra
tại xã Lăng Can những năm gần đây 42
Bảng 3.5: Tình hình nhân lực của nhóm hộ sản xuất rượu thóc và nhóm hộ
sản xuất rượu gạo 43
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất và sản lượng thu được của các hộ sản xuất rượu
thóc trên địa bàn nghiên cứu 44
Bảng 3.7: Sô lượng lít rượu của nhóm hộ nghiên cứu 45
Bảng 3.8: Giá cả về lợn và thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu 47
Bảng 3.9: Bảng chi phí chăn nuôi lợn có bổ sung và không bổ sung bỗng
rượu 48
Bảng 3.10: Tổng chi phí sản xuất rượu gạo của nhóm hộ nghiên cứu 49
Bảng 3.11: So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất rượu thóc và nhóm
hộ sản xuất rượu gạo trong năm 2013 50
Bảng 3.12: So sánh lợi nhuận giữa rượu thóc vào rượu gạo 51
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
DN : Doanh nghiệp
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United
Nations)
GO : Tổng giá trị sản xuất
HTX : Hợp tác xã
IC : Chi phí trung gian
Kg : Kilogram
Lđ : Lao động
MI : Kết quả cuối cùng
Pr : Lợi nhuận
TC : Toàn bộ chi phí
TSCĐ : Tài sản cố định
TW : Trung ương
USD : Đô la Mỹ (Mỹ kim)
VA
: Giá trị gia tăng
VNĐ : Việt Nam đồng
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rượu là một sản phẩm có từ lâu đời, mang tính truyền thống của nhiều
dân tộc trên thế giới đặc biệt rượu được sử dụng trong các dịp lễ hội, tết, đình
đám, hay là một món quà giá trị để tặng người thân Từ thời xa xưa con
người đã biết làm nước uống bằng phương pháp lên men tuy nhiên đến thế kỷ
XVI việc sản xuất rượu mới trở thành một ngành công nghiệp, và cũng từ đó
ngày càng có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào ngành công
nghiệp này.
Nói về rượu theo y học: rượu ethylic là chất độc đối với con người.
Điều này không ai chối cãi, nhưng chỉ đúng với việc uống quá liều lượng cho
phép đối với người. Mặt khác ngoài thành phần chính là ethanol, trong rượu
còn có một số hợp chất có giá trị dinh dưỡng như đường, các vitamine, một số
nguyên tố vi lượng Nếu thỉnh thoảng hoặc ngày một lần uống vào buổi tối
không quá 50ml (1 chén uống trà) rượu ngâm thuốc bắc thì chúng ta sẽ ăn và
ngủ tốt hơn. Lúc đó rượu sẽ làm tăng sức khỏe, con người sẽ cảm thấy sảng
khoái, thậm chí là minh mẫn hơn. Về mặt kinh tế rượu là một ngành có vốn
đầu tư ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao, vì vậy
nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đầu tư
phát triển ngành sản xuất rượu.
Ở nước ta, nghề nấu rượu đã có từ lâu đời trong dân gian. Ở miền núi
đồng bào dân tộc dùng thóc, gạo, ngô, sắn, nấu chín rồi cho lên men, men
này được lấy từ lá cây cho lên men thuần khiết. Ở một số nơi khác, người ta
nuôi cấy và phát triển nấm men, nấm mốc trong thiên nhiên trên môi trường
thích hợp (gạo, và một số vị thuốc bắc) để lên men rượu từ nguyên liệu tinh
bột đã được nấu chín. Vì vậy nguồn nguyên liệu trong sản xuất rượu đã góp
2
phần tạo nên nét đặc trung cho từng vùng là một trong những yếu tố tạo nên
giá trị truyền thống và đặc sắc cho sản phẩm của vùng đó, chẳng hạn như
rượu làng Vân (Bắc Ninh), rượu Tây Nguyên, Rượu Bầu Đá (Bình Định),
rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang) Tất cả đều làm theo kinh nghiệm cha
truyền con nối.
Việc nấu rượu truyền thống nếu thực hiện đúng thì rượu làm ra uống rất
ngon, vị đâm và êm dịu, say mà không cảm thấy xốc hay đau đầu. Tuy nhiên
rượu truyền thống chưa được hưởng lợi nhiều từ các nghiên cứu khoa học,
thực trạng sản xuất rượu truyền thống ở một số địa phương của nước ta vần
còn là một điều bất cập, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, chưa đạt tiêu
chuẩn để xuất khẩu, thương hiệu chưa được nhiều người biết đến Mặt khác,
xu hướng trên thế giới là tiến hành công nghiệp hóa các sản phẩm truyền
thống và quảng cáo hình ảnh thương hiệu của mình đến khắp nơi.
Riêng trường hợp rượu thóc, rượu ngô là sản phẩm độc đáo của người
Tày, người Mông Miền Bắc nước ta là những trường hợp rất đáng lưu ý. Bởi
vì đây à dòng “rượu gốc” với những nguyên liệu, men và quy trình trưng cất
đặc trưng như một bí quyết công nghệ. Rượu thóc được làm từ hạt thóc, và
men lá đặc trưng của đồng bào. Lúa là một cây sản xuất nông nghiệp phổ biến
và là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn, nên có thể nói nguồn
nguyên liệu là phong phú và có số lượng lớn, dễ kiếm. Tuy nhiên hiện nay
rượu thóc chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào nói chung
và người dân sản xuất rượu thóc tại Lâm Bình nói riêng.
Xuất phát từ những thực tế trên và nhu cầu đưa sản xuất rượu mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người dân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất "rượu thóc" tại xã
Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”.
3
2. Mục đích nghiêm cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất rượu thóc của các hộ nông dân sản xuất rượu tại xã Lăng Can - Lâm
Bình -Tuyên Quang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất rượu cho các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định thực trạng sản xuất rượu thóc của các nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế về việc sản xuất rượu thóc của các hộ nông
dân trong các năm 2011, 2012, 2013.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rượu thóc
của các hộ nông dân.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế để có thêm kinh
nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ
thuật chuyên môn cũng như nghiệp vụ kinh tế vào trong sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra một số bảng tổng hợp về tình hình sản xuất rượu thóc tại xã
Lăng Can, rút ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những
khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất rượu thóc. Từ đó đưa ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường tận dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản
xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng
tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả theo quan điểm của Các Mác (Karl Marx) đó là việc “tiết
kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật
hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất
lao động hay tăng hiệu quả”. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao
động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã
hội". [2]
Vận dụng quan điểm của Các Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho
rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu
của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”. [2]
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về
hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh
tế.[2]
5
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem
xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi
phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được
xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một
hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối
quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương
đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều
sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả
kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh
6
trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã
hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho
nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu
đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm
trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh
tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
7
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương
quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí
bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả
đạt được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để
đạt được các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định
nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã
hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu
thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả
kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ
trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
8
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà Nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng
- Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.
1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá
hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi
thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định
lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả
năng thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật
chất sản xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao
động bỏ ra.
1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng
đơn vị cần xác định những vấn đề sau:
9
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không?
Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một
mốc nào đó. Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta
có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng
thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa
phương khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh
hiệu quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh
tế trong sản xuất kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong
trạng thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là
không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các
tiêu chí cụ thể. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác
nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính
phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước
hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả.
Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ
theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
10
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ
doanh nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động,
đầu tư phát triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của
các doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể
dựa vào qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay qui trình kỹ
thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất.
1.2. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế
1.2.1. Vai trò chung của lúa gạo
Trên thế giới, cây lúa được hơn 250 triệu nông dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 -
200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại
các nước châu Mỹ.[11]
Ở Việt Nam, dân số trên 90 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa
gạo làm lương thực chính.[11]
Sản phẩm chính của cây lúa:
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu
cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh
đa,bánh chưng, bún, rượu, từ thóc có thể nấu rượu thóc. Ngoài ra còn bánh
rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và thuốc chữa
bệnh.
11
- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamine B1 để
chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng,
vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây
dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc,
sản xuất nấm
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ
phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần
thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được
cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn
dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
1.2.2. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế thế giới
Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu
cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn
và mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng
vai trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố
được chú trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan
tâm, lo lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấp bách. Nhiều
sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế
thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn
cầu. Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loại, do nguy cơ nạn
đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc
tính đến năm 2013 trên thế giới có khoảng trên 800 triệu người ở những nước
nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực, trong đó khoảng
200 triệu là trẻ em. Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi do thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì nạn đói nghiêm trọng. Do đó,
12
Hội nghị dinh dưỡng quốc tế đã đi đến kết luận rằng: giải quyết kịp thời vấn
đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế xã
hội. Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản
xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa
mì, ngô, lúa mạch và kê… Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại được sản xuất
và tiêu dùng nhiều nhất. Với nhu cầu trung bình hiện nay trên thế giới có thể
duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người, chiếm gần 53% dân số thế giới.
Tuy sản lượng lúa gạo thấp hơn lúa mì một chút, nhưng căn cứ vào tỷ lệ hư
hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và chế biến, căn cứ vào giá trị dinh
dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số trên thế
giới. Gần nửa dân số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực
khác.[10]
Điều này chỉ rõ vai trò của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới và
trong đời sống kinh tế quốc tế.
1.2.3. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa
nước cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến
tính đến nay là hơn 90 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần
80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao
động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ
phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân.[10]
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích
canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng
cây lương thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó
lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực.[10]
13
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút
nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế
quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vai trò,
vị trí của lúa gạo Việt Nam: Lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp
lương thực cho cả nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân. Từ
đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa
gạo nói riêng, như: chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi,
giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã được đưa
vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu). Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim
ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn
góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Cũng do
thực hiện thực hiện chương trình lương thực, Việt Nam đã biến từ nước nhập
lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn
gạo hàng năm.[10]
1.3. Rượu và vai trò của rượu trong đời sống nhân dân
1.3.1. Nguồn gốc rượu
Rượu là đồ uống có chứa cồn thực phẩm, tên gọi hóa học là Ethyl
Alcohol (C
2
H
5
OH). Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không
chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của một số loại cây và
hoa quả.
Các loại nước uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền
sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia, sau
đó là rượu vang sản xuất từ các loại men hoang dã. Đây cũng là những người
đầu tiên sử dụng rượu trong y học. Kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố
giả thuyết cho rằng người Trung Hoa đã sản xuất được rượu từ 5000 năm
14
trước Công nguyên. Người ta đã tìm thấy nhiều di vật về đồ uống và dụng cụ
sản xuất rượu từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc.[12]
Rượu Thiên Hưng nổi tiếng có xuất xứ từ vùng Thiệu Hưng (Trung
Quốc). Đây là sản phẩm được chế biến bằng gạo nếp mới thu hoạch với nước
khoáng ở Thiên Hồ với một loại men đặc biệt. Chai, vò hũ đựng rượu được
trang trí theo thẩm mỹ dân gian mang nhiều màu sắc khác nhau. Rượu Phúc
Kiến được chế biến từ lúa nếp, có hương vị thơm, dùng loại men phối hợp với
nhiều vị thuốc có lợi cho sức khỏe con người.
Rượu mạnh của Trung Quốc được chế biến từ đời nhà Tống. Loại rượu
này nổi tiếng về độ trong, thuần, thơm, dễ chịu. Có nhiều dòng khác nhau với
công cụ chế biến, cách sử dụng men, kỹ thuật khác nhau như rượu Mao Đài,
Ngũ Lương, Đông Tửu, Cổ Tỉnh, Mai Quế Lộ, Lư Châu, rượu Fen,
Wuliangyie, Nữ Nhi Hồng…[12]
Rượu vang đỏ được con người sử dụng từ thời Hy Lạp cổ đại trong các
bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Từ thế kỷ thứ I trước Công Nguyên, rượu
vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên, người
Hy Lạp và người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước. Trong khoảng từ
thế kỷ VIII - IX các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ
rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như
trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào Châu Âu khoảng giữa
thế kỷ XII và gia tăng số lượng từ giữa thế kỷ XIV. Số lượng người và số
lượng rượu mà nhân loại sử dụng trên thế giới khá nhiều, chỉ đứng sau cà phê.
1.3.2. Vai trò của rượu trong đời sống nhân dân
Rượu là một trong các loại thực phẩm lâu đời nhất gắn liền với đời
sống sinh hoạt, văn hóa tâm linh của cộng đồng ở mọi thời đại và các giai
đoạn phát triển khác nhau của con người. Rượu đã trở thành một nhu cầu, là
một tập quán trong giao tiếp xã hội, một hiện vật trong đời sống lễ nghi của
15
con người, những lễ hội, những dịp tân quan, kết hôn, tang tế, lễ nghĩa, hiếu
hỉ đều cần đến rượu.
Những nguyên nhân về xã hội, ví dụ như cần thảo luận về những dự án
làm ăn, những điều tế nhị có thể dễ dàng thảo luận và thống nhất ý kiến khi
ngồi quanh bàn rượu. Ngoài ra nam giới thường uống rượu vì rượu là biểu
tượng đặc trưng cho nam tính: "Nam vô tửu như kỳ vô phong".
Đối với sức khỏe, nếu sử dụng rượu đảm bảo chất lượng, đúng liều
lượng thì sẽ mang lại những lợi ích nhất định kể cả rượu trắng, rượu màu và
rượu thuốc. Người xưa cho rằng rượu có tác dụng khai vị, kích thích ăn ngon
và rượu thuốc có tác dụng hoạt huyết, gây hưng phấn thần kinh, điều chỉnh
âm dương khí huyết. Rượu còn là một dung môi rất tốt, có thể hòa tan rất
nhiều thành phần của dược liệu khó tan trong nước. Vì vậy rượu ngâm thuốc
có công hiệu cao hơn thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Uống rượu là một ý thích con người, nhưng trước tiên nó là một sinh
hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa người và người, như
cố nhân có câu "Trà tam rượu tứ" hoặc "Rượu ngon phải có bạn hiền". Xuất
phát là như thế, nhưng tại sao vui buồn gì người ta cũng uống rượu, tại sao
khi vui, khi buồn người ta không đi ăn phở. Vấn đề ở chỗ rượu làm con người
hưng phấn để thúc đẩy giao tiếp xã hội hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, với những người lạm dụng rượu thì rượu sẽ gây nhiều tác
hại đáng tiếc, làm hại sức khỏe và làm mất tư cách con người khi uống rượu
quá liều lương cho phép
1.4. Tình hình nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rượu
1.4.1. Thành phần và quy trình sản xuất rượu thóc
1.4.1.1. Giới thiệu về men lá
Nguyên liệu:
Men lá là yếu tố chính tạo nên hương vị khác biệt của rượu thóc Lâm
Bình so với các loại rượu khác, men lá được người dân hái trong rừng từ 10
loại lá, cây củ, quả đến 20 loại khác nhau, người dân gọi đây là thuốc nam.
16
Những loại cây, củ, quả để làm men lá này được người dân đúc kết từ
đời này qua đời khác mang tính truyền thống, mỗi gia đình có một phương
thức hái men là riêng đó có thể gọi là phương thức hái men gia truyền vì thế
mà mỗi nhà nấu có chút hương vị thơm và ngon khác nhau nhưng không quá
khác biệt, do trong cách thức hái có nhiều loại cây, củ, quả là trùng hợp với
nhau.
Về nguồn cung cấp men lá là nhiều và rất phong phú, những men lá
này được hái trong rừng và cách nơi người dân sinh sống, rất tiện lợi cho
việc nấu rượu.
Thành phần của bánh men:
Bánh men bao gồm những thành phần sau :
- Men lá được người dân hái và phơi khô.
- Gạo để trộn với men lá theo tỷ lệ nhất định
- Nước đun sôi để nguội.
Cách lên men men lá:
1. Trước tiên ta đem những lá cây, củ, quả, hái được, đã phơi khô đem
trộn đều với gạo (gạo nếp hoặc gạo tẻ đều được ), 2 thành phần này phải được
trộn đều với nhau, rồi sau đó đem hỗn hợp này ra xay xát, nghiền thành bột
nhỏ như bột cám.
2. Đun một nồi nước sôi rồi để nguội, đem nước sôi đã được để nguội
này trộn với hỗn hợp trên đã được nghiền nhỏ vụn, trộn 2 thành phần với
nhau sao cho vừa đủ để nặn thành 1 hình tròn có kích thước bằng 1 quả trứng
gà, sau khi đã nặn ta chọc thủng 1 lỗ nhỏ trên đầu quả men mục đích là để quả
men có thể khô nhanh hơn.
Chú ý: để 1 ít hỗn hợp bột gạo với lá cây đã được xay vụn nhỏ lại để
dùng cho bước 4.