Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.22 KB, 57 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




MA BÍCH DIỆP


Tên đề tài:

ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ DƯƠNG QUANG,
THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : K42 - KN
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn







Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo và bạn bè tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc
Kạn”. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm
ơn tới thầy giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn là người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trông suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đồng thời
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo
UBND xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên




Ma Bích Diệp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Dương Quang 17
Bảng 4.2: Diện tích các cây trồng chủ yếu của xã Dương Quang 18
Bảng 4.3: Thống kê vật nuôi của xã Dương Quang năm 2013 21
Bảng 4.4: Dân số và lao động của xã Dương Quang 22
Bảng 4.5: Thành phần dân tộc ở xã Dương Quang 23
Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 24
Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ điều tra 26
Bảng 4.8: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra 26
Bảng 4.9: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các thôn 27
Bảng 4.10: Bình quân diện tích canh tác theo nhóm hộ (ha/hộ) 27
Bảng 4.11: Bình quân diện tích đất canh tác theo dân tộc (ha/hộ) 28
Bảng 4.12: Bìnhquân diện tích rừng và đất rừng theo nhóm hộ (ha/hộ) 29
Bảng 4.13: Bình quân diện tích rừng và đất rừng phân theo thôn và dân tộc 29
Bảng 4.14: Bình quân(%) thu nhập về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 30
Bảng 4.15: (%) Thu nhập về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 31
Bảng 4.16: (%) Thu nhập về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ 32
Bảng 4.17: Số hộ trồng và (%) thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại
Dương Quang 33
Bảng 4.18: (%) Thu nhập về chăn nuôi theo thôn và nhóm hộ 34
Bảng 4.19: Số hộ chăn nuôi và (%) thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu tại
Dương Quang 35



MỤC LỤC


Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 4
2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế 4
2.1.2.Các loại nguồn vốn 9
2.1.3. Hộ và kinh tế hộ 10
2.2. Một số nghiên cứu về sinh kế 12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp 16
3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp 16
3.3.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu 16
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dương Quang có liên
quan đến sản xuất nông nghiệp 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19
4.1.3. Cơ cấu cây trồng chính của xã Dương Quang 24
4.2. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Dương Quang 25
4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra 25



4.2.2. Diện tích đất canh tác, rừng và đất rừng của các hộ điều tra 27
4.2.3. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp 29
4.2.4. Thu nhập về trồng trọt của các hộ điều tra 32
4.2.5. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ điều tra 34
4.3. Khuyến nghị các giải pháp cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương 38
4.3.1. Giải pháp chung 38
4.3.2. giải pháp riêng cho từng nhóm hộ 43
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Khuyến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48



1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế bền vững là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của
con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời
sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi
trường tự nhiên. Trên thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế
của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã
hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng. Việc điều tra các hoạt động sinh
kế giúp chúng ta hiểu rõ hơn được những phương thức sinh kế của người dân
có phù hợp với các điều kiện địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế
đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.

Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông
thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực
nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11 triệu hộ chuyên
sản xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế
nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng
đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các hoạt động sinh kế
bền vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách xã hội cơ bản hướng
vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ
hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên
thoát khỏi nghèo đói, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên thực tế hiện
nay, người dân nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn
lực để phát triển kinh tế. Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài
chính, thông tin, cơ sở vật chất để kiếm kế sinh nhai.
Để cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là các cộng
đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ cần có sự quan tâm của Nhà nước và các tổ
chức xã hội, thông qua các hoạt động, thông qua hệ thống cây trồng/vật nuôi
tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực,
thức ăn chăn nuôi, cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông nghiệp, tiến bộ


2
khoa học kỹ thuật, để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển các hoạt
động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta thấy rằng
sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của
con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời
sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi
trường tự nhiên.
Để góp phần xây dựng, và củng cố thêm phần kiến thức đã học tại
trường lớp vào địa phương đang ở, nhận thấy mặc dù xã Dương Quang là một

xã gần trung tâm thị xã, nhưng điều kiện kinh tế của mọi người ở đó vẫn còn
khó khăn, với 10 thôn tại xã nhưng vẫn còn rất nhiều hộ còn nghèo, không đủ
ăn, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, chủ yếu là họ chưa tìm ra cách
để cải thiện sinh kế cho gia đình.
Dương Quang là xã thuộc thị xã Bắc Kạn, mặc dù gần trung tâm thị xã
nhưng do điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại chưa hầu hết thuận tiện
với một số thôn bản cách xa trung tâm UBND xã và thị xã vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, chủ yếu là người dân tộc,
diện tích đất canh tác chưa đáp ứng đủ để sản xuất cũng như chua đủ để cải
thiện sinh kế hơn với bà con, chủ yếu là làm nông nghiệp, phụ thuộc vào nông
nghệp là chính và đất rừng, chưa biết cách làm để phục vụ cho sản xuất nông
lâm nghiệp. Chính vì vậy, những người dân nghèo, gặp rất nhiều khó khăn trở
ngại trong việc tiếp cận sinh kế để từ đó tìm cho mình một kế sinh nhai để
thoát nghèo một cách bền vững.
Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm
hiểu tình hình thực trạng về các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây sẽ
là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho
người dân miền núi xã Dương Quang nói riêng cũng như người dân trong địa
bàn tỉnh nói chung, làm tiền đề cho các can thiệp của dự án phát triển nông
thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao
đời sống cho người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều
tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên
quan đến sản xuất nông nghiệp.
- Điều tra, đánh giá các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng

các dân tộc địa phương để làm cơ sở cho các can thiệp.
- Đề xuất giải pháp can thiệp sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng
đồng địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học :
- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực
tập cơ sở.
- Năng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
Ý nghĩa trong thực tiễn :
- Tìm hiểu những nhân tố thuận lợi, tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận
nguồn lực sinh kế, từ đó có các biện pháp thúc đẩy.
- Tìm ra những trở ngại trong việc tiếp cận phát triển sinh kế của người
dân để đưa ra các giải pháp khắc phục.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế
- Khái niệm sinh kế:
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác
giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và
xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các
hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998).
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể
hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1)Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn,

lạc, cây ăn quả, rau màu, (2) chăn nuôi: Lợn, gà, trâu, bò, cá, và (3) Lâm
nghiệp: Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng.
Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ,
buôn bán và các ngành nghề khác.
Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân nông thôn
được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia
đình họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc
xây dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế
địa phương. Qua đó góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
- Tiếp cận sinh kế:
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh
tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương
thúc truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng
thủy sản, lâm nghiệp…). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như
những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi với điều kiền tự
nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo.
- Khung sinh kế:
Có nhiều khái niệm về sinh kế như sau:
+ Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các
nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng
và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị


5
(nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức
hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động
được diễn ra (nguồn lực xã hội).
+ Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống.
+ Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của

những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến
lược và hoạt động sinh kế tùy thuộc và mức độ hiểu biết mà con người có thể
kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ có. Vì thế, bàn về sinh kế
và sinh kế bền vững có rất nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau.
+ Có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện/ cách thức để kiếm sống.
Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn
được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Hoặc sinh kế là thu nhập ổn
định có được nhờ áp dụng các phương thức/ biện pháp khác nhau. Và có ý
kiến cho rằng sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng
động mà họ sẽ được thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được
những ước vọng của họ.
+ Ta có thể miêu tả một sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được
thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có
thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai,
tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các
nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều
kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội).
+ Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng
con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. có quan niệm cho
rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi
ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng,
các mối quan hệ, (Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập
hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những
quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế
là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng
của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan
hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng.



6
- Khung sinh kế bên vững (SLF)















Khái niệm khung sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo
Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh
kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được
những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và
tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái
niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway
(1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm
con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản
của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư
nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa
phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh

kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi
sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.
- Chiến lược sinh kế:
Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn
và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn


7
và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt
được mục tiêu nguyện vọng của họ.

- Quan điểm định hướng chiến lược sinh kế bền vững:
Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là điều thường xuyên được
nhắc đến, đối tượng đặc biệt ở đây là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm hướng tới một sự phát triển
bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế mà
song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay khi con
người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa của thiên nhiên,
các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là một mục tiêu quan
trọng, việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức
trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng của cuộc sống con
người, đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói
giảm nghèo.
Chiến lược được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết
hợp và quản lí các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết
quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố:
• Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc
làm và ngồn vốn tài chính nâng cao.
• Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua bằng tiền, mức
sống còn được đánh giá về các giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác,

mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng
sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình.
• Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong
trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vậy, sự ưu tiên của họ là tập trung cho việc
bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát
triển những cơ hội của mình.
• An ninh lương thực được củng cố: an ninh lương thực là một vấn đề
cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng
cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng
tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân…
• Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triển cần đi đôi
với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường.


8
Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người
cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh
kế được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú
sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở
cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Những tài sản sinh kế
Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người.
Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con
người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết
quả sinh kế hữu ích.
Tài sản của người dân











(Nguồn: DFID, 2002)
Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra
những sinh kế:
Nguồn vốn con người (Human capital)
Nguồn vốn xã hội (Social capital)
Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital)
Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital)
Nguồn vốn tài chính (Financial capital)
Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản:
Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các
loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các
điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản


9
Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những
cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng
đồng đó.
Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp
cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài
chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực
tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra
nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng…

Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay
đổi liên tục theo thời gian.
Sơ đồ hình ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp,
những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân
bằng giữa những tài sản đó như thế nào.
2.1.2.Các loại nguồn vốn
- Nguồn vốn tự nhiên:
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự
nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con
người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hoá
công vô hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân
chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây
trồng, vật nuôi, mùa màng…
Trong khung sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên
và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của
người nghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn
vốn tự nhiên (vd: cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất
nông nghiệp) và tính mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong
năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các năm.
- Nguồn vốn con người:
Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những
chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai
của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất
lượng nhân lực có sẵn. Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ
kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ.


10
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem

là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập.
- Nguồn vốn vật chất:
Nguồn vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ
trợ cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới
tiêu, cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin…
- Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người
vẽ ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm:
Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng
quen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động
làm tăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với
các thể chế, như các thể chế chính trị và cộng đồng.
Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các
quyết định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh.
Uy tín của các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến
khích kết hợp, cắt giảm các chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới
không chính thức xung quanh vấn đề nghèo đói.
Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan
hệ sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và cơ cấu. Thực sự có thể là
hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc,
thông qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành
sản phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có
thể làm cho nó phát triển hơn.
2.1.3. Hộ và kinh tế hộ
- Một số khái niệm về hộ:
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ
chức kinh tế - xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác
nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đó cũng có những khái niệm
khác nhau.

Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.


11
Tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống
kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan
năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có
liên quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp
Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số
nước Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc
có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn
chính bản thân của họ và cộng đồng”.
Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): Hộ gia đình là
khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình
làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính
và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các
thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa
nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thoả mãn nhu cầu
xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là
một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ
và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và giáo dục, giữa các thành viên.

- Hộ nông dân:
Theo ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ
chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề
cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “nông hộ là tế bào
kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế


12
lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường
và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2011
cho rằng: “hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
- Kinh tế hộ nông dân:
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ
gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của
mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong
hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Tác giả T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Áthuộc
trường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, cho rằng: “Ở các nước Châu Á
hầu hết người ta qua niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay
không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm
và có chung một ngân quỹ”.

“Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong
nông - lâm nghiệp được hình thành và tồn tại trên cơ sở sử dụng đất đai, sức
lao động, tiền vốn, của gia đình mình là chính.
2.2. Một số nghiên cứu về sinh kế
- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La
Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái
định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá
phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời
sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế
của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với
chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra
những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các
hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững


13
để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia
đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững
chắc cho tương lai.
- Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01)
(Trường Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách
xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và
kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát
triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát
triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển
nông thôn ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa
ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ
thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính
diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy
tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về
phát triển nông thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn.
- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền
Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha - Czech
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát
triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương
thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn
vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên
khác: nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra,
đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo
về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã
hội tại địa phương.
- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm
Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi.
Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản
xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh
kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.


14
Nhận xét về các công trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những
công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi
nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở
đó giúp người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản

xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế
để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững,
cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định
cuộc sống.



15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ gia đình nông dân trong xã, cùng với các hoạt động sinh kế
của của họ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế trong đề tài bao gồm hoạt động nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp. Thu nhập được tính trên
thu nhập của nông nghiệp và phi nông nghiệp
Nghiên cứu chọn mẫu 40 hộ trong vùng tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi,
Bản Pẻn, Nà Pài, phân bổ đều ở khu vực trong toàn xã Dương Quang, thị xã
Bắc Kạn, tỉnh Bắn Kạn.
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại xã Dương Quang, thị xã
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:
+ Thu thập số liệu điều tra nông hộ được thực hiện từ tháng 3 đến tháng
4 năm 2014.
+ Thu thập các số liệu thứ cấp và phân tích số liệu được thực hiện từ
ngày 16/01/2014 đến ngày 27/04/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung các nội dung nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương Quang,
thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có liên quan đến sản xuất nông nghiệp
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế xã hội
+ Cơ cấu cây trồng chính của địa phương
- Đánh giá và phân tích các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng
đồng các dân tộc địa phương trong vùng dự án
+ Thông tin về các hộ và phân loại hộ tại địa bàn nghiên cứu;
+ Diện tích đất canh tác, rừng và đất rừng;
+ Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp;


16
+ Thu nhập về trồng trọt của cộng đồng địa phương tại địa bàn nghiên cứu;
+ Thu nhập về chăn nuôi của cộng đồng địa phương tại địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế cộng đồng tại đại phương.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã
có sẵn từ tất cả các nguồn có thể tiếp cận được. Đó là các số liệu, tài liệu được
thu thập từ UBND xã Dương Quang, từ thư viện của khoa KT và PTNT
(Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), từ các trang mạng khai thác trên
Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google,…
Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như
những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương.
3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu

thập số liệu liên quan đến đề tài. Một bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành,
gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, an ninh
lương thực, sinh kế và thu nhập nông hộ, những liên quan đến tác động của cây
nông nghiệp chính trong hộ gia đình, những tác động liên quan đến chế biến
thức ăn chăn nuôi và phát triển chăn nuôi trâu bò và lợn, thị trường,…
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá
các hoạt động sinh kế, thu nhập (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng
đồng địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan
nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.
Số liệu được thu thập tại bốn thôn xác định là Nà Ỏi, Bản Pẻn, Phặc
Tràng, Nà Pài (thuộc xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn). Tổng
số có 40 phiếu điều tra đã được thu thập tại 40 hộ trong 4 thôn trên. Nghiên
cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện.
- Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương
pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý
giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.
3.3.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu
- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng
theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng.
- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel.


17
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dương Quang có
liên quan đến sản xuất nông nghiệp
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Dương Quang là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn,

có tổng diện tích tự nhiên 2.593,70 ha, chiếm 19,66 % diện tích đất tự nhiên
của thị xã được xác định theo bản đồ địa giới 364/CT
Dương Quang có các tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Huyền Tụng và Bạch Thông;
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông;
- Phía Nam giáp phường Sông Cầu;
- Phía Đông giáp phường Nguyễn Thị Minh Khai.
Với vị trí địa lý như vậy thì xã Dương Quang có những điều kiện
thuận lợi và khó khăn như sau:
- Địa hình:
Dương Quang là xã miền núi có độ cao trung bình 200 - 500m, với
nhiều đỉnh cao trên 700 m như núi: Thiềng Phu, Thôn Toóng, Khau Lang
Nhìn chung, địa hình của xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ
dốc lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, giao thông đi lại rất
khó khăn chủ yếu là đường mòn.
- Đất đai: Xã Dương Quang gồm 10 thôn, với tổng diện tích 2593,70 ha,
trong đó: Diện tích đất còn lại là núi đá, sông, suối hiện trạng không sử dụng được.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Dương Quang
Loại đất
Năm 2011
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2593,70 100
Đất sản xuất nông nghiệp 276,12 10,65
Đất ở 22,76 0,88
Đất trồng cây lâm nghiệp 2.023,59 78.02
Đất nuôi trồng thủy sản 1,56 0.06
Đất chưa sử dụng 211,00 8,14
(Nguồn: Địa chính xã Dương Quang năm, 2013)



18
+ Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp: Chiếm phần lớn diện tích đất nông
nghiệp. Trong diện tích trồng cây hàng năm diện tích đất trồng lúa, ngô, sắn
chiếm tỷ lệ lớn, nhưng trong các loại cây trồng thì lúa vẫn là cây chiếm diện
tích đất trồng cây nông nghiệp lớn và là cây cây trồng chính của vùng.
Bảng 4.2: Diện tích các cây trồng chủ yếu của xã Dương Quang
Cây trồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Lúa 481,0 54,776
Ngô 204,12 23,245
Sắn 143,0 16,285
Cà chua 23,0 2,619
Khoai môn 2,0 0,228
Khoai tây 6,0 0,683
Đỗ tương 10,0 1,139
Lạc 9,0 1,025
Tổng số 878,12 100,0
(Nguồn: UBND xã Dương Quang, 2013)
- Đất lâm nghiệp: Có diện tích 2023,59 ha, chiếm 78,02% tổng diện tích
đất tự nhiên, 100% diện tích đất lâm nghiệp của xã là đất rừng sản xuất. Nó mang
lại kinh tế rất lớn cho địa phương và đất lâm nghiệp đã góp phần quan trọng vào
phòng hộ xung yếu tránh xói mòn, rửa trôi, cải thiện cảnh quan môi trường và cân
bằng sinh thái. Trong tương lai ngoài công tác tăng cường, bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh rừng cần tập trung đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Có diện tích 1,56 ha, chiếm 0,06% diện
tích đất tự nhiên, phân bố đều trên địa bàn toàn xã. Diện tích này chủ yếu là
nuôi thả cá quy mô hộ gia đình, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó cần tận dụng các
khe lách nhỏ có nhiều trên địa bàn, ngăn thành các ao thả cá kết hợp các biện
pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của ngành này.
+ Đất phi nông nghiệp:

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là: 81,48 ha chiếm 3,14% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn xã:
- Đất ở: có 22,76 ha, chiếm 0,88% trong đó toàn bộ là đất ở nông thôn,
nhưng bên cạnh đó đất ở trên địa bàn phân bố cũng chưa đồng đều. Một số


19
cụm dân cư nằm ở vùng sâu, vùng xa khó khăn cho việc đi lại và trao đổi giao
lưu kinh tế, văn hóa.
- Đất sông suối và hiện trạng không sử dụng được: Chiếm diện tích là
40,32 ha chiếm 1,55% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Đất chưa
sử dụng do UBND xã quản lý có 211,00 ha chiếm 8,14% tổng diện tích tự
nhiên của toàn xã. Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng là đất đồi bạc màu rất
khó để khai thác và sử dụng. Vì vậy chính quyền địa phương cần có những
chính sách và biện pháp cụ thể để khuyến khích các hộ nông dân cải tạo đất để
làm nông nghiệp.
- Khí hậu:
Dương Quang nằm trong vùng khí ậu nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu
được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa: được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới
80 % lượng mưa cả năm, lũ lụt thường xảy ra với tốc độ nhanh mạnh, nhiệt
độ trung bình 26 - 27
0
C, chế độ gió chủ yếu là gió Đông Nam.
Mùa khô: được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ
giảm dần, thường có sương mù và sương muối. Tổng tích ôn bình quân cả
năm là 8.300
0
C. Nhiệt độ bình quân là 22
0

C. Lượng mưa từ 1.470 mm đến
1.650 mm độ ẩm trung bình 65%. Chế độ gió chủ yếu là gió Đông Bắc.
- Thuỷ văn: Sông Cầu chảy qua địa bàn xã có chiều rộng là 40m chiều
dài gần 7km, là con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, đặc biệt vào mùa
mưa lũ thường ảnh hưởng đến khu vực dân cư ở hai bên bờ.
Ngoài ra, còn có suối Nậm Cắt và một số suối khác, có độ dốc lớn bị
bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông suối bị
thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập.
Khí hậu như vậy cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông
nghiệp riêng của xã và thị xã Bắc Kạn nói chung. Tuy nhiên nhìn chung với điều
kiện khí hậu đó rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2013, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 6,5%. Trong đó nông lâm
nghiệp chiếm 76,5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,3%, thương mại dịch vụ
chiếm 10,9%.


20
Cây lương thực chính ở đây là Lúa, ngô và sắn ngoài ra còn có một số
loại cây khác như, dong riềng, lạc, cây lâm nghiệp.
* Về nông nghiệp: Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã Dương Quang chủ
yếu là nông nghiệp còn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,
dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 276,12 ha,
chiếm 10,65 %. Trong những năm vừa qua xã đã tập trung chỉ đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xác định mục tiêu cụ thể và
đề ra các giải pháp có trọng tâm, trọng điểm để từng bước bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng, việc áp dụng những tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hoá trong nông nghiệp. Do đó những năm gần
đây nền kinh tế đã có những bước phát triển, đời sống nhân dân từng bước

được cải thiện hơn. Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích
cực. Các chính sách đổi mới đã khơi dậy được tiềm năng của vùng, địa
phương và các thành phần kinh tế. Công tác quản lý điều hành nền kinh tế xã
hội trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đạt được những thành
tích đáng kể.
Gía trị sản xuất nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về lương
thực, thực phẩm của địa phương, sản lượng lương thực trong năm 2013 bình
quân đầu người ước đạt khoảng 850kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu
người của xã là 2.650.000đ/người/năm.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
trình độ dân trí phát triển không đồng đều, sản phẩm làm ra chủ yếu là mang
tính tự cung, tự cấp.
* Sản xuất lâm nghiệp: với diện tích đất lâm nghiệp là: 1091,70 ha,
chiếm 42,09%. Trong đó là toàn bộ đất rừng sản xuất, xa đã và đang phát huy
thêm tiềm năng của rừng về trồng các loại cây gỗ lâu năm, với công cuộc bảo
vệ rừng, chống xói mòm.
* Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được trú trọng và
phát triển. Đặc biệt là chăn nuôi lợn, bà con trong xã đã tận dụng được nhiều
kĩ thuật nuôi lợn mới, ít mang dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao
cho chăn nuôi tại hộ gia đình trong xã. Và có diện tích đất chăn thả rộng nên
người dân phát triển chăn nuôi nhiều hơn.

×