Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.89 KB, 73 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN NGỌC QUYẾN



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG CAO, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2013


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khoá học : 2010 - 2014







Thái Nguyên - 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN NGỌC QUYẾN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG CAO, HUYỆN
PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2013



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : K42 - PTNT

Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Dương Văn Sơn





Thái Nguyên - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Ngọc Quyến
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn
Sơn giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh
Thái Nguyên, các ban ngành cùng nhân dân trong xã, bạn bè và gia đình đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều
nhưng cũng không tránh khỏi những sai xót mong thầy, cô chỉ bảo, góp ý
để bài khóa luận của tôi được tốt hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Ngọc Quyến

MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2


1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Yêu cầu của đề tài 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn 4

2.2. Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của một số nước trên thế giới 11

2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam 13

2.2.2.1. Tình hình kinh tế 14
2.2.2.2. Tình hình xã hội 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25

3.3. Nội dung nghiên cứu 25


3.4. Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 26

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội xã Đông Cao 28

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28

4.1.1.1. Vị trí địa lý 28
4.1.1.2. Địa hình 28
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 28
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 30

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Cao năm 2011-2013 30
4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động xã Đông Cao năm 2013 32
4.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 33
4.1.2.4. Về công tác đảm bảo ANCT và TTATXH 37
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Đông Cao 38

4.2.1. Thực trạng chung 38

4.2.1.1. Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp 38
4.2.1.2. Thực trạng ngành thuỷ sản 42
4.2.1.3. Ngành CN - TTCN 42
4.2.1.4. Ngành dịch vụ - Thương mại 43
4.2.2. Thực trạng phát triển xã hội nông thôn xã Đông Cao qua 3

năm 2011 - 2013 43
4.2.2.1. Giáo Dục 43
4.2.2.2. Y tế 45
4.2.2.3. Dân số kế hoạch hoá gia đình và việc làm 48
4.2.2.4. Văn hoá 48
4.2.2.5. Môi trường 49
4.2.2.6. Những chính sách tác động đến quá trình phát triển kinh tế
nông thôn 49
4.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển KT - XH của xã qua 3 năm
2011-2013 51

4.2.4. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập về
nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu 52

4.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển KT - XH của xã Đông Cao 57

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62

5.2. Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Cao năm 2011 -2013 31
Bảng 4.2. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động xã Đông Cao

năm 2013 33
Bảng 4.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Đông Cao năm 2013 34
Bảng 4.4. Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm 2011 - 2013 38
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của xã qua 3
năm (2011- 2013) 39
Bảng 4.6. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã qua 3
năm 2011 - 2013 41
Bảng 4.7. Kết quả sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản của xã Đông Cao năm
2011 - 2013 42
Bảng 4.8. Tình hình giáo dục trên địa bàn xã Đông Cao
giai đoạn 2011 -2013 44
Bảng 4.9. Kết quả giáo dục trên địa bàn xã Đông Cao năm 2011-2013 45
Bảng 4.10. Công tác khám chữa bệnh và điều trị của trạm y tế xã Đông Cao
năm 2011 - 2013 46
Bảng 4.11. Tình trạng chăm sóc sức khỏe của một số hộ điều tra 47
Bảng 4.12. Kết quả chương trình hỗ trợ xây nhà ở 50
Bảng 4.13. Tình hình chủ hộ điều tra năm 2013 52
Bảng 4.14. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 53
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra
năm 2013 54
Bảng 4.16. Thực trạng cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng năm
2013 của nhóm hộ, tính BQ/ hộ 55
Bảng 4.17. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 của nhóm hộ điều tra,
tính BQ/ hộ (theo giá trị thực tế) 56
Bảng 4.18. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013 của nhóm hộ điều tra
tính BQ/hộ(theo giá thực tế) 56
Bảng 4.19. Nguyện vọng của các hộ điều tra 57
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSHT Cơ sở hạ tầng
BCHTƯ Ban chấp hành trung ương
PTNT Phát triển nông thôn
KT-XH Kinh tế - xã hội
KT Kinh tế
VHXH Văn hóa xã hội
ANQP An ninh quốc phòng
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công ngiệp
DV Dịch vụ
KHKT Khoa học kĩ thuật
ANCT An ninh chính trị
TTATXH Trật tự an toàn xã hội
SL Sản lượng
CC Cơ cấu
GTSX Giá trị sản xuất
SP Sản phẩm
HS Học sinh
GV Giáo viên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
TH Trường hợp
Tr. Đ Triệu đồng
CB Cán bộ
BHYT Bảo hiểm y tế
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dù nước
ta đã đạt được những thành tựu nhất định song kết quả đạt được vẫn còn ở
mức khiêm tốn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới nhưng
chất lượng vẫn còn thấp, tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ có tăng
nhưng không cao. Hơn nữa, sự canh tranh mạnh mẽ của các nước trên thế
giới đẩy Việt Nam cùng với một số nước khác đang đứng trước nguy cơ lạm
phát. Nước ta là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính. Có
tới 72,88% cư dân đang sống ở nông thôn, làm ra 39,65 tấn lương thực lấy
hạt, trong đó có 35,83 triệu tấn thóc và 3,82 triệu tấn ngô (2006). Nông dân
với 27 triệu lao động đang sống trong 50.000 thôn xóm, thuộc 9.098 xã.
Trong Nông nghiệp, trồng trọt chiếm tới 73,5%, chăn nuôi chiếm 27,7%,
còn dịch vụ chỉ chiếm có 1,8%. Trong thu nhập quốc nội (GDP) thì nông
lâm thủy sản còn tới 20,36%, công nghiệp, xây dựng là 41,56%, còn dịch vụ
là 38,08%. Sau nhiều năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đến nay,
về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn mang tính tự cấp, tự túc,
khép kín. Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các không gian hợp tác
kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày
một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế, trong đó lĩnh vực nông
nghiệp là lĩnh vực thách thức nhất.
Bởi nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai dịch
bệnh diễn ra liên tiếp, tác động xấu đến sản xuất và đời sông nhân dân.
Cũng trong thời kì hiện nay khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao cả ở thành thị phát cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,
nhập siêu ở mức cao, thiên lẫn nông thôn. Với tình trạng này kéo dài sẽ dẫn
đến hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội Đảng và Nhà Nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công
cuộc CNH - HĐH đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn
2

diện. Tuy vậy nhưng thực tế cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những yếu
kém cần phải sớm khắc phục như: Tình trạng lạc hậu về khoa học công
nghệ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là những ruộng nhất đẳng
điền, những bờ xôi, ruộng mật bị lấy đi để xây dựng các khu công nghiệp,
khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà để kinh doanh, ngoài ra vấn đề
chất lượng nông sản khi xuất khẩu còn chưa cao, hiệu quả kinh tế từ sản
xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm (Nguyễn Lân
Dũng, 2008) công nghiệp chế biến kém phát triển, mức sống và dân trí
nhiều vùng nông thôn rất thấp, CSHT, trình độ quản lý, quan hệ sản xuất
chậm đổi mới.
Để sớm khắc phục những tồn tại còn bộc lộ trong nông thôn Việt
Nam, trong văn kiện hội nghị lần thứ V của BCHTW khoá IX chỉ rõ: “Xây
dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại. Từ nay đến năm 2010 tập trung mọi
nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó”
(Nguyễn Lân Dũng, 2008).
Xã Đông Cao nằm ở phía Đông Nam của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên. Ngoài nông nghiệp ra thì xã còn phát triển những ngành nghề
khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã góp phần tăng thu
nhập cho người dân và đẩy mạnh nền kinh tế xã. Tuy vậy các nguồn lực
như đất đai, lao động của xã vẫn đang còn là tiềm năng chưa được khai
thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên,, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế -

xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên,, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 -
2013”.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đông Cao.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã Đông Cao.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để -phát triển kinh tế xã hộ xã Đông Cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của xã
- Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xá, khách quan, trung thực
- Giải pháp đề xuất có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa phương
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho
việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được đời sống vật chất tinh thần của người dân trong xã.
- Đề xuất được những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc

sống cho người dân trong xã hội nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung.




4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn
* Kinh tế - xã hội:
- KT-XH là một vấn đề rộng lớn, bao trùm mọi mặt trong hoạt động
của một quốc gia nói chung và một tỉnh, một huyện, một đơn vị hành chính xã
nói riêng. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học.
- KT-XH là một phạm trù bao gồm các vấn đề: KT-VHXH-ANQP.
Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể là: tình hình sản xuất nông-lâm-thuỷ sản;
CN-TTCN, DV; cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, ), y tế giáo dục,…
Tất cả những vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Chúng tác động tạo
thành mối quan hệ hai chiều. Mỗi một vấn đề giữ một vị trí quan trọng riêng
không thể thiếu.
* Tăng trưởng và phát triển:
- Tăng trưởng là sự gia tăng cơ sở vật chất được biểu hiện bằng sự gia
tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc của cả nền kinh tế quốc dân
trong một thời gian, được đánh giá bằng chỉ số % tăng thêm của tổng thu
nhập hàng năm hay từng thời kỳ.
- Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng
mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội,…
* Tăng trưởng kinh tế và Phát triển kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

- Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế-xã hội.
* Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH:
Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,
5
quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Quá trình này đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn. Quá trình CNH -
HĐH nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân
công lại lao động và ngành nghề, đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng
ngày càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp và phi nông nghiệp
khác bằng việc áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả những tiến bộ KHKT
trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp để
không ngừng phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng dân
cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* Phát triển bền vững:
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 đưa ra định nghĩa vắn tắt về
phát triển bền vững: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai, ”
Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nhất
định, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu
người tăng lên qua từng năm, số hộ nghèo giảm dần, số lượng hộ giàu tăng lên,
rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn, giảm bất bình đẳng xã hội, cơ sở
hạ tầng được nâng lên đáng kể, nhất là công trình giao thông được tu bổ đầu tư
lớn, giúp việc đi lại, kinh doanh, lưu thông hàng hoá của người dân; giáo dục y
tế cũng được nâng cấp. Xã hội đang dần tiến tới một xã hôi thực sự văn minh,
dân chủ, công bằng xã hội, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng

nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém.
Nền kinh tế nhìn chung vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu kinh tê nông - công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, năng suất thấp, khoa học công nghệ
còn lạc hậu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là miền núi và
vùng dân tộc thiểu số.
Vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước là xoá bỏ
sự lạc hậu, nâng cao đời sống, nâng cao trình độ dân trí nhằm phát triển bền
vững toàn diện. Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát
triển bền vững trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước đến năm
2010 “phát triển nhanh hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với
6
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển
kinh tế với giữ vững, ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chủ trương của Đảng ta đề ra đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ
bản thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất.
Nhưng trước mắt nước ta vẫn là một nước có cơ cấu nông - công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu và quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh điều này, ngay từ những
buổi sơ khai của loài người, nông nghiệp đã là ngành chủ yếu phục vụ cho
cuộc sống của loài người và là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề khác phát
triển. Hầu hết các nước dựa vào sản xuất nông nghiệp tạo ra một lượng lương
thực thực phẩm cần thiết để nuôi sống dân tộc mình, tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế thương nghiệp phát triển. Nông nghiệp thường gắn với những
vùng quê đặc trưng cho vùng nông thôn. Sản xuất Nông nghiệp bao gồm:
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tuỳ theo thế mạnh của từng vùng
mà có chiến lược phát triển khác nhau.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản là khu vực chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân. Hoạt động công nghiệp bao gồm; Khai thác, chế biến và sửa chữa.

Công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là thước đo cho sự phát
triển. Bởi một nước phát triển bao giờ cũng gắn với nền công nghiệp phát triển, còn
nước kém phát triển thường gắn với nền công nghiệp lạc hậu. Sự phát triển công
nghiệp gắn liền với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất cùng
với việc mở rộng thị trường tiêu thụ, mức độ chuyên môn hoá và tập trung cao.
Đối với vùng nông thôn thì công nghiệp nông thôn có vai trò thúc đẩy
quá trình CNH - HĐH nông thôn. Cùng với nông nghiệp nông thôn thì công
nghiệp nông thôn góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện nông
thôn, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng.
TTCN nông thôn bao gồm ngành tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên
liệu gỗ, tre, nứa lá; Ngành thủ công mỹ nghệ; các ngành nghề truyền thống…
TTCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn,
giúp giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.
7
Dịch vụ nông thôn bao gồm các: Dịch vụ tài chính, thương mại, kỹ
thuật. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển ngành nông nghiệp
và công nghiệp.
Các ngành kinh tế có tác động với nhau, có mối tương quan tỷ lệ giữa
các bộ phận cấu thành so với tổng thể.
Phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, khoa học
công nghệ.
Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho việc phát triển, nó bao gồm: Hệ thống
thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, trạm xá, trường học…Cơ sở hạ tầng phải
được phát triển mạnh tính đồng bộ thống nhất tuỳ thuộc vào điều kiện của
từng địa phương.
Khoa học và công nghệ là nhân tố hàng đầu đẩy mạnh quá trình CNH -
HĐH đất nước. Khoa học công nghệ chủ yếu tập trung vào các hướng như: Áp
dụng các loại giống mới và công nghệ mới và sản xuất để tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi. Từng bước áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, hạn chế sử
dụng chất độc hại để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm

đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; áp dụng công nghệ mới
vào công tác bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm.
Phát triển kinh tế có tác động rất mạnh tới các mặt của xã hội, cả chiều
thuận và chiều nghịch. Do vậy để tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững thì
phải phát triển toàn diện của kinh tế đồng thời phải phát triển toàn diện của xã hội.
Phát triển xã hội là tập chung vào phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn
hoá, thể dục thể thao, an ninh chính trị, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo
ra môi trường an toàn, tiến bộ công bằng xã hội.
Tóm lại: Phát triển kinh tế - xã hội là phải song song, đồng thời, toàn
diện và bền vững. Tức phát triển kinh tế phải gắn liền với xã hội. Hai lĩnh vực
này luôn tác động qua lại với nhau, tồn tại song song nhau mà chúng ta không
thể coi nhẹ mặt nào hơn.
* Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế nông thôn.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng nông thôn và từng thời gian,
mà mỗi nội dung có mức độ và phạm vi khác nhau. Nội dung phát triển kinh
tế nông thôn mang tính toàn diện, bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với
8
nhau và không thể thay thế nhau. Phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu tập
trung vào các vấn đề: Kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế công nghiệp
nông thôn, kinh tế dịch vụ nông thôn, phát triển cơ sở cơ sở hạ tầng ở nông
thôn, chính sách để phát triển kinh tế nông thôn
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Có thực mới vực được đạo, phải làm cho
nhân dân ta ngày càng ấm no, ”. Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có
mối quan hệ chặt chẽ. Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là
lĩnh vực bao trùm cả kinh tế nông thôn, giữ vai trò quyết định sự phát triển
kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan
liên quan vấn đề kinh tế nông nghiệp.
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp

chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa
thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản
hàng hóa trên thị trường (Đảng cộng sản Việt Nam, 1993).
 Phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
ở nông thôn
Công nghiệp nông thôn bao gồm: Công nghiệp chế biến nông, lâm,
thủy sản như: xay sát, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất
thức ăn chăn nuôi; công nghiệp sản xuất công cụ thông thường, công cụ cải
tiến và sửa chữa máy móc nông nghiệp; công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng như: sản xuất vôi, sản xuất gạch ngói, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp đồ gỗ, tre, nứa, sản xuất đồ dùng gia đình, các trang thiết bị đồ gỗ, sản
xuất giường, tủ, bàn, ghế; công nghiệp khai thác vàng, khai thác đá, khai thác
cát, sỏi,
Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công
nghiệp nông thôn là bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn. Việc phát triển
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
9
toàn diện, để khai thác tốt nhất các điều kiện kinh tế và các điều kiện tự nhiên
ngay tại khu vực nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ thu hút lực
lượng lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nông
thôn, đồng thời sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn, sẽ thúc
đẩy kết cấu hạ tầng phát triển nhanh chóng, góp phần phân bố hợp lý dân cư
và các lực lượng lao động trong khu vực này.
 Phát triển dịch vụ nông thôn
Quá trình tiêu dùng, thực hiện dịch vụ theo nhu cầu của sản xuất hoặc
của đời sống. Trong nền kinh tế hàng hóa, cũng giống như các sản phẩm
thông thường, các dịch vụ đều là hàng hóa, đều có giá trị và giá trị sử dụng,

luôn phải thích ứng với thị trường và khách hàng đó là đặc trưng chung nhất
của kinh tế dịch vụ. Theo quan niệm hiện đại, các ngành kinh tế dịch vụ nông
thôn là một bộ phận của các ngành kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động dịch vụ trong khu vực nông thôn bao gồm: Cung ứng điện cho sản
xuất ở nông thôn; bưu điện, điện thoại và thông tin liên lạc ở nông thôn;
thương nghiệp nông thôn hoạt động mua bán hàng hóa chủ yếu ở nông thôn
như: Buôn bán vật tư, kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nông thôn, buôn bán hàng tiêu dùng (cả sản phẩm nông
nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng) cho nông dân nông thôn; mua hàng
nông sản và hàng công nghiệp, máy móc và công cụ sản xuất trong nông thôn
[Nguyễn Đình Nam,1996].
Riêng đối với nông, lâm, ngư nghiệp còn có các dịch vụ giống cây trồng,
giống gia súc, dịch vụ về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch vụ khám chữa
bệnh cho gia súc, dịch vụ bảo quản, chế biến, đóng gói nông sản phẩm,
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nông thôn, thị trường hóa nông thôn, trong đó nông thôn
cần phát triển nhiều ngành kinh tế dịch vụ, thực sự làm cho các ngành kinh tế
dịch vụ càng phong phú và đa dạng, chiếm cơ cấu ngày càng lớn trong kinh tế
nông thôn để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông thôn.
* Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nông thôn
Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời
tiết, các nguồn tài nguyên khác như: nguồn nước, rừng, khoáng sản, nguồn lao
10
động, Đây là những nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển
kinh tế nông thôn. Nơi có điều kiện tự nhiên như đất đai tốt, khí hậu ôn hòa,
nguồn lao động dồi dào thì thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Nơi có
điều kiện tự nhiên không thuận lợi như đất xấu, thiếu nước, lụt bão thường
xuyên xảy ra thì gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Các nhân tố kinh tế-xã hội: Cơ cấu kinh tế nông thôn, các thành phần
kinh tế nông thôn, thị trường, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ cấu dân tộc,

trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người dân, phong tục tập quán,
chính sách của nhà nước, Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế nông thôn.
Các nhân tố tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ: Tổ chức sản xuất
giữ vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sự phát
triển kinh tế nông thôn, nếu có cách tổ chức tốt, mô hình tổ chức phù hợp với
trình độ phát triển và ngược lại nếu cách tổ chức không tốt, mô hình tổ chức
không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông thôn
thì sẽ kìm hãm kinh tế nông thôn phát triển. Khoa học và công nghệ cũng có
tính chất quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất - kinh doanh, nên việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công
nghệ vào sản xuất là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói chung
(Bộ Chính trị,1998), của sự phát triển kinh tế nông thôn nói riêng.
* Phát triển kinh tế - xã hội:
Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
a, Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập.
- Giá trị xuất nhập khẩu.
- Thu nhập bình quân đầu người.
- Giá trị sản xuất.
b, Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội.
- Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M).
- Chỉ số về mức tiết kiệm - đầu tư (I).
- Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị.
11
- Chỉ số về sự liên kết kinh tế.
c, Các chỉ số về phát triển xã hội.
- Tuổi thọ bình quân trong dân số.
- Mức tăng dân số hằng năm.

- Tình hình chăm sóc sức khoẻ.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
- Tình hình giáo dục.
- Tình hình an ninh chính trị.
- Các chỉ số khác về phát triển kinh tế xã hội.
d, Các chỉ số cải thiện môi trường.
- Môi trường sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường đô thị.
- Môi trường sản xuất công nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của một số nước trên thế giới
* Nước Mỹ
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng khá ì ạch trong năm 2012 và
dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014. Theo Liên hợp
quốc kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014. Trên
quan điểm kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ của các chương trình nới lỏng chính sách
tiền tệ, Washington đã thực thi gói nới lỏng định lượng tới lần thứ ba, giữ lãi
suất ở mức cực thấp 0 - 0,25%, tiến hành chương trình hoán đổi trái phiếu và
giữa tháng 12/2012 triển khai chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ đô
la/tháng thay cho chương trình đáo hạn vào cuối năm. Mỹ vẫn kiên trì với
chính sách tiền tệ này mặc dù về cuối năm, kinh tế Mỹ xuất hiện những “điểm
sáng” trên thị trường nhà đất, chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động, để hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế mà Mỹ cho là vẫn còn yếu.
* Trung Quốc
Tình hình sản xuất lương thực của Trung Quốc tổng GDP năm 2012 là
8.249 tỷ đô la. Sản lượng lương thực năm 2012 đạt 589,55 triệu tấn, liên tục
trong vòng 5 năm đều đạt mức trên 500 triệu tấn, đặc biệt là sản lượng lương
thực như thóc gạo, ngô, tiểu mạch đều có sự tăng trưởng toàn diện, trong đó
12
sản lượng thóc gạo đạt 204,3 triệu tấn, tăng 33 triệu tấn (bằng 1,6%), thị

trường lúa gạo và cân bằng cung cầu về tổng thể đáp ứng tốt nhu cầu nội địa.
Theo báo cáo phát triển kinh tế thực Trung Quốc năm 2012, trong bối cảnh
kinh tế thế giới phức tạp, kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn điều chỉnh,
do ảnh hưởng của xu thế suy giảm kinh tế vĩ mô cả ngoài và trong nước nên
áp lực suy giảm kinh tế thực Trung Quốc tăng thêm, sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Số liệu thống kê cho thấy, sản xuất
công nghiệp cả năm vào khoảng 10%, giảm tương đối lớn so với con số
13,9% của năm 2011 và 15,7% năm 2010. Trong đó, công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ tăng lần lượt 9,8% và 10,2%, giảm so với năm trước là 4,6 và 2,8
điểm phần trăm. Các ngành như gang thép, vật liệu xây dựng, quang điện
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đóng tàu, dệt may, điện tử và thông tin
kinh doanh khó khăn, một số thậm chí thua lỗ. Đặc biệt là sản xuất kinh
doanh của ngành luyện, cán kim loại màu giảm tới 60,3%, nguyên liệu hoá
chất và sản xuất các chế phẩm hóa chất giảm 14,3%, công nghiệp dầu mỏ và
khí đốt giảm 3,2% riêng ngành chế biến dầu khí, luyện than cốc và nhiên liệu
hạt nhân công nghiệp năm 2011 vẫn làm ăn có lãi, sang năm 2012 đã thua lỗ
đến 21,74 tỉ NDT. Tiêu dùng của người dân cũng ở mức thấp, nguyên nhân là
do kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng nhất định đến niềm tin tiêu dùng và số việc
làm, điều này đã khiến tiêu dùng suy giảm 11 tháng đầu năm, tiêu dùng đạt
18.683,3 tỉ NDT, tăng trưởng danh nghĩa 14,2% (loại trừ nhân tố giá cả tăng
trưởng thực tế là 12%), giảm 3,1 điểm phần trăm so với năm trước. Những
năm trước đây Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu về loại gạo chất lượng cao, tuy nhiên về tổng thể số lượng không
lớn. Tuy vậy do tỷ giá đồng NDT ngày càng tăng đồng thời giá thành gạo sản
xuất trong nước cũng tăng nhanh. Năm 2012 giá gạo Trung Quốc đã cao hơn
nhiều giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam, Pakistan Từ đó lợi thế về giá của gạo
nhập khẩu đã vượt qua giá gạo sản xuất trong nước, đặc biệt là gạo Việt Nam
(do giá thành sản xuất thấp và liên tục tăng sản lượng trong 2 năm qua).
* Thái Lan
Thiên tai lũ lụt nghiêm trọng xảy ra năm 2011 đã gây thiệt hại to lớn

cho tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như kinh tế Thái Lan, song dưới sự
13
cố gắng của Chính phủ mới và nhân dân cả nước Thái Lan, kinh tế Thái Lan
đang dần dần bước ra khỏi vùng lầy lũ lụt và khôi phục bình thường một cách
toàn diện, tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012 có xu hướng phát triển tốt đẹp.
Theo thống kê của ngành hữu quan Thái Lan, mức tăng kinh tế trong năm
2011 của Thái Lan chỉ đạt 1,1-1,8%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu xác
định vào đầu năm 2011 là 4,5%. Khi phát biểu tại cuộc hội thảo phân tích tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 diễn ra mới đây, thủ tướng Thái Lan Dinh-
lắc nói, xét về cơ sở kinh tế quốc dân ngày một hùng hậu và chính phủ không
ngừng áp dụng biện pháp thúc đẩy, tin tưởng rằng kinh tế quốc dân sẽ được
phục hồi toàn diện trong quý hai năm nay, hy vọng mức tăng kinh tế cả năm
có thể đạt tới 5%. Thủ tướng Dinh-lắc nói, “biện pháp thúc đẩy phục hồi kinh
tế của chính phủ chủ yếu bao gồm ba nội dung: Một là dốc sức thúc đẩy xuất
nhập khẩu.hai là đẩy mạnh phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước và
trong khu vực. Ba là tăng cường sức mua của người dân, kích cầu trong nước,
thúc đẩy sự lưu thông của sản phẩm doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Bên cạnh đó,
tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng năm nay của cả nước Thái
Lan đạt 2,3 nghìn tỷ bạt Thái Lan. Chuyên gia kinh tế Thái Lan nêu rõ, kinh
tế Thái Lan năm nay có tương lai phát triển sáng sủa, song vẫn phải theo dõi
chặt chẽ các vấn đề quan trọng trong và ngoài nước có thể ảnh hưởng tới phát
triển kinh tế quốc dân, trong đó kể cả phương án và tiến triển giải quyết
khủng hoảng nợ công, xu hướng và chính sách kinh tế trong tương lai của các
nền kinh tế chủ yếu trên thế giới, phát triển và sâu sắc hợp tác kinh tế khu vực
châu -Thái Bình Dương, khí hậu toàn cầu thất thường, thiên tai, nhân tố bất
lợi gây tác động tới sự ổn định của tình hình chính trị trong nước Thái Lan.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn
của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu
Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng

hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực
này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác
động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh
tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số
14
nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với
nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức
nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh
hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua
trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt
động hoặc giải thể.
Trước bối cảnh bất lợi đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ thẳng thắn
nhìn nhận và chỉ ra những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, đồng thời phân
tích sâu những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó ban hành nhiều văn bản
quan trọng cùng những định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành kinh tế-xã hội. Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được Chính phủ xác
định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 là “Ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và
cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng,
bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động
đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn
cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Các ngành, các
cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong năm qua có nhiều cố
gắng, khắc phục khó khăn, chủ động và tích cực thực hiện đồng bộ Nghị

quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ
và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm duy trì ổn định kinh tế-xã hội.
2.2.2.1. Tình hình kinh tế
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng
4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy
15
thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới
gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu
hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả
của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và
Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào
mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng
góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm
phần trăm.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh 1994
ước tính đạt 255,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông
nghiệp đạt 183,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8%; lâm nghiệp đạt 8,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,4%; thuỷ sản đạt 63,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%.
+ Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn
so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo
trồng ước tính đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3
tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương
thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011.
Sản xuất cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của thời tiết xấu

nên sản lượng một số cây hàng năm giảm so với năm 2011, trong đó đậu
tương đạt 175,2 nghìn tấn, giảm 34,4%; vừng đạt 29,7 nghìn tấn, giảm 6,3%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển do thuận lợi về giá bán sản
phẩm đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo trồng. Diện tích cho
sản phẩm và sản lượng một số cây chủ lực tăng so với năm 2011, trong đó
diện tích chè ước tính đạt 115,8 nghìn ha, tăng 1,4%; sản lượng đạt 923,1
nghìn tấn, tăng 5%; cà phê diện tích đạt 574,2 nghìn ha, tăng 5,6%, sản lượng
đạt 1292,4 nghìn tấn, tăng 1,2%; cao su diện tích 505,8 nghìn ha, tăng 10%,
sản lượng đạt 863,6 nghìn tấn, tăng 9,4%; hồ tiêu diện tích đạt 46,9 nghìn ha,
tăng 4,2%, sản lượng đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6%.
16
Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng dứa năm 2012
ước tính đạt 571,6 nghìn tấn, tăng 7,7% so với năm 2011; chuối đạt 1,8 triệu
tấn, tăng 3%; xoài đạt 776,3 nghìn tấn, tăng 13%; bưởi đạt 435,6 nghìn tấn,
tăng 2,7%. Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh hưởng của thời tiết và một
phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm như: Sản
lượng nhãn đạt 545,3 nghìn tấn, giảm 8,5% so với năm 2011; vải, chôm chôm
đạt 649,3 nghìn tấn, giảm 10,5%; cam, quýt đạt 690,3 nghìn tấn, giảm 1,8%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu
vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và các doanh
nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại
thời điểm 01/10/2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với
cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%;
đàn trâu có 2627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5194,2 nghìn con, giảm
4,5%, nguyên nhân chủ yếu do diện tích chăn thả bị thu hẹp, chăn nuôi hiệu
quả thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô đàn. Riêng nuôi
bò sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa tại thời điểm trên của cả nước đạt 167
nghìn con, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2011. Đàn gia cầm có 308,5
triệu con, giảm 4,4% so với thời điểm 01/10/2011, trong đó đàn gà 223,7 triệu
con, giảm 3,86%. Tính đến ngày 20/12/2012, cả nước không còn địa phương

nào có dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa qua 21 ngày.
Sản lượng thịt hơi các loại năm 2012 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng
2,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu tăng 0,8%; sản lượng thịt
bò tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn tăng 2%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%.
Sản lượng trứng tăng 5,8%; sữa tươi tăng 10,5%; mật ong tăng 4,8%; kén tằm
tăng 6,5%.
+ Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trong năm gặp một số khó khăn do điều kiện thời
tiết không thuận lợi nên việc triển khai các dự án trồng rừng chậm tiến độ, đặc
biệt đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng. Mặc dù vậy, kết quả các hoạt
động lâm nghiệp khác vẫn tăng khá do một số yếu tố tích cực như: Sự ổn định
của thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản khác trong những năm qua đã
kích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, đặc biệt là rừng trồng sản
17
xuất; các hoạt động lâm sinh khác như chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi tái
sinh rừng tiếp tục được chú trọng để tăng độ che phủ rừng; diện tích rừng sản
xuất được quy hoạch ổn định và đầu tư hợp lý Diện tích rừng trồng tập
trung cả năm đạt 187 nghìn ha, bằng 88,2% năm 2011; số cây lâm nghiệp
trồng phân tán đạt 169,5 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng trồng được chăm
sóc tăng 34,8%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 12,6%; sản lượng
gỗ khai thác đạt 5251 nghìn m
3
, tăng 11,9%, trong đó gỗ khai thác từ rừng
trồng chiếm trên 80%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng cao
là: Đồng Nai tăng 64,1%; Bắc Kạn tăng 51,6%; Thái Nguyên tăng 48,6%;
Quảng Bình tăng 48%; Yên Bái tăng 47,2%; Kon Tum tăng 42,5%; Thanh
Hóa tăng 42%; Lâm Đồng tăng 25,6%; Lào Cai tăng 17,6%; Bắc Giang tăng
14%. Sản lượng củi khai thác đạt 27,4 triệu ste, tăng 3%.
Do thời tiết trong năm nắng nóng, khô hạn kéo dài nên xảy ra hiện
tượng cháy rừng ở một số địa phương, chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực

Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2012 là 3225 ha, giảm 18% so
với năm 2011, bao gồm: diện tích rừng bị cháy 2091 ha, tăng 19,8%; diện tích
rừng bị chặt, phá 1134 ha, giảm 48,2%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy
nhiều là: Hà Giang 298 ha; Đà Nẵng 181 ha; Lạng Sơn 132 ha; Phú Yên 106
ha; Lào Cai 100 ha; Thừa Thiên-Huế 92 ha; Quảng Nam 80 ha. Một số tỉnh
có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều là: Lâm Đồng 140,3 ha; Kon Tum 106 ha;
Sơn La 86 ha.
+ Thuỷ sản
Sản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5732,9 nghìn tấn, tăng 5,2%
so với năm 2011, trong đó cá đạt 4343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7
nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt
1059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra là
11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%;
diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 3110,7 nghìn tấn,
tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm
473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn

×