Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.98 KB, 103 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





CHẨU VĂN TUẤN



TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ LĂNG CAN
HUYỆN LÂM BÌNH TỈNH TUYÊN QUANG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khoá : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu






Thái Nguyên, năm 2014


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ môn học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận
này được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2013
Sinh viên



Chẩu Văn Tuấn
















3
LỜI CẢM ƠN

Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên hàng năm đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp.
Đây là cơ hội quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc
sau khi ra trường. Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ
đó, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà tường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã
Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang”.
Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện một khóa luận. Vì vậy khóa luận
còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sựu đóng góp ý kiến phê bình từ quý
thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu Nhà Trường, Ban chủ
nhiệm Khoa kinh tế & PTNT. Đặc biệt cám ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s
Nguyễn Thị Châu - giảng viên khoa Kinh tế & PTNT, là người đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn đến Hội Nông Dân xã Lăng Can -
Lâm Bình, cán bộ hội nông dân xã, UBND xã Lăng Can và bà con 3 thôn,
Bản Kè A, Bản Kè B và thôn Bản Khiển đã cung cấp những số liệu cần thiết

và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2013
Sinh viên



Chẩu Văn Tuấn

4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1.1. Khái niệm về hộ 4
1.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân 5
1.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân 5
1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ và kinh tế nông hộ 6
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân 6
1.1.4. Phân loại hộ nông dân 7

1.1.4.1. Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động 7
1.1.4.2. Theo tính chất của ngành sản xuất 8
1.1.4.3. Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ 8
1.1.4.4. Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác. 9
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông dân. 9
1.1.5.1. Các yếu tố chủ quan 9
1.1.5.2. Các yếu tố khách quan 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trong 12
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số nước 12
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Trung Quốc 12
1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Thái Lan 13
1.2.2.3. Thành tựu phát triển kinh tế hộ ở Đài Loan 14

5
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ nước ta 15
1.2.4. Xu hướng và phát triển kinh tế hộ nông dân và những bài học 17
1.2.4.1. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân 17
1.2.4.2. Những bài hoc kinh nghiệm rút ra đối vơi kinh tê hộ nông dân. 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
2.1.2.1. Về không gian 20
2.1.2.2. Về thời gian 20
2.2. Nội dung nghiên cứu 20
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lăng Can và những 20
2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ 20
2.2.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 20
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại 21

2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1.1. Phương pháp duy vật biến chứng 21
2.3.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử 21
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 21
2.3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 22
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 24
2.4.4.Phương pháp phân tích số liệu 25
2.4.4.1. Phương pháp phân tích, so sánh 25
2.4.4.2. Phương pháp phân tích thống kê 25
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 25
2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất 25
2.5.1.1. Chỉ tiêu phản ánh trình độ của chủ hộ 25
2.5.1.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ. 25
2.5.1.3. Chỉ tiêu phản ánh các khoản thu và chi của hộ nông dân 25
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và công thức tính 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

6
3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 27
3.1.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 27
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.1.2.1. Dân số và lao động 32
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 34
3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng 37
3.1.3. Những thuận lợi - khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, 40

3.1.3.1. Thuận lợi 40
3.1.3.2. Khó khăn 41
3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ 42
3.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 42
3.2.1.1. Tình hình về chủ hộ 42
3.2.3. Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 43
3.2.3.1. Điều kiện đất đai 43
3.2.3.2. Tình hình lao động và nhân khẩu. 45
3.2.3.3. Điều kiện về vốn sản xuất 46
3.2.4. Kết quả sản xuất của nông hộ 48
3.2.4.1. Tổng thu từ sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ 48
3.2.4.2. Đầu tư chi phí sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ 50
3.2.4.3. Tình hình thu nhập thực tế từ sản xuất nông – lâm nghiệp 51
3.2.4.4. Tổng thu từ ngoài sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ 52
3.2.4.5. Chi phí ngoài sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ 54
3.2.4.6. Thu nhập thực tế từ ngoài sản xuất nông – lâm nghiệp của hộ 55
3.2.5. Thu nhập của hộ 56
3.2.6. Tình hình về đời sống của nông hộ 57
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông 59
3.3.1. Các yếu tố nguồn lực 59
3.3.1.1. Trình độ của chủ hộ 59
3.3.1.2. Đất đai 61
3.3.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất 61

7
3.3.2. Yếu tố thị trường 62
3.3.3. Yếu tố về khoa học công nghệ 64
3.4. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ xã Lăng Can. 64
3.4.1. Những thuận lợi trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can 64
3.4.2. Những khó khăn của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế 65

3.4.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên 65
3.4.2.2. Khó khăn về cơ sở hạ tầng 66
3.4.2.3. Khó khăn về vốn 66
3.4.2.4. Khó khăn về kỹ thuật sản xuất 66
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 68
4.1. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ 68
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ của xã Lăng Can 68
4.1.2. Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ xã Lăng Can 68
4.1.2.1. Nhóm giải pháp về đất 69
4.1.2.2. Giải pháp về vốn 69
4.1.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 70
4.1.2.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật 72
4.1.2.5. Giải pháp về thị trường 73
4.2.3. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Tên đầy đủ
BQ : Bình quân
BQC : Bình quân chung
BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN : Công nghiệp

CPSX : Chi phí sản xuất
ĐVT : Đơn vị tính
GO : Giá trị sản xuất
GS – TS : Giáo sư, tiến sỹ
GT : Giá trị
HĐND : Hội đồng nhân dân
LĐ : Lao động
LĐNN : Lao động nông nghiệp
LĐPNN : Lao động phi nông nghiệp
Ng.đ : Nghìn đồng
NLN : Nông, lâm nghiệp
NN : Nông nghiệp
SL : Sản lượng
SX : Sản xuất
TB : Trung bình
TLSX : Tư liệu sản xuất
TNBQ : Thu nhập bình quân
UBND : Uỷ ban nhân dân


9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phân loại hộ và số hộ điều tra của xã Lăng Can 23
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lăng Can 2013 29
Bảng 3.2: Dân số và lao động của xã Lăng Can qua 3 năm 2011 – 2013 33
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất của xã giai đoạn 2011-2013 35
Bảng 3.4: Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra năm 2013 42
Bảng 3.5: Diện tích – cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ điều tra 2013 43
Bảng 3.6: Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra năm 2013 45

Bảng 3.7: Vốn bình quân của nhóm hộ điều tra năm 2013 46
Bảng 3.8: TLSX chủ yếu bình quân của nông hộ năm 2013 47
Bảng 3.9: Tổng thu từ sản xuất nông – lâm nghiệp ở nhóm hộ điều tra năm 2013 48
Bảng 3.10: Chi phí cho sản xuất nông lâm – nghiệp của nhóm hộ 50
Bảng 3.11: Tổng thu nhập bình quân từ sản xuất nông – lâm nghiệp của 51
Bảng 3.12: Tổng thu ngoài NLN của nhóm hộ điều tra năm 2013 53
Bảng 3.13: Mức độ đầu tư chi phí ngoài sản xuất NLN của các nông 54
Bảng 3.14: Tình hình thu nhập thực tế từ ngoài sản xuất NLN của 55
Bảng 3.15: Tình hình thu nhập của các nông hộ điều tra năm 2013 56
Bảng 3.16: Mức thu nhập bình quân của nông hộ theo lao động, 57
Bảng 3.17: Chi tiêu binh quân của nhóm nông hộ 2013 58
Bảng 3.18: Tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của nhóm hộ điều tra 60
Bảng 3.19: Tổng hợp ý kiến của hộ nông dân về thị trường nông sản 63
Bảng 3.20: Những khó khăn gặp phải của các hộ nông dân 65
Bảng 4.1: Tình hình đạo tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 70


10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ 11


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nền
kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân nói chung, nông dân
nói riêng không ngừng được cải thiện. Tuy vậy những khó khăn, thách thức

mà người nông dân đang gặp phải đối mặt cũng không ít khi tham gia vào thị
trường này.
Trên đà hội nhập kinh tế thế giới, nước ta đã giành nhiều thành tựu quan
trọng về kinh tế – xã hội. Đó là kết quả cho bước đi đúng đắn, sáng tạo của
Đảng và Nhà nước ta. Cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển
nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng là một trong những yếu tố quyết
định đến sự phát triển của đất nước. Như nghị quyết TW5 khóa IX của Đảng
khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, làm tiền đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Và trong
quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thì kinh tế hộ gia đình giữ một
vai trò quan trọng. Nó là đơn vị trong những năm qua, kinh tế hộ đã được coi
trọng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp nước ta, đưa
nước ta từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước có khối lượng xuất khẩu gạo
đứng thứ hai thế giới và nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, hạt
điều… cũng mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước ta. Kinh tế hộ đã khẳng
định trở thành đơn vị sản xuất kinh tế kinh doanh tự chủ.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là ở một quốc gia nông
nghiệp như Việt Nam, với gần 70% dân số sống ở nông thôn và gần 57% lao
động làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp.
Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn,
song chính bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải
2
quyết. Do vậy cần có những phương pháp tìm hiểu, phân tích phù hợp để làm
sáng tỏ những khó khăn của các hộ để có các chính sách kinh tế, xã hội phù
hợp giúp nông dân phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống trong
tương lai, đây là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của một quốc gia nông
nghiệp như Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Lăng Can là một trong những xã nằm ở trung tâm huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang, bao gồm 12 thôn, là một trong những xã có tốc độ phát
triển hơn các xã trong địa bàn huyện, với diện tích rộng, điều kiện khí
hậu thuận lợi, đời sống của nhân dân, nông dân ở đây dựa vào sản xuất
nông nghiệp. Kinh tế cũng đã có những bước phát triển của toàn xã.
Nghiên cứu thực trạng của kinh tế nông hộ hiện nay ở xã Lăng Can để chỉ
ra những khó khăn còn tồn tại và đưa ra được nhưng giải pháp khắc phục những
khó khăn trong phát triển kinh tế nông hộ của xã là một vấn đề quan trọng và
cần thiết ở một xã thuần nông như xã Lăng Can. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh
tế nông hộ tại xã Lăng Can - huyện Lâm Bình - Tuyên Quang’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân của xã Lăng
Can, đề xuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ trong xã
phát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về kinh tế
nông hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân và những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của
hộ nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ trong thời gian tới của xã.
3
3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thông quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố kiến thức đã
học, bổ sung kiến thức thực tế.
- Bổ sung tài liệu, làm tài liệu nghiên cứu cho các vấn đề liên quan.

- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học vào thực tế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn phục vụ cho
việc phân tích và định hướng cho phát triển kinh tế tại hộ gia đình mình.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở, căn cứ cho cán bộ các cấp
địa phương đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế hộ theo
hướng bền vững, theo định hướng thị trường.
4. Bố cục của khóa luận
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 4: Các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ
- Kết luận và Kiến nghị



4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về hộ
Hộ là một tổ chức kinh tế - xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn
phát trển khác nhau của xã hội cho tới nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trong
từng gia đoạn, hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, hộ luôn là đối tượng thu
hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, tổ chức thế giới.
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ: “Hộ là những
người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ.

Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người
làm công”.
Hộ là “ Đơn vị cơ bản, trong đó kinh tế sản xuất, tiêu thụ, thừa kế, nuôi con,
và nơi trú ẩn được tổ chức và thực hiện”, “Có thể có hoặc không có thể đồng
nghĩa với gia đình”.
Năm 1989, theo Giáo sư T.G.Mc.Gee: “Hộ là một nhóm người cùng
chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung mội mái nhà, ăn
chung một mâm cơm và có chung ngân quỹ”.
Có thể nói trải qua mỗi thời kỳ khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu
hiện dưới dạng nhiều hình thức khác nhau, song vẫn còn bản chất chung là:
Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình, cố gắng
làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích luỹ cho
gia đình và xã hội.
Từ các quan niệm trên cho thấy hộ được hiểu như sau:
- Trước hết hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của các thành viên có
chung huyết thống, tuy vậy có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không phải
chung huyết thống.
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động
và phân công lao động chung, có vốn và công trình, kế hoạch sản xuất kinh
doanh chung, cùng ăn chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có chung
một ngân quỹ.
5
- Cùng sống chung hoặc không cùng sống chung dưới một mái nhà.
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống bởi
vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn
vị kinh tế (ví dụ: gia đình có nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng
chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với
nhau).[5].
1.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa

là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh
tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn
của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường càng mở rộng đi vào chiều sâu, thì các hộ
nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ
trong phạm vị một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ
nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.[13].
1.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong
đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi
là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà,
ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc
vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của
quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh
tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ
nông nghiệp, hộ nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương
nghiệp, ngư nghiêp.
Tôi đồng tình với quan niệm của Frank Ellis, về kinh tế hộ nông dân có thể
tóm tắt như sau: ‘‘ Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia
ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường’’ (Ellis, 1988).[13].
6
1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ và kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ đã có từ lâu đời đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Trải
qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì kinh tế hộ biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và vai trò trong
nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế hộ là tế bào của xã hội, sự phát triển trước tiên giúp nâng cao

đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đổi mới công
nghệ sản xuất. Hộ là nơi tích lũy kinh nghiệm sản xuất truyền thống cũng là
nơi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Khi chuyển sang sản xuất hàng hóa,
xuất hiện cạnh tranh thị trường, hộ buộc phải đổi mới công nghệ nhằm tạo ra
sản phẩm có chất lượng tốt với giá rẻ hơn. Việc đổi mới công nghệ trước hết
phải nhằm khai thác tốt kinh nghiệm truyền thống từ lâu đời.
Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho
xã hội như lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu. Đồng thời sử dụng
đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn và tư
liệu sản xuất.
Phát triển kinh tế nông hộ không chỉ có vai trò to lớn về kinh tế mà còn
có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội việc gia tăng sản phẩm hàng hóa và hiệu quả
kinh tế trong nông nghiệp đã góp phần tăng thêm việc làm và nâng cao thu
nhập cho người dân ở nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống, là cơ sở
kinh tế vững chắc để giải quyết các vấn đề xã hội.[12].
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sử
dụng các yếu tố sản xuất.
Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong
nông hộ đều có quyền sở hữu với tư liệu sản xuất vốn có, cũng như những tài
sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng nhau
chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất
cao và việc bố trí, sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ
đó hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế nông hộ rất cao.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ.
7
Trong nông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan
hệ huyết thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại
hình doanh nghiệp nông nghiệp khác nhau nên việc điều hành sản xuất

cũng đơn giản gọn nhẹ. Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành quản
lý sản xuất, đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên
tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất rất cao.
- Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao.
Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên có sự thích ứng dễ dàng hơn so
với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi
nông hộ có thể tập trung mọi nguồn lực. Khi gặp điều kiện bất lợi thì cũng có
khả năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao động.
Trong kinh tế hộ, mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế lẫn huyết
tộc và có chung ngân quỹ nên dễ dàng có được sự nhất trí, sự đồng tâm, hiệp
lực để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ
giữa kết quả sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành
động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả
sản xuất của kinh tế hộ.
- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế
nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất cao hơn các doanh nghiệp nghiên cứu
có quy mô lớn. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao. Thực tế đã
chứng tỏ kinh tế nông hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp, với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sinh trưởng, phát
triển cần sự tác động kịp thời.
- Kinh tế hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu.[5].
1.1.4. Phân loại hộ nông dân
1.1.4.1. Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động
* Hộ nông dân hoàn toàn tự cung tự cấp không phản ứng với thị trường:
Hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi ích, đó là sản phẩm cần thiết để tiêu dùng
trong chính gia đình họ. Để có đủ sản phẩm lao động trong nông hộ phải làm
8

cật lực và đó cũng coi như một lợi ích, để có thể tự cấp, tự túc sự hoạt động
của hộ phụ thuộc vào:
+ Khả năng mở rộng diện tích đất đai.
+ Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để thu nhập.
+ Có thị trường vật tư để họ mua nhằm lấy lãi.
+ Có thị trường sản phẩm để họ trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
* Hộ nông dân bắt đầu có phản ứng với thị trường: Hộ này còn gọi là
“nửa tự cấp”, nó không như loại doanh nghiệp khác là phụ thuộc hoàn toàn
vào thị trường, các yếu tố tự cấp còn lại nhiều và vẫn quyết định cách thức
sản xuất của hộ. Ở đây hộ có phản ứng với giá cả, với cả thị trường nhưng ở
mức độ thấp.
* Hộ nông dân sản xuất hàng hóa là chủ yếu: Hộ này mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn,
ruộng đất, lao động.
1.1.4.2. Theo tính chất của ngành sản xuất
* Hộ thuần nông: Là hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
* Nông hộ kiêm: Là hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp.
* Nông hộ chuyên: Là nông hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí,
mộc, nề, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, may, dệt,
làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp.
* Nông hộ buôn bán: Có quầy bán hàng riêng, bán hàng ở chợ hoặc nơi
đông dân cư.
Các loại nông hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện
cho phép. Vì vậy xây dựng công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng
sản xuất và xã hội ở nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn để chuyển hộ độc canh
thuần nông sang đa nghành hoặc chuyên môn hóa. Từ đó làm cho nông
nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hay làm cho lao động phi
nông nghiệp tăng lên.

1.1.4.3. Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ
+ Hộ giàu + Hộ trung bình
+ Hộ khá + Hộ nghèo
9
Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hoặc quy định của
từng địa phương.
Căn cứ vào tình hình điều tra hộ nghèo của xã Lăng Can năm 2012, theo
tình hình thực tế chia các nhóm hộ trong nhóm điều tra thành 3 nhóm theo
phân loại kinh tế hộ.
- Nhóm hộ khá: Là nhóm hộ có thu nhập trên 8 triệu đồng/hộ/năm.
- Nhóm hộ trung bình: Là nhóm hộ có thu nhập trên 5 – 8 triệu
đồng/hộ/năm.
- Nhóm hộ nghèo: Là nhóm hộ có thu nhập dưới 5 triệu đồng/hộ/năm.
1.1.4.4. Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác.
+ Hộ du canh du cư + Hộ định canh, định cư
+ Hộ định cư, du canh
Sự phân loại này có tồn tại ở các xã và huyện vùng cao phía Bắc,
Tây Nguyên
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông dân.
1.1.5.1. Các yếu tố chủ quan
- Đất đai: Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động
và là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được, hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Xác định rõ quyền
sử dụng đất lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và như vậy nó có tạo ra
các chủ thể sản xuất thực sự làm chủ các tư liệu sản xuất, làm chủ trong sản
xuất kinh doanh, từ đó làm chủ nông sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường. Việc cho phép nông dân được quyền sử dụng đất sản xuất
lâu dài thì nguồn tài nguyên đất đai mới sử dụng có hiệu quả, được bảo vệ và
phát triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác, phát huy hết khả năng kinh

doanh nông nghiệp của mình.
Mặt khác, quá trình mua – bán, luân chuyển, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất sẽ dẫn đến đất đai vận động theo hướng tập trung, hình thành nên các
trang trại, đồn điền, có quỹ sản xuất hàng hóa phù hợp, đem lại lợi nhuận cao.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không có gì thay thế được đối với
sản xuất nông nghiệp. Số lượng và chất lượng sẽ quy định lợi thế so sánh của
mỗi vùng, miền trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất đai quy định
10
các hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất tốt hay xấu lại
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy có thể nói đất đai ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của nông hộ. Chính vì vậy cần có kế
hoạch sử dụng, cải tạo đất một cách khoa học, phù hợp để mang lại hiểu quả
cao nhất.
- Vốn đầu tư cho sản xuất: Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm
cả những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh. Cũng như các ngành
sản xuất khác, trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định quy mô sản xuất, từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng
khai thác các nguồn đầu vào trong sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ
quan vì chủ hộ có quyền quyết định hoặc huy động, phân bổ theo chu kỳ, lĩnh
vực sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai dạng cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Sử
dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ.
- Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất,
không có lao động thì không có hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như
đất đai, lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên hai mặt lượng và chất.
+ Mặt lượng của lao động: Thể hiện mức đầu tư lao động vào công việc
cụ thể, nếu hộ càng nhiều lao động, thì thu nhập càng cao.
+ Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong
công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và
phát triển của vật nuôi, cây trồng từ đó có biện pháp tác động, chăm sóc khoa

học và hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện khả năng tiếp thu khoa
học kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất, am hiểu thị trường và chính sách
của Nhà Nước [1].
1.1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường tác động rất
lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá cả
lại phụ thuộc vào quy luật cung – cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là
thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
+ Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm): Trong nông
nghiệp cung về sản phẩm là cung muộn, hơn nữa sản phẩm trong nông
nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro thị trường đem lại rất lớn. Bên
cạnh đó, thị trường cạnh tranh sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường hoàn
11
hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị trường, làm cho thu
nhập của người dân không ổn định.
+ Đối với thị trường các yếu tố đầu vào: giá cả đầu vào trên thị trường
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó có tác động
rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân.
- Điều kiện tự nhiên: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào điều
kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu môi trường Nếu gặp điều kiện thuận lợi
phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng, vật nuôi thì sẽ cho năng
suất cao và ngược lại.
- Chính sách nhà nước: Trong quản lý kinh tế, mỗi chính sách ban hành
đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ.
Nếu chính sách đúng đắn và phù hợp sẽ kích thích sản xuất và ngược lại. Các
chính sách đã và đang được ban hành đã làm thay đổi đời sống kinh tế - xã
hội của dân cư nông thôn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho hộ nông dân.
Ngoài các yếu tố trên, kinh tế nông hộ còn chịu ảnh hưởng của các
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa

















Sơ đồ 1.1: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
Tổ chức tín
dụng
-Ngân hàng, quỹ
tín dụng
-Cơ quan viện trợ
-Cơ quan hỗ trợ
Giữa các hộ
nông dân với
nhau
-Quan hệ gia đình
-Quan hệ hàng
xóm
KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN

Truyền thống
tập quán
Hiệp hội
-
Thanh niên
-Phụ nữ
-Cựu chiến binh
-
Hội làm vườn


Nhà nước
- Chính sách
- Luật pháp
Tổ chức
-Khuyến nông, lâm
-Trung tâm hỗ trợ
sản xuất
12
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trong khu vực
và thế giới
- Năm 1980, ở các nước Đông Âu, kinh tế hộ được đánh giá là kinh tế
phụ gia đình, nhưng trên thực tế nó lại đóng vai trò quan trọng sự phát triển
của mỗi quốc gia.
- Ở Hunggari sản phẩm hàng hóa nông trại gia đình chiếm tới 60% tổng
sản phẩm hàng hóa thu được từ nông thôn.
- Ở Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu
hết sức kinh ngạc trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ. ‘‘Hộ có mô
hình hộ tự chịu trách nhiệm”, là đơn vị sản xuất cơ bản của nông thôn.

- Ở Thái Lan đã sử dụng kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại nhỏ,
chủ yếu là để phát triển sản xuất nông nghiệp. Họ đã đạt tốc độ phát triển cao
và khá ổn định, tốc độ tăng trưởng của họ chủ yếu là do kinh tế hộ đem lại.
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia,
Indonexia, Philippin trong chiến lược phát triển kinh tế cũng rất chú ý tới
khu vực kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ. Rất nhiều
cuộc hội thảo về kinh tế hộ đã khẳng định, ở các nước trong khu vực chủ thể
kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân. Khi sản xuất gặp khó khăn và biến động
lớn thì kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao, và có khả năng phục hồi
sau mỗi biến động.
Nhìn chung các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang
phát triển đều coi trọng kinh tế hộ. Vì nó là đơn vị kinh tế tự chủ, phù
hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp.[3].
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có diện tích khá rộng lớn và với dân số lớn
nhất thế giới với 1,36 tỷ người (2013). Chính vì vậy kinh tế nông hộ được
chính phủ Trung Quốc quan tâm hàng đầu. Tổng kết kinh nghiệm 20 năm cải
cách và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ:
‘‘Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước,
không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả
13
nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân’’.[5].
Trong 15 năm trở lại đây, kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được thành tựu đó Trung Quốc đã
đặc biệt quan tâm và coi trọng kinh tế nông hộ với 3 múi nhọn cơ bản đó là:
Dựa vào chính sách, dựa vào đầu tư và dựa vào khoa học kĩ thuật.
- Về chính sách:
+ Năm 1981, Trung Quốc đưa ra chính sách xuất khẩu nông sản, họ

quản lý rất chặt chẽ xuất nhập khẩu, đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu từ
đó tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển.
+ Năm 1984, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành giao quyền sử dụng
đất lâu dài cho hộ nông dân. Tiếp đó khuyến khích mở rộng phát triển ngành
nghề, dịch vụ, phát triển hàng hóa, kích thích thành phần kinh tế trong nông
thôn cùng phát triển.
- Về đầu tư: Tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật. Bên cạnh đó
Chính phủ còn tăng cường đầu tư tài chính, mở mang nhiều hình thức tín
dụng để nông hộ có điều kiện vay vốn và phát triển sản xuất.
- Về chuyển giao khoa học – kỹ thuật: Việc kết hợp giữa khoa học kĩ
thuật với tiềm năng kinh tế đã huy động và tận dụng mọi năng lực sẵn có
trong dân, đặc biệt nguồn vốn tự bỏ ra để không ngừng nâng cao mức sống
của hộ và xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa.[5].
1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Thái Lan
Là một nước có nền kinh tế ổn định, kinh tế nông hộ ở Thái Lan phát
triển mạnh và hầu hết là các nông trại sản xuất hàng hóa. Chính vì thế Thái
Lan đã trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo từ mấy chục năm
trước trở lại đây, hiện tại Thái Lan đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Việt
Nam (2013). Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển chính phủ Thái Lan đã
có những điều tiết vĩ mô như sau:
- Năm 1977, đưa ra chính sách đa dạng hóa nền kinh tế theo hướng sản
xuất sản phẩm xuất khẩu, khuyến khích hộ gia đình vừa chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vừa nâng cao giá trị nông sản và hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
14
- Chính sách giá cả, thị trường: Khi giá nông sản thấp, chính phủ thường
dùng quỹ bình ổn giá bằng cách đặt mức tối thiểu, tạo nhu cầu dự trữ và điều
tiết hạt ngạch xuất khẩu gạo, đặc biệt hạn chế tối đa hóa sự bóc lột của tầng
lớp trung gian, thương nhân. Chính phủ hạ thấp giá mua vật tư, nâng giá bán
buôn nông sản.

- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp: Đầu tư cho nông nghiệp chiếm
tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư của chính phủ và tập trung vào 3 lĩnh
vực lớn đó là : Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với các trung tâm kinh
tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Khoản đầu tư thứ
hai mà chính phủ Thái Lan hết sức coi trọng đó là xây dựng hệ thống
thủy lợi. Bên cạnh đó chính phủ còn quan tâm cung ứng phân bón cho các
nông trại.
- Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là nước thành công trong
việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng như
ngân hàng quốc gia, ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp và các
hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ khác tham gia
cung cấp tín dụng cho nông nghiệp với lãi suất phải chăng.
- Chính sách giải quyết việc làm: Họ giải quyết việc làm trên cơ sở phát
triển đa dạng hóa kinh tế nông thôn, quan tâm đến phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.
1.2.2.3. Thành tựu phát triển kinh tế hộ ở Đài Loan
Ý thức được xuất phát điểm của mình có vị trí quan trọng là nông
nghiệp nhưng ở trình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng và chú
ý đầu tư cho nông nghiệp. Trong những năm 1950 đến 1960 chủ trương "Lấy nông
nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp". Từ năm 1951
đã có chương trình cải cách ruộng đất theo 3 bước: giảm tô, giải phóng đất công,
bán đất cho tá điền, thực hiện người cày có ruộng (1953 - 1954).
Theo đạo luật cải cách ruộng đất của Đài Loan, địa chủ chỉ được giữ
lại 3 ha nếu là ruộng thấp và 6 ha nếu là ruộng cao, số còn lại Nhà nước mua
và bán lại cho tá điền với giá thấp và được trả dần, trả góp. Chính sách phát
triển nông nghiệp của Đài Loan trong thời kỳ này đã làm cho nông dân phấn
khởi, lực lượng sản xuất trong nông thôn được giải phóng, sản xuất đã tăng
với tốc độ nhanh.
15
Tại Đài Loan hiện có 30 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng

cao, song đã có đường đi lên núi là đường nhựa, nhà có đủ điện nước, có ô tô
riêng. Từ 1974 họ thành lập nông trường, nông hội, trồng những sản phẩm
quý hiếm như "cao sơn trà", bán các mặt hàng sản phẩm của rừng như cao
các loại, thịt hươu, nai khô , cùng các sản phẩm nông dân sản xuất được
trong vùng. Về chính sách thuế và ruộng đất của chính quyền có sự phân biệt
giữa 2 đối tượng "nông mại nông" thì miễn thuế (nông dân bán đất cho nông
dân khác), "nông mại bất nông" thì phải đóng thuế gấp 3 lần tiền mua (bán
đất cho đối tượng phi nông nghiệp). Nguồn lao động trẻ ở nông thôn rất dồi
dào nhưng không di chuyển ra thành thị, mà dịch vụ tại chỗ theo kiểu "ly
nông bất ly hương". Các cơ quan khoa học ở Đài Loan rất mạnh dạn nghiên
cứu cải tạo giống mới cho nông dân và họ không phải trả tiền.[1].
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ nước ta
• Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ ở nước ta
- Trong thời kỳ Pháp thuộc: Tuyệt đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho
địa chủ, một bộ phận ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền
với kinh nghiệm và kĩ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này chính phủ đưa ra chính
sách giảm tô, giảm tức cho dân, động viên tăng gia sản xuất, thực hiện tiết
kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy ra thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,7%
so với năm 1946.
- Từ năm 1955 – 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng
và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích ‘‘Người cày
có ruộng’’. Năm 1957, cải cách ruộng đất cơ bản đã được hoàn thành, cải
cách ruộng đất chia 81 vạn ha ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ
nông dân. Kết quả là hộ nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất, đời
sống kinh tế có phần được cải thiện.
- Từ năm 1960 – 1980: Đây là giai đoạn nước ta tiến hành cải cách
ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, song đây cũng là lúc tập thể
bộc lộ rõ tính yếu kém của mình, thời kỳ này kinh tế nông hộ không được coi
trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền nông nghiệp nước ta.
- Từ năm 1981 – 1987: Chỉ thị 100CT/TW được Ban bí thư Trung ương

Đảng ban hành, quyết định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm
người lao động. Đây là việc làm có ỹ nghĩa trong việc thực hiện quyền tự chủ

×