Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.38 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
LỜI MỞ ĐẦU
Sự Cần Thiết Của Đề Tài:
Trong nền nông nghiệp thế giới, trang trại (mà chủ yếu là trang trại
gia đình) là một hình thức tổ chức sản xuất có vai trò hết sức quan trọng
trong hệ thống nông nghiệp mỗi nước. Ở các nước phát triển, trang trại
gia đình có vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định trong sản xuất nông
nghiệp, sản xuất ra tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cho xã hội.
Kinh tế trang trại ở Việt Nam mới phát triển trong những năm
gần đây, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước, mục tiêu là công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, song
lấy nông nghiệp là khâu đột phá. Mặc dù mô hình kinh tế trang trại nước
ta mới phát triển nhưng có vị trí quan trọng và đã thể hiện vai trò tích
cực cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên nhiều vùng các trang trại đã góp phần tích cực phát triển các
loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục dần tình trạng
sản xuất manh mún phân tán. Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với
việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hịêu quả nguồn lực trong
nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đất đai và tiền vốn. Do vậy phát triển
kinh tế trang trại ở nước ta bước đầu góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Không những
vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm
thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ
tầng trong nông thôn, làm gương cho các nông dân về cách thức tổ chức
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
quản lý sản xuất. .. qua đó góp phần thúc đẩy sự thay đổi của bộ mặt
nông thôn trên nhiều vùng.
Kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm mới xuất hiện trong những
năm gần đây song nó đã tạo ra sự phát triển mới trong nông nghiệp nông
thôn của huyện, tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp chuyển nhanh


sang sản xuất hàng hoá. Hoạt động chủ yếu trong các trang trại là sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trong quá
trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại của huyện còn bộc lộ một
số hạn chế đó là phần lớn các trang trại còn đang lúng túng trong việc
lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất, đặc biệt
là hiệu quả kinh tế ở trang trại còn chưa tương xứng với tiềm năng thế
mạnh nông nghiệp của huyện. Hoạt động sản xuất trang trại còn nhỏ lẻ,
không tập trung và đặc biệt thiếu sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước. Xuất
phát từ những thực tế này em quyết định lựa chọn đề tài: " Thực trạng và
những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu cơ sở khoa học về kinh tế TT và phát triển kinh tế
trang trại
- Phân tích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại
huyện Gia Lâm, từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân
và những vấn đề cần phải giải quyết.
- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát
triển kinh tế TT huyện Gia Lâm
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài được thực hiện trên
cơ sở nguyên lý duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp
khác.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Gia Lâm
Nội dung chính của đề tài: Bao gồm 3 phần chính
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
- Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại
- Chương 3: Định hướng và những giải pháp phát triển kinh tế
trang trại
Khi nghiên cứu em còn những thiếu sót, kính mong được sự

đóng góp giúp đỡ của thầy cô để em có những kiến thức đầy đủ hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh
tế trang trại
1.1: Khái niệm và đặc trưng của trang trại
1.1.1: Khái niệm:
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở trong
nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc
lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản
xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ
và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu ( theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ
sản). Như vậy, trang trại không gồm những đơn vị thuần túy hoạt động
chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu có hoạt động chế biến hay tiêu thụ
sản phẩm thì đó là những hoạt động kết hợp với hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
1.1.2: Đặc trưng của trang trại:
n Đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hóa trong lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
Mục tiêu của trang trại là sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
để bán, khác hẳn với kinh tế hộ, tự cấp, tự túc là chính. Trang trại nông
nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế thị
trường mang tính chất sản xuất hàng hóa rõ rệt. Trang trại bao gồm các
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
số dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo quy mô hộ gia

đình là chính. Vì vậy tiêu thức cơ bản của trang trại là sản xuất nông,
lâm nghiêp, thủy sản hàng hóa. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho
thấy tiêu chí giá trị nông sản hàng hóa và tỷ suất hàng hóa bán ra trong
năm luôn luôn đợc sử dụng làm thước đo chủ yếu của kinh tế trang trại.
ư Đặc trưng thứ hai của trang trại là quy mô sản xuất và thu nhập
của trang trại lớn hơn quy mô trung bình của kinh tế hộ tại cùng địa bàn:
Sản xuất hàng hóa đòi hỏi một số điều kiện nhất định, trong đó
quy mô sản xuất tương đối lớn là một trong những điều kiện đó. Đó là
tiêu chí định hướng về quy mô sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tuy
nhiên, quy mô sản xuất phụ thuộc và từng ngành, từng lĩnh vực và từng
vùng cụ thể. ở Việt Nam hiện nay có thể quy định quy mô trang trại với
từng ngành cụ thể như sau:
ư Đối với trang trại trồng các loại cây hàng năm như lúa, ngô, mía,
lạc… các tỉnh miền Bắc phải có diện tích từ 2 triệu ha trở lên, các tỉnh
Nam Bộ phải có diện tích từ 3 ha trở lên hoặc xấp xỉ mức đó.
N Đối với trang trại trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn
quả, như : chè, cà phê, cao su, điều, cam, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm
chôm… các tỉnh miền Bắc phải có diện tích từ 3 ha trở lên, riêng đối với
trang trại hồ tiêu phải có ít nhất 1 ha.
t Đối với trang trại chăn nuôi trâu, bò phải có từ 50 con trở lên, lợn
là 100 con trở lên( không kể lợn sũa ), gia cầm có từ 2000 con trở lên,
không tính số con dới 7 ngày tuổi.
ớ Đối với trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha trở lên.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
G Đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản phải có từ 2 ha mặt
nước trở lên. Riêng trang trại nuôi trồng thủy sản giống ít nhất là 1 ha
mặt nước

Đặc trưng thứ ba: Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh

nghiệm làm ăn, am hiểu thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất tại
trang trại:
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, từ trước đến nay có hai loại
hình trang trại, một là chủ trang trại và gia đình họ cùng làm ăn ở tại
trang trại và trực tiếp điều hành sản xuất. Hình thức thứ hai là chủ trang
trại không ở trang trại mà thuê mướn người ngoài làm công việc quản lý
trang trại. Trong hai hình thức tổ chức đó thì hình thức thứ nhất phổ biến
hơn và hiệu qủa hơn.
Thực tế Việt Nam cho thấy, chủ trang trại chỉ xuất thân từ chủ hộ
nông dân sản xuất giỏi “ lão nông tri điền”, vừa có kiến thức, có kinh
nghiệm tổ chức sản xuất, vừa am hiểu thị trường, biết tận dụng lợi thế và
tiềm năng đất đai, lao động để làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Chủ
trang trại là người điều hành quá trình sản xuất hàng hóa và quá trình đó
lại gắn với đất đai, lao động, máy móc, cây trồng, vật nuôi và thị trường
đầu ra. Do vậy muốn có lợi nhuận, chủ trang trại nhất thiết phải trực tiếp
điều hành sản xuất kinh doanh tại trang trại. Đó là hiện tượng phổ biến ở
nước ta hiện nay.
Đặc trưng thứ tư: Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ
hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
và thường xuyên tiếp cận thị trường. Điều này thể hiện:
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
- Do mục đích của trang trại là sản xuất hàng hoá
nên hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chuyên
môn hoá với phát triển tổng hợp. Đây là điểm
khác biệt của trang trại so với hộ sản xuất tự cấp,
tự túc.
- Cũng do sản xuất hàng hoá, đòi hỏi các trang trại
phải ghi chép, hạch toán kinh doanh, tổ chức sản
xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông

học, về kinh tế thị trường.
- Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận
với thị trường, để biết được thị trường cần loại sản
phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và
chủng loại, giá cả và thời điểm cung cấp thế nào...
Nếu chủ trang trại không có những thông tin về
các vấn đề trên, hoạt động kinh doanh sẽ không có
hiệu quả. Vì vậy, tiếp cận thị trường là yêu cầu
cấp thiết với trang trại.
1.2/ Vai trò của trang trại
Trang trại có vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực,
thực phẩm cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát
triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ sản xuất tự cấp tự
túc sang sản xuất hàng hóa, sự hình thành phát triển các trang trại có vai
trò cực kỳ quan trọng. Biểu hiện:
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
+ Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản
xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao
động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả.
Nhờ vậy, nó góp phần tích cực thúc đẩy tăng trởng , phát triển của nông
nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Trang trại với kết qủa và hiệu quả sản xuất cao góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá
trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên
môn hóa, tập trung hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng
hóa.
+ Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều

nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy
trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến
và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển.
+ Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì
vậy có khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
+ Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến,
trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công
nghệ đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
+ Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu
trong nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về
cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả…Tất cả những
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
điều đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nông
thôn.
1.3 Tiêu chí nhận dạng trang trại
Tiêu chí nhận dạng trang trại là những chỉ tiêu mang tính định
lượng để nhận diện trang trại. Theo đó một trang trại phải đạt được hai
tiêu chí sau:
t Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: từ 40 triệu
đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: từ 50 triệu đồng trở
lên.
l Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vợt trội so với kinh tế
nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
ư
Đối với trang trại trồng trọt

- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền
Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với phía Nam và Tây Nguyên
- Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền
Trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
+ Trang trại trồng hồ tiêu: 0,5 ha trở lên.
- Trang trại lâm nghiệp:
Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
G
Đối với trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò…
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa: có thường xuyên từ 10 con trở lên
+ Chăn nuôi lấy thịt: có thường xuyên từ 50 con trở lên
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê…
+ Chăn nuôi sinh sản: có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở
lên, đối với dê cừu từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lợn thịt: có thường xuyên từ 100 con trở lên (không
kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm ( gà, vịt, ngan, ngỗng…) có thường xuyên từ
2000 con trở lên ( không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
ư
Trang trại nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên
( riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
(

Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong,
giống thủy sản và đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lưssợng hàng
hóa.
1.4/ các điều kiện ra đời và phát triển của trang trại trong nền
kinh tế thị trường
Để cho các trang trại ra đời và phát triển cần có các điều kiện sau:
- Các điều kiện về môi trường kinh tế và pháp lý:
+ Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước
+ Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất
+ Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
+ Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao
thông, thủy lợi.
+ Có sự hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa.
+ Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế
trong nông nghiệp.
+ Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát
triển.
- Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại:
+ Chủ trang trại phải là người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ
nghề nông.
+ Chủ trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản
xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước
hết là ruộng đất và tiền vốn.
+ Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở
hạch toán và phân tích kinh doanh.
1.5 Các loại hình trang trại

Là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông, lâm, ngư
nghiệp, nhưng trang trại có những loại hình khác nhau, với các nội dung
tổ chức và quản lý khác nhau.
- Xét về tính chất sở hữu có các loại hình trang trại:
+ Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại chủ yếu trong nông,
lâm, ngư nghiệp với các đặc trưng, được hình thành từ hộ nông dân sản
xuất hàng hóa nhỏ, mỗi gia đình là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp
nhân do chủ hộ hay người có uy tín, năng lực trong gia đình làm quản lý.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Ruộng đất tùy theo từng thời kỳ có nguồn gốc khác nhau. Vốn của
trang trại do nhiều nguồn tạo nên, như vốn của nông hộ tích lũy thành
trang trại, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên kết, vốn trợ cấp khác, nhưng
trong trang trại gia đình nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu do
tích lũy theo phương trâm lấy ngắn nuôi dài.
Sức lao động của trang trại cũng do nhiều nguồn, của trang trại và
thuê mướn , trong đó chủ yếu là lao động của gia đình.
+ Trang trại ủy thác cho người nhà và bạn bè quản lý sản xuất
kinh doanh từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ. Các trang trại
loại này thường có quy mô nhỏ, đất ít nên đã chuyển sang làm nghề
khác, nhưng không muốn bỏ ruộng
- Xét về hướng sản xuất có các loại hình trang trại:
+ Trang trại sản xuất cây thực phẩm, các trang trại loại này thường
ở vùng sản xuất thực phẩm trọng điểm xung quanh đô thị, khu công
nghiệp, gần thị trường tiêu thụ.
+ Trang trại sản xuất cây công nghiệp : chè, cà phê, cao su, mía…
thường phát triển ở vùng cây công nghiệp, gắn với hệ thống chế biến.
+ Trang trại sản xuất cây ăn quả nằm ở vùng cây ăn quả tập trung,
có cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ thuận lợi.
+ Trang trại nuôi trồng sinh vật cảnh thường phát triển ở gần các

khu đô thị, các khu du lịch lớn, thuận tiện cho việc tiêu thụ.
+ Trang trại nuôi trồng đặc sản: hươu, rắn, ba ba, dê…nằm ở
những nơi thuận lợi thuận lợi cho nuôi trồng và tiêu thụ
+ Trang trại chăn nuôi đại gia súc : trâu, bò… ; Gia súc: lợn, hoặc
gia cầm. Có thể chăn nuôi tổng hợp hoặc chuyên môn hóa từng loại .
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
1.6 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế trang trại là
con đường tất yếu ở nước ta trong những năm tới. Sự phát triển kinh tế
trang trại theo các xu hướng sau:
- Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại, nhưng
đặc biệt quan tâm đến hình thức kinh tế trang trại gia đình.
- Khuyến khích mọi hình thức kinh doanh của trang trại, nhưng tập
trung phát triển các lâm trại, các trang trại chuyên môn hoá cây công
nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.... ở các vùng trung du và miền
núi. Đối với vùng đồng bằng, khuyến khích các trang trại chăn nuôi lợn,
gia cầm, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến... Đối với vùng ven biển,
khuyến khích các trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Khuyến khích các hình thức trang trại tư nhân phát triển ở các
vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá ở trung du, miền núi và vùng
ven biển.
1.7 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở NƯỚC
TA
Ở nước ta hiện nay, phần lớn các nông hộ đều là các hộ tiểu nông,
tuy nhiên trên thực tế đã và đang hình thành và phát triển các hộ sản xuất
hàng hoá theo kiểu trang trại. Các trang trại xuất hiện không những ở
vùng sản xuất hàng hoá, mà cả ở vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển,
ở vùng có diện tích đất bình quân theo đầu người cao, mà cả ở vùng diện
tích đất bình quân đầu người thấp.

SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
- Vùng trung du và miền núi: Về thực chất đã xuất hiện các trang
trai từ trước những năm đổi mới kinh tế, nhưng quy mô còn nhỏ bé dưới
hình thức các mô hình kinh tế gia đình kiểu vườn rừng, vườn đồi...
Trong những năm đổi mới kinh tế trang trại trong vùng phát triển
mạnh hơn các vùng khác và hình thành từ 3 dạng chủ yếu: Từ các hộ
vùng đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới, các hộ vốn là các thành
viên của các nông lâm trường, một số tư nhân đến xin nhận hoặc thuê
đất lập trại để tiến hành sản xuất kinh doanh. Phương hướng kinh doanh
chủ yếu dưới dạng kinh doanh tổng hợp theo phương thức nông lâm kết
hợp, chuyên trồng cây ăn quả, chuyên trồng cây công nghiệp...
- Vùng ven biển: Tuỳ theo điều kiện của từng vùng các nông, ngư
trại...phát triển theo quy mô và đặc điểm khác nhau. Trong đó vùng ven
biển miền Bắc, miền Đông Nam bộ, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
đã tương đối phát triển và phân thành 2 loại : Hộ kinh doanh lớn chuyên
về nuôi trồng hải sản, hộ vốn ít có sự kết hợp nuôi trồng hải sản với sản
xuất nông nghiệp.
- Vùng đồng bằng: đã xuất hiện các trang trại trồng trọt và chăn
nuôi, nhưng quy mô nhỏ trong đó có sự kết hợp với các ngành nghề phi
nông nghiệp.
Kinh tế trang trại trở thành nhân tố mới cho sự phát triển ở nông
thôn. Phát triển kinh tế trang trại là động lực mới nối tiếp và phát huy
động lực kinh tế hộ, là điểm đột phá trong bước chuyển nông nghiệp
sang sản xuất hàng hoá. Các trang trại đã tạo ra khối lượng nông sản
hàng hoá từng bước đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Quy mô của các trang trại ở các mức độ khác nhau, tuỳ theo loại
hình kinh doanh, vùng và thành phần xuất thân. Nhưng nhìn chung các

trang trại có quy mô nhỏ là chủ yếu. Quá trình chuyển kinh tế hộ sang
kinh tế trang trại đã trở thành xu hướng nhưng vẫn còn có những khó
khăn sau:
+ Vẫn còn có những nhận thức chưa đúng về trang trại và kinh tế
trang trại, băn khoăn về việc phát triển kinh tế trang trại ở nước ta.
+ Quỹ đất đai hạn hẹp đang là một trong các nguyên nhân hạn chế
phát triển kinh tế theo hướng trang trại.
+ Việc quy hoạch, định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng
hoá tập trung chưa tốt.
+ Thị trường nông sản không ổn định, sản phẩm làm ra khó tiêu
thụ, quan hệ giữa nông dân với các tổ chức thương mại, các doanh
nghiệp chế biến chưa thoả đáng gây trở ngại cho sản xuất và sự đầu tư
theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng nông sản kém, khả
năng cạnh tranh thấp và không thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng nên khó tiêu thụ.
+ Chính sách vĩ mô của nhà nước chưa thực sự tác động đồng bộ,
chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất, nên chưa thực sự khuyến khích hộ
phát triển theo hướng trang trại.
+ Trình độ của chủ trang trại chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Chương 2: thực trạng phát triển kinh tế trang trại
huyện Gia Lâm
I. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện gia lâm
1.Điều kiện tự nhiên:
1.1 Vị trí địa lý:
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, là đầu mối giao thông
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung và của
thành phố Hà Nội nói riêng.

Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh
Phía Tây giáp sông Hồng và quận Long Biên- TP Hà Nội
Phía Nam giáp tỉnh Hng Yên
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh- TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh
Đồng thời huyện còn có một hệ thống giao thông thuận tiện :
Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B, 5; đờng tỉnh lộ gồm đường 179,
181,182; đường thuỷ có hệ thống sông Hồng và sông Đuống; đường sắt
có các tuyến đường Hà Nội- Hải Dơng- Hải Phòng; Hà Nội- Lạng Sơn;
Hà Nội- Quảng Ninh chạy qua.
Nhìn chung Gia Lâm nằm ở vị trí thuận lợi, có thể đi các tỉnh bằng
nhiều phương tiện khác nhau một cách thuận tiện. Đây là điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế cũng như việc trao đổi hàng hoá giữa các
vùng, đặc biệt trong việc vận chuyển các mặt hàng khó bảo quản như rau
xanh.
Cấu trúc địa chất không phức tạp đã làm cho địa hình huyện Gia
Lâm đơn giản. Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm và vùng phụ cận là
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung
của địa hình và cũng theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tích phù sa dầy,
bề dầy của phù sa trung bình là 90-120 cm. Từ đây huyện có điều kiện
rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như cho việc
phát triển xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và công nghiệp.
1.2 Đặc điểm địa hình:
Huyện Gia Lâm có địa hình không đồng nhất và bị chia cắt thành
vùng Bắc Đuống, Nam Đuống và vùng đê sông Hồng. Do cùng một lúc
có hai con sông Hồng và sông Đuống chảy qua. Vùng Bắc Đuống có độ
cao trung bình là 6,2m so với mực nớc biển, có địa hình dốc nghiêng từ
Tây Bắc xuống Đông Nam với điểm trũng nhất là xã Trung Màu. Vùng

Nam Đuống có địa hình lòng máng là hai xã ven đô sông Hồng và sông
Đuống. Các vùng này được bồi tích phù sa dầy, bề dày của phù sa trung
bình là 90,120m. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành
nông nghiệp.
1.3 Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Huyện Gia Lâm nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng nên khí hậu
mang nét đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa, song lại có sự pha trộn khí
hậu ôn đới, chịu nhiều ảnh hởng của bão từ tháng 7 đến tháng 10. Bão
kéo theo mưa to gây lụt lội trên diện rộng hoặc cục bộ gây khó khăn cho
sản xuất .
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5
o
C . Vào mùa hè có ngày
lên tới 34
o
C. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Biên độ dao động nhiệt độ
trong năm khoảng 12- 13
o
C . Độ ẩm trung bình các tháng trong năm khá
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
cao là 81%. Nguồn năng lợng mặt trời khá dồi dào, số giờ nắng trung
bình trong năm là 1550- 1700 giờ.
Lượng mưa bình quân là 136mm. Lượng mưa chủ yếu tập trung
trong các tháng 6,7,8. Chế độ thuỷ văn của huyện Gia Lâm chịu ảnh
hưởng của chế độ thuỷ văn của sông Đuống, đặc biệt là sông Hồng
Điều kiện khí hậu thuỷ văn của huyện rất phù hợp, thuận lợi cho
việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, đặc biệt là phát
triển ngành chăn nuôi bò sữa vốn có truyền thống của huyện. Góp phần
vào phát triển kinh tế trang trại trong huyện. Tuy nhiên điều kiện thời

tiết khí hậu cũng gây một số hạn chế như ảnh hưởng đến năng suất sữa
nếu nhiệt độ quá cao hay gây khó khăn cho công tác vận chuyển và tiêu
thụ sữa tươi nhất là vào các tháng mùa mưa.
1.4 Đất đai
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Bảng 1: Tình hình đất đai huyện Gia Lâm qua các năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số
lượng
( ha)

cấu
(%)
Số
lượng
( ha)

cấu
(%)
Số
lượng
( ha)

cấu
(%)
Diện tích đất tự
nhiên

17431,
9
100,0 17431,
9
100,0 11479,
1
100,0
1.Đất nông
nghịêp
8742,0 50,2 8714,1 50,0 6548,5 57,1
- Đất trồng cây
hàng năm
8054,7 92,1 8021,4 92,1 6109,8 93,3
- Đất trồng cây
lâu năm
334,0 3,8 339,4 3,9 189,9 2,9
- Đất trồng cỏ
chăn nuôi
88,3 1,0 88,3 1,0 73,0 1,1
- Đất vườn tạp 265,0 3,0 265 3,0 175,8 2,7
2. Đất mặt nước
nuôi trồng thuỷ
sản
310,0 1,8 371 2,1 138,5 1,2
3. Đất lâm nghiệp 57,6 0,3 54,28 0,3 54,3 0,5
4. Đất chuyên
dùng
4337,8 24,9 4466,9 25,6 2333,3 20,3
5. Đất khu dân cư 1783,2 10,2 1785,1 10,2 1253,3 10,9
6. Đất chưa sử

dụng
2201,3 12,6 2040,5 11,7 1151,3 10,0
Nguồn: Phòng địa chính huyện Gia Lâm
Diện tích đất tự nhiên huyện Gia Lâm bao gồm cả một phần
diện tích đất sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
trong huyện chủ yếu là đất phù sa và một phần đất bồi tụ ven sông
Hồng.
Đất trong huyện đựơc chia làm 5 loại: Đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất chuyên dùng, đất thổ cư và đất chưa sử dụng. Trong các
loại đất này, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Hiện
nay tổng diện tích đất nông nghệp của huyện là 6548,47 ha, chiếm
57,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bình quân trên một
khẩu nông nghiệp là 520,7 m
2
. Những năm qua diện tích đất nông
nghiệp đang có xu hướng giảm do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hoá và đô thị hoá. UBND huyện đã thu hồi một phần ruộng đất của
nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường quốc lộ, hệ thống
thuỷ lợi nhằm cung cấp đủ nước cho trồng trọt.
Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích mặt nứơc nuôi trồng
thuỷ sản đang có xu hướng tăng, hiện nay có 138,5 ha chiếm 1,2%.
Do việc chăn nuôi bò sữa ở huyện ngày càng nhiều làm cho diện tích
đất trồng cỏ cũng ngày càng tăng, hiện nay diện tích đất cây hàng
năm chiếm trên 93,35. Diện tích đất cây hàng năm xu hướng giảm
qua các năm.
Bên cạnh sự giảm sút đất nông nghiệp và đất canh tác thì đất
chuyên dùng và đất thổ cư lại gia tăng. Nguyên nhân tăng đất chuyên
dùng một mặt do nhu cầu đi lại, xây dựng các công trình cơ sở hạ

tầng để phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong huyện, mặt
khác do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhu cầu dãn dân vì
khi dân số tăng thì nhu cầu tách hộ cũng tăng theo. Đặc biệt, diện tích
đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng khá cao, trên 10% tổng diện tích đất.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
Đây là diện tích đáng kể cho các trang trại phát triển sản xuất, nếu
được sự trợ giúp của chính quyền huyện Gia Lâm.
2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
2.1 Dân số và nguồn lao động
Dân số huyện Gia Lâm là 379723 người (năm 2003) trong đó dân
số nông thôn là 294172 người, dân số thành thị là 85551 người. Cùng
với việc tăng lên về số lượng dân số của huyện, số lượng lao động cũng
được tăng qua các năm nhưng với tốc độ giảm dần do tỷ lệ dân số trẻ .
Nhìn chung Gia Lâm có nguồn lao động tương đối dồi dào với 214.709
người năm 2003 và 61,7% là lao động nông nghiệp.
2.2 Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế
phát triển chưa đều, song đảng bộ và chính quyền từ huyện tới cơ sở vẫn
có nhiều cố gắng trong việc củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
- Về hệ thống điện: toàn huỵện có 257 trạm biến thế với tổng công
suất là 137780 KVA, tổng đường dây tải điện là 627,8 km; với 17,8km
là đường dây cao thế, 610 km dây hạ thế. Hiện nay huyện cung cấp
khoảng 99,7kwh/hộ/năm. Nhìn chung nhu cầu điện dùng cho sản xuất và
sinh hoạt đã được đáp ứng đầy đủ.
- Về giao thông
Ngoài hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ khá hoàn thiện với nhiều
làn đường, trên địa bàn huyện Gia Lâm có hàng trăm km đường do
huyện và xã quản lý, đảm bảo 1,2km/1000dân. Hệ thống đường đều

đựơc nhựa hoá với các tuyến đường liên xã có mặt cắt , bê tông và xi
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
măng hoá. Tuy nhiên các tuyến đường này đều đợc xây dựng với mức
trọng tải nhỏ dưới 4 tấn. Các đường trong thôn xóm đựơc làm bằng gạch
chỉ nghiêng, chịu trọng tải nhỏ chỉ phục vụ vận chuyển nhỏ và đi lại của
người dân.
2.3 Kết qủa sản xuất kinh doanh
Sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do huyện quản lý
trong các năm cụ thể như sau:
Nhìn tổng thể, cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm đang chuyển
dịch theo hướng phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là thương mại và
nông nghiệp. Năm 2001, ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản chiểm tỷ
trọng 42,35%; ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 31,59% và
nông nghịêp chiếm tỷ trọng thấp nhất. đến năm 2003 tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm xuống còn 22,43%; thay vào đó tỷ trọng ngành công
nghiệp chiếm tới 45,54%. Ngành thương mại dịch vụ tăng khá nhanh:
sau 2 năm đã tăng 0,53%, cho thấy đời sống của nhân dân trong huyện
có xu hớng ngày một nâng cao.
Về mặt giá trị, trong 3 năm tổng giá trị sản xuất ( GO) luôn luôn
tăng, theo giá thực tế năm 2002 GO của huyện tăng 189.493,40 triệu
đồng tương ứng với tốc độ tăng 15,07% đạt 1.671.794,79 triệu đồng.
Góp phần vào tăng GO toàn huyện có sự đóng góp của cả 3 ngành kinh
tế, tuy nhiên mức độ đóng góp có khác nhau.
Tốc độ tăng gía trị sản xuất công nghiệp năm 2002,2003 rất cao,
năm 2002 tăng 19,29% so với năm 2001 và 2003 tăng 19,30%. Chỉ số
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
này thể hiện hiệu quả trong hiệu quả sản xuất của các khu công nghiệp

Sài Đồng A ,B , Đài Tư trên địa bàn huyện.
Trong 3 ngành nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng thấp nhất. Tuy
nhiên mức tăng 7,57% của năm 2002 so với năm 2001 là một tốc độ
tăng cao trong ngành nông nghiệp. Năm 2003 tốc độ tăng có giảm, chỉ
đạt 5,44% do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên đây cũng là tốc độ cao
trong tổng thể nền kinh tế đất nước. để đạt được tốc độ cao như vậy,
Huyện Gia Lâm đã phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho có
hiệu quả để đạt giá trị kinh tế cao. điều này thể hiện trong tốc độ tăng
nhanh của tiểu ngành chăn nuôi năm 2002 so với 2001( 12,97%). Năm
2003 tình hình thị trường có nhiều biến động về giá, đặc biệt do bùng
phát dịch cúm gia cầm nên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có tăng nhng
tốc độ không cao ( 7,57% ). đóng góp vào giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi của huyện bò sữa, bò thịt, lợn hướng lạc... ngoài ra, ngành nuôi
trồng thuỷ sản của huyện cũng tìm ra hướng đi và có tốc độ tăng đều
( 20,53% và 20,89% )
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện thời gian qua
cũng tăng. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng đều với các lượng
tương ứng 1,230 triệu đồng/hộ/năm. 0,339 triệu đồng/ngời/năm vào năm
2002 và 1,469 triệu đồng/hộ/năm. 0,445 triệu đồng /ngời/năm vào năm
2003. Đến năm 2003, thu nhập bình quân đầu người đạt 4,403 triệu
đồng/người/năm. Chỉ tiêu này tuy tăng, nhng so với vị trí là một huyện
ngoại thành của thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm cần nâng cao mức sống
của nhân dân hơn nữa.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN GIA LÂM
1. VỀ SỐ LƯỢNG, QUY MÔ, LOẠI HÌNH TRANG TRẠI
Theo thống kê, đến 31/12/2005, toàn huyện có 37 trang trại trong
đó có 6 trang trại trồng trọt, 20 trang trại chăn nuôi, 3 trang trại thủy sản

còn lại là các trang trại tổng hợp theo mô hình VAC
37 trang trại được chia ra theo hướng sản xuất kinh doanh sau:
Bảng 2: số lượng trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm năm
2005
ĐVT: TT và %
Chỉ Tiêu số lượng
( trang trại)
Cơ cấu
(%)
1. Trang trại trồng cây hàng năm 1 2,7
2. Trang trại trồng cây lâu năm 6 16,21
3. Trang trại chăn nuôi 16 43,24
4. Trang trại lâm nghiệp 0 0
5. Trang trại thuỷ sản 10 27,03
6. Trang trại tổng hợp 4 10,82
tổng số: 37 100
Nguồn: Số liệu khảo sát trang trại huyện Gia Lâm năm 2005
Từ bảng 2 ta thấy: Số lượng trang trại chăn nuôi là 16 trang trại,
chiếm tỷ trọng 43,24% và số trang trại thuỷ sản là 10 chiếm tỷ trọng
27,03% đây là 2 loại hình phổ biến ở huyện Gia Lâm. Trong đó trang
trại chăn nuôi chiếm đa số. Những trang trại này chủ yếu là chăn nuôi
lợn nạc, trâu bò, gia cầm. Thực tế cho thấy tiềm năng để phát triển trang
trại chăn nuôi và thuỷ sản là rất lớn do huyện Gia Lâm có các vùng đất
trống, địa lý thuận lợi cho việc phát triển loại hình trang trại này. Nhận
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Thị Ngân Giang
thức được điều này, hiện nay đang có nhiều chủ trang trại đầu tư xây
dựng truồng trại chăn nuôi với cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo đủ điều
kiện thuận lợi để phát triển.
2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC CỦA CÁC TRANG TRẠI

2.1 CHỦ TRANG TRẠI:
Bảng 3: DANH SÁCH CÁC HỘ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM năm 2005
TT
HỌ TÊN CHỦ
TRANG TRẠI
ĐƠN VỊ TUỔI
NGHỀ
NGHIỆP

HÌNH
1 Đặng Đình Lộc Thị Trấn Trâu
Quỳ
54 Bác sĩ
TY
Chăn
nuôi
2 Ng. Văn Hồng TT Trâu Quỳ 36 ND CN
3 Ng. Văn Khánh TT Trâu Quỳ 32 KTNN TS
4 Trần Thị Tuyến TT Trâu Quỳ 41 Sơ cấp
quản lý
CLN
5 Lê Xuân Hoàng TT Trâu Quỳ 37 ĐHKT TT
6 Lê Quang Đảm Xã Kiêu kỵ 44 KTNN TS
7 Ng. Cát Điều Dương Xá 32 ND CLN
8 Ng. Đức Thiện Phú Thị 48 ND CLN
9 Ng. Hữu Đức Phú Thị 52 ND CN
10 Hg. Phúc Hiền Phú Thị 34 ND CN
11 Lê Huy Ngoan Phú Thị 42 ND TS
12 Đặng Văn Y Phú Thị 50 Sơ cấp

CN
CLN
13 Ph.g Ngọc Tiến Phú Thị 39 ND CLN
14 Ng. Huy Tiện Phú Thị 41 Sơ cấp
XD
CLN
15 Đg. Huy Mạnh Trung Mỗu 39 ND CN
16 Tạ Ngọc Dân Trung Mầu 48 Sơ cấp
TT+CN
CN
17 Ng. Văn Sinh Trung Mầu 42 ND CN
18 Ph.g Thanh Mi Phú Thị 59 Kỹ sư TS
SVTH: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: NN45

×