Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.57 KB, 105 trang )

Lời cảm ơn
===**===

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lý Hoài
Thu - người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô
khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Công đoàn, tổ Văn - Sử -
GDCD và đồng nghiệp trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học phổ
thông Miền Tây đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của cha mẹ, anh chị em và
bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn
thành luận văn này.
Người viết luận văn


Nguyễn Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Người viết luận văn



Nguyễn Thị Thảo







MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tượng nghiên cứu 10
5. Phạm vi nghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Cấu trúc của luận văn 11
8. Dự kiến đóng góp 11
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 12
1.1. Cốt truyện 12
1.1.1. Khái niệm cốt truyện 12
1.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 14
1.2. Nhân vật 26

1.2.1. Khái niệm nhân vật 26
1.2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 28
Chương 2: KẾT CẤU VÀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 41
2.1. Kết cấu 41
2.1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học 41
2.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 42
2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư 47
2.2.1. Nghệ thuật tổ chức không gian 47
2.2.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian 58
Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 69
3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 69
3.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ 69
3.1.2. Những từ chỉ địa danh, địa hình, sản vật Nam Bộ 70
3.1.3. Những từ chỉ trạng thái, hành động theo kiểu Nam Bộ 75
3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 76
3.2.1. Quan niệm về giọng điệu 76
3.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 78
3.2.3. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ 82
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn trẻ được biết đến nhiều
nhất tại Việt Nam hiện nay. Trong suốt quá trình làm việc, nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư đã viết rất nhiều các tạp văn, tạp bút, và truyện ngắn, không ít trong

số đó được các hội văn học đánh giá cao và trao giải. Là một nhà văn trẻ
nhưng chị là chủ nhân của nhiều giải thưởng có uy tín, tiêu biểu là: Giải Nhất
cuộc vận động sáng tác "Văn học tuổi 20 lần thứ II" do Nhà xuất bản Trẻ, Hội
Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập
truyện Ngọn đèn không tắt; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam các năm
2001; 2004; 2006; Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo
Văn Nghệ với truyện ngắn Đau gì như thể…; Tặng thưởng dành cho tác giả
trẻ của Uỷ ban Toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập Ngọn
đèn không tắt. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận là một trong mười truyện
ngắn hay nhất năm 2005 do báo Văn nghệ bình chọn. Chị là một trong "Mười
gương mặt tiêu biểu năm 2003” do TW Đoàn trao tặng và là một trong những
Hội viên trẻ tuổi nhất của Hội nhà văn Việt Nam.
Truyện Nguyễn Ngọc Tư được Nhà xuất bản Trẻ mua giữ bản quyền.
Các tác phẩm của chị liên tục được tái bản và được bạn đọc đón nhận nồng
nhiệt. Tập truyện Ngọn đèn không tắt đã được tái bản đến trên mười lần. Đặc
biệt, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận: số lần tái bản đã lên tới mười sáu
lượt, số lượng phát hành lên tới 25.000 bản (số ấn bản cao nhất cho sách văn
học Việt Nam năm 2005; 5000 bản in đầu tiên đã bán hết chỉ trong một tuần
lễ). Truyện Cánh đồng bất tận đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của sách
văn học Việt Nam năm 2006. Cánh đồng bất tận được hãng phim truyện Việt
Nam mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Năm 2007, Cánh đồng bất

2
tận được dịch và xuất bản ở Hàn Quốc. Với tập truyện ngắn này, tại Hội nghị
ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6, khóa VI (13-10-2006) đã
quyết định trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho
truyện Cánh đồng bất tận. Năm 2008 chị được trao tặng giải thưởng văn học
ASEAN. Đây cũng là năm đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao giải cho một tác
giả dưới bốn mươi tuổi. Đó là niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Ngọc Tư.
Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được đông đảo bạn đọc trong và

ngoài nước đón đọc nhiệt tình. Do đó, vì lòng yêu mến của bản thân đối với
các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như với văn học Nam
Bộ, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là "Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại".
Việc tìm hiểu "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại"
của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư là một công việc đòi hỏi người viết
một thái độ đánh giá khoa học. Chúng tôi mạnh dạn căn cứ vào một số tập
truyện ngắn đã xuất bản trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên
cứu, xem như bước đầu khảo sát thể loại truyện ngắn của cây bút trẻ này qua
một chặng đường sáng tác.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư có một sự khởi nghiệp vất vả, nhọc nhằn và đặc biệt
hơn các nhà văn khác. Chị phải bỏ dở học hành vì ông ngoại già yếu. Chị chỉ
học hết lớp 9 phổ thông, cấp ba bổ túc, sống giản dị cùng người chồng thợ bạc
chẳng bao giờ đọc truyện vợ viết nhưng chị thực sự là một tài năng rực sáng ở
vùng cực Nam của Tổ quốc. Chị cầm bút viết văn từ chính hiện thực quê
nghèo với kênh rạch chằng chịt, con người đi lại đều trên mặt nước, một bước
cũng phải ghe xuồng.
2.1. Ý kiến đánh giá về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm
Thành công của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt.

3
Tác phẩm đầu tay đoạt giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức đưa
Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn với những thành công tốt đẹp tiếp theo. Mặc
dù không gây xôn xao dư luận nhưng Ngọn đèn không tắt dành được nhiều
cảm tình của dư luận và các nhà chuyên môn.
Khi nhắc đến những bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến
bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào? của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn
nghệ. Nhà văn từng bộc bạch: "Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào?
bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà người ta dành cho Solokhov:

"Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh
mông từ sông Đông" [16;1]. Nhà văn rất vui mừng: "Khi tập truyện Ngọn đèn
không tắt vào giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" năm 2000, ban
Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn nghệ đã in
cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…). Nhiều tiếng khen, nhiều
bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng
đọc ít thấy từ lâu" [16;1]. Nhà văn cũng từng tâm sự: “Tôi nhớ mãi cảm giác
của người trong nghề, lại là dân biên tập, tôi nghĩ hình như mình đang tiếp
cận một ngôi sao không biết nó sẽ tỏa sáng đến đâu”[16;1].
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố
Hồ Chí Minh, trưởng ban chung khảo cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần
thứ II năm 2000 đã nhận xét về tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt như
sau: “Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư có truyện
Ngọn đèn không tắt là truyện ngắn nổi bật nhất. Với giọng văn mộc mạc,
bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về
màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng Tổ quốc – mũi Cà Mau của
những con người mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của sông
nước, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa. Qua ngòi
bút Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giàu bộc trực ấy chứa bên

4
trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử
thế…Ngọn đèn không tắt là tập truyện ngắn vừa hấp dẫn, vừa thuyết phục,
xứng đáng đạt giải nhất trong cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần
thứ II này”[25;1].
Sau thành công ban đầu với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, các tác
phẩm của chị được đăng liên tục trên các báo. Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời
liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001); Biển người mênh mông
(2003); Giao thừa (2003); Nước chảy mây trôi (2004); Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư (2005); Cánh đồng bất tận (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác

(2008); Khói trời lộng lẫy (2010).
Nói về Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận định "Mấy
năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự
nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường,
đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất
mà tinh tế, đặc biệt "Nam Bộ " một cách như không, chẳng cần chút cố gắng
nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước"[18;1].
Nhà văn Chu Lai phát biểu: "Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn
Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô ấy trong nhiều giải thưởng.
Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam bộ, một tài năng
văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam"[13;1].
Một Việt kiều ở Mỹ, Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng vì quá mê “đặc
sản miền Nam” Nguyễn Ngọc Tư nên đã lập một thư viện điện tử "Tủ sách
Nguyễn Ngọc Tư" trên website Văn hóa giáo dục của mình. Giáo sư tự bạch:
"Tôi tự lập trang web với mục đích, trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi
những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ
với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi" [22;1]. Nguyễn Ngọc Tư
được ông đánh giá là một "đặc sản miền Nam".

5
Tháng 8 năm 2005, truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra mắt bạn đọc, lúc
này những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện kéo
theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau được đăng tải rộng rãi
trên các báo, tạo thành một "hiện tượng văn học" đáng chú ý năm 2005. Ngay
lúc này, nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã tuyên bố: “Tôi muốn nói Cánh đồng
bất tận đã chia giai đoạn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thành những truyện
trước và sau nó”[20;1]. Ở một bài báo khác Phạm Xuân Nguyên lại cho rằng
" Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc
Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con
người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và

có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con
người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên
những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người”[21;1].
Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Trước
Cánh đồng bất tận, cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là cái hay "xinh xẻo mong
manh", còn Cánh đồng bất tận đã có đột phá về bút pháp, về dung lượng
cuộc sống trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh: "Đây là một tác phẩm văn
chương chứ không phải bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư
cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc.
Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ
sĩ. Đây chỉ là vấn đề khó xử với một tác phẩm văn chương ( ). Nguyễn Ngọc
Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì cô lại có ý xúc phạm đến quê
hương và những người dân xung quanh mình"[33].
Nhà lí luận phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở "Hội
nghị lí luận, phê bình văn học" lần thứ II đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận
không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một
trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo

6
Nguyễn Ngọc Tư còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất
hiện trên báo Văn nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi
viết Giông tố, Số đỏ…thì đã bắt đầu "già"!)" [7].
Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo hết lời ca ngợi Nguyễn Ngọc Tư và
Cánh đồng bất tận thì cũng có không ít bạn đọc tỏ ra bất ngờ, tiếc nuối vì
Nguyễn Ngọc Tư đã "là một cơn gió mát rượi của đất phương Nam, bỗng trở
thành cơn lốc, xoáy lên, chướng lên trên cánh đồng bất tận. Hay Cánh đồng
bất tận đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới khốc liệt và tàn khốc"
[17]. Sau khi Cánh đồng bất tận ra đời được 5 tháng, hàng loạt sự kiện gây
xôn xao dư luận. Đầu tiên là việc ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tỉnh Cà Mau yêu cầu
Hội VHNT tỉnh kiểm điểm nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Báo cáo

số 35 ngày 27/3 đề nghị Hội VHNT kiểm điểm phê phán nghiêm khắc nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Tiếp theo, ông
Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục kí báo cáo
số 41 ngày 12/4/2006 về việc "Đại biểu HĐND và truyện ngắn Cánh đồng
bất tận với câu chữ khá nặng nề: "Với tư cách là cán bộ, viên chức Nhà
nước, đại biểu HĐND mà trả lời thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền
lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối
với đại biểu HĐND và xem thường nông dân Việt Nam". Theo đó, báo cáo đề
nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm
khắc về việc phát ngôn thiếu trách nhiệm, đề nghị Hội VHNT Tỉnh thường
xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư)
được học tập lí luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức
trách nhiệm của người cầm bút cách mạng.
Về việc Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm, báo Tuổi trẻ đã tổ chức một
diễn đàn về Cánh đồng bất tận. Các ý kiến trao đổi, phản hồi liên tục được
cập nhật vào Tuoitreonline. Sau năm ngày mở ra diễn đàn, đã có 868 bạn đọc
tham gia góp ý kiến, viết bài.

7
Tựu trung lại, có hai luồng ý kiến:
Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và
phản ánh hiện thực chân thực đến trần trụi như thế, nghĩa là ủng hộ một
Nguyễn Ngọc Tư "mới". Còn phía bên kia, lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh
mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng, đầy ân tình trong những sáng tác trước đó.
Như chính tác giả thừa nhận Cánh đồng bất tận chỉ là việc "xen canh", một
ngã rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Sự chuyển đổi đột ngột về
giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lối viết hiền lành,
mộc mạc của chị bị sốc. Và trong thực tế, theo dõi những tác phẩm ra đời sau
Cánh đồng bất tận, chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của nông
thôn Nam Bộ hiền lành, chân chất nhưng ngày càng sâu sắc và ám ảnh hơn với

nỗi đau, nỗi buồn man mác trước số phận những con người bé nhỏ, thiệt thòi,
những mối tình lỡ dở, cùng với giọng văn bình dân, đậm chất Nam Bộ.
2.2. Những bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến vấn đề thể loại
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn gây được nhiều chú ý với giới nghiên cứu
phê bình văn học bởi tài năng và phong cách rất Nam Bộ, nhẹ nhàng như
không của chị. Bước đầu đã có những bài viết tìm hiểu truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư in trên các báo. Chúng tôi xin được điểm qua một số bài
viết và những lời nhận xét tiêu biểu.
Sớm nhất và tiêu biểu nhất có thể kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc
sản miền Nam của nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét tường
tận và thấu đáo về truyện ngắn của chị trên cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật: “Trong cách chọn lựa tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc Tư trung
thành với cái “tình tự” Nam Bộ của quê hương cô. Chỉ những người sống,
lớn lên ở địa phương, thật sự mến yêu họ hàng, làng xóm của mình, mới thể
hiện tình tự với quê hương mình được như thế… Sự cá biệt của phương ngữ,

8
khi được sử dụng để diễn đạt những tình tự phổ quát của con người,có khả
năng vạch ra cái chung của cái riêng” [5;1].
Nói về dấu ấn mà Nguyễn Ngọc Tư để lại trong lòng người đọc, theo
nhà phê bình Văn Công Hùng thì đó là ngôn ngữ: “…cái làm nên Nguyễn
Ngọc Tư còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết lập cho riêng mình một
hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tung tẩy,
thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể” [10;1].
Đoàn Ánh Dương có phân tích trong bài viết Cánh đồng bất tận nhìn
từ mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật như sau: “Tác giả đã lồng ghép
hai hệ thống tự sự với ba mô hình cốt truyện trong Cánh đồng bất tận. Trực
diện với tác phẩm, cốt truyện sự kiện đã ít nhiều bị phân rã và cốt truyện
tâm lý đã có phần lấn lướt. Truyện như một bức tranh ghép mảnh những

mảng kí ức chắp nối, đứt đoạn nhân vật. Ở đó nhân vật tan chảy thành dòng
xúc cảm hỗn độn giữa quá khứ và hiện tại, tâm cảnh và ngoại cảnh mà một
sự phục dựng đầy đủ chỉ có được khi người đọc lật đến trang cuối cùng.
Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm “một hiện
thực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tức
là gia tăng sự tham gia của người đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hướng
tự sự giàu tính hiện đại”[6;2].
Ở bài viết Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, Phan Quý Bích
nhận định: “Cho nên, nhiều người viết truyện ngắn thường cố tìm ra những
cốt truyện li kỳ, những sự kiện mà người ta hay gọi là đắt giá. Không phải
trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư không có những chân dung lạ, những sự
kiện ít gặp trong cuộc sống của chúng ta vì hình như bức tranh không có chút
gì đặc biệt thì nó khó thành bức tranh của truyện ngắn. Những truyện như
thế không nhiều. Thường thì Nguyễn Ngọc Tư cho ta biết những cái "tin" giản
dị: một cô gái sửa soạn đồ mang theo trong ngày cưới, một anh bạn trẻ thấy

9
nhớ ông già hàng xóm đã đi xa. Những cái tin như thế không cần đến cốt
truyện li kỳ, những biến cố giật gân, mà chỉ như sự thông báo những gì diễn
ra quanh ta với những con người mà ta có thể bắt gặp thường ngày mà thôi.
Tuy vậy, nó vẫn là "tin", vẫn đáng chú ý vì có một cái gì đó khiến ta phải suy
nghĩ, phải chiêm nghiệm. Và đây mới là điều đáng nói” [3;1]. Phan Quý Bích
cũng nhận thấy: “Nguyễn Ngọc Tư thường kể cho ta nghe những chuyện
buồn, rất buồn. Những cảnh đời éo le, những thân phận đau đớn…” [3;2].
Trần Phỏng Diều có những nhận xét rất tinh tế về nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Mặc dù phần lớn người nông dân Nam Bộ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều nghèo, đều có số phận long đong,
vất vả nhưng trên hết họ đã sống với nhau bằng cái tình, bằng sự yêu
thương và đùm bọc lẫn nhau… Nguyễn Ngọc Tư quả có cái nhìn sâu sắc,
tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn những người

nông dân Nam Bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc trưng cũng như
bản chất cố hữu của họ”[4;4].
Đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một tập truyện của
chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó. Có rất ít
những bài phê bình mang tính khái quát về văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Đa số là những bài nhận xét, đánh giá có nhiều cảm thụ tinh tế hơn là
những nhận định khoa học.
Hầu hết các bài viết đều khẳng định tài năng và giá trị tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư. Chị là một nhà văn Nam Bộ, luôn trăn trở với cuộc sống
và số phận con người nói chung và người nông dân vùng đồng bằng sông
nước nói riêng. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ có bản lĩnh, không ngần
ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp. Đồng thời, có cái nhìn tinh tế,
cách khai thác và thể hiện cuộc sống - con người một cách độc đáo, ám
ảnh người đọc. Về thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có một số bài

10
viết đã đề cập đến, nhưng thường đặt nó trong mối quan hệ tổng thể mà ít
có những khảo sát kĩ lưỡng. Tuy vậy, đây cũng là một số gợi ý để chúng tôi
triển khai đề tài của luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những đặc sắc riêng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ đó
khẳng định những đóng góp không nhỏ của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong thể truyện ngắn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thể loại truyện

ngắn: cốt truyện, nghệ thuật, nhân vật, đồng thời qua đó cho thấy nét riêng,
độc đáo của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua
những tập truyện mang tính dấu mốc, cụ thể là các tập truyện ngắn sau:
- Ngọn đèn không tắt Nhà xuất bản Trẻ, 2001
- Giao thừa, Nhà xuất bản Trẻ, 2003
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hoá, 2005
- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Đây là những văn bản tập hợp những tác phẩm đặc sắc, có giá trị và
tiêu biểu cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, luận văn cũng chú ý
đến nghiên cứu những tác phẩm khác trong cả quá trình sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư, thấy được sự vận động trong truyện ngắn của chị.

11
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:
6.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
6.2. Phương pháp loại hình.
6.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6.4. Phương pháp phân tích.
6.5. Phương pháp thống kê - phân loại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung
được chia làm ba chương:
Chương 1: Cốt truyện và nhân vật
Chương 2: Kết cấu và không gian, thời gian nghệ thuật
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
8. Dự kiến đóng góp
Luận văn tập trung tìm hiểu "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn

thể loại" nhằm mục đích: Bước đầu chỉ ra đặc điểm phong cách và những
đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại ở
phương diện thể loại.
Thực hiện luận văn này chúng tôi mong đóng góp một chút công sức
cho công tác nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại và đương đại
về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Hơn nữa, việc khảo sát và nghiên cứu thể
loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống. Do đó,
chúng tôi mong muốn bổ sung thêm một số nhận định có ý nghĩa khoa học
bên cạnh những ý kiến đã có về vấn đề này và đóng góp một chút công sức
nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nhà văn trẻ đầy triển vọng Nguyễn
Ngọc Tư, một điểm sáng của truyện ngắn Việt Nam đương đại.


12
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

1.1. Cốt truyện
1.1.1. Khái niệm cốt truyện
Vấn đề cốt truyện từ xưa đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm. Aristote (384-322 TCN) cho rằng: "Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của
bi kịch sau đó mới tính đến tính cách; bi kịch bắt trước hành động và vì vậy
nó phải bắt trước những con người hành động" [23;13]. Điều đó cho thấy
Aristote chú ý tới yếu tố hành động của cốt truyện, cốt truyện là cơ sở của bi
kịch. Macxim Gorki thì chú ý nhấn mạnh đến sự kiện, hành động luôn thể
hiện những mối quan hệ khác nhau giữa các nhân vật: "cốt truyện là những
liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm và nói chung là những
mối quan hệ qua lại của con người, là lịch sử phát triển và tổ chức của tính

cách này hay khác" [23;13,14]. Nhiều nhà nghiên cứu rất đề cao vai trò của
cốt truyện, coi cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định
thành công của tác phẩm.
Sách Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên cũng viết: "Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan
trọng trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch
có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt
cốt truyện là phương diện bộc lộ tính cách; mặt khác, cốt truyện còn là
phương diện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội" [9;88].
Cốt truyện được hình thành bởi các sự kiện, những mâu thuẫn xã hội,
những sự tác động qua lại giữa các nhân vật trong một bối cảnh cụ thể và

13
được tổ chức có hệ thống bởi tư duy nghệ thuật của tác giả. Cốt truyện có
nhiều chức năng trong đó bộc lộ tính cách nhân vật và thể hiện nhiều xung đột
xã hội là hai chức năng quan trọng hơn cả. Chúng ta không nên hiểu cốt
truyện chỉ giản đơn là tích truyện mà "cốt truyện là chuỗi sự kiện hữu hạn có
tính liên tục trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về ý nghĩa, vừa
có tác dụng biểu hiện về tính cách, số phận nhân vật, vừa là yếu tố gây hấp
dẫn cho người đọc" [26;65]. Trong một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, cốt truyện
luôn giữ vị trí "xương sống", nó liên kết các chi tiết, các sự kiện và tạo thành
một hệ thống. Bởi vậy, trong cuốn sách Truyện ngắn - những vấn đề lí
thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng cũng khẳng định: "Cốt
truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống
và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình
thành và phát triển trong những mối quan hệ của chúng nhằm làm sáng tỏ
chủ đề tư tưởng tác phẩm" [33;70].
Cốt truyện hiểu theo cách truyền thống là: “hệ thống sự kiện cụ thể
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ

phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc các loại tự sự và kịch” [9; 70-72]. Hệ thống các sự kiện có vai trò thể
hiện những biến cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc của diễn biến câu truyện
gồm giai đoạn chính: mở đầu, cao trào, và kết thúc. Nhưng cốt truyện trong
văn xuôi hậu hiện đại đã không còn giữ vị trí độc tôn nữa, nó bị xóa bỏ bởi
quan hệ nhân quả, phá hủy tính hiện thực, những yếu tố không thể thiếu của
cốt truyện theo quan niệm truyền thống. Vai trò của cốt truyện bị mờ nhạt:
"Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi
sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi
lắp ghép các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính. Thay vì
triển khai tự sự bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự

14
trở thành cuộc phiêu lưu của cái viết - sự chắp ghép ngẫu nhiên các mảnh vỡ -
những sự kiện phân tán rời rạc" (Trịnh Bá Dĩnh). Nhà nghiên cứu văn học hậu
hiện đại Barry Lewish cũng nhấn mạnh: "Cốt truyện bị nghiền nát thành từng
viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó
khát vọng và nhức nhối". Nền văn học thế giới, cùng với sự ra đời của chủ
nghĩa hậu hiện đại, đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong kĩ thuật tự sự, trong
đó có cốt truyện.
Văn học Việt Nam hiện nay cũng có sự chuyển biến về nghệ thuật tổ
chức cốt truyện với những cách tân, khám phá mới mẻ. Chúng tôi nhận thấy
có hai mô hình cốt truyện nổi bật: truyện có cốt truyện và truyện không có cốt
truyện. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi thực tế
sáng tác văn chương rất đa dạng, phong phú, các tiểu loại này có thể đan xen
và giao hòa lẫn nhau. Cách nhìn nhận, đánh giá của chúng tôi chỉ mang tính
chất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
1.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua
bốn tập truyện, chúng tôi nhân thấy một số ít truyện được viết theo truyện có

cốt truyện, còn đa số là truyện không có cốt truyện.
1.1.2.1. Truyện có cốt truyện
Về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Nguyễn
Ngọc Tư thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn giản
về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách nhân vật thường được
mô tả một cách rất tập trung và cô đọng, nhiều khi chỉ là một lát cắt của cuộc
sống được phản chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được
quan tâm mà thôi. Qua khảo sát nhìn chung có thể kết luận, đa số truyện ngắn
của chị có cốt truyện khá mờ nhạt. Truyện bắt đầu từ một trạng thái tĩnh, ổn
định, sau đó xảy ra mâu thuẫn, xung đột rồi lại trở về trạng thái thăng bằng

15
như ban đầu, kết thúc một quá trình phát triển của các xung đột. Truyện chia
giai đoạn như đã đề cập ở trên. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy, không phải
bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ ba giai đoạn như thế, hoặc vị trí
giữa các thành phần có thể hoán đổi. Có thể kể đến một vài truyện ngắn có cốt
truyện tiêu biểu như: Bến đò xóm Miễu, Chuyện vui điện ảnh,
Bến đò xóm Miễu là tác phẩm tiêu biểu của truyện có cốt truyện.
Truyện được xây dựng dựa trên số phận, hành động, biến cố của nhân vật
chính, truyện có đầu cuối rõ ràng.
Phần mở đầu: tác phẩm giới thiệu khái quát đặc điểm các nhân vật:
Lương là chàng trai nghèo, xấu xí, má mất sớm, không biết cha là ai. Anh
làm nghề chèo đò mướn ở bến đò xóm Miễu. Đã ba mươi mốt tuổi rồi mà
chưa lấy vợ. Anh có con mắt mất đoàn kết "nhìn lại, người ta tưởng anh ngó
đi đâu", suốt ngày anh "hềnh hệch ra" cười, làm như vui, làm như không,
khó nắm bắt" [44;85]. Còn Bông là một người mê chơi sông, nhà cũng ở bên
xóm Miễu. Bông thường mặc cái áo trắng bằng vải soa lông vịt, hơi ố vàng;
tan học "Bông cùng một bầy em lít chít đi mót cây vụn ở các trại xuồng về
nấu cơm" [44;85]. Nhà Bông cũng nghèo như nhà Lương, má Bông bơi
xuồng vớt chai nhựa dưới sông, ba nó thường hay nhậu xỉn rồi đánh má nó.

Lương biết Bông từ ngày Bông còn đi học. Phần này tác giả chỉ giới thiệu về
cuộc đời, mối liên hệ của hai nhân vật Lương và Bông. Những sự kiện, biến
cố chưa được đề cập tới.
Phần cao trào: khởi đầu cho sự vận động của mâu thuẫn, xung đột là
việc Lương bắt đầu thích Bông. Và Bông bỏ học, "từ mai, nó vẫn qua đò,
nhưng nó đã khác, con Bông đã khác", nó đi bán bia ở quán "Đêm sầu", bên
kia cầu. Chính sự kiện này đã thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện với nhiều
tình tiết xảy ra liên quan đến hai nhân vật này. Cũng nhờ thế, Lương có cơ hội
bộc lộ được tấm lòng của mình với Bông. Còn Bông sẽ bộc lộ được những

16
góc khuất của tâm hồn, tính cách. Chính phần này đã đánh dấu điểm khởi đầu
của một mối quan hệ tất yếu sẽ phát triển giữa Lương và Bông.
Cũng ở phần này đã thể hiện rất nhiều sự kiện, biến cố liên quan đến
Bông với sự chứng kiến hàng ngày của Lương. Đó là hình ảnh thay đổi của
Bông khi từ quán bia trở về lúc hai giờ sáng: "quần áo xốc xếch, tóc mai dính
bết vào khuôn mặt dày son phấn. Đôi mắt dại đi vì say, vì mất ngủ, người
sềnh sệch mùi bia". Có lần, Bông xòe trên tay, quạt phơ phất trước Lương
một nắm tiền, rồi cười chua xót "tui giàu rồi nè". Bông thở than "chừng nào
có người cưới tui thân tui còn gì kén chọn nữa" [44;88]. Chính câu nói ấy
đã làm Lương hy vọng biết bao nhiêu với nhiều dự tính Anh xin cây vụn về
đóng một cái hộp đựng tiền nho nhỏ, Lương giấu nó đi để không ai trông
thấy, anh cũng chưa nói được gì với Bông. Nhưng rồi chính Bông lại làm anh
thất vọng, Bông nói trước "chắc tui bỏ nghề, tui lấy chồng". Bông sẽ lấy một
ông già "con Bông hám tiền ráng kêu ông ngoại đó bằng anh" [44;88]. Lương
chết lặng trước tin ấy nhưng vẫn phải gượng cười. Rồi Bông lại có chuyện
xảy ra, vợ ông già kia cùng bầy con đến nhà đánh ghen. Bông bị "rọc nham
nhở mái tóc dài", bị "xé quần áo", và bị "lột sạch những đồ trang sức đang
đeo". Lương đã chủ bụng làm đắm đò đám người ấy khi họ về qua sông. Bữa
đó Bông cảm động, gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không kêu là

"khùng", là "đò" nữa. Bông đã nhận ra tình cảm mà Lương dành cho mình,
nhưng con người Lương thật thà, nhút nhát, chẳng dám cầm tay hay ôm người
mình yêu thương. Vậy là những ngày sau đó Bông lại dửng dưng qua đò như
chưa hề có chuyện gì với Lương. Để Lương lại phải chứng kiến Bông đi với
một thằng con trai mới "trẻ măng, quần áo thơm, đầu tóc thơm, chiếc xe phân
khối lớn nổ tè tè ra đám khói cũng thơm" [44;91]. Cuộc đời trớ trêu cứ xô đẩy
Bông vào hết vòng xoáy này đến vòng xoáy khác.
Đỉnh điểm của phần này là sự việc "một chiều Lương đưa Bông tươi

17
hồng qua sông" rồi nhận lại tin Bông bị tai nạn giao thông "một vụ tai nạn
giao thông thảm khốc xảy ra trong cuộc đua xe" [44;91]. Sau tai nạn ấy, Bông
không còn có thể đi được trên đôi chân của mình. Sự kiện này đánh dấu điểm
dừng trên con đường sống xô bồ, ê chề của Bông, đó cũng là cơ hội để Lương
tháo gỡ được mối tơ vò trong lòng mình.
Phần kết thúc: Bến đò xóm Miễu đã thay đổi chủ, Lương vẫn mải miết
chèo đò. Bông bây giờ đã là vợ của Lương, Bông ngồi trên bến để thu tiền.
Người lạ qua bến nhìn Bông xinh đẹp, tươi hồng rồi đọ với vẻ mặt già háp
của Lương mà tiếc hùi hụi, "tiếc đôi đũa mốc gác lên mâm son, tiếc bông nhài
thơm mà cắm nhầm bãi cứt trâu" [44;92]. Nhưng người dân xóm Miễu thì
thấu hiểu hơn, họ nhận ra tấm lòng cao thượng của Lương, sự thiệt thòi của
anh khi "cưu mang đứa con gái đã lỡ lầm còn tàn tật" [44;92]. Nhưng đã
thương rồi thì đâu cần toan tính, tình yêu trong sáng, chân thành của chàng
trai nghèo khổ, xấu xí ấy đã đem lại cho truyện một kết thúc đầy tính nhân
văn: "chớ biết làm sao, lỡ thương quá chừng rồi" [44;92].
Từ câu chuyện của chàng trai nghèo làm nghề chở đò qua sông,
Nguyễn Ngọc Tư như hé lộ một thông điệp rất nhân văn trong tình cảm con
người. Dù chỉ là người lao động bình thường như bao con người khác
nhưng tấm lòng của Lương thật đôn hậu, cao cả. Lương thương Bông đến
thắt cả gan ruột: "Người ta đưa đẩy cuộc đời Bông thế nào. Nhưng thế nào

thì Bông chắc cũng giãy dụa, quặn đau như nước ở ngã ba Vàm vậy". Cưu
mang Bông bằng tấm lòng chân thật đúng với bản chất con người Nam Bộ
"yêu ai thì yêu đến hết mình".
Bến đò xóm Miễu chưa hẳn là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ngọc
Tư, cũng chưa phải là sự thành công nhất của chị trong việc tổ chức cốt
truyện. Nhưng nhà văn đã chú ý xây dựng những sự kiện, hành động của nhân
vật, đôi khi là nghịch lí, khác thường để gửi gắm những thông điệp về tình

18
nhân ái, yêu thương giữa người với người. Truyện đọng lại những ấn tượng
khó quên trong lòng người đọc khi gấp trang sách lại.
Chuyện vui điện ảnh cũng là truyện có cốt truyện. Cốt truyện của
truyện được xây dựng bằng những sự kiện bi hài, tạo nên sức lôi cuốn cho
người đọc.
Phần mở đầu: tác phẩm giới thiệu về những người sống ở hẻm Cựa Gà
"hẻm văn hóa Một trăm mười lăm" [41;26]. Họ sống bằng đủ nghề "tay mặt"
từ cán bộ công chức tới cán bộ về hưu, từ công nhân cho đến bán bắp luộc,
thiến heo và nghề "tay trái" của họ là đóng phim. Trong số đó, chú Sa "làm
bảo vệ kiêm thêm trồng bông xén cỏ ở hãng phim truyền hình thành phố,
người rất quý bà con trong xóm"[41;26]. Chính chú là người đầu tiên rủ mọi
người đi đóng phim. Chú từng đóng vai một người nông dân "đó là vai có da
có thịt, mặt mày rõ ràng nhất của chú" [41;27].
Phần cao trào: Sau khi giới thiệu về hoàn cảnh nảy sinh xung đột dẫn
đến con đường phát triển của các sự kiện cơ bản, tác phẩm mở ra đầu mối
của những xung đột, những nghịch lí trớ trêu đánh dấu bằng sự kiện chú Sa
được mời tham gia đóng "vai lớn" trong phim nhưng đó lại là vai ác để nhận
năm triệu đồng. Sự kiện này làm xôn xao xóm Cựa Gà, đảo lộn cuộc sống êm
đềm của chú Sa. Sự kiện này làm thay đổi cái thế tĩnh ban đầu, lôi cuốn chú
Sa và những người dân xóm Cựa Gà cùng tham gia vào xung đột: sự nhầm
lẫn giữa nhân vật người diễn viên hóa thân trong phim với con người thật

ngoài đời. Các sự kiện, biến cố xảy ra trong xóm khi chú Sa tham gia đóng
phim và bộ phim được phát trên truyền hình được thuật lại rõ ràng và chi tiết.
Khi mới biết tin chú Sa được đóng vai lớn, cô Thư ủng hộ hết mình, cô lấy
sữa hột gà nóng đem qua cho chú Sa bồi dưỡng. Bà con trong chòm xóm cũng
ủng hộ chú hết mình: "Tối tối mọi người còn kéo đến nhà, đọc thuộc lòng kịch
bản, vô vai cho chú diễn thử luôn" [44;28]. Chú được ông Long Xưởng khen

19
ngợi hết lời: từ hồi tôi làm đạo diễn tới giờ, chưa diễn viên nào đóng hay như
thế" [41;29]. Chú " Sa đã" nổi tiếng khi phim còn làm hậu kỳ". Vui nhất là
khi chú thấy cô Thư cũng có tình ý với chú: "không biết người ta nổi tiếng rồi
có còn ghé chỗ em nữa hen?" [41;31]. Chú sống trong niềm vui và hạnh phúc.
Nhưng chuyện lại không chiều lòng người. Khi bộ phim được trình
chiếu, mọi người trong xóm háo hức đón xem. Đó là bộ phim chiến tranh bạo
liệt. Chú đóng vai ác quá và vào vai cũng rất thật, cứ như là chú sinh ra để
đóng vai này. Trẻ con sợ hãi khóc thét lên, người lớn không nói gì, lẳng lặng
ra về. Chú nhận thấy mình "đã đánh mất một cái gì đó, lớn lắm, quả tình
không có gì bù đắp được" [41;32]. Những biến cố xảy ra với chú dồn dập, tạo
ra bầu không khí căng thẳng trong xóm, chờ một sự thay đổi.
Đỉnh điểm của phần này là khi bộ phim gây tiếng vang, đám diễn viên
chuyên nghiệp có phần kiêng nể chú nhưng chú lại trở thành cô độc khi trở về
nơi thân thuộc của mình. Mọi người nghĩ chú chính là nhân vật trong phim đi
ra cuộc sống bên ngoài. Họ xa lánh chú, trẻ con sợ hãi khi gặp chú "tụi con nít
nghe tiếng xe đạp chú lè tè lọc cọc thì chắc mẫm đứa nào đứa nấy mặt xanh
mặt tím chạy vô nhà trốn" [41;34]. Người bạn chí cốt như bác Tư Cự cũng
lánh chú. Con Mẻn vùng vằng với cô Thư: "mai mốt đừng cho ổng ghé đây
nữa nghen má? Con thấy mặt ổng là con ghét" [41;33]. Như vậy, sự kiện
chú nổi tiếng trên màn ảnh không phải là chuyện tốt mà là tai nạn nghề nghiệp
của chú, "tiền bạc có lúc xây đắp được tình yêu đâu" [41;33].
Phần kết thúc của truyện là cảnh cô Thư và chú Sa bắc ghế ngồi cửa

trước "giả bộ nhìn trời đất thực ra là nhìn nhau" [41;35]. Mọi người vẫn chưa
chịu hiểu và thông cảm cho chú. Giờ đây chú chỉ biết sống với những kí ức
ngọt ngào trước đây về tình cảm giữa chú với bà con, với "giọt nước mắt"
buồn tủi của cô Thư và "cái bóng cô" ngồi trước của để nhớ nhau. Sau những
biến cố căng thẳng, cốt truyện trở lại thế tĩnh tại khi "chú Sa đã thấy niềm vui
cháy le lói trở lại" [41;35].

20
Cốt truyện trong Chuyện vui điện ảnh thật giản dị, xoay quanh sự
kiện chú Sa đóng phim nhưng sự vận động của các sự kiện, biến cố lại cho
thấy nó được xây dựng từ cốt truyện với đủ ba thành phần. Với tư cách là
hình thức động, cốt truyện đã lôi cuốn sự chú ý của người đọc bằng lối vận
động, phát triển của sự kiện. Qua đó cũng gửi gắm được thông điệp về tình
người, cách nhìn nhận về bản chất con người trong mối quan hệ giữa cuộc
sống thực với nghệ thuật.
Việc xuất hiện truyện có cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
chứng tỏ tài năng của chị trong xây dựng cốt truyện và sự đa dạng, sáng tạo
trong nghệ thuật trần thuật.
1.1.2.2. Truyện không có cốt truyện
Khái niệm về truyện không có cốt truyện mang tính ước lệ và quy
ước cao đánh dấu sự cách tân nghệ thuật lớn của các nhà văn hiện đại ở
lĩnh vực tự sự. Truyện không có cốt truyện có những biến thái tinh vi với
sự đan cài phức tạp tự sự với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm
nhân vật. Ở loại truyện này, nội dung của nó chỉ được cảm nhận trực tiếp
mà khó có thể kể lại được. Đặc điểm nổi bật của truyện không có cốt
truyện là sự giảm bớt tối đa những sự kiện quan trọng trong những thời
điểm có tính chất bước ngoặt của hành động bên ngoài của nhân vật và sự
phát triển của cốt truyện. Các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945 là những
người gặt hái thành công với những sáng tác không có cốt truyện (tiêu biểu
như Thạch Lam), sau này là Nguyễn Huy Thiệp

Truyện không có cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư có những biểu hiện
chủ yếu như: nó có thể chỉ là những truyện đời thường vặt vãnh, hoặc một
nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật. Những sáng tác
như thế bắt nguồn từ cái nhìn của nhà văn về hiện thực và con người:
"Nguyễn Ngọc Tư đã trung thành với cái "tình tự" Nam Bộ của quê hương

21
cô” [5;2], chị thường viết về những câu chuyện nhỏ xíu ở xung quanh mình,
viết về những con người ở đất Mũi. Có thể kể đến những sáng tác tiêu biểu
như: Một mối tình, Duyên phận so le, Cái nhìn khắc khoải, Thương quá
rau răm, Cuối mùa nhan sắc, Cải ơi, Huệ lấy chồng, Nhớ sông, Dòng nhớ,
Ngổn ngang, Biển người mênh mông
Cải ơi là truyện ngắn tiêu biểu cho truyện không có cốt truyện dựa trên
những truyện đời thường vặt vãnh. Chúng ta khó có thể tìm thấy ở đây những
sự kiện lớn lao của một cốt truyện lắt léo, phức tạp. Nguyễn Ngọc Tư đã tập
trung khai thác những tình huống đời thường mà lại chứa đựng những triết lí
nhân sinh sâu sắc. Truyện kể về ông già Năm Nhỏ phải chịu tiếng oan là giết
con riêng của vợ, khi Cải làm mất đôi trâu, sợ bị đánh đòn nên bỏ trốn. Ông
đã đi tìm con bé gần mười hai năm, ông đã đi tới rất nhiều nơi nhưng người
đông, đất rộng, mỏi chân mà ông vẫn chưa tìm thấy. Ông xin làm chân sai vặt
trong đoàn ca múa nhạc, bán kẹo kéo, trụ lại ở ngã ba Sương. Nhiều đêm, ngã
ba Sương khắc khoải trong tiếng "Cải ơi" của ông. Sau nhiều lần tìm kiếm
thất bại, ông đã nghĩ ra một hạ sách là đi ăn cắp trâu để được lên truyền hình
để nói với con là ông đang đi tìm nó. Cuộc đời với những ngang trái, trớ trêu
khiến ông Năm phải phiêu bạt tìm con để tự minh oan cho mình. Dù phải lặn
lội khắp nơi nhưng ông vẫn kiên nhẫn tìm con. Ông ăn cắp trâu để mong được
lên truyền hình "bêu riếu", muốn thông qua đó để nhắn tìm con, nhưng trớ
trêu thay, cái câu mà ông đã phải tốn nhiều công sức nghĩ ra, cái câu quan
trọng nhất mà ông muốn nói lại bị cắt đi, không được phát lên truyền hình. Ấn
tượng đọng lại trong lòng người đọc là số phận một con người đau khổ nhưng

tràn ngập tình yêu thương, tâm hồn vô cùng cao thượng. Cái cao thượng, đẹp
đẽ của ông đến tự nhiên như thể mùa gió chướng đến hẹn thì phải về, như thể
làm người thì nhất định phải như thế.
Một mối tình là truyện mang nhiều dáng dấp và đặc điểm của kiểu

×