Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.96 KB, 50 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



NGUYỄN MẠNH TƯỜNG


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở XÃ LÂM LỢI
HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



NGUYỄN MẠNH TƯỜNG


Tên đề tài:
:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở XÃ LÂM LỢI -
HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y

Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 CNTY - N01
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: GS. Từ Quang Hiển
Khoa Ch¨n nu«i - Thó y - Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các
trường đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản
xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và
tiến hành phương pháp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi
ra trường trở thành một cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân
công của thầy giáo hướng dẫn và được sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ”.

Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo
và nhân dân địa phương, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đến nay tôi
đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp và bản khóa luận tốt nghiệp.
Do bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất nên khóa luận này không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp quý báu
của các thầy cô, các bạn, các đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Mạnh Tường
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay tôi đã
hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà
trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, trang trại lợn TÂN PT và lãnh đạo, nhân dân xã Lâm Lợi,
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi - thú y và các thầy cô giáo trong
khoa đã tận tình dạy dỗ dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin
chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, nhân dân xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ và Trại lợn TÂN PT đã tạo kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành tốt công việc
trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Từ Quang Hiển đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện bản khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Mạnh Tường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Hiện trạng tổng hợp các công trình giao thông 2

Bảng 1.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi 3

Bảng 1.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm của xã Lâm Lợi 6

Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng 9

Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1. Sản xuất thịt và thịt lợn trên thế giới qua các năm 25

Bảng 2.2. Tiêu thụ thịt bình quân trên đầu người 25

Bảng 2.3. Sản xuất và thương mại thịt ở một số nước trên thế giới 26

Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 27

Bảng 2.5. Khối lượng của lợn ở các thời điểm khảo sát (kg) 30


Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở các tháng nuôi (gam/con/ngày) 31

Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt qua các tháng nuôi (%) 33

Bảng 2.8. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn qua các tháng nuôi
(kg/con/ngày) 34

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn qua các tháng nuôi 35

Bảng 2.10. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal)/kg tăng
khối lượng 36

Bảng 2.11. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn nuôi thịt. 37

Bảng 2.12. Sơ bộ hoạch toán sản xuất 37








DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Biểu đồ khối lượng của lợn qua các kỳ cân 31
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi 32
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng nuôi 33









MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện cơ sở 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1
1.1.1.3. Giao thông và thủy lợi 2
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 3
1.1.2.1. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụ 3
1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân 4
1.1.2.3. Tình hình kinh tế - chính trị 4
1.1.2.4. Cơ sở vật chất 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp. 5
1.1.4. Nhận xét chung 7
1.1.5. Mục tiêu đạt được sau khi thực hiện đề tài 7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành 8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8

1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 10
1.2.3.2. Công tác thú y 11
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
2.1. Đặt vấn đề 13
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 13
2.1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề 13
2.1.3. Mục tiêu của đề tài 14
2.2. Tổng quan tài liệu 14
2.2.1. Cơ sở lý luận 14
2.2.1.1. Sinh trưởng phát dục của lợn 14
2.2.1.2. Đặc điểm của lợn nuôi tại trại 23
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 23
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 23
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 26
2.3.1.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi 27
2.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 28
2.3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 28
2.3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 28
2.3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn 29
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 30
2.4.1. Sinh trưởng của lợn nuôi thịt 30
2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy 30

2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối 31
2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối 32
2.4.2. Kết quả theo dõi về thức ăn 34
2.4.2.1. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn 34
2.4.2.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 34
2.4.2.3. Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn
thí nghiệm 36
2.4.2.4. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn 36
2.4.2.5. Sơ bộ hoạch toán sản xuất trực tiếp của đàn lợn thí nghiệm 37
2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị 38
2.5.1. Kết luận 38
2.5.2. Tồn tại 38
2.5.3. Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
I. Tài liệu trong nước 39
II. Tài liệu nước ngoài 40


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện cơ sở
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lâm Lợi là xã thuộc khu vực trung du miền núi, nằm ở phía Tây của
huyện Hạ Hoà có tổng diện tích tự nhiên của xã là 930,42 ha, có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Lệnh Khanh và xã Đan Thượng.
- Phía Nam giáp xã Xuân Áng.

- Phía Tây giáp xã Động Lâm và xã Xuân Áng.
- Phía Đông giáp xã Y Sơn và xã Phụ Khánh.
Trên địa bàn xã có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến Quốc
lộ 32C chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế
xã hội của xã.
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là
930,42 ha, bao gồm các loại đất như sau:
- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Đây là loại đất Feralitic hoặc
mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt castơ.
- Đất phù sa sông, suối (Py): Được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các
vật liệu phù sa của sông, suối; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất, nhiều
kiểu địa hình. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các
loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu ). Tiềm
năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa rất lớn, nếu có đầu tư thêm thuỷ lợi, chọn
giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự hỗ trợ của
các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét ký hiệu (Fs): Là sản phẩm phong hoá của đá
mẹ, giống như đá mẹ hình thành lên nhóm đất đỏ vàng. Loại đất này có tầng đất
mùn dầy trung bình 20 - 30 cm, có khi 40 - 50 cm, Tỷ lệ hữu cơ trong đất mặt cao,
trung bình 5 - 8%, cá biệt lên tới 10 - 12%, Độ phì tự nhiên cao hơn đất Feralitic đỏ
2

vàng, thường khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số từ trung bình đến nghèo. Đất
có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh, nhưng nằm ở đầu
nguồn trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, sạt lở
Để phát huy tiềm năng đất đai của xã Lâm Lợi, việc đầu tư khai thác diện
tích đất trồng lúa và cây màu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhân dân trong xã.
1.1.1.3. Giao thông và thủy lợi

* Giao thông
Xã Lâm Lợi đã có mạng lưới giao thông tương đối ổn định. Diện tích đất
giao thông trên địa bàn xã hiện nay là 26,41 ha bao gồm các tuyến đường giao
thông chính như sau: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Quốc lộ 32C,
đường liên khu, nội khu và đường giao thông nội đồng. Trong đó có tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến đường Quốc lộ 32C chất lượng đường
tốt và đi lại thuận lợi, các tuyến đường giao thông còn lại chủ yếu là đường đất
do đó gặp nhiều khó khăn trong đi lại.
Bảng 1.1. Hiện trạng tổng hợp các công trình giao thông
TT

Tên công trình
Hiện trạng
Kết cấu mặt đường

Chất lượng
Dài
(km)
Rộng
(m)
1 Quốc lộ 32C 4,30 10,00

Nhựa Đang xuống cấp

2 Đường trục thôn 4,60 5,00
Bê tông (0,75 km);
Đường đất (3,85 km)

Kém
3 Đường nội thôn 1,65 3,50 Đường đất Kém

4 Đường nội đồng 9,00 2,50 Đường đất Kém

* Hệ thống thuỷ lợi
Hiện nay xã có tổng diện tích đất thuỷ lợi là 81,10 ha. Cần kiên cố hoá, bê
tông hoá các tuyến kênh mương hiện có và mở mới một số tuyến mương để phục
vụ tốt hơn nữa cho phát triển sản xuất.
3

Bảng 1.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi
Stt

Tên công trình
Dài (km)
Chất lượng công trình
1 Kênh cấp I 2,50 Cứng hóa 0,5 km, kênh đất 2,0 km
2 Kênh cấp II 2,20 Cứng hóa 0,5 km, kênh đất 1,70 km
3 Kênh cấp III 18,00 Cứng hóa 1,0 km, kênh đất 17,0 km

1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết
Xã Lâm Lợi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia thành
hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,4
0
C.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.200 mm/năm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 85%.
Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa, ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã.
Mùa hè có gió Đông Nam và gió Tây Nam thịnh hành nên nhiệt độ cao,
thích hợp với đặc điểm của một số cây trồng. Có hai mùa rõ rệt nên sản phẩm

nông nghiệp phong phú.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.1.2.1. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụ
Trại lợn Tân PT là trại lợn thịt nuôi theo kiểu gia công. Được thành lập do
sự liên kết giữa ông Nguyễn Ngọc Nghiệp với công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam. Trại lợn được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 1
năm 2013.
Với nhiệm vụ và chức năng của trại là sản xuất, cung cấp thịt cho thị
trường. Trong khoảng thời gian hoạt động trại đã cung cấp cho thị trường một
lượng thịt rất lớn cho nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong thời gian hoạt động trại luôn luôn đi theo đúng đường lối và chính
sách của Đảng và Nhà nước. Do đó mà hoạt động kinh doanh của trại luôn có lãi.
4

1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân
Đội ngũ cán bộ công nhân gồm có 14 người, trong đó:
1 chủ trại: ông Nguyễn Ngọc Nghiệp
1 kỹ sư: anh Hà Công Hồng
5 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Với tổng số 5 công nhân, họ đều là những người nông dân chăm chỉ, chịu
khó tuy kinh nghiệm và chuyên môn chưa cao nhưng với sự nhiệt tình và tâm
huyết với nghề cùng với sự chỉ đạo uy tín của kỹ thuật và chủ trại thì hoạt động
sản xuất của trại luôn ổn định và đạt kết quả tốt và không ngừng đi lên.
1.1.2.3. Tình hình kinh tế - chính trị
Do trại là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp vì vậy mà chăn nuôi ở trại
được thực hiện theo đúng quy trình một cách chặt chẽ.Việc chăm sóc nuôi dưỡng
lợn được tiến hành rất cẩn thận và ổn định.
Mức thu nhập bình quân của công nhân: Từ 2.800.000 đến 3.200.000
đồng/người/tháng. Với mức lương này thì so với mặt bằng chung của xã hội thì
chưa cao. Song đây cũng là mức thu nhập ổn định giúp người nông dân có thêm

thu nhập để ổn định cuộc sống cho gia đình và bản thân.
Trại còn có các phương tiện thông tin liên lạc giúp cho cán bộ, công nhân
học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm. Từ đó, xây dựng lối sống văn minh
lành mạnh.
1.1.2.4. Cơ sở vật chất
Mặc dù trại mới được thành lập nhưng cơ sở vật chất của trại là tương đối
đầy đủ và hoàn thiện.
Trại được khép kín ngăn cách với bên ngoài bằng hệ thống ao hồ bao
quanh, đây là một yếu tố giúp cho dịch bệnh ít xảy ra. Chuồng nuôi có 4 dãy
chuồng, mỗi chuồng gồm 5 ô chuồng. Trong các dãy chuồng đều có hệ thống
làm mát, hệ thống điện thắp sáng, có vòi nước uống tự động và các máng ăn tự
động và 6 quạt thông gió ở cuối mỗi dãy chuồng. Điều này giúp cho chuồng nuôi
có tiểu khí hậu tốt nhất để cho lợn phát triển và sinh trưởng tốt. Chuồng trại đảm
bảo ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Từ đó giúp cho hiệu quả sản xuất
của trại đạt kết quả cao.
5

Ngoài ra, để đảm bảo nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho lợn con
mới nhập thì ở trại có các lồng úm, ván úm và thực hiện úm lợn con bằng hệ thống
bóng điện úm, mỗi bóng có công suất 200w, mỗi chuồng úm có 6 bóng đèn úm.
Khu hành chính, khu nhà ở, nhà ăn, được quy hoạch gọn gàng đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh ở trại còn sử dụng vôi bột để sát
trùng, khử trùng hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh xảy ra. Nhờ vậy, mà từ khi thành lập
tới nay chưa có dịch bệnh nào xảy ra, ngoài ra trại còn trang bị một số dụng cụ khác
đề phòng khi có sự cố xảy ra: máy phát điện, máy phòng dịch
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 2005 trở lại đây tình hình sản xuất nông nghiệp của xã có những
bước tiến vượt bậc trên cả 3 chỉ tiêu về: Diện tích, năng suất và sản lượng. Đây
là ngành sản xuất có tầm quan trọng đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
* Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt chiếm vị trí chủ đạo, là ngành sản xuất đảm bảo vấn đề
an ninh lương thực cho người dân. Hàng năm, diện tích gieo trồng lúa đều đạt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năng suất và sản lượng năm sau cao hơn năm trước.
- Diện tích cấy lúa cả năm là 215,0 ha, năng suất đạt 40,0 tạ/ha, sản lượng
thu về đạt 860 tấn.
- Diện tích đất trồng ngô là 22,50 ha, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha, sản
lượng đạt 90 tấn.
- Diện tích đất trồng sắn là 10,50 ha, năng suất đạt 405 tạ/ha, sản lượng đạt
425,25 tấn.
- Diện tích đất trồng lạc là 59,00 ha, năng suất đạt 14 tạ/ha, sản lượng đạt
82,60 tấn.
* Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi
Trên địa bàn xã ngành chăn nuôi chưa phát triển mạnh, chủ yếu là chăn
nuôi theo mô hình gia đình có quy mô nhỏ với các loại vật nuôi chính như:
trâu, bò, lợn, gia cầm… Năm 2010 tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa
bàn xã: đàn trâu có 290 con, đàn bò có 120 con, đàn gia cầm có 18.000 con,
đàn lợn có 2.650 con.
6

Bảng 1.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm của xã Lâm Lợi
TT
Cây trồng,
vật nuôi
Chỉ
tiêu
ĐVT

Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Cây Lúa
Diện
tích
ha 191,00

188,00

169,00

125,00

214,00

215,00

Năng
suất
Tạ/ha

42,20 39,20 36,70 40,20 39,20 40,00
Sản

lượng
Tấn 806,02

736,96

620,23

502,50

838,88

860,00

2 Cây Sắn
Diện
tích
ha 5,00 6,00 7,00 8,50 10,00 10,50
Năng
suất
Tạ/ha

400,00

390,00

395,00

397,00

400,00


405,00

Sản
lượng
Tấn 200,00

234,00

276,50

337,45

400,00

425,25

3 Cây Ngô
Diện
tích
ha 27,00 29,00 30,00 35,00 23,00 22,50
Năng
suất
Tạ/ha

27,00 28,00 30,00 33,00 40,00 40,00
Sản
lượng
Tấn 72,90 81,20 90,00 115,50


92,00 90,00
4 Cây Lạc
Diện
tích
ha 54,00 58,00 56,00 55,00 59,00 59,00
Năng
suất
Tạ/ha

11,50 12,00 13,60 13,70 13,50 14,00
Sản
lượng
Tấn 62,10 69,60 76,16 75,35 79,65 82,60
5 Tổng đàn trâu Con 399 292 290 290 284 290
6 Tổng đàn bò Con 274 330 292 179 117 120
7 Tổng đàn lợn Con 1.200 170 810 2.400 2.600 2.650
8 Tổng đàn gia cầm Con 14.500

14.000

14.600

16.000

17.000

18.000


7


1.1.4. Nhận xét chung
* Thuận lợi.
Trại được thành lập do sự liên kết giữa công ty CP và chủ trại là ông
Nguyễn Ngọc Nghiệp. Trại được nuôi theo mô hình gia công vốn của hai bên bỏ
ra. Đây là điều kiện để quy mô của trại có thể mở rộng ngày một lớn.
Trại bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2013, trại có hệ thống trang thiết
bị tương đối hiện đại đáp ứng cho nhu cầu của việc chăn nuôi. Đây là yếu tố
hết sức quan trọng thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển.
Trại được công ty cung cấp con giống, quy trình chăn nuôi chặt chẽ đặc
biệt là kỹ thuật chăn nuôi. Cho nên chăn nuôi luôn đạt hiệu quả cao. Ngoài ra
công ty CP còn lo đầu ra vì vậy trại không phải lo lắng khi thị trường có nhiều

biến động lớn.
Trại thuộc địa phận xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ đây là
vùng rất thuận lợi cho việc sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt là trại nằm trên một vị
trí đất bằng phẳng, giao thông đi lại thuận lợi, trại nằm xa trường, xa trạm, xa
đường quốc lộ, xa khu dân cư. Đây là một vị trí thuận lợi cho trại phát triển.
* Khó khăn.
Trại được xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Là một tỉnh thuộc khu vực
trung du miền núi phía bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt
độ giữa các mùa có sự chênh lệch nhau rõ rệt làm ảnh hưởng tới việc chăn nuôi
của trại. Do đó, nếu không có biện pháp tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp lí
thì sẽ làm giảm năng suất.
1.1.5. Mục tiêu đạt được sau khi thực hiện đề tài
Biết cách tổ chức tiêm phòng định kỳ cho gia súc, thành thạo kỹ thuật
tiêm phòng và sử dụng vaccine.
Nắm được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt từ 21 đến xuất
chuồng, cách phòng và điều trị cho lợn.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn”, căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, tôi nhận thấy trong quá trình thực
8

tập tốt nghiệp không chỉ cần hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp mà còn
phải tích cực, năng động tham gia vào công tác phòng trị một số bệnh cho đàn
lợn ở trại để nâng cao tay nghề kỹ thuật và hiểu biết của mình.
Nội dung công tác phục vụ sản xuất:
Công tác chăn nuôi: Tham gia vào chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn
trong trại.
+ Tham gia làm vệ sinh chuồng trại
+ Tham gia cho lợn ăn.
Công tác thú y:
+ Tham gia tiêm phòng vacxin định kỳ cho lợn.
+ Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải như: Bệnh
hen suyễn, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da, viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một
cách hợp lý. Đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thu
được kết quả tốt nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nghiêm chỉnh chấp
hành các nội quy, quy định của nhà trường và cơ sở thực tập.
- Khiêm tốn học hỏi cán bộ, công nhân cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, tham
khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến của về
chuyên môn và nhiều lĩnh vực khác.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trại thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch
bệnh xảy ra. Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” . Ý thức
được điều đó nên trại rất quan tâm đến khâu phòng bệnh, do đó việc tiêm phòng
9

được trại thực hiện nghiêm túc theo quy định nhằm làm giảm thiệt hại về kinh
thế khi dịch bệnh xảy ra. Với một số quy định như sau:
1. Sát trùng các đồ vật, vật dụng chăn nuôi.
2. Hạn chế tối đa người vào khu vức chăn nuôi.
Phun thuốc sát trùng (han-Iodine 10%) định kỳ xung quanh các ô chuồng
và toàn trại
Nhân công trước khi vào trại phải thay đổi trang phục chuyên dùng khi
vào khu vực chăn nuôi, quần áo, mũ và ủng đã được khử trùng. Tuyệt đối không
được mặc quần áo thường vào khu vực chăn nuôi, không cho người lạ chưa qua
khu vực sát trùng vào chuồng lợn.
3. Khi vào trại phương tiện phải được phun sát trùng, công nhân và người
thăm quan phải đi ủng và mặc quần áo bảo hộ theo quy định
4. Tiêm phòng vacxin cho đàn lợn
5. Để đảm bảo cho việc phòng bệnh trại thực hiện định kỳ tiêm phòng
vaccine Dịch tả và lở mồm long móng (LMLM) theo tuần tuổi cho đàn
lợn, lịch tiêm phòng vaccine cụ thể như sau:
Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng
Loại vaccine Liều lượng Vị trí tiêm Thời gian tiêm phòng theo đợt
Dịch tả 1 2 ml/con Dưới da 5 tuần tuổi
LMLM 1 2 ml/con Dưới da 7 tuần tuổi
Dịch tả 2 2 ml/con Dưới da 9 tuần tuổi
LMLM 2 2 ml/con Dưới da 11 tuần tuổi
6. Ghi chú: LMLM: Lở mồm long móng
7. Cùng với việc tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn lợn thì cần đồng
thời thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y, phát hiện kịp thời những

lợn ốm để có biện pháp điều trị.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:
• Bệnh tiêu chảy
Là loại bệnh do vi khuẩn Bacteria, Escherichia coli và Samonella, giun
sán, ký sinh trùng,…
10

- Triệu chướng con vật chán ăn, mệt mỏi, sốt, phân nhão màu vàng. Nếu
bệnh nặng phân nước màu đen nâu và thối khắm
- Điều trị :
Trại sử dụng thuốc Nor 100, do công ty Mạnh Dũng sản xuất
Liều lượng sử dụng: 1ml/10 - 12kg thể trọng
+ Số lợn điều trị: 55 con
+ Số lợn khỏi bệnh: 54 con, chiếm tỉ lệ 98,19%
• Bệnh viêm phổi
- Là bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra, chúng có khả năng sống trong
không khí nên khả năng gây bệnh là rất lớn.
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 8 - 40 ngày tùy theo từng lứa tuổi của lợn.
Triệu chứng đặc trưng chủ yếu là ho đặc biệt là và ban đêm và lúc rạng
sáng, lúc đầu ho khan và ho ít sau tăng dần và ho từng cơn kéo dài.
- Điều trị: Trại điều trị bệnh với hai phác đồ
+ Phác đồ 1: genta - tylosin + anagin tiêm bắp 1ml/10 - 12 kg thể trọng,
ngày tiêm 1 lần.tiêm liêm tục từ 3 - 5 ngày.
+ Phác đồ 2: Dyna - mutylin tiêm bắp 1ml/12 - 15 kg thể trọng, ngày tiêm
1 lần, tiêm liên tục trong 3 ngày (sử dụng Dyna - mutilin khi con vật có dấu hiệu
nhờn với thuốc ở phác đồ 1).
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì giống là tiền đề,

đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Vì
vậy muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao thì trước tiên phải có giống tốt. Và trại
chăn nuôi tại nơi tôi đã sử dụng con lai F1 (Duroc x Landrace).
* Chăm sóc nuôi dưỡng
+ Chăm sóc
Khi vào chuồng: Vào buổi sáng kiểm tra tổng thể chuồng nuôi, ghi theo
dõi nhiệt độ hàng ngày, hót phân, xả máng nước, quét nền, mạng nhện, song sắt,
cửa sổ, hành lang chuồng, trong quá trình dọn chuồng nếu phát hiện lợn ốm phải
11

đánh dấu ngay để kịp thời điều trị, đổ cám cho lợn, tiêm điều trị lợn ốm, dọn vệ
sinh trước khi ra khỏi chuồng. Vào buổi chiều kiểm tra tổng thể chuồng nuôi, hót
phân, xả máng, đổ cám cho lợn, điều trị lợn ốm phát sinh, dọn vệ sinh lần cuối,
ghi cám vào lịch trình, ghi nhiệt độ, điều chỉnh quạt đèn trước khi ra nghỉ. Buổi
tối 9 giờ kiểm tra lợn, điều chỉnh vùng tiểu khí hậu trong chuồng, đèn.
Phun sát trùng 2 lần trên tháng xung quanh khu vực chuồng trại, 1 lần trên
tháng trong chuồng nuôi. Rắc vôi 2 lần trên tháng quanh chuồng trại để đảm bảo
vệ sinh và phòng tránh dịch bệnh.
Hàng ngày chuồng được quét dọn vệ sinh 2 lần/ngày. Đảm bảo chuồng
trại luôn luôn được sạch sẽ thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, ngăn
không cho vi khuẩn xâm nhập.
+ Nuôi dưỡng
Đây là giai đoạn lợn sinh trưởng phát triển, phát dục khá tốt, có sức chống chịu
tốt, ít bị cảm nhiễm bệnh. Công việc nuôi dưỡng chủ yếu ở giai đoạn này là:
- Cho lợn ăn thường xuyên, vệ sinh chuồng và điều trị bệnh cho lợn.
- Cân khối lượng lợn hàng tháng
- Lợn thịt được cho ăn theo chế độ tự do
+ Giai đoạn 30 - 70 kg: cho lợn ăn cám 552SF với mức năng lượng là
3000 ME kcal, 18% protein
+ Giai đoạn 70 kg - xuất chuồng: cho lợn ăn cám 552F với mức năng

lượng là 2800 ME kcal, 17 % protein.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác vệ sinh trong chăn nuôi
Đây là một khâu quan trọng trong chăn nuôi, nếu làm tốt công tác này sẽ
loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo không khí chuồng nuôi sạch sẽ,
hạn chế khí độc thải ra từ phân và nước tiểu
- Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh, thu gom rác, khơi thông cống
thoát nước, rẫy cỏ, rắc vôi sát trùng xung quanh trại.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng (Han-Iodine 10%) xung quanh các ô
chuồng và toàn trại.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày ở bảng 1.5
12

Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT

Nội dung công việc
Số lượng

(con)
Kết quả
An toàn/khỏi

(con)
Tỉ lệ
(%)
1
Phòng bệnh
Lở mồm long móng 1000 1000 100,00
Dịch tả 1000 1000 100,00

2
Chẩn đoán điều trị bệnh
Tiêu chảy 86 83 96,51
Viêm phổi 842 834 99,05
3
Công tác khác
Toàn bộ
trại
Đảm bảo vệ sinh, phòng
bệnh an toàn
Vệ sinh sát trùng chuồng trại

13

Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ”.
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước
ta. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng và chất lượng tốt cho con người.
Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, khi chế biến lại không làm
giảm phẩm chất thịt và phù hợp với đại đa số người dân. Ngoài ra, ngành chăn
nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón không nhỏ cho ngành trồng trọt
hay tận dụng xây hầm bioga để làm khí đốt, điện thắp sáng …
Để chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả, xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa đã chú
trọng đến nâng cao chất lượng đàn giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất, vì vậy nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao

và các kỹ thuật tiến bộ đã được nông dân mạnh dạn đưa vào sản xuất. Mặt khác,
các địa phương trong huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động khuyến khích
người dân chuyển dần từ phương thức chăn nuôi tận dụng, truyền thống sang
chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Từ đó đã có nhiều nông trại, trang trại chăn nuôi
quy mô lớn được hình thành và chăn nuôi trang trại trở thành hướng làm giàu
hiệu quả bền vững cho nông dân.
Tuy vậy, những cơ sở chăn nuôi theo hình thức này vẫn cần phải quan tâm
đến vấn đề kỹ thuật và các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công việc nuôi
dưỡng, chăm sóc vì người dân vẫn chưa nắm vững được kỹ thuật nên đây là một
vấn đề không thể thiếu do đó em tiến hành thực hiện chuyên đề với nội dung:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại
trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ”.
2.1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Nắm được quy luật sinh trưởng của lợn
- Nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
14

- Nắm được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc cho đàn lợn thịt từ 3 tháng
tuổi đến xuất chuồng.
- Biết cách chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả.
- Rèn luyện tay nghề qua thực tiễn sản xuất.
2.1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt.
- Góp phần làm cơ sở để khuyến cáo phát triển chăn nuôi lợn thịt trong
trại chăn nuôi tư nhân tại địa phương.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Sinh trưởng phát dục của lợn
* Khái niệm
Theo Trần Đình Miên (1975) [5], Dương Mạnh Hùng (2004) [2], sự sinh

trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
lên về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật
trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Phát dục là quá trình thay đổi về chất
lượng tức là tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng các bộ phận của
gia súc.
Theo Chambers J.R.(1990) [19], sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hoá
phức tạp duy trì từ phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về tính.
Như vậy, ngay từ khi còn là phôi thai, quá trình sinh trưởng đã được khởi động.
Theo Dickerson (1947) [18], đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh
trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc
tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi
tăng khối lượng không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối
lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ), sự
sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều của tế
bào mô cơ, ông cho rằng cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn
sau khi sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình
phát dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm về
tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
15

Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái,
kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp,
trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật
trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ
quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích luỹ
mỡ, còn tích lũy cơ thể xem như ở trạng thái ổn định.
Sinh trưởng và phát dục được đặc biệt quan tâm trong nhân giống vật
nuôi. Sinh trưởng được thể hiện rõ nhất là sự tăng lên về khối lượng hoặc kích
thước xảy ra qua các gia đoạn tuổi và được vẽ lên dưới dạng đường cong hình

chữ S (sigmoid).
Đường cong này chỉ ra rằng đời sống bắt đầu vào lúc thụ thai và sinh
trưởng nhanh tới lúc sinh ra và sau đó đến tuổi dậy thì hay tuổi thành thục về
giới tính. Sau tuổi thành thục về giới thì tốc độ sinh trưởng chậm lại đến khi
trưởng thành. Gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh thì hiệu quả sử dụng thức ăn
tốt hơn gia súc sinh trưởng chậm. Việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh
trưởng không phải là công việc dễ dàng, phương pháp xác định đơn giản được
nhiều người dùng là cân khối lượng từ đó xây dựng lên đường cong sinh trưởng.
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng, phụ thuộc vào loài, giống,
giới tính, lứa tuổi và hướng sản xuất. Hầu như gia súc hướng thịt nặng hơn gia
súc có hướng sản xuất khác. Người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ
sinh trưởng ở vật nuôi. Đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng
tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối: biểu hiện về sự gia tăng giá trị tuyệt đối về khối
lượng cơ thể ở những thời điểm nhất định so với khối lượng lúc sơ sinh. Thuật
ngữ này còn gọi là năng lực sinh trưởng, cường độ sinh trưởng hay tăng khối
lượng tuyệt đối.
Hay nói cách khác, sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về kích thước và
khối lượng của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 39
- 77) [13]. Sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần.
Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Sinh trưởng tương đối: Biểu hiện tỷ lệ % của khối lượng cơ thể ở một giai
đoạn nào đó so với giai đoạn cơ thể ở giai đoạn trước đó.
16

Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng kích thước
và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN 2 - 40 -
77) [14].
Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, tính biệt và đặc điểm cá thể.
Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như: Thức

ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, bệnh tật…
* Quy luật sinh trưởng phát dục
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6], quá trình sinh trưởng phát dục của
lợn chia làm theo 2 giai đoạn: giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài
thai (postnatal)
Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ sống
của lợn bởi các sự kiện ở thời kỳ này có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và
khả năng sinh trưởng của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm 3
thời kỳ: thời kỳ phôi thai, thời kỳ tiền thai và giai đoạn bào thai. Thời kỳ phôi
thai từ lúc trứng được thụ tinh đến 22 ngày tuổi, ở thời kỳ này hợp tử dịch
chuyển và làm tổ ở sừng tử cung, phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và
thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 - 39, hình thành nên hầu hết các
cơ quan bộ phận trong cơ thể. Thời kỳ bào thai từ ngày thứ 40 - đẻ, là thời kỳ
phát triển nhanh nhất về khối lượng và kích thước của thai.
Giai đoạn ngoài thai được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ bú sữa, thời kỳ
thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con khi mới sinh ra chưa
thành thục về sinh lý và thể vóc, có rất nhiều thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu
tiên sau khi sinh để phù hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh, số con đẻ ra
trên ổ, lượng đường glucose trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu
hóa và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hóa học của cơ thể theo tuổi.
Đây là những sự thay đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sữa khi
sinh, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ và hạn chế những ảnh hưởng tiểu cực
đến sinh trưởng của lợn. Đối với lợn nái sinh trưởng chúng ta phải tìm cách để
kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể cho nhiều sản phẩm nhất.

×