Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của Đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 60 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN HÙNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐÀ ĐIỂU TỪ MỚI NỞ ĐẾN 6 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI CÔNG TY
TNHH HOÀNG GIANG, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : CNTY
Khoá học : 2010 – 2014


Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN HÙNG



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀ
ĐIỂU TỪ MỚI NỞ ĐẾN 6 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG GIANG, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Lớp : K42 - CNTY
Khoa : CNTY
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Cù Thị Thúy Nga
Bộ môn : Cơ sở


Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cô giáo hướng dẫn và sự
nhất trí của Công ty TNHH Hoàng Giang tại, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông -
tỉnh Bắc Kạn em thực hiện nghiên cứu đề tài: "Đánh giá khả năng sinh
trưởng và phát triển của Đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty
TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn”
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo trại, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, thầy giáo hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y,
Ban lãnh đạo công ty TNHH Hoàng Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới cô giáo hướng dẫn ThS. Cù Thị Thúy Nga đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo nhà trường, trại, Khoa và toàn thể
thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt,
chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập tốt và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014

Sinh viên


Nguyễn Văn Hùng


LỜI NÓI ĐẦU

Song song với những bài giảng bổ ích mà sinh viên đã được thầy cô tận
tình truyền đạt trên giảng đường cùng với những buổi thực hành, những đợt
thực tập giáo trình cũng đã giúp sinh viên dần hoàn thiện kỹ năng nghề
nghiệp nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế.
Đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường thì giai đoạn thực tập tốt
nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Đây là thời gian giúp sinh viên làm
quen và tiếp cận trực tiếp với thực tiễn sản xuất, hệ thống lại kiến thức, củng
cố lại tay nghề, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. Bên

cạnh đó, nó còn giúp sinh viên nắm được phương pháp tổ chức sản xuất và
quản lý phân công lao động, đồng thời tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản
thân, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn và có lối sống lành
mạnh để trở thành một kỹ sư có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức
nghề nghiệp tốt. Hơn nữa, sinh viên còn được tiến hành công tác nghiên cứu,
đưa tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Công ty TNHH Hoàng Giang, xã
Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn, em được thực tập tại trại từ
tháng 12 đến tháng 5 năm 2014, thực hiện đề tài: "Đánh giá khả năng sinh
trưởng và phát triển của Đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty
TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn”
Trong thời gian thực tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của các cán
bộ, công nhân viên trong trại, sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong
khoa, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian ngắn, kinh
nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp
ý kiến quý báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC


PHẦN 1
:
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1
1.1.1.1. Vị trí địa lý
1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.
1
1.1.1.3. Địa hình, đất đai.
1
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi
3
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
3
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại
3
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trại
4
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
4
1.1.3. Tình hình sản xuất
5
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
5
1.1.4. Đánh giá chung
6
1.1.4.1. Thuận lợi
6
1.1.4.2. Khó khăn
7

1.1.5. Phương hướng sản xuất
7
1.1.5.1. Ngành chăn nuôi
7
1.1.5.2. Ngành trồng trọt
8
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
8
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
8
1.2.2. Phương pháp tiến hành
8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
9
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
9
1.2.3.2. Công tác thú y
12
1.2.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
13
1.2.3.4. Công tác khác
15
1.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1.3.1. Kết luận
15
1.3.2. Kiến nghị
16
PHẦN 2
:

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
17
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
17
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
17
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
18
2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
18
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
18
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
18
2.2.1.1. Nguồn gốc và phân loại đà điểu
18
2.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đà điểu
20
2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
24
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
24
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
26
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
29

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
29
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
29
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu
29
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
29
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
29
2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
29
2.3.4.2. Phương pháp tính các chỉ tiêu
30
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
31
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
32
2.4.1. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của đà điểu
32
2.4.2. Sinh trưởng tích lũy của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi
33
2.4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi
35
2.4.4. Sinh trưởng tương đối của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi
37
2.4.5. Lượng thức ăn thu nhận của đà điểu
39
2.4.6. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng
41

2.4.7. Tình hình cảm nhiễm một số bệnh thường gặp của đà điểu
42
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
43
2.5.1. Kết luận
43
2.5.2. Tồn tại
43
2.5.3. Đề nghị
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
44
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
44
II. TÀI LIỆU DỊCH
45
III. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
45
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ tiêu chuẩn và ẩm độ thích hợp cho đà điểu
10
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng cho đà điểu
13
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
15
Bảng 2.1: Số lượng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn
26
Bảng 2.2 : Số lượng đà điểu ở một số nước trên thế giới năm 1996
27

Bảng 2.3. Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
30
Bảng 2.4. Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu từ mới nở – 6 tháng tuổi
32
Bảng 2.5. Sinh trưởng tích lũy của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi
34
Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tu
ổi
36

Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi
38
Bảng 2.8. Lượng thức ăn thu nhận của đà điểu
40

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn của đà điểu 41
Bảng 2.10. Một số bệnh thường gặp của đà điểu 42


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của đà điểu thí nghiệm 35
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu thí nghiệm
37
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của đà điểu thí nghiệm
39





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự
ĐVT : Đơn vị tính
KG : Kilogam
KL : Khối lượng
UBND : Uỷ ban nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TĂ : Thức ăn
T.C.V.N : Tiêu chuẩn Việt Nam
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn

SS : Sơ sinh















1


PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông có diện tích tự nhiên 3323,59 ha
nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 30 km về phía đông nam. Cách thị xã
Bắc Kạn khoảng 12 km về phía tây nam, giáp với xã như sau:
Phía Bắc giáp xã Nguyên Phúc.
Phía Đông giáp xã Côn Minh huyện Na Rì, xã Cao Sơn giáp huyện
Bạch Thông.
Phía Nam giáp xã Xuất Hóa thị xã Bắc Kạn.
Phía Tây giáp xã Huyền Tụng thị xã Bắc Kạn.
Xã gồm 9 thôn bản là: Thôm Ưng, Nà Cà, Bản Châng, Phiêng Kham,
Bản Luông 1, Bản Luông 2, Khau Ca, Khuổi Duộc và Cây Thị.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.
Khí hậu: Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân năm 1586mm. Chiếm 90%
lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lương mưa
chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình cao nhất 27,9 ºc. Nhiệt độ thấp nhất 16,4 ºc.
Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 01 năm
sau, gió nóng thường xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
1.1.1.3. Địa hình, đất đai.
Địa hình: Địa hình xã rất phức tạp, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi
dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống song suối, núi đồi trùng điệp
và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình đồi núi cao,
độ dốc lớn, bình quân 26 – 30 độ cao trung bình từ 120m đến 130m so với
mực nước biển, diện tích đất ít chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên.



2

Đất đai: Trên địa bàn xã gồm nhưng loại đất sau:
Đất phù xa ngòi suối: Đây là đất tốt nằm ở địa hình bằng thoải, dọc
theo các triền suối, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước lên thuận lợi cho
trồng lúa và trồng cây công nghiệp hàng năm.
Đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố xen kẽ rải rác ở toàn xã.
Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất san đồi thành ruộng
bậc thang để trồng lúa nước. Do địa hình bặc thang lên khả năng giữ nước,
giữ màu giảm.
Hiện nay loại đất này đang được cấy 1 đến 2 vụ lúa trên năm, 1 vụ màu,
nhưng bị hạn hán không chủ động nước thường xuyên bỏ qua vụ đông xuân.
Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù xa cổ: Phân bố rải rác ở các ven
song suối của địa hình đồi núi thoải.
Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét: Phần lớn loại đất này nằm
trên địa hình hiểm trở. Loại đất này thích hợp cho phát triển trồng rừng, cây
công nghiệp, cây ăn quả.
Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Granít: Loại đất này phân bố ở độ
cao 200 – 700m, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây
lâm nghiệp.
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: Loại đất này có thể
phát triển đất công nghiệp ngắn ngày và cây hoa màu lương thực.
Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi: Phân bố ở nhưng nơi có mật
độ dốc lớn. loại đất này thích hợp với loại cây công nghiệp ngắn ngày cây ăn
quả và cây phát triển rừng.
Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700m: Đây là loại đất phát triển trên nhiều
loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là Granít biến chất, nhưng nhìn chung có địa hình
hiểm trở dốc lớn (35 – 65). Loại đất chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp.

- Diện tích đất đai loại:
Tổng diện tích tự nhiên là 3323,59 ha. Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: 248,40 ha
Đất trồng cây hàng năm: 180,59 ha
Đất trồng cây lâu năm: 67,45 ha


3

Đất nuôi trồng thủy sản: 2,24 ha
Đất phi nông nghiệp: 114,01 ha
Đất ở: 10,86 ha
Đất công cộng: 27,55 ha
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi
Giao thông: Đường liên xã cách trung tâm thị xã Bắc Kạn 10km giao
thông đi lại khó khăn còn rất nhiều hạn chế đường đi còn nhiều sỏi đá chưa
được cải tiến, là đường quộc lộ chính từ thị xã Bắc Kạn vào có nhiều ô tô chở
hàng với sức quá tải làm cho đường đi có nhiều vũng rất lớn.
Thủy lợi: Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bao gồm:
- Số trạm bơm: 0 trong đó số trạm đã đáp ứng yêu cầu: 0, số trạm cần
nâng cấp: 0, số trạm cần xây dựng mới: 0
- Số phải đập đã cố 11 trong đó số đạt yêu cầu: 4, số cần nâng cấp: 1,
số cần xây dựng mới: 6
- Chiều dài kênh mương hiện có: 11,95 km; trong đó đã kiên cố hóa
5,66 km chiếm 47,36% so với tổng số.
Hệ thống tưới, tiêu của xã hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp cần đầu tư xây dựng thêm hệ thống tưới, tiêu.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại
Tổng số hộ dân: 487 hộ/ 2004 nhân khẩu (Dân tộc Dao chiếm

45,99%, Tày chiếm 41,07%, Kinh chiếm 6,16%, Nùng chiếm 6,57%, Sán
chí chiếm 0,21%).
Số lao động trong độ tuổi 1225 người; trong đó:
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 92,57%, lao động công nghiệp
chiếm tỷ lệ 5,39%, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 2,04% trong tổng số lao động
của xã.
Đặc điểm lao động của xã hầu như chủ yếu làm nông nghiệp và trình
độ lao động được qua đào tào rất thấp, điều này cho thấy trong tương lai để
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thi sẽ
gắp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động của xã.


4

Dân số của xã phân bố không đều ở các xóm. Thời gian qua do làm tốt
công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Nhìn chung lao động của xã cần cù, sáng tạo và có sức khỏe tốt nhưng
trình độ học vấn còn thấp. Do đó để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong
quy hoạch – phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng lao động này.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trại
+ Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau:
- Trại trưởng: 1 người
- Cán bộ kỹ thuật: 1 người
- Lái xe: 1 người
- Công nhân: 4 người
Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trại là một đội ngũ trẻ có
kỹ thuật và trách nhiệm với công việc.
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trang trại đà điểu gồm có:

- 01 nhà hành chính (văn phòng làm việc)
- 01 nhà ở cho công nhân ở và trực kỹ thuật
- 01 chuồng cho đà điểu con mới nở, chờ xuất
- 01 dãy chuồng nuôi đà điểu thịt, hậu bị
- 02 dãy chuồng nuôi đà điểu sinh sản
- 01 chuồng khảo nghiệm giống
- 01 kho chứa thức ăn, bảo quản trứng
- 01 phòng ấp trứng
- 01 nhà giết mổ, đông lạnh
Chuồng nuôi có hệ thống lưới B40 quây quanh chuồng đảm bảo cho đà
điểu được nuôi nhốt trong quay có đầy đủ diện tích để vận động, sân chơi cho
đà điểu.


5

Trại có hệ thống hàng rào bảo vệ bao quanh đảm bảo vệ sinh thú y.
Về thiết bị, máy mọc phục vụ cho chăn nuôi gồm có: 02 máy ấp trứng,
02 máy nở, 01 bình phun thuốc sát trùng, máy phát điện, máy bơm nước, bể
chứa nước và các trang thiết bị khác đảm bảo phục vụ chăn nuôi.
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường, đàn trâu có xu
hướng giảm. Do bà con bán trâu chuyển xang mua máy cày hoặc mua ngựa thồ…
Công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc: Tổng số hộ che chắn
chuồng trại là: 156 chuồng/ 216 chuồng chiếm 72,2%. Số hộ dự trữ thức ăn
cho trâu, bò là: 196 hộ/216 hộ chiếm 90,7% chủ yếu là rơm rạ.
Tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm đợt I/2012, kết quả: phun
tiêu độc khử trùng được: 3 đợt /9 thôn, bản; Tiêm dại chó được: 110 con;
Tiêm tụ huyết trùng trâu bò được: 250 con.

Thực hiện điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 1/4/2012 có: Trâu
534 con/ 760 con chiếm 70,26 %; Bò 77 con/125 con chiếm 61,6%; Lợn 1.085
con/ 1.600 con chiếm 67,81%; gia cầm 4.277 con/ 11.000 con chiếm 38,88%; ao
cá 2,30 ha/ 2,0 ha chiếm 115%; Ngoài kế hoạch gia còn có: Dê 30 con; ngựa 41
con; ong 49 đàn.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Đối lúa vụ xuân thực hiện được: 67,8 ha/ 65 ha chiếm 104% kế hoạch,
toàn bộ là lúa thuần ngắn ngày (chủ yếu là khang dân). Tình hình cây lúa phát
triển tốt, hiện nay bà con đang làm cỏ. Tình hình sâu bệnh hại có sâu cuốn lá
nhỏ, rầy nâu hại lúa nhưng UBND xã đã chỉ đao bà con kịp thời phun thuốc
phòng trừ.
Các cây ngô xuân thực hiện: 78 ha/ 75 ha chiếm 104% kế hoạch, cơ
cấu giống 100% giống ngô lai. Trong đó: Ngô ruộng là 2,8 ha; ngô soi, bãi là
32,79 ha; ngô đồi 43,21 ha. Riêng đối với ngô đồi hiện nay một số hộ vẫn
đang tiếp tục thực hiện trồng.
Các cây màu khác:
Cây lạc đã cấy xong: 2,05 ha/ 26 ha chiếm 102,5 % kế hoạch, hiện nay đang
trong giai chăm sóc, làm cỏ.


6

Cây dong giềng thực hiện 35,92 ha/ 26 ha chiếm 133% kế hoạch, gồm 197 hộ
tham gia, hiện nay các hộ đang làm cỏ; Cây đỗ tương thực hiện được 2,0 ha/ 5
ha chiếm 40% kế hoạch. Rau các loại thực hiện 10,1 ha/ 11 ha chiếm 91,8%
kế hoạch. Cây săn thực hiện được 21 ha/ 15 ha chiếm 140% kế hoạch. Cây
khoai lang kế hoạch giao 3 ha đang thực hiện trồng. Cây khoai môn thực hiện
được 32 ha/ 6 ha chiếm 503% kế hoạch; gồm 105 hộ tham gia.
+ Một số cây trồng do bà còn trồng tự phát như: Cây chuối, chít, gừng
được trồng chủ yếu ở các thôn Phiêng Kham, Bản Châng, Nà Cà và đang tiếp

tục nhân rộng ra các thôn đã và đem lại thu nhập cao cho các hộ dân.
Cây Gừng thực hiện 5,90 ha, gồm 27 hộ tham gia. Cây Chuối thực
hiện được 28,40 ha, gồm 91 hộ tham gia. Cây Chít thực hiện được 53,30 ha
gồm 122 hộ tham gia.
+ Năm 2011, Năng suất (NS) và thu nhập bình quân của các loại cây trồng
sau là: Cây chuối NS đạt từ 4,5 đến 6 tấn/ ha, chi thu nhập từ 10 – 15 triệu
đồng/ ha/ năm. Cây Chít NS đạt 1,0 đến 1,2 tấn/ ha, cho thu nhập khoảng 14 –
17 triệu đồng/ ha/ năm. Cây Gừng NS đạt 21 tấn/ ha, thu nhập khoảng 120 triệu
đồng/ ha/ năm. Cây khoai môn NS đạt 7,5 đến 8 tấn/ ha, thu nhập khoảng 60
triệu đồng/ ha/ năm.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Mỹ thanh đang ngày một phát triển chung cùng với sự phát triển chung
của cả nước với múc tăng trưởng trung bình khá với những thuận lợi sau:
- Có tiềm năng trong phát triển ngành nông – lâm nghiệp;
- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, đã
có sự chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa;
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội
của địa phương;
- Đất sản xuất nông – lâm nghiệp của địa phương trong thời gian qua
đã được quản lý sử dụng hiệu quả hơn;
- Diện tích đất chưa được sử dụng lớn có thể khai thác vào các mục
đích phát triển kinh tế.


7

1.1.4.2. Khó khăn
+ Về điều kiện tự nhiên:
- Địa hình phức tạp ảnh hưởng đến chất lượng, vấn đầu tư cơ sở hạ tầng

kỹ thuật.
- Sự tác động bất lợi của thời tiết như: Hạn hán, sạt lở đất, lũ quét.
+ Về kinh tế:
- Tốc độ phát kinh tế đạt trung bình khá, nhưng do nền kinh tế còn
thấp nên đời sống của nhân dân chưa cao;
- Cơ cấu ngành thương mại - du lịch, ngành công nghiệp - xây dựng
chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất tự cung, tự cấp nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
gặp nhiều khó khăn;
Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với
quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thu hút thị trường.
+ Về xã hội:
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng qua đào tạo còn nhiều
hạn chế;
- Do đặc điểm địa hình nên hệ thống đường giao thông phức tạp chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng;
- Hệ thống công trình công cộng, phúc lợi xã hội còn thiếu và
xuống thấp;
- Tỷ lệ hộ nghèo cao, có tới 86 hộ, chiếm 17,66% số hộ;
- Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa cứng hóa nên
chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp;
- Sự phân bố dân cư theo phong tục và địa hình đã gây khó khăn trong
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.1.5. Phương hướng sản xuất
1.1.5.1. Ngành chăn nuôi
Phương hướng chung là phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô trang
trại và đưa chăn nuôi vào ngành sản xuất chính, tăng tỷ trong ngành chăn nuôi
trong khu vực đến năm 2020 đạt trên 60%.
- Phát triển đàn lợn nạc hóa. Đến năm 2020 đưa tổng đàn lợn lên
20.400 con với sản lượng thịt đạt khoảng 4.000 tấn.



8

- Tập trung mở rộng đần bò theo hướng Sind hóa theo mô hình sản xuất
thịt không cần sức cày kéo.
Phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung vào nuôi gà siêu thịt.
Khuyến khích các hộ gia đình nuôi gia cầm quy mô lớn theo phương
pháp công nghiệp và từng bước đưa các trang trại chăn nuôi tập trung ra khỏi
khu vực dân cư.
1.1.5.2. Ngành trồng trọt
Phát triển hai loại cây lương thực chính ngô và lúa.
- Đối với trồng lúa phát triển trồng lúa thuần ngắn ngày thực hiên đạt
cao hơn so với năm trước tình hình cây lúa phát triển tốt
- Cây Ngô: 78 ha/75 ha chiếm 104% kế hoạch, cơ cấu giống 100%
giống ngô lai.
+ Các cây mầu khác: Tập trung thâm canh diện tích hiện có, trồng mới thay
thế nhưng loại cây có giá trị và năng xuất thấp, đẩy nhanh tiến độ hình thành các
trang trại kết hợp nuôi thủy sản với trong cây ăn quả với cơ cấu cây trồng có giá trị
kinh tế cao đã được kiểm nghiệm như cây mơ, chuối, đu đủ, cam….
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
* Công tác phục vụ sản xuất
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn đà điểu tại trại.
- Công tác vệ sinh, phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn đà điểu tại trại.
- Công tác nghiên cứu khoa học. Thực hiện chuyên đề nghiên cứu
khoa học: : "Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của Đà điểu từ
mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh,
huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn".
1.2.2. Phương pháp tiến hành

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại, trên cơ sở đó đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên
môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp, trong thời gian thực tập tốt
nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:


9

Tham gia vệ sinh phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp tiêm vaccine
phòng bệnh cho đàn đà điểu tại trại, vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi.
Phổ biến và vận động áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp
phòng và điều trị bệnh tiên tiến đúng kỹ thuật đối với một số bệnh ở đà điểu,
nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm
vững khoa học.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác chuẩn bị chuồng trại
Trước khi nhận đà điểu vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15
ngày và được quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh
thoát nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến
hành phun thuốc sát trùng (Formol 2 %).
Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, chụp sưởi, đèn sưởi đều
được cọ rửa sạch sẽ và phun sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.
* Công tác chọn giống
Để đảm bảo đà điểu nuôi có sức sống và sinh trưởng tốt, đem lại hiệu
quả kinh tế thì khâu chọn giống có ý nghĩa lớn. Đà điểu con được chọn phải
đảm bảo các tiêu chí. Hoạt động sống động, biểu hiện bình thường. Chân
thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín. Lông khô và
bóng mượt. Màu sắc đặc trưng bình thường của giống. Khối lượng kích thước
bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng. Bụng thon, gọn, mềm, rốn

khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường
* Chăm sóc nuôi dưỡng
Giai đoạn úm đà điểu: Từ 1-2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng
thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng. Chú ý tuyệt
đối không có vật lạ như: que cứng, mẩu nylon, sợi len dạ. Nếu đà điểu ăn phải
ngay từ những ngày đầu dễ dẫn đến tắc ruột.
Từ tuần thứ 3 trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào để lót nền.


10

Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng,
trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Ở mọi nơi
bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột đà điểu.
Nhiệt độ là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi bởi vì các cơ
quan điều phối nhiệt của con non chưa phát triển đầy đủ trong 3 tuần đầu
tiên. Sau khi nở, ta phải đảm bảo duy trì ở nhiệt độ khoảng 32 - 33
0
C. Sau đó,
hàng tuần có thể giảm dần khoảng 2 - 3
0
C cho đến khi đạt 20 - 22
0
C. Nếu nhiệt độ
trong nhà úm quá thấp thì chúng sẽ tập chung vào xung quanh đèn sưởi; nếu nhiệt
độ quá cao thì chúng lại tản ra những nơi mát mẻ hơn, ruỗi cánh và há mỏ để tự
làm mát. Vào những ngày khô và ấm, con non theo tuần tuổi nên được tắm nắng
bởi vì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của đà điểu. Vào buổi tối,
đà điểu phải được đưa vào phòng sưởi.
Sau khi nở 24 giờ đà điểu được đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ,

điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn
tích khối noãn hoàng lớn (253 - 350 g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn
chuồng không đủ dày, dẫn đến sơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là
nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Vì vậy, giữ ấm trong
những ngày đầu gột úm là hết sức quan trọng. Theo giáo trình chăn nuôi động
vật quý hiếm cho ta biết được nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho đà điểu thể
hiện bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhiệt độ tiêu chuẩn và ẩm độ thích hợp cho đà điểu
Tuần tuổi

Nhiệt độ (
oC
)

Ẩm độ tốt nhất (%)

Mới xuống chuồng 32 – 33 65 – 70
1 30 – 32 70
2 28 – 30 70
3 24 – 26 70
4 22 – 23 70
> 5 22 70

Từ 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.
Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều
con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống,
ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run


11


đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động mau lẹ
hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành. Ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 - 70%.
Ánh sáng trong những ngày đầu tiên, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn
đến mức độ tiêu tốn thức ăn và tình trạng sức khỏe. Vì lý do này, trong 2 ngày
đầu tiên sau khi chuyển con non từ nhà ấp sang nhà úm, ánh sáng nên được giữ
24/24. Trong ngày thứ 3 và 4 số giờ ánh sáng giảm xuống còn 18 và ngày thứ 5
và 6 còn 16 giờ/ngày. Tương tự, độ chiếu sáng cũng giảm - trong ngày đầu tiên
là 90 - 100 luxơ, sau 7 ngày - 40 luxơ và sau 14 ngày cho đến kết thúc quá trình
- 20-25 luxơ. Ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn
nhiều, tiêu hoá tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu
tốt, ánh nắng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi
để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng từ từ theo từng ngày và diện tích
sân chơi cũng được nới rộng dần.
Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời
mưa, xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng. Đà điểu không có
tuyến nhờn để bôi trơn lông vì vậy khi gặp mưa lông bị ướt và dễ dẫn đến
rét toàn thân, cảm lạnh.
Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 w/m
2
để chúng dễ dàng ăn
uống. Đà điểu là chim chạy vì vậy tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất
quan trọng.
Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để
đà điểu ăn không rơi vãi. Với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, trong những tháng
đầu chúng ta có thể sử dụng cám viên dùng cho gia cầm để cho đà điểu ăn. Từ
03 tháng tuổi trở đi, có thể tự làm lấy thức ăn từ các nguyên liệu sẵn có ở các địa
phương như: ngô, thóc, cám, đậu tương, bột cá, bột xương Thức ăn xanh của
đà điểu gồm các loại rau như: xà lách, rau muống ở những tháng đầu. Sau đó có
thể sử dụng cỏ xanh.

Máng ăn dùng bằng nhựa hoặc cao su hoặc chậu sành không dùng
máng có các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.
Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành, sứ, nhựa hoặc vật tương tự
có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa


12

lên cao rồi mới nuốt. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi. Những ngày
đầu nên cho đà điểu uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt
máng ăn cách xa máng uống để tạo sự vận động của đà điểu.
Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3
trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn hoặc nhặt các vật lạ khác.
Nếu không để sẵn thức ăn tươi ngon, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất
cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột rồi chết: 1 - 30 ngày tuổi cho ăn 6
lần/ngày; 31 - 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày; 61 - 90 ngày tuổi cho ăn 2 - 3
lần/ngày.
Phương pháp cho ăn: Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau
xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà
điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn thức ăn xanh gồm các rau mềm: Xà lách,
bắp cải, rau muống
Lưu ý: Tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày, giai
đoạn này đà điểu sử dụng nguồn dinh dưỡng chủ yếu là noãng hoàn, vì vậy nhu
cầu thức ăn ăn vào không quan trọng bằng nước uống. Cả giai đoạn cho ăn
thức ăn tinh tự do. Có thể tập cho đà điểu ăn bằng cách để thức ăn lên ngón tay
đưa ngang và tầm mỏ đà điểu mổ hoặc gõ nhẹ xuống máng ăn tạo sự chú ý của
đà điểu con.
1.2.3.2. Công tác thú y
Trong chăn nuôi, công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc
biệt phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu, nhằm tránh những tổn thất về kinh tế.

* Vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh thú y là một trong những khâu quan trọng quyết định
đến thành quả trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này,
trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã tham gia cùng cán bộ cơ sở thực
hiện tốt quy trình về vệ sinh thú y, tham gia quét dọn vệ sinh chuồng nuôi,
cống rãnh thoát nước. Định kỳ phun sát trùng, rắc vôi bột trong chuồng nuôi,
khu vực đường đi, xung quanh trại, thường xuyên thay hố sát trùng để tiêu


13

diệt mầm bệnh từ ngoài vào khu vực chăn nuôi. Từ đó góp phần ngăn chặn
dịch bệnh xảy ra.
* Công tác tiêm phòng
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó việc tiêm phòng
vaccine cho đà điểu là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vaccine giúp cho
cơ thể có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,
vi rút. Việc tiêm phòng vaccine phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng
lịch quy định nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Hiện
nay, trại tổ chức tiêm phòng cho đà điểu theo quy trình như sau:
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng cho đà điểu
Ngày tuổi Loại vaccine Cách sử dụng Phòng bệnh
3 - 45 Vaccine Lasota
Nhỏ mắt,
mũi 1 giọt
Newcastle
60 Vaccine H1
Tiêm dưới da cánh
liều 0,20 – 0.30
ml/con

Newcastle

1.2.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để việc điều trị bệnh cho đà điểu đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán
kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm
được: Tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi đà điểu ở
tất cả các ô chuồng, nhằm phát hiện đà điểu ốm. Khi mới mắc bệnh đà điểu ít
biểu hiện triệu chứng điển hình. Khi quan sát thấy những triệu chứng như:
mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động thì chúng tôi tiến hành tập trung theo dõi
và chẩn đoán bệnh.
Trong quá trình thực tập tại trại đà điểu, bằng những kiến thức đã học ở
nhà trường và được sự giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật của trại tôi đã tiến


14

hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn đà điểu và thu
được kết quả như sau:
* Bệnh chấn thương:
Thương tổn ở đà điểu là nguyên nhân gây giảm giá trị kinh tế, nó không
chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống mà còn gây thiệt hại cho
khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt về da và thịt. Điều này có thể khắc phục
được khi chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu.
Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường
không thích hợp có thể gây nên tai nạn. Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị
gãy chân, què, trật khớp.
Khi đà điểu đang chạy nhảy, do một nguyên nhân nào dó làm chúng sợ
hãi, chúng sẽ chạy toán loạn; giẫm đạp lên nhau khi cửa ra vào không đủ
rộng. Những vấn đề gây nên chân đà điểu không bình thường do tai nạn

chiếm 90%.
Mật độ đàn quá cao, sẽ làm tăng độ thiệt hại do thương tổn. Việc có các
cột ở hàng rào và đường chạy hẹp cũng gây nên thương tổn. Hàng rào không phù
hợp cũng có thể có các tác động trái ngược: Gây thiệt hại về da, tăng tỷ lệ chết;
đà điểu sợ hãi do tiếng động cơ máy bay, trực thăng cũng như các con vật không
quen thuộc khác như: ngựa, trâu bò, đó cũng là nguyên nhân gây tổn thương và
chết. Nhân tố này gây nên có thể do ảnh hưởng bố trí vị trí của trang trại.
Phương tiện chăm sóc cũng đòi hỏi thích hợp: Độ cao, độ chắc chắn
cũng nhằm hạn chế tối đa stress và thiệt hại cho đà điểu.
Do đà điểu là động vật đi bằng hai chân, nên bất kỳ một ảnh hưởng nào
tác động đến chân đều ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, khả năng nuôi
sống và hiệu quả sản xuất của con giống trưởng thành.
Do ưa vận động với tốc độ cao, đà điểu có thể bị tổn thương do va
chạm cơ học: rách da cổ, da chân. Nếu vết rách dài 10 cm thì phải can thiệp.
- Biện pháp can thiệp:
Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau). Xử lý vết
thương: cắt sửa, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1g), tiếp theo khâu


15

kín vết thương (5 - 7 cm) khâu một mối. Kiểm tra lại vết thương sau xử lý,
tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50 KgP/lần (tiêm một lần).
1.2.3.4. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đà điểu và tiến hành
chuyên đề nghiên cứu khoa học. Chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:
+ Chăm sóc nuôi dưỡng đàn đà điểu của trại.
+ Trồng cỏ voi để cung cấp thức ăn xanh cho đà điểu.
+ Sửa chữa lại kho thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi và các loại
máy móc khác.

+ Thau rửa bể lọc nước nhằm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và
chăn nuôi trong trang trại.
+ Phun thuốc sát trùng chuồng trại.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung

ĐVT
Số
lượng

Kết quả
An toàn,
khỏi
Tỷ lệ (%)

1. Vaccine Phòng bệnh An toàn
- Newcastle cho đà điểu con 250 250 100,00
2. Điều trị Khỏi
- Chấn thương ở đà điểu con 7 5 71,40
3. Công tác khác
- Vệ sinh chuồng trại m² 365 365 100,00
- Sát trùng chuồng trại m² 1500 1500 100,00

1.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập trại đà điểu tại huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc
Kạn, được sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn cùng với sự quan tâm

×