Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.86 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––


PHÙNG THỊ KIỀU

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE, DU75 VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM
TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 – 2014





THÁI NGUYÊN – 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


–––––––––––––––––––


PHÙNG THỊ KIỀU

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE, DU75 VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM
TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Lớp : K42 - CNTY
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 – 2014





THÁI NGUYÊN – 2014
LỜI CẢM ƠN


Sau 5 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong khóa
luận của mình. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều
kiện của nhà trường, của khoa chăn nuôi thú y và ban lãnh đạo Trạm truyền
giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo trong
khoa chăn nuôi thú y, anh chị ở trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của
Th.S. Đặng Thị Mai Lan đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó là sự quan tâm, khích lệ, động viên của gia đình và bạn bè.
Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y
cùng ban lãnh đạo, các anh chị trong Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái
Nguyên sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Phùng Thị Kiều
LỜI NÓI ĐẦU

Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và
hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm qua sản xuất để từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng
những kiến thức khoa học vào sản xuất mà còn tạo tính năng động, sáng tạo
để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kĩ sư chăn nuôi thú y có năng
lực tốt, có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ

nhiệm khoa chăn nuôi thú y, tôi được phân công về thực tập tại Trạm truyền
giống gia súc Thái Nguyên với đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng
tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh
thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái
Nguyên”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, mới
làm quen với thực tiễn sản xuất nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong sự
góp ý của các thầy, cô để bản khóa luận của tôi hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt
BNN :

Bộ nông nghiệp
CS :

Cộng sự
KH :

Khoa học
KHKT :

Khoa học kỹ thuật
KTNN :

Kỹ thuật nông nghiệp
Nxb :

Nhà xuất bản

QĐ :

Quyết định
STT :

Số thứ tự
TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam
TT :

Thể trọng
MỤC LỤC

PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5
1.1.4. Tình hình hoạt động, phương hướng, thuận lợi, khó khăn của ……… 7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 9
1.2.2. Phương pháp tiến hành 9
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10
1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị 17
1.3.1. Kết luận 17
1.3.2. Tồn tại 17
1.3.3. Đề nghị 18
PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
2.1. Đặt vấn đề 19

2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 20
2.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 20
2.2. Tổng quan tài liệu 20
2.2.1. Cơ sở khoa học 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 34
2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 37
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 37
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43
2.4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về độ vẩn, màu sắc, mùi tinh dịch của hai
giống lợn Landrace, DU75 (theo cảm quan) 43
2.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch 44
2.4.3. Kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch qua các tháng theo dõi 48
2.4.4. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm
truyền giống gia súc Thái Nguyên 58
2.4.5. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống 59
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 60
2.5.1. Kết luận 60
2.5.2. Tồn tại 61
2.5.3. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ 3
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 40
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá nồng độ tinh trùng dựa vào độ vẩn tinh dịch 40

Bảng 2.3. Độ vẩn, màu sắc, mùi của tinh dịch 44
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch qua các tháng theo dõi……… 44
Bảng 2.5. Khí hậu các tháng theo dõi 48
Bảng 2.6. Thể tích tinh dịch qua các tháng theo dõi 49
Bảng 2.7. Hoạt lực tinh trùng qua các tháng theo dõi 50
Bảng 2.8. Nồng độ tinh trùng qua các tháng theo dõi 52
Bảng 2.9. Sức kháng của tinh trùng qua các tháng theo dõi 54
Bảng 2.10. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các tháng theo dõi 55
Bảng 2.11. Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C qua các tháng 56
Bảng 2.12. Chỉ tiêu pH của tinh dịch 57
Bảng 2.13. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống 58
Bảng 2.14. Kết quả điều trị một số bệnh 59





DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ thể tích tinh dịch qua các tháng theo dõi
49
Hình 2.2. Biểu đồ hoạt lực tinh trùng qua các tháng 51
Hình 2.3. Biểu đồ nồng độ tinh trùng qua các tháng 52
Hình 2.4. Biểu đồ sức kháng của tinh trùng qua các tháng 54
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các tháng 55
Hình 2.6. Biểu đồ chỉ tiêu tổng hợp V.A.C qua các tháng………………………56
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT


1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị thành viên
trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên. Trạm nằm trên địa bàn
xóm Tân Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Ranh giới của huyện Đồng Hỷ:
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai.
- Phía Tây giáp huyện Phú Lương.
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Đồng Hỷ nằm trong toạ độ địa lý như sau:
- 21
0
32

đến 21
0
51’ độ vĩ Bắc.
- 105
0
46

đến 106
0
04’ độ kinh Đông.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Huyện Đồng Hỷ có địa hình tương đối phức tạp, không bằng phẳng,
chủ yếu là đồi núi xen lẫn các thung lũng. Do vậy, đất đai bị xói mòn và

rửa trôi nhiều, đất trở nên bạc màu làm cho trồng trọt gặp nhiều khó khăn.
Độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển là 21 - 25m, những
nơi thấp là 20 - 21m, những nơi cao là 50 - 60m. Phía Nam của huyện địa
hình phức tạp hơn.
Do tính chất đa dạng của nền địa chất và địa hình, nên đã tạo ra nhiều
đất có đặc trưng khác nhau. Theo kết quả trên bản đồ thổ nhưỡng của huyện
cho thấy trên địa bàn có một số loại đất chính sau:
+ Đất phù sa: Đây là loại đất tốt, sử dụng chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
2
+ Đất vàng đỏ (macmaaxit): Đất có tính chất chua, dễ xói mòn.
+ Đất dốc tụ: Là loại đất được hình thành do tích tụ các sản phẩm
phong hoá phì nhiêu tốt. Đất chủ yếu sử dụng trong trồng trọt.
1.1.1.3. Giao thông thuỷ lợi
+ Giao thông: Huyện Đồng Hỷ với nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh
lộ, liên huyện, liên xã thuận tiện cho việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá
của người dân. Các tuyến đường liên tục được cải tạo nâng cấp và mở rộng.
+ Thuỷ lợi: Huyện Đồng Hỷ có dòng sông Cầu uốn lượn quanh co từ
xã Cao Ngạn theo hướng Bắc - Nam xuống đến đập Thác Huống (xã Huống
Thượng) cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước
cho huyện vào mùa khô.
1.1.1.4. Khí hậu thuỷ văn
Theo phân vùng của Nha khí tượng thuỷ văn thì huyện Đồng Hỷ nằm
trong khu vực đặc trưng của trung du miền núi phía Bắc. Đó là nóng ẩm, mưa
nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Mùa Hè: Nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10)
+ Nhiệt độ trung bình: 27
0
C
+ Tổng lượng mưa: 1726 mm
Tháng 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình của tháng là 28,5

0
C.
- Mùa Đông: Khô, lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
+ Nhiệt độ trung bình: 19
0
C
+ Ẩm độ trung bình: 28%
+ Tổng lượng mưa: 202,53 mm
Điều kiện khí hậu nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển trồng trọt và
chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường như hạn
hán, lũ lụt. Mùa Hè có lúc nhiệt độ lên tới 38
0
C - 39
0
C, mùa Đông có lúc
nhiệt độ thấp dưới 10
0
C làm giảm sức đề kháng của gia súc dẫn đến gia súc
mắc bệnh nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
3
Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ
Yếu tố khí hậu


Tháng
Nhiệt độ
không khí
(
o
C)

Lượng mưa
(mm)
Âm độ
không khí
(%)
1 14,5 22,0 80
2 15,8 35,0 82
3 18,8 35,3 85
4 22,5 117,6 86
5 27,1 234,0 82
6 28,3 354,5 83
7 28,5 392,2 83
8 27,9 390,3 86
9 26,9 237,5 83
10 24,3 118,0 81
11 20,6 43,4 79
12 17,3 23,5 78
Trung bình 22,71 116,94 82

(Nguồn trích: Nha khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân cư
Tổng số dân toàn huyện là 125.000 người, trong đó dân số ở độ tuổi lao
động chiếm 50,8% (2012) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân số
phân bố không đều. Huyện Đồng Hỷ có nhiều dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu.
Trình độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu vùng xa trình độ dân
trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Sau sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, huyện Đồng Hỷ được đánh

giá tình hình phát triển đang ở thế ổn định và có tăng trưởng. Tuy nhiên
4
huyện Đồng Hỷ vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính chất tự
cung tự cấp, sản phẩm hàng hoá tập trung ở các Doanh nghiệp của tỉnh và
Trung ương là chính.
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay đang có sự chuyển dịch, tỷ trọng
ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành
Nông - Lâm - Nghiệp giảm dần, tuy nhiên sản xuất Nông - Lâm - Nghiệp vẫn
chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, chính vì vậy vai trò
của các mô hình kinh tế trang trại cũng tương đối quan trọng với sự phát triển
của huyện.
Nhờ có vị trí thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ, đường thuỷ),
dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh, trong những năm
gần đây có nhiều chuyển biến tích cực.
Hệ thống các chợ được quan tâm và cải tạo nâng cấp và xây mới, cơ sở
giao lưu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hoá phát triển.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất ngày
càng nhiều, do vậy đời sống sinh hoạt của người dân càng được nâng cao.
1.1.2.3. Y tế, giáo dục
+ Y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện có mạng lưới y tế đa dạng, huyện có
01 Trung tâm y tế và nhiều Trạm y tế ở các xã, tạo điều kiện cho công tác chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được nâng cao.
+ Giáo dục: Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tập trung một số trường
Trung học chuyên nghiệp, các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ
sở khác.
1.1.2.4. Văn hoá xã hội
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hiện nay huyện đã xây
dựng được nhiều Câu lạc bộ, Nhà thi đấu để phục vụ về văn hoá - văn
5
nghệ, thể dục - thể thao của nhân dân. Công tác giữ gìn an ninh thật tự và

an toàn xã hội tương đối tốt, tệ nạn xã hội ngày càng giảm bớt.
Ngoài ra công tác xây dựng và củng cố chính quyền, các tổ chức
đoàn thể cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước trong những năm gần
đây đã được các cấp chính quyền quan tâm.
Bên cạnh đó, nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản, du lịch phong phú,
nên các hoạt động du lịch, công nghiệp ngày càng được quan tâm phát triển.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Ngành trồng trọt
Là một tỉnh miền núi có diện tích đất đai tương đối rộng trong đó diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 26% diện tích tự nhiên.
Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây Lâm nghiệp được người
dân đưa vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu các giống lúa luôn được nghiên cứu, lai tạo ra các giống mới
phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương và nâng cao năng suất, các
giống được sử dụng phổ biến như CR 203, Bao Thai, Khang Dân, S96
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện nay đang hình thành các mô hình
chăn nuôi theo quy mô trang trại và chăn nuôi hộ gia đình với quy mô lớn
nhằm mục đích cung cấp thực phẩm phục vụ con người, cung cấp sức cày
kéo, phân bón, nguyên liệu cho ngành chế biến.
Theo thống kê sơ bộ năm 2012 thì tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện Đồng
Hỷ hiện có trên 11.000 con trâu, bò; 65.000 con lợn và trên 700.000 con gia cầm.
* Chăn nuôi lợn
Huyện đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, người chăn
nuôi đã biết áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm góp
phần nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn.
6
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên cũng đã phát triển tăng lên
với số lượng từ 65 con (2012) đến 85 con (2014). Chất lượng con giống cũng
được nâng cao. Nhằm cung cấp đủ số lượng và chất lượng tinh dịch cho đàn

lợn nái để nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
* Chăn nuôi gia cầm
So với chăn nuôi lợn và chăn nuôi trâu bò thì chăn nuôi gia cầm phát
triển mạnh hơn cả. Đặc biệt là chăn nuôi gà. Nhiều giống gà cao sản chuyên
thịt, chuyên trứng như gà Mía, gà Sasso, gà lai chọi, gà AA, gà Ai Cập,.….
được nuôi tại các trang trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra phương thức chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi
cũng được phát triển mạnh mẽ và được người tiêu dùng ưa chuộng.
* Chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò ở huyện Đồng Hỷ vẫn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia
đình nhỏ lẻ chưa có nhiều trang trại lớn. Chăn nuôi theo phương thức chăn thả
tự do, thức ăn chủ yếu có sẵn trong tự nhiên và tận dụng sản phẩm phụ của
ngành trồng trọt và chế biến.
Hiện nay trại bò giống Điềm Thụy thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh
Thái Nguyên đã phát triển về quy mô số lượng lớn đàn bò đực với 34 con bò
đực giống, cung cấp tinh cọng rạ của các giống bò đực ngoại và đực lai, cải
tiến giống bò nội có năng suất thấp.
1.1.3.3. Công tác thú y
Công tác thú y là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quy trình
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trạm thú y của huyện luôn coi trọng việc tiêm
phòng định kì hàng năm cho đàn gia súc. Ngoài ra, công tác kiểm dịch động
vật cũng được chú trọng.
Trạm có một bộ phận chuyên làm công tác kiểm dịch có trình độ
chuyên môn, hoạt động tích cực, mỗi gia súc, gia cầm bị bệnh đem về chợ bán
7
đều bị xử lí tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bởi vậy mà hạn chế được
nguồn dịch bệnh lây lan.
1.1.4. Tình hình hoạt động, phương hướng, thuận lợi, khó khăn của Trạm
truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên
1.1.4.1. Tình hình hoạt động

Trạm truyền giống gia súc gồm:
- Quản lý: 01 Trạm trưởng là thạc sỹ ngành chăn nuôi thú y và 02
trạm phó là kỹ sư chăn nuôi thú y.
- Kỹ thuật viên sản xuất tinh: 02 kỹ thuật viên.
- Công nhân: Có 02 công nhân đã công tác lâu năm tại Trạm.
- Bảo vệ: 01 người.
Trong những năm qua Trạm đã thực hiện:
- Sản xuất và cung cấp tinh lợn cho các đàn lợn nái trong tỉnh và một số
tỉnh lân cận.
- Tiến hành lai tạo và Sind hóa đàn bò địa phương.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, dẫn tinh viên và mua sắm
trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền tinh nhân tạo cho đàn gia súc.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về truyền tinh nhân tạo vào sản xuất
giúp người chăn nuôi tận dụng ưu thế lai để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hướng dẫn sinh viên thực tập đúng quy trình kỹ thuật.
1.1.4.2. Phương hướng của Trạm
- Xây dựng Trạm truyền giống gia súc với quy mô đàn gia súc lớn hơn,
trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều khoa học vào thực tế sản xuất, nâng cao chất
lượng con giống, chất lượng tinh dịch, phẩm chất con giống khi đưa ra thị trường.
- Cung cấp đủ số lượng và chất lượng con giống cho bà con nông dân
trong tỉnh và mở rộng ra các tỉnh lân cận.
8
- Tăng cường mua sắm thêm các trang thiết bị hiện đại, mở thêm nhiều
lớp tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật tay nghề cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên, kỹ thuật viên góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nhập nội và thử nghiệm một số gia súc quý để thực hiện công tác lai
tạo và đưa vào nuôi ở địa phương.
- Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại, dự án
bò thịt của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chương trình Sind hóa cải tạo đàn bò ở thành phố và
các huyện, thị trong tỉnh.
1.1.4.3. Thuận lợi
- Trạm truyền giống gia súc nói riêng và Trung tâm giống vật nuôi nói
chung có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân nhiệt tình, có kinh nghiệm
năng động trong sản xuất, làm tốt công tác cung cấp tinh dịch cho đàn lợn nái,
lai tạo, cung cấp con giống và cải tạo đàn bò địa phương.
- Luôn được sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của các cấp, ban, ngành liên
quan, luôn quan tâm đến đời sống của anh chị em công nhân, tạo điều kiện
cho sự phát triển chung của toàn cơ quan.
- Nằm gần các tuyến giao thông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán
và tiếp nhận những thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Là cơ sở có điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, học hỏi kinh
nghiệm và nâng cao tay nghề, chuyên môn.
1.1.4.4. Khó khăn
- Do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, địa hình không bằng phẳng nên
trong công tác còn gặp nhiều khó khăn.
- Do còn thiếu các trang thiết bị hiện đại, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp
nên công tác sản xuất và công việc thực tập còn nhiều hạn chế.
9
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế và mật độ dân số không đều
nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
- Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn đực giống.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Phòng bệnh cho đàn lợn của Trạm bằng vaccine
- Chẩn đoán và điều trị bệnh mà lợn đực giống thường mắc phải.
1.2.1.3. Công tác khác

- Huấn luyện lợn đực hậu bị và khai thác tinh dịch.
- Pha chế và bảo tồn tinh dịch.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở, trong quá trình thực tập tôi đã thực
hiện các nội dung công tác bằng các phương pháp sau:
- Vận dụng các kiến thức đã học từ sách vở, thầy cô, nhà trường để áp
dụng vào thực tế sản xuất.
- Tích cực tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi cùng các
cán bộ kĩ thuật và các cô chú anh chị công nhân viên của trạm.
- Trực tiếp học hỏi, bám sát cơ sở và cán bộ kỹ thuật để nâng cao trình
độ chuyên môn.
- Khiêm tốn học hỏi, tích lũy thêm kiến thức khác như: phương pháp
quản lý, các tình huống xảy ra trong công việc.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của Trạm, Trung tâm,
rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, không ngại khó, ngại
khổ. Làm việc luôn tuân thủ đúng quy trình kĩ thuật, quy trình vệ sinh thú y.

10
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Kết quả công tác chăn nuôi
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn tới năng lực phối giống,
phẩm chất tinh dịch cũng như thời gian khai thác của lợn đực giống. Chính vì
vậy, đàn lợn đực giống luôn phải có chế độ chăm sóc chặt chẽ, nghiêm ngặt
về khẩu phần ăn, vệ sinh, tắm chải, vận động. Tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn
được đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, luôn đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm.
Trong thời gian thực tập tôi đã cùng với các cô chú, anh chị công nhân
viên, đội ngũ kỹ thuật, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của lợn đực
giống cũng như chế độ ăn, khẩu phần ăn, thường xuyên quét dọn vệ sinh
chuồng nuôi và xung quanh, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng
trại, trồng cây lấy bóng mát,….

1.2.3.2. Kết quả công tác thú y
* Phòng bệnh:
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn đực giống chúng tôi đã làm
rất chặt chẽ từ khâu vệ sinh đến khâu tiêm phòng.
- Vệ sinh thú y: Đảm bảo cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ và
thoáng mát:
+ Thu dọn phân, nước tiểu hàng ngày.
+ Phun thuốc sát trùng chuồng trại.
+ Khử trùng dụng cụ chăn nuôi.
+ Diệt trừ côn trùng, ruồi, muỗi…, động vật trung gian truyền bệnh.
- Tiêm phòng vaccine:
+ Dịch tả lợn.
+ Lở mồm long móng.
+ Sảy thai truyền nhiễm (Farrowsure B)
+ Suyễn (Respisure)
11
* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan
trọng trong việc điều trị khỏi bệnh cho vật nuôi, làm giảm thiệt hại về kinh tế,
ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giúp con vật hồi phục nhanh.
Trong thời gian thực tập tại trạm, tôi đã tham gia cùng cán bộ kỹ thuật
phát hiện và điều trị một số bệnh cho lợn đực giống như sau:
- Bệnh suyễn lợn:
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Bệnh thường xảy ra
ở lợn hậu bị. Lây qua đường hô hấp, sau khi xâm nhập vào phổi vi khuẩn sẽ
tạo trạng thái cân bằng nếu cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt. Khi cơ thể
lợn gặp điều kiện bất lợi do chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại kém,
thời tiết thay đổi đột ngột… sức đề kháng của con vật giảm, mất trạng thái
cân bằng, vi khuẩn tác động gây viêm phổi.
+ Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở 3 thể:

Thể cấp tính: Lợn ốm, sốt 39,5 - 41
0
C. Lợn thường nằm ở góc chuồng,
mệt mỏi, ít ăn hoặc không ăn, da xanh nhợt, hắt hơi từng hồi dài, ho sau khi
vận động, tần số hô hấp tăng, thở khò khè, thở dốc, ngồi như chó ngồi.
Thể á cấp tính: Bệnh có triệu chứng như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn.
Thể mãn tính: Từ hai thể trên chuyển thành, lợn ho khò khè, ho thành
từng tiếng, từng hồi, ho từng tuần, sau giảm hoặc ho liên miên, thở khò khè.
Lợn đi táo sau đó ỉa chảy. Lợn còi cọc, chậm lớn, gây thiệt hại về kinh tế.
+ Điều trị: Thường dùng một trong các loại kháng sinh sau:
Hanoxylin LA tiêm bắp 1- 2 ml/20 kg TT
Tiamulin 10% tiêm bắp 1ml/10kg TT
Gentatylosin tiêm bắp 1- 2ml/20kg TT
Tiêm liên tục trong 4- 5 ngày
12
Ngoài ra kết hợp dùng một số loại thuốc trợ sức, trợ lực như Hanalgin C,
B-complex, Cafein - benzoat natri 20%
- Bệnh vỡ móng, viêm móng:
+ Nguyên nhân: Có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do thức ăn thiếu một số chất khoáng hoặc vitamin.
- Do con vật làm việc quá sức.
- Do con vật thiếu vận động.
- Do vệ sinh chuồng trại kém, nền chuồng không đạt tiêu chuẩn tạo điều
kiện cho vi khuẩn yếm khí tồn tại, khi khe móng bị tổn thương vi khuẩn xâm
nhập gây bệnh…
+ Triệu chứng: Con vật đi lại khó khăn do móng bị rạn, vỡ, nứt (vi khuẩn
xâm nhập), khi bị viêm nặng con vật không đi, đứng được. Thân nhiệt tăng,
vùng móng sưng, nóng, đau. Con vật ăn kém hoặc bỏ ăn.
+ Điều trị:
- Trường hợp bị nhẹ: Rửa sạch phân và nước tiểu xung quanh móng,

ngâm chân bị vỡ móng vào dung dịch CuSO
4,
lau khô, bôi thuốc diệt khuẩn
như cồn Iot 5%, dùng penicillin nhét vào chỗ nứt.
Kết hợp sử dụng một trong số kháng sinh sau:
Hanoxylin LA 1- 2ml/20kg TT
Gentatylosin 1- 2ml/20kg TT
Giữ cho chuồng trại khô ráo sạch sẽ. Hạn chế cho con vật vận động hoặc
cho vận động nhẹ nhàng.
Bổ xung thêm chất dinh dưỡng cho con vật chóng hồi phục sức khỏe.
Ngưng khai thác một thời gian cho đến khi con vật khỏi.
- Nếu bị nặng thì loại thải vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhảy
giá của lợn nên phải chữa trị kịp thời.

13
- Bệnh ghẻ
+ Nguyên nhân: Do cái ghẻ Sarcoptes scabciei là loại côn trùng hình
nhện ký sinh ở da, đục khoét lớp biểu bì da, gây rụng lông, ngứa ngáy. Lợn
mắc ở mọi lứa tuổi.
+ Triệu chứng: Thông thường ghẻ bắt đầu ở tai, đầu, mắt sau đó lan
xuống hai bên sườn, đùi, háng…
Trên da xuất hiện các mụn ghẻ màu đỏ sau đó lại tróc da thành các vảy
màu nâu xám, lợn gầy dần, rụng lông, lở loét.
Bệnh lây lan từ lợn bệnh sang lợn khoẻ chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, cọ
xát, do nước rửa chuồng có ghẻ cái khu trú.
+ Điều trị: Dùng Ivermectin tiêm 1ml/10kg TT hoặc dùng Sebacil đổ dọc
sống lưng lợn. Liều sử dụng là: 2-4ml/kg TT.
- Bệnh loét da thối thịt
+ Nguyên nhân
- Do lợn không được tắm chải thường xuyên, lợn không được vận động,

nằm nhiều.
- Do lợn cắn nhau gây thương tích.
- Do vi khuẩn yếm khí gây hoại tử da thịt, nhiễm tạp khuẩn
Streptococcus, Spherophorus, Necrophorus gây ra.
- Do chuồng trại có nhiều vật cứng nhọn gây sây sát cho lợn.
+ Triệu chứng: Nơi bị viêm thường hơi nhạt màu, ứ máu mềm, xuất hiện
các ung mụn nhỏ ở những nơi như mông, đùi, má, lưng, vai…
- Ung mụn đầu tiên nhỏ sau to dần và lan rộng ra xung quanh.
- Con vật ăn uống bình thường, khoẻ mạnh, ít sốt.
- Sau 5 - 7 ngày ung vỏ loét, miệng to, rộng, hình thành lỗ hổng sâu,
thịt bị thối loét màu nâu sạm hay đen, phủ chất bã đậu, chảy ra dịch màu nâu.
14
- Mùi hôi thối khó chịu, không điều trị kịp thời có thể bị đục khoét mất
mông, má, vai, bắp thịt cổ…
+ Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ dùng dao kéo
cắt bỏ tất cả các tổ chức loét, thối. Sau khi cắt bỏ xong, rửa bằng nước sát
trùng và kết hợp với dùng kháng sinh.
- Bệnh khớp
+ Nguyên nhân
- Do vi khuẩn hoặc thiếu khoáng chất, ít vận động.
- Do điều kiện ngoại cảnh nóng lạnh thất thường, chuồng trại ẩm thấp.
- Do tích tụ canxi trong khớp, tổ chức sụn tăng sinh, khớp sẽ cứng, lợn
không còn khả năng vận động.
- Theo M.F.Vol-covoi (1996) [27] thoái hoá xương khớp ở lợn đực là do
rối loạn trao đổi chất khoáng, hậu quả của việc cho ăn nhiều thức ăn tinh, thiếu
vận động, ít tắm nắng, khai thác quá mức cũng tạo điều kiện phát sinh bệnh.
+ Triệu chứng: Con vật gầy yếu, đi lại khó khăn, không muốn vận
động. Thân nhiệt lúc đầu tăng cao 40 - 41
0
C, sau trở lại bình thường. Không

ham muốn nhảy giá hoặc giao phối. Khớp sưng to, nóng, đau, sau đó cứng
hoàn toàn, con vật không vận động được.
+ Điều trị:
- Trường hợp bị nhẹ: Cho con vật thường xuyên vận động, tắm nắng
kết hợp xoa bóp vùng khớp. Cho ăn đầy đủ và cân đối dưỡng chất. Để chuồng
trại khô ráo, sạch sẽ, tránh gió lùa.
- Trường hợp bị nặng: Nên loại thải do sức sản xuất giảm, kém hiệu quả.
- Bệnh đường tiêu hoá
+ Nguyên nhân: có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Do virus, vi khuẩn.
- Do lượng thức ăn thay đổi đột ngột, nhiễm nấm mốc.
- Do thiếu một số chất.
- Do bệnh viêm ruột, dạ dày.
15
+ Triệu chứng: Lợn giảm ăn, sốt hoặc không sốt, tiêu chảy, mất nước
làm cho lợn gầy sút cân nhanh.
+ Điều trị: Có thể sử dụng một trong số các loại kháng sinh tổng hợp
như: Hanceft tiêm bắp 1ml/10- 15kg TT liên tục trong 3 ngày.
D.O.C tiêm bắp 1- 2ml/10kg TT liên tục 3-5 ngày.
1.2.3.3. Kết quả công tác khác
Ngoài các công việc chăm sóc nuôi dưỡng, phát hiện, điều trị bệnh cho
lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia một số
công việc sau: Huấn luyện lợn đực nhảy giá, pha chế và bảo tồn tinh dịch khai
thác tinh, đóng và dán mác lọ tinh, kiểm tra chất lượng tinh hàng ngày.
* Huấn luyện lợn đực hậu bị và khai thác tinh dịch
Đực giống già, sức sản xuất kém cần loại thải, đồng thời với việc chuẩn
bị để tăng quy mô đàn. Vì vậy, để đảm bảo đủ số lượng tinh cung cấp cho đàn
lợn nái trong tỉnh, Trạm đã đưa về đàn lợn hậu bị để thay thế số đực giống
loại thải và tăng quy mô đàn.
Trong thời gian thực tập tôi đã cùng với cán bộ kỹ thuật của Trạm huấn

luyện thành công 10 lợn đực hậu bị và bắt đầu đưa vào khai thác. Trong quá
trình huấn luyện có một số con có tính hăng kém, chúng tôi phải đưa chúng
vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt hơn và sử dụng các biện pháp cơ
học, hoá học hay kích tố để tăng tính hăng.
Kết quả là chúng tôi đã huấn luyện thành công đàn lợn hậu bị. Với tỷ lệ
đạt 100%.
Bên cạnh đó, hàng ngày tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của Trạm tiến
hành khai thác tinh dịch lợn đực giống phục vụ sản xuất.
* Pha chế và bảo tồn tinh dịch
Pha chế, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời
gian sống ngoài môi trường của tinh trùng. Do đó, có thể nâng cao năng suất
của lợn đực giống.
16
Trong khi pha loãng và bảo tồn tinh dịch chúng tôi luôn tuân thủ đúng
nguyên tắc về áp lực thẩm thấu, độ pH, năng lực đệm của môi trường, tỷ lệ
giữa chất điện giải và chất không điện giải, môi trường có đặc điểm vật lý phù
hợp với tinh trùng, thoả mãn tính kinh tế và đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Ngoài ra, các dụng cụ sử dụng trong khi pha loãng và bảo quản tinh
dịch chúng tôi phải hấp sấy vô trùng sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo
chất lượng tinh tốt nhất.
* Đóng lọ, dán mác lọ tinh
Đóng lọ, dán mác lọ tinh để bảo vệ tinh trùng trong quá trình bảo quản
và vận chuyển, dễ dàng quản lý khi đưa vào thụ tinh nhân tạo.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập được thể
hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung phục vụ sản xuất Số lượng

Kết quả
(An toàn, khỏi)

Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
I Tiêm vaccine phòng bệnh Con An toàn
1 Dịch tả lợn 85 85 100
2 Lở mồm long móng 85 85 100
3 Suyễn 85 85 100
4 Sảy thai truyền nhiễm 85 85 100
II Điều trị bệnh Con Khỏi
1 Bệnh suyễn lợn 8 6 75,00
2 Bệnh vỡ móng, viêm móng 10 8 80,00
3 Hội chứng tiêu chảy 14 14 100,00
4 Bệnh ghẻ 5 3 60,00
5 Bệnh loét da thối thịt 4 3 75,00
6 Bệnh khớp 6 5 83,00
III Công tác khác

An toàn/ Đạt
1 Huấn luyện lợn hậu bị tập nhảy giá 10 10 100
2 Đóng lọ, dán mác lọ tinh 48.563 48.563 100

×