Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng và phòng trị một số bệnh thường gặp ở nhím bờm trong điều kiện nuôi nhốt tại ba vì - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Phần I:
MỞ ĐẦU
1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
11
1
Hiện nay sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là mặt trận rộng lớn nhất và
thu hút được nhiều lực lượng lao động nhất.
Trong xu thế hội nhập, nông dân ta đã có nhiều cố gắng để xóa đói giảm
nghèo và từng bước đưa nông thôn vươn lên tiến kịp với các nước trong khu vực
và các nước trên thế giới.
Để làm được điều đó, chúng ta phải đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất đến tay người dân, giúp họ hiểu và làm theo. Và một trong
những nghề đang được người dân khắp nơi trong đất nước ta quan tâm đó là “
Nghề nuôi nhím”. Theo giáo sư Nguyễn Lân Hùng “Chỉ trong một thời gian
ngắn sau khi chúng tôi xuất bản “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím”, phong trào
nuôi nhím đã rầm rộ trên khắp các tỉnh thành. Đâu chỉ có miền núi mà cả đồng
bằng, thành thị cũng có người nuôi nhím.”.
Ngày 10/5/2009 Hội nuôi nhím được thành lập tại Trung tâm khoa học và
sản xuất Tây Bắc (thuộc Viện lâm nghiệp Việt Nam).
Nhím Bờm là một loài gặm nhấm, sống hoang dã dọc các vùng đồi núi và
nhiều nơi trong nước ta. Thịt nhím ngon được chế biến thành các món ăn hấp
dẫn. Ngoài ra các bộ phận khác của nhím cũng được sử dụng vào nhiều việc, đặc
biệt là dạ dày nhím được biết có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày.
Tuy nhiên cho đến nay các tài liệu công trình nghiên cứu về nhím chưa
nhiều, và không phải người dân nào muốn nuôi nhím cũng có điều kiện tiếp cận,
hiểu được những kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng trị bệnh cho nhím.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề : trong môi trường nhân tạo nhím
phản ứng ra sao, sinh sản, sinh trưởng và bệnh tật có gì đặc biệt, để giúp cho


người chăn nuôi hiểu được phần nào về đối tượng mà mình muốn làm giàu,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản,
sinh trưởng và phòng trị một số bệnh thường gặp ở nhím Bờm trong điều
kiện nuôi nhốt tại Ba Vì - Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2
22
2
- Phân tích đầy đủ hơn khả năng sinh sản, sinh trưởng của nhím
- Biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp
- Đưa ra những khuyến cáo góp phần xây dựng quy trình nuôi nhím Bờm.
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA H ỌC
2.1. NGUỒN GỐC ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÍM BỜM
3
33
3
Nhím Bờm có tên khoa học là Acantion Subcristatum (Sinhoe 1970).
Tiếng La tinh là Qill pig (lợn lông). Tiếng Anh là Porcupine. Tên tiếng Thái là
Tô Mển. Tiếng Dao là Điền dạy.
Nhím Bờm thộc loài Hytrixhodgsoni, Họ Nhím Hystricidac, có bộ răng
1.0.1.3/1.0.1.3=20 chiếc, Bộ gặm nhấm Rodentia
Theo Lê Hiền Hào(1973), nhím Bờm có ở một số nước như Nêpan, Miến
Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.
Nhím là loài thú phổ biến ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du
trừ đồng bằng ở miền Bắc Việt Nam. Nhím cũng hay gặp trên các đảo gần bờ ở
phía Đông Bắc Bộ. Vật mẫu của nhím đã sưu tầm được ở hầu khắp các tỉnh
trong nước.
Nhím Bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15-20
kg, thân và đuôi dài từ 80-90 cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm

ngắn có bốn răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn.
Trên lưng lông biến thành gai cứng, nhọn nhất là ở nửa lưng phía sau (có
hai loại lông cứng : một loại dài nhỏ và một loại to ngắn), lông biến thành những
tiêm tròn to cứng dài từ 10-30 cm và nhọn có khúc trắng, khúc đen mọc thành
chùm từ 3-4 cái.
Ở vùng bụng lông nhím biến thành những sợi cứng có màu đen. Sau gáy
có một dải lông trắng dựng ngược như cái mào, xung quanh cổ viền lông trắng,
đuôi ngắn có những sợi lông phía đầu phình ra hình cốc rỗng ruột màu trắng, khi
cần thiết chúng rung đuôi những “lông chuông” này tạo thành những tiếng kêu
“lách cách” hay “xè xè” để dọa nạt kẻ thù hoặc khi chúng phát tín hiệu giao tiếp
với nhau.
2.2. ĐẶC ĐIẺM SINH LÝ SINH SẢN
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục
• Cấu tạo bên ngoài
4
44
4
- Lúc nhỏ: lỗ sinh dục con đực có “gai”, và con cái không có . Để phân
biệt chúng ta có thể vật ngửa nhím con và vạch “lỗ sinh dục” để xem.
- Lúc trưởng thành: Con đực có dương vật và dịch hoàn nhô ra phía bụng,
cách lỗ hậu môn 2-3 cm. Con cái có “lỗ sinh dục” cách lỗ hậu môn 2-3 cm.
• Cấu tạo bên trong
Cũng như các loài động vật có vú khác, cấu tạo bên trong của nhím Bờm
cũng bao gồm:
- Âm đạo (Vagina) : âm đạo là một ống tròn, âm đạo là cơ quan giao cấu,
nơi tinh dịch được phóng ra và đọng lại ở đó và chuyển tiếp vào tử cung. Ngoài
ra âm đạo còn là nơi để thai ra ngoài khi sinh đẻ và còn là ống thải các chất dịch
tử cung.
- Tử cung (Uterus): tử cung nằm ở trong xoang chậu, phía trên là trực
tràng, phía dưới là bàng quang. Đó là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử phát

triển được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp qua lớp nội mạc tử
cung. Giai đoạn đầu hợp tử sống được là nhờ vào noãn hoàng, một phần là dựa
vào sữa mẹ thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau đó là nhờ vào nhau thai. Niêm mạc
tử cung và dịch tử cung có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển tinh
trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng thể vàng, đảm nhận sự làm tổ,
mang thai và đẻ.
Ở các loài động vật có vú tử cung đều gồm: 2 sừng, thân, cổ tử cung.
+ Cổ tử cung là phần thông với âm đạo. Cổ tử cung luôn đóng chỉ mở khi
nào hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bệnh lý.
+ Thân tử cung: là chỗ tiếp giáp giữa thân tử cung và sừng tử cung, độ dài
của thân tử cung phụ thuộc vào từng loài gia súc.
+ Sừng tử cung: nhím có 2 sừng ( sừng trái và sừng phải ), là nơi làm tổ
của thai.
- Ống dẫn trứng ( Vòi Fallop): nằm ở màng treo buồng trứng. Có chức
năng vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau.
5
55
5
- Buồng trứng (Ovarium): gồm 2 buồng trứng có kích thước và trạng thái
phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng thời kỳ của chu kỳ sinh dục.
Cấu tạo bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi,
phía trong buồng trứng chia làm 2 miền ( miền vỏ, miền tuỷ) đều được cấu tạo
bởi các lớp tổ chức liên kết sợi xốp và tạo cho buồng trứng một lớp đệm. Ở miền
tuỷ có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết xốp hơn ở miền vỏ. Miền vỏ có tác
dụng sinh dục, vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng. Trên buồng trứng có
các noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài là noãn bào sơ cấp phân bố
tương đối đều, tầng trong là các noãn bào thứ cấp đang sinh trưỏng. Khi noãn
bào chín sẽ nổi lên trên bề mặt buồng trứng, vỡ hình thành thể vàng. Thể vàng
tiết ra Progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng progesteron tăng nhanh
và ổn định sau đó.

2.2.2. Sự thành thục về tính và thể vóc của nhím Bờm
2.2.2.1. Sự thành thục về tính
- Một cơ thể động vật được gọi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục
đã phát triển căn bản hoàn thiện, dưới tác động của thần kinh và thể dịch con vật
xuất hiện những phản xạ sinh dục. Khi đó con cái bên trong buồng trứng có
những noãn bao chín và tế bào trứng rụng còn con đực có tinh trùng trong dịch
hoàn và có hiện tượng phóng tinh.
Sự thành thục về tính ở động vật được xuất hiện sớm hơn so với sự hoàn
thiện về thể vóc. Ở con cái trong thời kỳ này chu kỳ tính được hình thành và
được đặc trưng bằng những thay đổi bên trong và những phản ứng hành vi bên
ngoài luân phiên một cách có quy luật theo đặc tính của từng loài. Sự thành thục
về tính mang một ý nghĩa rất lớn, là điều kiện rất lớn cho bản năng làm mẹ của
động vật cái.
Tùy thuộc vào loài động vật khác nhau mà thời gian thành thục về tính là
khác nhau.
Tuổi thành thục về tính của nhím khoảng 10 tháng tuổi.
6
66
6
Tuổi thành thục về tính của động vật đến sớm nhưng thành thục về thể
vóc lại muộn hơn. Cho nên để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ
thể mẹ , đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển ở thế hệ sau nên cho gia con
vật phối giống khi con vật đã thành thục về tính và thể vóc. Không nên cho phối
ngay sau khi con vật thành thục về tính vì: cơ thể con cái chưa hoàn thiện về thể
vóc cơ quan sinh sản (bộ máy sinh dục hẹp) sẽ dẫn đến đẻ khó và con đẻ ra sẽ
nhỏ và yếu. Con đực dịch hoàn hoạt động mạnh khi chưa hoàn thiện về thể vóc
sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh dục, làm suy giảm đến khả năng giao phối.
- Theo Nguyễn Lân Hùng (Nghề nuôi nhím. 2009): Tuổi thành thục của
nhím cái thường sớm hơn nhím đực. Vì vậy nên chọn nhím đực già tuổi hơn
nhím cái là từ 3-5 tháng tuổi hoặc hơn nữa.

- Tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) trong phạm vi dự án trồng rừng đầu nguồn
người dân ở đây đã tiến hành nuôi nhím: Tuổi thành thục về tính sinh sản là một
năm tuổi và với khối lượng 10kg có thể cho sinh sản được.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thành thục ở động vật:
Mỗi loài động vật thành thục về tính khác nhau, giống gia súc nhỏ thành thục về
tính sớm hơn giống to, giống thuần thành thục về tính sớm hơn giống lai, vật
nuôi thành thục về tính sớm hơn thú rừng.
Giống: nhím Bờm Việt Nam thành thục về tính sớm hơn nhím Bờm Châu Mỹ,
nhím Bờm Châu Mỹ 16-24 tháng tuổi mới đạt độ thành thục.
Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, khai thác, sử dụng tốt thì sẽ thành thục
về tính sớm hơn.
Điều kiện ngoại cảnh: Chăn thả chung giữa đực và cái chúng sẽ thành thục về
tính sớm hơn so với chăn thả riêng biệt.
2.2.2.2. Thành thục về thể vóc
Một cơ thể động vật được gọi là thành thục về thể vóc khi toàn bộ cơ quan
đã phát triển hoàn thiện.
7
77
7
Như đã tìm hiểu ở trên thì thành thục về thể vóc luôn muộn hơn so với
thành thục về tính.
2.2.3. Chu kỳ tính
• Khái niệm
Là một quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể cái sau khi cơ thể đã phát
triển hoàn hảo và cơ quan sinh dục không có quá trình bệnh lý thì bên trong
buồng trứng có xuất hiện quá trình noãn bao thành thục chín và thải trứng. Đặc
biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi và các biến đổi đó lập
đi lập lại có tính chu kỳ.
Chu kỳ tính bắt đầu từ khi cơ thể cái đã thành thục về tính, nó được tiếp
tục xuất hiện và chấm dứt khi cơ thể cái gìa yếu, thời gian từ lần thải trứng trứơc

đến lần thải trứng sau là một chu kỳ.
Chu kỳ tính là một hiện tượng sinh vật có quy luật đặc trưng của cơ thể
cái, nó tạo ra hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và
phát triển của bào thai.
Một chu kỳ tính được chia làm 4 giai đoạn: trước động dục ,động dục, sau
động dục, yên tĩnh.
2.2.3.1. Giai đoạn trước động dục
Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ đến lần động dục tiếp theo. Lúc này
trên bề mặt buồng trứng có noãn bao thành thục nổi lên, kích thước buồng trứng
tăng, tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh, số lượng lông nhung tăng lên để đón
trứng rụng. Đường sinh dục xung huyết, nhu động tử cung tăng, mạch quản
màng nhầy tử cung tăng lên, dịch nhầy âm đạo tăng, niêm dịch tử cung tiết ra,
tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào trong đường sinh dục con cái thuận lợi
để thụ tinh.
2.2.3.2. Giai đoạn động dục
Các kích thích bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, mùa vụ…
tác động lên vở não, kích thích này truyền đến tuyến yên, làm tuyến yên tiết
8
88
8
FSH ( Folliculin Stimulin Hormone ). Hormone này tác động lên buồng
trứng làm cho bao noãn phát dục, thành thục, khi đó tế bào hạt trong thượng
bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Lúc này nhím
đang hưng phấn mạnh mẽ.
* Biểu hiện động dục ở nhím cái:
Theo Võ Văn Sự và đồng nghiệp: Những ngày động dục nhím cái tiết ra chất
nhờn lẫn máu, với khối lượng ước tính 150-200 cc. Khi nhím cọ vào nền chuồng
hoặc máng ăn, chất nhờn sẽ đuợc đẩy ra và dính vào nơi nằm. Một vài ngày chất
nhờn này khô đi nhím lại trở lại bình thường.
- Nhím cái nuôi nhốt lâu có biểu hiện động dục kém. Mỗi lần động dục

chỉ xuất hiện vết ướt xung quanh âm hộ.
- Thời gian động dục 2-3 ngày
- Trong thời gian nuôi con nhím không có biểu hiện động dục lại sau khi
sinh. Biểu hiện động dục thường diễn ra vào ban đêm. Những quan sát trên nhím
trong thời gian động dục thường có những biểu hiện :nhím đi lại nhiều, phá
chuồng, lông dựng đứng, chân đạp xuống đất, quấn quýt con đực.
Cuối giai đoạn động dục, tuyến yên tiết LH (Lutein Stimulin Hormone).
FSH, LH cùng kích thích làm cho trứng chín và rụng.
2.2.3.3. Giai đoạn sau động dục
Thể vàng được hình thành tiết Progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón
hợp tử, ức chế sự phân tiết Gonado Stimulin Hormone (GnSH) của tuyến yên,
làm giảm tiết Oestrogenon do đó làm giảm sự hưng phấn thần kinh.Con vật dần
trở lại trạng thái bình thường.
2.2.3.4. Giai đoạn yên tĩnh
Là giai đoạn dài nhất, được tính từ sau khi trứng rụng không thụ tinh và
kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Nhím cái hoàn toàn không có phản xạ với nhím
đực, ăn uống vận động bình thường.
9
99
9
Chu kỳ tính ở động vật hoàn toàn được điều tiết thông qua cơ chế thần
kinh và thể dịch ( theo học thuyết thần kinh của Pavlop và điều tiết thần kinh thể
dịch Ortavant,1959).
Theo Võ Văn Sự và đồng nghiệp (2006): Chu kỳ tính của nhím là 30-32 ngày.
2.3. QUÁ TRÌNH THỤ TINH
Quá trình thụ tinh là quá trình sinh lý phức tạp của tế bào trứng và tinh
trùng đã hoàn toàn thành thục gặp nhau và phát sinh đồng hoá và dị hoá để tạo
ra tế bào sống mới mang các đặc tính di truyền của bố và mẹ. Quá trình thụ tinh
sinh lý của gia súc gồm 3 giai đoạn.
2.3.1. Giai đoạn tiếp xúc

Sau khi tinh trùng được đưa vào buồng sinh dục cái nhờ vào đặc tính vận
động ngược dòng, đặc tính ưa vật lạ của tinh trùng, cùng với sự hấp dẫn của
chất nữ tố Fertilizin và dịch tiết trong đường sinh dục cái tinh trùng vận động lên
vị trí thích hợp là 1/3 phía trước ống dẫn trứng.
2.3.2. Giai đoạn tinh trùng đi vào trứng
Giai đoạn phá vỡ màng phóng xạ: thể đỉnh của tinh trùng tiết ra men
Hyaluronidaza phân giai axit Hyaluronic( là chất keo gắn các tế bào màng
phóng xạ), tạo ra một cửa mở cho tinh trùng tiến vào. Men này không đặc trưng
cho loài.
Giai đoạn phá màng trong suốt: đầu tinh trùng tiết ra men Zonalizin phá
huỷ màng trong suốt (men này đặc trưng cho loài), sau đó vài chục tinh trùng
khoẻ mạnh qua màng trong suốt tiếp cận với màng noãn hoàng.
Giai đoạn phá màng noãn hoàng: đầu tinh trùng tiết ra men
Muraminidaza, phân giải một điểm của màng noãn hoàng, sau đó chỉ có một
tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng đầu lọt vào phía
trong kết hợp với nhân của tế bào trứng để đồng hoá và dị hoá hai loại tế bào,
còn phần đuôi và thân tinh trùng được nguyên sinh chất của tế bào trứng đồng
hoá và tiêu tan.
10
1010
10
2.3.3. Sự đồng hoá giữa trứng và tinh trùng
Đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của trứng để tăng kích thước tương
ứng của nhân tế bào trứng. sau đó nhân của tế bào tinh trùng và nhân của tế bào
trứng đồng hoá lẫn nhau tạo ra hợp tử lưỡng bội 2n. Hợp tử di chuyển về sừng
tử cung, bám chắc vào niêm mạc tử cung để phát triển thành phôi. Giữa phôi và
cơ thể mẹ liên hệ với nhau qua nhau thai.
2.4. QUÁ TRÌNH MANG THAI
* Khái niệm:
Có thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu

từ khi giao phối có kết quả cho đến lúc đẻ xong.Trong cơ thể mẹ bào thai phát
triển qua 3 giai đoạn:
2.4.1. Quá trình phát triển của thai
- Thời kỳ trứng: Nó được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình
thành nang phôi. Thời gian này bào thai hấp thu chất dinh dưỡng từ noãn hoàn
trong hợp tử và sản phẩm của tuyến nội mạc tử cung dưới sự điều tiết của
Oestrogen.
- Thời kỳ phôi thai: Đây là thời điểm khó khăn của quá trình phát triển
bào thai, bào thai tiến hành làm tổ ở hai sừng tử cung và cố định ở đó nhờ hệ
thống nhau thai. Thời kỳ này các khí quan hình thành rõ rệt, dinh dưỡng được
lấy từ cơ thể mẹ qua hệ thống nhau thai.
- Thời kỳ bào thai: Tính từ cuối thời kỳ phôi thai đến khi đẻ xong, là giai
đoạn phát triển mạnh nhất các kết cấu tế bào của các cơ quan phân hóa mạnh.
Thời kỳ bào thai phát triển hoàn thiện nhanh chóng. Lúc này thai phải hoàn toàn
lấy chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua hệ thống nhau thai. Chính vì vậy mà dinh
dưỡng cho con mẹ trong giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng con
sau này.
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về quá trình mang
thai ở nhím Bờm nên những hiểu biết về quá trình mang thai chỉ mang tính chất
11
1111
11
sơ bộ và chung nhất. Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn thì ta mới có thể có
được bức tranh toàn cảnh về hoạt động sinh sản ở nhím Bờm nói chung.
2.5. QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ
Khi bào thai phát triển đầy đủ , dưới tác động của hệ thống thần kinh, nội
tiết con mẹ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai và các sản phẩm trung gian
ra ngoài gọi là quá trình sinh đẻ.
Như các loài động vật có vú khác, quá trình sinh đẻ của nhím diễn ra theo
các trình tự:

2.5.1. Các thời kỳ của quá trình sinh đẻ
* Thời kỳ mở cổ tử cung: Được tính từ khi cổ tử cung có cơn co bóp đầu
tiên đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn.
* Thời kỳ đẻ: Được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho tới khi thai
cuối cùng được đẩy ra ngoài.
* Thời kỳ bong nhau thai: Tính từ khi sổ bào thai cuối cùng đến khi toàn
bộ nhau thai con được đẩy ra ngoài.
Quá trình sinh đẻ được điều tiết bởi cơ chế thần kinh thể dịch. Đến ngày
đẻ dưới sự tác động của hormone Corticorseroid do vỏ tuyến thượng thận tiết ra
làm nhau thai sản sinh ra PGF2α(Postaglandin F2α), nó có tác dụng phá hủy thể
vàng nên hàm lượng Progesteron trong máu giảm xuống thấp. Đồng thời nhau
thai tăng tiết Relaxin, làm giãn dây chằng xoang chậu và mở cổ tử cung, tăng
tiết Ostrogen làm tăng độ mẫn cảm của cổ tử cung với Oxytocin trước khi đẻ.
Khác với nhiều động vật khác, nhím tự đẻ và tự lo liệu, ta không phải can
thiệp vào.Con mẹ xử lý rất khéo mọi tình huống.
2.6. SINH LÝ TI ẾT SỮA CỦA NHÍM CÁI
Sữa là thức ăn vô cùng quý giá của nhím con. Nó không những là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho nhím con sinh trưởng và phát
12
1212
12
triển mà còn là nguồn cung cấp lượng kháng thể để chống lại bệnh tật trong
giai đoạn đầu.
Bất kỳ một loài động vật có vú nào, sinh lý tiết sữa đều phải diễn ra qua 2
quá trình:
2.6.1. Quá trình tổng hợp sữa
Sữa được tạo ra ở các tế bào thượng bì của bao tuyến. Các tế bào này thu
nhận những chất nhất định trong máu tổng hợp thành sữa và thải vào xoang bao
tuyến.
Quá trình tổng hợp sữa được điều tiết bằng cơ chế thần kinh và thể dịch:

* Thần kinh : Khi con vật bú, gây kích thích đầu mút dây thần kinh tuyến
vú, hưng phấn truyền về tuỷ sống đến vùng Hypothalamus trên vỏ não. Từ đó
hưng phấn truyền xuống tuỷ sống và đến trung khu giao cảm rồi đến bao tuyến
vú, kích thích sinh sữa.
*Thể dịch : Dưới tác dụng của hormone FSH, LH các tế bào thượng bì
tuyến vú, tế bào mạch quản và tổ chức liên kết phát triển mạnh. Sau đó thuỳ
trước tuyến yên tiết ra Prolactin, hormone này kích thích tế bào nang tuyến tổng
hợp sữa từ những nguyên liệu lấy ra trong máu nhờ hàng loạt các hormone khác
như: STH, TSH, ACTH … Trong đó STH có vai trò kích thích quá trình trao đổi
lactoza,cazein, MgSO
4
, Kháng thể sữa … Lactoza trong sữa được tổng hợp từ
glucozoa và fructoza trong huyết tương. Mỡ sữa đựoc tổng hợp từ glyxerin và
axit béo. Cazein đuợc tổng hợp từ axit amin của huyết tương, còn Albumin sữa
được lấy trực tiếp từ Albumin trong máu thẩm thấu vào xoang tuyến vú.
2.6.2. Quá trình thải sữa
Sữa sinh ra ở bao tuyến và được tích vào xoang bao xoang bao tuyến. Khi
bú sẽ làm thay đổi áp lực ở trong xoang và sức căng của bầu vú, sữa từ xoang
bao tuyến chảy vào ống dẫn rồi vào bể sữa. Khi áp lực trong bể sữa lớn hơn sức
căng của cơ vòng đầu vú thì cơ vòng được giãn ra, sữa được thải ra ngoài.
13
1313
13
Theo Võ Văn Sự và đồng nghiệp (2005): Nhím là loài động vật không có
bể sữa mà sữa được tiết thẳng ở tuyến sữa khi con bú, nên trước khi bú nhím
con thường dùng mõm thúc vào vú mẹ để kích thích sữa chảy ra đầu vú.
Quá trình thải sữa cũng do cơ chế thần kinh và thể dịch điều tiết:
* Thần kinh: sữa tích làm áp lực trong bầu vú tăng, kích thích thần kinh
truyền phấn vào tuỷ sống rồi đến trung khu tiết sữa ở Hypothalamus, truyền lên
vỏ não, từ đó phát lệnh xuống tuỷ sống ra cơ vòng đầu vú và gây thải sữa.

* Thể dịch: Khi nhím con bú, tạo ra một kích thích truyền lên vỏ não.
Khi đó tuyến yên tiết ra Oxytoxin gây co bóp cơ trơn bầu vú co bóp đẩy sữa
ra ngoài.
2.7. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA NHÍM CÁI
Hiệu quả chăn nuôi nhím được đánh giá bằng số con cai sữa/cái/năm.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, hiệu quả phối giống, số
con đẻ ra còn sống, số lứa đẻ/cái/năm.Vì vậy việc cải tiến, nâng cao số lượng
con cai sữa là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đồng
thời phải giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách giảm thời gian chờ
phối sau cai sữa.
Có thể đánh giá khả năng sinh sản của nhím theo các chỉ tiêu sau:
2.7.1. Số con đẻ/lứa
- Là một tính trạng quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của nhím
cái. Nó phụ thuộc vào số lượng trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, nuôi thai của nhím mẹ
và kỹ thuật chăm sóc của người chăn nuôi.
2.7.2. Khối lượng sơ sinh /lứa
- Được tính bằng trọng lượng của tổng số con đẻ ra còn sống và phát dục
hoàn toàn khi chưa bú sữa đầu. Chỉ tiêu này nói lên khả năng nuôi dưỡng thai
của nhím mẹ, kỹ thuật chăm sóc quản lý nhím mẹ sinh sản. Nhìn chung trọng
lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng của nhím con càng nhanh, khối
lượng cai sữa càng cao.
14
1414
14
2.7.3. Số con cai sữa/lứa
- Là số con được nuôi sống đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay
ngắn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của người chăn nuôi. Thường thì thời
gian nuôi con của nhím mẹ là từ 45-60 ngày.
2.7.4. Trọng lượng cai sữa /lứa
- Phụ thuộc vào thời gian cai sữa, kỹ thuật chăm sóc của người chăn nuôi,

khả năng tiết sữa của nhím mẹ và khối lượng sơ sinh.
2.7.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
- Là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm thời gian chửa:
+ thời gian nuôi con.
+ thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong đó thời
gian chửa là không đổi, còn thời gian nuôi con và chờ phối giống có thể thay đổi
để rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ, làm tăng số lứa đẻ của nhím cái/năm.
2.7.6. Số lứa đẻ/cái/năm
- Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của nhím cái. Nó phụ
thuộc vào khoảng cách giữa hai lứa đẻ, và điều kiện chăm sóc nhím sinh sản.
2.7.7. Số con/cái/năm
- Là chỉ tiêu quan trọng nhất trong các nhân tố xác định năng suất sinh sản
của nhím cái, sau đó là khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số con cai sữa/lứa.
2.7.8. Tuổi động dục lần đầu
- Là thời gian từ khi sơ sinh đến lúc động dục lần đầu tiên.
2.7.9. Tuổi đẻ lứa đầu
- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi phối lần đầu, kết quả phối giống,
thời gian mang thai…Thường từ 11 tháng tuổi đến 17 tháng tuổi,trung bình tuổi
đẻ lứa đầu của nhím là khi 13 tháng tuổi.
2.8. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT SINH SẢN
2.8.1. Nhân tố di truyền
15
1515
15
Là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Cùng một giống
nhưng có cá thể thì có khả năng sinh sản cao, có cá thể thì ngược lại. Khoa học
đã chứng minh yếu tố di truyền là gen trong tế bào và được di truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.Bằng phương pháp chọn lọc, chúng ta phải tìm ra những
tính trạng tốt nhất là về ngoại hình, khả năng sinh sản để phục phụ sản xuất.
2.8.2. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu

Nhím động dục lần đầu thể vóc chưa phát triển hoàn chỉnh nên phối giống
lần đầu không đạt hiệu quả cao
2.8.3. Đực giống
Đực giống có vai trò quan trọng trong việc chọn giống và nhân giống.
Đây là nhân tố quyết định tới năng suất sinh sản . Do đó việc lựa chọn đực giống
là rất quan trọng.
2.8.4. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ có liên quan đến số con cai sữa/cái/năm. Đây là tính
trạng tổng hợp bao gồm: thời gian có chửa, thời gian nuôi con, thời gian sau cai
sữa đến thụ thai lứa sau. Trong đó thời gian có chửa dao động từ 90-95 ngày.
Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể rút thời gian nuôi con và chờ phối
giống bằng cách tách nhím con sớm và chăm sóc nhím mẹ hợp lý.
2.8.5. Yếu tố dinh dưỡng
Là yếu tố quan trọng thứ hai sau giống. Là tiền đề cho giống phát huy hết
tiềm năng sinh sản của mình. Điều quan trọng là đối với nhím sắp bước vào sinh
sản và nhím đang mang thai là cần đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để có kết
quả sinh sản tốt.
2.8.6. Các yếu tố khác
Nhím là động vật hoang dã, khả năng thích ứng cao nhưng khi nuôi chúng
người chăn nuôi cũng phải chú ý đến khâu chăm sóc. Chuồng trại phải hợp vệ
sinh, được giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không được để nước bẩn
lưu cữu lâu ngày. Định kỳ hàng quý quét vôi lại toàn bộ khu vực chuồng nuôi và
16
1616
16
phun thuốc diệt khuẩn.Giữ được vệ khoẻ mạnh, phát huy được hết tiềm năng
vốn có của nó, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
2.9. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN Ở NHÍM BỜM
• Các cơ thể sống có khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng này khác
nhau ở các loài, các cá thể khác nhau.

- Sinh trưởng là quá trình tăng về khối lưọng từ khi là hợp tử đến lúc là cơ
thể hoàn thiện
- Phát triển: đánh dấu sự thay đổi về chất lượng, bao gồm nhiều giai đoạn
khác nhau, mỗi giai đoạn đánh dấu sự phát triển riêng.
♀×♂→ hợp tử → phôi→ con non → trưởng thành
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển
- Giống: cũng như trong sinh sản giống là một yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển cơ thể. Là nhân tố quyết
định đến các tính trạng hình thể của vật nuôi. Bằng các phương pháp chọn lọc
chúng ta tìm ra tính trạng tốt nhất để phục vụ cho sản xuất.
- Nội tiết (Hormone): mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì cơ thể sẽ cần
những hormone khác nhau để thích ứng với quá trình hoàn thiện của cơ thể mình
- Dinh dưỡng: các giai đoạn phát triển cần những nhu cầu dinh dưỡng
khác nhau. Vì vậy ta cần tác động kịp thời vào từng giai đoạn đó để cho con
giống tiềm năng vốn có của mình.
Có thể nói tuy từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau mà nó chịu
ảnh hưởng của yếu tố bên trong hay bên ngoài khác nhau.
2.10. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NHÍM BỜM
2.10.1. Bệnh sinh sản ( bệnh sẩy thai )
17
1717
17
Khái niệm: sẩy thai là quá trình mang thai của con mẹ bị gián đoạn, ngắt
quãng. Bào thai được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ khi còn sống hoặc đã chết.
Các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai:
+ Sẩy thai do yếu tố dinh dưỡng: do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không
hợp lý, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng đặc biệt thiếu vitamin A, B, D… làm
giảm sức đề kháng của cơ thể mẹ, gay rối loạn nhau thai mẹ nhau thai con, gây
sẩy thai.
+ Sẩy thai do chấn thương: do tác động cơ giới bên ngoài, công nhân vệ

sinh có những động tác mạnh làm con vật hoảng sợ trượt ngã gây vỡ mạch máu
ở thành tử cung, gây phản xạ co bóp ở cổ tử cung dẫn đến sẩy thai.
+ Sẩy thai do gia súc mẹ bị bệnh:
Tất cả các quá trình bệnh lý xảy ra ở cơ thể nói chung hay xảy ra ở cục bộ
các cơ quan nói riêng đều là nguyên nhân gây sẩy thai.
 Nếu con mẹ bị bệnh ở hệ tuần hoàn sẽ gây rối loạn tuần hoàn giữa nhau
thai mẹ và màng thai con, làm bào thai thiếu dinh dưỡng và chết.
 Nếu con mẹ bị bệnh ở hệ hô hấp dẫn đến bào thai thiếu oxi.
 Nếu con mẹ bị bệnh ở gan, thận thì bào thai sẽ trúng độc.
 Nếu con mẹ bị bệnh ở hệ tiêu hoá, con mẹ bị tiêu chảy, cổ tử cung cũng
co bóp và hậu quả là bào thai bị đẩy ra ngoài.
+ Sẩy thai do bệnh của bào thai
 Bào thai phát triển không bình thường bị dị hình hay quái thai.
 Dây rốn dị dạng phát triển quá dài hay quá ngắn.
 Nhau thai dị dạng quá ngắn hoặc quá dài.
 Dịch thai quá nhiều hay quá ít.
2.10.2. Bệnh ngoại khoa (tổn thương cơ giới hở)
18
1818
18
* Khái niệm: vết thương là sự tổn thương cơ giới hở của da, của mỗi loại
này là khác nhau.
- Các dạng vết thương:
+ Vết thương đâm:được gây ra bởi vật nhỏ dài nhọn, tác động theo chiều
dọc. Những vật đâm với đầu nhọn rất dễ dàng tách các mô bào. Vết thương đâm
có khi rất sâu xuyên vào xoang giải phẫu, cơ quan nội tạng , mạch máu.
+ Vết thương đụng dập: do tác động đến mô bào bằng các vật tù như vật
nuôi bị đánh đập bằng gậy gộc, vật nuôi húc đá nhau hay tự ngã… Vết thương
này được ghi nhận bởi sự rách da hay dập cơ, dập dây thần kinh. Hiện tượng
chảy máu trong vết thương này là không đáng kể. Sự dau xuất hiện mạnh vào

thời điểm đầu của chấn thương sau dó yếu đi vì đầu mút thàn kinh cảm giác tạm
thời mất dẫn truyền xung động. Độ hở của mô bào không lớn lắm sau lên tăng
do hiện tượng co cơ.
+ Vết thương cắn: được gây ra bởi răng của vật nuôi hay thú hoang. Đặc
điểm của tổn thương này phụ thuộc vào độ sâu của răng. Vết cấn đặc trưng bằng
sự giập thương và đứt các mô bào.
- Triệu chứng của vết thương:
+ Chảy máu: hiện tượng chảy máu xuất hiện ngay sau khi bị tổn thương.
Mức độ và thời gian chảy máu phụ thuộc vào tính chất các mạch quản bị tổn
thương ( chảy máu động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, nhu mô hay hỗn hợp). Khi
bị thương không đáng kể, cơ thể có khả năng tự cầm máu.
+ Đau: xuất hiện tức thì vào thời điểm bị tổn thương, theo thời gian sự
đau sẽ giảm dần. Cường độ và độ dì của phản ứng đau phụ thuộc vào vị trí của
vết thương, đặc điểm tổn thương, tính phản ứng loài. Những kích thích đau đớn
ảnh hưởng nhiều đến chức năng của cơ thể. Nếu nó quá mạnh và kéo dài có thể
dẫn đến những rối loạn bệnh lý không thuận lợi, đôi khi kết thúc bằng cái chết.
+ Độ hở vết thương: là khoảng cách giữa các bờ của vết thương. Độ hở
của vết thương thể hiện mạnh hơn ở da vùng mô bào, cơ quan chuyển động
19
1919
19
nhiều. Làm cho độ hở của vết thương nhỏ và mô bào chết ít đi là những nhiệm
vụ chính trong điều trị vết thương.
+ Rối loạn chức năng: ở những vết thương nông rối loạn chức năng không
đáng kể còn vết thương sâu có sự rối loạn đáng kể về chức năng. Khi tổn thương
cơ quan nội tạng, rối loạn đáng kể chức năng của chúng.
2.10.3. Bệnh nội khoa
* Bệnh đường tiêu hoá ( bệnh tiêu chảy)
- Khái niệm: Bệnh ở đường tiêu hoá thường gây lên những rối loạn về vận
động và rối loạn về tiết dịch. Sự rối loạn này có thể tăng hoặc giảm đồng thời,

tính chất bệnh lý khác nhau.
Bệnh ở đường tiêu hoá ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng phát triển
ở vật nuôi.
- Nguyên nhân gây bệnh
+ Do thức ăn: ăn phải những thức ăn kém phẩm chất bị ôi mốc lâu ngày.
+ Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: trong khẩu phần ăn thiếu những
nguyên tố vi lượng như khoáng, vitamin kéo dài; chuồng trại không đúng kỹ
thuật như nền chuồng không có độ dốc nên khó vệ sinh, nước, thức ăn, phân tích
lại trong chuồng tiềm ẩn những yếu tố gây bệnh; việc thay đổi giờ ăn đột ngột
cũng ảnh hưởng tới quá trình bệnh.
- Triệu chứng bệnh
+ Con vật mệt mỏi ủ rũ giảm ăn, giảm vận động
+ Con vật ỉa chảy nặng, hàm lượng nước trong phân nhiều
+ Khi ỉa chảy nhiều lần làm cơ thể mất nước và điện giải dẫn đến con vật
giảm trọng lượng nhanh.
* Bệnh đường hô hấp
20
2020
20
- Khái niệm: Bệnh ở đường hô hấp có thể xảy ra ở đường hô hấp trên như
ở mũi, thanh quản, khí quản hoặc có thể xảy ra ở đường hô hấp dưới như ở phế
nang, phế quản.
Bệnh ở đường hô hấp cũng ảnh hưỏng tới quá trình sinh trưởng phát triển
của vật nuôi. Trên thực tế bệnh ở đường hô hấp chiếm một tỷ lệ cao trong các
bệnh nội khoa, thường hay gặp ở những cơ sở có môi trường chăn nuôi kém.
- Nguyên nhân gây bệnh
+ Do tổn thương cơ giới: do vật nhọn đâm vào
+ Do bị nhiễm lạnh: làm co mạch quản dẫn đến tuần hoàn trong hệ thống
hô hấp giảm gay ứ huyết hoặc phù.
+ Do chăm sóc nuôi dưỡng: dinh dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn đến

rối loạn tiêu hoá hấp thu làm sức đề kháng của con vật giảm làm con vật dễ
mắc bệnh.
- Triệu chứng bệnh
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thể hiện những triệu chứng khác
nhau, thường thấy con vật giảm ăn,giảm đi lại, chảy nước mũi…
2.10.4. Các bệnh khác
- Bệnh giun sán.
- Apse.
-Bệnh đau mắt
2.11. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÍM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.11.1. Tình hình nghiên cứu nhím trên thế giới
Theo Quỹ Động vật hoang dã Nam Phi – African Wildlife Foundation,
nhóm nhím Nam Phi có 3 giống đó là: nhím bờm khá phổ biến, tiếp theo là nhím
Nam Phi và cuối cùng là nhím lông đuôi chổi có kích thước thon thả hơn và
sống tách biệt ở Kenya.
21
2121
21
Theo các tư liệu của Trường Đại học Michigan, Viện Bảo tàng Động vật
(2003) và Bộ môn Động vật Hoang dã Colorado (2003) thì vùng Bắc Mỹ cũng
có nhím với tên thường gọi là: nhím, nhím Bắc Mỹ, nhím Châu Mỹ.
Như vậy ta có thể phân loại nhím làm 3 nhóm: Việt Nam, Nam Phi, Bắc Mỹ.
Sau đây là các đặc điểm cơ bản của từng nhóm.
• Nhím bờm Nam Phi
Là loài gặm nhấm to ( thân dài 30inch, ~75 cm) và nặng nhất Châu Phi ( 44
bảng ~ 20 kg). Đầu tròn, mũi ngắn, mắt và tai nhỏ, chân có 5 ngón, lông sắc
nhọn. Nhím Nam Phi thường sống ở các vùng đồi núi đá nhưng cũng thích nghi
ở các địa hình khác.
Thức ăn chính của chúng chủ yếu là rễ cây, củ quả, hoa quả nhưng chúng
cũng thích ăn cả xương động vật.

Nhím bờm Châu Phi có số ngày mang thai là 112 ngày. Một lứa có thể đẻ
từ 1 đến 4 con. Nhím con phát triển nhanh và mở mắt luôn ngay sau khi đẻ ra.
Hai tuần sau lông bắt đầu cứng. nhím con bú mẹ từ 6-8 tuần và tập ăn cây cỏ sau
tuổi này.
Tuổi thọ của nhím khá cao, có con sống đến 20 năm.
• Nhím Bắc Mỹ
Nhím bắc Mỹ có mặt ở hầu hết ở các vùng Bắc Mỹ từ Alaska đến
Labrado.Là một loà gặm nhấm đông nhất ở Canada sau Hải ly. Nhím nặng từ 3-
7 kg. Bàn chân trước có 4 ngón và chân sau có 5 ngón. Nhím cái có hai hàng vú,
nhưng đã bắt gặp những cá thể có 3 hàng vú.
Thức ăn mùa hè là các loại lá cây và cỏ lùm. Mùa đông chúng ăn lớp vỏ
bên trong của cây. Chúng rất thích ăn muối và ăn cả xương.
Sinh sản xảy ra vào đầu mùa đông. Nhím cái thuộc loài động dục nhiều
lần và chu kỳ động dục 25- 30. Thời gian động dục kéo dài từ 8-12 gìờ. Nhím
đực thường đánh nhau để tranh dành nhím cái. Trước khi giao phối con đực
thường ve vãn và vãi nước tiểu và con cái, nhím cái khi muốn giao phối thì nước
22
2222
22
tiểu của nó cũng nặng mùi. Sau khi giao phối nhím cái xua đuổi nhím đực.Thời
gian có chửa là 205-217 ngày và con sinh ra vào tháng 4- tháng 6.
Nhím thường đẻ một hoặc đẻ đôi. Nhím sơ sinh nặng 0.5 kg. Sau khi đẻ
10 ngày nhím con mới mở mắt. Sau 2 tuần nhím con có thể ăn thức ăn cứng.
Nhím đạt độ thành thục từ 16-24 tháng tuổi.
2.11.2. Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam
Theo Lê Hiền Hào (1973) đã nghiên cứu được một số đặc điểm về hình
thái như: cấu tạo bộ răng 1.0.1.3/1.0.1.3=20, cân nặng trung bình từ 15-20 kg,
thân và đuôi dài từ 80-90 cm, hình dáng nặng nề, mình tròn, đầu to, mõm ngắn
có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn.
Việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của nhím luôn

được các nhà chăn nuôi quan tâm với mục đích nâng cao chất lượng sinh sản.
Các đề tài nghiên cứu về nhím vẫn đang được tiến hành với quy mô ngày càng
sâu rộng.
Hàng loạt các bài báo đăng trên các báo chí thông thường hoặc trên báo
chí điện tử. Những bài báo này phần lớn là các phóng sự hoặc nói lại kỹ thuật
nuôi nhím ở Việt Nam. Trên mạng của Trung tâm Thông tin Bộ Khoa học Công
nghệ (http:// www.vista.gov.vn/tindiêntu/Nongthondoimoi/2004/s21/bt.htm) có
đưa ra các thông tin: “ Khối lượng trung bình 15-25 kg; tuổi thọ của nhím là từ
15-20 năm. Tuổi thành thục về tính là một năm tuổi, khối lượng 10 kg có thể
cho sinh sản, 1 đực ghép 2 cái nhưng chú ý nhím không giao phối đồng huyết.
Nhím cái 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1-3 con. Nhím con sau 1 năm khối lượng
đạt 10 kg, sau 2 năm có thể đạt được 15-16 kg, năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con
cái đạt 17-18 kg. Nhím tuy sống hoang dã trong rừng nhưng thuần hoá rất dễ
dàng. Nhím rất ít bệnh tật. Một số nơi nuôi nhím 10 năm nay vẫn chưa gặp bệnh
nào ở nhím, ngoại trừ một số ký sinh trùng như ve, mạt ,mò.
23
2323
23
* Theo Võ Văn Sự và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu theo dõi các
đặc tính sinh học, khả năng sinh sản sinh trưởng của nhím từ năm 2003-2006
cho biết:
Tuổi thành thục về tính của nhím là khoảng 10 tháng tuổi.
Chu kỳ động dục là 30-32 ngày
Thời gian mang thai là 90-95 ngày.
Tuối đẻ lần đầu là 11-17 tháng, trung bình là 13 tháng.
Số con/ lứa từ 1-5 con.
Khoảng cách giữa 2 lần đẻ từ 6-9 tháng
Khối lượng nhím sơ sinh là 0.3kg, tăng trọng trung bình là 1kg/tháng.
Hiện nay chưa thấy bệnh tật gì đặc biệt ở nhím, ngoại trừ một số bệnh
thông thường như tiêu chảy, giun, ghẻ có thể điều trị đơn giản.

* Theo Nguyễn Lân Hùng :
Tuổi thành thục về tính ở nhím cái thường sớm hơn nhím đực, nhím con
thành thục sau khoảng 1 năm. Chu kỳ động dục là trong vòng 1 tháng. Thời gian
mang thai là gần 3 tháng. Số con đẻ ra trên lứa từ 1-3 con trung bình là 2 con.
Tăng trọng trung bình là 1kg/tháng.
Nhím hầu như không có dịch bệnh, bộ lông dày của nhím góp phần cản
trở ruồi muỗi tấn công. Do đó chúng không mắc các bệnh truyền nhiễm.
* Tóm lại: Các tài liệu thu thập được đến nay cho thấy các nước vùng
Bắc Mỹ và Nam Phi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính điều tra,
phân loại, miêu tả ngoại hình, tập tính và một số đặc điểm sinh học khác như đời
sống tình dục, nguồn thức ăn… mà chưa có những thử nghiệm nhiều trong điều
kiện nhân tạo nuôi dưỡng.
Ở Việt Nam, cũng đã có những công trình nghiên cứu về nhím và đã được
phổ biến cho người dân. Tuy nhiên những thông tin đó chưa nhiều. Qua các
thông tin, chúng tôi thấy toát lên một điều là có thể nuôi được nhím ít bệnh tật.
Nhưng cách thức nuôi dưỡng, chăm sóc là khá khác nhau.
24
2424
24
Phần III.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đàn nhím Bờm được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành tại Trại thú Ba Vì – Trung tâm NC Bò và Đồng
cỏ Ba Vì – Hà Nội.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ 10/1/2010- 5/5/2010

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của nhím Bờm
- Tuổi thành thục về tính.
- Thời gian mang thai.
- Tuổi đẻ lứa đầu.
- Số con đẻ/lứa.
- Số lứa/cái/năm.
- Khối lượng sơ sinh/ lứa.
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
3.2.2 Theo dõi tình hình bệnh tật trên đàn nhím nuôi
tại Trại thú Ba Vì- Hà Nội
- Bệnh sinh sản.
- Bệnh ngoại khoa.
- Bệnh nội khoa.
- Các bệnh khác.
25
2525
25

×