Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.87 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐÀM THỊ THU TRÀ


Tên đề tài:

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014









Thái Nguyên, 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






ĐÀM THỊ THU TRÀ

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y

Khoa : Chăn nuôi Thú y
Lớp : 42B - CNTY
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Thơm









Thái Nguyên, 2014

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
khi ra trường. Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ sinh viên
thành một kỹ sư nông nghiệp, vì trong quá trình thực tập chúng ta được củng cố lại
những kiến thức đã học, cũng như phương pháp vận dụng những kiến thức đó vào
lao động thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học tập, tạo tiền
đề cho sinh viên có kiến thức đầy đủ để bước vào cuộc sống, góp phần tích cực vào
sự nghiệp xây dựng đất nước ta trong thời kì đổi mới.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn, em tiến hành thực hiện đề tài: “Điều
tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng”.
Trong thời gian thực tập từ tháng 12/ 2013 đến tháng 5/ 2014 với thái độ làm
việc nghiêm túc đến nay khóa luận đã hoàn thành.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên

không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Đàm Thị Thu Trà





LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những
kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận
dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi
thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
‘‘Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán bộ tại
cơ sở, các thầy cô giáo trong Khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo
tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú
y, các cán bộ làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng,
các cán bộ tại huyện Hòa An và một số nông hộ của huyện Trà Lĩnh, gia đình, bạn

bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu của quá trình thực tập.
Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế bản khóa luận này không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành
của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp
của tôi được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Đàm Thị Thu Trà
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng vật nuôi của xã Đức xuân, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng 8

Bảng 1.2. Tổng số vật nuôi của xã các năm 2012, 2013, tháng 5/2014 9

Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1. Số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng năm 2012, 2013, 5/2014 28

Bảng 2.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm 29

Bảng 2.3. Một số đặc điểm về ngoại hình và màu sắc lông, da 30

Bảng 2.4. Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành 31

Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra huyết học của gà 32

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm 32


Bảng 2.7. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm 33

Bảng 2.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm 35

Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng xuất thịt của gà Cáy Củm trưởng
thành 36

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá chất lượng thịt gà Cáy Củm (n = 3) 36

Bảng 2.11. Kết quả theo dõi một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
dục của gà Cáy Củm 37

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm 38


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái 34

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà Cáy Củm 35


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT

Cs Cộng sự
Kcal/kg Kilocalo/kilogram
KL Khối lượng
M Mét
TS Tiến sỹ

STT Số thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân















MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2

1.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở 4

1.1.4. Đánh giá chung 6


1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7

1.2.1 Nội dung 7

1.2.2. Phương pháp 7

1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 12

1.3.2. Đề nghị 12

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13

2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 13

2.1.2. Mục tiêu của đề tài 14

2.1.3. Ý nghĩa của đề tài 14

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

2.2.1. Cơ sở khoa học 14

2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà 16

2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa 18


2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 24

2.3.2. Địa điểm và thời gian 24

2.3.3. Nội dung thực hiện 24

2.3.4. Phương pháp tiến hành 24

2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28

2.4.1. Kết quả điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở. 28

2.4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà Cáy Củm 30

2.4.3. Đặc điểm sinh học về chỉ số huyết học của gà Cáy Củm 32

2.4.4. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm 33

2.4.5. Đặc điểm sinh học về khă năng sinh sản của gà cáy củm 38

2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 38

2.5.1. Kết luận 38

2.5.2. Tồn tại 39



1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Đức Xuân là một xã vùng cao của Huyện Hòa An, cách thị trấn Nước Hai
19 km, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã: Quang Vinh, huyện Trà Lĩnh
+ Phía Nam giáp xã: Xã Ngũ Lão, Đại Tiến, huyện Hoà An
+ Phía Đông giáp xã: Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh
+ Phía Tây giáp xã: Hạ Thôn, huyện Hà Quảng
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 2015,63 ha. Đức Xuân có địa hình phức tạp, có
độ dốc lớn, đất đai chủ yếu là núi đồi, nằm xen kẽ là các thung lũng nhỏ, độ cao trung
bình là 500 m đỉnh cao nhất là 950 m, địa hình núi đá kéo thành dãy từ Tây Bắc đến
Đông Nam. Do đất đai đa phần là núi đá nên rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nguồn
nước đặc biệt khó khăn, kể cả dùng cho sinh hoạt cũng không đủ. Xã Đức Xuân có 96
hộ và 4 xóm hành chính, trong đó tất cả các xóm đều thuộc miền núi.
1.1.1.3. Giao thông, thủy lợi
Đức Xuân là một xã có đường giao thông đi lại khó khăn đã được nhà nước
đầu tư làm đường liên xã từ Đại Tiến đến UBND xã Đức Xuân đã thông xe kỹ thuật
hiện nay đã hoàn thiện nhưng việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá tiêu
thụ sản phẩm cũng như giao lưu văn hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Do xã Đức Xuân có địa hình phức tạp với độ cao, thấp không đồng đều, xen kẽ
giữa các đồi núi cao là các thung lũng với nhiều hình thái khác nhau. Các thung
lũng hẹp không bằng phẳng nên thường xuyên thiếu nước.


2
1.1.1.4. Thời tiết, khí hậu
Theo tài liệu khí hậu của huyện Hoà An, xã có khí hậu á nhiệt đới gió mùa với
các đặc trưng sau:
Nhiệt độ không khí: Bình quân năm 20-22
0
C. Được chia ra làm hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 đế tháng 4 năm sau,
nhiệt độ cao nhất vào mùa nóng đạt 22,2
0
C, mùa lạnh có thể xuống tới 0
0
C.
Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân. Mùa hạ nắng nóng, thường chịu ảnh
hưởng của những đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa to, thỉnh thoảng có những đợt nóng
bức khó chịu. Mùa thu mát mẻ, dễ chịu. Mùa đông khô hanh, luôn chịu ảnh hưởng
của những đợt không khí lạnh và gió mùa đông bắc gây mưa dầm, gió rét làm cho
nhiệt độ thấp và độ ẩm cao.
Khí hậu khắc nghiệt như vậy đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt, đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm thời tiết thay đổi theo mùa
như vậy đã ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, tạo điều kiện dịch bệnh phát triển.
- Nguồn nước
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu được cung cấp từ hệ thống giếng nước
khoan và bơm từ chân dốc xã Đại Tiến lên nên đảm bảo nước sạch phục vụ cho đời
sống hằng ngày.
Nước dùng cho chăn nuôi cũng chủ yếu lấy từ hệ thống giếng khoan, nên về cơ
bản đáp ứng yêu cầu vệ sinh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Xã Đức Xuân có 523 nhân khẩu, trong độ tuổi lao động có 346 người. Các hộ

của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế phát triển khá cao và tương đối ổn định, là điều kiện tương đối thuận
lợi để xã Đức Xuân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá. Nhân
dân trong xã đều có điện sử dụng và các phương tiện nghe nhìn, nắm bắt được
thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tiếp thu các phương thức
làm ăn mới Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở trong xã đã mua sắm được các

3
phương tiện sinh hoạt như: Xe máy, điện thoại, tủ lạnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt
và phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Cơ sở vật chất
- Điện: Do là xã vùng cao còn nhiều khó khăn nên được nhà nước chú trọng
đầu tư xây dựng trạm biến áp, cho đến nay tất cả các hộ gia đình trong xã đã có điện
để thắp sáng. Mạng lưới điện an toàn cho người sử dụng.
- Đường: Các tuyến đường đi chưa được bê tông hóa hoàn toàn.
Tuyến đường chính từ Nước Hai đến trụ sở xã đã được bê tông hóa và được
trải nhựa.
Tuyến đường vào xóm Lủng Thốc đã thi công xong nhưng đi lại vẫn rất khó
khăn mùa mưa xe máy không đi lại được.
Tuyến đường xóm Lủng Duốc đã được huyện phê duyệt thi công trong năm
2010, đến nay đã được hoàn thiện.
Nhìn chung, đường đi lại ở thôn bản còn rất khó khăn, có nơi chỉ đi bộ.
- Trường: Trường trung học cơ sở và trường mầm non mới được xây dựng
khang trang và đã được đưa vào sử dụng.
Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các cấp học chưa
đáp ứng được nhu cầu cho việc dạy và học.
Chưa có đầy đủ các phòng chức năng và các hạng mục cơ bản như: phòng
sinh hoạt chung, phòng giáo dục thể chất, nhà bếp, kho thực phẩm, thư viện,
Thiếu khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập.
Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh bị xuống cấp.

- Trạm y tế: Xã có một trạm y tế cấp 4 phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho
nhân dân trong xã.
1.1.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng.
Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn xã đã được
đẩy mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của xã trong lĩnh vực thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới quần chúng

4
nhân dân. Phong trào xây dựng nhà văn hoá và làng văn hoá đã được triển khai tốt
tới các đơn vị cơ sở trên địa bàn xã.
Hệ thống thông tin phát thanh truyền hình đã đáp ứng tốt việc phục vụ kịp
thời các nhiệm chính trị trọng tâm của địa phương.
Hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của xã trong thời gian qua
được chú trọng và ngày càng phát triển.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua đạt được kết quả
tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,25%.
Phổ cập giáo dục ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đầu tư xây dựng
trường học cao tầng, kiên cố, khang trang. Ngoài sự quan tâm của chính quyền địa
phương, một số thôn, làng còn động viên, tuyên dương tặng quà cho học sinh, sinh
viên có thành tích cao trong học tập đã góp phần không nhỏ vào phát triển giáo dục
ở địa phương.
Quốc phòng luôn được củng cố, có các đợt tổ chức tập huấn cho các công an
viên trong xã, giữ vững an ninh trật tự thôn xóm.
1.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở
1.1.3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Cây trồng chủ yếu ở huyện Hoà An là cây lương thực. Diện tích gieo trồng
hàng năm là 43.623,57 ha. Trong những năm gần đây huyện Hoà An đã đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật với những cây giống mới có năng xuất và sản lượng cao.
Diện tích trồng cây ăn quả của huyện tương đối lớn tập chung chủ yếu ở các
xã miền núi. Hầu hết, cây ăn quả là các loại cây truyền thống của địa phương như:

xoài, mít, bưởi được trồng phân tán với mục đích chủ yếu là tự cung, tự cấp chưa
mang tính chất hàng hoá nên thu nhập từ cây ăn quả còn rất hạn chế.
Do địa hình phức tạp và là xã vùng cao nên cây gieo trồng chính của xã Đức
Xuân là ngô, khoai lang
1.1.3.2. Tình hình phát triển nghành Chăn nuôi – Thú y
Ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó song
song tồn tại và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

5
Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài huyện.
Ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa của các hộ, đồng thời sử dụng
sản phẩm của ngành trồng trọt, làm tăng thêm giá trị sản phẩm, biến sản phẩm phụ
của ngành trồng trọt ít giá trị thành sản phẩm có giá trị cho người dân.
Thế mạnh của xã là chăn nuôi trâu bò, lợn và gia cầm. Cụ thể:
+ Đàn bò: 283 con
+ Đàn lợn: 325 con
+ Đàn gia cầm: 1.900 con
- Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu, bò của xã (theo thống kê 5/2014) có 283 con. Đàn bò được
nuôi dưỡng chăm sóc tốt. Công tác giống được chú trọng, về mùa đông thức ăn cho
trâu bò khan hiếm, cộng với nhiệt độ xuống thấp, ẩm độ cao, vệ sinh chuồng trại
chưa được đảm bảo, công tác tiêm phòng chưa triệt để nên trâu bò thường mắc
nhiều bệnh.
- Chăn nuôi lợn
Đại đa số các hộ dân chăn nuôi lợn mang tính chất tận dụng thức ăn dư thừa
nên năng suất chưa cao. Bên cạnh đó, cũng có những hộ gia đình đã biết áp dụng
khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống
cho gia đình. Công tác giống lợn đã được quan tâm, công tác lai tạo, chọn lọc giống
làm thay đổi cơ cấu giống lợn ở địa phương. Nhiều hộ chăn nuôi đã xây dựng các
trại nhân giống mới cung cấp cho địa phương và các huyện lân cận.

- Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của huyện có vị trí quan trọng, nên phát triển tương đối
mạnh, phong phú về chủng loại, trong đó gà, vịt là 2 đối tượng chính. Trong huyện
có trại gà tư nhân nuôi 2.500 gà chuyên đẻ trứng thương phẩm và nhiều hộ chăn
nuôi gà, vịt theo hướng bán công nghiệp. Đây là nguồn thu nhập chính để làm giàu
cho nhiều hộ gia đình. Một số hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc quản lý dịch
còn gặp khó khăn. Đa số, các hộ chăn nuôi đã có ý thức được tác dụng của việc tiêm
phòng các loại vacxin như: Cúm gia cầm, Newcastle, dịch tả vịt Tuy nhiên, có

6
một số hộ chăn nuôi tự do nhỏ lẻ chưa có ý thức phòng bệnh nên đã thiệt hại lớn về
kinh tế.
- Tình hình công tác thú y
Trạm thú y Hoà An có 5 cán bộ và 1 trạm trưởng. Nhiệm vụ chính của trạm
là: Thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp thú y trên địa bàn
huyện, tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác thú y, hướng
dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp lệnh thú y; thực hiện nhiệm vụ quản lý dịch bệnh,
tiêm phòng, chẩn đoán và chống dịch bệnh cho vật nuôi, kiểm dịch động vật, kiểm
tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y, thực hiện công tác khuyến nông và công tác
thú y trong địa bàn theo hướng dẫn của Chi cục Thú y tỉnh Cao Bằng.
Có các đợt tập huấn cho cán bộ thú y xã và thú y viên nâng cao trình độ tay
nghề.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, huyện Hoà An đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp dần sang công nghiệp. Trên địa bàn huyện, nhiều nhà máy được xây
dựng đã góp phần phát triển kinh tế. Giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao
động, thu nhập bình quân đầu người được tăng lên rõ rệt, đời sống người dân được
cải thiện.
Trong chăn nuôi, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện

nghiêm túc, định kỳ 1 năm 2 lần vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10. Đồng thời, việc
tiêm phòng một số loại vacxin được ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh, huyện
hỗ trợ, tỷ lệ tiêm phòng đạt 95% đối với gia cầm và 80% đối với gia súc.
Đảng uỷ, UBND các xã thị trấn tập trung chỉ đạo kiên quyết, kịp thời. Chi cục
Thú y tỉnh và trạm thú y huyện thường xuyên chỉ đạo sát sao về chuyên môn. Đội
ngũ cán bộ thú y từ huyện đến cơ sở đều có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm
cao, trình độ chuyên môn vững.
Nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của đại bộ
phận nhân dân đã có chuyển biến tích cực.

7
Tình hình an ninh trật tự xã hội hoàn toàn được giữ vững.
1.1.4.2. Khó khăn
Bên cạnh mặt thuận lợi thì vẫn còn một số khó khăn như:
- Dân trí không đồng đều, bà con chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi.
- Giao thông đi lại khó khăn.
- Thường xuyên thiếu nước vào mùa khô nên sản xuất nông nghiệp gặp vô
vàn khó khăn, nguồn nước chưa đáp ứng được nhu cầu dân sinh.
- Công tác thông tin tuyên truyền về việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc,
gia cầm còn hạn chế, chưa được sâu rộng đều khắp.
- Một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm.
- Chăn nuôi còn mang tính tận dụng, nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Đa phần người dân chưa chú ý đến công tác phòng bệnh.
- Sự hiểu biết của người dân về pháp lệnh thú y chưa đồng đều nên ý thức
chấp hành pháp lệnh thú y chưa tốt. Việc giết mổ gia súc, gia cầm còn bừa bãi là
nguyên nhân gây ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.2.1 Nội dung
- Điều tra về tình hình sản xuất tại cơ sở.
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà.
- Thực hiện quy trình thú y (vệ sinh, phòng bệnh và điều trị bệnh).
1.2.2. Phương pháp
Để hoàn thành tốt nội dung phục vụ sản xuất đã đề ra, chúng tôi thực hiện
một số nội dung sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ sở địa phương.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình, giờ giấc làm việc.

8
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và rèn luyện ý thức tổ chức,
kỷ luật.
- Bám sát, nắm chắc tình hình của cơ sở.
- Thường xuyên học tập, củng cố kiến thức chuyên môn.
- Khiêm tốn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ sở,
cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi.
- Năng động, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn áp dụng các kiến thức đã
học vào thực tế.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn.
- Xây dựng mối quan hệ tốt, hòa nhã vui vẻ với mọi người.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Để đánh giá tình hình hình phát triển chăn nuôi ở địa phương, chúng tôi đã tiến
hành điều tra số lượng vật nuôi của xã và tổng đàn vật nuôi trong 3 năm (2012-
Tháng 5/2014). Kết quả được thể hiện ở bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1. Số lượng vật nuôi của xã Đức xuân, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
STT Xóm
Số lượng vật nuôi (con)
Trâu, Bò Dê Lợn Gia Cầm Chó

1 Ca Rài 89 0 85 647 55
2 Lũng Rì 60 0 76 405 30
3 Lũng Thốc 75 30 94 533 28
4 Lũng Duốc 59 10 70 380 29
5 Tổng 283 40 325 1965 142
(Nguồn tài liệu từ xã Đức Xuân đầu năm 2014)
Phân bố về số lượng giữa các vật nuôi không đều, hầu hết tất cả các hộ dân
trong xã đều chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi của xã tháng 5/2014 là 2755 con, cụ thể:

9
Chăn nuôi dê thấp nhất toàn xã chỉ có 40 con chiếm 1,46% tổng số đàn gia
súc, gia cầm. Vì người dân bán, giết thịt và không nhân giống nên số lượng dê có
trong xã rất thấp.
Toàn xã có 142 con chó chiếm 5,15%. Đa phần người dân nuôi chó để giữ
nhà, mỗi nhà có ít nhất 1 con.
Trâu, bò có 283 con chiếm 10,27% tổng đàn vật nuôi của xã.
Lợn có 325 con chiếm 11,8% tổng đàn vật nuôi của xã.
Gia cầm có 1965 con, cao nhất trong tổng số đàn vật nuôi của toàn xã,
chiếm 71,32%.
Bảng 1.2. Tổng số vật nuôi của xã các năm 2012, 2013, tháng 5/2014
(Đơn vị: con)
STT Xóm 2012 2013 Tháng 5/2014
1 Ca Rài 980 915 876
2 Lũng Rì 725 657 571
3 Lũng Thốc 858 790 760
4 Lũng Duốc 763 628 548
5 Tổng 3326 2990 2755
(Nguồn tài liệu từ xã Đức Xuân)
Nhìn chung đàn vật nuôi của xã giảm rõ rệt qua các năm
Tháng 5/2014 có tổng đàn vật nuôi toàn xã là 2755 con so với năm 2012 tổng

số đàn vật nuôi là 3326 con, giảm 571 con.
Đàn vật nuôi giảm là do xảy ra dịch bệnh, người chăn nuôi bán hoặc giết thịt,
do người lao động ít nên trong quá trình nuôi không chăm sóc được.
1.2.3.2. Công tác thú y
- Công tác phòng bệnh
Trong công tác thú y, phòng bệnh là khâu quan trọng nhất quyết định đến hiệu
quả chăn nuôi
Trong quá trình thực tập tại địa phương, chúng tôi đã cùng các cán bộ thú y cơ
sở tham gia công tác tiêm phòng cho đàn trâu, bò

10
- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, chúng tôi đã tiến hành theo dõi đàn gia cầm,
chẩn đoán và và điều trị một số bệnh như sau:
- Điều trị lợn ốm:
Biểu hiện: Sốt, bỏ ăn
Điều trị: - Vime – Ratin : 1ml/10kg thể trọng. Tiêm bắp 1-2 lần/ ngày
- PHAR-NALGIN C : 5-10ml/con/lần, tiêm bắp 1-2 lần/ngày
* Vime-Ratin
Công dụng: Trị viêm ruột, viêm khớp, thương hàn, tụ huyết trùng, viêm hô hấp
mãn tính (CRD), phân trắng, phân xanh ở gia cầm; viêm phổi, viêm vú, viêm tử
cung ở gia súc, suyễn lợn.
Cách dùng: Tiêm bắp.
Liều lượng: - Gia cầm: 1ml/5kg thể trọng/ ngày.
- Lợn, trâu, bò: 1ml/10kg thể trọng/ ngày.
Thời gian ngưng sử dụng thuốc:
- Trước khi giết mổ: 15 ngày
- Trước khi lấy sữa: 96 giờ.
* Phar-Nalgin C: Trợ tim, giảm đau, hạ sốt.
Chỉ định: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng, trợ tim, phục hồi hưng

phẫn thần kinh, tăng sức đề kháng, đề phòng chảy máu. Sử dụng trong các chứng
đau khớp, đau cơ xương, đau dây thần kinh, các chứng sốt, đặc biệt sốt do nhiễm
khuẩn. Viêm phế quản phổi, cảm cúm, viêm hầu họng, co thắt ruột, chướng bụng,
mệt mỏi, suy nhược, bại liệt.
Cách dùng: Tiêm bắp
Liều dùng: Tiêm bắp 1-2 lần/ngày, sử dụng 3 - 5 ngày.
Trâu, bò : 10 - 15ml/lần/con
Lợn, bê, nghé, dê, cừu : 5 - 10ml/con/lần
Chó, thỏ : 0, 5 - 2ml/con/lần
Gia cầm, thủy cầm : 0, 2 – 1ml/con/lần hoặc 5ml/2 - 3 lít nước uống

11
Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết mổ :
Trâu, bò, dê, cừu, bê, nghé : 18 ngày
Lợn, chó, thỏ : 15 ngày
Gia cầm, thủy cầm : 10 ngày
Điều trị: 5 con, khỏi 4 con, chết 1con.
- Phân trắng lợn con:
+ Biểu hiện: lợn con bú kém, phân màu trắng đục, trắng hơi vàng, có quần
thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt.
+ Trị bệnh: Dùng kháng sinh, thuốc trợ sức và cấp chất điện giải cho lợn con.
SAPECTYL: 2 ml/ 5 - 7kg thể trọng/ lần. Cho uống trực tiếp liên tục trong 5
ngày, ngày uống 2 lần.
Trợ sức: B.COMLEX - C: 1ml/5-10kg thể trọng.ngày tiêm 1 lần cho đến khi
hết bệnh.
Glucose 5%: Tiêm vào xoang bụng 200ml / con/ ngày
Điều trị: 8 con, khỏi 8 con.
- Gà bị bệnh phân trắng:
Biểu hiện: Gà đi ngoài phân trắng, giảm ăn, nằm tụ đống, lười đi lại.
Dùng kháng sinh Ampicillin pha nước cho uống.

Liều dùng: 100 - 150 mg/kg thể trọng.
Điều trị trong vòng 6 ngày.
Số con điều trị: 20 con, khỏi 17 con, chết 3 con.
Chết do gà bị nhiễm lạnh và bị bệnh phân trắng và người chăn nuôi can thiệp
không kịp thời.
1.2.3.3. Công tác khác
Ngoài công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm,
chúng tôi đã tham gia một số công tác như: Phối giống cho lợn,

12
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn, khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
1
Phòng bệnh cho trâu bò
Tụ huyết trùng
Lở mồm long móng

283
283

230
200

81, 27

70, 67
2
Điều trị bệnh
Phân trắng lợn con
Gà phân trắng
Lợn ốm bỏ ăn

8
20
5

8
17
4

100,00
85,00
80,00
3
Công tác khác
Phối giống cho lợn

3

3

100,00
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Nhờ sự giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng

dẫn, Ban lãnh đạo và các cán bộ thú y xã Đức Xuân, tôi đã hoàn thành đợt thực tập
của mình.
Qua thời gian thực tập tại cơ sở tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích
về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, chẩn đoán và
điều trị một số bệnh. Qua đó, tôi có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế sản xuất góp phần phát triển chăn nuôi ở địa phương.
1.3.2. Đề nghị
- Tuyên truyền nâng cao kiến thức chăn nuôi cho người dân trong vùng để vận
dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi ở địa phương để nâng cao năng suất vật nuôi.
- Cần có biện pháp nâng cao ý thức của người dân trong việc giết mổ gia súc,
gia cầm, hạn chế việc lây lan dịch bệnh.




13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người, ngoài
ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm
phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới phát triển chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất,
hiệu quả chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các giống
nhập nội có năng suất cao đã làm suy giảm nguồn gen của các giống bản địa một

cách nhanh chóng. Hoạt động này đã làm mai một đi nguồn gen bản địa và gây nên
những tổn thất nguồn gen rất đáng tiếc trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực tiễn tại nước ta, việc mở rộng giao lưu, giao thông, giao thương và triển
khai mạnh mẽ các chương trình khuyến nông đã mang đến các giống/dòng vật nuôi
mới có năng suất cao đã gây áp lực rất lớn đến những giống nội địa với năng suất
thấp bị giảm dần, thậm chí có những giống/dòng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng
hoặc bị lai tạp.
Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao Bằng,
theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt thơm ngon,
nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tại xã Đức Xuân, huyện
Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Gà Cáy Củm đang ngày mất dần đi, số lượng còn rất ít được nuôi rải rác tại
một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa địa hình hẻo lánh. Để
mọi người biết về giống gà Cáy Củm và chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả cao, thì
phải biết về những đặc điểm sinh học, tập tính của gà.

14
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, khai thác và
phát triển giống gà Cáy Củm, bước đầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Điều
tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng’’.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở.
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học của gà Cáy Củm.
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài
2.1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, áp dụng vào thực
tế. Đồng thời cung cấp số liệu khoa học cho giảng dạy, chăn nuôi gà nói riêng và
chăn nuôi gia cầm nói chung.
2.1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi biết được một số đặc điểm sinh

học để áp dụng vào việc chăn nuôi và nhân giống để phát triển giống gà Cáy Củm
quy mô đại trà.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp (gà không có phao câu).
Theo báo Tiền phong, 2014 [1]: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại xã
Đức Xuân và Ngũ Lão (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh, Cao
Bằng) và rải rác tại một số xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), từng được
dùng cúng lễ cầu may mắn và là vật linh thiêng trong nhà người H’Mông. Hiện nay,
giống gà này giảm số lượng và chỉ được nuôi xen kẽ rất ít ở các hộ người H’Mông,
vì theo quan niệm của người địa phương, những ngày giỗ, tết phải ăn và biếu bố mẹ
gà trống thiến to béo. Gà Cáy Củm không đạt yếu tố thẩm mỹ.
2.2.1.2. Một số đặc điểm về ngoại hình và tập tính của gà
* Đặc điểm về ngoại hình
- Lông

15
Màu sắc của lông đa dạng giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa mơ, vàng có
sọc đen, ánh xanh cánh sả, đen… Lông mượt và nhiều.
Lúc mới nở và còn nhỏ con trống và con mái có màu lông giống nhau.
Khi trưởng thành:
+ Con trống: Màu lông con trống rực rỡ, đẹp mắt. Màu sắc lông đa dạng: nâu
đỏ, xám, nâu, đen, ánh vàng.
+ Con mái: Màu nâu, xám, vàng nâu, đen Lông mềm sang có màu nâu,
xám, lông trắng sọc đen.
- Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống (vì không có phao câu).
- Mào: Mào đơn, mào dâu, màu đỏ.
- Tầm vóc: Tầm vóc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa phải, mào
bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân.

- Màu mắt: Đen, nâu.
- Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng
- Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu.
- Phao câu: Không có.
* Đặc điểm về tập tính
Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹ.
2.2.1.3. Khả năng sản xuất
Khối lượng gà trưởng thành:
Con trống: 2,0 – 2.5 kg.
Con mái: 1,5 – 2,0 kg.
Tuổi thành dục:
Trống : 150 ngày
Mái: 130 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 150 ngày
Sản lượng trứng: 13 – 16 quả/lứa, 130 – 150 quả/năm.
Trọng lượng trứng: 40 – 50 gam/ quả.
Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu.

16
Khoảng cách lứa đẻ: Trung bình 20 ngày.
Thời gian ấp nở: 21 ngày
Tỷ lệ ấp nở là: 80%.
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà
2.2.2.1. Khái niệm
- Khái niệm sinh trưởng:
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên
về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con
vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là
tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [6] đã khái quát: “Sinh

trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng chiều
cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở
tính di truyền có từ đời trước”.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian.
+ Sinh trưởng tương đối: Là phần khối lượng kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm
sinh trưởng trước.
- Khái niệm phát dục:
Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi, tăng thêm
và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của cơ quan, bộ phận trong cơ thể, nhờ vậy
vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống. (Dương Mạnh Hùng,
2008) [3].)
2.2.2.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa
Theo Nguyễn Duy Hoan, 1998 [2]: Tiêu hóa là quá trình phân giải các chất
dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp thành những hợp chất
đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được.

×