Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


ĐỖ NGỌC ANH


Tên đề tài:
:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ TINH THÔ TRONG
KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 7 - 10 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 CNTY - N01
Khoá học : 2010 - 2014






Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


ĐỖ NGỌC ANH


Tên đề tài:
:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ TINH THÔ TRONG
KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 7 - 10 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 CNTY - N01
Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng

Khoa Ch¨n nu«i - Thó y - Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn



Thái Nguyên, năm 201
4


LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các
trường đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản
xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và
tiến hành phương pháp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi
ra trường trở thành một cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân
công của thầy giáo hướng dẫn và được sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu
phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi
tại tỉnh Thái Nguyên”.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo

và nhân dân địa phương, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đến nay tôi
đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp và bản khóa luận tốt nghiệp.
Do bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất nên khóa luận này không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp quý báu
của các thầy cô, các bạn, các đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Đỗ Ngọc Anh

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay tôi đã
hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà
trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi - Thú y và các thầy cô giáo trong
khoa đã tận tình dạy dỗ dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin
chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Trung tâm nghiên
cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong thời
gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Thăng đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện bản khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Đỗ Ngọc Anh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Chỉ tiêu nghiên cứu sản xuất của trung tâm từ năm 2003- 2006 8
Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 19
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 36
Bảng 2.2: Sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm (kg) 39
Bảng 2.3: Sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm (g/con/ngày) 40
Bảng 2.4: Sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm (%) 42
Bảng 2.5: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi
ở lô đối chứng 44
Bảng 2.6: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi ở lô thí
nghiệm 1 45
Bảng 2.7: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi ở lô thí
nghiệm 2 45
Bảng 2.8: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi
ở lô thí nghiệm 3 46
Bảng 2.9: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các giai đoạn tuổi
ở lô đối chứng 47
Bảng 2.10: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các giai đoạn tuổi ở lô
thí nghiệm 1 47
Bảng 2.11: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các giai đoạn tuổi ở lô
thí nghiệm 2 48
Bảng 2.12: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các giai đoạn tuổi ở lô

thí nghiệm 3 49



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm 40
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm 42
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm 43


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn 1
1.1.1.3. Điều kiện địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Trung tâm 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung tâm 3
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt 3
1.1.3.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi 4
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của Trung tâm NC&PTCNMN 5
1.1.4.1. Quá trình thành lập 5
1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 7
1.1.4.3. Tình hình sản xuất của Trung tâm NC&PTCNMN 8

1.1.5. Đánh giá chung 9
1.1.5.1. Thuận lợi 9
1.1.5.2. Khó khăn 10
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ
SẢN XUẤT 11
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 11
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi 11
1.2.1.2. Công tác thú y 11
1.2.1.3. Công tác khác 11
1.2.2. Phương pháp tiến hành 11
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 12
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 12
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 18
1.3.1. Kết luận 18
1.3.2. Đề nghị 19

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 20
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 20
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 21
2.1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 21
2.1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 21
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 21
2.2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng 21
2.2.1.1. Tính trạng số lượng 21
2.2.1.2. Sự di truyền các tính trạng số lượng 21
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
của trâu 22
2.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 22
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 27

2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 32
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 33
2.3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.3.1.2. Thời gian nghiên cứu 35
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu 35
2.3.2.1. Gia súc thí nghiệm 35
2.3.2.2. Thức ăn thí nghiệm 36
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 36
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.4.1. Bố trí thí nghiệm 36
2.3.4.2. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 37
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 38
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
2.4.1. Sinh trưởng của nghé giai đoạn 7-10 tháng tuổi 38
2.4.1.1. Sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm 38

2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm 40
2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm 42
2.4.2. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của nghé giai
đoạn 7-10 tháng tuổi 43
2.4.2.1. Kích thước một số chiều đo của nghé nuôi thí nghiệm 44
2.4.2.2. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các giai đoạn tuổi 46
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 49
2.5.1. Kết luận 49
2.5.2. Tồn tại 50
2.5.3. Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

1.Tài liệu tiếng Việt 51
2. Tài liệu tiếng Anh 53
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT


1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (TTNC
&PTCNMN) thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Trung tâm có trụ sở đóng tại xã Bình Sơn, thị xã Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 69,9 ha. Về
địa giới hành chính của Trung tâm như sau:
- Phía bắc giáp với xã Thịnh Đức.
- Phía đông giáp với xã Bá Xuyên.
- Phía tây và nam giáp với xã Bình Sơn.
- Phía tây nam cách 10 km là dãy núi Tam Đảo, phía Đông Bắc cách 5
km là thành phố Thái Nguyên.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Khí hậu là một yếu tố rất quan trọng, có nhiều ảnh hưởng rõ rệt tới sự
phát triển của ngành chăn nuôi. Trung tâm thuộc khu vực miền núi nên mang
đặc điểm thời tiết chung của vùng miền núi - trung du, đó là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu
vào tháng 6, 7, 8, có gió mùa Đông Nam, các tháng còn lại lượng mưa ít
hơn. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.875 mm, cao nhất là 2.390
mm thấp nhất là 1.420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23

o
C - 28
o
C, độ ẩm
tương đối là 80 - 85%.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa này
lượng mưa ít, có gió mùa Đông Bắc nên khí hậu khô hanh và lạnh. Nhiệt độ
trung bình từ 15
o
C - 19
o
C, độ ẩm tương đối từ 70 -75%.
2
* Thuỷ văn
Trung tâm được bao bọc bởi dòng sông Công, chảy dài từ Bắc xuống
Nam, đây là con sông thường xuyên cung cấp nước cho phát triển sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi. Nhìn chung khí hậu thuỷ văn khá thuận lợi cho
nghiên cứu và phát triển sản xuất của Trung tâm, song do sự chênh lệch về
nhiệt độ và độ ẩm giữa hai mùa lớn nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
1.1.1.3. Điều kiện địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi
* Điều kiện địa hình, đất đai
Trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng thời lại nằm ở ven
sông Công, nên đất có độ phù xa tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của cây thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt từ khi được nhà nước
quan tâm đầu tư, Trung tâm đã có hệ thống nước tưới tiêu đảm bảo đủ điều
kiện cho việc trồng, chăm sóc cây thức ăn cho đàn vật nuôi. Nhờ chủ động
được tưới tiêu nên đã rút ngắn thời gian quay vòng cây thức ăn xanh trong
mùa khô, không còn tình trạng thiếu thức ăn trong vụ đông.
Tổng diện tích đất của trung tâm là 69,9 ha trong đó:

- Diện tích canh tác là: 20 ha
- Diện tích xây dựng cơ bản là: 12 ha
- Diện tích ao hồ là: 2,9 ha
- Diện tích đồng cỏ chăn thả là: 35 ha
Với 55 ha là diện tích canh tác và đồng cỏ chăn thả đảm bảo tốt cho
việc chăm sóc nuôi dưỡng 100 ngựa các loại giống gốc và 30 ngựa bạch
giống gốc.
*Giao thông
Từ khi được đầu tư, Trung tâm đã bê tông hoá hầu hết đường đi trong
Trung tâm. Ngoài ra Trung tâm còn dải được 3 km đường nhựa đi ra thành
phố Thái Nguyên, tạo điều kiện đi lại được dễ dàng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Trung tâm
TT NC&PTCNMN tiền thân là Trại thí nghiệm ngựa Bá Vân được
thành lập năm 1960, sau đó đổi tên thành Trại nghiên cứu ngựa và trâu Bá
3
Vân năm 1994. Đến ngày10/1/1998, Trại được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đổi tên thành TT NC&PTCNMN. Trong những năm đầu thực hiện
chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Trung
tâm còn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, hệ
thống chuồng trại cũ, đời sống của cán bộ công nhân viên eo hẹp. Song với
lòng yêu nghề, nhạy bén với cơ chế thị trường, Ban lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên một lòng dốc sức đưa Trung tâm từng bước đi lên, con ngựa bắt
đầu được chú ý và có tiếng nói trên thị trường trong và ngoài nước. Xác định
được tầm quan trọng của chăn nuôi đại gia súc đối với miền núi Nhà nước đã
chú ý đầu tư về khoa học kỹ thuật đến trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Cho đến
nay cơ sở vật chất và kỹ thuật đã đầy đủ và khang trang, đảm bảo tốt cho hoạt
động của Trung tâm ngày càng vững mạnh và phát triển, thể hiện ở một số
công trình đã đầu tư thực hiện như:
- Đầu năm 1994, đường điện trên địa bàn đã được xây dựng và đưa vào

sử dụng.
- Năm 1995 xây dựng khu nhà nghiên cứu thí nghiệm và toàn bộ hệ
thống chuồng trại, đường giao thông nội bộ, hiện đại một số trang thiết bị
nghiên cứu. Hệ thống nước sạch, điện thoại, các phòng thí nghiệm nghiên cứu
phục vụ công tác nghiên cứu và công tác phục vụ sản xuất cũng dần dần được
hoàn thiện.
- Năm 1998, Trung tâm được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông với tổng chiều dài trên 3 km và một ngầm qua sông.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự
nghiệp nghiên cứu khoa học, song toàn thể CBCNV của Trung tâm đã có sự
ổn định về nơi ăn, chỗ ở, điều đó đã tạo cho người lao động yên tâm với công
tác nghiên cứu và sản xuất, là điều kiện để Trung tâm phát triển vững chắc,
hoà nhịp kịp thời với nền kinh tế thị trường.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung tâm
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt
Với phương châm tăng năng suất và chất lượng, Trung tâm đã chủ
trương đưa vào một số giống cây thức ăn chăn nuôi có năng suất cao, có giá
trị dinh dưỡng, có khả năng sống tốt trong điều kiện khắc nhiệt của thời tiết,
4
từ đó phát triển trồng trên diện rộng, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
cho đàn gia súc cả về mùa mưa lẫn mùa khô. Một số giống cỏ mới được đưa
vào sản xuất là: Brachiariada, decumben, Setaria, TD58, Cỏ voi
Hiện nay giống cỏ TD58 đang được trồng trên diện rộng ở Trung tâm.
Trung tâm đã chuyển giao hàng trăm tấn cỏ giống cho các hộ nông dân trên
địa bàn và các tỉnh lân cận.
Trong 17 năm, từ năm 1997 trở lại đây, cây thức ăn xanh của Trung tâm
đã đáp ứng được nhu cầu cho đàn gia súc, đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Đặc biệt là cây thức ăn xanh đã đáp ứng nhu cầu cho đàn gia súc cả về mùa khô,
hạn chế đến mức tối thiểu vấn đề sử dụng thức ăn khô trong mùa khô hanh.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi

* Chăn nuôi ngựa
Trung tâm NC&PTCNMN được giao nhiệm vụ nghiên cứu nhập
ngoại nuôi thích nghi ngựa Cabacdin, nghiên cứu chọn lọc ngựa Việt Nam
và đàn ngựa lai (Cabacdin x ngựa địa phương) để tạo con lai có tầm vóc cao
to hơn, sức thồ kéo tốt hơn, phục vụ cho miền núi trung du. Trung tâm đã
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi ngựa cho 21 tỉnh
thành trong cả nước, phục vụ cho nhu cầu cải tạo giống ngựa Việt Nam.
Nhiệm vụ chăn nuôi ngựa là nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ phát triển
chăn nuôi hiện nay của Trung tâm, hàng năm nhiệm vụ này thực hiện tạo
giống ngựa lai phục vụ cho thồ, kéo và cưỡi, phục vụ sản xuất các chế phẩm
sinh học phục vụ cho nông nghiệp, y học và quốc phòng. Tỷ lệ sinh sản của
đàn ngựa hàng năm đạt 50%. Khối lượng sơ sinh của ngựa lai chứa 25%
máu Cabacdin đạt từ 23-25 kg, ngựa Cabacdin đạt 32-35 kg và ngựa nội đạt
19-21 kg. Ngựa đực lai F1 hàng năm được chuyển đến các địa phương làm
giống cho lai với ngựa địa phương tạo ngựa 25% máu Cabacdin. Trong năm
2003 Trung tâm đã chuyển giao được 12 ngựa giống, năm 2004 là 12 con,
năm 2005 là 23 con và năm 2006 kế hoạch chuyển giao 20 con cho các tỉnh
để cải tạo đàn ngựa địa phương.
* Chăn nuôi trâu
Trâu là con vật nuôi truyền thống từ lâu đời, người nông dân luôn coi
con trâu là đầu cơ nghiệp. Hiện nay ngành chăn nuôi trâu đang ngày càng
5
phát triển cả về số lượng và chất lượng, nó cung cấp sức kéo, phân bón cho
ngành trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chế biến. Đàn trâu Việt Nam còn nhỏ, sức kéo thấp,
cho thực phẩm không cao. Với nhiệm vụ nghiên cứu và chọn lọc, nhân thuần,
lai tạo trâu địa phương với trâu Murrahi tạo ra trâu lai F1 có tầm vóc cao to
hơn, sức cày kéo lớn hơn. Hiện tại Trung tâm đã lai tạo được 20 con trâu F1
để nhân rộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Hiện nay Trung tâm đang nuôi giữ 60 con trâu, trong đó trâu Murrahi có

30 con, trâu nội có 15 con, trâu lai F1 có 15 con. Khối lượng sơ sinh trâu ngoại
trung bình 30 kg; Khối lượng sơ sinh trâu nội trung bình 22 kg.
* Chăn nuôi gia cầm
Bên cạnh chăn nuôi đại gia súc (ngựa, trâu) thì chăn nuôi gia cầm cũng là
đối tượng không thể thiếu được đối với Trung tâm NC&PTCNMN. Tại đây Trung
tâm đã chuyển giao hàng nghìn gia cầm, thuỷ cầm cho các hộ nông dân. Cụ thể
năm 2004 Trung tâm đã chuyển giao được 5.100 con gà, 2.650 con ngan, 1.600
con vịt cho hộ nông dân. Năm 2005 Trung tâm chuyển giao được 5.900 con gà,
3.640 con ngan, 2.314 con vịt cho hộ nông dân.
Hiện nay đàn gia cầm, thuỷ cầm của Trung tâm là :
Gà Lương Phượng giống gốc: 550 con.
Gà Sasso giống gốc: 600 con.
Ngan pháp: 200 con.
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của Trung tâm NC&PTCNMN
1.1.4.1. Quá trình thành lập
*Cơ sở vật chất của Trung tâm
Nhà nghiên cứu thí nghiệm gồm:
- Phòng nghiên cứu thí nghiệm và sản xuất chế phẩm sinh học, phòng
đọc, phòng máy, hội trường hội thảo khoa học, phòng thụ tinh nhân tạo,
phòng máy ấp trứng với công suất 10.000 quả.
Hệ thống chuồng trại gồm có:
- Trại nghiên cứu chăn nuôi ngựa:
+ Chuồng ngựa đực giống: 2 dãy.
+ Chuồng nuôi ngựa cái sinh sản: 3 dãy.
6
+ Chuồng ngựa sinh trưởng: 1 dãy.
+ Chuồng ngựa cai sữa: 1 dãy.
- Trại nghiên cứu chăn nuôi trâu
+ Chuồng trâu cái sinh sản: 2 dãy
+ Chuồng trâu sinh trưởng: 2 dãy

+ Chuồng nuôi trâu đực giống và nơi khai thác tinh: 1 dãy
- Trại chăn nuôi gia cầm: Có 2 khu chuồng nuôi là chăn nuôi gà và chăn
nuôi ngan.
- Trạm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: Đặt tại trung tâm xã Bình Sơn.
- Toàn bộ hệ thống chuồng trại được cải tạo và nâng cấp, có đầy đủ hệ
thống nước uống hợp vệ sinh, hệ thống biogas xử lý phân. Các chuồng đều có
sân chơi cho gia súc vận động, thuận lợi cho công tác quản lý và chăm sóc
nuôi dưỡng.
- Trung tâm có tổng diện tích là 69,9 ha. Tổng sản phẩm thức ăn thô
xanh năm 2005 là 900 tấn cỏ.
Với lượng thức ăn sản xuất ra, được chế biến tại chỗ như lên men ủ
chua cỏ, hay nghiền ép thành viên nên Trung tâm đã giải quyết đủ thức ăn cho
đàn gia súc. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp các giống cây thức ăn cho các
tỉnh trung du và miền núi.
Hệ thống chuồng trại với mô hình đằng trước là sân chơi, chuồng,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tạo điều kiện tốt cho tiểu khí hậu
chuồng nuôi được trong lành.
* Cơ cấu tổ chức của trung tâm
Trung tâm hiện có 46 CBCNV, trong đó có:
Cán bộ trên đại học và đại học : 16 người
Cán bộ trung cấp : 2 người
Công nhân kỹ thuật : 27 người
Bộ máy tổ chức của Trung tâm tương đối gọn nhẹ, thực hiện phương
châm lãnh đạo là rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ hiệu quả kinh tế và 3 được
trong phong trào thi đua: được tổ chức mạnh, được con người tiên tiến, được
hiệu quả kinh tế cao. Ban lãnh đạo Trung tâm luôn quan tâm tới việc không
7
ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể tổ chức
đúng hướng, hoà nhập với cơ chế thị trường hiện nay.
Sơ đồ mối quan hệ trong bộ máy tổ chức ở Trung tâm
















1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Với chức năng là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học chuyên
ngành chăn nuôi thú y phục vụ cho miền núi và trung du, Trung tâm được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, chọn lọc, nhân thuần, lai tạo, giữ giống gốc các giống vật
nuôi (gia súc, gia cầm), và động vật rừng, phù hợp với vùng sinh thái từng khu
vực. Xây dựng mô hình chăn nuôi bền vững ở các tỉnh miền núi và trung du.
- Nghiên cứu chế biến thức ăn chăn nuôi, thử nghiệm, gây trồng, bảo
quản và sử dụng các loại thức ăn cho gia súc như: các phụ phẩm nông nghiệp,
công nghiệp để dùng cho chăn nuôi.
Đảng ủy
Ban giám đốc
Hội đồng khoa học
và sản xuất
Đoàn thể

Phòng Kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ

Phòng nghiệp vụ và
quản lý
Trạm chăn
nuôi trâu
Trạm chăn
nuôi gia cầm

Trạm N.C
thực nghiệm

Trạm giao
dịch giới
thiệu SP
Mạng lưới chuyển giao
tiến bộ KHKT
Trạm chăn
nuôi ngựa
8
- Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học từ máu ngựa phục vụ cho
nông nghiệp, y học, quốc phòng. Nghiên cứu các quy trình thú y, bảo vệ vật
nuôi và phòng tránh ô nhiễm môi trường.
- Tham gia công tác đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật chuyên
ngành chăn nuôi thú y, tiếp nhận và triển khai các dự án đầu tư trong nước và
quốc tế về lĩnh vực chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi.
1.1.4.3. Tình hình sản xuất của Trung tâm NC&PTCNMN
Bảng 1.1: Chỉ tiêu nghiên cứu sản xuất của trung tâm từ năm 2011- 2014
STT


Chỉ tiêu nghiên cứu
và sản xuất
ĐVT 2011 2012 2013
2014
(Kế
hoạch)
1
- Nghiên cứu khoa học
+ Đề tài cấp nhà nước
+ Đề tài cấp ngành
+ Đề tài cấp cơ sở và
phối hợp

Đề tài
nt
nt

1
3
5

1
3
5


3
8


2
3
6
2
- Chuyển giao công
nghệ
+ Ngựa giống chuyển
giao
+ Gia cầm giống
+ Cây thức ăn
+ Chế phẩm sinh học


Con

Con
Tấn
Lít


12

8000
50
165


12

9350

70
180


23

11854
80
200


20

8000
100
250
3
- Chỉ tiêu sản xuất
+ Đàn gia súc giống gốc
+ Tăng trọng
+ Đàn gia cầm sinh sản
+ Thức ăn thô xanh
+ Thức ăn củ
+ Cây ăn quả

Con
Tấn
Con
Tấn
Tấn

Cây

130
4
500
850
85
2000

130
4,3
500
900
95
1500

130
4,4
600
1098
65
1600

130
6
1650
1100
100
1500
9

Đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được đặt ra, hàng năm Trung tâm đã
tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu chuyên ngành về lĩnh vực chăn nuôi
thú y, cụ thể là:
- Nghiên cứu phát triển đàn ngựa lai phục vụ cho miền núi và trung du
(Cabacdin x ngựa địa phương).
- Chọn lọc lai tạo ngựa theo hướng thể thao và du lịch.
- Nghiên cứu sản xuất tinh đông viên trâu Murrahi và tinh đông viên ngựa.
- Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo đàn trâu địa phương x Murrahi để tạo
trâu lai F1 có tầm vóc to cao hơn, có sức khoẻ tốt hơn đảm bảo được sức cày
kéo và cung cấp thực phẩm.
- Giữ gìn nguồn gen quý ngựa bạch.
- Nghiên cứu nuôi ngựa 3 giai đoạn: 7 - 12 tháng, 13 - 24 tháng,
25 - 36 tháng.
- So sánh năng suất chất lượng một số giống sắn mới tại Trung tâm.
- Xây dựng mô hình xen canh cây thức ăn và cây ăn quả.
- Chuyển giao mô hình cây thức ăn gia súc, gia cầm cho hộ nông dân
miền núi.
- Nghiên cứu mô hình chăn nuôi gà thả vườn.
- Xây dựng vườn quỹ gen đồng cỏ.
- Hợp tác nghiên cứu chế phẩm sinh học từ máu ngựa chửa.
1.1.5. Đánh giá chung
Qua điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Trung tâm nghiên
cứu & phát triển chăn nuôi miền núi, chúng tôi rút ra những thuận lợi và khó
khăn sau:
1.1.5.1. Thuận lợi
Trung tâm nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ
NN&PTNT, Ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ chức năng của Viện
chăn nuôi, sự quan tâm tạo điều kiện và chia sẻ của các cấp lãnh đạo và
nhân dân các địa phương trong các hoạt động của Trung tâm, đặc biệt là thị
xã Sông Công và tỉnh Thái Nguyên.

10
Trung tâm có đội ngũ cán bộ có trình độ dày dạn kinh nghiệm trong hoạt
động nghiên cứu khoa học, say sưa với công việc chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có
sự đoàn kết thống nhất cao trong tập thể lãnh đạo và CBCNV.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm ngày càng được nâng cao và
hiện đại hoá từ chuồng trại, điện, nước đến nhà nghiên cứu thí nghiệm, đường
giao thông được nhà nước đầu tư xây dựng tốt hơn.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm là nghiên cứu và sản xuất. Trải qua 45
năm xây dựng và trưởng thành Trung tâm đã đúc rút ra nhiều kinh nhiệm quý
trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước tổ
chức sản xuất và xây dựng đời sống mới.
Cũng từ năm 1960 trở lại đây, một chặng đường 45 năm đầy những khó
khăn và thách thức, Trung tâm đã có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh
từng bước đổi mới về khoa học kỹ thuật, Trung tâm luôn luôn trân trọng
những kết quả nghiên cứu sản xuất của những thế hệ đi trước và luôn tự
khẳng định mình, quyết tâm đổi mới, đổi mới toàn diện để vững bước trong
nền kinh tế thị trường. Với sự phấn đấu không mệt mỏi Trung tâm đã được
Đảng và Nhà Nước ghi nhận. Tháng 9/2000 đã được Chủ tịch nước tặng thưởng
Huân chương lao động hạng ba.
1.1.5.2. Khó khăn
Hiện tại và trước mắt, Trung tâm còn gặp một số khó khăn sau:
- Với số CBCNV là 46 người phải đảm nhận một khối lượng công việc
lớn, phạm vi hoạt động rộng và chủ yếu ở vùng sâu vùng xa nên ảnh hưởng
rất lớn đến công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm.
- Là một đơn vị nghiên cứu có số CBCNV là 46 người, nhưng tiền
lương do nhà nước cấp chỉ có 28 người, số CBCNV còn lại là do đơn vị tự lo
liệu trang trải nên còn gặp nhiều khó khăn.
- Đàn gia súc với số lượng khá lớn gần 400 đầu gia súc cộng thêm đàn

gia cầm với số lượng lớn dẫn tới chi phí phát sinh lớn ngoài kinh phí nhà
nước cấp hằng năm.
11
- Khí hậu, thời tiết có sự chuyển biến theo mùa, mùa đông thì lạnh giá
(còn 8
o
C) kết hợp với khô lạnh nên ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng,
phát triển cây thức ăn và đàn gia súc gia cầm.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Thời gian thực tập là thời gian cuối cùng kết thúc quá trình học đại học,
đó là thời kỳ mỗi sinh viên phải tự cố gắng và hoàn thiện mình hơn trong học
tập và các hoạt động xã hội khác. Được nhà trường và khoa giao cho nhiệm
vụ thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm NC&PTCNMN, tôi đã đề ra nội dung cụ
thể như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
- Tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi thú y ở Trung tâm và tập quán chăn
nuôi ở khu vực vành đai xung quanh.
- Tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển
chăn nuôi tới từng hộ nông dân.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo lịch tiêm
phòng định kỳ hàng năm của Trung tâm.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh khi gia súc bị ốm.
- Tham gia hoạt động dịch vụ thú y phát triển mạng lưới thú y cơ sở.
1.2.1.3. Công tác khác
- Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, không ngừng
trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua các lớp tập huấn của trung tâm, các
hoạt động văn hoá văn nghệ, lao động thanh niên, tặng quà cho các em học

sinh nghèo vượt khó.
- Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, tham khảo
thêm sách báo, tài liệu, tạp chí khoa học, tạp chí chăn nuôi.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Xây dựng kế hoạch công tác hợp lý theo sự hướng dẫn của thầy giáo
hướng dẫn và điều kiện ở cơ sở.
12
- Trực tiếp điều tra, tìm hiểu tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia
cầm ở Trung tâm và khu vực vành đai để từ đó có biện pháp phòng và điều trị
kịp thời có hiệu quả.
- Mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, khiêm tốn, thật thà
học hỏi những kiến thức chuyên môn thực tế của cán bộ thú y cơ sở, sống hoà
mình với mọi người, năng nổ nhiệt tình trong công việc.
- Tích cực tìm đọc thêm tài liệu liên quan đến chuyên môn và chuyên
ngành mình học.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo
trong khoa CNTY và sự giúp đỡ của cán bộ thú y Trung tâm, cộng với sự nỗ
lực của bản thân, trong thời gian thực tập tôi đã đạt được một số kết quả nhất
định trong phục vụ sản xuất.
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
a. Công tác giống
Trong thời gian thực tập tôi đã tìm hiểu về công tác giống ở Trung tâm
tôi thấy như sau:
* Đối với đàn ngựa của Trung tâm
Với sự nghiệp cải tạo giống ngựa nội (có tầm vóc nhỏ bé, sức kéo thồ
yếu) bằng cách cho ngựa đực giống Cabacdin lai với ngựa cái nội tạo ra con
lai F1 có tầm vóc cao to hơn, sức kéo tốt hơn ngựa địa phương, rồi từ đó dùng
những con F1 có phẩm giống tốt cho lai với những ngựa quanh vùng cải tạo
giống ngựa nội.

Trong thời gian thực tập tôi đã trực tiếp tham gia vào công tác phối
giống cho ngựa. Tôi đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật phối giống cho ngựa.
Quy trình gồm các khâu sau:
- Kiểm tra sự động hớn của ngựa cái
Chúng tôi kiểm tra sự động hớn của ngựa cái bằng ngựa đực thí tình
vào mỗi buổi sáng. Dùng ngựa đực dắt đi dọc chuồng ngựa cái sinh sản cách
một ngày dắt một lần. Biểu hiện của ngựa cái động dục: ngựa cái thích gần
gũi vai ngựa đực, quay mông ra phía ngựa đực, mép âm môn có sự co bóp
13
liên tục thấy ngựa có sự đái dắt. Nếu thấy có hiện tượng trên chúng tôi đưa
ngựa cái đi kiểm tra sự động dục của buồng trứng.
- Kiểm tra buồng trứng qua trực tràng
Đây là phương pháp tiên tiến nhất, chính xác và hiệu quả nhất hiện nay.
Chuẩn bị: Tiến hành cố định ngựa cái vào giá, sau đó vệ sinh phần hậu môn
và phần bên ngoài mép âm môn.
Cắt móng tay vệ sinh tay bằng xà phòng, đi găng tay giấy bóng
hoặc không.
Kiểm tra buồng trứng: Kiểm tra buồng trứng bên phải thì dùng tay trái
và ngược lại. Chụm 5 đầu ngón tay lại cho gọn sau đó đưa tay moi hết phân ở
trong trực tràng.
Đưa tay vào trong xoang trực tràng sau đó đưa tay đến phần tiếp giáp
giữa phần đầu của trực tràng và phần cuối của tiểu kết tràng, rút tay lại
khoảng 15cm sau đó hướng lòng bàn tay lên phía bên phải hoặc bên trái của
phía xương sống (đốt sống 3 - 4).
Chú ý: Trong trường hợp khám thấy ngựa có có biểu hiện rặn cong
đuôi, gù lưng có cảm giác trực tràng bóp căng chặt tay thì phải tạm dừng
không được cố khám tiếp.
Các giai đoạn phát dục của buồng trứng và trạng thái buồng trứng:
Sự phát dục của buồng trứng chia làm 5 thời kỳ:
Thời kỳ 1: Thấy buồng trứng phát triển to lên nhưng sờ buồng trứng

vẫn thấy cứng và thô. Nếu ở thời kỳ này sau 3 ngày tiến hành kiểm tra tiếp.
Thời kỳ 2: Khi sờ vào buồng trứng thấy nang trứng đã bắt đầu có dịch
thể, sờ thấy hơi mềm. Thời kỳ này sau 2 - 3 ngày kiểm tra tiếp tuỳ thuộc vào
trạng thái của buồng trứng.
Thời kỳ 3: Dịch thể đã rắn, khi nắm nhẹ thấy có hiện tượng có sự đàn
hồi như dạng quả thị chín, nang trứng chưa tròn. Khi thấy trứng ở giai đoạn
này thì tiến hành phối kích thích cho ngựa hoặc không tuỳ thuộc vào đặc điểm
của từng con và điều kiện thời tiết. Kiểm tra trứng liên tục một ngày một lần.
14
Thời kỳ 4: Sờ buồng trứng có dạng căng mọng, dịch thể nhiều, mặt của
buồng trứng thấy nhẵn bóng, trứng căng tròn, mềm. Nếu thấy trứng ở giai
đoạn này, tiến hành phối giống cho ngựa. Giai đoạn này tiến hành kiểm tra
ngày 2 lần.
Thời kỳ 5: Trứng xả và xẹp, sờ thấy hốc Fuliculin, tiến hành phối giống
cho ngựa.
Kiểm tra buồng trứng thấy mới xả có hiện tượng vẫn còn thấy dịch thể
và sờ thấy có dạng bèo nhèo như da ếch. Nếu xả lâu rồi thì thấy buồng trứng
ở dạng bình thường.
Chú ý: Khi kiểm tra buồng trứng cần phân biệt trứng với phân. khi
khám phải đối chiếu sự khác nhau giữa 2 buồng trứng.
Khi khám không dùng sức bóp mạnh buồng trứng hoặc lôi kéo
buồng trứng.
Trong quá trình khám buồng trứng tôi đã gặp một số trường hợp bất
thường sau:
+ Động hớn liên tục: Ngựa có biểu hiện động dục kéo dài, buồng trứng
phát triển to nhưng không rụng, có khi cả hai buồng trứng cùng không rụng,
có khi cả 2 buồng trứng cùng phát triển. Nguyên nhân là do viêm âm đạo,
viêm tử cung hoặc thiếu hoocmon FSH và LH.
+ Động hớn giả: khi dắt ngựa đực thí tình đều thấy có hiện tượng ngựa
cái động hớn, khi kiểm tra buồng trứng thấy không phát triển. Nguyên nhân

do viêm âm đạo hoặc tử cung dẫn đến buồng trứng sưng, ngựa cái ngứa ngáy
muốn gần con đực.
+ Động hớn liên tục: Ngựa cái đang động dục thì ngừng sau một vài
ngày lại tiếp tục động dục. Nguyên nhân do chăm sóc nuôi dưỡng kém.
* Phương pháp kiểm tra sự thụ thai ngựa
- Chẩn đoán sự thụ thai bằng ngựa đực thí tình.
Khi phối giống được 21 - 23 ngày, tiến hành đưa ngựa đực đến kiểm
tra, nếu thấy ngựa cái không có biểu hiện động dục thì có thể coi là ngựa cái
đã thụ thai. Và tiến hành kiểm tra qua trực tràng.
15
- Chẩn đoán sự thụ thai qua trực tràng
Dùng tay moi hết phân ở trực tràng. Đưa tay vào trực tràng đến điểm tiếp
giáp giữa phấn đầu của trực tràng và phần cuối của tiểu kết tràng, rút tay lại 10 -
20 cm. Úp tay xuống phần bụng để 1 lát không thấy sự co bóp của trực tràng, sờ
tử cung thấy có biểu hiện: Sừng tử cung có dạng tròn to dần sờ thấy hơi cứng, tử
cung bình thường có dạng mềm dẹt. Sờ kỹ bên sừng tử cung có chứa thai thấy co
ngắn lại (ngắn hơn bên kia). Sờ kỹ về phía gốc sừng tử cung mang thai thấy có
điểm hơi phồng lên, sừng bên kia không có. Góc giữa 2 sừng tử cung hẹp lại.
Trong thời gian khám thai tôi thấy trường hợp bất thường sau.
Sừng tử cung bị viêm: Sừng tử cung cũng cứng và tròn nhưng sờ kỹ
không thấy điểm thai làm tổ. Góc giữa 2 sưng tử cung vẫn bình thường, sờ
sừng tử cung bị viêm thấy biến dạng.
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã khám phối giống cho 12 con. Kết
quả có 9 con có chửa, đạt tỷ lệ 75%.
Tiến hành khám thai qua trực tràng và chẩn đoán có thai 20 con, độ
chính xác đạt 80%.
* Đối với đàn trâu của Trung tâm
Đàn trâu chủ yếu là trâu ngoại Murrahi (ấn Độ) có tầm vóc cao to, có đủ
phẩm chất làm giống để cải tạo đàn trâu nội. Đặc biệt đối với trâu ở Trung tâm,
cho đến nay đã khai thác được tinh đông viên phục vụ cho khu vực và các tỉnh

lân cận.
- Khác với ở Trung tâm, các khu vực quanh Trung tâm chỉ nuôi trâu nội
có tầm vóc nhỏ bé, sức cày kéo thấp, phương thức giao phối trực tiếp là chủ
yếu nên cho hiệu quả kinh tế chưa cao. Tôi đã vận động một số hộ nông dân
nên nuôi trâu lai F
1
(đực Murrahi x cái nội) có tầm vóc cao to, sức cày kéo tốt
hơn và giải thích để nông dân hiểu rằng phối giống bằng phương pháp thụ
tinh nhân tạo sẽ tốt hơn vì tránh được một số bệnh truyền nhiễm qua con
đường sinh dục. Qua thực tế tôi thấy trâu lai ở Trung tâm có tầm vóc cao to,
sức cày kéo tốt, kế thừa được tính phàm ăn của trâu nội, chịu đựng được điều
kiện của Việt Nam.
16
* Đối với đàn gia cầm thuỷ cầm
- Đàn gà giống gốc của Trung tâm chủ yếu là gà Lương Phượng và gà
Sasso, có sức sinh trưởng và sinh sản cao. Trung tâm nuôi để đẻ trứng và ấp
nở thành gà con cung cấp cho các hộ nông dân quanh vùng. Trong thời gian
thực tập, tôi đã tham gia phối hợp xây dựng khẩu phần ăn cho đàn gia cầm.
- Về đàn ngan chủ yếu là giống ngan Pháp, Trung tâm nuôi nhằm mục
đích cung cấp thịt cho thị trường. Qua quá trình thực tập, tôi đã phát hiện
ngan nuôi tại Trung tâm bị thiếu Vitamin A, từ đó có kế hoạch thay đổi khẩu
phần ăn cho ngan. Cụ thể bổ sung lá cây keo dậu vào cám cho ngan ăn. Hiện
nay, đàn ngan của trung tâm đang sinh trưởng phát triển tốt.
b. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở. Tuy nhiên, để đạt
năng suất cao thì chăm sóc nuôi dưỡng là khâu quan trọng không thể thiếu
được. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn
gia súc, gia cầm. Qua tìm hiểu thực tế về công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia
súc ở Trung tâm, tôi thấy đảm bảo quy trình cả về khẩu phần ăn và lịch trình
cho ăn. Tôi đã cùng cán bộ, kỹ thuật viên vệ sinh chuồng trại, tắm trải cho gia

súc, đồng thời tẩy uế khu vực quanh chuồng trại, cho gia súc gia cầm ăn, uống
giúp nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc, gia cầm.
c. Công tác thú y
Công tác thú y có mối liên hệ khăng khít với công tác giống và chăm
sóc nuôi dưỡng, vì vậy thú y có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành chăn
nuôi. Đó là một khâu tạo nên sự thành công trong chăn nuôi. Với phương
châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi cùng cán bộ thú y Trung tâm đã tiến
hành công tác tiêm phòng hàng năm cho đàn gia súc, gia cầm.
* Công tác tiêm phòng
Tiêm phòng dịch hàng năm cho gia súc là một việc làm rất cần thiết đối
với một cơ sở chăn nuôi lớn. Vì vậy, tôi đã cùng cán bộ thú y tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm một số loại bệnh như:
+ Tụ huyết trùng trâu :

×