Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––




TRIỆU MẠNH HÙNG





“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LOÀI CÂY RỪNG
LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT HƯƠNG THẺ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC NÙNG TẠI
HUYỆN BÌNH GIA - TỈNH LẠNG SƠN”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý TNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 – 2014






THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––




TRIỆU MẠNH HÙNG




“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LOÀI CÂY RỪNG
LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT HƯƠNG THẺ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC NÙNG TẠI
HUYỆN BÌNH GIA - TỈNH LẠNG SƠN”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý TNR
Khoa : Lâm nghiệp
Lớp : K42 - QLTNR
Khóa học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Đăng Cường
2. TS. Nguyễn Thanh Tiến
Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



THÁI NGUYÊN - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực
địa hoàn toàn trung thực, khách quan chưa công bố trên các tài liệu. Nếu
có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014


Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học



Triệu Mạnh Hùng





XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện phương châm “học
đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiến”. Là một sinh viên khoa
Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong 4 năm vừa qua
tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện thu lượm những kiến thức khoa học
và thực tiễn từ các thầy giáo, cô giáo.
Thực tập tốt nghiệp là khâu cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh
viên, giúp cho mỗi sinh viên có điều kiện cũng cố kiến thức đã học tập
trong nhà trường và là cơ hội để mỗi sinh viên trau dồi kiến thức thực tế
nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau nay.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự nhất trí của khoa
lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện
đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản
xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh
Lạng Sơn”.
Sau một thời gian thực tập tại xã Tân Văn đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự cố
gắng nố lực của bản thân tôi còn được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
giáo, cô giáo trong khoa lâm nghiệp. Đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn

Đăng Cường đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Em cũng
chân thành cảm ơn các cô, chú, các bác tại Ủy ban nhân dân xã Tân Văn
cũng như các hộ dân địa phương đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tại xã.
Do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, và thời gian
hạn chế nên đề tài còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ Tiếng Việt Từ Tiếng Anh
1 CIFOR
Trung tâm nghiên cứu
Lâm nghiệp quốc tế

Center for International
Forestry Research
2 CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa

3 ĐH Đường huyện
4 ĐT Đường tỉnh
5 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
6 FAO

Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên hợp
quốc

Food and Agriculture
Organization
7 ICRAF
Trung tâm nghiên cứu
quốc tế về Nông lâm kết
hợp

International Centre for
Research in Agroforestry

8 LSNG Lâm sản ngoài gỗ
Non-timber forest
products
9 RECOFTC
Trung tâm vì Con người
và Rừng

The Center for People
and Forests
10 TCLĐ Tổng cục Lao động
11 UBND Uỷ ban Nhân dân
12 USD
Đơn vị tiền tệ chính thức
của Hoa Kì
United States dollar





MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 9
2.2.1.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ 9
2.2.1.2. Những nghiên cứu về Hương 12
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 13
2.2.2.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ 13
2.2.2.2. Những nghiên cứu về Hương 17
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 19
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 19
2.3.1.1. Vị trí địa lý 19
2.3.1.2. Địa hình, địa mạo 20
2.3.1.3. Khí hậu, thủy văn 21
2.3.1.4. cơ sở hạ tầng 22
2.3.1.5. Dân số và lao động 25
2.3.1.6. Văn hóa - y tế- giáo dục 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
3.4.1.1. Kế thừa tài liệu 27
3.4.1.2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết 28
3.4.1.3. Điều tra ngoại nghiệp 28
3.4.2. Xử lí số liệu 31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Khảo sát tình hình sử dụng 1 số loài cây rừng dùng làm nguyên liệu sản
xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn 32
4.2. Một số đặc điểm của cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương
thẻ 34
4.2.1. Phân bố các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ 34
4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của cây rừng dùng làm nguyên liệu
sản xuất Hương thẻ 36
4.2.2.1. Cây Hồi 38
4.2.2.1. Cây tre, Nứa 40
4.2.2.3. Keo tai tượng 41
4.2.2.4. Cây quế 42
4.2.2.5. cây Trám trắng 45
4.2.2.6. Cây Kháo xanh 46
4.3. Kinh nghiệm và cách chế biến, sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân
tộc Nùng tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 47
4.3.1. Làm chân nhang 47
4.3.2. Làm bột nhang 48

4.3.3. Làm mình nhang 48
4.3.4. Cách bảo quản 49

4.3.5. Đóng gói và tiêu thụ 49
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất Hương thẻ của địa
phương 49
4.4.1. Thuận lợi 49
4.4.2. Khó khăn 50
4.5. Đề xuất giải pháp quản lý phát triển và sử dụng hợp lý tập đoàn cây rừng
dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại địa phương 51
Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Thống kê một số loài cây được sử dụng làm nguyên liệu làm
Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn 32
Bảng 4.2. Thống kê mùa thu hái, mức độ sử dụng các loài cây nguyên
liệu làm Hương thẻ người dân thường được sử dụng hàng
năm 33
Bảng 4.3. Phân bố các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ tại khu vực
nghiên cứu theo tuyến 34
Bảng 4.4. Nghiên cứu một số đặc điểm của cây rừng dùng làm nguyên

liệu sản xuất Hương thẻ 37


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 4.1: Quả hồi 38
Hình 4.2: Bột Hồi 38
Hình 4.3: Cây Nứa 40
Hình 4.4: Chân nhang 40
Hình 4.5: cây Keo 41
Hình 4.6: Bột Keo 41
Hình 4.7: Bột quế 42
Hình 4.8: Cây quế 42
Hình 4.9: Quả Trám 45
Hình 4.10: Gốc Trám 45
Hình 4.11: Cây Kháo xanh 46
Hình 4.12: Bột Kháo 46


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn
bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh
doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn

định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng.
Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của
người dân miền núi.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây rừng có mủ thơm và có mùi đặc
trưng, do đó đã được con người từ đời xa xưa đến nay sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau, trong đó có nghề làm Hương (nhang). Đó là nghề tạo ra sản
phẩm được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong đời sống người dân mà không
gì thay thế được. Thắp nhang là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu
trong ngày Tết, các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ, đám ma
Có thể khẳng định, nén nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời
sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam.
Cây nhang, nén hương như chiếc cầu nối thiêng liêng giữa con người
với cõi tâm linh, trời đất, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á và
cộng đồng người Việt sống ở châu Âu cũng như toàn thế giới. Những ngày
cuối năm, các gia đình khi đi mua sắm các thứ lễ vật để chuẩn bị cho ngày
Tết, hầu như ai cũng mua những hộp nhang, hương thơm về cúng Phật, cúng
ông bà Tổ tiên của mình. Khi vào thời khắc giao thừa, lúc giao hòa giữa năm
cũ và năm mới, giữa trời và đất cả dân tộc Việt Nam đón chào hân hoan, cầu
mong gia đạo bình an, đời sống thịnh vượng, hạnh phúc và một năm làm ăn
phát tài phát lộc. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên
bàn thờ vài nén nhang, hương thơm để cùng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên,
cha mẹ, những người kính yêu đã khuất. Sự lan tỏa của làn khói trắng, mùi
thơm dịu nhẹ thoang thoảng cùng với cái không khí lành lạnh của không gian
tĩnh mịch làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn. Trong tâm
2
thức của người Việt Nam đều tin tưởng ở thế giới bên kia, trong khoảng
không gian vô định, có những hình ảnh, những con người đang hướng về chúng
ta, đang ở bên chúng ta hằng ngày. Và khi thắp cây nhang, nén hương lên, ta có
thể tâm sự với họ, sưởi ấm với cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa. Đó là
lòng kính yêu, thành kính của chúng ta.

Nghề làm Hương thẻ hiện nay có rất nhiều nơi trên cả nước sản xuất,
trong đó có huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Sản phẩm làm ra chủ yếu để phục
vụ cho nhu cầu sử dụng tại địa phương, chứ chưa phổ biến và lan rộng tới các
địa phương khác trong cả nước. Do đó, cần có phương pháp sản xuất phù hợp,
mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời phải tạo ra được sản phẩm mang tính
đặc trưng của dân tộc Nùng. Một số loài cây nguyên liệu dùng để sản xuất
Hương thẻ hiện nay đang giảm dần về số lượng do bị khai khác quá nhiều để
sử dụng cho các mục đích khác nhau, phục vụ nhu cầu của cuộc sống người
dân. Cần đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra các giải
pháp phát triển, quản lí bền vững tập đoàn cây rừng dùng làm nguyên liệu sản
xuất Hương có trên địa bàn, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao
thu nhập cho người dân.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của
đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”. Nhằm nghiên
cứu và bảo vệ nghề làm Hương, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu một số loài cây rừng dùng để sản xuất Hương thẻ tại
địa phương, quy trình sản xuất và mức độ phân bố các cây nguyên liệu trên địa
bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng sơn. Làm cơ sở khoa học đánh giá thực trạng
sản xuất từ nguyên liệu sẵn có, đề xuất các giải pháp phát triển nhằm quản lí tốt
nguồn nguyên liệu sản xuất Hương. Góp phần giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân, tận dụng nguồn lực,
tiềm năng tại chỗ và góp phần bảo tồn được đa dạng sinh học, nâng cao giá trị
nguồn LSNG ở địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các loài cây nguyên liệu trong tự nhiên có thể làm Hương
thẻ tại khu vực nghiên cứu.

- Tìm hiểu được quy trình sản xuất chế biến Hương thẻ từ cây nguyên
liệu ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây nguyên
liệu làm Hương thẻ tại khu vực ngiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất một cách có hiệu quả.
- Giúp bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong việc giao tiếp cộng
đồng, làm việc với người dân, vận dụng kiến thức được học để đi điều tra, thu
thập, xử lí số liệu và viết báo cáo một cách chính xác, hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần giữ gìn và phát huy được nghề truyền thống có từ lâu đời ở
địa phương, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần
xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học các cây
nguyên liệu bản địa quý, có giá trị.
- Tuy đề tài chỉ mới chỉ đề cập một số đặc điểm hình thái, sinh thái loài,
lại tiến hành trong một thời gian ngắn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo hướng dẫn, cùng người dân địa phương, tôi hy vọng đề tài có thể sử
4
dụng để nghiên cứu đặc tính sinh thái các loài cây sử dụng làm nguyên liệu
sản xuất Hương thẻ, nhằm bảo tồn các loài thực vật tại Huyện Bình Gia –
Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong mỗi người dân Việt Nam đều coi Hương là một công cụ đặc biệt
quan trọng đối với đời sống hàng ngày, và đặc biệt là đời sống tâm linh. Ai
trong chúng ta cũng đã ít nhiều quen với việc thắp Hương, dâng Hương. Cho

dù không tin vào thần thánh, vào thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng
nén Hương và hương thơm của nó giúp chúng ta ấm áp tâm hồn. Nghề làm
Hương được rất nhiều vùng miền trên cả nước làm ra, tuy nhiên mỗi nơi lại
mang những nét đặc trưng, bí quyết riêng biệt tạo nên những nén hương mỗi
khi thắp lên đều mang hương vị, dấu ấn in đậm ở mỗi vùng. Nén hương vòng
cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó
là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng
cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn
tới những điều: Chân - Thiện - Mỹ của cuộc đời. Đối với mỗi người Việt Nam
chúng ta, dù thành thị hay nông thôn, mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên
trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một
nén hương cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình
an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp
và tươi vui mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh.
Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng
nhau đi viếng chùa cầu phúc Những nén hương được thắp lên và mọi người
cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa
mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân
Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần
tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.[11]
Thấy được vai trò của lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đối với các nước đang
phát triển nhất là các nước vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành
5
nhiều dự án nhằm làm rõ vai trò của LSNG, các chính sách liên quan, thông
tin tiếp thị, …
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú
trọng nhiều về LSNG. Trung tâm đã đề ra phương pháp phân tích với lâm sản
thương mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) đã và
đang thực hiện làm thế nào để sản xuất, nâng cao chất lượng của cây rừng có
nhiều tiềm năng. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

(FAO) và trung tâm đào tạo vùng lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC) cũng có
nhiều nghiên cứu về LSNG trong đó cách tiếp cận về phương pháp luận về
“từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ” coi nhiệm vụ của rừng là sản xuất cần
thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị trường và chính
sách thị trường định chế[13]. Trên thế giới cộng đồng quốc tế, có nhiều
nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi tài nguyên rừng vào đầu những năm
1980. Một chiến lược bảo tồn mới được hình thành và khẳng định tính ưu việt
của nó. Đó là liên kết quản lý bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia với các
họat động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết có sự tham gia
bình đẳng của các cộng đồng, trên cơ sở tôn trọng nền văn hóa trong quá trình
xây dựng các quyết định. Một dự án đã được thử nghiệm với tên gọi: “quản lý
rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện tại Pu kheio Wildife
Santuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ rằng
“Điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của
các bên liên quan và đặc biệt là bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương
bằng các họat động thu nhập của họ”.
LSNG không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá
trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã
từ lâu, LSNG được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,
thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
của nhân dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các
loại LSNG đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà một số LSNG đang bị cạn kiệt cùng với sự suy
thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiểu biết về lâm sản
6
ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên quí giá này. Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm
sản ngoài gỗ Việt nam trong số 12000 loài cây được thống kê có: 76 loài cho
nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93

loài cho chất màu; 1498 loài cho các dược phẩm.
Nhiều loại LSNG đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành
công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các
loài song mây, tre nứa, các loài hoa…Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp
Việt Nam 2006 - 2020, định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam
đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ
USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020,
lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm
trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình
quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ LSNG chiếm
15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Các cây LSNG chính là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất, chế biến
hương. Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á
bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời
sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống,
gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người
Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình
nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh,
có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo
truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có người còn không biết vì sao
trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng, hình ảnh Chư Phật Bồ
Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một “ông” Phật sống ở trên bàn
thờ ?[15]
Theo Pháp sư Tịnh Không về Đốt hương thì hương đại biểu cho hương
tín, đây là một tín hiệu mà người xưa đã dùng rất rộng rãi. Rõ ràng nhất, nơi
Vạn lý trường thành chúng ta thấy cách một đoạn có một phong hỏa đài,
phong hỏa đài là đài truyền tin gấp rút. Phong hỏa đài giống như cái lò hương.
7
Người ta dùng lửa đốt phân sói, mật độ của khói phân sói không giống như
khói khác, gió không thể thổi tan và duy trì lâu. Ở xa trông thấy chỗ có khói

thì biết rằng chỗ kia có biến cố, đây là cách truyền tin gấp của người xưa.
Việc đốt hương để truyền tin gấp đến chư Phật và Bồ tát khiến cảm ứng đạo
giao cũng xuất phát từ ý niệm truyền tin kiểu này.
Đạo Phật đã được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỷ trước công
nguyên, văn hóa Phật giáo hòa quyện cùng văn hóa bản địa đã tạo ra một văn
hóa tín ngưỡng rất đặc thù. Tập tục dâng hương theo quan điểm của Phật giáo,
Hương thắp lên vừa đạt được ý nguyện tâm linh dâng mùi thơm và chuyển lời
cầu nguyện lên ngôi Tam bảo chứng minh, vừa để biểu hiện chính tâm hướng
tới điều thiện.[9]
Khi đốt hương, cúng Phật chúng ta thường đọc những câu mật ngữ
như: Hương Yên khiết thể, thông xuất tam giới, ngũ uẩn thanh tịnh, tam độc
liễu nhiên. Trong lúc cầm ba nén nhang vị chủ lễ xướng to bài kệ: Thứ nhất
biện hương, bất tùng thiên giáng, phi thuộc địa sanh. Lưỡng nghi vị phán chi
tiên, căn nguyên sung tắc tam giới, nhứt khí tài phân chi hậu. Chi diệp biến
mãn thập phương. Siêu nhật nguyệt chi quang hoa, hàm sơn xuyên chi tú lệ.
Tức giới tức định tức huệ. Phi mộc phi hỏa phi yên. Thâu lai tại nhứt vi trần.
Tán khứ phổ châu sa giới. Ngã kim nhiệt hướng lư trung, đoan thân cúng
dường. Thập phương thương trú tam bảo, sát hải vạn linh, tất trượng chơn
hương, đồng quy chơn tế.
Trong Kinh Pháp cú đức Phật dạy: “Không một hương hoa nào bay ngược
chiều gió thổi, chỉ hương người đức hạnh bay ngược gió bốn phương”.
Hương có rất nhiều loại từ nhiều nơi sản xuất ở trong nước cũng như
nhập khẩu từ nước ngoài. Dạo qua thị trường hương (nhang) hiện nay có thể
thấy hàng trăm nhãn hiệu với nhiều mùi thơm khác nhau, từ “made in
Vietnam” đến hàng nhập ngoại mà đa phần là nhang Đài Loan, Trung Quốc.
Theo giới chuyên môn, hương nhang càng thơm càng độc hại do được ngâm
tẩm hóa chất.[14]
Có nhiều người thắc mắc tại sao thắp hương lại dùng những con số lẻ
nén nhang 1,3,5,7, 9 v.v Thường thì 3 nén nhang và 2 bàn tay luôn luôn
8

chắp lại và miệng thì lâm râm thầm khấn nguyện? Phải chăng số lẻ là con số
tượng trưng cho sự linh thiêng, tượng trưng cho trời vì chiếu theo luật cơ -
ngẫu của dịch lý thì số lẻ thuộc Dương, số chẵn thuộc Âm. Dương tượng
trưng cho trời, cho sự linh thiêng, cho vô hình, cho sự trong sạch thanh tịnh,
cho sự sinh trưởng phát triển, cho các cõi trên như Tiên, Thánh, Phật
Con số 3 liên quan đến biểu tượng “Lưỡng long triều nguyệt” nghĩa là
đôi rồng chầu vào một mặt nguyệt ta thường được trang trí trên các bát nhang,
lư hương lớn nhỏ ở các nơi thờ tự. Theo dịch lý đôi rồng là tượng trưng của
dương, ứng với hai hào dương trong các quẻ kinh Dịch. Còn mặt nguyệt là
tượng trưng của âm, ứng với hào âm trong các quẻ. Ở đây hào âm (mặt
nguyệt) ở giữa, còn đôi rồng chầu hai phía. Lưỡng Long triều nguyệt cũng
chính là biểu tượng của quẻ Ly.
Không những vậy, con số 3 còn liên quan cả một quan niệm triết học
về vũ trụ của người phương Đông: Thiên, Nhân, Địa (Trời, Người, Đất) gọi là
tam tài. Người xưa rất chú trọng về ý nghĩa Tam Tài, cho nên làm bất cứ việc
gì họ đều xét nét tỉ mỉ về Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa nếu thấy đầy đủ ba
yếu tố Tam tài thì mới hành sự và tin tưởng điều ấy sẽ thành công. Đứng về
mặt ý nghĩa, thắp hương là một biểu hiện mong muốn tiếp xúc với thần linh.
Vào thời nguyên thủy, khi con người chưa thể giải thích các hiện tượng siêu
nhân trong thế giới quan dẫn đến việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên
đó và gắn với mỗi hiện tượng siêu nhiên là một vị thần. Con người cũng sớm
định vị các vị thần là các đấng tối cao, ở cõi trên và cho rằng thần linh đã trực
tiếp chi phối nhiều mặt đời sống của chính mình. Chính vì vậy con người đã
tìm cách giao tiếp với thần linh, không một cách nào có thể giúp con người
bay lên cao, chỉ khi tìm thấy lửa dần dần con người nhận thấy khi đốt lửa thì
bao giờ khói cũng bay lên. Từ đó, con người đã biết sử dụng lửa để giao tiếp
với các thần linh.[12]
Tóm lại, tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có
từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho
con cháu kế thừa. Gia bảo này được hấp thụ những tinh hoa của tư tưởng văn

hóa Đông phương. Để xác định một lần nữa, dâng hương không phải là một
9
hành động mê tín dị đoan mà là một truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân
tộc, chúng ta không thể quên được nguồn gốc văn hóa Đông phương. Đó
chính là một trong những biểu tượng văn minh của người Á Đông mà các
nước Tây phương khó có thể tìm được giá trị tâm linh ấy trong cuộc sống xã
hội của họ.
Riêng đối với Phật giáo: Việc dâng hương cúng dường chư Phật mang
nhiều ý nghĩa, từ sự hiển lý, không những làm tăng vẻ uy nghiêm, phá tiêu
chướng khí nơi đạo tràng, mà còn làm cho tỏ ngộ chơn thường, đạt thể tánh
tịnh minh. Người Phật tử chúng ta đã hiểu được ý nghĩa giá trị của việc dâng
hương theo quan niệm Phật giáo, hãy cố gắng giữ gìn truyền thống và thực
hiện cho kỳ được việc dâng hương cho trang nghiêm và chu đáo, vừa lợi ích
cho mình trong việc tu tạo bản thân và giáo dục con em của mình trở thành
những con người tài đức vẹn toàn để cống hiến và xây dựng một xã hội văn
minh và hạnh phúc.
Ngày nay, trong xu thế hướng về nguồn cội để giữ gìn và phát huy
những truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc thì tập tục dâng hương lại là
một trong những đề tài hướng đến Chân Thiện Mỹ để chúng ta suy ngẫm và
phát huy nhiều hơn nữa những giá trị văn hóa tâm linh cao quý này.[8]
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
- Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản
khác như song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v
do có khối lượng nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ
của rừng. Người ta gọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc
sản rừng (special forest products). Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn
phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim

loại và các chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành
khác. Trong khi đó các "Lâm sản phụ" được sử dụng ngày càng nhiều hơn và
với những chức năng đa dạng hơn. Một số nghiên cứu gần đây đó cho thấy
nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm sản phụ” hoàn toàn không nhỏ,
10
đôi khi còn lớn hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò của các "Lâm sản
phụ" người ta đó sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "Lâm sản ngoài
gỗ" ("Non - timber forest products" hay "Non - wood forest products").
Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản
ngoài gỗ. Theo Jenne.H. de Beer (1992)[18] “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là
toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được
con người khai thác và sử dụng”. Năm (1994), trong hội nghị các chuyên gia
lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại
Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau:
"Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài
gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các
cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải
là các lâm sản ngoài gỗ". Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do
tổ chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về lâm
sản ngoài gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc
sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ".
Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer (2000)
đã bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông "Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác
từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh
dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã
(động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như
tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi". Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer
là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là
ông đã đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ.

- Tính đa dạng của lâm sản ngoài gỗ:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài
nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi
nghiên cứu sự đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek,
Khammouan, Lào người ta đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trong đó
có 223 loài làm thức ăn (Joost Foppes, 1997)[19]. Để thuận tiện cho việc nghiên
11
cứu C. Chandrasekharan (1995) - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã
chia lâm sản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau:
A. Cây sống và các bộ phận của cây
B. Động vật và các sản phẩm của động vật
C. Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật )
D. Các dịch vụ từ rừng.
Mendelsohn (1989) đã căn cứ vào giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ
để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được; keo dán và nhựa;
thuốc nhuộm và ta nanh; cây cho sợi; cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị
trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: nhóm bán trên thị
trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người
thu hoạch. Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính
được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ
trước đây bị lu mờ và ít được chú ý đến.
Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về lâm sản ngoài
gỗ trên thế giới với số lượng khổng lồ các giống loài. Chúng có dạng sống,
đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng. Tính phong phú của
lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó chứng tỏ một
tiềm năng lớn không chỉ cho phát triển kinh tế, mà còn cho việc xây dựng
những hệ sinh thái có tính ổn định và bền vững cao. Đây cũng là cơ sở cho
các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu đầy đủ hơn về lâm sản ngoài gỗ
ở mỗi khu vực.
- Giá trị của lâm sản ngoài gỗ:


Hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài gỗ như một yếu tố quan
trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở Ghana, lâm sản ngoài gỗ có vai
trò cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,v.v đồng thời cũng
chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình. Lâm sản ngoài gỗ cũng là
một bộ phận của rừng, nếu lâm sản ngoài gỗ được sử dụng một cách hợp lý thì
nó đóng vai trò to lớn trong quá trình phục hồi và phát triển rừng ở các nước
đang phát triển. Lâm sản ngoài gỗ được các nhà nghiên cứu coi như một yếu tố
góp phần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới (Clark,
1997)[20]. Khi nghiên cứu ở lưu vực sông Công Gô ở Cameroon, L.Clark kết
12
luận:" Sự phát triển của lâm sản ngoài gỗ là một yếu tố đóng góp vào sự bảo tồn
của hệ sinh thái rừng". Trong nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1989) đó cho
thấy người ta có thể gặp một đám sản phẩm có giá trị rất cao. Peter (1989)[17]
đã tìm thấy những khu rừng với 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon
của Peru. Hàng năm chúng cho thu nhập từ 200 - 6000 USD/ha. Myers
(1980)[21] ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi
người địa phương và không bao giờ tính ra tiền mặt. Rõ ràng là người dân địa
phương đã đạt được lợi ích cơ bản của họ từ những khu rừng kế cận. Đối với nền
kinh tế của một số nước vai trò của lâm sản ngoài gỗ đó được khẳng định chẳng
hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đó xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị 23
triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và ở Malaysia
trong năm 1986 xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ đạt xấp xỉ 11
triệu USD (Jenne.H. de Beer, 1992). Ở Ấn Độ (1982) lâm sản ngoài gỗ chiếm
gần 40% giá trị lâm sản và 60% giá trị lâm sản xuất khẩu. Indonesia (1989) thu
436 triệu USD từ lâm sản ngoài gỗ (Lã Quý An, 1999)[1]. Ở Lào cũng đề ra mục
tiêu đến năm 2000 có thể thu hời 50% nguồn lợi của rừng không phải là gỗ (Cứu
lấy trái đất, 1993). Trong một số trường hợp lợi ích thu được từ lâm sản ngoài gỗ
lớn hơn nhiều so với thu nhập từ các sản phẩm khác.
2.2.1.2. Những nghiên cứu về Hương

Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân châu Á bất kể
lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn
hóa, tín ngưỡng như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.
Để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của việc sử dụng hương nhang. Từ buổi
sơ khai, con người đã thấy rằng khi ngọn lửa cháy lên với một vật liệu dùng
để đốt sẽ tỏa một mùi đặc trưng. Khi đốt hương, khói hương nghi ngút tạo nên
không khí thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm. Theo lịch sử ghi lại, việc đốt
nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng 5700 năm), từ
nước Ấn Độ. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem
hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh
mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các
nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản,
tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương: sản phẩm quen thuộc nhất là
13
nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỉ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài
liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua
chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên
tượng mô tả nghi thức này. Ngày này việc đốt nhang đã trở thành một tập
quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía quan Thế Âm,
ngày tết hái lộc đầu năm, Phật Đàn và những ngày quan trọng trong gia đình
như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia … dùng để cúng những vị như
Phật Bà Quan Âm, Đức Mẹ Mary, ông bà, Tam Tiên ông; Phúc Lộc Thọ, Thổ
Địa,Táo Quân,Thần Tài…[16]
Ðời Hán Vũ Ðế, vua nước Hồn Da (Hung Nô) đầu hàng, bắt được pho
tượng bằng vàng ở cung Cam Tuyền, khi tế không dùng trâu bò, chỉ đốt
hương lễ bái. Tục đốt hương bắt đầu từ đấy
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
Với vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong thời đại hiện nay, việc
làm trước tiên để phát triển chúng ta cần nghiên cứu xác định và phân loại

được toàn bộ lâm sản ngoài gỗ, sau đó tập trung nghiên cứu một số loại lâm
sản ngoài gỗ có thế mạnh ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lâm sản
ngoài gỗ ở Việt Nam rất phong phú đa dạng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ từ năm 1978,
nhà nước đã thành lập phòng nghiên cứu Lâm đặc sản, về sau phát triển thành
Phân viện Đặc sản rừng và nay là Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản thuộc
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Theo quyết định số 639/TCLĐ ngày
27/9/1995 của Bộ Lâm nghiệp thì Trung tâm Nghiên cứu lâm đặc sản có
nhiệm vụ chính là nghiên cứu sản xuất, gây trồng, cải tiến và áp dụng các kỹ
thuật khai thác, chế biến và bảo quản lâm sản ngoài gỗ. Đây là cơ quan đầu
ngành về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. Trong nhiều năm trung tâm đã nghiên
cứu, phát hiện những lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Ngoài ra những nghiên cứu
về lâm sản ngoài gỗ còn được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo
của ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và ngành khác như Trường Đại học Lâm
nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
14
Trường Đại học Dược, Viện Dược liệu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam, v.v
Trước đây, xuất phát từ tình hình thực tiễn, sản phẩm có giá trị cao được
khai thác từ rừng được gọi là "Đặc sản rừng". Từ năm 1986 cho đến nay, với
chủ trương chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đổi mới
quản lý rừng, những nhận thức về vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quá trình
xóa đói, giảm nghèo và bảo tồn rừng đã có nhiều thay đổi. "Lâm sản phụ" và
" Đặc sản rừng" được gọi chung là "Lâm sản ngoài gỗ". Trong cuốn "Tổng
quan lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam" các tác giả Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu
Nguyên và Trịnh Vỹ (2001)[5] đưa ra khái niệm lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
như sau: " Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật lấy từ
rừng hoặc đất rừng, nó không bao gồm gỗ, củi, than gỗ và các sản phẩm
không có nguồn gốc sinh vật. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nhóm tre nứa,
mây song, cây thuốc, cây làm thực phẩm, gia vị, tinh dầu, dầu bột, nhựa, nhựa

mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay
các sản phẩm của chúng).v.v ". Khác với định nghĩa của J.H. de Beer, ở Việt
Nam các tác giả đã không xếp củi và than gỗ vào lâm sản ngoài gỗ trong khi
đó khi nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, một số chuyên
gia đã xếp củi và than gỗ trong nhóm lâm sản ngoài gỗ.
Từ năm 1996 - 2000, khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ, một số nhà
khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản đã xác định được danh lục các
loài lâm sản ngoài gỗ, trong đó có khoảng 40 loài tre nứa, 40 loài song mây,
60 loài cây có chứa ta nanh, 260 loài cho dầu và nhựa, 160 loài chứa tinh dầu,
70 loài chứa chất thơm và hàng trăm loài làm thức ăn (Trung tâm nghiên cứu
Lâm đặc sản, 2000). Đến năm 2000, theo tài liệu của Viện Dược liệu Việt
Nam đã phát hiện được 3830 loài cây làm thuốc thuộc 1033 chi, 236 họ và
101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Con số này đang ngày càng được bổ sung
nhiều hơn (Trần Công Khánh, 2000)[7]. Đây là những công trình có ý nghĩa
quan trọng, là cơ sở để phát hiện và đánh giá tiềm năng các loài lâm sản ngoài
gỗ ở nước ta, từ đó đề xuất phương hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ cho
từng khu vực một cách khoa học hợp lý. Năm 2000[4], Hà Chu Chử, Trần
Quốc Tuý và Jenne H. de Beer đã đánh giá về lâm sản ngoài gỗ trong cuốn: "
15
Phân tích phân ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam". Nội dung công trình đã
đưa ra được khái niệm, cách phân loại, một số vấn đề và những hạn chế lâm
sản ngoài gỗ ở Việt Nam. Các tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 76 loài
cho nhựa thơm, 600 loài cho ta nanh, 93 loài cho chất màu, 160 loài chỉ cho
dầu, 260 loài cho tinh dầu và 1498 loài cho các dược phẩm. Tác giả cho rằng
trong điều kiện hiện nay, cần tập trung nghiên cứu và phát triển về lâm sản
ngoài gỗ đặc biệt là một số loài đặc hữu, giá trị cao, có thế mạnh ở nước ta
như thảo quả ở Lào Cai, trúc sào ở Cao Bằng, quế ở Yên Bái.v.v Đây là
những công trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp các thế mạnh về ngành
lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. Công trình đã đưa ra một cách nhìn mới về tình
hình phát triển lâm sản ngoài gỗ ở nước ta hiện nay và từ đó xác định hướng

đi cho ngành lâm sản ngoài gỗ trong tương lai. Ở Việt Nam, khung phân loại
lâm sản ngoài gỗ đầu tiên được chính thức thừa nhận bằng văn bản là “Danh
mục các loài đặc sản rừng được quản lý thống nhất theo ngành”. Đây là văn
bản kèm theo Nghị định 16/HĐBT ngày 10/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng
về việc thống nhất quản lý các đặc sản rừng. Theo danh mục này đặc sản
được chia làm 2 nhóm lớn: Hệ cây rừng và hệ động vật rừng. Mỗi nhóm lớn
lại được chia làm nhiều nhóm phụ như sau:
- Nhóm cây rừng cho nhựa, ta nanh, dầu và tinh dầu.
- Nhóm cây rừng cho dược liệu.
- Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và
mỹ nghệ.
- Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu là các loại
cây rừng.
- Các nhóm động vật rừng cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ, mật, dược
liệu và các nhóm động vật rừng có đặc dụng khác.
Khung phân loại lâm sản ngoài gỗ trên của chúng ta là một mốc quan
trọng, đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, sự hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ của
Việt Nam. Mặc dù còn một vài điểm chưa thật hợp lý như: Coi shellac (loại
nhựa cánh kiến đỏ đã được chế biến) là sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Năm 2001, Vũ Văn Dũng và cộng sự đã đề xuất cách phân loại mới. Theo
các tác giả, lâm sản ngoài gỗ được chia ra làm 6 nhóm chính bao gồm:
- Nhóm1: sản phẩm có sợi.

×