Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) trên đàn lợn nái hậu bị và biện pháp phòng trị tại xã Tân Cương Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.92 KB, 64 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƯƠNG VĂN THIỆN


Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẮC BỆNH SUYỄN (MYCOPLASMOSIS)
TRÊN ĐÀN LỢN NÁI HẬU BỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014



Thái Nguyên, năm 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƯƠNG VĂN THIỆN


Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẮC BỆNH SUYỄN (MYCOPLASMOSIS)
TRÊN ĐÀN LỢN NÁI HẬU BỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Thị Bích Ngọc
Khoa CNTY - Trường ĐHNL Thái Nguyên


Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại trại lợn Minh VP xã Tân Cương huyện
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều
tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể
các thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là giảng viên TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã luôn động viên, giúp đỡ và
hướng dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trang trại
Minh VP xã Tân Cương huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Cán bộ chính quyền UBND xã Tân Cương đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thực tập, làm việc tại địa phương.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Dương Văn Thiện


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến

thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thực
tiễn sản xuất. Qua đó, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nắm
vững được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng
tạo để khi ra trường về cơ sở sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển nền nông nghiệp nước ta.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trại lợn Minh VP, UBND xã Tân Cương
huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc , tôi tiến hành đề tài “Xác định tỷ lệ mắc
bệnh suyễn (Mycoplasma) trên đàn lợn nái hậu bị và biện pháp phòng trị
tại xã Tân Cương Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc lên
tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu
còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô, đồng nghiệp để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!








MỤC LỤC
Trang
Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai 1
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn 2
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình xã hội 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 4
1.1.3.1. Chức năng của trại 4
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của trại 4
1.1.3.3. Cơ sở vật chất 5
1.1.4. Đánh giá chung 6
1.1.4.1 Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành 8
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 8
1.2.3.2. Công tác thú y 9
1.3. Kết luận và đề nghị 9
1.3.1. Kết luận 9


1.3.2. Tồn tại 10
1.3.3. Đề nghị 10
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
2.1. Đặt vấn đề 12
2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 13
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13

2.2. Tổng quan tài liệu 14
2.2.1. Cơ sở khoa học 14
2.2.1.1. Hệ hô hấp ở lợn 14
2.2.1.2. Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae) 15
2.2.1.3. Phòng và trị bệnh 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 27
2.2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 27
2.2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước 30
2.3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 33
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 33
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 33
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 34
2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 35
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 36
2.4.1. Tình hình chăn nuôi và thú y của trại 36
2.4.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại 36


2.4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh 37
2.4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn 38
2.4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh suyễn trên đàn lợn hậu
bị năm 2013 và 4 tháng đầu năm 2014 39
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi ở lợn hậu bị nuôi tại trại 40
2.4.4. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh suyễn tại trại 42
2.4.4.1. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh suyễn tại trại 42

2.4.4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh suyễn 46
2.4.4.3. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 47
2.5. Kết luận tồn tại và đề nghị 48
2.5.1. Kết luận 48
2.5.2. Tồn tại 49
2.5.3. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51







DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác thú y 9
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại 2013 - 2014 36
Bảng 2.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y
phòng bệnh cho lợn tại trại 38
Bảng 2.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn hậu bị tại trại 39
Bảng 2.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh suyễn năm 2013-2014 40
Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn theo tuổi 41
Bảng 2.6: Các phác đồ điều trị bệnh suyễn 43
Bảng 2.8: Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh suyễn 46
Bảng 2.9: Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 47



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn do Mycoplasma
gây ra qua các giai đoạn tuổi 42
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ khỏi bệnh hen suyễn lợn do Mycoplasma
gây ra qua các phác đồ điều trị theo thời gian 45




1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Cương là xã thuộc khu vực trung du đồng bằng, nằm ở phía
Tây của huyện Vĩnh Tường. Có tổng diện tích tự nhiên của xã là 233,42 ha,
có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp thị trấn Thổ Tang.
- Phía Nam giáp xã Phú Thịnh và Lý Nhân.
- Phía Tây giáp xã Cao Đại.
- Phía Đông giáp xã Thượng Trưng.
Trên địa bàn xã có dòng sông Phan chảy qua, tạo điều kiện thuận lợi
nuôi trồng thủy sản và cấy lúa nước.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là
233,42 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 133,22 ha
- Đất phù sa sông: Được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật
liệu phù sa của sông; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất, nhiều kiểu

địa hình. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các loại
cây trồng lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu ). Tiềm
năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa rất lớn, nếu có đầu tư thêm thuỷ lợi,
chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự hỗ
trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Là sản phẩm phong hóa của đá mẹ,
giống như đá mẹ hình thành lên nhóm đất đỏ vàng. Loại đất này có tầng đất


2
mùn dầy trung bình 20 – 30 cm, có khi 40 – 50 cm, Tỷ lệ hữu cơ trong đất
mặt cao, trung bình 5 – 8%, cá biệt lên tới 10 – 12%, Độ phì tự nhiên cao
hơn đất Feralitic đỏ vàng, thường khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số
từ trung bình đến nghèo. Đất có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng
bậc nhất của tỉnh, nhưng nằm ở đầu nguồn trên địa hình bị chia cắt mạnh,
dễ bị xói mòn, sạt lở.
Để phát huy tiềm năng đất đai của xã Tân Cương, việc đầu tư khai thác
diện tích đất trồng lúa và cây màu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhân dân trong xã.
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Xã Tân Cương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,4
o
C.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.200mm/năm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 85%.
Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa, ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã.

Mùa hè có gió Đông Nam và gió Tây Nam thịnh hành nên nhiệt độ
cao, thích hợp với đặc điểm của một số cây trồng. Có hai mùa rõ rệt nên sản
phẩm nông nghiệp phong phú.
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi
Xã Tân Cương đã có mạng lưới giao thông tương đối ổn định. Diện tích
đất giao thông trên địa bàn xã hiện nay là 26,41 ha bao gồm các tuyến đường
giao thông chính như sau: Đường nội khu và đường giao thông nội đồng. Gần
đó có tuyến đường quốc lộ 2 chất lượng đường tốt và đi lại thuận lợi, các
tuyến đường giao thông còn lại đã được bê tông hóa hoàn toàn nên việc giao
thông, giao lưu đi lại giữa các vùng rất thuận lợi.


3
Hiện nay xã có tổng diện tích đất thuỷ lợi là 81,10 ha. Cần kiên cố hóa,
bê tông hóa các tuyến kênh mương hiện có và mở mới một số tuyến mương
để phục vụ tốt hơn nữa cho phát triển sản xuất
1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Xã Tân Cương có tổng dân số là 3.990 người với 928 hộ trong đó có 80 %
số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trạm y tế mới của xã đã được khánh thành và đi vào hoạt động,khang
trang sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở luôn được ổn
định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Tân Cương là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp -

Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng
phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm
khoảng 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn
nuôi và trồng trọt.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô
sản xuất chưa lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của
xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là


4
400 kg/người/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình
quân trên 750.000 đ/ người/ tháng.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ
rệt, hầu hết các gia đình đã có các phương tiện nghe nhìn như: Ti vi, đài, sách
báo đa số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông,
thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã
hội của nhân dân.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại
1.1.3.1. Chức năng của trại
Trại lợn Minh VP là trại lợn hậu bị được nuôi theo phương thức khép
kín. Được thành lập do sự liên kết giữa ông Đặng Quang Minh với công ty
TNHH Charoen Pokphand Việt Nam. Trại lợn được thành lập và bắt đầu hoạt
động từ tháng 11 năm 2013.
Với nhiệm vụ và chức năng của trại là sản xuất, cung cấp lợn giống hậu
bị, lợn thịt cho công ty và thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong thời gian hoạt động trại luôn luôn đi theo đúng đường lối và

chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó mà hoạt động kinh doanh của trại
luôn có lãi.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực
tế, có quản lý năng động, nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại có một đội
ngũ công nhân ham học hỏi, tiếp thu và yêu nghề.
Đội ngũ cán bộ công nhân gồm có 8 người, trong đó:
1 chủ trại: Đặng Quang Minh
1 kỹ sư: anh Nguyễn Văn Linh
1 quản lý: Nguyễn Đức Nhung
5 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.


5
Với tổng số 5 công nhân, họ đều là những người nông dân chăm chỉ,
chịu khó tuy kinh nghiệm và chuyên môn chưa cao nhưng với sự nhiệt tình và
tâm huyết với nghề cùng với sự chỉ đạo uy tín của kỹ thuật và chủ trại thì hoạt
động sản xuất của trại luôn ổn định và đạt kết quả tốt và không ngừng đi lên.
Do trại là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp vì vậy mà chăn nuôi ở trại
được thực hiện theo đúng quy trình một cách chặt chẽ. Việc chăm sóc nuôi
dưỡng lợn được tiến hành rất cẩn thận và ổn định.
Mức thu nhập bình quân của công nhân: Từ 3.000.000 đến 3.500.000
đồng/người/tháng. Với mức lương này thì so với mặt bằng chung của xã hội
thì chưa cao. Song đây cũng là mức thu nhập ổn định giúp người nông dân có
thêm thu nhập để ổn định cuộc sống cho gia đình và bản thân.
Trại còn có các phương tiện thông tin liên lạc giúp cho cán bộ, công
nhân học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm. Từ đó, xây dựng lối sống văn
minh lành mạnh.
1.1.3.3. Cơ sở vật chất
• Hệ thống chuồng trại

Mặc dù trại mới được thành lập nhưng cơ sở vật chất của trại là tương
đối đầy đủ và hoàn thiện.
Trại được khép kín ngăn cách với bên ngoài bằng hệ thống ao hồ bao
quanh, đây là một yếu tố giúp cho dịch bệnh ít xảy ra. Chuồng nuôi có 4 dãy
chuồng, mỗi chuồng gồm 10 ô chuồng lớn nhỏ khác nhau để cách ly và điều trị
lợn bệnh riêng (6 ô lớn nuôi lợn khỏe, 2 ô nhỏ cách ly, 2 ô nhỏ dành cho lợn
bệnh). Trong các dãy chuồng đều có hệ thống làm mát, hệ thống điện thắp sáng,
có vòi nước uống tự động và các máng ăn tự động và 6 quạt thông gió ở cuối
mỗi dãy chuồng. Điều này giúp cho chuồng nuôi có tiểu khí hậu tốt nhất để cho
lợn phát triển và sinh trưởng tốt. Chuồng trại đảm bảo ấm áp về mùa đông, mát
mẻ về mùa hè. Từ đó giúp cho hiệu quả sản xuất của trại đạt kết quả cao.


6
Ngoài ra để đảm bảo nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho
lợn con mới nhập thì ở trại có các lồng úm, ván úm và thực hiện úm lợn con
bằng hệ thống bóng điện úm, mỗi bóng hồng ngoại có công suất 175 w, mỗi ô
chuồng úm có 4 bóng đèn úm.
• Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kỹ thuật, một nhà kho,
phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh. Phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ
dụng cụ thú y như: Panh, dao mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh,
bình phun thuốc sát trùng, cân, các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng
trực của các cán bộ kỹ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn và các
chất độn chuồng phục vụ cho sản xuất.
Bên cạnh đó, trại còn cho xây dựng một giếng khoan, bể chứa nước,
máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sản xuất sinh hoạt.
Khu hành chính của trại gồm có: Một phòng làm việc của ban lãnh đạo
trại cùng cán bộ hành chính, một phòng hội trường rộng rãi làm nơi hội họp,

học tập cho cán bộ công nhân viên.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1 Thuận lợi
Trại được thành lập do sự liên kết giữa công ty CP và chủ trại là ông
Đặng Quang Minh. Trại được nuôi theo mô hình gia công vốn của hai bên bỏ
ra. Đây là điều kiện để quy mô của trại có thể mở rộng ngày một lớn.
Trại bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 2013, trại có hệ thống trang
thiết bị tương đối hiện đại đáp ứng cho nhu cầu của việc chăn nuôi. Đây là
yếu tố hết sức quan trọng thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển.
Trại được công ty cung cấp con giống, quy trình chăn nuôi chặt chẽ
đặc biệt là kỹ thuật chăn nuôi. Cho nên chăn nuôi luôn đạt hiệu quả cao.


7
Ngoài ra công ty CP còn lo đầu ra vì vậy trại không phải lo lắng khi thị
trường có nhiều biến động lớn.
Trại thuộc địa phận xã Tân Cương huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc,
đây là vùng rất thuận lợi cho việc sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt là trại nằm trên
một vị trí đất bằng phẳng, giao thông đi lại thuận lợi, trại nằm xa trường, xa
trạm, xa đường quốc lộ, xa khu dân cư. Đây là một vị trí thuận lợi cho trại
phát triển.
1.1.4.2. Khó khăn
Trại được xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Là một tỉnh thuộc khu
vực trung du miền núi phía bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ giữa các mùa có sự chênh lệch nhau rõ rệt làm ảnh hưởng tới việc
chăn nuôi của trại. Do đó, nếu không có biện pháp tạo ra tiểu khí hậu chuồng
nuôi hợp lí thì sẽ làm giảm năng suất.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực

tiễn”, căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, tôi nhận thấy trong quá trình thực
tập tốt nghiệp không chỉ cần hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp mà còn
phải tích cực, năng động tham gia vào công tác phòng trị một số bệnh cho đàn
lợn ở trại để nâng cao tay nghề kỹ thuật và hiểu biết của mình.
• Nội dung công tác phục vụ sản xuất:
* Công tác chăn nuôi:
Tham gia vào chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn trong trại.
+ Tham gia làm vệ sinh chuồng trại
+ Tham gia cho lợn ăn.
* Công tác thú y:
+ Tham gia tiêm phòng vacxin định kỳ cho lợn.


8
+ Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải như: Bệnh
hen suyễn, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da, viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một
cách hợp lý. Đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thu
được kết quả tốt nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nghiêm chỉnh chấp
hành các nội quy, quy định của nhà trường và cơ sở thực tập.
- Khiêm tốn học hỏi cán bộ, công nhân cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, tham
khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến của về
chuyên môn và nhiều lĩnh vực khác.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi

- Công tác vệ sinh chăm sóc đàn lợn:
Công tác vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định đến
thành quả chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt
thời gian thực tập tôi đã cùng các cán bộ công nhân viên trong trại thực hiện
tốt quy trình vệ sinh thú y.
Hàng ngày tôi tham gia quét dọn vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung
quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước. Định kì phun thuốc sát trùng, rắc vôi
bột trong chuồng trại đường đi và xung quanh khu vực trại, thường xuyên
thay hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào khu vực chăn nuôi. Từ
đó góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.


9
1.2.3.2. Công tác thú y
+ Tham gia tiêm phòng vacxin định kỳ cho lợn.
+ Hàng ngày tôi tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn
mắc phải như: Bệnh hen suyễn, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da,
viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia các công tác khác.
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác thú y
STT Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
(an toàn, khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)

1 Tiêm phòng bệnh ở lợn 1159 1159 100
2 Điều trị bệnh ở lợn 650 625 96,30
3 Các công việc khác Vệ sinh chuồng trại

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại giống lợn nái hậu bị Minh VP, được sự
giúp đỡ tận tình của chủ trại, kỹ sư chăn nuôi, cán bộ phụ trách, công nhân
viên trong trại và giáo viên hướng dẫn, tôi đã trưởng thành về nhiều mặt.
Được củng cố và nâng cao kiến thức đã học trong trường, tiếp xúc và đi sâu
vào thực tiễn chăn nuôi vận dụng được nhiều kiến thức lý thuyết vào thực tế,
rèn luyện cho mình tác phong làm việc. Qua đây, tôi cũng rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn và thực tiễn sản xuất như:
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy ra ở đàn lợn ngoại
và biện pháp phòng trị.


10
- Biết cách dùng một số loại vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
- Củng cố một cách rõ rệt về tay nghề và chuyên môn.
Qua thực tế sản xuất tôi đã mạnh dạn và tự tin vào khả năng của mình,
củng cố được lòng yêu nghề. Bên cạnh đó, tôi tự nhận thấy mình cần phải học
hỏi thêm rất nhiều về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các thầy, cô
giáo, các đồng nghiệp đi trước. Đồng thời còn phải tích cực nghiên cứu, tham
khảo tài liệu và kiến thức mới để cập nhật những thông tin về tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nghề nghiệp.
1.3.2. Tồn tại
Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ được thực hiện ở phạm vi
một trại với số lượng lợn còn hạn chế. Nên các kết quả thu được mới chỉ là
bước đầu, các kết luận đưa ra mới chỉ là sơ bộ. Đề tài cần được tiếp tục ở quy

mô lớn hơn.
1.3.3. Đề nghị
Chăn nuôi theo quy mô trang trại là hướng đi tất yếu của ngành chăn
nuôi hiện đại, giảm thiểu dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường.
Việc thực hiện các mô hình chăn nuôi lợn là sự cụ thể hóa chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng
hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập
cao và ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, việc áp dụng chăn nuôi theo
phương pháp bán công nghiệp hay công nghiệp đòi hỏi chi phí một lượng vốn
đầu tư xây dựng trang trại và con giống cũng như thức ăn chăn nuôi là tương đối
lớn. Quy trình thực hiện các yêu cầu trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh
phòng bệnh là tương đối khắt khe. Chính vì vậy, việc chăn nuôi theo hướng
trang trại nông hộ đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự tính toán chặt chẽ để đảm
bảo hiệu quả sản xuất.


11
Có thể nói phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa là hướng đi
thích hợp. Địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và chỉ
đạo các hộ chăn nuôi đưa vào sản xuất những vật nuôi mới, phương thức chăn
nuôi an toàn, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, khuyến khích người
chăn nuôi mở rộng sản xuất giúp người nông dân làm giàu, phát triển kinh tế
gia đình.




12
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa các ngành nghề
kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, ngành công nghiệp nước ta cũng phải chuyển mình để phù hợp với
điều kiện đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường trong và
ngoài nước. Chăn nuôi là hướng phát triển lâu dài của ngành sản xuất nông
nghiệp, là ngành có thế mạnh, có tỷ suất hàng hóa cao, đặc biệt là ngành chăn
nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời
và lợn được nuôi rất phổ biến ở khắp mọi miền đất nước, từ chăn nuôi phân
tán nhỏ lẻ đang chuyển dần sang chăn nuôi tập trung công nghiệp mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nó góp phần cung cấp nguồn thực
phẩm chính cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm và là nguồn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn
do nhiều nguyên nhân khác nhau như biến động của thị trường, ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức độ cải tiến kỹ thuật,…Một trong
những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn là
dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đó suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm làm suy giảm sức khỏe của vật nuôi ảnh hưởng tới khả năng tăng khối
lượng của vật nuôi, làm giảm chất lượng và sản lượng thịt lợn từ đó làm giảm
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Bệnh suyễn lợn đã và đang tồn tại trên khắp các tỉnh thành trong cả
nước, đặc biệt là những nơi chăn nuôi tập chung, nơi có điều kiện khí hậu ẩm


13
thấp, nơi gần các khu công nghiệp, các làng nghề….Các nơi đó đã tạo điều
kiện cho bệnh phát sinh, mặt khác khi chuồng nuôi tập trung không được bố

trí hợp lý về mật độ đàn cũng làm bệnh bùng phát.
Lợn bị mắc bệnh, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng thiệt hại thì vô cùng
lớn, lợn tiêu tốn thức ăn nhiều, chậm lớn, chi phí điều trị cao do đó thời gian
xuất chuồng sẽ kéo dài làm thiệt hại kinh tế .
Xã Tân Cương huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc là nơi cung cấp một
lượng thịt lợn khá lớn cho địa phương và các vùng phụ cận, là nơi có nhiều
nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, do đó sẽ có nhiều nguồn mầm bệnh
làm phát sinh dịch bệnh cho lợn nuôi tại khu vực này, nhất là những bệnh
đường hô hấp đặc biệt là bệnh suyễn lợn. Vì vậy điều tra, nghiên cứu và đưa
ra phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma mang tính cấp
thiết cho ngành chăn nuôi lợn tại vùng này.
Xuất phát từ thực tiễn chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Xác định tỷ lệ
mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) trên đàn lợn nái hậu bị và biện pháp phòng
trị tại xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh suyễn, diễn biến bệnh lý, các triệu
chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bị bệnh, một số biến đổi về sinh lý, một số
biến đổi bệnh lý của phổi lợn bệnh. Từ đó hạn chế tác hại của bệnh và đưa ra
biện pháp phòng trị thích hợp tạo sản phẩm an toàn về bệnh, nâng cao hiệu
quả trong nuôi lợn.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại trại.
- Điều tra tình hình mắc bệnh hen suyễn ở đàn nái hậu bị.
- Biết được sự biến đổi lâm sàng của lợn bị bệnh
- Xây dựng phác đồ phòng và trị bệnh có hiệu quả.


14
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học

2.2.1.1. Hệ hô hấp ở lợn
Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định
đến sự sống là có đủ lượng oxy. Trong mỗi phút, cơ thể động vật cần 6 - 8ml oxy
và thải ra 250ml cacbonic. Để có đủ lượng oxy thiết yếu này và thải ra được lượng
ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Quy trình hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình:
- Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được
thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
- Hô hấp trong: là quá trình sử dụng oxy ở mô bào.
- Quá trình vận chuyển cacbonic, oxy từ phổi đến mô bào và ngược lại.
Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và
được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường
dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.
Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân
bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn trong
không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động
hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.
Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành
phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi… nhằm
đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập vào sâu trong đường hô hấp.
Khí oxy sau khi vào phổi và khí cacbonic thả ra được trao đổi tại phế
nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao khí.
Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở. Tần số hô
hấp là số lần thở/phút. Mỗi loài động vật khác nhau trong điều kiện bình
thường có tần số hô hấp khác nhau:


15
Lợn: 10 - 20 lần/phút

Bò: 12 - 20 lần/phút
Ngựa: 8 - 10 lần/phút
Trong trường hợp gia súc mắc bệnh hoặc gặp phải một số kích thích thì
tần số hô hấp sẽ thay đổi có khi tăng lên hoặc giảm xuống.
2.2.1.2. Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae)
 Bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma gây ra
Bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae gây nên. Bình thường M. hyopneumoniae cư
trú ở phổi lợn khi thời tiết thay đổi hoặc điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi quá
chật, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh. Bệnh sẽ
trầm trọng hơn khi có mặt các vi khuẩn gây bệnh khác như: Pasteurella septica,
Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella… (Trương Văn Dung và cộng sự
(2002) [4]).
Khi nhiễm M. hyopneumoniae sẽ thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS
và ngược lại. Một số nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ cho rằng: Ở lợn nhiễm
Mycoplasma thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS.
 Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân số 1 gây bệnh
suyễn lợn, vi khuẩn này cư trú ở phổi lợn bình thường, khi thời tiết thay đổi hoặc
khi điều kiện vệ sinh kém, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc
lực gây bệnh cho lợn mặc dù chỉ một mình Mycoplasma hyopneumoniae cũng
gây được bệnh nhưng nhiều bệnh khác cũng duy trì và phát triển: Pastcurella,
Ttreptococcus, Staphynococcus, E.Coli, Salmolella.
Ngày nay, người ta cho rằng bệnh do M. hyopneumoniae sẽ trầm trọng
hơn khi kết hợp với một Adenovius. M. hyopneumoniae được tìm thấy chủ
yếu ở trong ống khí quản, phế quản lợn. Chúng gây nhiễm ống hô hấp trên,
dính chặt vào lông nhung đường hô hấp làm ngăn chặn chức năng thu dọn


16
chất nhầy giúp vi khuẩn kế phát xâm nhập dẫn đến làm suy giảm miễn dịch

(Ross, 1986 [22]).
M. hyopneumoniae gây ức chế sản sinh đại thực bào, làm kiệt quệ đại
thực bào. Khi nhiễm M. hyopneumonia các đại thực bào bị thay đổi vì thế
làm thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS và ngược lại; Một số
nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ chỉ cho rằng: Ở lợn nhiễm Mycoplasma
trước thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS. Theo Ross (1986) [22], nếu
chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện. Chỉ khi có sự
tham gia của Pasteurelia và Bordetella bronchiseptica thì triệu chứng mới
biểu hiện rõ ràng.
● Vai trò của một số vi khuẩn công phát trong bệnh suyễn lợn:
- Vi khuẩn Pasteurelle multocida : Theo một số nghiên cứu cho thấy
việc nhiễm P.multocida ở phổi lợn thường ở vào giai đoạn cuối của Dịch
viêm phổi địa phương do Mycoplasma khởi phát.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc M. hyopneumoniae ở lợn là điều
kiện có lợi cho P. multocida xâm nhập vào làm cho bệnh viêm phổi nặng hơn.
Viêm phổi do P. multocida thường là bệnh kế phát của các nguyên nhân gây
viêm phổi khác, mà chủ yếu ho khan, thở thể bụng ở cơ sở chăn nuôi, việc
gây bệnh do P.multocida bao giờ cũng kế phát sau nguyên nhân khác. Khi
gây bệnh bằng M. hyopneumoniae và P. multocida thì bệnh tích trong phổi lại
nặng hơn rất nhiều so với bệnh tích gây ra do Mycoplasma đơn lẻ.
- Vi khuẩn Staphylococcus: Cầu khuẩn hình chùm nho, có hình tròn,
đường kính 0,7-1µ bắt màu gram dương, không di động, không sinh nha bào,
là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc.
Staphylococcus tạo ra một số độc tố như: độc tố dung huyết
(Hemolysin), độc tố diệt bạch cầu, độc tố gây hoại tử, độc tố làm chết, độc tố
đường ruột. Ngoài các độc tố trên còn có các nhân tố gây bệnh khác như men

×