ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ MẮC BỆNH SUYỄN (MYCOPLASMA)
ĐÀN LỢN THỊT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN
CHAROEN POKPHAND (CP) THUỘC XÃ MINH LẬP -
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2015
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ MẮC BỆNH SUYỄN (MYCOPLASMA)
ĐÀN LỢN THỊT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN
CHAROEN POKPHAND (CP) THUỘC XÃ MINH LẬP -
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI THỊ THƠM
Khoa CNTY - Trường ĐHNL Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại trại lợn CP thuộc xã Minh Lập - huyện
Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể
các thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là giảng viên TS.Bùi Thị Thơm đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng
dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trại lợn CP
thuộc xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Cán bộ chính quyền UBND xã Minh Lập đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thực tập, làm việc tại địa phương.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Anh
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến
thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thực
tiễn sản xuất. Qua đó, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, lắm
vững được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng
tạo để khi ra trường về cơ sở sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển nền nông nghiệp nước ta. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí
của Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trại lợn ông Oai
Minh Lập, UBND xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tôi tiến
hành đề tài “Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) đàn lợn thịt và
biện pháp phòng trị tại trại lợn Charoen Pokphand (CP) thuộc xã Minh
Lập Huyện Đồng Hỷ-Tỉnh Thái Nguyên”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc lên
tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu
còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô, đồng nghiệp để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai 1
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn 2
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình xã hội 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 4
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại 4
1.1.3.2. Chức năng của trại 4
1.1.3.3. Cơ sở vật chất 5
1.1.4. Đánh giá chung 6
1.1.4.1 Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 6
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6
1.2.2. Phương pháp tiến hành 7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 7
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 7
1.2.3.2. Công tác thú y 8
1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị 8
1.3.1. Kết luận 8
1.3.2. Tồn tại 9
1.3.3. Đề nghị 9
Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đặt vấn đề 10
2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 11
2.2. Tổng quan tài liệu 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 11
2.2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 11
2.2.1.2. Một số nghiên cứu trong nước 14
2.2.2. Cơ sở khoa học 16
2.2.2.1. Hệ hô hấp ở lợn 16
2.2.2.2. Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae) 17
2.2.2.3. Phòng và trị bệnh 22
2.3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 28
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 28
2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 31
2.4.1. Tình hình chăn nuôi và thú y của trại 31
2.4.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại 31
2.4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh 31
2.4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn 32
2.4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh suyễn trên đàn lợn hậu bị 5 tháng
cuối năm 2014 33
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại trại lợn CP thuộc xã Minh Lập - huyện
Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể
các thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là giảng viên TS.Bùi Thị Thơm đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng
dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trại lợn CP
thuộc xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Cán bộ chính quyền UBND xã Minh Lập đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thực tập, làm việc tại địa phương.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Anh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác thú y 8
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại 2014 31
Bảng 2.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho
lợn tại trại 32
Bảng 2.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn hậu bị tại trại 33
Bảng 2.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh suyễn 5 tháng cuối năm 2014 34
Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn theo tuổi 35
Bảng 2.8: Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh suyễn 39
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn do Mycoplasma gây ra qua
các giai đoạn tuổi 35
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ khỏi bệnh hen suyễn lợn do Mycoplasma gây ra qua
các phác đồ điều trị theo thời gian 38
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Lập nằm ở phía Tây của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm
huyện khoảng 10 km.
+ Phía Đông giáp: Xã Hóa Trung
+ Phía Tây giáp : Xã Vô Tranh, Tức Tranh huyện Phú Lương
+ Phía Nam giáp : Xã Hóa Thượng Đồng Hỷ
+ Phía Bắc giáp : Xã Tân Long, xã Hòa Bình Đồng Hỷ.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
- Xã Minh Lập là xã thuộc vùng trung du miền núi, với địa hình nhiều
đồi
núi nằm rải trên toàn bộ địa giới của xã, tạo nên một địa hình không bằng
phẳng
và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là
những chỗ
trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng
này có độ dốc từ
0 - 40º. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về
phía Nam - Đông Nam.
Độ cao trung bình từ 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành
chính là 1.830,19 ha. So với mặt bằng chung trên toàn huyện thì tài nguyên
đất của xã Minh Lập là không nhiều. Ở đây chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi
cao và đất gò đồi, đồi thấp trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng tập
trung sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng
hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt xã có các hệ thống suối kết hợp với
nước mưa cùng các nguồn ở các hồ, ao chứa nước và trạm bơm từ sông cầu đã
phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp xã.
- Nguồn nước ngầm: Có độ sâu từ 5 - 25 m với chất lượng nước được
coi là hợp vệ sinh.
2
- Tài nguyên rừng: Xã có 489,28 ha đất rừng sản xuất chiếm 26,7%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (1.830,19 ha) rừng của xã chủ yếu là rừng
trồng cơ cấu loài cây chủ yếu là cây Keo tai tượng, ngoài ra còn một số diện
tích nhỏ là rừng tái sinh nghèo không hiệu quả. Vì vậy đã không phát huy
được hiệu quả phòng hộ và trữ nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
- Đất trồng cây lâu năm 558,99 ha chiếm 30,5% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn xã chủ yếu là cây chè.
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua
một số năm gần đây cho thấy xã Minh Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 22 °C
- Độ ẩm không khí: Trung bình: 82%
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm
91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xẩy
ra lũ.
* Thủy văn
Trên địa bàn xã Minh Lập có sông Cầu chạy dọc theo ranh giới phía
Tây và phía Bắc của xã với diện tích 87,66 ha và các phai đập, ao nhỏ diện
tích là 15,22 ha. Nhìn chung, hệ thống sông, và ao nhỏ của xã Minh Lập là
nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt
của người dân, các ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để phục vụ sản xuất còn
được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt.
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi
* Giao thông
- Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (đường liên xã, đường
liên thôn, đường thôn xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng): 65,07 km.
- Đường liên xã: 2 tuyến với tổng chiều dài 10,44 km hiện trạng là
đường nhựa, cứng hóa đạt 100%.
- Đường liên thôn: 6 tuyến với tổng chiều dài 9,6 km đã cứng hóa 10,7
km chiếm 100%.
3
- Đường thôn xóm: 6 tuyến với tổng chiều dài 39,7 km 100% đã được
rải cấp phối.
- Đường nội đồng: 14 tuyến với tổng chiều dài 5,27 km 100% vẫn là
đường đất.
* Thủy lợi
Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là
22 km đã được cứng hóa 14,68 km. Số kênh mương chưa được cứng hóa là
7,34 km.
- Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 1 đập thủy lợi là đập Gốc Đa tại xóm
Gốc Đa.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Xã Minh Lập có tổng dân số là 6.633 người trong đó có 70 % số hộ sản
xuất nông nghiệp, số còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở luôn được ổn
định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo
hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng có giá trị cao,
tăng thu nhập trên đơn vị diện tích như góp phần từng bước đưa đời sống của
nhân dân trong xã được nâng lên một cách bền vững.
* Sản xuất Nông nghiệp
- Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 537,8 ha, giảm 62,9 ha.
Trong đó:
+ Diện tích gieo trồng lúa 300,69 ha.
+ Diện tích gieo trồng hoa màu các loại và cây trồng khác 103,2 ha,
giảm 44,3 ha.
+ Hệ thống sử dụng đất đạt 2,30 lần, tăng 0,2 lần.
+ Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 2792,8 tấn.
4
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Tổng đàn trâu, bò năm 2011 đạt 573 con.
+ Tổng đàn heo năm 2011 đạt 7290 con.
+ Tổng đàn gia cầm năm 2011 đạt 152.000 con.
- Lâm Nghiệp
Tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của xã 489,28 ha.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực
tế, có quản lý năng động, nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại có một đội
ngũ công nhân ham học hỏi, tiếp thu và yêu nghề.
Đội ngũ cán bộ công nhân gồm có 7 người, trong đó:
1 chủ trại: Đặng Đức Oai
2 kỹ sư: anh Phạm Văn Mạnh và anh Phan Hiền Lương
4 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Với tổng số 4 công nhân, họ đều là những người nông dân chăm chỉ,
chịu khó tuy kinh nghiệm và chuyên môn chưa cao nhưng với sự nhiệt tình và
tâm huyết với nghề cùng với sự chỉ đạo uy tín của kỹ thuật và chủ trại thì hoạt
động sản xuất của trại luôn ổn định và đạt kết quả tốt và không ngừng đi lên.
Do trại là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp vì vậy mà chăn nuôi ở trại
được thực hiện theo đúng quy trình một cách chặt chẽ. Việc chăm sóc nuôi
dưỡng lợn được tiến hành rất cẩn thận và ổn định.
Mức thu nhập bình quân của công nhân: Từ 3.000.000 đến 3.500.000
đồng/người/tháng. Với mức lương này thì so với mặt bằng chung của xã hội
thì chưa cao. Song đây cũng là mức thu nhập ổn định giúp người nông dân có
thêm thu nhập để ổn định cuộc sống cho gia đình và bản thân.
Trại còn có các phương tiện thông tin liên lạc giúp cho cán bộ, công
nhân học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm. Từ đó, xây dựng lối sống văn
minh lành mạnh.
1.1.3.2. Chức năng của trại
Trại lợn ông Oai là trại lợn thịt hậu bị được nuôi theo phương thức
khép kín. Được thành lập do sự liên kết giữa ông Đặng Đức Oai với công ty
5
TNHH Charoen Pokphand Việt Nam. Trại lợn được thành lập và bắt đầu hoạt
động từ tháng 1 năm 2014.
Với nhiệm vụ và chức năng của trại là sản xuất, cung cấp lợn thịt cho
công ty và thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong thời gian hoạt động trại luôn luôn đi theo đúng đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó mà hoạt động kinh doanh của trại
luôn có lãi.
1.1.3.3. Cơ sở vật chất
* Hệ thống chuồng trại
Mặc dù trại mới được thành lập nhưng cơ sở vật chất của trại là tương
đối đầy đủ và hoàn thiện.
Trại được khép kín ngăn cách với bên ngoài bằng hệ thống ao hồ bao
quanh, đây là một yếu tố giúp cho dịch bệnh ít xảy ra. Chuồng nuôi có 2 dãy
chuồng, mỗi chuồng gồm 12 ô chuồng lớn nhỏ khác nhau để cách ly và điều trị
lợn bệnh riêng (8 ô lớn nuôi lợn khỏe, 2 ô nhỏ cách ly, 2 ô nhỏ dành cho lợn
bệnh). Trong các dãy chuồng đều có hệ thống làm mát, hệ thống điện thắp sáng,
có vòi nước uống tự động và các máng ăn tự động và 6 quạt thông gió ở cuối
mỗi dãy chuồng. Điều này giúp cho chuồng nuôi có tiểu khí hậu tốt nhất để cho
lợn phát triển và sinh trưởng tốt. Chuồng trại đảm bảo ấm áp về mùa đông, mát
mẻ về mùa hè. Từ đó giúp cho hiệu quả sản xuất của trại đạt kết quả cao.
Ngoài ra để đảm bảo nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho
lợn con mới nhập thì ở trại có các lồng úm, ván úm và thực hiện úm lợn con
bằng hệ thống bóng điện úm, mỗi bóng hồng ngoại có công suất 175 w, mỗi ô
chuồng úm có 4 bóng đèn úm.
* Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kỹ thuật, một nhà kho,
phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh. Phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ
dụng cụ thú y như: Panh, dao mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh,
bình phun thuốc sát trùng, cân, các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng
trực của các cán bộ kỹ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn và các
chất độn chuồng phục vụ cho sản xuất.
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến
thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thực
tiễn sản xuất. Qua đó, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, lắm
vững được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng
tạo để khi ra trường về cơ sở sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển nền nông nghiệp nước ta. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí
của Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trại lợn ông Oai
Minh Lập, UBND xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tôi tiến
hành đề tài “Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) đàn lợn thịt và
biện pháp phòng trị tại trại lợn Charoen Pokphand (CP) thuộc xã Minh
Lập Huyện Đồng Hỷ-Tỉnh Thái Nguyên”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc lên
tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu
còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô, đồng nghiệp để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
7
tập tốt nghiệp không chỉ cần hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp mà còn
phải tích cực, năng động tham gia vào công tác phòng trị một số bệnh cho đàn
lợn ở trại để nâng cao tay nghề kỹ thuật và hiểu biết của mình.
- Nội dung công tác phục vụ sản xuất:
* Công tác chăn nuôi:
Tham gia vào chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn trong trại.
+ Tham gia làm vệ sinh chuồng trại
+ Tham gia cho lợn ăn.
* Công tác thú y:
+ Tham gia tiêm phòng vacxin định kỳ cho lợn.
+ Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải như: Bệnh
hen suyễn, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da, viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một
cách hợp lý. Đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thu
được kết quả tốt nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nghiêm chỉnh chấp
hành các nội quy, quy định của nhà trường và cơ sở thực tập.
- Khiêm tốn học hỏi cán bộ, công nhân cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, tham
khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến của về
chuyên môn và nhiều lĩnh vực khác.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
- Công tác vệ sinh chăm sóc đàn lợn:
Công tác vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định đến
thành quả chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt
thời gian thực tập tôi đã cùng các cán bộ công nhân viên trong trại thực hiện
tốt quy trình vệ sinh thú y.
8
Hàng ngày tôi tham gia quét dọn vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung
quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước. Định kì phun thuốc sát trùng, rắc vôi
bột trong chuồng trại đường đi và xung quanh khu vực trại, thường xuyên
thay hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào khu vực chăn nuôi. Từ
đó góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
1.2.3.2. Công tác thú y
+ Tham gia tiêm phòng vacxin định kỳ cho lợn.
+ Hàng ngày tôi tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn
mắc phải như: Bệnh hen suyễn, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da,
viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia các công tác khác.
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác thú y
STT Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
(an toàn, khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 Tiêm phòng bệnh ở lợn 1100 1100 100
2 Điều trị bệnh suyễn ở lợn 747 728 97,45
3 Các công việc khác Vệ sinh chuồng trại
1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại lợn thịt hậu bị ông Oai xã Minh Lập,
được sự giúp đỡ tận tình của chủ trại, kỹ sư chăn nuôi, công nhân viên trong
trại và giáo viên hướng dẫn, tôi đã trưởng thành về nhiều mặt. Được củng cố
và nâng cao kiến thức đã học trong trường, tiếp xúc và đi sâu vào thực tiễn
chăn nuôi vận dụng được nhiều kiến thức lý thuyết vào thực tế, rèn luyện cho
mình tác phong làm việc. Qua đây, tôi cũng rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm bổ ích về chuyên môn và thực tiễn sản xuất như:
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy ra ở đàn lợn ngoại
và biện pháp phòng trị.
- Biết cách dùng một số loại vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
9
- Củng cố một cách rõ rệt về tay nghề và chuyên môn.
Qua thực tế sản xuất tôi đã mạnh dạn và tự tin vào khả năng của mình,
củng cố được lòng yêu nghề. Bên cạnh đó, tôi tự nhận thấy mình cần phải học
hỏi thêm rất nhiều về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các thầy, cô
giáo, các đồng nghiệp đi trước. Đồng thời còn phải tích cực nghiên cứu, tham
khảo tài liệu và kiến thức mới để cập nhật những thông tin về tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nghề nghiệp.
1.3.2. Tồn tại
Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ được thực hiện ở phạm vi
một trại với số lượng lợn còn hạn chế. Nên các kết quả thu được mới chỉ là
bước đầu, các kết luận đưa ra mới chỉ là sơ bộ. Đề tài cần được tiếp tục ở quy
mô lớn hơn.
1.3.3. Đề nghị
Chăn nuôi theo quy mô trang trại là hướng đi tất yếu của ngành chăn
nuôi hiện đại, giảm thiểu dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường.
Việc thực hiện các mô hình chăn nuôi lợn là sự cụ thể hóa chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng
hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập
cao và ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, việc áp dụng chăn nuôi theo
phương pháp bán công nghiệp hay công nghiệp đòi hỏi chi phí một lượng vốn
đầu tư xây dựng trang trại và con giống cũng như thức ăn chăn nuôi là tương đối
lớn. Quy trình thực hiện các yêu cầu trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh
phòng bệnh là tương đối khắt khe. Chính vì vậy, việc chăn nuôi theo hướng
trang trại nông hộ đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự tính toán chặt chẽ để đảm
bảo hiệu quả sản xuất.
Có thể nói phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa là hướng đi
thích hợp. Địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và chỉ
đạo các hộ chăn nuôi đưa vào sản xuất những vật nuôi mới, phương thức chăn
nuôi an toàn, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, khuyến khích người
chăn nuôi mở rộng sản xuất giúp người nông dân làm giàu, phát triển kinh tế
gia đình.
10
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa các ngành nghề
kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, ngành công nghiệp nước ta cũng phải chuyển mình để phù hợp với
điều kiện đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường trong và
ngoài nước. Chăn nuôi là hướng phát triển lâu dài của ngành sản xuất nông
nghiệp, là ngành có thế mạnh, có tỷ suất hàng hóa cao, đặc biệt là ngành chăn
nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời
và lợn được nuôi rất phổ biến ở khắp mọi miền đất nước, từ chăn nuôi phân
tán nhỏ lẻ đang chuyển dần sang chăn nuôi tập trung công nghiệp mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nó góp phần cung cấp nguồn thực
phẩm chính cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm và là nguồn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn
do nhiều nguyên nhân khác nhau như biến động của thị trường, ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức độ cải tiến kỹ thuật, khí hậu…
Một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn
nuôi lợn là dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đó suyễn lợn là một bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm làm suy giảm sức khỏe của vật nuôi ảnh hưởng tới khả năng
tăng khối lượng của vật nuôi, làm giảm chất lượng và sản lượng thịt lợn từ đó
làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Bệnh suyễn lợn đã và đang tồn tại trên khắp các tỉnh thành trong cả
nước, đặc biệt là những nơi chăn nuôi tập chung, nơi có điều kiện khí hậu ẩm
thấp, nơi gần các khu công nghiệp, các làng nghề… Các nơi đó đã tạo điều
kiện cho bệnh phát sinh, mặt khác khi chuồng nuôi tập trung không được bố
trí hợp lý về mật độ đàn cũng làm bệnh bùng phát.
Lợn bị mắc bệnh, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng thiệt hại thì vô cùng
lớn, lợn tiêu tốn thức ăn nhiều, chậm lớn, chi phí điều trị cao do đó thời gian
xuất chuồng sẽ kéo dài làm thiệt hại kinh tế.
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai 1
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn 2
1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình xã hội 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 4
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại 4
1.1.3.2. Chức năng của trại 4
1.1.3.3. Cơ sở vật chất 5
1.1.4. Đánh giá chung 6
1.1.4.1 Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 6
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6
1.2.2. Phương pháp tiến hành 7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 7
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 7
1.2.3.2. Công tác thú y 8
1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị 8
1.3.1. Kết luận 8
1.3.2. Tồn tại 9
1.3.3. Đề nghị 9
12
Những năm 50 của thế kỷ XX các nhà khoa học ở các nước Anh,
Canada, Mỹ, Thụy Điển đã đi sâu vào nghiên cứu đồng loạt nhưng theo
hướng là do virus gây nên bệnh, kết quả thu được không đồng nhất, trong quá
trình nghiên cứu họ đã tìm thấy Mycoplasma trong bệnh phẩm nhưng lại cho
rằng: Vi khuẩn này chỉ là vi khuẩn thứ phát, thường nhiễm vào các bệnh tích
của phổi khi lợn mắc bệnh và che lấp căn bệnh trong môi trường tế bào và
không có tế bào dùng để phân lập mầm bệnh. Cho tới lúc này người ta vẫn
cho rằng có một loại virus nào đấy gây nên bệnh mà chưa tìm ra được.
Cũng trong những năm 50 một số tác giả đã nghiên cứu được một số
đặc trưng của mầm bệnh là:
- Mầm bệnh cũng mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh.
- Mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho tế bào.
- Quang phổ gây bệnh rất rộng.
- Tính kháng nguyên của nó không phù hợp với bản chất của virus.
Tới năm 1963 các nhà khoa học Anh (Bet, Gutvin và Oaileston) đã
nghiên cứu và cho kết quả đầu tiên của căn bệnh. Họ đã định bệnh phẩm phổi
lợn bị viêm không chứa căn bệnh thứ phát đem tiến hành nuôi cấy và cho kết
quả là một vi sinh vật đa hình thái, trong môi trường tế bào phổi lợn, thí
nghiệm thấy lợn không mắc bệnh viêm phổi địa phương.
Đối với môi trường không có tế bào gồm: 10% dung dich đệm muối
Hanks, 20% huyết thanh lợn vô hoạt (lấy từ lợn không mắc bệnh Dịch viêm
phổi địa phương) và 0,5% latbunin thuỷ phân, 0,01% chiết xuất Mendifco,
200 đơn vị Penicillin trong 1ml môi trường.
Kết quả là vẫn có thể nuôi cấy được. Từ kết quả đó, năm 1964 các nhà
khoa học Anh (Gutvin và Oaileston) cho rằng: Vi khuẩn mà họ phân lập được
có hướng thuộc nhóm Mycoplasma là nguyên nhân gây nên việc viêm phổi
địa phương, nhưng họ chưa chứng minh được vi khuẩn Mycoplasma này có
hình thành được trong môi trường đặc hay không nên họ chưa có kết quả
chính xác.
Năm 1965, các nhà khoa học Mỹ (Marê và Xuitxơ) đã phân lập được vi
khuẩn gây bệnh tương tự ở Mỹ trong môi trường không có tế bào như nghiên
cứu của Gutvin và Oaileston năm 1964 ở Anh, Marê và Xuitxơ đã quan sát
13
được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trên môi trường đặc mà họ nuôi
cấy. Trong môi trường dịch thể không có tế bào đã được kiểm tra là tinh khiết
họ thấy trên môi trường hình thành những khuẩn lọc hình cầu giống như
Mycoplasma. Khi tiêm canh khuẩn trong môi trường dịch thể ở lần cấy lần thứ
7 cho lợn họ đã tìm thấy bệnh tích điển hình ở phổi, giống như bệnh tích theo
quan điểm virus.
Cũng năm 1965, Gutvin cũng quan sát được sự hình thành khuẩn lọc
Mycoplasma trong môi trường đặc cấy Mycoplasma mà họ đã phân lập được.
Mặt khác họ còn thấy khuẩn lọc Mycoplasma tiêm cho lợn thấy lợn mắc bệnh
và họ kết luận rằng: “Vi khuẩn đã hình thành khuẩn lọc là nguyên nhân gây ra
bệnh Dịch viêm phổi địa phương và đặt tên là M.Suipneumonia ”
Theo Ross (1986) [22] nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng
không xuất hiện, chỉ có sự tham gia của các vi khuẩn cộng phát như
Pasteurella và Bordetella bronchiseptica triệu chứng của bệnh mới rõ ràng.
Năm 1986, Papageogia đã tiến hành nghiên cứu một mặt vi sinh vật học
của mầm bệnh, tác giả đã chứng minh được vai trò chủ yếu của Mycoplasma.
Canh khuẩn trong môi trường dịch thể đem tiêm cho lợn con từ 10 -21 ngày tuổi
đã gây ra bệnh được và đem quan sát cụ thể thấy được bệnh tích viêm khí quản
phổi hoặc viêm phổi thuỳ ở các thuỳ tim, thuỳ đỉnh, viêm ngoại tâm mạc cấp
tính, với sự hình thành u hạt ở màng cơ tim và bệnh tích viêm ngoại tâm mạc.
Theo Herenda.D (1994) [19], viêm phổi là hiện tượng viêm tại phổi do
vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hóa học gây ra.
Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế
thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn,
bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng
phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Ở đàn mắc bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và ở lợn trưởng
thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không
phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khoẻ
Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi
mãn tính ở con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các
con mới nhập đàn.
14
Theo Katri Nevolen (2000) [21], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae
có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: Phát hiện những
biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương
sau khi giết mổ.
Về sau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm sáng tỏ
thêm vấn đề.
Như vậy, sau rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới, cuối cùng đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Dịch
viêm phổi địa phương (ngày nay gọi là suyễn) của lợn là Mycoplasma
hyopneumoniae.
2.2.1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Ở nước ta các bệnh về đường hô hấp ở lợn thịt đã được rất nhiều tác giả
nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị.
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1953 ở một vài trại
giống (Phan Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh (1958) [3] ), đến năm 1962 bệnh đã
lan ra khắp các tỉnh, cho đến nay bệnh phát triển rất rộng.
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [5], bệnh suyễn
lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: Viêm phổi
truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường
ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây
ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có
nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus suis, pasteurella septica,
Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, …
Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thị Nội (1991) [6] đã dùng Tylosine kết
hợp với vacxin để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [7] đã
có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội
chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.
Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [14] cho biết về đặc điểm hình
thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên, các
enzym, tính gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị
bệnh do Streptococcus suis, Pasteurella multocida.
15
Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] đề cập đến cách phòng trị bệnh cho lợn
nái, lợn con, lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự
túc về con giống. Nếu mua lợn ở nơi khác về thì phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần
để theo dõi.
Đặng Xuân Bình và cộng sự (2007) [2] nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút
ra kết luận như sau:
- Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn
là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể.
- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ
lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình 37,83%.
Bệnh đường hô hấp mãn tính của lợn ở Việt Nam được quen gọi với tên
bệnh suyễn lợn đã xảy ra từ năm 1958 tại các cơ sở giống lợn của Nhà nước.
Khác với các nước phát triển ở Việt Nam do điều kiện chăm sóc, vệ sinh kém,
vai trò của các vi khuẩn cộng phát rất lớn. Lợn bị bệnh và chết chủ yếu do sự kết
hợp của M.Hyopneumoniae với các loại vi khuẩn khác như: Pasteurella
multocida, Streptococcus sp, Staphylococcus sp. và Klebsiella.
Ở Việt Nam, dịch viêm phổi địa phương đã xảy ra tại nông trường An
Khánh năn 1958 và giết hại hàng trăm lợn mỗi năm, tập trung nhất vào đàn
lợn 2-7 tháng tuổi. Ngoài các trại Nhà nước, tại các trại tập thể của hợp tác xã
cũng đã xảy dịch dịch viêm phổi địa phương. Tại Thuận Châu (Sơn La): giống
được chuyển từ Thái Bình lên vào năm 1961, sau 8-9 tháng nuôi trọng lượng cơ
thể chỉ tăng 5-6 kg. Một số lợn có trọng lượng khoảng 17-18 kg, khi được mổ
khám thấy có triệu chứng điển hình của dịch viêm phổi địa phương. Một số
nghiên cứu đã mô tả lại các triệu chứng điển hình của bệnh dịch dịch viêm
phổi địa phương như: Gầy sút, ho từng cơn vào sáng sớm nhất là những ngày
giá lạnh, lợn ho nhiều rũ rượi, đứng riêng trong góc chuồng thở hổn
hển bệnh tích chủ yếu khi mổ khám thấy là hiện tượng nhục hóa và có mủ,
có nhiều trường hợp viêm dính vào sườn.
Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [8] triệu chứng của bệnh là: Bệnh phát
ra đột ngột, ủ rũ, tách ra khỏi đàn, đứng riêng rẽ hoặc nằm một chỗ, nhịp thở từ
60 - 100 - 200 lần/phút, lúc đầu ho ngắn và nhẹ, bệnh tiến triển dần, lợn ngày
Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đặt vấn đề 10
2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 11
2.2. Tổng quan tài liệu 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 11
2.2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 11
2.2.1.2. Một số nghiên cứu trong nước 14
2.2.2. Cơ sở khoa học 16
2.2.2.1. Hệ hô hấp ở lợn 16
2.2.2.2. Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae) 17
2.2.2.3. Phòng và trị bệnh 22
2.3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 28
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 28
2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 31
2.4.1. Tình hình chăn nuôi và thú y của trại 31
2.4.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại 31
2.4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh 31
2.4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn 32
2.4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh suyễn trên đàn lợn hậu bị 5 tháng
cuối năm 2014 33