Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 58 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ ĐÌNH THĂNG



“NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY SA MỘC DẦU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
THANH HÓA”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 -2014







Thái Nguyên, 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ ĐÌNH THĂNG



“NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY SA MỘC DẦU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
THANH HÓA”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 -2014


Gỉảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Sơn
Khoa Lâm nghiệp - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Thái Nguyên, 2014

LỜI NÓI ĐẦU

Tài nguyên thực vật rừng ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, do nạn khai thác rừng bừa bãi cũng như khai hoang trồng cây nông
nghiệp vượt quá khả năng cho phép nên hiện nguồn tài nguyên nước ta bị suy
giảm nghiêm trọng, một số loài đã bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy
cơ tiệt chủng. Vì thế bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng là một nhiệm
vụ cấp bách hiện nay. Bảo tồn nguồn gen cây rừng là lưu giữ các nguồn gen
cây rừng phong phú và đa dạng hiện có, làm nền tảng cho công tác giống cây
rừng ở nước ta. Vì thế nó vừa phục vụ cho công tác giống vừa gắn liền với
việc cung cấp giống trước mắt và lâu dài, đồng thời thiết thực phục vụ cho các
chương trình trồng rừng trong nước và trao đổi giống quốc tế. Xuất phát từ
nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp - Trường
Đại học Nông Lâm Thái nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa”.
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn T.S Hồ
Ngọc Sơn. Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban quản lý KBTTN Xuân Liên và
Hạt kiểm lâm Xuân Liên, Trạm kiểm lâm Bản Vịn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã tận tình

giúp đỡ tôi.
Thực tập tốt nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau
quá trình học tập tại trường. Đây là thời gian để mỗi sinh viên cọ sát với
những thực tế, đồng thời qua thực tập giúp cho sinh viên hệ thống lại những
kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu và có được những kinh
nghiệm từ thực tiễn, từ đó nâng cao năng lực của bản thân nhằm phục vụ tốt
cho công việc.
Mặc dù đã rất có gắng để hoàn thành khóa luận, nhưng do thời gian và
kinh nghiệm, kiếm thức của một sinh viên cá nhân còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi kính mong được
sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

LÊ ĐÌNH THĂNG
CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tôi xin cam đoan số liệu thu
thập là nghiêm túc, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng ai công
bố.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN

Lê Đình Thăng


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm 12

Bảng 2.2. Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đặc dụng Khu bảo tồn 17

Bảng 2.3. Cấu trúc khu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên 19

Bảng 4.1. Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại KBTTN Xuân Liên 23

Bảng 4.2. Thống kê diện tích phân bố của loài Sa mộc dầu ở các khu vực 25

Bảng 4.3. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 01 (tọa độ:0497316-2209675) 26

Bảng 4.4. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 02 (tọa độ:0498613-2209200) thuộc
tuyến Huối Cò 27

Bảng 4.5. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 03 (tọa độ:0498613-2209200) thuộc
tuyến Huối Cò 28

Bảng 4.6. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 04(tọa độ:0498343-2209424) thuộc
tuyến Huối Pà 29

Bảng 4.7. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 05 (tọa độ:0498236-2209705) thuộc
tuyến Huối Pà 30

Bảng 4.8. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 06 (tọa độ:0498260-2209497) thuộc
tuyến Huối Pà 31

Bảng 4.9. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 07 (tọa độ:0510047-2207478) thuộc
tuyến Hang Ong 32


Bảng 4.10. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 08 (tọa độ:0510162-2205340)
thuộc tuyến Hang Ong 33

Bảng 4.11. Hệ số tổ thành tầng cây cao ôtc 09 (tọa độ: 0507438-2205049)
thuộc tuyến Hang Ong 34



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ phân khu chức năng KBTTN Xuân Liên 9

Hình 2.2. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật theo ngành 19

Hình 4.1 Nơi có Sa mộc dầu 24

Hình 4.2. Nơi có loài Sa mộc dầu phân bố 24

Hình 4.3. Hình thái thân loài cây Sa mộc dầu 36

Hình 4.4. Hình thái lá cây Sa mộc dầu 37

Hình 4.5. Hình thái lá cây Sa mộc dầu 37

Hình 4.6. Hình thái nón Sa mộc dầu 39

Hình 4.7. Quả và lá rụng của cây Sa mộc dầu 39

Hình 4.8. Họp Bản Vịn hàng tháng 41




DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

SMD : Sa mộc dầu
ÔTC : Ô tiêu chuẩn
D
1.3
: Đường kính một mét ba
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Mục đích nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa học tập 2

1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình bảo tồn và phát triển loài cây Sa mộc dầu trên thế giới 4

2.2. Tình hình bảo tồn và phát triển loài cấy Sa mộc dầu ở Việt Nam 6

2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu 8

2.3.1. Điều kiện tự nhiên 8

2.3.1.2. Khí tượng thủy văn 9

2.3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng 11

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 12

2.3.2.1. Dân số, dân tộc, phân bố dân cư 12

2.3.2.2. Lao động 13

2.3.2.3. Văn hóa - xã hội và giáo dục 13

2.3.2.4. Giao thông 14

2.3.2.5. Y tế 15

2.3.3. Tình hình phát triển kinh tế 15


2.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp 15

2.3.3.2. Sản xuất lâm nghiệp 16

2.3.3.3. Thủy sản 16

2.3.4. Nguồn tài nguyên rừng KBTTN Xuân Liên. 16

2.3.4.1. Thảm thực vật 16

2.3.4.2. Hệ thực vật 18

Phần 3: 20ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20

- Loài cây Sa mộc dầu, Sa mu dầu, Sa mộc quế phong, Ngọc am
(Cunninghamia konishii Hayata) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). 20

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 20

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 20

3.3. Nội dung nghiên cứu. 20

3.3.1. Xác định phân bố của Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Xuân Liên 20

3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Sa mộc dầu 20


3.3.3. Nghiên cứu giá trị sử dụng Sa mộc dầu 20

3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển Sa mộc dầu. 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan 20

3.4.2. Phương pháp điều tra lâm học thông thường 21

3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân 22

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Phân bố của loài Sa mộc dầu tại KBTTN Xuân Liên 23

4.2. Đặc điểm lâm học của Sa mộc dầu tại KBTTN Xuân Liên 26

4.2.1. Tổ thành rừng tính theo loài cây tại các ÔTC 26

4.2.2. Cấu trúc tầng thứ cây cao. 35

4.2.3. Đặc điểm hình thái 36

4.2.4. Kết quả nghiên cứu về vật hậu 38

4.2.5. Đặc điểm sinh thái học 39

4.2.6. Đặc điểm tái sinh Sa mộc dầu 40


4.3. Giá trị sử dụng nguồn gen Sa mộc dầu 40

4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc dầu 41

4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật. 41

4.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật, giải pháp kinh tế - xã hội. 42

4.4.3. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền. 43

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1. Kết luận 44

5.2. Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Xuân Liên thuộc huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là khu vực không chỉ chứa đựng giá trị đa dạng
sinh học cao mà còn là rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho hồ thủy lợi -
thủy điện Cửa Đạt nói riêng và vùng hạ lưu tỉnh Thanh Hóa nói chung. Các
loài thuộc ngành Thông đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng
của khu bảo tồn. Kết quả điều tra góp phần giúp công tác quản lý và bảo tồn
lâu dài khu hệ thực vật ở đây. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010, đã
xác định được 7 loài Hạt trần thuộc 4 họ và đã mô tả được đặc điểm hình thái,

sinh thái, phân bố, khả năng tái sinh tự nhiên của các loài Thông điều tra được
trong toàn khu bảo tồn: Bách xanh (Calocedrus macrolepis) (Kurz)
Benth&Hook, Pơ mu (Fokienia hodginsii) (Dunn) Henry et Thomas, Sa mộc
dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)
(Blume) D. Laub, Kim giao núi đất (Nageia wallichiana ) (C.Presl) O.Kuntze,
Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) D. Don, Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus
argotaenia) (Hance) Pilger; trong đó có 4 loài có tên trong sách đỏ Thế giới, 3 loài
có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.
Tuy nhiên, các thông tin, các dẫn liệu khoa học và các nghiên cứu
chuyên sâu về loài cây Sa mộc dầu có nhiều.KBT Xuân Liên với diện tích
26.303,6 ha, là nơi chứa đựng đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của rất nhiều
loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu. Trong hệ thực vật loài Sa mộc dầu
có nguồn gốc cổ xưa nhất, chúng có vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng
trong hệ sinh thái rừng và là đối tượng rất nhạy cảm đối với tác động của con
người cũng như những biến đổi của môi trường. Loài Sa mộc dầu ở khu
BTTN Xuân Liên không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị
kinh tế, thẩm mỹ cao, tuy nhiên những nghiên cứu về loài Sa mộc dầu ở đây
còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tập thể, cán bộ khu bảo tồn
mới dừng lại ở việc điều tra, thống kê thành phần loài và bảo vệ nguyên vẹn,
hạn chế sự thất thoát tài nguyên ra khỏi khu bảo tồn; chưa có thông tin đầy đủ
2
về đặc điểm sinh thái, phân bố của loài Sa mộc dầu dẫn đến quy hoạch thiếu
hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp cho sự tồn tại của chúng.
Để góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loài cây này, được sự
nhất trí của khoa Lâm Nghiệp, ban giám hiệu nhà trường, thầy giáo hướng
dẫn cùng sự tiếp nhận của ban quản lý khu bảo tồn Xuân Liên - tỉnh Thanh
Hóa, chúng em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phân bố
và đặc điểm lâm học của loài cây sa mộc (Cunninghamia konishii Hayata)
dầu tại khu bảo tồn Xuân Liên - tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định được phân bố của Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Xuân Liên:
+ Phân bố theo đai cao.
+ Phân bố theo địa lý.
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Sa mộc dầu:
+ Đặc điểm hình thái và vật hậu: thân, lá, hoa/nón quả.
+ Đặc điểm sinh thái bao gồm: hoàn cảnh rừng nơi Sa mộc dầu (SMD)
phân bố, đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi Sa mộc dầu phân bố
(mật độ, tổ thành, tầng thứ, thường gặp).
+ Đặc điểm tái sinh tự nhiên (mật độ, cấu trúc tổ thành cây tái sinh,
chất lượng cây tái sinh, phân cấp theo chiều cao và cây có triển vọng, đặc
điểm tái sinh).
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được phân bố, nghiên cứu được đặc điểm lâm học của cây
SMD tại khu bảo tồn Xuân Liên
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD
+ Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
+ Các giải pháp về kinh tế, xã hội và chính sách của nhà nước.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập
- Áp dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn và học hỏi được thêm
nhiều kiến thức bổ ích từ bên ngoài trường học.
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có
điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp nước nhà.
3
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu
loài cây quý hiếm SMD.
- Là cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển SMD.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở việc nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của SMD
xác lập cụ thể các tiểu khu có SMD phân bố và giao cho các trạm quản lý bảo
vệ rừng khu bảo tồn Xuân Liên. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát
triển loài cây SMD.









4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình bảo tồn và phát triển loài cây Sa mộc dầu trên thế giới
Theo Warm (1980), Loài Sa mộc dầu thuộc họ Hoàng đàn
(Cupressaceae). Các loài cây thuộc họ này có dạng gỗ lớn. Trên thế giới họ
này có 8 chi, khoảng 13 - 14 loài, trong thời đại cổ sinh và Ecôxen, các loài
của họ này đã tạo thành những cánh rừng rộng lớn ở vùng Bắc bán cầu. Hiện
tại hầu như tất cả chúng chỉ còn sót lại tại những vùng rất nhỏ với những loài
mọc tự nhiên, đa phần đều tồn tại ở trạng thái trồng. Các chi trong họ là:
Sequoia, Metasequoia, Sequoiadendron, Taiwania, Cunninghamia, Taxodium,
Glyptostrobus, Cryptomeria. Phân bố ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam) và
châu Mỹ. Nhiều loài có kích thước rất lớn như Squoiadendron giganteum, gỗ
đỏ Sequoia sempervirens, Bụt mọc Taxodium mucronatum có chiều cao tới
100m hoặc hơn và đường kính tới 10m và có thể tồn tại tới 3 - 4 ngàn năm.

Một điều rõ ràng rằng các loài thuộc họ này cho gỗ đẹp, dáng cây cao rất
thẳng được trồng rộng rãi ở các vùng có khí hậu ôn đới nóng với mục đích
làm cảnh và cho gỗ. Thuộc họ này ở Việt Nam có ba chi với 3 loài mọc hoang
dại như: Thủy tùng Glytostrobus pensilis (Staunt. Ex D. Don) K. Koch, Sa
mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata và Bách tán Đài loan kín Taiwania
cryptomerioides Hayata và một số loài nhập trồng làm cảnh lấy bóng mát hay
trồng như: Sa mộc Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook., Bụt mọc
Taxodium distichum (L.) Rich. và Cryptomeria japonica. Riêng chi Taiwania
chỉ có một loài T. Cryptomerioides được tìm thấy ở Đài Loan từ năm 1906 và
gần 100 năm chúng được coi là chỉ có phân bố ở Đài Loan, Tây Nam Vân
nam. Việc phát hiện loài này ở Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
lớn, không chỉ bổ sung thêm một loài cho hệ thực vật Việt Nam, mở rộng
phân bố của loài trên thế giới mà còn đóng góp nguồn gen phục vụ cho việc
trồng rừng (Nguồn tài liệu: Dẫn theo Lê Xuân Toàn năm 2012)[11]
Ngoài ra có tài liệu nêu chi Sa mộc dầu (danh pháp khoa học:
Cunninghamia) là một chi có 1 loài cây thân gỗ, thường xanh, thuộc họ
Hoàng đàn (Cupressaceae). Chúng có nguồn gốc ở khu vực Trung Quốc, Đài
5
Loan và Việt Nam, các cây lớn có thể cao tới 50-55m. Tên gọi khoa học của
chi này được đặt theo tên của Dr. James Cunningham, một bác sĩ người Anh
đã đưa các loài này vào gieo trồng năm 1702 (Nguồn tài liệu: Dẫn theo Lê
Xuân Toàn năm 2012)[11]
Các loài trong chi Cunninghamia có các lá kim với ngạnh mềm, dai
như da, cứng, màu xanh lục tới xanh lục-lam, mọc vòng xung quanh thân theo
hình cung đi lên; các lá này dài 2-7cm và rộng 3-5 mm (tại phần gốc lá), và
mang hai dải khí khổng màu trắng hay trắng ánh lục ở phía dưới và đôi khi là
ở phía trên mặt lá. Tán lá có thể trở thành màu nâu đồng khi thời tiết quá lạnh.
Các nón nhỏ và không dễ thấy khi thụ phấn vào cuối mùa đông, các
nón đực mọc thành cụm khoảng 10-30 nón, còn các nón cái mọc đơn lẻ hoặc
2-3 nón cùng nhau (Nguồn tài liệu: Dẫn theo Lê Xuân Toàn năm 2012)[11].

Các nón hạt chín sau 7-8 tháng, dài khoảng 2,5-4,5cm, hình trứng hoặc hình
cầu, với các vảy mọc xoắn; mỗi vảy chứa 3-5 hạt. Chúng thường phát triển
nhanh (với chồi sinh dưỡng mọc trên đỉnh của nón) trên các cây do người
trồng; nhưng lại hiếm ở cây mọc hoang, và có thể là giống cây trồng được
chọn lọc để dễ dàng nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng trong trồng
rừng (Nguồn tài liệu: Dẫn theo Lê Xuân Toàn năm 2012)[11].
Khi cây càng lớn thì thân của nó có xu hướng tạo ra các chồi rễ mút
xung quanh gốc, cụ thể là sau khi bị các vết thương ở thân hay rễ, và các
chồi rễ mút này sau đó có thể phát triển để tạo thành cây nhiều thân. Vỏ của
các thân cây lớn có màu nâu dễ dàng bị lột ra để lộ phần vỏ bên trong màu
nâu đỏ [11].
Gỗ Sa mộc dầu là loại gỗ được đánh giá cao tại Trung Quốc, do nó là
loại gỗ mềm có hương thơm và khá bền, tương tự như của Hồng sam Bắc Mỹ
(Sequoia sempervirens) và Bách Nhật Bản (Cryptomeria japonica). Cụ thể, nó
được dùng sản xuất các loại quan tài cũng như trong xây dựng đền miếu, tại
những nơi mà hương thơm được đánh giá cao. Nó cũng được trồng làm cây
cảnh trong các công viên và các khu vườn lớn, tại đây thông thường nó cao
khoảng 15-30m (Nguồn tài liệu: Dẫn theo Lê Xuân Toàn năm 2012) [11].
Các tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN)
cho thấy ở phạm vi toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới
6
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa tiềm năng sử dụng của nhân
loại trong tương lai. Qua xem xét dữ liệu từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ,
mới đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có khoảng 22-47% số loài thực vật có
thể bị đe dọa, cao hơn nhiều so với dự đoán 13% của IUCN. Các số liệu công
bố năm 1998 cho thấy ở Hoa Kỳ, có tới 29% số loài thực vật (4669 loài trong
tổng số 16.108 loài ) đã được liệt kê vào danh sách bị đe dọa. Con số các loài
thực vật bị đe dọa ở Thổ Nhĩ Kỳ là 21,7%; Tây Ban Nha là 19,5%; Cu Ba
13,6%; Pê Ru 13,1%; Nhật Bản 12,7%; Ôxtrâylia là 14,4% và Braxin là 2,4%
(Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006) [10].

Tại Đài Loan, Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) cũng
được coi là gỗ tốt nên bị khai thác trên quy mô lớn, kết quả là các quần thể
hiện tại bị chia cắt, nằm rải rác không tập trung. Nguồn gen Sa mộc dầu tại
Đài Loan đang được lưu giữ bảo tồn trong Ngân hàng hạt giống (Tree Seed
Bank) cùng với 152 loài thực vật khác. Bên canh đó nguồn gen Sa mộc dầu
còn được lưu tại một số Vườn thực vật ở Châu Âu.Tại Đài Loan, sau nhiều
thập kỷ khai thác cạn kiệt, từ năm 1950 chương trình trồng rừng quy mô lớn
được thực hiện đã góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen loài này. Tại Đài
Loan Sa mộc dầu phân bố ở độ cao 1300-2800m. Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt
độ trung bình năm 17-22
o
C và lượng mưa 2000-3500mm/năm. Trên các điều
kiện phù hợp cây có thể tăng 1m về chiều cao và 1cm đường kính một năm.
Nhằm nâng cao chất lượng gỗ và sinh trưởng thì nhiều chương trình nghiên
cứu, khảo nghiệm đã được thực hiện từ những năm 1970. Từ những năm 1990
chính phủ đã đóng cửa rừng nhằm ngăn chặn suy giảm nguồn gen lâm nghiệp
đồng thời nâng cao giá trị giải trí của rừng (Chung et al., 2009)[15].
2.2. Tình hình bảo tồn và phát triển loài cấy Sa mộc dầu ở Việt Nam
Tài nguyên thực vật rừng ở nước ta rất phong phú và đa dạng. tuy nhiên,
do nạn khai thác rừng bừa bãi cũng như khai hoang trồng cây nông nghiệp vượt
quá khả năng cho phép nên hiện nguồn tài nguyên nước ta bị suy giảm nghiêm
trọng, một số loài đã bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.
Vì thế bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng là một nhiệm vụ cấp bách hiện
nay. Bảo tồn nguồn gen cây rừng là lưu giữ các nguồn gen cây rừng phong phú
và đa dạng hiện có, làm nền tảng cho công tác giống cây rừng ở nước ta. Vì thế
7
nó vừa phục vụ cho công tác giống vừa gắn liền với việc cung cấp giống trước
mắt và lâu dài, đồng thời thiết thực phục vụ cho các chương trình trồng rừng
trong nước và trao đổi giống quốc tế. Mặt khác, các hoạt động về cải thiện
giống và cung cấp giống cũng đang làm phong phú thêm hoạt động bảo tồn

nguồn gen cây rừng ở nước ta. Khai thác và phát triển nguồn gen sẽ vừa góp
phần phát triển kinh tế xã hội vừa góp phần bảo tồn nguồn gen.
Ở Việt Nam rừng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và
xóa đói giảm nghèo vùng miền núi, có 25 triệu người sống trong và gần rừng
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam là
cơ quan đầu ngành trong nghiên cứu và phát triển nguồn gen ở Việt Nam với
nhiều chương trình dự án do chính phủ cũng như tổ chức quốc tế tài trợ trong
đó có CSIRO (Úc). Ví dụ dự án “Bảo tồn nguồn gen lâm nghiệp” do Viện
Khoa học lâm nghiệp thực hiện từ năm 2001-2005 với khoảng trên 100 loài
quan trọng trên diện tích khoảng 150ha tại Cầu Hai (Phú Thọ), Trảng Bom
(Đồng Nai), Lang Hanh (Lâm Đồng), Cúc Phương (Ninh Bình). Ngoài ra việc
bảo tồn ngoại vi các lâm phân giống cây rừng cũng được thực hiện với 9 loài
cây gỗ quan trọng như Lim xanh, Vối thuốc, Pơ mu, Trò chỉ, Sao với gần
10.000 cây cá thể từ hạt hoặc hom. Trong dự án “Đa dạng loài và bảo tồn
ngoại vi các loài tre ở Việt Nam” do Biodiversity International tài trợ từ năm
2003-2005 đã xác định được danh sách 216 loài tre và hạt trần bị đe dọa,
trong đó có Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) được xếp vào nhóm
bị đe dọa (VU A1cd) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008)[14].
Ở nước ta các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là Chương
trình 327 và chương trình 5 triệu ha đã có một số đề xuất danh mục các loài
cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp gồm: Tây Bắc, Đông Bắc,
Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ gồm 104 loài, trong đó có những
loài đáng chú ý như: Chò chỉ (Parashorea chinesis), Dầu rái (Diptericarpus
alatus), Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa), Gỗ đỏ (Aflezia
xylocrpa) (Lê Trần Chấn, 2010). Trong danh sách các loài cây trồng rừng có
nhiều loài thuộc nhóm đối tượng cần bảo tồn nguồn gen là các loài bản địa,
đặc biệt là các loài có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Đó là những loài quý hiếm có giá trị khoa học, kinh tế cao như: Hoàng đàn
8

(Cupresus torulosa), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Thông pà cò (Pinus
kwangtungensis) hay Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) [9].
Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu
vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu các đặc điểm sinh
học và sinh thái của loài. Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An
cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Cây tái sinh chủ yếu xuất
hiện ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp, tỷ
lệ cây con có triển vọng thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn
đang đạt ra trong công tác bảo tồn loài quý hiếm này. Quả Sa mộc dầu sau khi
chín thì hạt không được tách ra mà vẫn nằm nguyên ở trên nón. Nón rụng
xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cây tái sinh ngay trên nón. Hiện
tượng này hoàn toàn khác so với các loài thuộc ngành Hạt trần mà chúng ta đã
nghiên cứu và tìm hiểu. Qua đây chúng ta có thể giải thích được tại sao trong
tự nhiên thường thấy Sa mộc dầu tái sinh theo cụm hoặc theo đám.(Nguyễn
Văn Sinh, 2009) [10].
Tại Hà Giang, đầu năm 2006 tỉnh đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát
triển nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tùng,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”, viết tắt là VN/02/2004, do Quỹ môi trường
toàn cầu (UNDP-GEF/SGP) tài trợ nhằm bảo tồn và phát triển 4 loài thực vật
hạt trần quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Đó là Thông tre lá ngắn
(Podocarpus pilgori), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Dẻ tùng sọc nâu
(Amentotaxus hatuyenensis), và Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris). Các loài
này nằm trong số 33 loài thuộc họ Thông của thế giới, được xác định là có giá
trị kinh tế và sinh thái đặc biệt cao, góp phần thiết thực cho công tác bảo tồn
và phát triển bốn loài hạt trần này ở Hà Giang và Việt Nam.(Lê Trần Chấn và
cộng sự, 2006) [3].
2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc địa bàn hành chính huyện

Thường Xuân, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 60km về hướng Tây Nam,
có toạ độ địa lý:
9
190052' - 200002' độ vĩ Bắc
1040058' - 1050015' độ kinh Đông
Với vị trí địa lý tiếp giáp Khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An) và Khu
BTTN Nậm Xam nước CHDCND Lào đã tạo ra một tam giác khu hệ động
thực vật phong phú và đa dạng, như hình 2.1
Với diện tích được giao quản lý sử dụng là 26.303.6 ha thuộc địa bàn 5
xã (Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Lương Sơn). Trong đó:
Diện tích đã quy hoạch giao quản lý sử dụng ổn định: 23.475.0 ha [1].
Diện tích đất tạm giao: 2.828.6 ha (Diện tích ngập nước hồ Cửa Đạt).


Hình 2.1. Bản đồ phân khu chức năng KBTTN Xuân Liên
2.3.1.2. Khí tượng thủy văn
Khí hậu mang nhiều đặc trưng của vùng khí hậu miền núi phía Tây tỉnh
Thanh Hóa, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh gần giống với
vùng đồng bằng sông Hồng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 - 24
0
C, nhiệt độ
trung bình tháng 1 là 15,5 - 16,5
0
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống đến
10
2
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 27 - 28
0

C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
chưa quá 40
0
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%, tháng có độ ẩm
cao nhất là tháng 04 khoảng 91%, tháng thấp nhất là tháng 11 và 12 từ 80-
83%. Mùa đông có sương muối từ 5 - 7 ngày.
- Lượng mưa: Lượng mưa trong năm là 2000 - 2200 mm, phân bố mưa
trong năm không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 60-
80% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất từ tháng 7
đến tháng 9 thường gây lũ lụt cục bộ. Các tháng có lượng mưa thấp nhất từ
tháng 12 cho tới tháng 2 năm sau, thường gây hạn hán.
- Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi 761- 895mm/năm, tháng 7 có
lượng bốc hơi lớn nhất đạt 131mm; tháng 2 và 3 có lượng bốc hơi thấp nhất
40 - 43 mm.
- Nắng: Do sự ảnh hưởng của địa hình nên số ngày nắng trong khu vực
có sự thay đổi theo vùng. Số ngày nắng ở vùng thấp từ 235 - 245 ngày, vùng
cao từ 215 - 216 ngày.
- Gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến
tháng 04 năm sau và gió mùa Đông Nam từ tháng 04 đến tháng 09. Ngoài ra,
còn có gió Tây khô nóng xen kẽ với gió mùa Đông Nam. Gió Tây khô nóng
thường xuất hiện vào tháng 5,6,7,8 tập trung vào các thung lũng và vùng thấp.
Gió thịnh hành là gió Đông Nam có tốc độ trung bình 1,8 m/s. Song có gió
khô nóng vào đầu mùa hạ (từ 20-30 ngày), gió cực đại đạt tới 39 m/s gây bão
(tập trung vào tháng 9).
- Thủy văn:Khu BTTN Xuân Liên là vùng đầu nguồn của Sông Khao,
sông Chu và một phần Sông Đặt; là vùng đầu nguồn cung cấp nước sạch, nước
tưới cho vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hoá và thành phố Thanh Hoá. Trong lòng
Khu bảo tồn có Hồ chứa nước Cửa Đạt với diện tích ngập nước 2.828,60 ha
(thuộc khu bảo tồn), là một trong những Hồ nước lớn ở Việt Nam. Bên cạnh

giá trị nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên mặt nước ở đây cũng là một loại tài
nguyên du lịch vô cùng quý giá, có sức hấp dẫn du lịch rất lớn [1]
11
2.3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên nằm trên một dãy núi chạy từ Sầm
Nưa ở Lào đến các huyện Thường Xuân và Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá.
Các dãy núi này có khá nhiều đỉnh cao như núi Bù Ta Leo (1.040 m), núi Bù
Chó (1.563 m), Bù Hòn Hàn (1.208 m) và một ngọn núi không có tên cao đến
1.605 là đỉnh cao nhất trong Khu bảo tồn.
Địa hình của khu vực này đặc trưng bởi các dãy núi từ 800 đến 1.600 m
và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu và hẹp. Các sườn dốc từ Tây sang
Đông. Địa hình phía Đông đặc trưng là vùng chân núi có độ dốc vừa phải,
nhiều trong số hàng loạt các sông suối trong vùng này chảy tương đối phẳng
lặng mang phù sa cho các nhánh của nó. Sông Chu là con sông hình thành từ
Lào, chảy qua Nghệ An trước khi chảy qua Khu bảo tồn thiên nhiên (Lê Trọng
Trải et al. 1999).
Nền địa chất của vùng rất đa dạng bao gồm cả đá trầm tích, đá phiến,
spilite, aldezite, và nhiều loại đá biến chất khác như đá lửa và đá kính (Lê
Trọng Trải et al. 1999).
Vùng đệm Khu bảo tồn có 6 xã, trong đó có 05 xã (Bát Mọt, Yên Nhân,
Xuân Cẩm, Vạn Xuân, Lương Sơn có một phần diện tích được qui hoạch cho
vùng lõi Khu bảo tồn) và xã Xuân Cao có đường ranh giới xã giáp ranh với
đường ranh giới vùng lõi Khu bảo tồn.
Tổng diện tích tự nhiên vùng đệm: 42.723,8 ha, trong đó:
- Đất lâm nghiệp: 35.123,1 ha.
+ Đất có rừng: 26.271,3 ha (Đất có rừng trồng 3.671,3 ha chủ yếu được
đầu tư từ nguồn vốn Dự án ADB và chương trình 327)
+ Đất không có rừng: 8.848,80 ha
- Đất nông nghiệp: 3.600,08 ha
+ Đất lúa: 1.669,32 ha

+ Đất màu: 636,23 ha
+ Đất rẫy: 788,60 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 495,43 ha
- Đất khác: 4.012,90 ha [1].
12
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Dân số, dân tộc, phân bố dân cư
- Dân tộc: Khu BTTN Xuân Liên nằm trên địa bàn 5 xã với 3 dân tộc
anh em cùng sinh sống. Các thông tin về dân số và thành phần dân tộc các xã
này được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm

Dân số Thành phần dân tộc (người)
Số hộ Số khẩu Thái Kinh Mường
Xã Bát Mọt 730 3.436 2.829 600 8
Xã Yên Nhân 1.077 4.879 4.017 851 11
Xã Lương Sơn 1.919 8.468 6.972 1478 19
Xã Xuân Cẩm 880 3.894 3.206 680 9
Xã Vạn Xuân 1.245 5.418 4.461 945 12
Cơ cấu (%) 100 82,33 17,45 0,22
Tổng cộng 5.851 26.095 21.484 4.554 57
(Nguồn tài liệu: Niêm giám huyện Thường Xuân năm 2012)
Cộng đồng dân cư là đồng bào dân tộc ít người chiếm 82,55%. Các dân
tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn
nhân, nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá dân gian
truyền thống. Đây là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong
phú, độc đáo cần phải được gìn giữ và bảo tồn.
- Phân bố dân cư: Dân cư trong vùng phân bố trên 39 thôn bản, thuộc địa
bàn 5 xã vùng KBTTN. Theo số liệu niên giám thống kê của huyện Thường
Xuân đến ngày 31/12/2012 tổng dân số hiện đang sinh sống trên có 26.095

người; bình quân từ 4,5 người/hộ, trong đó nam là: 13.198 người chiếm
50,58%, nữ là 12.896 người chiếm 49,42%. Mật độ dân số bình quân là 39
người/km
2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình năm là 8,7%.
Hiện tại có 12 thôn giáp ranh khu bảo tồn/5 xã trong vùng quy hoạch có
dân số 9.284 người. Số lao động là 3.392 người chiếm tỉ lệ 36,54% dân số,
ngành nghề chủ yếu là lĩnh vực nông lâm nghiệp (chiếm gần 98%) và chưa
qua đào tạo nghề. Trong đó có ba dân tộc sinh sống: Dân tộc Thái chiếm
82,33%, dân tộc Kinh chiếm 17,45%, dân tộc Mường chiếm 0,22% [1].
13
2.3.2.2. Lao động
Số niên giám thống kê huyện Thường Xuân, năm 2012 cho thấy khu
vực 5 xã vùng qui hoạch khu bảo tồn có 13.530 người / 26.095 nhân khẩu
trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 51,9 % tổng dân số, trong đó lao động nữ
6.850 người chiếm 50,7% tổng số lao động. Tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao,
chiếm tới 50,8%.
Nhìn chung tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao
động thủ công trong lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động mang tính thời vụ.
Hệ số sử dụng lao động thấp dẫn đến lực lượng lao động nhàn rỗi trong năm
chiếm khoảng hơn 20%. Thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình
quân đạt 189 ngày/người/năm. Đây là thách thức lớn đối với các cấp chính
quyền hiện nay, đồng thời cũng là cơ hội về nguồn nhân lực khi thực hiện các
chương trình trên địa bàn [1].
2.3.2.3. Văn hóa - xã hội và giáo dục
- Văn hóa - xã hội:
Những điểm di tích lịch sử và văn hóa tâm linh trong khu vực có sức
thu hút khách đến thăm quan du lịch gồm: Di tích tín ngưỡng Bà chúa thượng
ngàn và Danh nhân Cầm Bá Thước; các lễ hội truyền thống và văn hóa đặc
sắc của các đồng bào dân tộc.

Khu di tích đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước, Bà Chúa Thượng ngàn
hiện nay đã được xây dựng tôn tạo mới nằm trong trung tâm Khu Du lịch và
đô thị Cửa Đặt đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hoá phê duyệt Qui hoạch
năm 2010; đây là cụm di tích kết hợp giữa tín ngưỡng và di tích lịch sử gắn
với danh nhân yêu nước thời cần vương chống thực dân Pháp Cầm Bá Thước,
thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hồi đầu thế kỷ 20, đã được Nhà
nước xếp hạng và cách cụm di tích
Không xa khoảng 5 km tại xã Vạn xuân có Khu di tích lịch sử: lăng mộ,
đền thờ danh nhân Cầm bá Thước (đang được nghiên cứu xếp hạng). Bên cạnh
đền thờ Cầm Bá Thước còn có đền thờ Bà Chúa thượng ngàn được xây dựng từ
rất lâu đời, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Cách Cửa Đạt hơn 1km về phía
Đông Nam còn có đền Cô, đây chính là một đền “Trình” trước khi du khách vào
lễ đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Hàng năm người dân thập
14
phương đi lễ rất đông vào những ngày rằm, ngày tết, suốt từ tháng 10-11 đến
tháng 3-4 năm sau.
Một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội Ca Sa của dân tộc Thái vào
tháng giêng âm lịch, lễ hội Lau Kha vào mồng 10 tháng 9 âm lịch của người
Thái đen, lễ hội cúng rước Thành Hoàng vào tháng giêng âm lịch tại làng Hạ
ở Thọ Thanh, lễ hội Xóc Bùa của dân tộc Mường ở Xuân Cẩm, Lương
Sơn…vào đầu tháng 12 âm lịch thường xuyên được tổ chức. Các chòm bản
người Thái tổ chức hội hè, ma chay, cưới xin với cơm lam, rượu cần, sản xuất
hàng thổ cẩm theo nghề truyền thống phong phú sẽ là rất hấp dẫn đối với
khách du lịch. Cùng với hồ chứa nước thủy lợi Cửa Đạt đã hoàn thành, kết
hợp với các thôn bản người Thái, Mường với kiến trúc nhà sàn, sản xuất
ruộng bậc thang bổ sung thêm các sản phẩm du lịch, góp phần hấp dẫn du lịch
sinh thái gắn với du lịch văn hóa.
- Giáo dục:
Khu vực có 01 trường dạy nghề; 05 trường trung học cơ sở, 11 trường
tiểu học, 24 trường mầm non. Tổng số học sinh là 5.386 em trong đó có 1.548

em mầm non, 2.209 em tiểu học và 1.629 em trung học cơ sở. Phần lớn đồng
bào trong vùng đều biết đọc biết viết, số người mù chữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ
khoảng 2%. Trong đó, tại thị trấn Cửa Đạt có 01 trường mầm non, 01 trường
tiểu học đây là cơ sở đáp ứng cho học sinh đến tuổi đi học của con em cán bộ
khu bảo tồn và có 01 trường dạy nghề thuận lợi cho việc liên kết đào tạo, tấp
huấn trung hạn, ngắn hạn tại chỗ cho nhân dân về kỹ thuật sản xuất nông lâm
nghiệp, làm nghề, các kỹ năng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái.
2.3.2.4. Giao thông
- Giao thông hiện có trong Khu bảo tồn:
+ Đường giao thông bộ có: Tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ xã Yên Nhân đi
qua khu bảo tồn đi Nghệ An dài 15 km, kết cấu đường nhựa và tuyến đường
giao thông ven hồ chứa nước Cửa Đạt dài 3,4 km, kết cấu bê tông.
+ Đường giao thông thủy nội địa trên hồ chứa nước Cửa Đạt: Bắt đầu
từ bến thuyền Cửa Đạt đi các tuyến Nghệ An, đập phụ Dốc Cáy, đập phụ Hón
Can với tổng chiều dài 43 km.
15
- Hệ thống trục giao thông chính chạy qua các xã vùng đệm Khu bảo tồn
có: Tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân,
Bát Mọt với chiều dài 70 km, trong đó: Kết cấu đường nhựa từ thị trấn Thường
Xuân đi qua trung tâm xã Yên Nhân dài 52 km; kết cấu đường đất, đá cấp phối
từ Yên Nhân đi cửa khẩu Bản Khẹo, Bát Mọt dài 18 km; tỉnh lộ mới 519 từ thị
trấn Thường Xuân đi qua các xã Xuân Cẩm, Vạn Xuân dài 29 km kết cấu
đường nhựa; tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ huyện Lang Chánh đi qua xã Yên Nhân
đi Nghệ An, với chiều dài 26 km (trong đó đi trong khu bảo tồn là 15 km) kết
cấu đường nhựa [1].
2.3.2.5. Y tế
Theo số liệu thống kê, số trạm y tế là 05 trạm tại Yên Nhân, Lương Sơn,
Xuân Cẩm, Vạn Xuân; trạm y tế Cửa đạt và 01 Phân viện tại xã vùng cao Bát
Mọt; số y, bác sĩ là 29 người; số giường bệnh là 30 giường. Đây là cơ sở và là
các điểm chăm sóc sức khỏe tại chỗ kịp thời cho khách du lịch sinh thái đến

với khu bảo tồn [1].
2.3.3. Tình hình phát triển kinh tế
2.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong nền kinh tế
của 05 xã khu BTTN Xuân Liên, tuy nhiên do tập quán canh tác sản xuất của
người dân còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả
mang lại còn rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp 5 xã là: 2.952,32 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên. Bình quân
diện tích lúa nước + màu là 0,07 ha/người. Tổng sản lượng lương thực quy
thóc đạt 7.185,8 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 275 kg/năm. Diện
tích lúa nước phân bố không đều trong các xã, hàng năm có một số thôn
lương thực còn thiếu ăn cục bộ 1-2 tháng đời sống còn gặp nhiều khó khăn,
cần phải tạo việc làm thông qua các mô hình, dự án nông lâm nghiệp để thúc
đẩy nền sản xuất nông nghiệp đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích.
Ngoài các cây trồng chính, trong khu vực còn có một số loài cây rau
đậu với diện tích là 42,5 ha chủ yếu là tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu của hộ
gia đình và nhân dân quanh vùng, chưa hình thành vùng chuyên canh sản xuất
hàng hóa.
16
* Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng khá, tỷ trọng về
giá trị chăn nuôi chiếm khá cao trong sản xuất nông nghiệp, theo thống kê
năm 2013 tổng số đàn trâu là: 7.134 con, đàn bò 1.991 con, đàn lợn 5.250
con, Nhím 54. Ngoài ra còn hàng chục ngàn con gia cầm các loại.
Chăn nuôi được phát triển trong các hộ gia đình chủ yếu là nhốt + chăn
dắt, cắt cỏ, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực
phẩm tại chỗ, các vùng lân cận [1].
2.3.3.2. Sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Thường Xuân nói chung và
05 xã khu BTTN Xuân Liên nói riêng. Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là
56.236,2 ha trong đó diện tích rừng sản xuất là 19.426,7 ha. Những năm gần

đây nhờ chính sách của Nhà nước mở rộng và các chương trình dự án của KBT
mà sản xuất lâm nghiệp từ khâu cải thiện giống và tập huấn các biện pháp kỹ
thuật cho người dân làm tăng năng suất cây trồng. Trồng rừng chủ yếu một số
loài cây như Luồng, Keo đang được bà con sản xuất theo hướng thâm canh
rừng. Kết quả phát triển rừng trên địa 5 xã vùng đệm gắn với thực chính sách
phát triển rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg từ 2009 đến 2012
đã trồng 1745 ha với các loài cây Keo, luồng, Cao su gắn các đề án phát triển
kinh tế của địa phương; đến năm 2012 đã có 03 xã Vạn Xuân, Lương Sơn và
Xuân Cẩm cơ bản đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất trên địa bàn. Tuy lâm
nghiệp đang là thế mạnh của vùng nhưng cơ sở chế biến lâm sản lại chưa phát
triển, chỉ có một vài cơ sở sơ chế lâm sản thô nhưng quy mô còn rất nhỏ.
2.3.3.3. Thủy sản
Hồ Cửa đạt có diện tích trên 3.300 ha hiện đang tạm giao cho trung tâm
quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt quản lý 2.828,6 ha, hàng năm khai
thác đánh bắt hàng chục tấn cá các loại. Ngoài ra còn có 65,9 ha diện tích ao hồ
khác nằm rải rác ở các xã trong KBT nên việc đầu tư phát triển thủy sản nếu như
được đầu tư sẽ mang lại thu nhập đáng kể cho người dân trong khu bảo tồn.
2.3.4. Nguồn tài nguyên rừng KBTTN Xuân Liên.
2.3.4.1. Thảm thực vật
Theo kết quả khảo sát và quan điểm phân loại này, thảm thực vật rừng
Xuân Liên được chia thành 2 kiểu rừng chính và các kiểu phụ dưới đây:

×