Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LÝ KIM ĐẠT

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN
LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NGOẠI THUỘC TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NI VÀ THỦY SẢN TỈNH HỊA BÌNH, THỬ NGHIỆM MỘT
SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành : Chăn ni Thú y
Khoa
: Chăn ni Thú y
Khố học
: 2010 - 2014

Thái ngun, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LÝ KIM ĐẠT


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN
LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NGOẠI THUỘC TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NI VÀ THỦY SẢN TỈNH HỊA BÌNH, THỬ NGHIỆM MỘT
SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành : Chăn ni Thú y
Khoa
: Chăn ni Thú y
Khố học
: 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Hùng
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sau 5 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã ln nhận
được sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo và bạn bè. Đến nay em đã hoàn
thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn ni
Thú y cùng tồn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy TS. Nguyễn Đức
Hùng, người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập,
giúp em hồn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên tại trại giống lợn
ngoại của trung tâm giống vật ni và thủy sản Hịa Bình đã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài trong thời gian thực tập.
Một lần nữa em xin chúc tồn thể thầy cơ giáo cùng tồn thể gia đình sức
khỏe hạnh phúc thành cơng hơn nữa trong công việc giảng dạy và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Lý Kim Đạt


LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình đào tạo của Nhà trường, thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực
tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học
của các trường Đại học nói chung và của Trường Đại học Nơng lâm Thái
Ngun nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với
mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên
củng cố và hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh
viên làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao được trình độ chuyên
môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu,
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình tác phong làm
việc nghiêm túc, để sau khi ra trường trở thành một cán bộ có chun mơn,
đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Được sự quan tâm nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự
tiếp nhận giúp đỡ tận tình của cán bộ Trại giống lợn ngoại, em đã tiến hành

thực tập tại trại với đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung
ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật ni và thủy
sản tỉnh Hịa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh”.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với cơng tác
nghiên cứu nên bản khóa luận của tơi khơng thể tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo cùng
bạn bè, đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kt
Cs
TT
TN
E.coli
PGF2α
Nxb
VTM

: Kiểm tra
: Cộng sự
: Thể trọng
: Thí nghiệm
: Escherichia coli
: Prostaglandin F2α
: Nhà xuất bản
: Vitamin



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trang trại (2012 - 2014)..................................... 5
Bảng 1.2: Lịch sát trùng .................................................................................. 13
Bảng 1.3: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 14
Bảng 1.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 20
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 44
Bảng 2.2. Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ................................................ 45
Bảng 2.3. Cơ cấu đàn lợn nái qua 3 năm 2012 - 2014 .................................... 47
Bảng 2.4a: Tỷ lệ và cường độ nhiễm của đàn lợn nái..................................... 48
Bảng 2.4b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung so với tổng số
nái nhiễm ....................................................................................... 48
Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ ................... 51
Bảng 2.6: Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo tháng trong năm .. 53
Bảng 2.7. Hiệu lực điều trị bệnh viêm tử cung của 2 phác đồ. ....................... 55
Bảng 2.8. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm tử cung ................ 56
Bảng 2.9. Hoạt động sinh lý sinh dục và tỷ lệ thụ thai của lợn nái ................ 57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái .................... 50
Hình 2.2. Biểu đồ cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ............ 50
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm theo lứa đẻ ...................................................... 52
Hình 2.4. Biểu đồ cường độ nhiễm bệnh theo lứa đẻ ..................................... 52
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh theo tháng theo dõi ................................ 54
Hình 2.6. Biểu đồ cường độ nhiễm bệnh theo tháng theo dõi ........................ 54


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT .............................................. 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai. .................................................................. 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn .................................................................. 2
1.1.1.4. Nguồn nước .......................................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................................... 3
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại ........................................................ 3
1.1.2.2. Tình hình phát triển y tế - giáo dục ...................................................... 3
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại, cơ sở vật chất kỹ thuật ......................... 4
1.1.3. Tình hình sản xuất của Trại..................................................................... 5
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn ni .................................................... 5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ..................................................... 6
1.1.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
1.1.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 6
1.1.4.2. Khó khăn .............................................................................................. 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ................................ 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ...................................................................... 7
1.2.1.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng ............................................................ 7
1.2.1.2. Cơng tác thú y ...................................................................................... 8
1.2.1.3. Công tác giống ..................................................................................... 8
1.2.1.4. Công tác khác ....................................................................................... 8
1.2.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 8
1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất............................................................. 9
1.3.1. Công tác chăm sóc ni dưỡng ............................................................... 9
1.3.1.1. Chăm sóc ni dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ ............................... 9
1.3.1.2. Phát hiện lợn nái động dục ................................................................. 11
1.3.1.3. Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái ............................................................ 11



1.3.2. Cơng tác thú y ....................................................................................... 12
1.3.2.1. Vệ sinh phịng bệnh ............................................................................ 12
1.3.2.2. Cơng tác phịng bệnh.......................................................................... 13
1.3.2.3. Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh .................................................. 14
1.3.2.4. Cơng tác khác ..................................................................................... 20
1.4. Kết luận và đề nghị .................................................................................. 21
1.4.1. Kết luận ................................................................................................. 21
1.4.2. Đề nghị .................................................................................................. 21
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 22
2.1.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 23
2.1.2. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................ 23
2.2. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 23
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 23
2.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục lợn nái .................................... 23
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái. ............................................... 26
2.2.1.3. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản. ............................................... 30
2.2.1.4. Biện pháp phòng và trị bệnh .............................................................. 35
2.2.2. Giới thiệu về thuốc kháng sinh dùng trong các phác đồ điều trị .......... 37
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................................... 40
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 40
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .................................................... 42
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................... 44
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 44
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 44
2.3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 44
2.3.4. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 44
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 47

2.4.1. Cơ cấu đàn lợn nái nuôi tại trại giống lợn ngoại của Trung tâm giống
vật nuôi và thủy sản Hịa Bình ........................................................................ 47
2.4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ................................... 48
2.4.3. Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ ......................... 50


2.4.4. Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo tháng trong năm ......... 53
2.4.5. Hiệu lực điều trị bệnh viêm tử cung của 2 phác đồ. ............................. 54
2.4.6. Chi phí thuốc thú y trong điều trị bệnh viêm tử cung của các phác đồ
điều trị ............................................................................................................. 56
2.4.7. Ảnh hưởng của các phác đồ điều trị khác nhau tới hoạt động linh lý
sinh dục và khả năng thụ thai .......................................................................... 57
2.5. Kết luận,tồn tại và đề nghị ....................................................................... 58
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................... 59
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
I. Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 60
II. Tài liệu dịch ................................................................................................ 61
III. Tài liệu nước ngoài.................................................................................... 62
IV. Tài liệu trên Website ................................................................................. 62


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý

Trại giống lợn ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản Hịa
Bình. Nằm trên địa bàn Xóm Bãi n, Xã Dân Chủ, Thành phố Hịa Bình,
cách thành phố Hà Nội 78km về phía Tây. Dân Chủ là một xã trung du nằm ở
phía Đơng Nam của thành phố Hịa Bình, phía Đơng giáp huyện Kỳ Sơn và
huyện Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc, phía Nam
giáp huyện Cao Phong phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ.
Nhìn chung, đây là một vị trí thuận lợi cho một trang trại chăn nuôi do xa khu
cơng nghiệp, xa đường giao thơng chính, trường học… nhưng khá thuận tiện
trong việc vận chuyển thức ăn, thuốc và xuất nhập lợn.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai.
Dân Chủ là một xã bán sơn địa thuộc địa phận Thành phố Hịa Bình có
địa hình tương đối phức tạp xen kẽ giữa núi đồi và đồng bằng. Độ cao trung
bình của toàn Thành phố so với mực nước biển là 278 m, có địa thế nghiêng
đều theo chiều từ Tây bắc xuống Đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng
châu thổ Sông Hồng và miền núi Tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa
hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vơi với
những hang động. Địa hình cắt xả có nhiều khe suối, hồ tự nhiên đất đai ở đây
được sử dụng chủ yếu cho nông nghiệp. Cơ cấu đất đa dạng nên thuận lợi cho
việc phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau, thuận lợi cho ngành chăn
ni phát triển. Xã có diện tích đất tự nhiên là 704,63 ha. Trong đó:
- Đất nơng nghiệp 436,70 ha gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp 390,67 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản 16,84 ha.
Đất nông nghiệp khác 2,79 ha.
- Đất phi nông nghiệp 267,93 ha gồm:
Đất ở 55,23 ha.


2


Đất chun dùng 102,62 ha.
Đất tín ngưỡng tơn giáo 2,64 ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,26 ha.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 31,95 ha.
- Đất chưa sử dụng 28,47 ha gồm:
Đất bằng chưa sử dụng 15,36 ha.
Đất đồi núi chưa sử dụng 22,4 ha.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Trại chăn nuôi giống lợn ngoại của trung tâm giống vật ni và thủy sản
Hịa Bình nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đơng,
nóng về mùa hè, mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa
đơng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10. Lượng mưa trung bình là 1.864 mm. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác
nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật ni phong phú và được chia làm 4
mùa: xn, hạ, thu, đơng.
Khí hậu của xã Dân Chủ có những đặc trưng sau:
Nhiệt độ trung bình của xã: 23 - 26oC.
Nhiệt độ cao nhất: 36 - 38oC (tháng 6, 7)
Nhiệt độ thấp nhất: 7 - 10oC (tháng 11, 12)
+ Lượng mưa trung bình: 1,864mm (cao nhất 2,157mm, thấp nhất
1,040mm).
Ẩm độ khơng khí trung bình/năm: 70 - 75 %. Tháng cao nhất là 93 %,
tháng thấp nhất là 65 %.
Điều kiện khí hậu như trên nhìn chung thuận lợi cho phát triển cả về
trồng trọt lẫn chăn ni. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn điều kiện khí
hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt. Mùa hè, có ngày nhiệt độ rất cao
(37 - 39oC), mùa đơng có ngày nhiệt độ rất thấp (dưới 10oC) ảnh hưởng xấu
đến sản xuất nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng trên Trại đã cho xây dựng hệ thống quạt thơng
gió, bạt che chắn, hệ thống đèn sưởi ấm cho lợn con… luôn đảm bảo cho

chuồng lợn mát, thơng thống về mùa hè và ấm về mùa đơng.


3

1.1.1.4. Nguồn nước
Nguồn nước dùng trong chăn nuôi của trại được lấy từ nước sạch của
Thành phố, đảm bảo vệ sinh và đủ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân, nước
dùng cho lợn trong trại. Nguồn nước dùng cho cây trồng được lấy từ ao cá và
tự nhiên.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại
Thành phố Hịa Bình có tổng số dân 93.402 người nằm ở 8 phường và
7 xã.
+ Tổng số người trong độ tuổi lao động 54.152 người trong đó:
Lao động nam 27.360 người.
Lao động nữ 26.792 người.
+ Tổng số hộ gia đình 31.365 hộ trong đó:
Hộ làm nơng nghiệp 8.878 hộ.
Hộ làm dịch vụ, công nghiệp 21.327 hộ.
Hộ làm thương nghiệp 79 hộ.
Hộ khác 37 hộ.
Nguồn lực lao động trẻ của thành phố ở độ tuổi thanh niên khá nhiều. Người
dân ở đây sống đoàn kết, chăm chỉ lao động, ít có tệ nạn xã hội xảy ra. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của thành phố nói chung cũng
như trại lợn nói riêng.
1.1.2.2. Tình hình phát triển y tế - giáo dục
* Về y tế:
Dân Chủ có một Trạm y tế khá khang trang, có các trang thiết bị, các
dụng cụ cần thiết để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở tuyến cơ sở. Trạm y tế

đã làm tốt công tác dự phịng - chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện có hiệu
quả chương trình kế hoạch hố gia đình và các chương trình y tế nơng nghiệp.
* Về giáo dục
Xã Dân Chủ có hệ thống trường gồm:
+ Một trường mầm non.
+ Một trường tiểu học.
+ Một trường trung học cơ sở.
+ Một trường trung cấp nghề


4

Đến nay, tồn xã đã được cơng nhận về phổ cập bậc tiểu học và trung
học cơ sở, trình độ văn hoá của nhân dân trong xã đã được nâng cao.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại, cơ sở vật chất kỹ thuật
* Cơ cấu của trại được tổ chức:
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực
tế, Ban lãnh đạo trại nặng động, nhiệt huyết trong công việc. Đặc biệt các cán
bộ kỹ thuật ở đây lại là một công nhân rất nhiệt tình trong cơng việc gắn bó
với trại trong thời gian dài nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Trại gồm có
7 người được cơ cấu như sau:
- Giám đốc trung tâm: 1 người
- Trưởng phòng quản lý: 1 người
- Quản lý kỹ thuật: 5 người
* Điều kiện, cơ sở vật chất của trại
Trại mới được thành lập năm 2010, là đơn vị của Trung tâm giống vật
nuôi và thủy sản Sở Nơng nghiệp Tỉnh Hịa Bình.
Tổng diện tích của trang trại khoảng 3 ha, trong đó 1,8 ha dùng để chăn
nuôi, 0,4 ha là ao xử lý chất thải, cịn lại là diện tích xây dựng cơng trình xung
quanh trang trại: nhà điều hành, phòng làm việc, phòng ở cho công nhân, nhà

bếp (chiếm khoảng 0,8 ha).
Khu vực sản xuất của Trại được đặt trên một khu vực đất cao, dễ thoát
nước và xa khu điều hành. Chuồng xây dựng theo hướng Đơng - Nam, NamBắc đảm bảo thống mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, chuồng xây theo
kiểu hai mái, có 2 dãy ơ chuồng với lối đi ở giữa. Diện tích đất khu vực sản
xuất được bố trí xây dựng cho nái cơ bản bao gồm: 1 dãy chuồng đẻ (dãy
chuồng có sức chữa 78 con), 2 dãy chuồng nái chửa (mỗi dãy chuồng có thể
chữa 157 con),1 chuồng ni lợn đực chứa 8 con, 01 chuồng nuôi lợn con sau
cai sữa và 01 chuồng nuôi lợn thịt, 01 chuồng cách ly. Cùng một số cơng trình
phụ phục vụ cho chăn ni như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh,
kho thuốc... Xung quanh trại có hệ thống tường rào bảo vệ, cổng ra vào có hệ
thống hố sát trùng để ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Hệ thống chuồng xây dựng bán khép kín. Phía đầu chuồng là hệ thống
giàn mát, cuối chuồng có 2 quạt thơng gió đối với các chuồng đẻ, và chuồng nái
chửa, chuồng cách ly. Hai bên tường có dãy ơ thống lắp lưới thép B40 và che


5

bạt Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng nhựa. Về mùa đơng có hệ
thống bóng điện 200W để sưởi. Phòng pha chế tinh của trại được trang bị các
dụng cụ hiện đại như: Máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm
ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thuỷ dụng cụ và một số
thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tơng và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước máy thành phố. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, được xây dựng ở đầu chuồng. Nước
tắm và nước xả gầm, phục vụ cho cơng tác khác được bố trí từ bể chữa nước
sạch và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới đầu các chuồng.
Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khác: Nằm trong khu vực sản

xuất của trang trại bao gồm phòng làm việc của kỹ thuật, 2 nhà kho, 2
phịng sát trùng.
1.1.3. Tình hình sản xuất của Trại
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn ni
Nhiệm vụ chính của Trại là sản xuất con giống, cung cấp nhu cầu lợn con
nuôi giống và nuôi thịt cho trang trại và người chăn nuôi trong khu vực. Trại
chăn nuôi thuộc sự quản lý của nhà nước do kinh phí nhà nước xây dựng nên
nhằm phát triển con giống tốt phục vụ cho nhân dân.
Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,4 lứa/năm. Số con sơ
sinh là 12,91 con/đàn, số con cai sữa: 10,95 con/đàn. Trại hoạt động vào mức
khá theo đánh giá của giám đốc trung tâm. Hoạt động chăn nuôi của trại chủ
yếu chăn nuôi lợn nái.
Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trang trại (2012 - 2014)
Loại lợn
Nái hậu bị
Nái sinh sản
Đực hậu bị
Đực làm việc
Tổng

2012
18
83
4
8
113

Số lượng lợn của các năm (con)
2013
22

65
2
8
97

2014
34
91
3
8
136


6

Qua bảng cơ cấu đàn lợn của Trại 3 năm qua ta thấy số lượng đàn lợn
có sự thay đổi không đáng kể cụ thể trong 2 năm 2012 đến 2013 giảm 16 con
còn trong 2 năm tiếp theo 2013 đến 2014 lại tăng 39 con. Cơ cấu đàn lợn có
sự thay là do Trại mới được xây dựng, cuối năm 2012 phải hứng chịu đợt dịch
tai xanh nên Trại phải tiêu hủy đàn lợn đi, cho đến năm 2014 Trại mới lại bổ
sung đàn.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Do diện tích đất đai của Trại cịn hạn chế nên trong thời gian vừa qua
Trại không đầu tư vào trồng trọt, Trại chỉ trồng một số loại cây như chuối,
keo, xồi sấu… để tạo bóng mát, tiết kiệm diện tích và tạo cảnh quan.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Trại được sự quan tâm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các cấp, các ngành có liên quan như: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y thành phố, Hiệp hội chăn ni

tỉnh Hịa Bình giúp đỡ tạo điều kiện cho trại phát triển.
- Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi cho việc chăn ni, kinh doanh,
xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông.
- Cán bộ quản lý năng động, nhạy bén nắm bắt được thời cơ trong kinh
doanh, luôn quan tâm tới đời sống của cán bộ cơng nhân trong trại.
- Trại có những chính sách thiết thực tạo điều kiện cho cán bộ cũng như
cơng nhân, từ đó khích lệ được tinh thần làm việc hăng say cũng như sự gắn
bó lâu dài với trại.
1.1.4.2. Khó khăn
- Do quỹ đất của trại cịn hạn chế nên việc mở rộng quy mơ của trại cịn
gặp khó khăn, đồng thời diện tích đất dành cho cán bộ còn hạn hẹp.
- Trong những năm gần đây dịch bệnh liên tiếp xảy ra ngày càng nhiều
và phức tạp như: lở mồm long móng, tai xanh… nên chi phí dành cho việc
phịng chữa bệnh tốn kém gây thiệt hại cho trang trại.
- Trang thiết bị của trại một số đã cũ và hỏng gây khó khăn cho việc
chăm sóc ni dưỡng lợn.


7

- Đặc điểm của ngành chăn nuôi lợn là ngành có chu kỳ sản xuất dài,
tốc độ quay vịng vốn chậm nên thu hồi vốn lâu. Mặt khác để đầu tư cho một
chu kỳ sản xuất đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư cho
sản xuất cịn hạn hẹp.
* Đánh giá về điều kiện khí hậu mang đặc trưng kiểu khí hậu nhiệt đới
gió mùa, rất thích hợp cho bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng, do nấm, vi
khuẩn, virus gây ra các dạng bệnh khác nhau như bệnh ngoài da, bệnh đường
ruột, bệnh sinh sản. Đặc biệt trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường hay gặp
bệnh viêm tử cung, đây là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra để lại hậu
quả nghiêm trọng trên cả lợn nái (giảm sức đề kháng, giảm sinh sản…), cũng

như thế hệ lợn con sau này. Thời tiết khí hậu cũng là một trong những nguyên
nhân chủ yếu, nắng nóng về mùa hè và giá rét về mùa đông, kéo theo lượng
mưa và ẩm độ trong năm cũng thay đổi rõ rệt. Điều kiện khí hậu thay đổi làm
ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi, thời tiết khí hậu ẩm ướt, hạn hán… là
nguy cơ sinh sơi ra các mầm bệnh gây nên dịch bệnh cho vật ni.
Thời tiết thay đổi thất thường nóng q hay lạnh quá làm cho con vật
dễ bị stress, làm giảm sức đề khác từ đó mà vật ni dễ bị mắc bệnh, gây ảnh
hưởng đến người chăn nuôi.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hồn thành tốt cơng việc, trong thời gian thực tập tôi đã căn cứ vào kết
quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích những khó khăn, thuận lợi của trại, áp dụng
những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kết hợp với việc học
hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, tôi đã đề ra một số nội dung sau:
- Cơng tác chăm sóc ni dưỡng.
- Cơng tác thú y.
- Công tác giống.
- Công tác khác.
1.2.1.1. Công tác chăm sóc ni dưỡng
- Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: lợn nái, lợn con theo
mẹ, lợn đực.


8

- Tham gia công tác vệ sinh chuồng trại.
- Tham gia cơng tác chăn ni, chăm sóc ni dưỡng đàn lợn tại trại.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Tham gia tiêm phịng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phịng
của trại.

- Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ phối… theo quy trình vệ sinh thú y.
- Chẩn đốn và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong q
trình thực tập.
1.2.1.3. Cơng tác giống
- Tham gia chọn lọc lợn đực giống và cái giống từ các đàn nái đẻ để giữ
lại và cung cấp cho bà con nhân dân.
- Tiến hành lập hồ sơ theo dõi từng cá thể ghi chép các biểu hiện sinh
lý, sinh dục tiến hành phối giống phù hợp.
1.2.1.4. Công tác khác
- Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt tai, cắt đuôi cho lợn con, thiến lợn
đực và tiêm bổ sung sắt cho đàn lợn con.
- Tham gia công tác truyền giống nhân tạo.
- Kết hợp giữa phục vụ sản xuất và chuyên đề nghiên cứu khoa học
1.2.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện tốt nội dung trên trong thời gian thực tập tôi đã đề ra một
số biện pháp sau:
- Đề ra kế hoạch thực hiện các nội dung cho phù hợp với tình hình của
trại, sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý để thu được kết quả tốt nhất.
- Học hỏi cán bộ thú y tại cơ sở, trực tiếp bám sát cơ sở sản xuất,
phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục những khó khăn về trang thiết
bị kỹ thuật.
- Tham gia tích cực vào cơng tác phục vụ sản xuất.
- Tham khảo ý kiến, tranh thủ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ kỹ
thuật có kinh nghiệm của trại chăn ni.
- Nhiệt tình khiêm tốn học hỏi, vận dụng những kiến thức đã học vào
phục vụ sản xuất để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.
- Trực tiếp tham gia chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn thí nghiệm.


9


- Thường xuyên liên lạc xin ý kiến của Thầy giáo hướng dẫn để có
bước đi đúng đắn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của trường, khoa, cơ sở thực tập và yêu
cầu của giáo viên hướng dẫn.
- Xác định cho mình động cơ làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi kinh
nghiệm của những người đi trước không ngại khó khăn, vất vả.
1.3. Kết quả cơng tác phục vụ sản xuất
1.3.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng
1.3.1.1. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ
Việc chăm sóc, ni dưỡng có vai trị quan trọng tới sự sinh trưởng và
phát triển của đàn lợn. Hiểu được tầm quan trọng này nên trang trại đã xây
dựng quy trình chăm sóc ni dưỡng cho các đàn lợn ở những giai đoạn
khác nhau.
Trong quá trình thực tập tại trang trại, tơi đã tham gia chăm sóc nái chửa,
nái đẻ, tham gia đỡ đẻ chăm sóc cho hai đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa, vệ
sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Hàng ngày kiểm tra lợn, vệ sinh,
dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, xịt
gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Quy trình chăm sóc nái
chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:
* Đối với nái mang thai: Để khối lượng sơ sinh của lợn cao, lợn con
khoẻ mạnh thì chăm sóc lợn mẹ giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.
Lợn nái mang thai được chia làm hai giai đoạn.
Nái chửa kỳ I (từ ngày thứ 1- ngày thứ 84): Đây là giai đoạn trứng
được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm nên thức ăn
cung cấp cho lợn giai đoạn này cần thoả mãn nhu cầu duy trì cơ thể và một
phần nhỏ bào thai. Dinh dưỡng đảm bảo 13% protein và năng lượng trao đổi
là 2800kcal/kg thức ăn hỗn hợp.
Nái chửa kỳ II (từ ngày thứ 85 đến khi đẻ): Đây là giai đoạn cuối của
quá trình mang thai, thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con

được quyết định trong giai đoạn này. Do vậy thức ăn cung cấp cần thoả mãn
nhu cầu duy trì cơ thể đồng thời đảm bảo cho bào thai phát triển nhanh. Dinh


10

dưỡng đảm bảo tỷ lệ protein là 17% và năng lượng trao đổi là 3000 kcal/kg
thức ăn hỗn hợp.
- Lợn nái chửa được ăn loại cám 966, 567SF với khẩu phần ăn phân
theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn cám 966, khẩu phần 1,5
- 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn cám 966, khẩu phần
2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi đến trước khi đẻ 7 - 10 ngày ăn cám
567SF, khẩu phần 3,5- 4 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
- Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7- 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ.
Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô
chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 3 kg/ngày,
chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày, giảm lượng cám cho ăn để
phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh
được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 1 kg
cám đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 0,5 kg/con/ngày.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phần ăn tăng dần từ 0,5 - 5 kg/con/ngày
chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy có thể cho ăn tăng
khẩu phần lên 6 kg/con/ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu
của chúng.

* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành bấm nanh hoặc mài nanh, cắt rốn.
Lợn con 2 - 3 ngày tuổi bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn, cho
uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám hỗn hợp hoàn
chỉnh 550SF.


11

Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Lợn con ở đây được cai sữa sớm (21 ngày tuổi) và được cho tập ăn từ
rất sớm (4 - 6 ngày tuổi), nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm
hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con. Cách tập cho lợn con ăn sớm
như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để
lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ
tăng lượng thức ăn lên.
1.3.1.2. Phát hiện lợn nái động dục
Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ bảo của các cán bộ kỹ
thuật tơi thấy lợn nái động dục có những biểu hiện sau:
- Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.
- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác
động trực tiếp thì đứng ì.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được
vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có
dịch tiết chảy ra trong, lỗng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

1.3.1.3. Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát triệu chứng động dục
trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ gồm: khay đựng, ống dẫn tinh quản, xilanh
đảm bảo về thể tích để đựng tinh dịch bơm đã được tiệt trùng cẩn thận.
- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng
tinh trùng cần có trong một liều dẫn tinh 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.
- Bước 4: Vệ sinh lợn nái
- Bước 5: Dẫn tinh
- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần
lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 2 lần cách nhau từ 10 - 15
giờ. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết
quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết
quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động
dục ấy.


12

1.3.2. Công tác thú y
Trong chăn nuôi, công tác thú y đóng vai trị quan trọng, nó góp phần ngăn
chặn sự phát triển, lây lan của mầm bệnh, quyết định hiệu quả chăn nuôi. Tập
trung chủ yếu vào 2 khâu: vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vaccine.
1.3.2.1. Vệ sinh phịng bệnh
Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian
thực tập tại Trại tơi đã tích cực tham gia cơng tác vệ sinh cùng với cán bộ, công
nhân tại trại:
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh trại như: Khơi thông cống rãnh,
phát quang bụi rậm, rắc vôi, diệt con vật mang mầm bệnh như chuột, ruồi, vệ sinh
khu vực nhà ở của công nhân, khu vực xung quanh bếp ăn.

- Hàng ngày vét máng của lợn mẹ và lau chùi máng lợn con sạch sẽ.
- Định kỳ xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng.
- Sau khi lợn con được xuất tham gia tháo dỡ các tấm nan chuồng ra mang
ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó
mang cọ sạch và phơi khơ. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung
dịch NaOH pha với nồng độ lỗng khoảng 5%, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi
xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ. Để khô 1
ngày tiến hành lắp các tấm nan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ nái chửa 2 xuống.
- Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh
chóng, thường xuyên và triệt để hơn lúc nào hết.
Lịch sát trùng được trình bày ở bảng 1.2.


13

Bảng 1.2: Lịch sát trùng
Trong chuồng
Thứ

Chuồng nái
chửa

CN

Phun sát
trùng
Quét hoặc

Thứ 2


rắc vôi
đường đi

Thứ 3

Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Phun sát
trùng
Xả vôi xút
gầm chuồng
Phun ghẻ

Chuồng
cách ly

Chuồng

Ngồi khu
vực chăn
ni

Phun sát trùng
Phun sát trùng +

Phun sát

rắc vơi


trùng

Phun sát

Phun sát

trùng tồn trùng tồn bộ
bộ khu vực

khu vực

Rắc vôi

Rắc vôi

Phun sát trùng + Quét hoặc
quét vôi đường

rắc vôi

đi

đường đi

Phun sát trùng
Phun sát trùng +
xả vôi xút gầm

Phun ghẻ


Phun sát

Phun sát trùng +

Phun sát

Phun sát

Phun sát

trùng

rắc vôi

trùng

trùng

trùng

Vệ sinh
Thứ 7

Chuồng đẻ

Ngồi

tổng


Vệ sinh tổng

Vệ sinh
tổng

Vệ sinh

chuồng
tổng khu
chuồng
chuồng
1.3.2.2. Cơng tác phịng bệnh
Quy trình tiêm phịng, cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích
cực, thường xun và bắt buộc. Tiêm phịng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ
thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,
tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Quy trình phòng bệnh bằng thuốc, bằng vaccine cho các loại lợn (lợn con
theo mẹ và lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản) thể hiện ở bảng 1.3:


14

Bảng 1.3: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái
Loại lợn

Lợn con

Lợn hậu
bị
Lợn nái

sinh sản

Liều
Vaccine/
Đường
lượng
Ngày tuổi
Thuốc/chế
đưa thuốc
(ml/con)
phẩm
Thiếu sắt
Fe + B12
Tiêm
2
2 - 3 ngày
Tiêu chảy Nova-Ampicol
Uống
2
3 - 6 ngày
Cầu trùng Nova - Coc 5%
Uống
2
16- 18 ngày
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
25, 29 tuần tuổi Khô thai
Parvo

Tiêm bắp
2
26 tuần tuổi
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
27, 30 tuần tuổi Giả dại
Begonia
Tiêm bắp
2
28 tuần tuổi
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
10 tuần chửa
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
12 tuần chửa
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
Phòng
bệnh

Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn

vaccine giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con.
- Đối với lợn đực
Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vaccine dịch tả Coglapest,
4 tuần tiêm phịng vaccine lở mồng long móng Aftopor, vaccine giả dại Begonia.
Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 bằng vaccine
dịch tả Coglapest Tháng 4, 8, 12, tiêm phịng vaccine lở mồm long móng
Aftopor, vaccine giả dại Begonia.
1.3.2.3. Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ
lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, tôi
đã gặp và điều trị một số bệnh:
Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân:
+ Trong quá trình chửa, lợn nái ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, vận động ít
hoặc bị nhiễm một số bệnh làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến việc đẻ khó, sẩy


15

thai hay chết lưu nên phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm xây sát tổn
thương tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.
+ Do sát nhau, nhau bị thối rữa.
+ Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã
đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái.
+ Do lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm, sẽ
truyền bệnh sang lợn nái.
+ Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch, lợn nái không được vệ sinh

sạch sẽ trước và sau khi đẻ.
+ Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh sẩy thai
truyền nhiễm và phó thương hàn.
-Triệu chứng:
Lợn nái mắc bệnh thể hiện:
+ Thể cấp tính: Lợn bỏ ăn, sốt cao 410C - 420C trong vài ngày đầu. Âm
hộ sưng tấy, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy, trắng đục hoặc nâu, mùi
hơi, đơi khi có màu lờ đờ. Lợn đứng nằm, bứt rứt không yên, biếng ăn.
Nếu viêm tử cung cịn sót nhau thì ngồi mủ máu cịn thấy những màng
nhầy hơi thối. Nếu dịch tiết màu trắng đục là viêm âm hộ thường, còn mủ
chảy nhiều hơn, có mùi hơi thối là viêm tử cung nặng.
+Thể mãn tính: khơng sốt, âm mơn sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng
đục tiết ra. Dịch nhầy tiết không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến
một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không đậu thai hoặc khi đã có thai bị tiêu đi vì
quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lây sang thai của lợn.
- Điều trị: Để hạn chế q trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co
bóp thải hết dịch viêm ra ngồi và đề phịng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ
thể, tôi tiến hành điều trị như sau:
* Phác đồ I:
+ Genta - Tylosin, tiêm bắp 1ml/10kg TT
+ Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày
+ Thuốc bổ tiêm bắp Catosal®10% 30ml chia làm 2 mũi.
+ Thụt rửa bằng thuốc Biocid - 30
+ Thụt 1 triệu UI Penicilin + 1g Streptomycine
* Phác đồ II
+ Bio-D.O.C., tiêm bắp 1ml/10kg TT


×