Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, Chu Cẩm Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.23 KB, 89 trang )


1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành
Hưng – người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi về phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, quý thầy cô Khoa
Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập; Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Trần Thị Thu
















2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi.
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi có nghiên cứu và tìm hiểu, tham khảo thành
quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhưng những nội dung
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Trần Thị Thu













3


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp luận văn 6
7. Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 8
Chương 1: NHẬT KÝ CHIẾN TRANH- MỘT THỂ KÝ ĐẶC THÙ 8
1.1. Thể loại nhật ký 8
1.1.1. Các định nghĩa về nhật ký 8
1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký 10
1.2. Hiệu ứng xã hội và giá trị văn học của thể loại nhật ký chiến tranh 13
1.2.1. Nhật ký chiến tranh và một số đặc điểm thể loại 13
1.2.2. Hiệu ứng xã hội và giá trị văn học của thể loại nhật ký chiến tranh 17
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA NHẬT KÝ CHIẾN TRANH
QUA BA TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN VĂN THẠC, ĐẶNG THÙY
TRÂM VÀ CHU CẨM PHONG 23
2.1. Nhật ký chiến tranh - Bức tranh sống động về hiện thực chiến trường 23
2.1.1. Những trải nghiệm thực tế nơi chiến trường 25
2.1.2. Chiến trường- nơi thử lửa 28
2.1.3. Những nguy hiểm trong trận chiến 33
2.2. Tâm trạng của người trong cuộc 34
2.2.1. Những trăn trở về lẽ sống và cái chết trong chiến tranh 35

2.2.2. Cảm nhận về nhân dân, đồng đội 38
2.2.3. Hoài bão và lý tưởng sống của người chiến sĩ 46
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP KHU BIỆT
CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÍ CHIẾN TRANH 60

4

3.1. Ngôn ngữ quy ước, ẩn dụ 63
3.2. Lối ghi chép linh hoạt, sáng tạo 66
3.3. Giọng điệu trăn trối, di chúc 71
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82






















5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhắc đến từ “chiến tranh”, chúng ta không thể không liên tưởng
tới cuộc chiến đấu giành lại độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam anh hùng
trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, gắn liền với những
chiến tích vang dội năm châu đó là sự mất mát hy sinh xương máu của biết
bao thế hệ những người con đất Việt. Dường như những mất mát hy sinh đó
vẫn còn in đậm trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, hơn thế nữa lại
được khắc họa một cách chân thực và sống động dưới góc nhìn văn học. Đó
là những cuốn tiểu thuyết, kí sự, phóng sự, truyện ngắn ra đời trong chiến
tranh, miêu tả hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến. Như một sự ngẫu nhiên,
vô tình, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời một loại hình văn học mang đậm
tính nhân văn và giá trị giáo dục sâu sắc: Văn học về đề tài chiến tranh.
Ngày nay đọc lại những trang sách viết về chiến tranh, chúng ta như được
thưởng thức những thước phim quay chậm một cách chi tiết nhất, đầy đủ
nhất và sống động nhất về một thời hào hùng của dân tộc, của thế hệ cha anh
đi trước để cho chúng ta hôm nay luôn tự hào và quyết tâm giữ vững, bước
tiếp con đường lý tưởng đó.
Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật
ký được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực của nó kể từ
khi có sự phát hiện và công bố hai cuốn nhật ký gây ấn tượng mạnh mẽ với
đông đảo nhân dân như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm ; Mãi mãi tuổi hai mươi
và tiếp sau đó là Nhật ký chiến tranh ; Tài hoa ra trận….Đến lúc này thể
loại nhật ký mới thực sự thu hút sự quan tâm của độc giả cũng như giới

nghiên cứu. Những cuốn nhật ký kể trên đã tạo được những “chấn động”
trong lòng bạn đọc, gây xúc động mạnh mẽ và tạo ra một hiệu ứng xã hội

6

rộng lớn. Chính vì thế, với thể loại văn học vô cùng đặc biệt này đòi hỏi cần
phải có một sự quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện.
1.2. Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới vô cùng
phong phú kể từ khi có sự ra đời và góp mặt của thể nhật ký chiến tranh.
Căn cứ từ thực tế xuất bản mấy thập niên qua, chúng ta có thể xem nhật ký
chiến tranh như một tiểu thể loại, với những nét đặc trưng khu biệt về đề tài,
hoàn cảnh viết và theo đó là đặc trưng bút pháp nghệ thuật. Qua những ghi
chép tỉ mỉ, chi tiết các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến
tranh một cách chân thực nhất, sống động nhất về những khó khăn gian khổ,
những mất mát hy sinh của thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu giành độc
lập tự chủ cho Tổ quốc. Hơn thế, đó lại chính là những trang viết của những
người trong cuộc, chính họ đã có mặt trong cuộc chiến, trực tiếp sống và
chiến đấu cho nên những di bút của họ rất chân thực và chính xác, phản ánh
được đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó và tác động
nhất định đến xã hội hiện tại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thể loại Nhật ký
chiến tranh vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với đặc điểm riêng về thể loại và những giá trị nhân đạo đó, Nhật ký
chiến tranh đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn chương
Việt Nam. Tuy thế, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể
nào về nhật ký chiến tranh, vì lẽ đó cho nên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài:
Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn
Thạc; Đặng Thùy Trâm; Chu Cẩm Phong, với mong muốn luận văn sẽ góp
những suy nghĩ của mình vào việc khẳng định giá trị của thể loại đặc biệt này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Với đặc trưng thể loại “Nhật ký” là những ghi chép mang tính

chất riêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của
chúng không nhiều, chưa thu hút được sự chú ý quan tâm của độc giả và

7

giới nghiên cứu.Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn
học được cho là của “hiếm” vì chưa có một công trình nghiên cứu nào về
khái niệm, định nghĩa, đặc trưng của Nhật ký chiến tranh.
2.2. Từ sau 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên
của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm một nữ bác sĩ- liệt sĩ đã được công bố
trong xã hội và tạo ra một “cơn sốt” về Nhật ký chiến tranh, tiếp theo đó là
Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Nhật ký chiến tranh của
liệt sĩ Chu Cẩm Phong…đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự
quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu
rộng nghiêm túc về thể loại văn học đặc biệt này. Hàng loạt những bài viết;
giới thiệu; phê bình…xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông,
điển hình nhất là có đến hàng chục bài báo về đề tài này với những nội dung
vô cùng phong phú:
- Những bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của những
cuốn Nhật ký đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến
trong suốt 35 năm trải qua bao khó khăn mới tìm được gia đình tác giả và
cho in thành sách( Nhật ký Đặng Thùy Trâm); Đọc nhật ký chiến tranh: Một
tác phẩm văn học kì lạ [50], Thêm một cuốn “Nhật ký chiến tranh ” xúc
động [49], Có thêm một nhật ký chiến tranh chân thật [48]- Những bài nói
về hiệu ứng xã hội của các cuốn nhật kí: Đọc nhật ký chiến tranh để lấy tinh
thần cho một cuộc chiến mới [32], Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký
Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc [39], Những rung chuyển từ cách
sống Thùy Trâm [45]…Với đề tài bài viết đã khẳng định những ảnh hưởng
mạnh mẽ và tác động tích cực của nó vào mọi giai tầng trong xã hội, khiến
chúng ta có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ cha

anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vô tư vì lý tưởng tuổi
trẻ. Hơn nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng, thu hút hấp

8

dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và dõi theo cuộc hành trình cùng với số phận
kì lạ của những cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay. Bài viết
này đề cập một cách sơ lược đến đặc điểm của thể loại nhật ký đó là những
ghi chép mang dấu ấn cá nhân, tính chất riêng tư của người viết về hiện thực
khốc liệt của chiến tranh, về những trải nghiệm chiến trường chứ hoàn toàn
không nhằm mục đích quảng bá hay sáng tác theo kiểu tác phẩm văn
chương hoặc đánh bóng tên tuổi…
- Những bài nghiên cứu về nhật ký chiến tranh có tính chất chuyên
sâu xuất hiện rất ít: Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh [42] của
tác giả Tôn Phương Lan, … đã mang đến cho độc giả một cái nhìn chân
thực nhất về hiện thực chiến tranh và sự tàn khốc của nó.Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập đến: đặc điểm; nghệ thuật riêng
biệt về thể loại mà chủ yếu chỉ đi vào khai thác những khó khăn, suy tư trăn
trở, sự hy sinh mất mát trong chiến tranh.
Có thể nói, nghiên cứu về Nhật ký chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở
việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một
công trình nghiên cứu nào hội tụ đầy đủ những phẩm chất đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này.Vì thế, đề tài luận văn của
chúng tôi chứa đựng kỳ vọng về một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về
đặc trưng cơ bản nhất của thể loại nhật ký chiến tranh cùng giá trị văn học,
hiệu ứng xã hội, ý nghĩa tinh thần cũng như đóng góp về thể loại của dòng
sách này.Vì thế, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng và
các thầy cô cho ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dưới lăng kính của văn chương, thể loại nhật ký nói chung đã góp

phần hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống của con người, phản ánh thực
tại cuộc sống trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho độc giả có

9

cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Với Nhật ký chiến tranh nói
riêng đã mở ra một thế giới tâm hồn sâu lắng giàu cảm xúc và chất chứa suy
tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá, nhận xét về hiện thực cuộc
sống dưới cái nhìn trực diện.
Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc
mà nhật ký chiến tranh mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam nhất là
thế hệ trẻ về những ngày tháng hào hùng của dân tộc, về lý tưởng sống cao
đẹp của cha anh ….để từ đó hình thành nhân cách sống cao đẹp xứng đáng
với sự hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Thông qua
đề tài nghiên cứu đã giúp cho chúng ta nhận thức được và có cái nhìn chân
thực nhất, rõ nét nhất về những gì cuộc chiến đã đi qua và ý nghĩa của dòng
sách đặc biệt này trong đời sống văn học Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. §èi tîng nghiªn cøu
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu 3 cuốn Nhật ký
nổi bật nhất của 3 liệt sĩ mà theo chúng tôi các tác phẩm này hội tụ đầy đủ
những yếu tố nằm trong nội dung của đề tài.
 Nhật ký Đặng Thùy Trâm( của Liệt sỹ- Anh hùng Đặng Thùy Trâm)
 Mãi mãi tuổi hai mươi( Nhật ký của Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc)
 Nhật ký chiến tranh ( của Liệt sỹ - Anh hùng Chu Cẩm Phong)
Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi còn tìm hiểu, tham khảo một số sáng
tác của các tác giả khác để có căn cứ làm rõ vấn đề mà luận văn trình bày.
4.2. Ph¹m vi nghiªn cøu
Với số lượng sách viết về chiến tranh thực sự xuất hiện không nhiều,
chủ yếu ở hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mĩ, điển hình hơn cả là nhật

ký trong kháng chiến chống Mĩ. Vì lẽ đó cho nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ tập trung vào dòng sách viết về chiến tranh trong kháng chiến chống

10
Mĩ nh»m lµm næi bËt ý nghÜa thÓ lo¹i còng nh ý
nghÜa x· héi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh đối chiếu
Luận văn cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học, tức là xem
xét đánh giá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí thi
pháp, đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các phương thức và thủ pháp nghệ
thuật trong thể nhật ký về đề tài chiến tranh.
6. Đóng góp luận văn
Nhật kí chiến tranh là một thể loại khá mới mẻ. Cũng vì mới mẻ mà
những đóng góp của nhật ký chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài
chiến tranh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn
chưa được đánh giá đúng mức. Với đề tài Nhật ký chiến tranh qua sáng tác
của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu
Cẩm Phong, chúng tôi mong muốn luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện
về những đóng góp của thể loại nhật ký chiến tranh trong đời sống văn học
Việt Nam cũng như giá trị nhân văn cao cả mà dòng sách này mang đến.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1: NHẬT KÝ CHIẾN TRANH – MỘT THỂ KÝ ĐẶC THÙ
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA NHẬT KÝ CHIẾN
TRANH QUA BA TÁC PHẨM CỦA CHU CẨM PHONG, ĐẶNG
THÙY TRÂM VÀ NGUYỄN VĂN THẠC
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP KHU BIỆT CỦA
THỂ LOẠI NHẬT KÝ CHIẾN TRANH


11
Chương 1: Có nhiệm vụ trình bày tổng quan lý luận về thể loại nhật
ký- nhật ký chiến tranh và những đặc trưng thể loại trong đời sống văn học.
Đồng thời, lý giải hiệu ứng xã hội và giá trị văn học của nhật ký chiến tranh.
Chương2 : Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một số đặc điểm
về nội dung phản ánh của nhật ký chiến tranh trong phạm vi đề tài và tương
quan với dòng sách này; giá trị phản ánh chân thực nhất, chính xác nhất,
sống động nhất về hiện thực chiến tranh và gian khổ nơi chiến trường khốc
liệt làm nổi bật được tấm gương anh hùng đã sống, cống hiến và hy sinh vì
lý tưởng tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.
Chương 3: Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật
nổi bật của thể loại văn học đặc biệt này như: Ghi chép linh hoạt; giọng điệu
trăn trối, di chúc; ngôn ngữ quy ước để từ đó lý giải nguyên nhân làm nên
sức hấp dẫn về thể loại nhật ký- nhật ký chiến tranh trong đời sống văn học
Việt Nam.















12



NỘI DUNG

Chương 1: NHẬT KÝ CHIẾN TRANH- MỘT THỂ KÝ ĐẶC THÙ

Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần,
văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nối bật tất
cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng muôn
màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội.
Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…văn chương
Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu
thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như, tiểu
thuyết là thể loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện,
phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống; với thơ
lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm
hình ảnh, nhạc điệu….Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí
trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình,
tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và
sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết.
Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói
riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại, đồng thời lại có nét
riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật.
1.1. Thể loại nhật ký
1.1.1. Các định nghĩa về nhật ký
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [38] thì nhật ký “là một thể loại
thuộc loại hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại


13
khác như tiểu thuyết, thơ…thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi
có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu
cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và
phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, thể ký ra đời muộn, có thể
lấy điểm mốc cho sự xuất hiện của thể loại này ở thời Lý- Trần với Vũ trung
tùy bút và Thượng kinh ký sự. Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam
cũng được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ
nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký
cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật
ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản
văn, phóng sự…
Từ điển văn học (bộ mới) [39] định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi chép
sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi
thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng
(…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể
nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính
đến việc được công chúng tiếp nhận” [39, tr 1257]. Từ điển thuật ngữ văn học
cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở
ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ
tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là
người trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [38, tr 204].Giáo trình Lý luận văn
học, tập 2:Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình Sử chủ biên [44]
thì định nghĩa như sau: “ Nhật ký là thể loại ký ghi chép sự việc, suy nghĩ,
cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu
sử và thời đại của người viết” [44, tr 261]. Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký
chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy
nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần.

14

Về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo
những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn
học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như : nhật ký
riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác …không nhằm công bố rộng rãi,
chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc
xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy
ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản…Vì thế, nhật ký ngoài văn
học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận
cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký
văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế
giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý
nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật
ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên
cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không
hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn
học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự
việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề
xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học.
1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất
của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể
loại. Với thể ký- thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào
đời sống xã hội ” với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác
thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại.
Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn
học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép
lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với

15
chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã

nếm trải, đã thể nghiệm. Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác
thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay
nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu
tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể
không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực.
Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý
nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được
sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của
Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý
nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những
gian khổ, khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận
đường”…Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc
chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát
mọi sự vật, sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu
thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời của
người chiến sĩ- thi sĩ cách mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét
tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu
những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm
làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác
thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật ký là điều tối kị. Người viết nhật ký
không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu ở nhật ký chẳng khác với sự
phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính mình.
Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những
lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có
thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thật

16
và rất đời thường. “Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký,
người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ

trước một sự thật” [37, tr 215]. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là
yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những
tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội
quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về
việc ghi nhật ký: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng
mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất.
Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự
họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và
khác nhiều – Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong
ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén
trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho
người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [29,
tr 225]. Phải chăng, vì độ chân thực của những cuộc hành quân, của tâm tư
tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của anh lính binh nhì - chàng thư sinh
đất Hà thành mà cuốn nhật ký của anh đã hấp dẫn người đọc đến vậy?
Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta
luôn thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại
như phóng sự, tùy bút, bút ký…trung tâm thông tin không phải là tác giả mà
là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So
với các thể loại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học
bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện
trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần
quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang
được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến” [
37, tr 218]. Tuy nhiên, có nhưng khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật

17
lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc
đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký
văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao.

Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì
hiện tại, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi.
Nếu như ở hồi kí là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng
cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có
thể ngắt quãng, nhưng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại,
không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau
đó được.
Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời
nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự
thầm kín, ý nghĩa thành thực; vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự
sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà.
Thông thường, nhật ký được viết bằng văn xuôi. Thế nhưng đôi lúc
nhật ký lại xuất hiện như là một truyện ngắn: Nhật ký người điên của Lỗ
Tấn, hay có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ: Nhật ký trong tù
của Hồ Chí Minh.
1.2. Hiệu ứng xã hội và giá trị văn học của thể loại nhật ký chiến tranh
1.2.1. Nhật ký chiến tranh và một số đặc điểm thể loại
Văn chương góp phần không nhỏ vào việc tái hiện chân dung cuộc
sống, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước
những thế hệ người dân Việt Nam đều được biết đến qua những tác phẩm
nghệ thuật đi cùng năm tháng của các nhà văn: Nguyễn Thi, Anh Đức, Phan
Tứ, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai…hay bắt gặp tinh thần bất
khuất, quật cường sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, khó khăn luôn lạc quan
yêu đời “ Vượt dải Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương

18
lai”. Nhật ký cũng đóng góp phần không nhỏ tạo nên sức hút với công
chúng yêu văn chương về những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Trước
những năm 1986, nhiều tác phẩm ký xuất hiện, nhưng theo thời gian nó lại
trở nên mờ nhạt như Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh- Vũ Kỳ Lân) hay các

tác phẩm ký của Nguyễn Ngọc Tấn. Tiếp đó là những trang nhật ký Viết
dưới chiến hào của Hoàng Thượng Lân, được trích đăng trên các báo Quân
đội nhân dân, Tiền Phong, Nhân dân vào đầu những năm bảy mươi…tuy
nhiên, các tác phẩm đó chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo
công chúng cũng như giới nghiên cứu. Phải đến những năm 2000, đặc biệt
với sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký Nhật ký Đặng Thùy Trâm; Mãi mãi
tuổi hai mươi của nữ bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc đã thực sự gây xúc động trong lòng bạn đọc và sức lan tỏa mạnh mẽ
sâu rộng đến toàn thể các giai tầng trong xã hội, biệt đặc ảnh hưởng sâu sắc
đến giới nghiên cứu văn chương nghệ thuật và lẽ dĩ nhiên, thể loại nhật ký
đã tạo được chỗ đứng quan trọng trên văn đàn.
Hai cuốn nhật ký trên có thể được coi là một kỳ tích trong việc phát
hiện và lưu giữ chúng. Đặc biệt là với Nhật ký Đặng Thùy Trâm, số phận,
hành trình bản thảo của cuốn sách đã tạo sự xúc động mạnh mẽ với những ai
đã từng đọc chúng. Sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm đã được xuất bản, tạo ra
một “cơn sốt” về nhật ký chiến tranh: Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm
Phong, Tài hoa ra trận của Hoàng Thượng Lân, Nhật ký chiến trường của
Dương Thị Xuân Quý, Đường về của Phạm Thiết Kế, Nhật ký chiến tranh
của Trình Văn Vũ…
Trong luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn ba cuốn nhật ký được coi
là ấn tượng nhất, đặc biệt nhất hội tụ đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu của
thể loại, đại diện cho dòng sách viết về chiến tranh và thi pháp của chúng
chịu sự quy định, ràng buộc của điều kiện chiến tranh. Đó là những dòng

19
tâm sự, suy nghĩ, tình cảm chân thật của những con người đã trực tiếp sống
và chiến đấu, hy sinh quên mình vì lý tưởng của tuổi trẻ như những dòng
tâm sự của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm về những khó khăn, gian khổ, mất
mát nơi mảnh đất Đức Phổ; Những con người và tình cảm gắn bó sâu nặng
quân- dân trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, hay những ngày

tháng huấn luyện đầy gian khổ của chàng trai đất Hà thành Nguyễn Văn
Thạc. Tất cả đã được ghi chép đầy đủ, chi tiết và chân thật về hiện thực
chiến tranh qua những trang nhật ký đặt sâu dưới đáy ba lô trải qua những
cuộc hành quân gian khổ của người lính. Có thể nói, những cuốn nhật ký kể
trên là những tài sản tinh thần vô giá của người lính, chúng trở thành người
bạn tâm tình để người lính trút bầu tâm sự, nỗi nhớ nhung tha thiết, hay thái
độ yêu- ghét cùng những suy tư, trăn trở của cuộc đời người lính…Nhật ký
của họ đã cho chúng ta những thế hệ mai sau một cái nhìn rõ nét nhất, chân
thực nhất về những gì cuộc chiến đã đi qua và sự cống hiến, hy sinh xương
máu của thế hệ cha anh đặc biệt là lý tưởng sống cao đẹp của một thế hệ
thanh niên thời bấy giờ, những người đã sống, chiến đấu và hy sinh quên
mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Với đặc điểm riêng về thể loại, có thể
coi nhật ký như là những thước phim quay chậm, cận cảnh tái hiện một cách
chân thực và sinh động về hiện thực khốc liệt chiến trường và những ngày
tháng hào hùng của dân tộc.
Dòng sách viết về nhật ký chiến tranh mà đặc biệt là ba cuốn nhật ký
trong đề tài đã hội tụ đầy đủ những nét đặc điểm chung nhất về thể loại nhật
ký, đó là độ chân thực của các chi tiết, các biến cố, sự kiện đã xảy ra bằng
những hình ảnh sống động, dường như cuộc chiến đang hiện hữu trước mắt,
người đọc có thể hình dung ra những chặng đường hành quân vất vả, những
ngày tháng huấn luyện gian khổ trong cuốn nhật ký của anh lính tân binh
Nguyễn Văn Thạc. Thiếu thốn thường trực về vật chất, bệnh tật quật ngã,

20
những chuyến công tác nguy hiểm có thể ngã xuống vĩnh viễn bất cứ lúc nào
và những day dứt làm sao hoàn thành nhiệm vụ được ghi chép tỉ mỉ trong
những trang nhật ký của Chu Cẩm Phong. Hình ảnh một cô gái nhỏ bé dũng
cảm băng qua làn mưa bom, bão đạn để cứu thương binh, giành lại sự sống
cho những người lính qua nhật ký Đặng Thùy Trâm hiện lên một cách sống
động và chân thực nhất.

Bên cạnh yếu tố chân thực thì nhật ký chiến tranh còn có những đặc
điểm chung của thể loại: lời của tác giả là lời tâm sự, độc thoại, hay đối
thoại với chính bản thân, là lời tâm sự, nỗi nhớ nhung gia đình, bạn bè,
những cảm nhận về tình bạn, tình yêu, tình đồng chí…Điều đặc biệt hơn cả
là, mỗi cuốn nhật ký lại thể hiện phong cách riêng mang dấu ấn cá nhân của
người viết. Trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm là lời tâm sự chân thành, ngắn
gọn và đầy xúc động; sự mềm mại bay bổng, lãng mạn trong trang ký của
chàng sinh viên Khoa Toán mang trong mình tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Văn
Thạc; hay sự linh hoạt thu hút của Chu Cẩm Phong, một nhà văn- chiến sĩ
trên mặt trận…Tất cả đều toát lên một điểm thống nhất trong nhật ký: đó là
những tiếng nói bên trong, tiếng nói nội tâm, lời tâm sự chân thành của mỗi
cá nhân trong từng trang nhật ký.
Có thể thấy điều khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn nhật ký
chiến tranh so với những cuốn nhật ký thông thường khác. Ở những cuốn
nhật ký chiến tranh là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong lúc
giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết là trên những chiếc ba lô trong
điều kiện thiếu thốn nhiều khi giấy và mực cũng có khi trở thành thứ “xa
xỉ”. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc phải dừng sở thích viết
nhật ký lại vì bút hết mực hay những trận chạy càn, cứu chữa thương binh
cũng khiến nữ bác sĩ phải tạm thời dừng cảm xúc của mình. Có khi căn bệnh
sốt rét và cái đói hành hạ nơi chiến trường cũng khiến nhà văn – chiến sĩ
Chu Cẩm Phong đành phải bỏ giở những ý tưởng hay, làm lỡ kế hoạch sáng

21
tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. Còn với nhật ký thông thường tác giả có
thời gian ghi chép liên tục theo ngày tháng theo tâm trạng hay những lúc
hứng thú hoặc những lúc chưa muốn ghi chép gì…
Không những thế, những cuốn nhật ký chiến tranh, mà nhất là những
cuốn nhật ký chiến trường đều được viết ở những nơi nguy hiểm, những trận
bom tàn phá kinh hoàng và cái chết luôn cận kề có thể đến bất cứ lúc nào.

Dường như với họ đã mang sẵn trong mình tâm lý sẵn sàng chiến đấu và hy
sinh bất kỳ lúc nào, cho nên ngay cả trong những trang nhật ký họ cũng đã
có những lời nhắn nhủ tới những người thân yêu, tới bạn bè đồng chí khi
chẳng may họ ngã xuống, vì thế trong nhật ký chiến tranh luôn chứa đựng
giọng điệu trăn trối - di chúc đặc biệt. Đặng Thùy Trâm đã nói với Thuận,
người em kết nghĩa của mình “…Chị gửi ba lô cho em, trong đó có quyển
sổ”, “muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì nhờ em giữ quyển sổ đó
và sau này gửi về gia đình ”, “Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không
có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con
cũng cay đắng vì không được sống tiếp tục cuộc sống hòa bình hạnh phúc
mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để giành lại. Nhưng có gì
đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn
lấy một ngày hạnh phúc, cho nên có ân hận gì đâu…”
Đó cũng là đặc điểm chung của những cuốn nhật ký chiến tranh khác,
vì bản thân họ, những người trong cuộc cũng không thể đoán biết được ngày
mai ra sao, cái chết không hề hẹn trước sẽ đến với họ vào bất cứ lúc nào vì
thế những dòng nhật ký được xem như những người bạn tâm tình thân thiết
nhất của họ trong những lúc nhớ nhà, nhớ người yêu và đó cũng như là
những lời tâm sự, nhắn nhủ thay lời “ di chúc” họ để lại.
1.2.2. Hiệu ứng xã hội và giá trị văn học của thể loại nhật ký chiến tranh

22
Năm 2005 có thể được coi là một năm đáng nhớ của văn học Việt
Nam. Với sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký: Mãi mãi tuổi hai mươi ; Nhật
ký Đặng Thùy Trâm đã tạo ra một “cơn sốt”, gây lên hiệu ứng lớn lao trong
toàn xã hội. Đặc biệt là với văn hóa đọc, tưởng chừng sách in đã bị xem nhẹ
khi có sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, hai
cuốn sách đã được tái bản rất nhiều và sự ảnh hưởng sâu rộng của nó khiến
các nhà nghiên cứu văn chương buộc phải có cái nhìn nghiêm túc về thể loại
văn học đặc biệt này để giúp độc giả nhận thức được vấn đề của thời đại,

của lịch sử, những gì mà quá khứ đã đi qua cùng những dư âm của nó còn
đọng lại đến tận hôm nay.
Đây là những cuốn nhật ký riêng tư được viết ra chỉ phục vụ mục đích
cá nhân người viết chứ không hề có ý định phát thành sách phục vụ công
chúng. Nhưng trên thực tế, sự xuất hiện của chúng lại tạo ra một sức lan tỏa
rộng lớn thực sự hấp dẫn độc giả. Những tác phẩm này thật sự có giá trị văn
học hay chỉ đơn thuần là những cuốn sách best- seller do được quảng bá tạo
nên hiệu ứng xã hội?
Theo tiêu chí phân loại của Từ điển thuật ngữ văn học, về mục đích
sử dụng của nhật ký thì những cuốn nhật ký trên được viết chỉ để dành riêng
cho bản thân mà không hề có ý định phổ biến rộng rãi. Do đó, đây đích thực
là thể tài ngoài văn học, là loại nhật ký riêng tư. Nhật ký riêng tư là loại nhật
ký gần gũi với nhật ký văn học hơn cả. Tuy nhiên, cũng theo sự phân chia
của cuốn từ điển trên thì “điểm khác nhau cơ bản là ở chỗ nhật ký văn học
thường hướng về một chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến nội tâm
của tác giả hoặc nhân vật trước những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa xã
hội nhân bản rộng lớn” [44, tr 204]. Trong ba cuốn nhật ký luận văn lựa
chọn, các tác giả- chiến sĩ – liệt sĩ tuy viết về những sự kiện, những vấn đề
suy nghĩ của cá nhân mình song đều liên quan đến một sự kiện vô cùng

23
trọng đại của dân tộc. Đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vì sự kiện trung
tâm, trọng đại và lâu dài đó, nhật ký của các tác giả trên là những dòng cảm
xúc, suy nghĩ được ghi vội nơi chiến trường ác liệt của các chiến sĩ – thi sĩ-
nhà văn giữa mưa bom bão đạn, khốc liệt của chiến tranh.
Có một điều đặc biệt, không giống như Đặng Thùy Trâm và Nguyễn
Văn Thạc, Chu Cẩm Phong ra trận với tư cách là một nhà văn, mang trong
mình tư chất của một người nghệ sĩ, anh ra trận thực hiện nhiệm vụ là sáng
tác văn nghệ phục vụ chiến tranh. Từ một địa hình gần bờ sông Thu Bồn
thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, nhà văn Chu Cẩm Phong đã xếp lại

cuốn nhật ký đang ghi dở dang và cầm súng chuẩn bị chiến đấu. Cuốn nhật
ký đã vĩnh viễn dừng lại ở dòng chữ “10 giờ, 2 chiếc phản lực đến thả bom
và bắn đạn 20 ly, sau đó quân bộ kéo sang” (ngày 27-4-1971). Đúng ba ngày
sau, anh đã hy sinh khi bị địch khui hầm. Anh và đồng đội đã anh dũng
chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng, cuốn nhật ký vẫn lặng lẽ nằm
yên trong ba lô, lẽ ra số phận của nó đã bị chôn vùi trong đất nếu không có
hai sĩ quan bên kia chiến tuyến đã lưu giữ nó trong suốt 4 năm trời để rồi
đến ngày giải phóng đã được trao tận tay một đồng đội của anh, nhà thơ Bùi
Minh Quốc. Cuốn nhật ký có số phận “kỳ lạ” đã thực sự thu hút đối với
người lính đó thậm chí anh đã bao bìa và vẽ lên đó hình một cái cây mọc
thẳng dưới mặt trời. Bởi một điều đơn giản, cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà
cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ
viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn
không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm: Chu Cẩm Phong chỉ muốn ghi lại
cuộc chiến mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã thấy, đã nghĩ,
đã xúc cảm mãnh liệt về nhân dân, về đồng đội hay chỉ đơn giản rằng nó sẽ
trở thành một tư liệu quý giá cho những tác phẩm sau này nếu may mắn còn
sống sót thì anh sẽ viết. Ngã xuống khi chưa tròn 4 tuổi văn, chưa kịp bộc lộ

24
hết tài năng, nhưng những gì anh để lại đều gây ấn tượng đối với độc giả, tác
phẩm nào cũng đáng nhớ. Mỗi tác phẩm là sự chân thành, là khát khao cháy
bỏng của cảm xúc. Với Nhật ký chiến tranh, những dòng viết tươi ròng, liền
mạch, chân thật và mềm mại…đã làm cho tác phẩm có sức sống bất diệt.
Với những đóng góp lớn lao đó, vừa qua tháng 5/ 2011 Hội Nhà văn Việt
nam đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm nhà văn liệt sĩ –Anh hùng lực
lượng vũ trang Chu Cẩm Phong.
Trong Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc- chàng trai
đã từng đạt giải nhất văn miền Bắc. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên
trong bài viết Trang sách cuộc đời anh đăng trên báo tuổi trẻ TP Hồ Chí

Minh, 21/5/2005 cũng đã nhận xét rất hay về Mãi mãi tuổi hai mươi của
Nguyễn Văn Thạc: “Anh ghi cho mình và chỉ cho mình thôi. Cuốn sổ này
anh gọi là Chuyện đời. Bây giờ bạn đọc nó sẽ thấy nó vừa là nhật ký, vừa
như một cuốn sổ tự tu dưỡng, lại vừ như những ghi chép sáng tác văn học”.
Phong Điệp trong bài viết Sức sống thần kì của một cuốn nhật ký ( Báo Văn
Nghệ trẻ, 15-5-2005) cũng đã coi những trang nhật ký anh viết trên đường
hành quân “không đơn thuần là một cuốn nhật ký riêng tư mà nó có giá trị
văn học đích thực”. Khi tiếp xúc với Nhật ký Đặng Thùy Trâm chắc hẳn ai
trong chúng ta sẽ hình dung ra đây là những dòng tâm sự của một tâm hồn
lãng mạn bởi chất trữ tình và bi tráng của nữ bác sĩ – chiến sĩ cảm nhận giữa
chiến trường về gian khổ trong chiến tranh. Nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn đã nhận xét: “…Cuốn nhật ký có số phận kỳ lạ nhất; cuốn nhật ký mà
người con gái Hà Nội cương nghị, thủy chung, trong sáng đến thánh thiện đã
viết với bao buồn vui, cay đắng, đớn đau và nước mắt; cuốn nhật ký mà
người con gái 27 tuổi đã trút vào đó cả nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi về gia
đình, về những ngõ phố của một Hà Nội yên ấm, cả cơn đau xé ruột khi mỗi
ngày trôi qua một đồng đội thân thương lại ngã xuống…”. Quả thực cuốn sổ

25
nhỏ bé đó phải có sức hút ghê gớm khiến cho Frederic Whitehurst gìn giữ
nó như một báu vật trong suốt 35 năm và đau đáu nỗi niềm đi tìm gia đình
của người con gái đó và khi trao tận tay họ cuốn sổ nhỏ này đã khiến anh
xúc động “bật khóc”. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong hoàn toàn
mang đậm yếu tố văn chương vì chủ thể sáng tác vốn xuất thân là một nhà
văn thực thụ, trên đường làm nhiệm vụ của người nghệ sĩ – chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa, những tâm sự, suy nghĩ của anh đã hiện lên trong từng trang
viết của cuốn nhật ký thực sự xúc động.
Như vậy, có thể nói ở mỗi cuốn nhật ký đều thể hiện những yếu tố,
đặc điểm nghệ thuật văn chương, đem đến giá trị văn học cho thể loại nhật
ký chiến tranh đặc biệt này.

Sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi
mãi tuổi hai mươi đã tạo tiếng vang lớn trong xã hội, sức lan tỏa của nó vượt
qua không gian, phạm vi lãnh thổ đất nước nhờ có sự giúp sức của các
phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, các bài viết trên báo mạng, báo giấy
đã mở đường cho việc xuất bản những cuốn sách có cùng đề tài, thành lập tủ
sách mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi. Thậm chí, có một bệnh viện mang tên
người nữ bác sĩ trên mảnh đất Quảng Ngãi anh hùng: Bệnh viện Đặng Thùy
Trâm. Và khi nhật ký của chị được các nhà đạo diễn chuyển tải thành phim
truyện “Đừng đốt ” thì sức hấp dẫn của nó lại nhân lên gấp bội. Giả thiết, nếu
những cuốn sách kia không có nghĩa, không thu hút người đọc chúng thì chắc
hẳn nó sẽ nằm sâu trong đống tro tàn đổ nát của chiến tranh rồi. Trong lời giới
thiệu Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu thông dịch
viên đã nói với Fred: “Đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân nó đã có lửa rồi”. Và
một sự ngẫu nhiên, cuốn sổ nhỏ đã có sức hút ghê gớm đối với người lính
bên kia chiến tuyến, khiến cho anh không thể làm theo mệnh lệnh, trái lại đã
được anh lưu giữ một cách cẩn thận trong suốt ba mươi năm và lặn lội đi tìm

×