Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Thể tài chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.08 KB, 141 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY





THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRÊN BÁO VĂN NGHỆ (2006 - 2010)


Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện


HÀ NỘI, 2012



2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy,
cô giáo, người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Chính vì thế, khi hoàn tất luận văn thạc sĩ Lý luận văn học này, tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới những người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn. Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, sự kính trọng sâu
sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn. Trong quá trình làm việc, thầy đã mở ra cho tôi những vấn đề
khoa học rất lý thú, hướng tôi vào nghiên cứu lĩnh vực khoa học hết sức thiết thực và vô
cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi đã học
hỏi được rất nhiều ở thầy từ phong cách làm việc đến phương pháp nghiên cứu khoa học.
Thầy khiến chúng tôi phải luôn nghiêm khắc với chính mình trong công việc.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Bích Thủy












3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Thiện. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Bích Thủy












4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1
1. Lý do chọn đề tài

1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Bố cục luận văn
5
NỘI DUNG

6
Chương 1.

Khái quát chung về thể tài chân dung văn học ở Việt Nam

6
1.1. Khái niệm về thể tài chân dung văn học 6
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam 8
1.2.1. Nguồn gốc thể tài của chân dung văn học ở Việt Nam
8
1.2.2. Sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam


12
1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học 16
1.3.1. Chân dung văn học là một thể tài thuộc loại bút kí - sáng tác văn chương

16
1.3.2. Chân dung văn học là một thể tài bộc lộ rõ góc nhìn chủ quan của người
viết

19
1.3.3. Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học

21
Chương 2. Diện mạo của thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006
- 2010)

23
2.1. Đôi nét khái quát về báo Văn nghệ và thể tài chân dung văn học trên báo Văn
nghệ từ 1978 đến nay

23
2.2. Các cây bút viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ
28
2.2.1.

Bảng kê những cây bút viết chân dung văn học 28
2.2.2. Các cây bút viết chân dung văn học 34
2.3. Các kiểu chân dung tác giả được khắc họa
49
2.3.1. Bảng kê những chân dung tác giả văn học được khắc họa 49
2.3.2. Các kiểu chân dung tác giả được khắc họa 57

2.4. Mối quan hệ giữa cây bút viết chân dung văn học và chân dung được khắc

5
họa 67
2.5. Nội dung viết (các cách viết chân dung văn học)
71
2.5.1. Những chân dung văn học được viết chủ yếu từ sự tường minh về cuộc
đời nhà văn

73
2.5.2. Những chân dung văn học được viết chủ yếu từ sự am hiểu về nội dung
tác phẩm của nhà văn

76
2.5.3. Những chân dung tổng hợp 79
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học và một số vấn đề đặt ra đối
với việc viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006-2010)


83
3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học trên báo Văn nghệ
83
3.1.1. Dùng đối thoại, phỏng vấn để khắc họa chân dung 84
3.1.2. Qua hồi tưởng để khắc họa chân dung

89
3.1.3. Kết hợp đan xen giữa tả, kể, đối thoại và bình luận văn chương để làm nổi bật
chân dung văn học

91

3.2. Mấy vấn đề đặt ra đối với việc viết chân dung văn học và một số đề xuất, kiến
nghị

95
3.2.1. Những đóng góp và những hạn chế của việc viết chân dung văn học trên
báo Văn nghệ giai đoạn (2006 - 2010)

95
3.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc viết chân dung văn học và một số đề xuất,
kiến nghị

99
KẾT LUẬN
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105
PHỤ LỤC








6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Số phận của văn chương thực chất là số phận của thể tài. Muốn nghiên

cứu văn chương phải nghiên cứu thể tài. Hiện nay, một số thể tài đã có bề dày
nghiên cứu, còn một số khác lại ít được các nhà nghiên cứu quan tâm một
cách thích đáng. Một trong những thể tài đó là chân dung văn học.
Chân dung văn học là một thể văn hiện đại. Nó ra đời khi trong giới
cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi nhà văn đều muốn
có tiếng nói riêng, có gương mặt riêng không chịu lẫn với ai. Và người đọc
cũng thế, thích thú được tiếp xúc với những tài năng có cá tính độc đáo. Đó là
chỗ hấp dẫn riêng của chân dung văn học. Tuy nhiên, đây là thể văn khó viết,
Xuân Diệu cũng từng thú nhận như vậy.
Thể chân dung văn học được manh nha từ lâu, bắt đầu xuất hiện vào
những năm 1930 trở đi. Và thực tế cho thấy, thể tài này gần đây phát triển khá
sôi nổi, ngày càng có ý nghĩa trong đời sống văn học nói chung và sự phát
triển của phê bình văn học nói riêng. Chúng ta thấy nó xuất hiện nhiều trên
những tạp chí, tờ báo, được in trong nhiều cuốn sách và đặc biệt nó xuất hiện
hàng tuần trên các số báo Văn nghệ (tờ báo do Hội Nhà văn chủ quản). Tuy
nhiên, việc nghiên cứu lý luận về thể chân dung văn học và đặc biệt là thể
chân dung văn học trên báo Văn nghệ cho đến nay còn như một khoảng trống.
Mặc dù trong khuôn khổ một vài trường Đại học, công việc này đã được thực
hiện ở một số luận văn trên Đại học nhưng thành quả của nó thì nhiều nhà
nghiên cứu và bạn đọc chưa được tiếp cận. Như vậy, thể tài này đáng coi là
một thể tài cần nghiên cứu. Qua sự nghiên cứu này có thể là chất liệu lý tưởng
để chúng ta khái quát lý thuyết về thể tài chân dung văn học.
Không chỉ có vậy, nghiên cứu về thể tài này chúng ta còn được gặp gỡ
nhiều gương mặt các nhà văn nổi tiếng thuộc nhiều dòng khác nhau trước
7
cách mạng và cả những nhà văn tên tuổi sau cách mạng. Những bức chân
dung về họ được đặt trong bối cảnh lịch sử và không khí văn học thời đại
càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn con người và những sáng tác của người
nghệ sĩ. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với người giáo viên phổ thông.
Trên cơ sở đó, luận văn chọn đề tài Thể tài chân dung văn học trên

báo Văn nghệ (2006 - 2010). Nếu đề tài được giải quyết thấu đáo, luận văn sẽ
là một tiếng nói góp phần lấp bớt chỗ trống này của Lí luận văn học.
Việc khai thác và khám phá về thể tài này không phải là dễ. Chưa có
một công trình khoa học nào nghiên cứu, hệ thống, đánh giá một cách công
phu, toàn diện đối với thể chân dung văn học nói chung và trên báo Văn nghệ
nói riêng. Điều đó cần phải có thời gian. Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung
văn học các nhà văn, nhà thơ vài chục năm gần đây cũng được nhiều người
thực hiện, số lượng nhiều, lúc thì rộ lên trên báo chí và truyền ngôn, có người
thì in thành tập, thành quyển Kèm theo hiện tượng khắc hoạ chân dung các
nhà văn với ý thức dựng chân dung văn học như vậy, đó đây (trong một vài
tiểu luận và lời giới thiệu các tuyển tập trong các cuộc toạ đàm, hội thảo )
khái niệm chân dung văn học đã bắt đầu được định nghĩa tuy còn rất sơ lược.
Người đầu tiên phải kể đến là nhà phê bình văn học Thiếu Sơn. Năm 1933,
ông xuất bản sách Phê bình và Cảo luận. Trong tập phê bình văn học đầu tiên
này, ông đã đưa ra khái niệm phê bình nhân vật. Nhân vật ở đây, theo ông,
không phải là những danh nhân lịch sử dân tộc, những anh hùng liệt nữ, mà là
những nhà văn như: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tản Đà, Phan Khôi,
Tương Phố, Trần Trọng Kim, Trần Tuấn Khải Ông đã nhiệt thành biểu
dương, ca ngợi những đóng góp của họ với tư cách là những nhà văn, những
người đã tạo ra sự nghiệp văn chương để lại cho đời. Bước đầu, chúng tôi cho
rằng trong số các bài viết ấy, có một số bài có thể gọi là chân dung văn học.
Từ bấy đến nay, nhiều bài viết về các nhà văn đã xuất hiện. Nổi lên
trong hàng trăm bài này là những bài viết tài hoa của Thế Lữ về Xuân Diệu,
8
của Xuân Diệu về Huy Cận, của Nguyễn Tuân về Tản Đà và Vũ Trọng
Phụng, của Hoài Thanh về một số nhà thơ mới trên văn đàn cuối những năm
30, đầu những năm 40 của thế kỉ trước.
Sau cách mạng tháng Tám/1945 và trong những năm kháng chiến
chống Pháp, các bài chân dung văn học cũng xuất hiện, song không nhiều.
Rồi vào cuối những năm 50 đến nửa đầu những năm 60, số lượng các bài viết

về nhà văn có tăng lên. Trong đó một số bài viết của Nguyễn Tuân về
Đôtxôiépxki, Tú Xương về Nguyễn Huy Tưởng ; của Nguyễn Đức Bính về
Hồ Xuân Hương; của Tô Hoài về Nam Cao; của Xuân Diệu về Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương có thể coi là những chân dung văn học đặc sắc.
Đặc biệt từ cuối những năm 70, và nhất là từ năm 1986 lại đây, việc
viết chân dung văn học đã sôi nổi hẳn lên: số lượng tăng nhanh, cách viết
cũng đa dạng. Những cây bút viết chân dung văn học đã bắt đầu có ý thức về
thể tài các bài viết của mình. Tô Hoài đặt tên cho các bài viết ấy của ông về
Nguyên Hồng, Nam Cao, Như Phong, Nguyễn Huy Tưởng là Những gương
mặt và không quên ghi thêm ở bìa sách mấy chữ: Chân dung văn học.
Nguyễn Huệ Chi có tập Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - thời kì cổ - cận đại
(1983), rồi Thiếu Mai thì có Thơ, những gương mặt (1983) và gần đây hơn,
Phong Lê có các tập: Một số gương mặt văn chương và văn học nghệ thuật
Việt nam (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu
(2001). Tuy nhiên, có lẽ đáng chú ý hơn cả là Vương Trí Nhàn với một loạt
sách như: Những kiếp hoa dại (1994), Cánh bướm và đoá hướng dương
(1999, 2006), Chuyện cũ văn chương (2001) và một số bài mới đăng trên báo
chí vài năm nay. Nguyễn Đăng Mạnh với Nhà văn, tư tưởng và phong cách
(1979), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách (2000), Hoài Anh với
Chân dung văn học (2001) Trần Đăng Khoa với Chân dung và đối thoại
(1998). Nguyên An, trong thể văn này ông viết khá nhiều: Một thoáng văn
9
nhân (2004), Phiên bản văn nhân (2010), và đặc biệt là cuốn Chân dung văn
học (2010) đã giúp cho người nghiên cứu nhiều gợi ý về lý thuyết của thể
chân dung văn học và thực tiễn dựng chân dung văn học.
Nhìn chung các tác giả trên đều thống nhất ở việc khắc hoạ lên các
gương mặt, các chân dung mà họ cho là tiêu biểu. Tuy vậy, họ vẫn chưa đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết khoa học, chưa nhằm khám phá phát hiện ra
diện mạo hay đặc trưng thể tài chân dung. Xuất phát từ thực tiễn đó, Luận văn
đặt ra nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu thể tài chân dung văn học trên báo Văn

nghệ (2006 - 2010) một cách tập trung và toàn diện để thoả mãn với nhiệm vụ
đặt ra và ý nghĩa khoa học của vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà
văn Việt Nam từ (2006 - 2010) là một việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn:
- Sưu tầm và phân loại những bài viết chân dung văn học trên báo Văn
nghệ từ (2006 - 2010) nhằm:
+ Cung cấp thư mục tư liệu gốc
+ Mô tả diện mạo và nghệ thuật viết chân dung văn học
- Luận văn không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về thể tài chân dung văn
học trên báo Văn nghệ giai đoạn (2006 - 2010) mà còn mang đến những định
hướng và đóng góp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động nghiên
cứu, tìm hiểu thể tài chân dung văn học hiện nay nói chung, trên báo chí nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở thống kê, phân loại nhằm phát hiện và khái quát diện mạo,
nghệ thuật khắc họa chân dung văn học của thể tài chân dung văn học trên
báo Văn nghệ (2006 - 2010), từ đó thấy được đặc trưng riêng của thể tài này
trên báo chí.
- Đưa ra một số yêu cầu đối với việc viết chân dung văn học.
10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bài viết về chân dung văn học Việt Nam: Nhà thơ, nhà văn, nhà
nghên cứu văn học, nhà dịch thuật trên báo Văn nghệ (2006 - 2010).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tất cả những bài viết về thể tài chân dung trên báo Văn nghệ (2006 - 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.

- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
- Nhận diện tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học với các cây bút
tiêu biểu trên báo Văn nghệ (2006 - 2010).
- Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của thể tài chân dung văn học nhằm thúc
đẩy sự phát triển của thể tài.
- Tư liệu: Tập hợp đầy đủ các bài viết về chân dung văn học trên báo
Văn nghệ (2006 - 2010) làm tư liệu tham khảo khi nghiên cứu về thể tài này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính được triển khai thành
3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thể tài chân dung văn học ở Việt Nam
Chương 2: Diện mạo của thể tài chân dung văn học trên báo văn nghệ
(2006 - 2010)
Chương 3: Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học và một số vấn đề đặt
ra đối với việc viết chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006-2010)
Sau cùng là Tài liệu tham khảo và Phụ lục
11
NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ TÀI
CHÂN DUNG VĂN HỌC Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về thể tài chân dung văn học
Chân dung văn học là một thể tài khá mới trong tiến trình văn học Việt
Nam. Nó xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi người cầm bút không
chỉ có nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu biểu dương giáo dục, họ còn có nhu cầu giải
quyết những mâu thuẫn mà thời đại đặt ra, nhu cầu tự đánh giá và tự bộc lộ
chính mình. Thể tài chân dung văn học đã đáp ứng được điều đó. Chọn đối

tượng phản ánh là những văn nghệ sĩ, những con người lao động đặc biệt - lao
động nghệ thuật - họ là những người tài năng, hơi thở của họ thấm đượm
không khí của thời đại. Vì vậy, các cây bút viết chân dung văn học đã nhận về
mình những khó khăn, làm thế nào để bức chân dung về họ được phác thảo,
khắc họa trở nên chân thật, sinh động và rõ nét.
Từ góc độ thể tài, lý luận văn học đã xác định chân dung văn học là
một thể tài đặc thù thuộc thể ký. Trong cuộc nói chuyện với nhà báo Thụy
Khuê, GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng chân dung văn học là “một dạng bút
ký về người thật, việc thật”… Trong từ điển Thuật ngữ văn học của các tác
giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ở mục Chân dung văn học
trang 54 - 55, Nhà xuất bản Giáo Dục có viết: “Phương pháp của chân dung
văn học là phương pháp của thể ký”. Không giống với hồi tưởng vốn “ghi
chép” về một con người cụ thể với tư cách là một thể tài văn học, chân dung
văn học đi vào “miêu tả” con người cụ thể với một “quan niệm” xác định về
“nhân cách”. Vậy viết chân dung văn học làm sao phải miêu tả được diện mạo
của một người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của
người đó, phát hiện đặc điểm riêng, cá tính độc đáo, không lặp lại.
12
Bên cạnh đó, còn có ý kiến khác của tác giả cuốn Chân dung văn học
chọn lọc - Nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1993, trang 6, cho rằng chân
dung văn học là “một thể khá co giãn, không có ranh giới rõ rệt, dễ lẫn vào
các thể khác”. Điều này cũng có lý, đọc các tác phẩm chân dung có lúc ta cảm
tưởng như đó là một tác phẩm phê bình hay một cuốn tiểu sử… Dù ở dạng
nào thì các nhà văn có tài đều đã thể hiện một cách thật hoàn hảo. Không chỉ
cung cấp tư liệu mà còn xây dựng được những hình tượng nghệ thuật giàu
tính thẩm mỹ, gây ấn tượng sâu sắc đối với độc giả.
Đến với cuốn Chân dung văn học do tác giả Vương Trí Nhàn tuyển
chọn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn in năm 2000), ngay phần “Lời dẫn” ông viết
chân dung văn học là “một thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và
phê bình văn học, nhiệm vụ của nó là phác họa ra những hình ảnh của một

nhà văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt động xã hội…”. Ở đây tác giả Vương Trí
Nhàn chỉ ra cho chúng ta thấy chân dung văn học, nếu như trước đây bạn đọc
ngầm hiểu chân dung văn học thường là những văn nghệ sĩ, thì nay không chỉ
dừng lại ở đó mà chúng ta còn biết tới chân dung văn học còn có thêm các
nhà hoạt động xã hội nổi tiếng…
Còn trong cuốn Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, năm
2010, trang 38, tác giả Nguyên An cho rằng để làm nên khái niệm, định nghĩa
về thể chân dung văn học là nhờ 3 đặc trưng sau:
Thứ nhất, chân dung văn học là một thể văn thuộc loại bút ký -
sáng tác văn chương
Thứ hai, chân dung văn học là một thể văn bộc lộ trực tiếp, rõ nét chất
chủ quan của người viết
Thứ ba, chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học
Ông cho rằng ba đặc trưng trên có vị trí bình đẳng và song hành với
nhau, có giá trị tương hỗ nhau. Không chỉ có vậy, ông cũng cho rằng chân
13
dung văn học là “một thể co giãn”. Nó có yếu tố “sáng tác” nghĩa là sáng tạo
hình tượng nhân vật sống động, nhưng căn bản mang tính chất và dùng
phương pháp của thể ký (người thật việc thật).
Với tác giả Lại Nguyên Ân, ông đúc kết chân dung văn học là một thể
tài còn đang hình thành, tiếp cận về nó còn khá co giãn ở từng người viết khác
nhau. Cho nên khó mà có ngay một sự “tổng kết”.
Tựu trung lại, chúng ta nhận thấy các tác giả đều cho rằng chân dung
văn học là “một thể co giãn, không có ranh giới rõ rệt”, nó “ở vào khu vực
tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình”. Tuy nhiên nó sử dụng phương pháp của
“thể ký”.
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam
Nếu như khái niệm chân dung văn học còn có một số ý kiến lẻ tẻ bàn
đến, và chưa có một sự “tổng kết” cụ thể, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn
gốc thể loại và sự ra đời của chân dung văn học ở Việt Nam cho đến nay

dường như vẫn là một không gian còn trống vắng nhiều. Tuy nhiên, nhà
nghiên cứu văn học Nguyên An đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn Chân
dung văn học Việt Nam một cách rất cụ thể. Ông gọi những ý kiến của mình
là những giả thuyết, theo đúng nghĩa “dè dặt” của từ này. Và sau đây người
viết xin được trân trọng kế thừa thành quả của người đi trước và xin trình bày
lại sơ lược ý kiến của ông.
1.2.1. Nguồn gốc thể tài của chân dung văn học ở Việt Nam
Bàn về nguồn gốc thể loại của một thể văn là câu chuyện khó khăn. Bởi
vì nguồn gốc của một thể văn nào đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
xã hội - văn hóa - văn học khác nhau.
Khi tìm nguồn gốc của thể chân dung văn học ở Việt Nam, tác giả
Nguyên An liên hệ đến những thể văn mà ông cho rằng quan hệ trực tiếp với
nó. Và xét về mặt thể loại, ông nhận định chân dung văn học là một thể văn
14
“thuộc loại bút ký văn học”, nên có nguồn gốc trực tiếp từ những loại văn thơ
viết về người thật, việc thật trong truyền thống lâu đời của văn học Việt Nam.
Ông đưa ra những dẫn chứng cụ thể trong lịch sử văn học nước nhà với những
tên tuổi như Đặng Minh Khiêm - người đầu tiên đã viết về các danh nhân lịch
sử với bộ Thoát Hiên vịnh sử tập, còn gọi là Việt giám vịnh sử tập. Trong bộ
Vịnh sử bằng thơ đồ sợ gồm ba tập này, tác giả Đặng Minh Khiêm vịnh 125
nhân vật nổi tiếng (như: Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An…) trong 125 bài.
Những bài Vịnh của ông đã được người đời sau truyền tụng là “kiệt tác” của
một nhà “danh bút”.
Sau Đặng Minh Khiêm là Nguyễn Công Trứ, Hà Nhiệm Đại cũng có
những bài thơ vịnh rất hay (về Hàn Tín, Bỡn ông Cử hoặc tự vịnh về mình) và
tác giả Nguyên An suy luận một cách có lý rằng: Những bài vịnh này có lẽ là
ngọn nguồn của thể chân dung văn học, ít ra là đối với loại chân dung văn học
bằng thơ của Xuân Sách, Nguyễn Vũ Tiềm… Vì thực ra đó cũng là thứ thơ vịnh
“nhân vật” hiện đại.
Ông còn cho biết thêm lịch sử văn học nước ta đã để lại nhiều bài văn

Tế đáng gọi là những kiệt tác, trong đó đoạn” thích thực” cũng là một dạng
chân dung nhân vật, ghi lại được một cách chính xác và sinh động hành trạng
và gương mặt tinh thần của người quá cố, ông dẫn chứng một đoạn trích trong
bài Văn tế Cao Thắng của Võ Phát như sau: “Nhớ tôn linh/ Hào kiệt ấy tài/
Kinh luân là chí/ Vén mây nửa gánh giang san/ Vỗ cánh bốn phương hồ thỉ/
Gặp quốc lộ đang cơn binh cách, nỗi ân ưu/ Bỏ gia đình theo việc nhung đao,
lòng đánh giặc riêng phần lao tụy, Địa bộ muốn theo dòng Nhạc mục, thét
nhung bào từng ghé trận oai linh, Thiên tài toan học chước Võ hầu, chế súng
đạn biết bao phần cơ trí…” (Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, 2010
trang 43).
Bên cạnh đó ông còn kể đến những bài thơ Khóc, thơ Điếu, những câu
Đối vịnh người sống, điếu người chết hoặc theo bút pháp trào phúng, hoặc
15
theo bút pháp trữ tình cảm thương… Đó cũng là những bức chân dung đầy tài
hoa của các bậc tài danh trong lịch sử văn học nước nhà. Những tên tuổi như
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… đã để lại những bài thơ tự
Vịnh, tự Trào cũng có thể coi là những bức chân dung tự họa tuyệt bút.
Nói đến nguồn gốc thể loại trực tiếp của thể chân dung văn học theo tác
giả Nguyên An tất nhiên không thể không tính đến những bài văn xuôi viết về
người thật đã có từ thời Cổ Trung đại. Thông thường, những con người thực
ấy trong cuộc đời, là những người có kỳ tích được ngưỡng mộ. Họ là vị tướng
có công đánh giặc vì sự yên vui của dân lành, cũng có thể là một bậc đạo cao
đức trọng. Ông đã đưa ra những dẫn chứng trong Thiền uyển tập anh có đoạn
viết về Sư Khuông Việt hay trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú từng được coi là bộ “bách khoa toàn thư” đã có những trang
viết sinh động, dựng lên dung mạo và cốt cách của một số nhân vật lừng danh
trong lịch sử, khiến người đời sau vẫn coi là những bức chân dung chưa dễ gì
thay thế được. Viết về Mạc Đĩnh Chi, Phan Huy Chú đã viết những trang hấp
dẫn: “Ông tự là Tiết Phu, người làng Lãng Động, huyện Chí Linh, Hải
Dương, thông minh hơn người, nhưng tướng mạo xấu xí. Triều Anh Tông đỗ

Trạng nguyên. Khi mới đỗ, vua chê xấu, ông bèn làm bài phú Ngọc Tỉnh Liên
để tự ví mình có câu “Không phải là bên trong trống rỗng không có gì: Than
cho số phận thuyền quyên phần nhiều gặp trắc trở; nếu cái cuống lá của ta vẫn
đứng thẳng thì mưa gió có hại gì”. Trần Anh Tông xem rồi khen hay nhắc lên
làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia.
Ông đi sứ nhà Nguyên người Nguyên khinh là nhỏ bé. Có lần triệu vào
phủ tể tướng, mời ngồi. Trong phủ có bức tranh treo con chim sẻ đậu trên
cành trúc. Ông chạy đến xem, người Nguyên cười là quê mùa. Ông mới kéo
rách con chim sẻ, mọi người lấy làm lạ hỏi tại sao ông đáp: “Tôi nghe người
xưa (chỉ) vẽ công, mai, và chim sẻ thôi. Vì trúc là quân tử, sẻ là tiểu nhân; nay
16
tể tướng lấy trúc với sẻ thêu vào bức trướng thế này là lấy tiểu nhân ở trên
quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn lên, đạo quân tử mờ đi nên vì thánh triều
(mà) trừ bỏ. Mọi người phục là nhanh trí.
Tóm lại ông đã khái quát nguồn gốc ra đời của thể chân dung văn học
qua sơ đồ sau (xin được đưa ra để bạn đọc cùng tham khảo):

Thơ
vịnh
nhân
vật

Thơ
điếu

Thơ
tự
vịnh




Câu
đối

Văn
tế

Văn
xuôi
tự sự
(Liệt
truyện,
tiểu
thuyết)







Chân dung văn học Việt Nam


Nhìn vào bẳng lược đồ chúng ta thấy rõ rằng:
Trong đời sống tinh thần của người Việt từ thuở xa xưa, đã luôn xuất
hiện một nhu cầu được thừa kế, được nói, được khen ngợi những con người
kiệt xuất, có công lao với cộng đồng và cảm thông với những người gặp điều
oan trái… Đồng thời, người Việt từ thuở nào cũng đã có ý thức phê phán, chê
17

cười những kẻ xấu bất kể họ ở giai tầng nào. Tiền đề tư tưởng, tình cảm, tâm
lý thấm nhuần tính dân chủ này khi được phát triển hơn ở các giai đoạn lịch
sử về sau, sẽ là nguồn gốc trực tiếp để tạo ra sự xuất hiện của những áng chân
dung văn học thực thụ.
Khi con người biết khen - chê bằng thơ ca và truyện ký ấy là khi văn
chương đã dần dần trở thành phương tiện hữu hiệu trong giao tiếp và truyền
bá tư tưởng giao lưu tình cảm. Việc nêu gương những con người trung nghĩa,
phê phán những kẻ tham bạo bằng sáng tác thơ văn đã là nguồn cảm hứng lâu
dài, tạo ra cả một nội dung lớn trong truyền thống văn chương dân tộc. Nguồn
gốc thể chân dung văn học ở Việt Nam như thế là rất có căn cốt không chỉ về
lý thuyết mà cả phương diện thực tiễn.
1.2.2. Sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam
Cùng với quá trình đi tìm nguồn gốc của thể chân dung văn học, tác giả
Nguyên An cũng tìm ra sự ra đời của thể chân dung văn học ở Việt Nam.
Theo ông thể chân dung văn học được ra đời từ sự cộng hưởng ba nhân tố sau:
1. Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lập.
2. Sự tiếp thu văn học nước ngoài.
3. Phê bình văn học phát triển.
* Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lập
Theo chúng tôi trong ba nhân tố trên thì nhân tố con người cá nhân ra
đời, nghề văn được xác lập đóng vai trò quan trọng bởi lẽ: Ý thức về bản ngã
vốn có rất sớm trong cộng đồng nhân loại, nó luôn luôn tồn tại và đóng vai trò
động lực của sự phát triển xã hội, và một khi xã hội ngày càng tiến triển, thì
ngược lại, đã làm cho ý thức bản ngã thêm phong phú và sâu sắc. Từ sự phát
triển của ý thức bản ngã, con người cá nhân được hình thành dần.
Chân dung văn học là một thể văn đề cao cá tính phong cách độc đáo
của người viết văn, làm thơ. Vì thế nó chỉ ra đời khi ý thức cá nhân đã phát
18
triển trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa. Con người cá nhân có thể
được đánh giá theo phẩm chất của bản thân nó, chứ không phải theo đẳng cấp

cao thấp biểu hiện ở chức vụ hay theo nghề nghiệp mình đang làm, hoặc theo
những nguyên tắc đạo lý chung chung của cộng đồng đẳng cấp.
Từ những năm 1920, 1930 cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và văn hóa, ý thức về con người và cá nhân bắt
đầu được hình thành, xác lập, phát triển. Theo đó, nghề viết văn cũng đã xuất
hiện và đang tỏ ra có giá. Đây chính là cơ sở trực tiếp để thể chân dung văn
học ở nước ta ra đời.
Và để khẳng định cho điều này, trong cuốn Một thoáng văn nhân (Nxb
Khoa học Xã hội, 2003) trong phần Lời ngỏ cùng bạn - tác giả Nguyên An
viết: “Phải có một nền văn học sôi động với sự có mặt đông đảo của nhiều cá
tính sáng tạo thì mới có đất cho những trang viết chân dung văn học nảy nở,
phát triển”. Ngoài nhân tố cơ bản là con người cá nhân ra đời, nghề văn được
xác lập. Ông còn cho rằng sự ra đời của chân dung văn học ở việt Nam còn có
sự tiếp thu văn học nước ngoài và phê bình văn học phát triển.
* Sự tiếp thu văn học nước ngoài
Phê bình văn học là một bộ phận của cả nền văn học mà trong đó có
sáng tác thơ văn, nghiên cứu lý luận, biên khảo, dịch thuật… Là sản phẩm của
hoạt động sáng tác, cũng là nơi thể hiện ý thức của cả một nền văn học, phê
bình văn học Việt Nam trong quá trình phát triển của mình đã chịu rất nhiều
ảnh hưởng của các thành tựu, các trào lưu phê bình văn học nước ngoài.
Tác giả Nguyên An cho rằng chân dung văn học là một thể văn vừa có
yếu tố sáng tác vừa có yếu tố của phê bình văn học, thật tự nhiên, sự ra đời và
phát triển của nó không tách rời sự ra đời và phát triển của phê bình văn học
nói chung. Ông dẫn ra lịch sử văn học Pháp - một nền văn học có nhiều ảnh
hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam hồi cuối thế kỷ IXX, đầu thế
19
kỷ XX với những tên tuổi như Sanhtơ Bơvơ. Và đặc biệt qua những lần trò
chuyện trực tiếp với những người từng viết chân dung văn học ở Việt Nam,
ông cho biết: Không chỉ có Sanhtơ Bơvơ với Môroa, J.CôcTô của Pháp mà cả
những Gorki, Pauxtopxki, Êrenbua của Nga,… cũng đã gợi hứng, gợi ý cho

họ rất nhiều. Ông đưa ra đẫn chứng về Êrenbua với bức chân dung của mình
viết về Maiacôpxki. Ông cho rằng hẳn nhà văn Tô Hoài đã đọc kỹ Êrenbua và
một số nhà văn nước ngoài khác, rồi bằng vốn liếng thật sung mãn của mình,
nhà văn đã dựng được chân dung văn học những: Nguyễn Bính, Nam Cao,
Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng… thật sống động.
Ông còn dẫn ra một số đoạn viết về chân dung văn học của Trung Hoa
cổ xưa mà người đọc dễ dàng nhận thấy nó có mối quan hệ thân thuộc với các
trang sách Tang Thương ngẫu Lục của Việt Nam. Điều này càng nhằm khẳng
định sự ra đời của thể loại chân dung văn học ở Việt Nam có sự tiếp thu văn
học nước ngoài.
* Phê bình văn học phát triển
Nhà nghiên cứu Nguyên An cho rằng: Từ thời phong kiến Trung đại ở
Việt Nam đã xuất hiện một trạng thái phê bình văn học dưới dạng những bài
Tựa, bài Bạt ở các tập sách và các bức thư… “Buổi diễn thuyết người đông
như hội/ Kì bình văn khách đến như mưa”, một số nhà nghiên cứu khác cũng
dẫn hai câu này để nói sự bình văn ở các trường làng, trường phủ… Từ xưa
cho đến hồi đầu thế kỷ XX. Hình thức “phê bình văn học này” chủ yếu là bình
tán các tác phẩm văn học. Ngoài ra cũng có nhắc đến phẩm hạnh của các tác
giả theo xu hướng ngợi ca thù tạc.
Rồi ông chỉ ra lịch sử Việt Nam thời Trung đại còn để lại nhiều lời bình
văn nổi tiếng của các văn thi gia (ông đưa ra một loạt dẫn chứng như Lý Tử
Tấn (1378 - 1454) - bài Tựa cuốn Việt Âm Thi tập văn tuyển, Ngô Thì Nhậm
(1746 - 1803) với các bài: Bài thơ với Phan Huy Ích, Tựa cho tập thơ Hoàng
20
Công Thi Tập, Tựa cho tập thơ Tinh Sà Kỷ Hành… Tuy nhiên phê bình văn
học với ý nghĩa là một hoạt động xã hội chuyên nghiệp có tác động đối với
công chúng rộng rãi và đối với tiến trình phát triển của văn học chưa thực sự
ra đời.
Vào khoảng những năm 20, 30 của thế kỷ XX, công chúng văn học và
các nhà văn nói chung đều thuộc tầng lớp thị dân. Ban đầu là dăm ba chục

vạn người rải ra ở khắp các thị xã, thành phố suốt từ Bắc chí Nam. Rồi khi
công chúng văn học được mở rộng, văn học được dân chủ hóa, thì nhà in, nhà
xuất bản các báo chí văn học cũng xuất hiện ngày càng nhiều, tạo điều kiện
nuôi dưỡng những cây bút chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Lúc này
nhà văn đã viết ra những trang văn, những áng thơ vừa phản ánh hiện thực
cuộc đời đa dạng phức tạp kia, vừa để gửi vào đó tình yêu thương hay lòng
căm giận của mình, thì rất muốn người đọc bình giá xem mình viết thế có
được không, có hay không… Còn công chúng thì muốn hiểu rõ hơn vẻ đẹp
của những trang văn thơ ấy, muốn biết nguồn cơn nào mà nhà nhà văn viết ra
như thế… Từ hai phía, nhà văn và công chúng, đều cần tới hoạt động giới
thiệu phê bình văn học. Đáp ứng nhu cầu đó, phê bình đã ra đời. Rồi từ những
năm 1920,1930 nó càng ngày càng phát triển và đã tạo nên một số cây bút
thực sự tài năng như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lê Ta, Vũ Ngọc Phan…
Tập phê bình văn học ra đời sớm nhất ở Việt Nam là Phê bình và cảo
luận (1933) của tác giả Thiếu Sơn. Nhà phê bình đầu tiên này của văn học
Việt Nam, ngay từ đầu đã quan niệm: “không phải chỉ có phê bình sách, mà
cũng có phê bình người”. Và tác phẩm của ông đã thành một phần quan trọng
để “phê bình nhân vật” với một loạt bài viết có tính cách chân dung văn học
về các nhà văn Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Khôi, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc
Phách, Tương phố, Trần Tuấn Khải, Trần Trọng Kim… Trong Phê bình và
cảo luận - tập đánh dấu sự ra đời thực sự chững chạc của thể phê bình văn
21
học ở Việt Nam này, Thiếu Sơn đã vừa phê bình văn phẩm vừa phác dựng
chân dung - tính cách ông Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) rất hấp dẫn như sau:
“Ngoài ra Tản Đà tiên sinh lại ngông hơn hết thảy. Đời đục, tiên sinh
trong. Đời tối, tiên sinh sáng. Đời quay cuồng trong nhân dục tư lợi, tiên sinh
sống ở thế giới tinh thần.
Cái đặc sắc trong người tiên sinh là cái “tình”, cái tình nặng, cái tình
sâu, cái tình mộng huyễn, cái tình nên thơ, cái tình cùng với nước non cây cỏ
mà dung hòa họa vận, cái tình cùng với thế đạo nhân tâm mà nên giọng chua cay.

Tản Đà tiên sinh là một thi sĩ vậy. Ông đã có cái khí tiết thanh cao, lại
có cái tâm hồn lãng mạn; ông đã có cái tính tình đa cảm, lại có cây viết nên
thơ…" (Phê bình nhân vật - nghệ thuật và nhân sinh, Nxb Thông tin, 2001).
Từ những lý lẽ trên cho thấy phê bình văn học phát triển, đặc biệt là lối
phê bình tác giả phát triển, là một trong những thành tố quan trọng tạo ra sự ra
đời của thể chân dung văn học ở Việt Nam.
1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê thực tế trên các cuốn
sách, các bài báo viết về chân dung văn học; cộng thêm sự tham khảo từ các
nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu Nguyên An, chúng tôi nhận thấy
thể tài chân dung văn học có các đặc trưng sau, xin được trình bày lần lượt
từng đặc trưng:
1.3.1. Chân dung văn học là một thể tài thuộc loại bút kí - sáng tác văn
chương
Chân dung văn học rất cần đến hư cấu tưởng tượng. Nhưng hư cấu,
tưởng tượng trong chân dung văn học dù mạnh mẽ, phóng khoáng đến đâu,
cũng phải dựa trên sự thật tuyệt nhiên, không được phép dựng chân dung văn
học về một nhà văn nào đó mà “hư cấu” và “tưởng tượng” ra những chi tiết
không có thật trong tiểu sử, sinh hoạt, làm việc, ứng xử… của nhà văn đó.
22
Điều này có thể coi là một nguyên tắc khắt khe đối với người viết chân dung
văn học. Nhà văn Chu Văn từng kể: “tôi nhớ là năm 1989 một nữ sĩ than
phiền về một anh chàng tọc mạch vô tích sự, phô ra một bài, nói là câu
chuyện tình của nữ sĩ buổi thiếu thời. Vậy sự việc có thật hay không có thật?
Nữ sĩ cau mặt: “đâu có”. Còn cái anh viết thì cứ xưng xưng cãi là “nhất định
có”, rồi lôi ông này ông kia ra làm chứng…" (Chân dung văn học Việt Nam,
Nxb Hội Nhà văn, 2010). Từ lời kể của nhà văn Chu Văn chúng ta cần thấy
rằng: Viết chân dung văn học không nên hư cấu, tưởng tượng những chi tiết
không có thật đến quá mức để xảy những sự việc như trên.
Các tác giả viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ cũng đã hiểu rõ

nguyên tắc đó. Cho nên khi viết về một chân dung nào đó họ thường phải
cung cấp cho bạn đọc: Một ảnh chân dung hỗ trợ, bên cạnh là những dòng
chữ in đậm giới thiệu về tiểu sử bản thân, các giai đoạn sáng tác với các tác
phẩm tiêu biểu đã được in và những tác phẩm đoạt giải… Phần đông trong số
các bài viết của mình, các tác giả đã nói rõ mối quan hệ với đối tượng được
khắc họa (phần này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn tại mục 2.4 thuộc
chương 2). Chỉ cần đưa ra những chi tiết như vậy đã phần nào chứng minh
với bạn đọc là mình và đối tượng dựng chân dung đã từng quen nhau, gặp
nhau, tiếp xúc làm việc cùng nhau. Và như vậy phải dựa trên cơ sở sự thật
những điều mình biết về họ. Tuy nhiên trên báo Văn nghệ có một bài viết duy
nhất rơi vào trường hợp giống như trường hợp của Chu Văn kể. Đó là bài viết
“Văn Lợi, lợi nhờ văn” của tác giả Lý Hoài Xuân đăng trên số 39 (ra ngày
29-9-2007), trong bài viết tác giả Lý Hoài Xuân đã tưởng tượng quá sự thật
một vài chi tiết về mối quan hệ giữa nhà thơ Văn Lợi và Lâm Thị Mỹ Dạ
(người được nhắc tới trong bài viết) để đến nỗi sau gần một tháng trên số 43
(ra ngày 27-10-2007) nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ phải lên tiếng đính chính lại
23
điều mà tác giả Lý Hoài Xuân đã tưởng tượng hơi quá về cô (điều này chúng
tôi trình bày rõ hơn tại mục 3.2.1 thuộc chương 3).
Quay trở lại với việc các tác giả viết chân dung văn học trên báo Văn
nghệ tuân thủ rất rõ về nguyên tắc viết chân dung văn học. Chúng ta thấy rõ
điều này ở bất kỳ bài viết nào. Ví dụ như tác giả Đoàn Minh Tuấn với bài
“Trang sách trang đời” đăng trên Văn nghệ số 45 (ra ngày 11-11-2006) viết
về nhà văn Nguyễn Gia Nùng. Tác giả Đoàn Minh Tuấn đã hiểu rất rõ, rất kỹ,
về cuộc đời riêng của nhà văn Nguyễn Gia Nùng: “Quê đất nhãn Hưng Yên,
15 tuổi đã xa nhà vào học ở trường kháng chiến Thanh Hóa. Do nguồn tiếp tế
của gia đình từ vùng dịch hậu luôn gặp khó khăn trở ngại, đang tuổi ăn, tuổi
lớn mà hàng tháng trời phải ăn gạo mục độn khoai sắn với thức ăn duy nhất
rau muống luộc chấm với nước muối có giầm ớt đã trở lên quen thuộc…” hay
viết về mối tình đầu của Nguyễn Gia Nùng “Có một nữ sinh học sau Nùng

một lớp ở trường cấp 3 liên khu 3 Nam Định, xinh đẹp có đôi mắt xinh tươi
và nghịch ngợm, yêu Nùng nên đặt quyết tâm sau một năm Nùng vào Khoa
ngữ văn Đại học Tổng hợp, cô cũng nộp đơn xin thi vào trường để được gần
Nùng và cô đã đạt được nguyện vọng. Nhưng do Nùng chỉ dám “giậm chân
tại chỗ” trong quan hệ với cô và do hoàn cảnh Nùng đã “nhắm mắt đưa chân”,
chấp nhận cuộc hôn nhân với người khác, để mãi những năm sau này cả hai
vẫn còn phải day dứt nuối tiếc…”.
Để viết được những điều vừa kể trên, chắc chắn tác giả Đoàn Minh
Tuấn không thể tự tưởng tượng ra được, mà phải bắt nguồn từ một sự thật, sự
thật về cuộc đời Nguyễn Gia Nùng. Có lẽ do là bạn “thân thiết” nên tác giả
biết rõ cuộc đời ông.
Hay đến với bài viết “Hai nhà văn từng ở Nam Định” đăng trên Văn
nghệ số 11 (ra ngày 18-3-2006) của tác giả Vũ Từ Trang viết về nhà thơ
Hoàng Trung Thủy và nhà văn Chu Hồng Hải. Tác giả kể: “Tôi còn nhớ một
24
buổi Chu Hồng Hải với tôi chốn tiết ngoại khóa đạp xe về vùng Kinh Bắc
nghe hát quan họ. Sớm hôm sau trở về lớp học, Hải đến phòng làm việc của
thầy hiệu trưởng - nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, ăn năn xin lỗi, vì quá mê quan
họ mà bỏ tiết học. Hải hứa với thầy Nguyễn Xuân Sanh sẽ viết một truyện
ngắn thật hay in trên báo Văn nghệ để chuộc lỗi. Thế rồi mấy đêm, Chu Hồng
Hải thức trắng, viết xoàn xoạt. Tháng sau Chu Hồng Hải có truyện ngắn đăng
báo Văn nghệ thật… Đây là những lời kể lại của chính tác giả, người cùng
tham gia vào việc chốn tiết đó. Vậy tất nhiên đó là điều không thể tưởng
tượng được. Chỉ với hai ví dụ trên cũng đủ cho chúng ta kết luận rằng: viết
chân dung văn học phải đúng sự thật (thể loại kí).
Một nét đặc sắc và rất cần cho chân dung văn học nữa chính là chất văn
học của nó (văn sáng tác). Đây là nét tinh tế, không phải bất cứ độc giả nào
cũng thấy ngay, nhưng có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng
là văn học, có chỗ đứng trong văn học. Và chính điều này đã cho phép thể tài
chân dung được phóng túng nhiều hơn so với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu

một tác giả.
1.3.2. Chân dung văn học là một thể tài bộc lộ rõ góc nhìn chủ quan
của người viết
Sáng tác văn chương là một hoạt động cá thể. Hoạt động này đã tạo ra
những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan làm say mê biết bao thế hệ
người đọc. Tuy nhiên, ở mỗi thể văn, tính chủ quan này lại có những tỷ lệ cao
thấp khác nhau. Chân dung văn học là một thể văn trong đó chất chủ quan
được bộc lộ rất đậm, trong nghiên cứu hơn 200 bài báo Văn nghệ chúng tôi
thấy mỗi bài viết đều tạo dựng một góc nhìn chủ quan riêng. Điều này dẫn tới
cái hay, cái hấp dẫn riêng của mỗi bức chân dung.
Thực tế cho thấy, viết chân dung văn học thường là viết về những cá
tính độc đáo, không mấy ai lại viết chân dung về những văn nghệ sĩ ít tài năng
25
và lại có cuộc sống đơn tẻ. Tuy nhiên, theo tác giả Vương Trí Nhàn - người
viết nhiều về thể chân dung văn học cộng với may mắn trong nghề làm phê
bình của mình, ông luôn được sống và làm việc gần các nhà văn, nhà thơ.
Ông đúc kết ra một điều rằng: “Bên cạnh những bài thơ, cuốn truyện thì các
nhà văn còn thường xuyên sáng tác ra một tác phẩm độc đáo khác đấy chính
là tính cách của họ… Phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm
thường lẫn chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư
cách, một số phận. Không phải chỉ có những tài năng lớn mới có một cuộc
đời thú vị, những nhân vật tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu
riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương
cũng rất đáng ghi chép lại”. Vậy theo ông, ngoài những tài năng lớn thì những
con người bình thường với những cuộc làm người trong văn chương cũng rất
đáng để ghi chép lại. Điều này góp phần tạo nên sự phong phú cho thể tài
chân dung văn học.
Trong làng văn ở ta, Nguyễn Tuân là một cây bút viết chân dung văn
học cự phách. Nói về chân dung văn học do Nguyễn Tuân viết, Nguyễn Đăng
Mạnh có nhận xét: “nhìn chung bao giờ Nguyễn Tuân cũng tô đậm cái tôi của

mình trên những trang phê bình, tiểu luận, nhất là chân dung văn học. Đọc
những trang viết ấy thấy không chỉ có một chân dung mà hai chân dung: chân
dung một Tản Đà, một Vũ Trọng Phụng, một Nguyễn Huy Tưởng hay một
Nguyên Hồng gì đó, và chân dung Nguyễn Tuân tự họa”.
Tính chủ quan ấy của chân dung văn học thường được tập trung thể
hiện ở việc lựa chọn đối tượng để dựng chân dung. Điều này lý giải vì sao các
tác giả lại chọn người này mà không chọn người kia? Sao tác giả Nguyễn
Đăng Mạnh lại chọn nhà văn Nguyễn Tuân, sao tác giả Văn Hồng lại chọn
nhà văn Định Hải, hay tác giả Nguyễn Long Khánh lại chọn nhà văn Hồ Anh
Tuấn mà không phải là một ai khác…

×