Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.36 KB, 8 trang )

Phân tích bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người
đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao,
huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và
ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.
Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác
với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang
Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì
quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý
kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của
vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có
đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân): Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học
pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp
học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến
của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.
Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại
hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến
chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản
này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình
thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.
Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục
đích của việc học và tác dụng của phép học.
Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học
bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài,
không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con
người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học
là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng
ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo
đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha
con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người:
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với


người, giữa cá nhân với cộng đồng.
Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều
phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất
trắc, bất thành khí.
Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái
niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục
đích tối thượng của việc học là để làm người.
Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu
học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ
sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con
người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ
thuật…
Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu
hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc
gia, dân tộc:
Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối
học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường,
thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích
cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực.
Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…
Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi
làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng
và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần
trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.
Ngày nay,
chúng ta gọi lối
học đó là học
vẹt, học để đối
phó, thực chất

chẳng tiếp thu
được bao nhiêu
Kiến thức.
Thuộc bài là
yếu tố rất cần
trong học tập
nhưng điều cốt
yếu là phải hiểu
nội dung, bản
chất của vấn đề,
từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Sau khi phê phán những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức về việc học, Nguyễn Thiếp đã
nêu ra quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Theo ông, trước tiên việc học phải được phổ biến rộng rãi. Triều đình nên cho dựng thêm
trường lớp ở khắp nơi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập:
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con
cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Nguyễn Thiếp quả là một bậc hiền tài có tầm nhìn xa trông rộng. Quan điểm hết sức tiến bộ
của ông tuy nêu ra cách đây đã hai thế kỉ nhưng nó rất gần gũi với chủ trương xã hội hóa giáo dục
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chúng ta đang áp dụng ý tưởng sáng suốt của ông vào thực tế
giáo dục.
Theo Nguyễn Thiếp, việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức có tính chất nền tảng.
Học từ dễ đến khó. Khi học bài, người học phải biết tóm tắt nội dung để dễ nhớ, dễ thuộc, bây
giờ ta gọi là làm dàn bài và củng cố kiến thức:
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học
đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Mục đích của việc học là để trở thành người có đức, có tài, góp phần hữu ích vào sự nghiệp
hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt thì phải có phương pháp. Sự học cần phải nâng cao, mở rộng
không ngừng, cho nên người học phải biết cách học sao cho có hiệu quả; đặc biệt là học phải đi
đôi với hành.

Phương pháp học tập đúng đắn là tuần tự học từ thấp đến cao. Học rộng, nghĩ sâu, rồi tóm
lược gọn những điều cơ bản, cốt yếu nhất, rồi ghi nhớ và theo điều học mà làm. Như vậy học
không chỉ để cho biết mà chủ yếu là để làm theo cho tốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học để hành, học với hành phải đi đôi: Học mà không hành
thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Vậy học là gì? Hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử.
Chúng ta học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế
đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ
bản thân, làm chủ công việc, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp
chung.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ
như người thầy thuốc đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình học tập sáu, bảy
năm trời ở trường Đại học để chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết
kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời
sống con người. Người công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết và kinh nghiệm để cải tiến
kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người nông dân áp dụng hiểu biết khoa học vào trồng
trọt chăn nuôi để có được những vụ mùa bội thu trên đồng ruộng. Đó là hành.
Nguyễn Thiếp khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có
học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã dạy: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu
là lẽ phải). Có học mọi công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Nếu được học những lí thuyết
cao siêu mà không biết đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức,
tiền bạc mà chẳng đem lại kết quả gì.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen,
theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì công việc sẽ tiến triển rất chậm và chất
lượng không cao. Cách làm việc đơn thuần ấy chỉ thích hợp với những công việc chân tay giản
đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp đòi hỏi khoa học, kĩ
thuật thì cung cách ấy đã quá lỗi thời. Cho nên muốn đạt hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta
bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và sau đó, trong suốt quá
trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng bằng mọi cách. Có như vậy mới đáp ứng được yêu

cầu ngày càng cao của thời đại.
Trong khi đề xuất ý kiến của mình với nhà vua, Nguyễn Thiếp luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn qua những từ ngữ như cúi xin, xin chớ bỏ qua… đồng thời, ông cũng thể hiện niềm tin
của mình vào sự đúng đắn của những điều tấu trình và vào sự chấp thuận của nhà vua.
Cuối cùng, Nguyễn Thiếp khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học:
Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái
đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ
thịnh trị.
Phương pháp học tập tốt sẽ là cơ sở để đào tạo ra người tài đức. Nhiều người có tài có đức sẽ
góp phần không nhỏ vào việc hưng thịnh đất nước.
Phép học chân chính mà thành công thì sẽ không còn lối học hình thức hòng cầu danh lợi cá
nhân, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót.
Nhiều người học giỏi lại có đạo đức tốt, đỗ đạt làm quan sẽ làm cho triều đình ngay ngắn, xã
hội trong sạch. Việc cai trị quốc gia của nhà vua sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn, nước nhà sẽ vững
vàng, bình ổn.
Nếu nói theo cách hiểu hôm nay của chúng ta thì đạo học chân chính sẽ có sức mạnh cải tạo
con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực.
Đằng sau các lí lẽ bàn về tác dụng cửa phép học, Nguyễn Thiếp đã đề cao tác dụng của
phương pháp học tập đúng đắn, tin tưởng ở sự phục hưng của sự nghiệp giáo dục chân chính, kì
vọng về tương lai tươi sáng của đất nước.
Ý kiến của Nguyễn Thiếp trùng hợp với ý kiến của nhà bác học Lê Quý Đôn: Nhân tài là
nguyên khí quốc gia. Đất nước nhiều nhân tài thì chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
Nguyễn Thiếp nêu rõ mục đích, tác dụng của việc học là để làm người, học để nâng cao hiểu
biết và làm việc ngày một tốt hơn; đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Nếu mọi người hiểu
được điều đó thì sẽ nhận ra tác hại ghê gớm của lối học hình thức hòng cầu danh lợi.
Nội dung bài Bàn luận về phép học tất nhiên chịu ảnh hưởng của quan điểm giáo dục Nho
giáo, song điều chính yếu mà tác giả muốn nhấn mạnh là mục đích, tác dụng của việc học tập
chân chính cũng như phương pháp học tập đúng đắn khoa học. Những ý kiến mà Nguyễn Thiếp
nêu ra có nhiều điểm tiến bộ, đáng để cho hậu thế noi theo.

Bài văn mẫu 2:
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời
kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc
huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới
triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. chính vì gắn bó với công việc dạy học cho nên Nguyễn
Thiếp hiểu ra mục đích thật sự của việc học. Có thể nói bài bàn luận về phép học của Nguyễn
Thiếp không chỉ để lại cho những người thời địa ấy những bài học quý giá mà còn để lại cho
chúng ta những người thế hệ ngày nay và mai sau.
Bàn luận về phép học là một phần trong bản tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang
Trung. Trong bài này tác giả của chúng ta đã nêu rõ quan điểm của mình về mục đích thật sự của
việc học đó là đạo đức, là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.
Trước hết chúng ta
hãy cùng nhau đi tìm hiểu
về thể loại tấu trong văn
học Việt Nam. Tấu là một
loại văn bản của quan lại
hoặc của thần dân trình
lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các
vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu,
khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn
biền ngẫu.
Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của
việc học là gì “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học”. Theo đó chúng ta sẽ đi
tìm hiểu hai luận điểm chính là bàn luận về mục đích của việc học và tác dụng của việc học.
Với mục đích của việc học tác giả đưa ra câu nói trên. Đó là cách so sánh vô cùng hay và hấp
dẫn. việc học giống như là mài ngọc thành đồ vật vậy, con người không học thì cũng không thể
thành người được. Đó là cả một quá trình dài đầy gian khổ và thách thức nhưng mục đích chính
mà việc học đặt ra là để hoàn thiện con người. Sự hoàn thiện đó bao gồm trước hết là đạo đức và
sau đó là tri thức. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý: “Biết rõ đạo”. Tức là học để biết cách

làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. “Ngọc không mài, không thành đồ vật“, con
người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp
ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực
tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước. như
vậy co thể thấy việc học rất quan trọng đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa. Học tập là một
quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Đạo học ngày
trước lấy rèn luyện đạo đức làm chính, đó là những cách cư sử trong tam cương ngũ thường ngày
xưa.
Chính vì thế tác giả nhấn mạnh vào việc học là rất cần thiết. Con người mà không học thì
giống như ngọc không mai không thành đồ vật và không thể thành người hoàn thiện được. những
truyền thống quý báu như Tiên học lễ hậu học văn được kế thừa từ những bàn luận của Nguyễn
Thiếp.
Đặc biệt tác giả đã lấy việc học để chứng minh trong thực tế, từ đó nêu lên những sai trái tiêu
cực trong đường lối giáo dục đương thời sẽ gây ra những hậu to lớn cho toàn dân tộc. tác giả nêu
lên nền học chính của chúng ta đã bị mất từ lâu thay vào đó là lối học mau hòng danh hợi. Như
vậy thì chúa tầm thường mà thần thì nịnh hót, nước mất nhà tan là lẽ đương nhiên. Học mà chỉ
chú ý đến bổng lộc không chú ý đến nội dung của cái mình đang học thì làm sao có thể tiếp thu
được những kiến thức trong nội dung ấy. Học chỉ biết để hưởng vinh hoa phú quý ra làm quan
chứ không quan tâm đến nội dung thì đó là sai lệch. Nhưng đó lạ chính là thực trạng của nền giáo
dục đương thời. Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chỉ là những viên quan
dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại
nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến
chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất
nước, dân tộc. Và lối học ấy ngày nay ta gọi là học vẹt, học chỉ để đi thi, thi xong là quên hết
chẳng có tác dụng gì.
Không chỉ đưa mục đích chân chính cũng như tác dụng thực sự của việc học đối với hưng
thịnh đất nước mà Nguyễn Thiếp còn khuyên vua Quang Trung mở hình thức học phổ biến hơn.
Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu: “Thầy trò
của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy
đâu tiện đấy mà đi học”.

Về trình tự học cũng như ta học chứ vậy, phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được
những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau “Lúc
đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi
tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học
được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và
giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn
kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài.
Cuối cùng tác giả khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học đối với mỗi cá nhân và
cho toan đất nước. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó
mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người
tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Phương pháp học tập tốt
sẽ là tiền đề để tạo ra những người có đức có tài giúp cho đất nước hưng thịnh. Người học giỏi
mà có đạo đức thì cũng góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Như vậy có thể thấy Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép
học. Mặc dù là bản tấu nhưng chúng ta cũng thấy được tác giả luôn giữ thái độ chân thành cung
kính với vua Quang Trung chứ không phải lên mặt. Qua đây chúng ta thấy Nguyễn Thiếp là một
vị quân thần không những giỏi có tài mà còn có đức, biết đi trước thời đại bỏ qua những trào lưu
học lấy bổng lộc để thấy rõ được những tác dụng chân chính của việc học. Đặc biệt sau bài này
chúng ta có thể áp dụng vào sự nghiệp học hành ngày nay.

×