Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.63 KB, 115 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2





CHU THỊ MINH THẢO



THỜI GIAN TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM





HÀ NỘI, 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2



CHU THỊ MINH THẢO


THỜI GIAN TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học
TS. PHÙNG GIA THẾ



HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế
- người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ

Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học, cùng các thầy cô giáo
phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013
Học viên


Chu Thị Minh Thảo






LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS.
Phùng Gia Thế.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013
Học viên


Chu Thị Minh Thảo












MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp mới của luận văn 5
7. Bố cục của luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TỰ SỰ. VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA TỔ CHỨC THỜI GIAN TỰ SỰ. TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI 7
1.1. Thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của nó 7
1.1.1. Về khái niệm thời gian tự sự 7
1.1.2. Các yếu tố cấu trúc của thời gian tự sự 15
1.2. Một số đặc điểm của tổ chức thời gian tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại 20
1.2.1. Thời gian sự kiện bị đảo lộn (Phi tuyến tính hóa thời gian) 21
1.2.2. Thời gian đồng hiện (Đồng hiện hóa thời gian) 22

Chương 2. TRÌNH TỰ KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 25
2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện 25
2.1.1. Trình tự kể biên niên 27
2.1.2. Phi tuyến tính hóa trình tự kể 44
2.2. Trình tự kể ở cấp độ văn bản 63


Chương 3. TẦN SUẤT VÀ NHỊP ĐIỆU KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 69
3.1. Tần suất kể chuyện 69
3.1.1. Tự sự đơn nhất 69
3.1.2. Tự sự trùng lặp và tự sự khái quát 88
3.2. Nhịp điệu kể chuyện 91
3.2.1. Nhịp điệu chậm dần 92
3.2.2. Nhịp điệu nhanh dần 99
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106




1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nói đến tiểu thuyết là nói vấn đề thời gian tính. Theo nhà cấu trúc
luận người Pháp Gérard Genette thì "tiểu thuyết đặc biệt có khả năng nhấn
mạnh quá trình thời gian hơn bất kỳ thể loại nào khác". Mặt khác, nói đến tiểu
thuyết là nói đến nghệ thuật tự sự, đó là nghệ thuật xếp đặt các chuỗi tình tiết

hay nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với thời gian. Một
trong những lý thuyết quan trọng được quan tâm hiện nay là lý thuyết thời
gian tự sự. Được xây dựng bởi nhà tự sự học hàng đầu Gérard Genette, lý
thuyết thời gian tự sự đã mở ra những khả năng mới trong nghiên cứu, đánh
giá các hiện tượng văn học. Tiếp cận nghiên cứu thời gian tự sự, do đó được xem
là một lối đi khả dĩ giúp chúng ta khơi sâu phân tích cấu trúc nghệ thuật của tác
phẩm. Qua nghiên cứu bình diện này, người nghiên cứu có thể nhận diện những
chuyển động trong cấu trúc tự sự và tư duy nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình
Phương là một cây bút đóng vai trò quan trọng. Ông bắt đầu viết văn từ
những năm 1980. Nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi
một loạt những tiểu thuyết ấn tượng: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già
(1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ (2005), Người đi vắng (2006),
Ngồi (2006). Nguyễn Bình Phương luôn tâm niệm: “Nghệ thuật tiểu thuyết
theo như tôi quan niệm, là sự nối kết các điểm nhìn chính với nhau chứ không
phải nhẫn nại đi theo tuần tự đều đặn của thời gian và sự kiện”. Bởi vậy, cách
thức tổ chức thời gian tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có
nhiều nét mới lạ, độc đáo. Điều này không chỉ thể hiện ở bình diện kĩ thuật
của lối viết mà còn thể hiện trong chiều sâu tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Phân tích thời gian tự sự là cách tác giả luận văn tiếp cận một phương diện
độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm




2

khẳng định những đóng góp quan trọng của tác giả vào tiến trình tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
1.3 Nguyễn Bình Phương là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn

học đương đại Việt Nam. Ông sáng tác và thành công trên nhiều thể loại, đặc
biệt là ở thể tiểu thuyết. Sau đây, chúng xin lược khảo những nghiên cứu,
đánh giá về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Từ cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
có thể kể đến một số bài viết như: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình
Phương” của Hoàng Nguyên Vũ, “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương” của Trương Thị Ngọc Hân, “Tiểu thuyết hiện đại - Sự
hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương” của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương”, “Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương” của Phùng Gia Thế, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thị Thùy Linh,…
Ngoài ra, còn có một số bài phê bình, giới thiệu về tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương của Nxb. Hội nhà văn, của các trang báo mạng và các
công trình nghiên cứu đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại lấy
các sáng tác của Nguyễn Bình Phương như là các minh chứng để làm sáng tỏ
vấn đề. Tiêu biểu trong số đó, chẳng hạn như: “Nhận diện thi pháp thể loại
tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990” của Phùng Phương Nga, “Tiểu thuyết
Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI” của Cao Thị Hà, Những cách tân nghệ
thuật trong Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 - 2006) của Mai
Hải Oanh…
Nghiên cứu Nguyễn Bình Phương, chúng tôi đặc biệt chú ý những bài
đánh giá cụ thể về các bình diện thi pháp trong mỗi tác phẩm của ông. Tiêu




3


biểu trong số đó là bài viết của các nhà phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê,
Phạm Xuân Thạch,…
Trong bài “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương)”, nhà phê bình Đoàn Cầm Thi đã có những bình luận
sâu sắc về vấn đề tính dục, về đời sống bản năng vô thức trong tiểu thuyết của
nhà văn. Đoàn Cầm Thi cho yếu tố vô thức yếu tính nghệ thuật của tiểu thuyết
[44]. Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất
Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương” cũng chỉ ra những điểm độc
đáo của tác phẩm này [21].
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho Ngồi là “một tiểu thuyết bắt
người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất
sắc” [45].
Trong bài Nguyễn Bình Phương - Lục đầu giang tiểu thuyết, tác giả
Đoàn Ánh Dương đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và xem Thoạt kỳ thủy “xứng
đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…” [7].
Tiểu thuyết Người đi vắng cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh
giá của giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Mỗi bài viết, công
trình nghiên cứu lại khai thác, kiến giải tác phẩm ở những góc độ, chiều sâu
khác nhau. Trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi
cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ”, Nguyễn Mạnh Hùng đã khai thác vấn đề
nhân vật trong tiểu thuyết. Tác giả bài viết cho rằng “nhân vật của Nguyễn
Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó. Bài viết
“Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc Người đi vắng của Nguyễn
Bình Phương” của Đoàn Cầm Thi khai thác vấn đề tính dục trong tiểu thuyết,
đặc biệt qua phân tích Hoàn – nhân vật nữ chính của tác phẩm [43].
Điểm các bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi
nhận thấy, cho dù được khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song vấn đề





4

thời gian tự sự - một phương diện quan trọng trong thi pháp tiểu thuyết của
nhà văn lại chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn luận chuyên sâu.
Nghiên cứu vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, tác giả luận văn cũng học tập được nhiều ý tưởng và cách tiếp cận
vấn đề thời gian tiểu thuyết trong bài viết của nhà tác giả: Đào Duy Hiệp
(“Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo” [14]; “Thời gian trong
Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh” [15]), Nguyễn Mạnh Quỳnh (“Tìm
hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng [37]; Tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng, nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G. Genette, Luận án
Tiến sĩ Ngữ văn [38]), Thái Phan Vàng Anh (“Thời gian trần thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại” [4]), các luận văn thạc sĩ về thời gian tự sự của
Phùng Hữu Hải, Nguyễn Thị Vân Anh…
Từ sự phân tích sơ bộ ở trên, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu đề tài
“Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” là cần thiết và có ý
nghĩa lí luận - thực tiễn thiết thực. Có thể xem đây là một trong những con
đường thuận lợi nhất để tác giả luận văn tìm ra những nét độc đáo trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng những đóng góp của ông
vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Mục đích nghiên cứu
3.1. Phân tích đặc tính và diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra một phương diện độc đáo trong tiểu thuyết
của nhà văn.
3.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng về tư duy tiểu thuyết và thi
pháp thể loại (cách viết, kĩ thuật tiểu thuyết) của Nguyễn Bình Phương vào
tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái niệm thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của thời
gian tự sự (Tư tưởng của G. Genette là cơ sở lí thuyết quan trọng để tác giả
vận dụng phân tích thực tiễn tiểu thuyết).




5

- Phân tích đặc điểm và diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương. Cụ thể bao gồm các vấn đề: Trình tự kể chuyện, Tần
suất và Nhịp điệu kể chuyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm, diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích qua 3 tiểu thuyết quan trọng của Nguyễn Bình Phương:
- Người đi vắng, Nxb Phụ nữ (2006)
- Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học (2005)
- Ngồi, Nxb Đà Nẵng (2006)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, so sánh hệ thống và so sánh loại hình.
6. Những đóng góp mới của luận văn
7.1. Luận văn nghiên cứu chuyên sâu vấn đề thời gian tự sự - một đặc
tính nghệ thuật quan trọng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Do đó,
việc thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có thể phát hiện và mô hình
hóa vấn đề thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đồng thời

chỉ ra những nét độc đáo trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn.
7.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bình Phương về
tư tưởng và kĩ thuật tiểu thuyết vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại
7.3. Góp phần khẳng định ý nghĩa của hướng phân tích lí thuyết – lịch
sử trong nghiên cứu văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng.




6

7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài
liệu tham khảo. Riêng phần nội dung được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Khái niệm thời gian tự sự và một số đặc điểm của tổ chức
thời gian tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Chương 2. Trình tự kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chương 3. Tần suất và nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương.












7

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI NIỆM THỜI GIAN TỰ SỰ
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC THỜI GIAN TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của nó
1.1.1. Về khái niệm thời gian tự sự
1.1.1.1. Khái luận về thời gian
Thời gian là “hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất
vận động và phát triển liên tục không ngừng” [48, tr.956]. Thời gian vốn là
cái con người không thể nắm giữ, không thể điều khiển được nó. Nó có bản
chất và quy luật vận động riêng. Nắm được bản chất, sự vận động của thời
gian, con người sẽ chinh phục được nó, sẽ chế ngự, làm chủ được nó để có
trong tay một lối dẫn đi đến thành công.
Đối với triết học, thời gian là một phạm trù phức hợp, mỗi nhà triết học
lại có một cách hiểu, cách luận giải riêng của mình về nó.
Theo các nhà nghiên cứu, ở phương Tây, ngay từ thời Hi Lạp cổ đại đã
tồn tại hai khuynh hướng tư tưởng về sự vận động của thế giới nhìn từ
phương diện thời gian: “tất cả đổi thay” của Héraclite và “tất cả bất biến” của
Parménide. Theo Héraclite, đặc tính của cuộc sống là sự lưu chuyển không
ngừng: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một khúc sông”. Điều đó
nằm trong định luật chung của vũ trụ gọi là “logos”, bao trùm và tác động lên
trên tất cả mọi hiện tượng của thế giới. Mọi thứ luôn luôn biến đổi, cái này
đưa tới cái kia, vừa đối lập, mâu thuẫn với nhau lại vừa nảy sinh ra nhau
giống như: sáng/ tối, ngày/ đêm. Parménide thì lại quan niệm ngược lại. Ông
cho rằng sự có mặt là vĩnh viễn, những đổi thay chỉ là ở vẻ bên ngoài. Cũng
trong chiều hướng này, Platon chủ trương bên cạnh thế giới hiện tượng đổi





8

thay còn có thế giới của Tư Tưởng, của Linh Hồn, một thế giới vĩnh cửu, vượt
khỏi thời gian, không chịu sự khống chế của quy luật thời gian. Thời gian trở
thành “hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu bất động”. Aristote lại quan
niệm thời gian cũng như sự chuyển động mang tính chất vĩnh cửu, vô thuỷ vô
chung. “Thời gian là thước đo của sự chuyển động giữa trước và sau, thời
gian liên tục bởi vì thuộc vào sự liên tục”. Chỉ có thời gian hiện tại mới là thời
gian thực sự. Theo trường phái Khắc Kỷ (stoiciens), thời gian không có thực
chất, nhưng “mọi sự vật hiện hữu và chuyển động chính ở trong thời gian”.
Thời gian nằm trong cuộc sống của thế giới, tức là của Tạo Hoá, bởi vì vũ trụ
chính là Thiên Nhiên, là Tạo Hoá. Bởi vậy mà các nhà hiền triết của trường
phái Khắc Kỷ tuân theo thời gian, chấp nhận thời gian, sống phù hợp với thời
gian để hoà đồng với tạo hoá.
Thời kì Trung cổ, Thánh Augustin đã đưa ra những nhận định sâu sắc
về thời gian: “Thời gian là gì? Nếu không ai hỏi tôi về thời gian, thì tôi biết
rõ; nhưng khi cần phải giải thích thì tôi không còn biết thời gian là gì. Tuy
vậy, tôi dám mạnh bạo quả quyết rằng, nếu không có gì xảy ra, sẽ không có
thời gian đi qua; nếu không có gì xảy đến, sẽ không có thời gian sắp tới; nếu
không có gì hiện hữu, sẽ không có thời gian hiện tại. Nhưng hai thời gian này,
quá khứ và tương lai, làm sao chúng có mặt được, nếu quá khứ không còn nữa
và tương lai chưa tới? Ngay cả hiện tại, nếu luôn còn đó, không mất đi trong
quá khứ, nó sẽ không phải là thời gian, nó sẽ là vĩnh cửu. Vậy, nếu hiện tại
muốn là thời gian, phải mất đi trong quá khứ, thì làm sao chúng ta khẳng định
rằng nó cũng có mặt, khi mà lí do duy nhất của sự có mặt này chính là sự
không còn nữa?”. Như vậy, Thánh Augustin đã quan niệm thời gian không
phải là cái bất biến, vĩnh cửu mà nó luôn trôi chảy, vận động không ngừng, nó

là dòng chảy liên tục. Và theo như nhận định của Augustin thì không hề có ba
loại thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai mà chỉ có ba thể của thời gian cùng




9

tồn tại trong ý thức của con người: “Cả ba thể của thời gian đó đều có mặt
trong ý thức, và tôi không thấy chúng ở nơi nào khác”. Ông cũng đồng thời
nêu lên một câu hỏi mấu chốt: “Làm sao tôi có thể vừa có mặt trong hiện tại,
vừa có đủ tầm nhìn để thấy rằng thời gian trôi qua”.
Hegel thì lại cho rằng, thời gian có ba kích thước, cụ thể là:
1. Qúa khứ, là sự hiện hữu như bị xoá bỏ, như không có mặt.
2. Tương lai, là sự không có mặt nhưng tất định có.
3. Hiện tại, là sự trở thành lập tức, và là sự kết hợp của hai cái
trên. “Chỉ có thời gian khi có lịch sử, tức là có sự hiện hữu
của con người Con người ở trong thời gian và thời gian
không có ngoài con người, do đó con người chính là thời gian
và thời gian chính là con người”.
Bergson đã xây dựng nên một triết lí hoàn toàn dựa lên thời gian. Ông
quan niệm thời gian cũng có thể bao gồm tất cả. Thời gian đó không phải là
thời gian của khoa học, của vật lí, của đồng hồ, cũng không phải thời gian
được đo tính, phân tích, mổ xẻ, chuyển đổi thành không gian mà là thời gian
được con người sống và cảm nhận. Thời gian thực sự là thời gian của chiều
sâu tâm hồn, một khoảng thời gian có bề dày, co giãn linh động mang tới
những cảm giác mạnh mẽ, có chất lượng và không thể thay thế bằng số lượng.
Đó là một dữ kiện trực tiếp của ý thức, vượt khỏi ngôn từ, lí luận mà chỉ có
thể cảm nhận bằng trực giác. Đối với Bergson “thời gian là sáng tạo, hoặc
không là gì hết”. Ông cho rằng, có sự phân biệt giữa thời gian vật lí và thời

gian tâm lí. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà nghiên cứu văn
học bởi nó đã chỉ ra sự khác biệt của thời gian trong nghệ thuật và thời gian
trong các lĩnh vực khác, chạm tới vỉa tầng tâm lí, vấn đề nhận thức và vô
thức. Đồng thời nó còn mở ra cho người viết một hướng xử lí thời gian mang
đậm tính nghệ thuật.




10

Thời gian là một nhân tố rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự. Ở một
số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, giới lí luận đồng thời quan tâm
tới cả hai yếu tố: không gian và thời gian. Nhưng ở phương Tây, họ quan tâm
đặc biệt tới trục thời gian hơn là không gian. Nhà tự sự học người Pháp
Gérard Genette quan niệm: “Tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói
chính xác địa điểm nó xảy ra, hoặc nó xa cách bao lăm so với địa điểm phát
ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ việc xác định thời
gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất
thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc
tương lai” [8, tr.85].
Và “thời gian là một vấn đề được lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể
chuyện, bởi lẽ đi tìm một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện, người ta cho
rằng đó chính là nghệ thuật xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật
trình bày các sự kiện trong mối liên hệ với thời gian” [8, tr.85].
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhất là sau 1986 với sự đổi mới kĩ thuật
viết, với những cách tân táo bạo trong nghệ thuật tự sự đã phá vỡ (nhưng
không cắt lìa) cấu trúc thời gian truyền thống, góp phần tạo nên những sắc
thái độc đáo của thời gian trong tiểu thuyết đương đại.
1.1.1.2. Các loại thời gian trong tự sự

Tự sự học coi một câu chuyện được kể lại như là việc đã xảy ra. Từ đó
đi tìm mối liên hệ giữa cái được coi như là đã xảy ra đó với cái người ta thể
hiện khi kể lại. Mối liên hệ ấy được tìm thấy trong các cặp phạm trù: câu
chuyện và truyện kể, thời gian câu chuyện được kể (Thời gian cái được biểu
đạt) và thời gian truyện kể (Thời gian cái biểu đạt).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hoà đã có sự phân biệt giữa câu chuyện
và truyện kể. Ông cho rằng:
- “Chuyện (hay cốt truyện), tức là nội dung được lập theo trật tự lôgic,
trật tự thời gian, làm nên cái nội dung khách quan đối với người kể”.




11

- “Truyện (diễn ngôn), tức là kết quả của hành động kể chuyện, bằng
ngôn ngữ (phân biệt các hình thức tự sự bằng cử chỉ, điệu bộ (kịch câm), bằng
hình vẽ (tranh truyện), bằng hình ảnh (phim ảnh), với nhiều thể loại, phong
cách khác nhau, thuộc về phần chủ quan của người kể” [17, tr.23].
“Truyện là văn bản chiếu vật trong thời gian”. Và thời gian trong
truyện (trong đó có tiểu thuyết) là “thời gian trong thời gian” [17, tr.109].
Theo E. Benveniste, thời gian của truyện bao gồm “thời gian của cái
được kể - thời gian quy chiếu - và thời gian kể, thực hiện hành động kể truyện
- thời gian phát ngôn” [17, tr.109].
Chiristan Metz lại viết: “Truyện là một chuỗi thời gian hai lần thời
gian… có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện (thời gian của cái
được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt)… một trong những chức năng của
truyện là đổ khuôn (monayer) thành một thời gian trong một thời gian khác”
[17, tr.109].
Thời gian được coi như một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện.


G. Genette đã phân chia thành ba loại: thời gian của chuyện, thời gian của
truyện và thời gian phát ngôn (kể truyện).
Về thời gian của chuyện, nó được coi như là “sự diễn tiến của các sự
kiện trong tính kế tiếp hay đồng thời, nghiêm ngặt như là chúng đã được hoàn
thành, xét về mặt chiếu vật, là trật tự niên biểu của các sự kiện hình thành nên
truyện” [11, tr.18]. Hay nói khác đi, thời gian của chuyện là “thời gian được
đóng khung trong những sự kiện, những nhân vật được kể vận động theo trật
tự niên biểu” [17, tr.110]. Thời gian của câu chuyện không phải lúc nào cũng
trùng với thời gian của truyện kể.
Thời gian của truyện là “thời gian chủ quan của người kể” [17, tr.111],
tức là thời gian của sự kiện, của nhân vật đã được sắp xếp lại, phân bố lại theo
chủ quan của người kể. Thời gian của truyện thể hiện tài năng của người viết




12

trong việc xử lí thời gian, thể hiện khả năng nhìn nhận và phản ánh cuộc đời
của họ. Thời gian của truyện có khi trùng với thời gian của câu chuyện, có khi
không. Đó là khi trật tự thời gian trong truyện bị xáo trộn, không theo trật tự
thời gian niên biểu của các sự kiện, nhân vật, sự việc xảy ra sau đưa lên trước,
sự việc xảy ra ở quá khứ lại đưa về sau, qúa khứ, hiện tại, tương lai không
theo trình tự tuyến tính.
Thời gian kể truyện (thời gian phát ngôn): thời gian kể và thời gian của
truyện là một thể xoắn kép, khó tách bạch mà không phải lúc nào người đọc
cũng nhận ra. Thời gian kể là “thời gian đã được định lượng rõ ràng và đó là
thời gian hình tuyến của ngôn từ” [17, tr.113]. Lấy cái hình tuyến của lời kể
để diễn đạt cái phi tuyến của không gian, nhân vật là một nét đặc trưng của

tiểu thuyết hiện đại. Nếu thời gian của câu chuyện được đo bằng thước đo
thực tế tức là giây, phút, ngày, tháng, năm… thì thời gian kể lại được “đo
bằng những thước đo để tính khoảng cách từ lúc nhà văn kể câu chuyện đến
lúc nó chấm dứt, hoặc từ lúc câu chuyện xảy ra đến lúc nhà văn kể lại nó” [8,
tr.88].
Giữa thời gian của chuyện và thời gian của truyện có một độ chênh lớn.
Đồng thời lại có một độ chênh khác giữa thời gian của truyện và thời gian kể
(thời gian phát ngôn) nhưng độ chênh này thường rất ít, khó nhận thấy. Nó
chỉ lộ ra ở một vài tác phẩm tiêu biểu. Trong phần lớn các truyện (bao gồm cả
tiểu thuyết) thì thời gian của truyện và thời gian kể (thời gian phát ngôn) xoắn
kép với nhau, không thể bóc tách ra được. Vì thế mà người ta thường gộp
chung thời gian tự sự và thời gian phát ngôn vào thời gian của truyện. Những
đổi mới trong việc xử lí thời gian của truyện có khả năng lớn trong việc hiện
đại hoá các sự kiện. Thời gian thực sự có tính nghệ thuật là thời gian tự sự và
thời gian phát ngôn.




13

1.1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự
Nếu thời gian của nhân vật, của các sự kiện trong tác phẩm là đối tượng
quan tâm của bộ môn Thi pháp học thì đối tượng quan tâm của bộ môn Tự sự
học lại là thời gian của truyện, thời gian kể. Họ phân biệt thời gian cốt truyện
(thời gian được trần thuật) và thời gian truyện kể (thời gian trần thuật, thời
gian tự sự) vốn gắn liền với người kể chuyện. Giữa hai loại thời gian này có
mối tương quan với nhau và “Mối tương quan giữa thời gian trần thuật và thời
gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga và Vưgôtxki phát hiện từ
lâu. G. Genette có công lập ra công thức để phân tích như là một phép tu từ

của trần thuật” [41, tr.94]. G. Genette đã tìm ra “độ lệch văn bản thông qua
mối liên hệ của hai lớp thời gian này”.
Dưới quan niệm tự sự học, G. Genette đã đưa ra định nghĩa về thời gian
như sau: “Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của
cái được kể lại và thời gian của truyện, tức là thời gian của cái được biểu đạt
và thời gian của cái biểu đạt”. Không phải thời gian nào xuất hiện trong
truyện cũng là thời gian nghệ thuật. Đi vào khám phá thời gian nghệ thuật của
một tác phẩm tức là đi vào tìm hiểu cả thời gian được trần thuật và thời gian
trần thuật (thời gian tự sự). Và Tự sự học quan tâm chủ yếu đến thời gian tự
sự - nghệ thuật xử lí thời gian của nhà văn.
Thời gian tự sự (narrative time), còn được gọi là “thời gian giả”
(pseudo – temporal) theo cách nói của G. Genette, để phân biệt với thời gian
của bản thân câu chuyện hoặc sự kiện được trần thuật chính là thời gian của
truyện kể. Đó là “thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong
truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện” [12, tr.33]. Thời gian tự sự
không tuân theo quy luật của thời gian vật lí thông thường mà đã được tái tạo
lại bởi chủ quan của người kể chuyện. Người kể chuyện bao giờ cũng sử dụng
thời gian như một phương tiện đặc thù làm bối cảnh để kể chuyện, thoát ra




14

ngoài thời gian quy ước. Trình tự trần thuật sẽ bị đảo lộn bằng cách thuật lại
những việc đã qua hay chưa đến. Các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài,
ngừng nghỉ, lặp lại… cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức
thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất.
Giữa thời gian tự sự và thời gian của bản thân câu chuyện có mối quan
hệ với nhau. Nói cách khác, đó là mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và

thời gian được trần thuật. Mối quan hệ này được nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử xem xét qua ba tương quan. Cụ thể bao gồm:
1. Tương quan điểm mở đầu - kết thúc của thời gian trần thuật (thời
gian tự sự, thời gian của truyện) với điểm mở đầu - kết thúc của thời gian sự
kiện (thời gian được trần thuật, thời gian của cái được kể). Điểm mở đầu - kết
thúc của hai loại thời gian này có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.
Thường thì trong tự sự cổ trung đại, thậm chí một số tác phẩm tự sự hiện đại,
chúng thống nhất với nhau, trùng khít với nhau. Còn trong tự sự đương đại thì
độ lệch này được thể hiện khá rõ. Người kể có khi đi từ điểm kết thúc của sự
việc để quay trở lại điểm mở đầu.
2. Tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật. Các sự kiện trong thời
gian trần thuật có thể được thuật lại không giống nhau. Có khi sự kiện được
kể liên tục, theo trình tự của sự kiện đời sống, có khi lại được kể không theo
trình tự trước sau. Các sự kiện có thể gối đầu nhau. Có những sự kiện bị tỉnh
lược hay kéo dài. Tất cả sẽ tạo nên độ chênh giữa hai loại thời gian này.
3. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật. Thời gian trần
thuật (thời gian tự sự) còn được xem xét trong quá trình tự ý thức hay hồi ức
của nhân vật. Kí ức của nhân vật được sử dụng như một phương tiện để thuật
lại những sự kiện đã thuộc về “hoài niệm”, về quá khứ.
Sự khác nhau giữa thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu
đạt được G. Genette cụ thể hoá ở các cấp độ khác nhau của thời gian tự sự.




15

1.1.2. Các yếu tố cấu trúc của thời gian tự sự
1.1.2.1. Trình tự kể chuyện
Theo G. Genette trình tự kể (order) là “nghiên cứu mối quan hệ giữa

trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện với trình tự thời gian
giả được sắp xếp trong trần thuật” [26, tr.496]. Nghĩa là trình tự kể chuyện
xác định mối quan hệ tiếp nối của các sự kiện trong câu chuyện với cái cách
mà chúng được sắp xếp trong truyện (sự sắp xếp thời gian giả). Trong tự sự
cổ trung đại, thường thì trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện và trình tự thời
gian giả được sắp xếp trong trần thuật là thống nhất, trùng khít với nhau; trần
thuật trong văn bản theo thời gian hình tuyến, việc xảy ra trước kể trước, việc
xảy ra sau kể sau, không có sự sai trật tự niên biểu. Nhưng về sau, trình tự
biên niên của các sự kiện trong câu chuyện thường bị xáo tung. Trình tự của
cái được kể được ngắt ra bằng một số cách khác nhau.
Thời sai (anachrony) là thuật ngữ mà G. Genette sử dụng để chỉ ra tất
cả những kiểu lệch pha, các độ chênh giữa trình tự thời gian của chuyện và
thời gian của truyện. Đảo thuật và dự thuật là hai biểu hiện cơ bản của thời
sai.
Đảo thuật (analepse) là “thuật lại những sự việc đã qua” [26, tr.496],
nghĩa là kể lại các sự kiện đã diễn ra trước hiện thời “bây giờ” của câu chuyện
đang được kể.
G. Genette chia đảo thuật ra thành các loại: đảo thuật bên ngoài, đảo
thuật bên trong và đảo thuật hỗn hợp.
- Đảo thuật bên ngoài (external analepse) là ngoái về phía sau, trước
điểm bắt đầu của truyện và cũng kết thúc trước đó. Đảo thuật bên ngoài
không can thiệp vào khung thời gian của câu chuyện.
- Đảo thuật bên trong (internal analepse) là “kể lại những sự việc có
giao thoa về thời gian ở đầu… sự việc đang trần thuật” [26, tr.496]. Đảo thuật




16


bên trong có phạm vi nằm trong khung thời gian của câu chuyện. G. Genette
đã phân biệt hai loại đảo thuật bên trong thường gặp là: đảo thuật bổ sung và
đảo thuật tuần hoàn.
+ Đảo thuật bổ sung (completing analepse) hay còn gọi là “quay
ngược” (return) bao gồm những đoạn hồi tưởng lấp đầy một khoảng trống
trước đó trong truyện kể, những khoảng trống này có thể là những tỉnh lược
đơn thuần, song cũng có thể được tạo ra bởi sự cố ý che giấu hoặc né tránh.
G. Genette gọi những khoảng trống “cố ý” này là paralipse - tức là biện pháp
“giả vờ” quên để nhấn mạnh hay tránh nói đến một cách có chủ tâm.
+ Đảo thuật tuần hoàn (repeating analepse), còn gọi là “gợi nhắc”
(recall), nhằm vào việc phục hồi toàn bộ “những gì có trước” của truyện kể.
Nó làm sống lại một câu chuyện dài xảy ra trong quá khứ và cũng là nội dung
- sự kiện của truyện kể.
- Đảo thuật hỗn hợp (mixed analepse) nghĩa là “bao gồm một đảo thụât
bên ngoài được nối dài để gắn kết và xuyên qua điểm bắt đầu của câu
chuyện”. Nói khác đi, loại đảo thuật này lui về phía sau tới một điểm sớm hơn
điểm bắt đầu của câu chuyện và phạm vi của nó tiến đến một điểm muộn hơn
điểm kết thúc của câu chuyện.
Dự thuật (prolepse) là kể lại những sự việc chưa đến, sự kiện sẽ diễn ra
sau. Cũng giống như đảo thuật, dự thuật cũng bao gồm: dự thuật bên ngoài,
dự thuật bên trong và dự thuật hỗn hợp.
- Dự thuật bên ngoài vươn ra ngoài giới hạn phạm vi của câu chuyện,
gắn với những tình tiết xảy ra sau điểm kết thúc của câu chuyện và cũng
không can thiệp vào khung thời gian của câu chuyện.
- Dự thuật bên trong “kể trước những sự việc có giao thoa về thời gian
ở… cuối sự việc đang trần thuật” [26, tr.496]. Dự thuật bên trong cũng bao
gồm: dự thuật bổ sung và dự thuật tuần hoàn.





17

+ Dự thuật bổ sung (completing prolopse): lấp đầy về phía trước một
khoảng trống thời gian sẽ xuất hiện sau đó.
+ Dự thuật tuần hoàn (repeating prolopse) là những lời báo trước cho
sự kiện sẽ được kể vào thời điểm thích hợp của truyện.
Genette còn đưa ra khái niệm “achrony”, nhiều người dịch là dự thuật
hồi tưởng, và định nghĩa nó là “một đảo thuật dự báo” hay “một dự thuật có
tính hồi tưởng”, nghĩa là “nó xảy ra muộn hơn khi chúng ta đã nhìn thấy nó”
hoặc “nó đã xảy ra và chúng ta sẽ nhìn thấy nó sau”.
Dự thuật trong văn học, nhất là văn học cổ điển hay xuất hiện dưới hình
thức “điềm báo” hoặc “báo mộng”.
Dù là đảo thuật hay dự thuật cũng đều có hai loại: đồng sự và dị sự.
Loại trước là kể lại hoặc kể trước những sự việc liên đới. Loại sau thì ngược
lại, tức là kể lại hoặc kể trước những sự việc không liên đới.
Thời sai còn bao gồm tầm thời sai và phạm vi. “Thời điểm của cốt
truyện mà ở đó truyện kể được ngắt ra để kể truyện, G. Genette gọi là tầm
thời sai là khoảng cách thời gian từ chuyện đến truyện kể. Nó cũng có thể bao
phủ lên khoảng thời gian cốt truyện dài hay ngắn hơn, Genette gọi là biên độ
(amplitude) của nó” [17, tr.116].
Thời sai cũng bao gồm khoảng thời gian (duration) của câu chuyện, đó
là sự kiện đã diễn ra bao nhiêu lâu, hoặc nó sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu.
Như vậy, để khám phá, phân tích được thời gian tự sự của một tác
phẩm tự sự trước hết phải khảo sát được trình tự kể hay chính xác hơn là tìm
ra được ý nghĩa của thời sai. “Công việc có tính chất phân tích nghệ thuật
thực sự, đó không phải là tách rời việc phân tích thời gian sự kiện và thời gian
trần thuật mà là đi tìm mối liên hệ giữa hai cái đó để phát hiện ra những độ
lệch giữa chúng” [8, tr.89].





18

1.1.2.2. Tần suất kể chuyện
Tần suất kể chuyện là một bình diện của mối quan hệ giữa thời gian câu
chuyện và thời gian truyện kể. Theo G. Genette, tần suất (frequency) là
“nghiên cứu mối quan hệ về mức độ lặp lại giữa câu chuyện và việc trần thuật
nó” [26, tr.497]. Nghĩa là quan hệ về các sự kiện xuất hiện (nhiều hay ít)
trong câu chuyện và số lần mà chúng được kể lại trong truyện. Genette đã quy
hệ thống những quan hệ về tần suất thành hai kiểu chính: “sự kiện được nhắc
lại hoặc không” và “lời trần thuật được nhắc lại hoặc không”.
Tần suất kể chuyện có ba loại:
- Tự sự đơn nhất (récit singulier) là “sự việc xảy ra một hay bao nhiêu
lần thì trần thuật lại bấy nhiêu lần” [26, tr. 497]. Gọi là trần thuật đơn nhất là
vì lời kể và sự kiện được kể là tương đương với nhau. Trong tự sự đơn nhất
lại có hai dạng:
+ Kể lại một lần điều xảy ra một lần. Dạng này thường thấy trong các
diễn ngôn hội thoại, trong truyện ngắn.
+ Kể lại n lần điều xảy ra n lần [17, tr.117]
Hai dạng này thoáng nhìn thì có vẻ giống nhau. Bởi ở dạng sau khi ta
thay n=1 thì không khác gì dạng trước. Song, điều lí thú ở đây là ở chỗ “sự
việc có thể giống nhau nhưng mỗi lần kể là mỗi lần khác”. Kiểu tự sự đơn
trong trường hợp này liên quan đến vấn đề sự ngang hàng (bình đẳng) chứ
không phải vấn đề về số lượng.
- Tự sự trùng lặp (récit répétitif) là “sự việc chỉ xảy ra một lần, nhưng
được trần thuật rất nhiều lần” [26, tr.497]. Đây là sự trùng lặp trong lời kể,
thường xuất hiện ở những lời nói của các nhân vật có trạng thái không bình
thường. Theo Genette thì kiểu trần thuật này dường như chỉ có trong giả định.

Nó nhấn mạnh vào một sự ám ảnh nào đó, hoặc thể hiện một thái độ, một
hành vi vô lí.




19

- Tự sự mang tính tổng hợp (récit itératif) là “trần thuật một lần sự việc
xảy ra rất nhiều lần” [26, tr.497]. Loại tự sự này có thể được xem xét bởi các
yếu tố: khoảng thời gian mà sự kiện xuất hiện, nhịp độ lặp lại của sự kiện và
quãng thời gian được mở rộng ra bởi sự thuật lại sự kiện.
Tần suất chính là “cách tính thời gian kể theo tần số xuất hiện trong
mối tương quan giữa lời kể và cốt truyện” [17, tr.140].
Tần suất kể truyện chính là một phương diện cơ bản của thời gian tự
sự, tuy nhiên nó ít được các nhà lí luận phê bình chú ý tới.
Ba cấp độ kể trên là những phương diện cơ bản nhất và cũng gần như
hoàn thiện nhất về thời gian tự sự. Khảo sát thời gian trong một tác phẩm tự
sự dựa trên lí thuyết thời gian tự sự mà G. Genette đã đề xuất sẽ giúp ta nắm
bắt được những chuyển vận phức hợp, bóc tách được các lớp thời gian, luận
giải được quan niệm thời gian, phương cách tự sự, tư tưởng… của tác giả.
Genette đã có công lớn trong việc lập ra “công thức” thời gian tự sự để khám
phá tác phẩm. Bởi vậy, ông được đánh giá là “người có quyền uy nhất” (chữ
dùng của Phương Lựu) trong thời gian tự sự.
1.1.2.3. Nhịp điệu kể chuyện
Nhịp điệu là tốc độ, là yếu tố thứ ba của thời gian tự sự để chỉ ra mối
liên hệ giữa thời gian có thể thay đổi của các phần của câu chuyện với độ dài
của văn bản mà trong đó các phần truyện được kể lại.
Chỉ cái khoảng cách giữa thời gian tự sự và thời gian câu chuyện, G.
Genette sử dụng thuật ngữ “phi đẳng thời” (anisochronie). Khoảng cách này

không đồng đều giữa các đoạn tình tiết của câu chuyện với nhau. Thời gian tự
sự có khi gia tốc, có khi giảm tốc so với thời gian của câu chuyện. Gia tốc ở
những chỗ tỉnh lược, lược thuật, giảm tốc ở những chỗ ngừng nghỉ, “đặc tả”,
miêu tả tỉ mỉ người và cảnh. Lại có những chỗ không gia giảm gì cả, thời gian
câu chuyện và thời gian trần thuật là bằng nhau, chẳng hạn như những đoạn
thuật lại đối thoại giữa các nhân vật với nhau.

×