Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra Học kỳ I lớp 11 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai_MÔN SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG Môn: Lịch sử Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút
( không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 4,0 điểm)
Trình bày nét chính diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Ảnh hưởng Cách
mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam?
Câu 2: (3.0 điểm)
Lí giải những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven và
tác dụng của chính sách đó đối với nước Mĩ ?
Câu 3: (3.0 điểm)
Hậu qủa của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với quan hệ quốc tế như thế
nào? Vì sao Việt Nam cũng chịu tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 – 1933 ?
………………………………… Hết……………………………………
Đề chính thức
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Lịch sử Lớp: 11
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề )
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

Câu 1 Trình bày nét chính diễn biến và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
(1917)? Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
4 điểm
*Diễn biến : (2,0 điểm)
-Sau cách mạng tháng Hai, cục diện chính trị hai chính quyền song song tồn tại ở Nga ( Các
Xô viết đại biểu và Chính phủ lâm thời ) . Hai chính quyền này không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Thông qua Đảng Bôn-sê-vích, Lê-nin đề ra bản Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và
đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng DCTS -> cách mạng XHCN nhằm lật


đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản .
- Đầu tháng 10-1917, Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền .
- Đêm 24-10 -1917, khởi nghĩa bắt đầu, các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm những vị trí
then chốt ở Thủ đô
- Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa đông -> toàn bộ Chính phủ tư sản lâm
thời bị bắt ( trừ Thủ tướng Kê-ren-ki) => Cách mạng XHCN tháng Mười thắng lợi.
- Ngày 3-1-1917, cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
* Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam: (2,0 điểm)
- Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất
nước và vận mệnh của mình… Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong
trào cách mạng thế giới. trong đó có Việt Nam.
- Cách mạng tháng Mười và sự phát triển của phong trào CMVS trên thế giới đã tác động
mạnh mẽ đến CMVN, đến sự lựa chọn con đường GPDT của Nguyễn Ái Quốc. Muốn giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường CMVS. Người đã tích cực
truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, mở đường giải quyết
khủng hoảng về đường lối GPDT Việt Nam…
0,25
0,25
0,25
0,5
0.5
0,25
1,0
1.0
Câu 2 Lí giải những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven và tác
dụng của chính sách đó đối với nước Mĩ ?
3.0
điểm

* Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven: (1,50 điểm)
- Để đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống các
chính sách , biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế- tài chính và chính trị- xã hội, được gọi chung
là Chính sách mới.
- Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hang, phục hưng công nghiệp, điều
chỉnh nông nghiệp, dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước…
* Tác dụng của Chính sách mới đối với nước Mĩ: (1,50 điểm)
- Về đối nội:
+ Giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch.( Nhà
nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc
làm , khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp -> làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ
DCTS.
- Về đối ngoại:
+ Đề ra chính sách láng giềng than thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và
thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11-1933).
+ Trung lập trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới -> sự hiếu chiến xâm
lược của chủ nghĩa phát xít…
0,75
0,75
0,75
0,75
Câu 3 Hậu qủa của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với quan hệ quốc tế như thế
nào? Vì sao Việt Nam cũng chịu tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 – 1933 ?
3.0
điểm
* Hậu quả: 2.0 đ
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 không chỉ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với
các nước tư bản mà còn đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước Đức, Italia, Nhật Bản ( là những nước không có hoặc

có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường) đã thiết lập chế độ độc
tài phát xít.
- Quan hệ quốc tế đã thay đổi dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: Mĩ, Anh,
0,5
0,5
1,0

×