Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng năm 2010 - 2011 - Hệ bổ túc môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.07 KB, 8 trang )

Câu 1: (8 điểm)
Ông Hu-san, nhà hiền triết người Hồi giáo đã quả quyết trước khi qua đời:
“Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò”.
(Theo Quà tặng dâng lên thầy cô – NXB Trẻ, 2008, trang 12)
Anh / chị hãy giải thích và bình luận câu nói trên.
Câu 2: (12 điểm)
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị (trong truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân), và nhân vật “em” qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
HẾT
Họ và tên thí sinh : …………………………………… Số báo danh:……………
Giám thị 1: ……………………………………………. Kí tên: …………………
Giám thị 2: ……………………………………………. Kí tên: …………………
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 BTTHPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18/02/2011
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ đến 0,25 (không làm tròn thành 0,5)


II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1
Ông Hu-san, nhà hiền triết người Hồi giáo đã quả quyết trước
khi qua đời : “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học
trò”. (Theo Quà tặng dâng lên thầy cô – NXB Trẻ, 2008, trang 12)
Anh / chị hãy giải thích và bình luận câu nói trên.
8,0
a) Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng
phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Giải thích câu nói của Hu-san:
+ “Làm một học trò” chỉ sự học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức, tinh
thần học hỏi,…
+ Ý nghĩa câu nói: điều cần thiết nhất trong cuộc sống là chúng ta
phải thường xuyên học tập, luôn có tinh thần học tập, cầu tiến. Câu nói
khẳng định tầm quan trọng của việc học, ý thức học hỏi không ngừng
của con người.
+ Biểu hiện cụ thể: học ở mọi lứa tuổi, trong mọi hoàn cảnh, học
bằng nhiều hình thức, học trên mọi phương diện, biết lắng nghe,…
0,75
2,0
- Chứng minh:
Những dẫn chứng minh họa phải phù hợp, thuyết phục và làm
sáng tỏ yêu cầu của đề bài.
2.0

- Bình luận: 2.5
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 BTTHPT
Ngày thi: 18/02/2011
+ Việc học tập luôn mang đến cho con người những điều mới mẻ,
những điều tốt đẹp để phục vụ cho cuộc sống.
+ Không có ý thức học tập, lười biếng, không thường xuyên học hỏi
sẽ dẫn đến các mặt hạn chế, bất cập (bị động trong cuộc sống, không
theo kịp bước tiến của thời đại; nhận thức sai lệch về cuộc sống sẽ dẫn
đến hành động sai trái).
+ Dẫn chứng minh họa.

- Bài học nhận thức và hành động: Việc học có tầm quan trọng trong
cuộc sống con người nên phải luôn học hỏi không ngừng; Câu nói bồi
dưỡng lòng ham học, ham hiểu biết, cầu tiến bộ, tinh thần khiêm tốn
học hỏi, ý thức tự học, tích cực tham gia xây dựng xã hội,…
0,75
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết đạt được cả yêu cầu kĩ
năng và kiến thức. Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn
được chấp nhận.
Câu 2

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị (trong
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), bà cụ Tứ (trong truyện
ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), và nhân vật “em” qua bài thơ Sóng

của Xuân Quỳnh.
12,0
a) Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề qua các tác
phẩm văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô
Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), và Sóng (Xuân Quỳnh), học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề song cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 1,25
- Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị trong truyện
ngắn Vợ chồng A Phủ, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt, nhân vật “em” qua bài
thơ Sóng. Thông qua các nhân vật trong các tác phẩm nêu trên, cần
làm sáng tỏ vấn đề Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở các phương
diện:
+ Vẻ đẹp hình dáng bên ngoài: nhân vật Mị – dẫn chứng, phân tích…
+ Vẻ đẹp tâm hồn: Nhân vật Mị – người con hiếu thảo, có sức sống
tiềm tàng và khát vọng sống mãnh liệt…; Bà cụ Tứ – người mẹ già,
nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân hậu, thương con trai và thông cảm
với con dâu, tạo niềm vui cho con để con có niềm tin vượt qua khóa
khăn, thử thách trong cuộc sống,…; Nhân vật “em” trong bài thơ Sóng
mang nét đẹp của người phụ nữ trong tình yêu: dịu dàng, đằm thắm,
nhớ người yêu da diết, cồn cào, đôi khi táo bạo, mãnh liệt, dám vượt
qua mọi trở ngại trong cuộc sống để giữ gìn hạnh phúc, rất chung thủy
trong tình yêu, mong ước tình yêu vĩnh hằng… (cần có dẫn chứng,
phân tích, bình luận,…)
9,5
- Đánh giá: Các nhân vật nữ trong các tác phẩm trên đã thể hiện vẻ 1,25

đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam….
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức.
HẾT
I. Câu 1: (8 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trên cơ sở ý nghĩa câu nói của Nguyễn Bá Học, thí sinh viết một bài nghị
luận xã hội thể hiện vốn sống của mình.
- Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn có hình
ảnh, giàu cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
* Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được
những yêu cầu chính sau:
2.1. Giải thích:
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mà con người phải luôn đối mặt
với muôn vàn khó khăn, gian khổ (ngăn sông cách núi)
- Để đạt được những ước mơ và khát vọng của mình con người phải vượt qua
nhiều thử thách, gian nan bằng sự kiên trì, ý chí, quyết tâm của mình (lòng người)
- Công việc, đường đời gian khó không phải vì những trắc trở, khó khăn mà vì
con nguời không đủ ý chí và nghị lực để vượt qua gian khó (lòng nguời ngại núi e
sông), vì:
+ Công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, không ai sống suôn sẻ
bằng phẳng suốt cuộc đời.
+ Nếu không có ý chí và nghị lực thì khó khăn tăng lên gấp bội vì lúc ấy sẽ
nảy sinh một khó khăn lớn nhất chính là bản thân mình không dám vượt qua.
+ Nếu có ý chí, nghị lực con nguời có thể đạp bằng chông gai vươn lên phía
trước.

2.2. Bình luận:

- Bài học rút ra cho bản thân: phải có ý chí và nghị lực trong công việc và cuộc
sống.
- Phải biết nỗ lực, rèn luyện phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở
ngại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp.
- Khẳng định bài học về cách sống, cách làm việc bằng nỗ lực và quyết tâm.

* Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ và thể hiện khác nhau về ý
nghĩa câu nói miễn là bài viết phải có đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgíc; giám
khảo căn cứ trên bài làm thực tế của học sinh để đánh giá cho điểm.
 Biểu điểm:
- Điểm 7 – 8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn lưu loát, giàu hình ảnh, cảm
xúc; nội dung phong phú, không mắc lỗi chính tả hoặc dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch
lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi
diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa mạch lạc.
- Điểm 0: Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc hầu như không làm được bài.
II. Câu 2: (12 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục rõ ràng, thuyết phục bằng các luận điểm; có khả năng khái quát,
tổng hợp vấn đề.
- Nêu được những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về 2 đoạn thơ để làm rõ vẻ
đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
- Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả,
ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:
* Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, biết vận dụng kiến thức

văn học để phân tích hai đoạn thơ và nêu cảm nhận của mình, song cần đáp ứng
được những yêu cầu sau:
2.1. Yêu cầu chung:
- Cảm nhận được nét chung trong cảm xúc thi ca và hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam trong hai đoạn thơ; cảm xúc trữ tình mang đậm sắc thái bi tráng
và sử thi anh hùng ca đã tạo ra hình ảnh đất nước kiêu hùng từ đau thương vùng
lên chiến đấu và chiến thắng.
- Trình bày vấn đề lôgíc, hệ thống.
- Biết vận dụng thao tác tư duy so sánh để soi sáng làm nổi bật vấn đề.
- Văn viết có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc, khúc chiết; chữ viết cẩn thận, rõ
ràng.
2.2. Yêu cầu cụ thể:
Bài làm học sinh có thể được cấu trúc đa dạng và linh hoạt trong trình bày,
diễn đạt. song về cơ bản cần trình bày được các ý sau:
- Giới thiệu vài nét về đề tài quê hương đất nước, con người Việt Nam
trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Khái quát về 2 đoạn thơ.
- Tập trung làm nổi bật về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam qua 2
đoạn thơ
+ Vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn và kiêu hùng của con người từ trong đau
thương, gian khổ đứng lên chiến đấu và vẻ đẹp ngời sáng của những con người
luôn mang tinh thần cách mạng tiến công, lí tưởng của thời đại.
+ Vẻ đẹp của niềm lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi
sáng của dân tộc.
 Biểu điểm:
- Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc;
khuyến khích các bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo.
- Điểm 9 – 10: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt,
văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc,

có thể vẫn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu
nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn
đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng.
- Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về hai đoạn thơ song lan
man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng.

Lưu ý:
- Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống
nhất chung về biểu điểm cụ thể.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của học sinh
và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự.
- Điểm tổng cộng toàn bài làm tròn đến 0.5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75
làm tròn thành 1.0 điểm)
… ……………HẾT………………

×